Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CON NGƯỜI CẦN LÀM GÌ TRƯỚC MẮT VÀ TRONG TƯƠNG LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.88 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
CON NGƯỜI CẦN LÀM GÌ TRƯỚC MẮT VÀ TRONG
TƯƠNG LAI ĐỂ THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
(Mơn học: Ứng phó với biến đổi khí hậu)


TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
CON NGƯỜI CẦN LÀM GÌ TRƯỚC MẮT VÀ TRONG
TƯƠNG LAI ĐỂ THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
(Mơn học: Ứng phó với biến đổi khí hậu)


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................iii
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
PHẦN I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 2
1.1. Các khái niệm.................................................................................................. 2
1.2. Quan điểm vấn đề nghiên cứu............................................................................ 3
1.3. Mục tiêu – mục đích vấn đề nghiên cứu.............................................................3
1.4. Nhiệm vụ trọng tâm............................................................................................4
1.5. Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu............................................................6
1.5.1. Nguyên nhân do con người..............................................................................6
1.5.2. Nguyên nhân do tự nhiên.................................................................................6
1.6. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tồn cầu.............................................................7
1.7. Các hiện tượng của biến đổi khí hậu.................................................................. 8
1.7.1. Cháy rừng........................................................................................................ 8
1.7.2. Mưa axit...........................................................................................................8


1.7.3. Hiệu ứng nhà kính........................................................................................... 8
1.7.4. Thủng tầng ozone............................................................................................ 9
1.7.5. Bão, lũ lụt, hạn hán..........................................................................................9
1.7.6. Sa mạc hóa.......................................................................................................9
1.7.7. Hiện tượng sương khói.................................................................................. 10
1.8. Tác động của biến đổi khí hậu..........................................................................10
PHẦN II ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ.................................12
2.1. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trước mắt.....................................12
2.2. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai............................ 13
2.2.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực............................... 13
2.2.1.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong năng lượng..............................13
2.2.1.2. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp..............................14
2.2.1.3. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nơng nghiệp............................14
2.2.2. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực...............................14
2.2.2.1. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong tài nguyên nước......................14
2.2.2.2. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong nơng nghiệp........................... 15
2.2.2.3. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp............................. 16
2.2.2.4. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong thủy sản..................................17
2.2.2.5. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong năng lượng, công nghiệp và
giao thông vận tải........................................................................................18
2.2.2.6. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong y tế, sức khỏe cộng đồng.......18
2.2.2.7. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong du lịch.................................... 19
iii


PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................20
5.1. Kết luận.............................................................................................................20
5.2. Khuyến nghị.....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 21


iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 BĐKH

:

2 ĐBSCL

:

3
4
5
6

Biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long
Intergovernmantal Panel on Climate Change –
IPCC
Tổ chức liên chính phủ :về Biến đổi khí hậu.
WMO
: Tổ chức Khí tượng thế giới
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội
GDP
:
địa
ĐBSCL

: Đồng bằng Sơng Cửu Long

7 KNK

:

Khí nhà kính


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng
đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt
động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số,…) làm trái đất nóng dần lên,
từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi và không thể đảo ngược của môi
trường tự nhiên. Nếu chúng ta khơng có những hành động kịp thời nhằm hạn
chế, giảm thiểu và thích nghi, hậu quả đem lại sẽ vơ cùng thảm khốc.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến
năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4°C tới 5,8°C. Sự nóng lên của bề
mặt trái đất sẽ làm bằng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển
dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ
và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp.
Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của
biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi
năm, trong đó chi phí và tổn thất các nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so
với các nước phát triển.
Biến đổi khí hậu đã được cơng nhận như là mối đe dọa toàn cầu và đang
ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tại Việt Nam. Do đó việc xác định “Nguyên
nhân gây biến đổi khí hậu và con người cần làm gì trước mắt và trong tương lai
để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu hiện nay” để có chiến lược quản lý,
đưa ra giải pháp để giúp con người thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở

Việt Nam.

6


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
Thời tiết: là trạng thái khí quyển ở một thời điểm tại một nơi nhất định được
xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…
Khí hậu: là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê
(trung bình, xác suất các cực trị ...) của các yếu tố khí tượng biến động trong
một khu vực địa lý. Thời kỳ trung bình thường là vài thập kỷ. Định nghĩa chính
thức của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) “Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở
một khu vực nhất định đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng thái
khí quyển ở khu vực đó”.
Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong
hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất (CTMTQG về Ứng
phó với BĐKH). BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động
trực tiếp hay giántiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển
tồn cầu và nó được thêm vào sự BĐKH tự nhiên quan sát được trong các thời
kỳ có thể so sánh được. Theo Hội đồng liên chính phủ về BĐKH (IPCC),
BĐKH là một biến thể có ý nghĩa thống kê trong một thời gian dài, thường thập
kỷ hoặc lâu hơn, nó bao gồm các thay đổi về tần suất và cường độ của các sự
kiện thời tiết khơng bình thường và sự gia tăng liên tục (chậm) về nhiệt độ trung
bình của bề mặt tồn cầu. BĐKH cịn được gọi là sự nóng lên toàn cầu.
Khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH: là mức độ mà một hệ

thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc khơng có
khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH, kể cả biến đổi tự
nhiên và cực trị. Tổn thương là hàm của tính chất, mức độ và tốc độ của biến đổi
và biến động khí hậu mà một hệ thống phát lộ ra cùng với độ mẫn cảm và năng
lực thích ứng của nó.
Kịch bản biến đổi khí hậu: là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển
trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, phát thải khí nhà kính,
BĐKH và nước biển dâng. Lưu ý rằng kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết
và dự báo khí hậu là nó chỉ đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển
kinh tế-xã hội và hệ thống khí hậu.


1.2. Quan điểm vấn đề nghiên cứu
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng
lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất
nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa
vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà
nước giữ vai trị chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát
của tồn xã hội.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên
ngành, liên vùng. Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài,
trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm tồn diện, vừa phải có trọng tâm,
trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính,
đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.
- Biến đổi khí hậu là vấn đề tồn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn
nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đặt trong mối
quan hệ tồn cầu; khơng chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển

đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phải tiến hành đồng
thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động
phịng, tránh thiên tai là trọng tâm.
1.3. Mục tiêu – mục đích vấn đề nghiên cứu
a. Mục tiêu
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của
các cơ quan chun mơn. Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ
động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt hại
về người, tài sản do thiên tai gây ra.
Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm
nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.
b. Mục đích


Giảm nhẹ tác động của BĐKH, chủ yếu là giảm tổn thất do BĐKH gây ra
trên phạm vi cả nước cũng như trên từng địa phương, trong giai đoạn hiện
tại.


Góp phần tăng cường năng lực khắc phục ảnh hưởng của BĐKH trong
giai đoạn hiện tại.
Giảm rủi ro, tăng cường khả năng chống chọi với BĐKH trong tương lai.
1.4. Nhiệm vụ trọng tâm
a. Nhiệm vụ chung
- Thúc đẩy chuyển đổi mơ hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết
quả phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đưa vào bộ tiêu chí quốc gia; thí điểm
phát triển mơ hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh.

- Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài
nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát
triển; quy hoạch không gian biển gắn với không gian phát triển trên đất liền;
lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
- Thiết lập, ứng dụng các mơ hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậu
đến phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường. Áp dụng thí điểm
phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về tài ngun, mơi trường và thích
ứng với biến đổi khí hậu cho lưu vực sơng, vùng ven biển, sau đó nhân rộng ra
cả nước.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài ngun, mơi
trường và biến đổi khí hậu theo chuẩn quốc tế. Có cơ chế phù hợp khai thác,
chia sẻ thơng tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu.
b. Nhiệm vụ cụ thể
Về ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phịng, tránh và giảm nhẹ thiên
tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng, phát triển năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo,
cảnh báo thiên tai đạt trình độ tương đương nhóm các nước dẫn đầu trong khu
vực Đông Nam Á. Thường xun cập nhật, hồn thiện kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cụ thể cho giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.


- Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản
xuất nơng nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường kiến thức, nâng
cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ
bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của
thiên tai.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu trong xây dựng

đơ thị, phát triển, sử dụng năng lượng, giao thông, vật liệu xây dựng, thoát
nước...
- Chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai
phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền, nhất là các địa phương ven biển,
vùng núi cao, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai. Có phương án chủ động xử
lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phịng,
chống dịch bệnh. Chú trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng bị tác
động mạnh của biến đổi khí hậu. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh
nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phịng, tránh, giảm nhẹ thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Thực hiện chương trình nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nhất là ở
khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc. Nâng cấp các
đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt. Bảo vệ, đẩy
mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phịng hộ
đầu nguồn.
- Bảo vệ khơng gian thốt lũ trên các lưu vực sơng, lịng sơng, trước hết cho sông
Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sơng Đồng Nai, sơng
Sài Gịn và các sơng lớn khác.
- Củng cố và xây dựng mới các cơng trình cấp, thốt nước của các đơ thị, nhất là
vùng ven biển.
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập
lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng.
- Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng đến cấp xã.
Rà soát, bổ sung điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực,
phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương phù hợp với kịch bản nước biển
dâng. Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên
bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở
đất.



- Triển khai thực hiện đề án chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Cà Mau, các thành phố ven biển khác, nhất là ở vùng châu thổ sơng Cửu Long.
- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên,
tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính.
- Điều tra, kiểm kê, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
- Thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện
nước ta trên cơ sở hỗ trợ tài chính và công nghệ của các nước và tổ chức quốc
tế. Phát triển thị trường trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị
trường các-bon toàn cầu.
- Ưu tiên thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thơng qua nỗ lực
chống mất rừng, suy thối rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng.
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
1.5. Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
1.5.1. Nguyên nhân do con người
Vấn đề được quan tâm nhất trong các nguyên nhân do con người là việc tăng
thêm lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại
trong khí quyển. Các yếu tố khác như sử dụng đất chưa hợp lý, sự suy giảm tầng
ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí
hậu.
1.5.2. Nguyên nhân do tự nhiên
Hiện tượng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất
lên bề mặt của nó ví dụ như: phun trào núi lửa, mạch nước phun, và suối nước
nóng.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình
mỗi thế kỷ và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức
xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm.

Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời
gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp
phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon.


Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra
nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa.
Thay đổi quỹ đạo
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân
bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố
trên tồn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình
hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về
sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo
lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Kết
hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh
hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng
hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và
đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
Kiến tạo mảng
Qua hàng triệu năm, sự chuyển động của các mảng làm tái sắp xếp các lục
địa và đại dương trên tồn cầu đồng thời hình thành lên địa hình bề mặt. Điều
này có thể ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và tồn cầu cũng như các
dịng tuần hồn khí quyển-đại dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến
các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trị quan trọng
trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên tồn cầu và hình thành nên
khí hậu tồn cầu.
Thay đổi ở đại dương
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn
(vài năm đến vài thập niên) như El Nino, dao động thập kỷ Thái Bình Dương và

dao động bắc Đại Tây Dương và dao động Bắc Cực thể hiện khả năng dao động
hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối
với các quá trình diễn ra trong đại dương như hồn lưu muối nhiệt đóng vai trị
quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.
1.6. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tồn cầu
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007):
+ Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển
tồn cầu.
+ Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan.


+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển.
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất.
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển, chu
trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hố khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển dâng
thường được coi là hai biểu hiện chính của biến đổi khí hậu.
1.7. Các hiện tượng của biến đổi khí hậu
1.7.1. Cháy rừng
Biến đổi khí hậu và cháy rừng tác động qua lại với nhau: các đám cháy rừng
thải một lượng lớn carbon dioxide vào khí quyển làm trái đất nóng dần lên; khí
hậu ấm dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn.
1.7.2.

Mưa axit

Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hịa tan trong nước mưa
(trong đó chủ yếu là SO2 và NO2) tạo thành các axit khác nhau. Trong tự nhiên,

mưa có tính axit chủ yếu vì trong nước mưa có CO 2 hịa tan (từ hơi thở của động
vật và có một ít Cl- (từ nước biển) và có độ pH dưới 5. Là sự lắng đọng thành
phần axit trong những cơn mưa, sương mù, tuyết, băng, hơi nước…
Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxid của
lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do núi lửa, do chất thải mục nát của thực
vật và nhiều nhất là do hoạt động của con người gây lên (phá rừng bừa bãi, đốt
rác, sử dụng thuốc trừ sâu…). Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ
môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình
thành các và rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển
cùng mây trên trời.
1.7.3. Hiệu ứng nhà kính
Khí nhà kính là những thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân
tạo, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề
mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt
lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm:
hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào trái
đất, một phần được trái đất hấp thu và một phần được phản xạ vào khơng gian.
Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, khơng cho nó phản xạ đi,


nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không
quá lạnh nhưng nếu chúng có q nhiều trong khí quyển thì kết quả là trái đất
nóng lên.
1.7.4. Thủng tầng ozone
Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp suất
tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại,
tia nhìn thấy và tia hồng ngoại. Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có
hại khơng cho xun qua bầu khí quyển trái đất. Tầng ozon như lớp áo choàng
bảo vệ trái đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Khơng khí chứa
một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho khơng khí trong lành. Với lượng

ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người.
1.7.5. Bão, lũ lụt, hạn hán
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực
trị. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt
động của các khu áp thấp nơi khơi sâu.
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định,
sau đó giảm dần hoặc dịng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội
làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn.
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm
hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dịng
chảy sơng suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước
dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm mơi trường
suy thối gây đói nghèo dịch bệnh.
1.7.6. Sa mạc hóa
Sa mạc hóa là hiện tượng suy thối đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô
hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra từ hoạt động hoạt con người và BĐKH.
Một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt là hiện
tượng sa mạc hóa (theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon). Đây là một
vấn đề toàn cầu đang tác động đến 1/3 trái đất và đe dọa cuộc sống của 1,2 tỷ
người trên hành tinh.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa. Phần lớn là do tác
động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các
ngành chăn nuôi gia súc, canh tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước,


khoan giếng, BĐKH tồn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái
đất.
1.7.7. Hiện tượng sương khói
Sương khói là một sự cố mơi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và
một số chất gây ơ nhiễm khơng khí khác.

Sương khói thường tạo ra nhiều chất gây ơ nhiễm thứ cấp có hại cho động
thực vật và mơi trường.
1.8. Tác động của biến đổi khí hậu
Mực nước biển dâng: Nước biển dâng cao là do nhiệt độ trên trái đất ngày
càng tăng. Nhiệt độ tăng khiến các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển
và đại dương trên toàn thế giới tăng theo.
Băng tan: Chúng ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dịng sơng băng
trên tồn thế giới đang dần bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi
cây cối không thể sinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ,
nay dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài
thực vật trên vùng đất này cũng đã xuất hiện.
Nắng nóng: Trong 50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng
đã tăng từ 2- 4 lần. Nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng
nóng sẽ tăng 100 lần. Theo các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy
rừng, các loại bệnh dịch, và mức nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương
lai cũng sẽ tăng theo.
Bão và lũ lụt: Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây,
những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm
đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và
trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.
Hạn hán: Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt
do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hồnh
hành. Các chun gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu
ngày càng ấm hơn. Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp
nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nơng nghiệp, khiến nguồn cung ứng
lương thực tồn cầu trở nên bấp bênh.
Dịch bệnh: Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở
thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là mơi trường sống lý
tưởng cho các lồi muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh
khác phát triển mạnh.



Thiệt hại kinh tế: Bão lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông
nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một
lượng tiền lớn để xử lý và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Năm 2005, cơn bão
lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân nơi đây giảm
15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 135
tỷ USD. Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng
cao, thì các chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch,
giảm lợi nhuận công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước
sạch, chi phí cho hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo
những bất ổn vùng biên giới. Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Mơi trường và
phát triển tồn cầu tại Đại học Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi
khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20 ngàn tỷ USD.
Giảm đa dạng sinh học: Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ
vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ
1,1ºC – 6,4ºC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào
năm 2050. Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các
loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và
nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều lồi khơng thể
thích ứng kịp thời với những biến đổi trên. Con người cũng khơng thể thốt khỏi
những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa
trực tiếp môi trường sống của con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số
lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng
sẽ giảm theo.
Hủy diệt hệ sinh thái: Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng
khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh
thái, nguồn cung cấp nước ngọt, khơng khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực
phẩm và sức khỏe. Dưới tác động của nhiệt độ, khơng khí và băng tan, số lượng
các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái

trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn
hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.


PHẦN II
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
2.1. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trước mắt
Chúng ta đã bắt gặp những đợt hạn hán cực kỳ gay gắt đến khơng cịn giọt
nước ở ĐBSCL các năm 2016, 2020…, những trận lũ liên tiếp hàng tháng trời ở
miền Trung năm 2020,.. Có thể thực hiện một số giải pháp ứng phó như sau.
Bão. Chúng ta đã có những kinh nghiệm nhiều năm đối phó với bão. Giải
pháp ứng phó tương đối đơn giản và hiệu quả là tổ chức di rời dân ra khỏi vùng
bão. Gần đây, khả năng dự báo cường độ, tốc độ, hướng di chuyển,… của bão
đã có rất nhiều tiến bộ với những phương tiện hiện đại và hợp tác quốc tế. Căn
cứ vào dự báo, khẩn trương huy động lực lượng cần thiết để kịp thời di chuyển
dân cư, bảo vệ hồ đập và các cơ sở hạ tầng.
Mưa lũ. Mưa lớn khi kèm theo bão thường được dự báo cùng với bão,
nhưng khi khơng kèm theo bão thì dự báo mưa cho đến nay cịn ít nhiều hạn chế.
Mưa lớn gây thiệt hại ở các tình huống lũ ngập, lũ quét, lở đất,…Lũ ngập xảy ra
hạ du khi nước từ thượng nguồn đổ xuống hoặc mưa tại chỗ nhưng bị nghẽn,
khơng thốt được. Cần chuẩn bị và triển khai khẩn trương phương án thốt lũ
ngập: mở luồng, khơi dịng, bơm,…cho nước thoát về cuối nguồn.
Mưa lớn trên vùng núi, đất dốc, tạo dịng xói mạnh trên mặt đất cuốn đi tất
cả những gì gặp phải theo dịng chảy. Để phịng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của
lũ quét, cần các biện pháp làm chậm lũ, quan trọng nhất là phát triển và bảo vệ
rừng, bố trí hợp lý dân cư ven sông suối. Ở những mái dốc và đất yếu, sau thời
gian mưa, nước mặt rút nhanh, nước ngậm trong đất bị ứ lại tạo áp lực gây lở
đất. Tai họa lở đất xảy ra hết sức đột ngột lúc tạnh mưa nên việc phòng tránh
phải thực sự chủ động. Phải rà soát lại các mái dốc, bạt mái dốc thoải và gia cố
mái dốc ở những nơi cần thiết. Khi mở đường trên miền núi, mở đường vào các

trạm thủy điện chẳng hạn, mái taluy phải đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật.
Qui hoạch lại các khu dân cư, di rời các khu dân cư ra khỏi những nơi nguy
hiểm. Do tác động của BĐKH, những đợt mưa lớn liên tiếp đe dọa lở đất, nhất là
ở những chỗ đất dốc khơng có rừng.
Hạn hán. Đối phó với hạn hán, với tình trạng thiếu nước mặt thường khó
hơn đối phó với mưa lũ. Phải có phương án sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm.
Cần tìm sơng rạch và trữ nước mùa mưa để dùng trong mùa khô. Có thể khai
thác nước ngầm nhưng việc này rất khó khăn trong thời tiết khô hạn, và cũng chỉ


chắt chiu dùng cho sinh hoạt đồng thời cần thận trọng để không hủy hoại nguồn
nước ngầm.
Xâm nhập mặn và nước biển dâng. BĐKH với thời tiết cực đoan tạo ra tình
trạng hạn hán kéo dài và nước biển dâng. Do thiếu nước đầu nguồn mà tình
trạng ngập mặn ở những vùng ven biển và mở rộng trong đất liền ở những vùng
đồng bằng. Để khắc phục tình trạng này, phải có hệ thống đê biển cùng với các
cống kiểm sốt mặn và để bảo vệ các cơng trình này rất cần những rừng ngập
mặn.
2.2. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai
2.2.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực.
2.2.1.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong năng lượng
a. Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực cung ứng năng lượng
-Chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí đốt trong các nhà máy sản xuất điện.
- Tăng cường sử dụng năng lượng thay thế.
- Giảm tổn thất và tiêu hao trong truyền tải điện.
b. Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng.
- Sử dụng điện tiết kiệm trong sinh hoạt đời sống thường ngày của gia đình.
-Sử dụng thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện hiệu quả hơn và tiết kiệm ở cơ quan,
công sở,… quy định sử dụng điện hợp lý hơn trong các tòa nhà ở và tòa nhà
thương mại.

-Sử dụng nồi hơi, động cơ, lò nung sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, cải tiến hoạt
động quản lý năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng trong hoạt động công
nghiệp.
-Thu hồi nhiệt dư, chuyển đổi nhiên liệu, tái chế và thay thế nguyên liệu trong các
ngành sử dụng nhiều năng lượng (sắt, thép, xi măng, giấy, hóa chất,…).
-Sử dụng phương tiện có hiệu quả nhiên liệu cao hơn, chuyển đổi sử dụng nhiên
liệu sạch hơn trong ngành giao thông, sử dụng động cơ điện trong giao thông
đường bộ,…
-Từng bước chuyển đổi phương thức đi lại, từ đường bộ sang đường sắt, từ
phương tiện cá nhân sang công cộng,…
- Quy hoạch giao thông hợp lý hơn.
- Quy hoạch chiếu sáng công cộng hợp lý hơn.


2.2.1.2. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp
a. Hạn chế khai phá rừng, trồng rừng và tái tạo rừng
- Hạn chế khai thác rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Ngăn chặn khai phá rừng ngoài kế hoạch, phục hồi rừng bằng các biện pháp
tiên tiến, hiệu quả.
- Ổn định cơ cấu diện tích 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
xuất.
- Xây dựng chương trình quản lý rừng.
- Thực hiện đồng bộ các chính sách rừng: Giao đất, giao rừng, cho thuê
rừng, định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo.
b. Phòng chống cháy rừng hiệu quả
- Đánh giá tác động của mơi trường đến sự nghiệp bảo vệ rừng nói chung và
phịng chống cháy rừng.
- Xây dựng chương trình phịng chống cháy rừng trên các vùng khác nhau.
- Xây dựng chỉ số nguy cơ cháy rừng và cảnh báo cháy rừng trên các vùng khác
nhau.

- Xây dựng biện pháp chống cháy rừng hiệu quả.
- Tăng cường các thiết bị chống cháy rừng.
- Tăng cường lực lượng phòng chống cháy rừng.
2.2.1.3. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong nơng nghiệp
a. Giảm phát thải KNK trong quản lý và cải thiện kỹ thuật nông nghiệp
- Cải tiến quản lý tưới tiêu lúa nước.
- Cải tiến quản lý chăn nuôi gia súc.
- Cải tiến chế độ bón phân các loại.
- Bồi dưỡng đất hữu cơ bị mất dinh dưỡng.
- Bồi hoàn và phục dưỡng đất thối hóa các loại.
b. Giải pháp sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học
- Phân tích các quan hệ giữa BĐKH và an ninh lương thực.
- Quy hoạch cây trồng và mùa vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Quy hoạch vùng chế biến nhiên liệu sinh học.
- Đào tạo cán bộ quản lý và cơng nhân kỹ thuật.
2.2.2. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực.
2.2.2.1. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong tài nguyên nước
a. Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi


- Dự tính tác động của BĐKH đến tài nguyên nước.
- Đánh giá cơng năng và tình trạng hoạt động của cơng trình thủy lợi.
- Dự kiến điều chỉnh cơ cấu hệ thống thủy lợi lớn.
- Dự kiến bổ sung cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ.
- Hồn thiện quy hoạch thủy lợi trong hoàn cảnh BĐKH.
- Tu bổ, nâng cấp và từng bước xây dựng cơng trình mới.
b. Bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục đích
- Dự kiến tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, năng lượng và cư dân.
- Rà sốt cơng năng và hiện trạng mạng lưới hồ chứa.
- Dự kiến bổ sung hồ chứa.

- Tổ chức thực hiện.
c. Xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực
- Dự kiến tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực.
- Đánh giá hiện trạng quản lý lưu vực.
- Đề xuất tổ chức quản lý lưu vực.
d. Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm
- Cân đối nguồn cung và nhu cầu nước trên địa phương.
- Định mức sử dụng nước và giá nước phù hợp với thực tế.
- Cân nhắc sử dụng một số biện pháp kỹ thuật trước kia.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
e. Tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước
- Rà soát lại nguồn thu và chi nước.
- Đề xuất các biện pháp về nước.
- Đề xuất các giải pháp giảm thất thoát nước.
f. Từng bước tổ chức chống xâm nhập mặn
- Đánh giá tác động của BĐKH đến dòng chảy trong mùa kiệt.
- Đề xuất kế hoạch khai thác nước ngầm ven biển.
- Đề xuất xây dựng công trình ngăn mặn.
- Đề xuất cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Lập kế hoạch thực hiện.
2.2.2.2. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong nơng nghiệp
a. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH


- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên.
- Dự kiến tác động tổn thương đối với cơ cấu cây trồng trong từng thời vụ.
- Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hồn cảnh mới (chống hạn,
chống nắng, chống nóng).
- Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao.
- Lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng.

- Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ.
b. Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh
- Đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên thiên nhiên.
- Dự kiến các công thức luân canh, xen canh trong hồn cảnh BĐKH.
- Thử nghiệm các cơng thức luân canh, xen canh mới.
- Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan.
c. Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp
- Dự kiến tác động của BĐKH đến sản xuất lúa và các loại cây trồng.
- Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ mới.
- Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương tiện tưới tiêu.
- Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế mới một số phương tiện tưới tiêu hiệu
suất cao hơn.
d. Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán
- Dự kiến tác động của BĐKH đến điều kiện thời tiết và nguồn nước.
- Lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong từng khu vực tương đối chi
tiết.
- Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt.
- Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán.
2.2.2.3. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp
a. Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát
triển rừng ngập mặn.
- Dự tính tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên.
- Dự tính tác động của nước biển dâng đến rừng ngập mặn.
- Dự tính tác động của BĐKH đến thối hóa đất và hoang mạc hóa.
- Lập kế hoạch trồng rừng, ưu tiên rừng các loại trên các địa bàn, ưu tiên địa bàn
xung yếu và địa bàn dễ bị hoang mạc hóa.
- Lập kế hoạch tăng cường rừng ngập mặn và bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.


b. Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên

- Dự kiến tác động của BĐKH đến rừng và lâm nghiệp.
- Lập kế hoạch từng bước hạn chế khai phá rừng, bảo vệ rừng quý hiếm.
- Xây dựng chính sách, biện pháp ngăn ngừa khai thác rừng trái phép.
c. Tổ chức phịng chống cháy rừng có hiệu quả.
- Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo cháy rừng trên từng vùng.
- Xây dựng hệ thống cảnh bảo cháy rừng.
- Thiết lập các tổ chức phòng chống cháy rừng.
- Tăng cường thiết bị chống cháy rừng.
- Truyền thơng, giáo dục ý thức phịng chống cháy rừng.
d. Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ
- Điều tra hiện trạng sử dụng gỗ và hiệu suất sử dụng gỗ.
- Nghiên cứu đánh giá cơ chế tài chính khuyến khích sản xuất vật liệu thay thế
gỗ.
e. Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm, lựa chọn và nhân giống cây trồng thích
hợp với từng địa phương.
- Xác định các giống cây trồng quý hiếm.
- Nghiên cứu điều kiện sinh lý của cây trồng và lựa chọn các giống cây trồng phù
hợp với từng địa phương trong điều kiện BĐKH.
- Tổ chức bảo vệ giống cây trồng quý hiếm.
- Tổ chức chọn và nhân giống cây trồng thích hợp trên từng địa phương.
2.2.2.4. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong thủy sản
a. Thích ứng với BĐKH trên đới bờ biển và trong nghề cá biển.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp cùng bờ biển.
- Từng bước củng cố và xây dựng mới đê biển.
- Quy hoạch lại nghề đánh cá.
- Hoàn chỉnh kế hoạch đánh bắt trong hồn cảnh BĐKH.
- Bảo vệ mơi trường, chăm lo đời sống ngư dân.
b. Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế thủy sản.
- Tính tốn chi phí lợi ích trong các giải pháp thích ứng với BĐKH.
- Điều chỉnh các hoạt động thích ứng trong từng thời kỳ hay giai đoạn.

- Phối hợp các ngành quốc phòng, an ninh và kinh tế nâng cao bảo vệ thế mạnh
của kinh tế thủy sản và kinh tế biển trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội.


c. Thích ứng với BĐKH trong nghề cá nước ngọt và nước lợ.
- Quy hoạch lại vùng cá nước ngọt và nước lợ.
- Phối hợp các ngành liên quan hoàn thiện kế hoạch quản lý tài nguyên
nước.
- Xây dựng lại các vùng cá nước ngọt và nước lợ trong hoàn cảnh BĐKH.
- Khơng ngừng hồn thiện kỹ thuật ni trồng thủy sản.
- Chăm lo đời sống ngư dân và bảo vệ mơi trường.
2.2.2.5. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong năng lượng, công nghiệp và
giao thông vận tải.
a. Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, giao thơng
vận tải phù hợp với tình hình BĐKH.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực.
- Xây dựng các phương án điều chỉnh cơ sở hạ tầng và hoạt động của các lĩnh
vực: Năng lượng, công nghiệp, giao thơng vận tải.
- Tính tốn lợi ích, chi phí của các phương án điều chỉnh nói trên.
- Lập kế hoạch điều chỉnh từng phần trong các thời kỳ hay giai đoạn.
b. Nâng cấp và cải tạo các cơng trình năng lượng, công nghiệp và giao thông
vận tải trên các địa bàn xung yếu.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên trên các địa bàn xung yếu.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động của các cơ sở năng lượng, công
nghiệp và giao thông vận tải trên các địa bàn nói trên.
- Thực hiện nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng và điều chỉnh hoạt động của các
lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thơng vận tải trên các địa bàn nói trên.
2.2.2.6. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong y tế, sức khỏe cộng đồng.
a. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế cộng đồng.
- Đánh giá tác động tiêu cực của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng.

- Xác định những địa bàn xung yếu trong mạng lưới y tế cộng đồng.
- Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng y tế công cộng và dự kiến kế hoạch tu bổ,
nâng cấp.
- Đánh giá thực trạng hoạt động y tế cộng đồng và xây dựng chương trình hoạt
động trong bối cảnh BĐKH.
b. Xây dựng chương trình tăng cường sức khỏe cải thiện mơi trường kiểm
sốt dịch bệnhứng phó với BĐKH.


- Đánh giá tác động của BĐKH đến phát sinh, phát triển và lan truyền dịch
bệnh.
- Nâng cao nhận thức công chúng về BĐKH.
- Nâng cao nhận thức vệ sinh và văn hóa gia đình của cơng chúng thơng qua các
Chương trình nước sạch, vườn – ao – chuồng, xanh – sạch – đẹp.
- Tổ chức hệ thống cảnh báo dịch bệnh.
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình chống bệnh truyền nhiễm (tiêm phịng, kiểm
sốt véc tơ truyền bệnh,..).
2.2.2.7. Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong du
lịch.
a. Điều chỉnh quy hoạch và các hoạt động du lịch
biển.
- Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của BĐKH đối với du lịch biển.
- Điều chỉnh quy hoạch du lịch biển.
- Điều chỉnh mùa vụ du lịch biển phù hợp với hoàn cảnh BĐKH.
- Tổ chức mới các tua du lịch biển trong điều kiện thay đổi nhiều về mực nước
biển.
- Nâng cấp một số bãi tắm và cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện của các khu
du lịch biển.
b. Điều chỉnh quy hoạch và các hoạt động du lịch sinh thái và du lịch núi
cao.

- Đánh giá tác động của BĐKH đối với du lịch sinh thái và du lịch núi cao.
- Điều chỉnh quy hoạch du lịch sinh thái và du lịch núi cao.
- Tổ chức mới các tua du lịch sinh thái và du lịch núi cao.
- Nâng cấp một số khu du lịch sinh thái.
- Củng cố và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch núi cao.


×