nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005 57
TS. NguyÔn V¨n TuyÕn *
rong thực tiễn pháp lí ở nước ta, việc
xác định một giao dịch pháp lí nói
chung và giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại nói riêng có hiệu lực hay
không luôn là vấn đề phức tạp và thường gây
nhiều tranh luận. Điều này có liên quan trực
tiếp đến lợi ích chung của xã hội cũng như
lợi ích riêng của các bên tham gia vào giao
dịch mà Nhà nước là người có sứ mệnh phải
bảo vệ. Vì lẽ đó, việc làm rõ vấn đề hiệu lực
của giao dịch pháp lí nói chung và giao dịch
thương mại của ngân hàng nói riêng, thiết
nghĩ cũng nên xem là việc làm hữu ích cả về
phương diện lí luận cũng như thực tiễn.
Bài viết này xin trao đổi một vài ý kiến
xung quanh vấn đề hiệu lực của giao dịch
thương mại của ngân hàng thương mại với tính
cách là loại hình giao dịch dân sự đặc thù phát
sinh trong đời sống pháp lí ở nước ta cũng như
ở nhiều nước khác trên thế giới.
1. Các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch thương mại của ngân hàng thương mại
Hiệu lực pháp lí của giao dịch nói chung
và giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại nói riêng, thực chất là sự thừa
nhận của Nhà nước về những hệ quả pháp lí
phát sinh bởi hành vi giao dịch của ngân hàng
thương mại đối với khách hàng. Việc thừa
nhận hiệu lực của một giao dịch pháp lí được
Nhà nước thực hiện bằng cách quy định các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch và các
nguyên tắc xác định hiệu lực của giao dịch
đó. Ở nước ta, các điều kiện này được quy
định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005 và
đương nhiên chúng được áp dụng chung cho
mọi giao dịch, trong đó có giao dịch thương
mại của ngân hàng thương mại.
Theo suy nghĩ của chúng tôi, để nhận
thức đúng về bản chất, nội dung của mỗi điều
kiện có hiệu lực và từ đó có cách thức áp
dụng chính xác các điều kiện này đối với giao
dịch thương mại của ngân hàng thương mại,
cần lưu ý đến những vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về điều kiện “người tham gia
giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Với
tính cách là một chủ thể nhân tạo trong đời
sống pháp luật, pháp nhân ngân hàng thương
mại cũng có năng lực hưởng quyền và năng
lực thực hiện các quyền (năng lực hành vi) giống
như mọi pháp nhân khác. Tuy pháp luật thực
định của nước ta không quy định rõ thế nào là
năng lực hành vi dân sự của ngân hàng thương
mại nhưng về lí thuyết có thể hiểu đó chính là
khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
ngân hàng thương mại thông qua người đại
diện hợp pháp của nó. Khả năng này (năng lực
hành vi dân sự của ngân hàng thương mại)
được xác định bởi hai yếu tố cơ bản sau:
- Tư cách pháp nhân của ngân hàng
thương mại.
Sở dĩ phải coi tư cách pháp nhân là yếu
T
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
58 T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005
tố đầu tiên hợp thành năng lực hành vi dân
sự của ngân hàng thương mại là bởi vì,
giống như bất kì pháp nhân nào, ngân hàng
thương mại chỉ có khả năng thực hiện được
các quyền, nghĩa vụ pháp lí của mình (nghĩa
là chỉ có năng lực hành vi) khi nó có đầy đủ
các điều kiện của một pháp nhân (được thành
lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có
tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó; nhân danh mình trong các quan hệ
pháp luật). Nói như vậy có nghĩa, chỉ khi nào
ngân hàng thương mại được Nhà nước công
nhận là một pháp nhân thì khi đó nó mới
được Nhà nước thừa nhận là có năng lực chủ
thể (bao gồm năng lực hưởng quyền và năng
lực thực hiện quyền - năng lực hành vi). Đối
với pháp nhân ngân hàng thương mại, tư
cách pháp nhân được xác định dựa trên hai
bằng chứng có ý nghĩa quyết định là giấy
phép thành lập - hoạt động ngân hàng và
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do các
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp.
Nếu thiếu một trong hai bằng chứng này, có
thể xem như ngân hàng thương mại chưa có
năng lực hành vi dân sự theo đúng nghĩa.
- Năng lực và thẩm quyền đại diện của người
đại diện hợp pháp cho ngân hàng thương mại.
Sở dĩ phải coi năng lực và thẩm quyền
đại diện của người đại diện hợp pháp cho
ngân hàng thương mại là yếu tố hợp thành
năng lực hành vi dân sự của ngân hàng
thương mại là bởi vì, về nguyên tắc ngân
hàng thương mại chỉ có thể thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của nó thông qua các thể
nhân có tư cách là người đại diện hợp pháp
cho nó. Từ quan niệm này, có thể khẳng định
nếu thể nhân là người đại diện hợp pháp cho
ngân hàng thương mại không có năng lực
tiếp nhận quyền và thực hiện các quyền đó
thay cho và nhân danh ngân hàng thương
mại thì coi như ngân hàng thương mại đã
không có khả năng thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật
với chủ thể khác (nghĩa là không có năng lực
hành vi). Mặt khác, cũng có thể xem như
giao dịch thương mại của ngân hàng đã vi
phạm điều kiện này khi có bằng chứng
chứng minh rằng người xưng danh đại diện
của ngân hàng thương mại không có thẩm
quyền đại diện ngân hàng để xác lập và thực
hiện giao dịch với khách hàng.
Thứ hai, về điều kiện “mục đích và nội
dung của giao dịch không trái pháp luật và
đạo đức xã hội”. Đây là điều kiện được pháp
luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi công,
xét trong mối quan hệ tương hỗ với quyền
lợi tư của các bên giao dịch. Đối với các giao
dịch thương mại của ngân hàng thương mại,
mục đích và nội dung giao dịch không chỉ
phản ánh lợi ích của các bên mà còn bị chi
phối bởi chính các lợi ích đó. Mục đích của
giao dịch thương mại giữa ngân hàng và
khách hàng sẽ bị coi là trái pháp luật và đạo
đức xã hội khi giao dịch đó được các bên xác
lập nhằm vi phạm các quy tắc pháp lí đã
được Nhà nước xây dựng để bảo vệ quyền
lợi chung hoặc nhằm xâm hại các giá trị đạo
đức đã được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Ví dụ, nếu ngân hàng và khách hàng giao kết
hợp đồng tài khoản tiền gửi là để giúp cho
khách hàng thực hiện hành vi “rửa tiền” đối
với nguồn thu nhập do phạm pháp mà có thì
giao dịch này được xem là có mục đích trái
pháp luật. Còn nội dung của giao dịch
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005 59
thương mại ngân hàng sẽ bị coi là trái pháp
luật và đạo đức xã hội khi các điều khoản
được cam kết bởi ngân hàng và khách hàng
đã vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc
vi phạm các chuẩn mực đạo đức đã được
Nhà nước thừa nhận. Ví dụ, Ngân hàng A kí
kết hợp đồng tín dụng để cho vay đối với
khách hàng là con đẻ của Tổng giám đốc
ngân hàng A. Giao dịch này có nội dung vi
phạm điểm c khoản 1 Điều 77 Luật các tổ
chức tín dụng nên về nguyên tắc giao dịch sẽ
đương nhiên vô hiệu ngay từ khi xác lập.
Thứ ba, về điều kiện “người tham gia
giao dịch hoàn toàn tự nguyện”. Điều kiện
này liên quan mật thiết với điều kiện về năng
lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia giao
dịch. Chỉ khi nào xác định rõ chủ thể giao
dịch có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì
việc xác định tính tự nguyện và tự do ý chí
của chủ thể đó mới chính xác và khoa học.
Đối với chủ thể giao dịch là pháp nhân ngân
hàng thương mại, việc xác định tính tự
nguyện và tự do ý chí có phần khác biệt và
phức tạp hơn so với chủ thể giao dịch là thể
nhân. Điều này thể hiện ở chỗ, ý chí của
pháp nhân ngân hàng thương mại thực chất
là ý chí tập thể của các thành viên pháp nhân
và ý chí này thường được thể hiện thông qua
các quyết định của tập thể thành viên pháp
nhân hoặc thể hiện thông qua hành vi của
những người đại diện hợp pháp cho pháp
nhân ngân hàng thương mại.
Có thể lưu ý đến hai tiêu chí cơ bản để
xác định mức độ tự nguyện của ngân hàng
thương mại khi xác lập giao dịch với khách
hàng, đó là:
- Mục đích và nội dung của giao dịch
phải phù hợp với mục đích và chức năng
hoạt động của ngân hàng thương mại như đã
được ghi trong điều lệ của ngân hàng.
Cơ sở khoa học của việc đưa ra tiêu chí
này là, xét về bản chất, ngân hàng thương
mại được thành lập ra chính là nhằm thực
hiện các mục đích và chức năng hoạt động
như đã được ghi trong điều lệ của ngân hàng.
Vì vậy, nếu những giao dịch do ngân hàng
đó xác lập có mục đích và nội dung phù hợp
với mục đích, tôn chỉ, chức năng hoạt động
của ngân hàng thì mặc nhiên có thể coi đây
là một trong những điều kiện cần có để
khẳng định giao dịch đó được xác lập theo ý
chí đích thực của ngân hàng.
- Hành vi xử sự của người đại diện cho
ngân hàng thương mại khi xác lập giao dịch phải
phù hợp với phạm vi thẩm quyền đại diện.
Sở dĩ phải dựa vào tiêu chí này là bởi vì,
ý chí thực sự của ngân hàng thương mại về
việc xác lập và thực hiện một giao dịch cụ thể
thường được thể hiện tập trung và rõ nét nhất
ở các văn bản xác định phạm vi thẩm quyền
đại diện cho những người đại diện hợp pháp
của ngân hàng thương mại. Do vậy, nếu
người đại diện hợp pháp của ngân hàng
thương mại hành xử hoàn toàn phù hợp với
phạm vi thẩm quyền đại diện thì có thể xem
như giao dịch đó được xác lập, thực hiện phù
hợp với ý chí thực của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong thực tiễn
giao dịch, có những trường hợp mặc dù
người đại diện hợp pháp của ngân hàng
thương mại hành xử không phù hợp với
phạm vi thẩm quyền đại diện nhưng sau đó
chính ngân hàng thương mại lại chấp nhận
ràng buộc với giao dịch do người này xác
nghiên cứu - trao đổi
60 Tạp chí luật học số 6/2005
lp, bng cỏch hon thin cỏc th tc u
quyn theo quy nh ca phỏp lut thỡ v
nguyờn tc, ngõn hng thng mi vn c
xem l hon ton t nguyn tham gia giao
dch v do ú giao dch vn cú hiu lc rng
buc i vi ngõn hng thng mi.
Th t, v iu kin hỡnh thc ca giao
dch. Theo B lut dõn s hin hnh (1995),
hỡnh thc ca giao dch dõn s phi phự hp
vi quy nh ca phỏp lut thỡ giao dch mi
cú hiu lc. Trong khi ú, B lut dõn s nm
2005 li quy nh rng hỡnh thc giao dch
dõn s l iu kin cú hiu lc ca giao dch
trong trng hp phỏp lut cú quy nh. Rừ
rng, quy nh mi ny ca B lut dõn s
nm 2005 nhm hng ti mc tiờu ni lng
cỏc iu kin cú hiu lc ca giao dch dõn s
trong thi i kinh t th trng, nht l iu
kin v hỡnh thc ca giao dch.
(1)
i vi cỏc
giao dch dõn s mang tớnh c thự nh giao
dch thng mi ca ngõn hng thng mi,
vn hỡnh thc ca giao dch cú ý ngha
c bit quan trng, bi l loi giao dch ny
cn c phỏp lut quy nh cht ch v mt
hỡnh thc nhm ngn nga cỏc ri ro phỏp lớ
cho cỏc bờn trong quỏ trỡnh xỏc lp v thc
hin giao dch.
Xut phỏt t yờu cu ny ca thc tin
giao dch ngõn hng, phỏp lut ũi hi hu
ht cỏc giao dch loi ny phi c xỏc lp
di hỡnh thc vn bn. Theo tp quỏn giao
dch ngõn hng, khỏi nim vn bn giao
dch trong lnh vc hot ng ngõn hng
thng c hiu theo ngha rng, bao gm
cỏc vn bn, ti liu giao dch vit trờn giy
v vn bn, ti liu giao dch th hin trờn
cỏc phng tin in t nh fax, e-mail, in
tớn hay cỏc thụng ip in t khỏc Quan
im ny cng ó c tha nhn trong
khon 1 iu 124 B lut dõn s nm 2005.
Vic Nh nc chp nhn rng rói cỏc hỡnh
thc giao dch thng mi ca ngõn hng
(nht l giao dch thng mi ca ngõn hng
di hỡnh thc in t) s to iu kin thỳc
y cỏc giao dch thng mi ngõn hng
phỏt trin. n lt mỡnh, s phỏt trin mnh
m ca cỏc giao dch thng mi ngõn hng
s l tin thun li cho vic y nhanh tc
cụng nghip hoỏ v hin i hoỏ t nc
ng thi y nhanh tin trỡnh hi nhp kinh
t quc t trong lnh vc ngõn hng ca Vit
Nam trong giai on hin nay.
2. S vụ hiu ca giao dch thng mi
ca ngõn hng thng mi v cỏc nguyờn
tc x lớ hu qu vụ hiu
Trờn nguyờn tc, khi mt giao dch
thng mi ca ngõn hng thng mi
khụng tho món mt trong s cỏc iu kin
cú hiu lc do phỏp lut quy nh thỡ giao
dch ú b coi l vụ hiu v s vụ hiu ny,
v lớ thuyt cú th c nhỡn nhn l trng
thỏi tuyt i (ng nhiờn vụ hiu) hoc
tng i (cú th vụ hiu).
Trong khoa hc phỏp lớ, vic xỏc nh
trng thỏi vụ hiu (tuyt i hoc tng i)
ca cỏc giao dch phỏp lớ núi chung v giao
dch thng mi ca ngõn hng núi riờng
thng da vo nguyờn tc c bn l: Nu
giao dch c xỏc lp nhng vi phm
nhng quy tc phỏp lớ cú mc ớch bo v li
ớch cụng hay trt t cụng thỡ hu qu kộo
theo l giao dch ú ng nhiờn vụ hiu
ngay t khi xỏc lp (vụ hiu tuyt i) v bt
kỡ ai quan tõm n li ớch chung u cú th
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005 61
yêu cầu toà án tuyên bố vô hiệu. Ngược lại,
nếu giao dịch được xác lập nhưng chỉ vi
phạm các quy tắc pháp lí có mục đích bảo vệ
lợi ích tư hay quyền lợi tư của các bên tham
gia vào giao dịch thì hậu quả kéo theo là
giao dịch đó có thể bị coi là vô hiệu (vô hiệu
tương đối) và chỉ những người có quyền lợi
bị xâm hại (bao gồm các bên của giao dịch
hoặc người thứ ba không tham gia vào giao
dịch nhưng có quyền lợi liên quan) mới có
quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi
người ta nói một giao dịch bị vô hiệu tương
đối hay tuyệt đối, điều đó không có nghĩa
rằng giao dịch đó bất hợp pháp nhiều hay ít
mà chỉ có nghĩa là xác định quyền lợi tương
tranh giữa trật tự cộng và lợi ích tư, tuỳ theo
bản chất của quy tắc pháp lí mà sự vi phạm
quy tắc đó đã khiến cho giao dịch vô hiệu.
(2)
Trong pháp luật thực định của nước ta,
tuy các nhà làm luật không quy định rõ thế
nào là giao dịch vô hiệu tương đối và giao
dịch vô hiệu tuyệt đối nhưng Bộ luật dân sự
năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 đã thể
hiện rõ quan điểm bảo vệ một cách khách
quan, công bằng quyền lợi chung của cộng
đồng xã hội cũng như quyền lợi riêng của các
bên tham gia vào giao dịch. Thực tế cho thấy
việc phân biệt giữa giao dịch vô hiệu tuyệt
đối và giao dịch vô hiệu tương đối đã từng
có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đặc biệt
là trong việc xác định hiệu lực của các giao
dịch pháp lí trong điều kiện nền kinh tế thị
trường với yêu cầu tôn trọng tối đa quyền tự
định đoạt của các bên tham gia vào giao dịch.
Vậy, khi giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại bị vô hiệu (tương đối hay
tuyệt đối) thì nguyên tắc xử lí hậu quả vô
hiệu đối với các giao dịch đó là như thế nào?
Nhằm bảo vệ sự ổn định, tính an toàn
của các giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, Nhà nước có những quy định khác
nhau về cơ chế giải quyết hậu quả vô hiệu
đối với các giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại. Sự khác nhau này khởi
phát từ nguyên tắc chung là cần tôn trọng
quyền tự định đoạt của các bên tham gia vào
giao dịch và Nhà nước chỉ xem xét để tuyên
bố giao dịch vô hiệu khi các bên có yêu cầu
hoặc khi giao dịch được xác lập nhưng vi
phạm các quy tắc pháp lí nhằm bảo vệ lợi
ích chung và trật tự công. Để việc giải quyết
hậu quả vô hiệu của giao dịch thương mại
của ngân hàng thương mại được khách quan,
chính xác và đảm bảo tính khoa học, có lẽ
cần xuất phát từ quan điểm phân biệt giữa
giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch vô
hiệu tương đối làm tiền đề. Cụ thể là:
Thứ nhất, nếu giao dịch thương mại của
ngân hàng thương mại được xác lập nhưng
vi phạm các quy tắc pháp lí nhằm bảo vệ lợi
ích công (bao gồm: Giao dịch có nội dung và
mục đích trái pháp luật hay trái đạo đức xã
hội; giao dịch được xác lập nhằm che giấu
một giao dịch khác hoặc được xác lập không
nhằm mục đích tạo ra các quyền, nghĩa vụ
cho các bên…) thì về phương diện lí thuyết,
có thể coi là trường hợp vô hiệu tuyệt đối.
Để xử lí thoả đáng và hợp lí đối với trường
hợp này, chúng tôi bày tỏ sự đồng tình với
quan điểm khoa học của một số tác giả
(3)
cho
rằng cần quán triệt các quan điểm có tính
nguyên tắc như sau:
nghiªn cøu - trao ®æi
62 T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005
- Giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại bị vô hiệu tuyệt đối sẽ không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
ngay từ thời điểm xác lập giao dịch. Các bên
không thể có lựa chọn nào khác ngoài việc
phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như
trước khi xác lập giao dịch.
- Bất kì ai là người quan tâm (thường là
những chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan) đến giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại đều có thể yêu cầu toà án
tuyên bố giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại bị vô hiệu.
- Thời hạn để yêu cầu toà án tuyên bố
giao dịch thương mại của ngân hàng thương
mại vô hiệu là không bị hạn chế.
- Phán quyết của toà án chỉ là sự xác
nhận một tình trạng pháp lí đã tồn tại trước
đó của quan hệ giao dịch - đó là tình trạng
giao dịch không có hiệu lực pháp lí.
Thứ hai, những giao dịch thương mại của
ngân hàng thương mại được xác lập nhưng vi
phạm các quy tắc pháp lí nhằm bảo vệ lợi ích
riêng của các bên (bao gồm: Giao dịch được
xác lập do người không có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi; giao dịch được xác lập
không có sự tự nguyện của người tham gia
giao dịch hoặc giao dịch không tuân thủ hình
thức do pháp luật quy định) thì về phương
diện lí thuyết, có thể xem là giao dịch vô hiệu
tương đối. Thiết nghĩ, giải pháp hợp lí cho
trường hợp này là Nhà nước phải tôn trọng
quyền tự định đoạt của các bên tham gia vào
giao dịch mà quán triệt các quan điểm xử lí
mang tính nguyên tắc như sau:
- Giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại bị vô hiệu tương đối là giao dịch
ở trong tình trạng bấp bênh về hiệu lực pháp
lí trong thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu.
(4)
Điều này có nghĩa sự vô
hiệu của giao dịch là không chắc chắn và các
bên có hai khả năng lựa chọn: a) Tìm cách
khắc phục các nguyên nhân làm cho giao dịch
vô hiệu - gọi là hoàn thiện giao dịch (ví dụ,
sửa chữa các sai sót về thủ tục công chứng,
thủ tục uỷ quyền, phục hồi lợi ích cho bên đối
tác bị thiệt hại, thay đổi nội dung giao dịch
cho phù hợp với ý chí của cả hai bên…) để
làm cho giao dịch hoàn toàn có hiệu lực; hoặc
b) Yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp các bên lựa chọn giải pháp
hoàn thiện giao dịch thì mặc nhiên coi như
đồng nghĩa với việc họ từ bỏ quyền yêu cầu
toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
- Chủ thể có quyền yêu cầu toà án tuyên
bố giao dịch vô hiệu chính là ngân hàng
thương mại và khách hàng của họ. Tuy nhiên,
để tránh nguy cơ khách hàng cố ý “trục lợi”
đối với ngân hàng bằng thủ đoạn yêu cầu toà
án tuyên bố giao dịch ngân hàng vô hiệu
trong khi chính khách hàng có lỗi thì cần
chấp nhận nguyên tắc: Chỉ bên tham gia vào
giao dịch có quyền lợi bị xâm hại hoặc người
thứ ba có liên quan đến quyền lợi bị xâm hại
mới có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao
dịch thương mại ngân hàng vô hiệu; còn bên
có lỗi trong việc làm cho giao dịch có nguy
cơ vô hiệu thì không có quyền này.
(5)
- Thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao
dịch vô hiệu là hạn chế. Theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 1995, thời hạn này là 1
năm, còn Bộ luật dân sự năm 2005 lại quy
định thời hạn này là 2 năm kể từ ngày giao
dịch được xác lập.
(6)
Nếu quá thời hạn này mà
người có quyền yêu cầu đã không yêu cầu toà
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005 63
án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao dịch sẽ
không thể bị huỷ bỏ sau đó nhưng không vì
thế mà giao dịch đương nhiên được coi là có
hiệu lực trở lại, trừ trường hợp các bên đã tiến
hành khôi phục lại những điều kiện cần và đủ
để cho nó có hiệu lực.
- Phán quyết của toà án tuyên bố giao
dịch vô hiệu là sự kiện pháp lí làm chấm dứt
hoàn toàn tình trạng bấp bênh về hiệu lực
pháp lí của giao dịch, theo đó giao dịch
chính thức bị huỷ bỏ và không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ
thời điểm giao dịch được xác lập.
Thiết nghĩ, các quan điểm mang tính
nguyên tắc trên đây hoàn toàn có thể áp dụng
chung cho việc xử lí hậu quả vô hiệu của các
loại hình giao dịch pháp lí trong đời sống xã
hội hiện đại, trong đó có giao dịch thương
mại của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên,
thực tiễn xử lí hậu quả vô hiệu của các giao
dịch thương mại của ngân hàng thương mại
trong thời gian qua ở nước ta cho thấy khi áp
dụng các nguyên tắc này để xử lí giao dịch
thương mại của ngân hàng bị vô hiệu, cần
lưu ý tới một số nét đặc thù sau đây:
Một là, việc toà án tuyên bố vô hiệu đối
với các giao dịch thương mại của ngân hàng
có thể gây ra các hậu quả bất lợi cho phía
ngân hàng cũng như bất lợi cho cả khách
hàng của họ. Sự bất lợi này thể hiện ở chỗ,
khi giao dịch thương mại của ngân hàng bị
tuyên bố vô hiệu, không những các bên bắt
buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu
như trước khi xác lập giao dịch mà về phía
ngân hàng, họ không thể đòi khách hàng phải
trả lãi cho mình (trong thực tế, có nhiều
trường hợp khoản tiền lãi là rất đáng kể). Còn
về phía khách hàng, họ cũng không được
quyền tiếp tục sử dụng nguồn vốn tín dụng
của ngân hàng để hoàn thành kế hoạch kinh
doanh hay dự án đầu tư đang thực hiện dở
dang và do đó bắt buộc họ phải đi tìm nguồn
tài trợ khác mà đôi khi việc làm này không hề
dễ dàng và đơn giản. Ngoài ra, việc tuyên bố
vô hiệu đối với các giao dịch thương mại của
ngân hàng còn gây hậu quả tổn hại về uy tín
của ngân hàng và khách hàng trong kinh
doanh. Đặc biệt, hậu quả lớn hơn là sự vô
hiệu của các giao dịch thương mại ngân hàng
đồng nghĩa với việc làm “đóng băng” sự luân
chuyển của các dòng vốn tiền tệ trong nền
kinh tế. Điều này sẽ bất lợi cho việc phát triển
nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện
nay ở nước ta. Xuất phát từ tính chất đặc thù
như vậy về hậu quả của việc tuyên bố giao
dịch thương mại ngân hàng vô hiệu, nên
chăng các cơ quan có thẩm quyền tuyên bố
giao dịch vô hiệu cần đặc biệt lưu ý nguyên
tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên
giao dịch để từ đó có giải pháp can thiệp hợp
lí vào việc xác định hiệu lực của các giao dịch
thương mại của ngân hàng. Các giải pháp này
có thể là: a) Nếu giao dịch thương mại của
ngân hàng được xác lập mà vi phạm các điều
kiện có hiệu lực như: Mục đích, nội dung của
giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội
hoặc hình thức của giao dịch không phù hợp
pháp luật thì toà án có thể vì mục tiêu bảo vệ
lợi ích chung mà tuyên bố vô hiệu ngay đối
với giao dịch đó chứ không cần phải xác định
xem ý chí của các bên giao dịch có mong
muốn và yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu hay không; b) Nếu giao dịch thương mại
của ngân hàng thương mại được xác lập mà
nghiªn cøu - trao ®æi
64 T¹p chÝ luËt häc sè 6/2005
vi phạm các điều kiện có hiệu lực như chủ thể
giao dịch không có năng lực hành vi hoặc
người tham gia giao dịch không hoàn toàn tự
nguyện thì toà án chỉ có thể xem xét để tuyên
bố vô hiệu đối với giao dịch đó khi có yêu
cầu của bên giao dịch có quyền lợi bị xâm hại
hoặc người thứ ba có quyền lợi bị xâm hại.
Hai là, đối với các giao dịch thương mại
của ngân hàng, nguy cơ lừa đảo và trục lợi
bất chính từ việc thiết lập và thực hiện giao
dịch là rất lớn. Do vậy, việc toà án tuyên bố
vô hiệu đối với các giao dịch thương mại của
ngân hàng có thể “vô tình” tạo điều kiện cho
bên có ý định trục lợi hay lừa đảo, thực hiện
được ý định đó một cách dễ dàng và thuận
lợi. Ví dụ, A có ý định trục lợi đối với ngân
hàng, đã tìm cách tạo ra chứng cứ về việc vi
phạm các điều kiện có hiệu lực trong quá
trình giao kết hợp đồng tín dụng, chẳng hạn
như việc cố tình giả mạo chữ kí của những
người đồng sở hữu chủ tài sản bảo đảm tiền
vay; cố ý không thực hiện việc công chứng
hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc không thực
hiện thủ tục uỷ quyền theo luật định… Sau
khi đã được ngân hàng giải ngân, A dùng
những chứng cứ này làm căn cứ yêu cầu toà
án tuyên bố hợp đồng tín dụng vô hiệu nhằm
mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng
trong thời hạn nhất định để sử dụng cho
công việc riêng của mình và tránh không
phải trả lãi tiền vay cho ngân hàng. Từ ví dụ
này, có thể nhận định rằng nếu toà án tuyên
bố hợp đồng tín dụng vô hiệu thì người vay
đã “đắc lợi” một cách vô căn cứ, còn bên
cho vay là ngân hàng thì phải gánh chịu thiệt
hại do bị khách hàng vay chiếm dụng vốn và
không trả lãi tiền vay cho khoảng thời gian
sử dụng vốn của ngân hàng. Có lẽ, giải pháp
xử lí thích hợp cho tình huống này là: Khi có
bằng chứng chứng minh một bên tham gia
giao dịch có lỗi trong việc gây ra hậu quả vô
hiệu cho giao dịch thì toà án phải “truất
quyền” yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu
đối với chủ thể đó nhằm bảo vệ quyền lợi
hợp pháp cho bên tham gia giao dịch hoặc
người thứ ba có quyền lợi bị xâm hại. Giải
pháp này cần phải được xem là một trong
những nguyên tắc cơ bản định hướng cho
việc xử lí hậu quả vô hiệu đối với giao dịch
nói chung và giao dịch thương mại của ngân
hàng thương mại nói riêng trong điều kiện
nền kinh tế thị trường ở nước ta./.
(1).Xem: Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005.
(2).Xem: Nguyễn Mạnh Bách, “Pháp luật về hợp
đồng”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 75.
(3).Xem: - PTS. Trần Đình Hảo, “Giao dịch dân sự
và nghĩa vụ dân sự”, Báo cáo chuyên đề của đề tài:
“Những vấn đề lí luận cơ bản về Bộ luật dân sự Việt
Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu nhà
nước và pháp luật, Hà Nội 1997, tr. 87.
- Trần Hữu Huỳnh, “Một vài vấn đề về hợp
đồng vô hiệu trong pháp luật Việt Nam”, tài liệu Hội
thảo về việc xử lí hợp đồng vô hiệu, Báo diễn đàn
doanh nghiệp - câu lạc bộ luật gia Việt Đức, 2003.
(4). Quan điểm này đã được một số nhà khoa học đề
cập trong các công trình nghiên cứu của mình. Xem:
PTS. Trần Đình Hảo,“Giao dịch dân sự và nghĩa vụ
dân sự”, Báo cáo chuyên đề của đề tài: “Những vấn
đề lí luận cơ bản về Bộ luật dân sự Việt Nam”, Đề tài
khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp
luật, Hà Nội 1997, tr. 89.
(5).Xem: Corinne Renault-Brahinsky, “Đại cương về
pháp luật hợp đồng”, Nhà pháp luật Việt - Pháp, Hà
Nội 2002, tr. 67.
(6). Về vấn đề này, Bộ luật dân sự Pháp quy định
thời hạn yêu cầu tuyên huỷ một giao dịch pháp lí vô
hiệu tương đối là 5 năm; còn Bộ luật dân sự và
thương mại Thái Lan lại quy định thời hạn này là 1
năm kể từ ngày có sự phê chuẩn hoặc 10 năm kể từ
ngày hành vi pháp lí (giao dịch) được thực hiện.