Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CHI TIẾT NHỎ làm nên NHÀ văn lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.26 KB, 6 trang )

Văn học là đứa con tinh thần của nhà văn nhà thơ được cấu thành từ nhiều yếu tố. Đó
là sự chắt lọc về mặt ngôn ngữ, việc xây dựng hình ảnh đầy dụng tâm của nhà văn,
nhà thơ. Một tác phẩm dài ngắn không quan trọng, mà hơn cả đó chính là sự neo đậu
trong lịng người. Đơi khi chỉ cần một chi tiết nhỏ nhưng lại để lại dấu ấn muôn đời, tạo
thành nét riêng độc đáo của tác giả. Đó là lý do vì sao nhà văn lớn người Nga Maksim
Gorky đã khẳng định “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Văn học trong khái niệm thuộc về nghệ thuật chính là dạng văn bản hoặc bất kỳ một tác
phẩm nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ. Văn học cịn được hiểu là hình
thái ý thức của xã hội, văn học cịn là một bộ môn nghệ thuật nhưng khác biệt lại ở
chính nhờ đặc trưng trong chất liệu sáng tác văn học.
Theo định nghĩa thì tác phẩm văn học chính là một bức tranh đầy sinh động về đời
sống của con người. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng là một sáng tác cụ thể với
ngơn ngữ hồn chỉnh. Qua một tác phẩm văn học bất kỳ, tác giả bao giờ cũng gửi gắm
thái độ, tư tưởng, tình cảm và quan điểm của chính mình trước nhân tình thế thái.

Làm nên thành công của một tác phẩm tự sự cần phải kể đến nhiều yếu tố trong đó
khơng thể khơng kể đến chi tiết nghệ thuật. Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ
nhất, quan trọng nhất để tạo nên một tác phẩm. Chi tiết vốn cụ thể, sống động vì
thế khi tạo được một chi tiết độc đáo thì chi tiết đó sẽ có khả năng gợi mở, tạo
nhiều ý nghĩa, nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc. Bởi thế mới có ý kiến cho
rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị
địi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. Nghệ
thuật là một lĩnh vực đặc thù vì thế tầm vóc của người nghệ sĩ có thể được làm nên
từ những yếu tố nhỏ nhất ấy. Những nhà văn lớn thường có khả năng sáng tạo
được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩ
Về vai trò và chức năng của chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm, nhà văn lớn
người Nga M.Gorki đã cho rằng “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Trước khi bàn
luận về tính xác đáng của nhận định ta phải tìm hiểu nội dung của nhân định ấy.
Chi tiết là gì? Theo định nghĩa, chi tiết chính là một trong yếu tố cấu thành nên cốt
truyện, diễn biến sự việc. Chi tiết đó có thể chỉ là một sự kiện nhỏ, một ánh mắt,


một câu nói hay một sự thay đổi của cảnh vật. Trong nhận định đã sử dụng hai hình
ảnh có phần đối lập nhau “chi tiết nhỏ” – “nhà văn lớn” để nhằm nhấn mạnh vai trò
quan trọng của chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật không chỉ làm nên sự thành
công của cốt truyện, của tác phẩm mà cịn góp phần nâng tầm giá trị của nhà văn.
Trong tác phẩm có nhiều chi tiết nhưng không phải chi tiết nào cũng làm nên thành
cơng lớn của tác giả. Mà đó phải là những chi tiết chứa đựng giá trị nghệ thuật sâu
sắc cũng như giá trị nhân sinh mà tác giả muốn truyền tải qua tác phẩm. Chi tiết ấy


vừa là sự cô đọng của nghệ thuật và nội dung, lại vừa làm nên sự độc đáo không
trùng lặp với bất kỳ tác phẩm của tác giả nào khác.
Chi tiết chính là một lát cắt của đời sống được nhà thơ chắt lọc qua lăng kính chủ
quan của mình và thổi hồn cũng như cảm xúc vào đó. Vì vậy, chi tiết vừa thể hiện
được tài năng của tác giả vừa thể hiện được góc nhìn, quan điểm của tác giả về vấn
đề nào đó được nói đến. Ngồi ra, chi tiết ấy cịn phải đóng vai trị quan trọng
trong việc phát triển cốt truyện, tạo ra bước ngoặt để nhân vật bày tỏ thái độ, tình
cảm. Đó cũng là cách để nhân vật bộc lộ nhân cách của mình.
Nói “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” là vì chi tiết ấy thể hiện tài năng của nhà
thơ, nhà văn. Và điều quan trọng là phải gắn với một tầm vóc tư tưởng của nhà thơ,
nhà văn. Vì vậy đây là một nhận định hồn tồn chính xác. Tác phẩm văn học chỉ
gói gọn vài khoảnh khắc cơ đọng của cuộc sống nên chính chi tiết đã góp phần dồn
nén cái tình cái cảnh mà nhà văn muốn nói. Đó là chất nhựa của cuộc sống căng
tràn hịa quyện cùng tình cảm của người nghệ sĩ để tạo nên. Và đó cũng là cái ghi
dấu trong lịng người đọc. Khi nhắc về tác giả, về tác phẩm người đọc sẽ không
nhớ đến tác giả ấy đã sáng tác nên những tuyệt phẩm nào gây được nao tiếng vang
mà điều duy nhất người đọc nhớ đến đó là chi tiết. Cái chi tiết ấy chứa đầy tình
cảm lắng đọng những suy tư.
6 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Vợ chồng A Phủ
1. Căn buồng Mị nằm
- Căn buồng ấy kín mít, có ơ vng bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến

người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Đó là
một khơng gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời
Tây Bắc.
- Chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị
sống câm lặng như đá núi "khơng nói”, lầm lụi,chậm chạp trợ lì như "con rùa”
quẩn quanh nơi có cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là "con trâu Con ngựa” Nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ cực vì lao động vất vả thì hình ảnh "con
rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý
niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là
nắng. Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âm thanh, khơng có cả ngắn dài thời
gian, không chia biệt đêm ngày.
- Căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm
khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị
- Nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê
liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ.
2. Dòng nước mắt A Phủ


- Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thổng lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét
suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao
năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở dậy
thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy,
trong nỗi bất lực, bế tắc và hồn tồn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị
nhìn sang và bắt gặp dịng nước mắt của A Phủ.
- Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng... trong hoàn cảnh cùng
đường của A Phủ
- Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị
- Thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành
động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển
của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện.
- Góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

- Thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tơ Hồi
Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật A Phủ
3. Nắm lá ngón
- Xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị - người con gái
miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.
- Mị - một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ - ngay trong đêm tình hội xuân
nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cơ bị trói gơ như súc nơ, bắt về nhà
thống lí Pá Tra "cúng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cơ,
thực sự lúc đó cơ khơng biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố cơ tun bố
đã cúng trình ma, thơi thì cơ đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự
do, một cái rơi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu
của địa ngục - nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi
mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mị sống không bằng
chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi "có áp bức có đấu tranh”.
Cơ tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. "Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một
lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho
những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ khơng phải lối thốt cho người
muốn sang trang mới
- “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và
hữu hiệu nhất để thoát khỏi cuộc sống nơ lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Tiếc rằng
đây là lối thoát để chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ khơng phải lối thốt để bước
sang trang mới của cuộc đời Mị. Bởi vậy, chi tiết “lá ngón” gián tiếp cho thấy sự


độc ác của giai cấp thống trị cũng như nỗi thống khổ của người dân lao động miền
núi.
Quỳ lạy cha xong, nghe cha nói, Mị “bưng mặt khóc… ném nắm lá ngón xuống
đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng”. Tự tìm đến lá ngón – độc dược của
rừng xanh – đã là sự can đảm của Mị. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ
lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà

sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái
trẻ.
- Lá ngón xuất hiện lần 2 khi tác giả nhận xét về cuộc sống của Mị trong nhà thống
lí Pá Tra sau khi cơ cam chịu làm con dâu gạt nợ nhà giàu:
“Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng khơng cịn
tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”
Lá ngón – cái chết giờ đây đã phai mờ trong tâm hồn Mị. Nếu như trước kia Mị
tìm đến lá ngón để phản kháng lại thực tại sống thì nay Mị bng xi, cam chịu,
khơng cịn ý thức đấu tranh. Đây là điều đáng lo ngại cho đời sống tinh thần của
Mị cũng chính là tội ác của giai cấp thống trị. Chúng dùng cường quyền, thần
quyền cột chặt người lao động vào kiếp đời nô lệ, áp chế họ về tinh thần.
- Lần thứ 3: lá ngón xuất hiện trong ý thức của Mị vào đêm tình mùa xuân
Những đêm tình mùa xuân đã đến. Thiên nhiên rạo rực, tiếng sáo “thiết tha bổi
hổi” cộng thêm những bát rượu ấm, cay, nồng giúp Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ,
từ vô thức dần lấy lại ý thức. Mị nhớ về quá khứ ngọt ngào, tự do, hạnh phúc “Mị
uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê,
ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị đau đớn nhận ra thực tại: hơn nhân khơng có
tình u “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi tết… A Sử với Mị khơng có lịng
với nhau mà vẫn phải ở với nhau” . Sự đối lập nghiệt ngã giữa quá khứ và hiện tại,
giữa cuộc sống tự do và nô lệ thơi thúc Mị hướng đến sự giải thốt. Làm thế nào để
giải thốt?... Và lá ngón xuất hiện một lần nữa.
“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn
nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy ứa nước mắt ra”.
Như vậy, lá ngón lần này xuất hiện với ý nghĩa về sự tự ý thức của Mị. Vượt qua
tình trạng sống phi thời gian trước đó, Mị đã ý thức được thời gian – không gian
sống, nỗi đau của kiếp đời nô lệ cả về thể xác và tâm hồn.
Ý nghĩa:
- Mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương
thiện đi tìm cái chết.



- Hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau
đớn và uất hận.
- Mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.
4. Tiếng sáo đêm xuân
- Nằm ở phần giữa tác phẩm
- Tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi tiếng
sáo lấp ló ngồi đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ
bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những
cuộc chơi
- Là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến
người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những
đêm xuân ở Hồng Ngài.
- Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi
đời CƠ cực của con người nơi đây, khiển mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu
trở nên gần gũi, thơ mộng.
- Diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn
Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bồi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và
những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng
lên khát vọng sống
- Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bên trong tâm hồn
người
Xem thêm: Ý nghĩa tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

5. Câu hát
- Những câu hát này Mị không nghe trực tiếp, nó là lời Mị tự "nhẩm thầm” khi
nghe tiếng sáo. Và một điều không phải ngẫu nhiên: chúng đều là lời ca của những
người đang yêu hoặc đang đi tìm tình yêu, thể hiện khát vọng tình yêu - đặc biệt là
khát vọng tình yêu tự do (hãy chú ý từ thể chủ động: "ta đi tìm người u, cơ gái
khơng u có quyền từ chối bắt pao, cơ có quyền lựa chọn: "em u người nào, em

bắt pao nào”...). Trước khi về nhà thống lí, Mị từng có một thời tuổi trẻ say mê
theo tiếng sáo, theo lời hát. Và Mị đã từng yêu. Mị về nhà thổng lí với thân phận
con dâu gạt nợ, bị cầm tù trong một cuộc hôn nhân ép buộc: "A Sử với Mị, khơng
có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau Chính những lời ca đẹp cùng với tiếng
sáo, chứ không phải chỉ bản thân tiếng sáo – đã gọi về quá khứ hạnh phúc gắn với
tình yêu, tuổi trẻ, từ đó thổi bùng dậy khao khát yêu và sống trong tâm hồn Mị.


Làm phép giả định ngược lại, nếu đó chỉ là những lời ca buồn, tiếng than não nuột
cho thân phận thì có thể nhận được đồng cảm nhưng chưa chắc đã làm bừng lên
khát vọng sống trong nhân vật.
– Về nghệ thuật: cùng với tiếng sáo, những câu hát góp phần thúc đẩy, tạo bước
ngoặt trong diễn biến tâm lí của Mị. Chúng cũng tạo nên sắc thái trữ tình, chất thơ
cho tác phẩm. "Chất Tây Bắc” rất riêng của vợ chồng A Phủ không chỉ được gợi ra
từ cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, Con người... mà còn từ chính những lời ca như
thế.
Tham khảo: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị
6. Sự xuất hiện của Mị
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pa Tra thường trơng thấy có một cô con gái
ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay
sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng
cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
Người con gái Tây Bắc đâu chỉ làm chỉ làm những công việc nhẹ nhàng như “quay
sợi gai”, dưới sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của bọn thực dân, chúa đất, người con
gái ở đây còn phải làm những công việc nặng nhọc của cả đàn ông. Trong nhà
thống lí Pá Tra, Mị chẳng những “quay sợi gai, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi”, mà
còn “cõng nước dưới khe suối lên”. “Cõng nước”, hai tiếng ấy gợi ra cái tư thế
khom lưng cúi người cõng ống nước to và nặng trên lưng. Phải chăng công việc
này đã khiến bờ lưng người đàn bà ngày càng còng xuống, dáng đi lom khom, vì
thế mà “lúc nào cũng cúi mặt”. Song, ám ảnh nhất trong đoạn văn này có lẽ là lúc

nào "cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn
cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất hiện
đã nói lên tất cả "ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa". Cịn hình ảnh nào đắt
hơn chi tiết đó? Sự hiện diện song song giữa “cơ gái – tàu ngựa – tảng đá” cho thấy
sự ngang tầm giữa các chủ thể: “người và súc vật, súc vật và vơ tri”. Hay đó cũng
chính là ngụ ý của tác giả muốn nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt
này là hệ luỵ của chế độ thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con
người lành tính. Mị – một cơ gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm
tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Với cái cúi mặt và nét
buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả, người đọc như xót xa, cảm thơng cho
nhân vật nhưng cũng khơng khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.



×