Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bí mật về việc ăn trái cây docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.7 KB, 5 trang )

Những bí mật về việc ăn trái cây
Hàng ngày chúng ta đều ít nhiều ăn những trái cây bởi ăn trái cây rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên để hiểu hết được việc ăn như thế nào cho đúng thì chúng ta hãy cùng xem
bài viết dưới đây nhé:
1. Ăn trái cây trước khi ăn có thể giúp bạn giảm cân. Chính xác
So với lượng thịt tương ứng thì rõ ràng trái cây cung cấp năng lượng ít hơn, giảm lượng
năng lượng trong bữa ăn, nhờ đó giúp bạn giảm cân. Tất nhiên là bạn không nên phụ
thuộc quá vào trái cây vì sẽ dễ dàng gây mất cân bằng dinh dưỡng, không cung cấp đủ
năng lượng cần thiết cho hoạt động thể chất.

2. Ăn trái cây sau bữa tối là “vỗ béo”. Đúng
Cách tráng miệng bằng trái cây vẫn được nhiều gia đình và nhà hàng áp dụng. Trên thực
tế, điều đó phản khoa học. Sau bữa cơm, nếu bạn tiếp tục ăn hoa quả thì chúng sẽ lưu lại
trong dạ dày bên cạnh những thức ăn đã ăn trước đó, gây ra triệu chứng đầy bụng, táo
bón, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Hoạt động sau bữa tối lại giảm rất
nhiều so với các bữa khác trong ngày khiến cho nguy cơ béo phì gia tăng.

3. Trước khi đi ngủ không ăn trái cây. Đúng
Trước khi đi ngủ không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào, bao gồm cả trái cây, để tránh làm
gia tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nhưng nếu ăn trái
cây trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ thì lại được khuyến khích.

4. Nhiều trái cây ngọt, hàm lượng đường cao hơn. Không hoàn toàn đúng
Thông thường, khi ăn trái cây, hễ loại nào thấy ngọt thì bạn nghĩ rằng lượng đường cao,
hơi chua thì vội cho rằng lượng đường thấp. Do đó, chúng ta thường lo lắng rằng nếu trái
cây quá ngọt sẽ dễ làm dư đường, tăng cân. Đó là kết luận chủ quan vì trên thực tế, mỗi
người có vị giác khác nhau khi cảm nhận độ ngọt hay chua.

Theo phương pháp thực nghiệm khoa học xác định tổng lượng đường từ trái cây tươi cần
thiết cho cuộc sống hàng ngày, các chuyên gia dinh dưỡng đã đúc kết rằng chúng ta nên
sử dụng hoa quả có hương vị đậm đà, màu sắc chín đậm và ăn theo mùa, không nên chỉ


lựa chọn dựa vào độ ngọt hoặc quan tâm quá nhiều tới lượng đường cao thấp trong loại
quả đó. Các thử nghiệm đáng tin cậy đã cho thấy độ ngọt của trái cây và hàm lượng
đường không tỷ lệ thuận với nhau.
5. Màu trái cây càng đậm, giá trị dinh dưỡng càng cao. Chính xác
Các sắc tố trái cây chứa nhiều chất như carotene, lutein, flavonoid, các chất này có giá trị
dinh dưỡng tốt. Chính vì thế, ở một số trái cây, màu sắc do các chất này quy định và tăng
thêm phần dinh dưỡng cho trái cây.

6. Hoa quả làm gia tăng đường huyết nhanh hơn, những người bị bệnh tiểu đường
không nên ăn. Sai
Trừ một số trái cây như dưa hấu, chuối, dứa có chỉ số glycemic (GI) khiến đường huyết
gia tăng nhanh hơn, thì hầu hết các loại quả còn lại chẳng hạn như táo, lê, nho, đào,
cam… thì lại có tác dụng chống lại các cuộc tấn công của đường huyết. Do đó, bệnh nhân
tiểu đường được khuyến khích tiêu thụ trái cây.

7. Phụ nữ mang thai ăn nhiều trái cây tốt cho da của em bé. Sai
Da của em bé và các cơ quan khác phát triển phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng tổng
thể của người mẹ, chứ không phải là trái cây. Chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
nên được cân bằng giữa các khẩu phần

8. Trái cây là thực phẩm có năng lượng thấp. Sai
Hầu hết các loại trái cây có hàm lượng nước cao thì cung cấp ít năng lượng hơn, nhưng
một số loại trái cây như chuối chứa nhiều năng lượng. Khoai tây, sầu riêng không chỉ
giàu năng lượng mà còn có hàm lượng chất béo cao. Ngay cả trái cây năng lượng thấp thì
nếu bạn ăn rất nhiều thì năng lượng trong ngày cũng vượt mức cần thiết.

9. Uống nước ép trái cây tốt hơn. Sai
Uống nước ép trái cây, có thể thuận lợi hơn cho sự hấp thu, tiêu hóa, nhưng nó có thể làm
thất thoát nhiều chất có lợi. Thành phần dinh dưỡng chính có trong trái cây là vitamin.
Thế nhưng, bên trong từng tế bào của thịt hoa quả tồn tại hàm lượng lớn enzyme hoạt

tính. Khi trái chín, enzyme sẽ tồn tại bên trong tế bào, không bị thoát ra ngoài nên không
phá hủy hoạt tính của các chất dinh dưỡng. Khi ép hoa quả thành nước, vỏ tế bào bị phá
hủy, lượng enzyme này sẽ bị thoát ra ngoài và khiến thành phần dinh dưỡng bị mất đi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trước khi ép hoa quả, bạn có thể rửa chúng qua nước
sôi khoảng 1 phút. Việc này có thể làm enzyme trong tế bào trái cây mất đi hoạt tính và
tăng khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng của trái cây khi ép thành nước.
10. Trái cây có thể ăn thay các loại rau. Sai
Trái cây và rau quả, đặc tính dinh dưỡng là rất khác nhau và không thể thay thế cho nhau.
Đừng nghĩ rằng không thích ăn rau thì thay thế bằng ăn trái cây. Trái cây có hàm lượng
khoáng chất và vitamin thấp hơn rau xanh. Nếu chỉ hoàn toàn ăn hoa quả, cơ thể bạn sẽ
không đủ dinh dưỡng.Ví dụ: cải thảo, củ cải đều có hàm lượng vitamin C cao gấp 10 lần
táo, lê hay đào; vitamin C trong ớt chuông xanh hoặc súp lơ xanh cao gấp 2 – 3 lần so với
dâu tây hay quýt.
11. Có thể trộn trái cây với các loại thực phẩm khác? Không hoàn toàn đúng
Bạn có thể trộn trái cây với sữa chua hoặc muối miễn là bạn không có bất kỳ vấn đề tiêu
hóa như khó tiêu hoặcđau dạ dày. Bạn cũng có thể kết hợp các loại quả như dứa, cam,
dưa hấu hoặc lựu với xà lách nếu bạn thích.Không có hại khi bạn trộnquả mọng và trái
cây khô với các loại ngũ cốc.
12. Bạn có thể ăn trái cây bất kỳ lúc nào bạn muốn. Sai
Thời gian tốt nhất để bạn ăn trái cây là điều đầu tiên vào buổi sáng sau khi một ly nước.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn không phải là một ý tưởng tuyệt vời, vì nó không thể được
tiêu hóa đúng cách. Các chất dinh dưỡng có thể không được hấp thụ tốt nhất và thậm chí
lại có hại cho sức khỏe của bạn.
Bạn nên ăn trái cây trước bữa ăn ít nhất khoảng 30 phút.Lý tưởng nhất,bạnnên ăn nhiều
trái cây một giờ trước khi bữa ăn hoặc hai giờ sau khi ăn, nếu bạn có bệnh tiểu đường
hoặc bất kỳ vấn đề tiêu hóa khác như nồng độ axit. Bởi vì, đôi khi bệnhtiểu đường
thường liên quan đến vấn đề tiêu hóa.

×