Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

luận văn:Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.32 KB, 81 trang )




1





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “Giải pháp xoá đói giảm nghèo
ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010.”
















2


mục lục

LI CM N 1
BNG LIT Kấ CC T VIT TT 2
BNG BIU 3
LI M U 4
CHNG I: C S Lí LUN V THC TIN CA XO ểI GIM
NGHẩO 6
I. QUAN NIM V ểI NGHẩO 6
1. Quan nim chung 6
2. Quan nim úi nghốo Vit Nam 9

II. XO ểI GIM NGHẩO 10
1. Khỏi nim 10
2. Vai trũ ca cụng tỏc xoỏ úi gim nghốo 10
2.1. Xúa úi gim nghốo i vi s phỏt trin kinh t 11
2.2. Xúa úi gim nghốo i vi s phỏt trin xó hi 11
2.3. Xoỏ úi gim nghốo i vi vn chớnh tr, an ninh, xó hi
.12
2.4. Xoỏ úi gim nghốo i vi vn vn hoỏ 12
III. Các chuẩn đói nghèo 12
1. Chuẩn đói nghèo quốc tế 13
2. Chuẩn đói nghèo của Việt Nam 13
3. Chuẩn đói nghèo của tỉnh Hà Tĩnh 15
IV. NHN T NH HNG V C IM CA CC H ểI NGHẩO 15
IV.1. Nhõn t nh hng n úi nghốo 15
1. úi nghốo do hn ch ca chớnh ngi nghốo v gia ỡnh h 15
1.1. Gia ỡnh ụng con ớt lao ng 15
1.2. Thiu vn hoc khụng cú vn kinh doanh, chi tiờu khụng cú
k hoch 16

1.3. Do trỡnh hc vn thp, vic lm thiu v khụng n nh. 16
1.4. Do bnh tt sc kho yu kộm v bt bỡnh ng gii 16
1.5. Ngi nghốo khụng cú kh nng tip cn vi phỏp lut, cha c bo
v quyn li hp phỏp 17
1.6. Nguy c d b tn thng do nh hng ca thiờn tai v cỏc ri ro
khỏc 17
2. Nguyờn nhõn do iu kin t nhiờn 17



3

3. Cỏc yu t xó hi tỏc ng: 17
3.1. Hu qu ca chin tranh, khng hong kinh t 17
3.2. S tham gia ca cng ng 18
IV.2. c im ca cỏc h nghốo úi 18
V. Một số kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở việt nam 19
1. Tỡnh hỡnh nghốo úi Vit Nam 19
2. Mt s gii phỏp chng úi nghốo nc ta 20
CHNG II: THC TRNG ểI NGHẩO V CễNG TC XO ểI
GIM NGHẩO TNH H TNH 22
I. GII THIU ễI NẫT V TNH H TNH 22
1. c im t nhiờn v ti nguyờn thiờn nhiờn 22
1.1. V trớ a lý 22
1.2. a hỡnh 22
1.3. t ai 22
1.4. Khí hậu 24
1.5. Ti nguyờn nc 24
1.6. Tài nguyên biển 24
1.7. Khoỏng sn 24

1.8. Ti nguyờn rng 25
1.9. Ti nguyờn du lch, t nhiờn v nhõn vn 25
2. Tình hình phát triển kinh tế 26
2.1. c im v kinh t 26
2.2. ỏnh giỏ hin trng phỏt trin cỏc ngnh, lnh vc 27
3. Tỡnh hỡnh phỏt trin xó hi 31
3.1 Tỡnh hỡnh dõn s v lao ng 31
3.2. Y t, chm súc sc khe nhõn dõn v k hoch hoỏ gia ỡnh 33
3.3. Giỏo dc- o to 33
3.4. Vn hoỏ - Thụng tin, Th dc - Th thao 33
3.5. Cụng tỏc chớnh sỏch xó hi, vic lm v xoỏ úi gim nghốo 34
II. NHNG CHNH SCH XGN CA NH NC V A PHNG P DNG TRONG
THI GIAN QUA 34
1. Cỏc ch trng, chớnh sỏch v cụng tỏc XGN ca Nh nc 34
2. Cỏc chớnh sỏch v cụng tỏc XGN ca tnh, huyn. 38
3. Cỏc ch trng, chớnh sỏch khỏc cú liờn quan 40
II. THC TRNG ểI NGHẩO V CễNG TC XGN TNH H TNH TRONG GIAI
ON 2001- 2007 40



4

1. Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh 40
2. Một số kết quả đạt được về công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
trong giai đoạn 2001- 2007 42
2.1. Hỗ trợ các xã nghèo để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng 43
2.2. Hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo 44
2.3. Hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục 44
2.4. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở 44

2.5. Nâng cao kiến thức cho người nghèo và cán bô làm công tác XĐGN . 44
3. Đánh giá chung về kết quả XĐGN 45
3.1. Ưu điểm 45
3.2. Hạn chế 45
IV. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 47
1. Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ 48
1.1. Gia đình đông con ít lao động 48
1.2. Thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh, chi tiêu không có
kế hoạch 48
1.3. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm làm ăn 49
1.4. Thiếu đất, thiếu việc làm và không có nghề phụ kèm theo 49
1.5. Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa
được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp 49
1.6. Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu phương tiện sản xuất 50
1.7. Gặp tai nạn, bệnh tật, sức khoẻ yếu kém, đau ốm 50
1.8. Các tệ nan xã hội và các nguyên nhân khác 50
2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 51
3. Các yếu tố xã hội tác động 52
3.1 Nguyên nhân do lịch sử 52
3.2 Sự tham gia của cộng đồng 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIỂN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010 55
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN
NĂM 2010 55
1. Căn cứ 55
2. Phương hướng và mục tiêu của tỉnh về xoá đói giảm nghèo 56



5


2.1. Phương hướng 56
2.2. Mục tiêu về XĐGN 57

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 58
1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền
vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho
mục tiêu phát triển cộng đồng và XĐGN. 58
2. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo 59
2.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp 59
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn 60
3. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người
nghèo 61
4. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo
tiếp cận dịch vụ công 62
4.1. Về phát triển và sử dụng điện ở các xã nghèo 63
4.2. Về phát triển đường giao thông 63
4.3. Về phát triển thuỷ lợi nhỏ và cung cấp nước sạch cho các xã nghèo 65
4.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống phát thanh 66
5. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương trình kế hoạch hoá
cho người nghèo 66
5.1. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm
bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. 66
5.2. Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí y tế cho người nghèo 67
5.3. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hoá gia đình và giảm
tốc độ tăng dân số 68
6. Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ người nghèo 69
7. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo 69
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
KẾT LUẬN 73

TÊNTÀILIỆUTHAMKHẢO
7
5







6


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của trường, khoa Khoa
học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Hà Nội đã quan tâm dạy dỗ,
truyền thụ cho em những kiến thức khoa học trong suốt 4 năm học vừa qua.
Đặc biệt, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Văn Bưu đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài:
“Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010”
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là Phòng Kế hoạch Phát triển Kinh tế
ngành đã thường xuyên chỉ bảo em trong quá trình thực tập đồng thời giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân đã có sự cố gắng nỗ lực nhưng không tránh khỏi những
thiếu sót rất mong sự góp ý và cảm thông của thầy, cô giáo và cán bộ Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh để giúp em hoàn thiện hơn nữa.
Kính chúc các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân và toàn thể
cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tỉnh sức khỏe dồi dào và luôn thành

công trong công việc.
Em xin cảm ơn!








7

BẢNG LIỆT KÊ CÁC TỪ VIẾT TẮT

XĐGN Xóa đói giảm nghèo
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
KHCN Khoa học công nghệ
QĐ- TTg Quyết định của thủ tướng chính phủ
WB Ngân hàng thế giới
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
USD Đô la Mỹ
KCHT Kết cấu hạ tầng
ASXH An sinh xã hội
MTQG Mục tiêu quốc gia
Sở LĐTB&XH Sở Lao động, thương binh và xã hội
Ban MN&DD Ban Miền núi và di dân
BHYT Bảo hiểm y tế
UBND Uỷ ban nhân dân
VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn
BCH Ban chấp hành

CSHT Cơ sở hạ tầng
HĐND Hội đồng nhân dân
NSNN Ngân sách nhà nước
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình









8

BẢNG BIỂU

Biểu 1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói
Biểu 2: Phân bổ hộ đói nghèo theo vùng năm 2005 (theo chuẩn mới cho giai
đoạn 2006-2010)
Biểu 3: Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng
Biểu 4: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001- 2007
Biểu 5: Cơ cấu các nhóm cây trồng
Biểu 6: Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh năm 2007 (Đv: nghìn con
Biểu 7: Cơ cấu lao động năm 2007
Biểu 8: Dân số và nguồn lao động năm 2007
Biểu 9: Tình hình đói nghèo của tỉnh giai đoạn 2001- 2007
Biểu 10: Tình hình đói nghèo ở các huyện, thị xã năm 2005 và năm 2006
Biểu 11: Các mục tiêu chủ yếu của chương trình XĐGN giai đoạn 2006- 2010
















9

LỜI MỞ ĐẦU

“Nước nhà dành được độc lập, tự do mà dân vẫn còn đói nghèo, cực khổ
thì độc lập, tự do phỏng có ích gì. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”
(Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Do đó ngay từ ngày đầu của cách mạng, Người đã đặc biệt chăm lo đến
cuộc sống của người dân. Người coi dốt cũng là giặc, thứ “giặc nội xâm” này
cũng nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát động cuộc thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân ra sức tăng gia sản xuất.
Ngay từ ngày ấy, Người đã có tư tưởng sâu sắc về XĐGN, từng bước phấn đấu
cho đất nước phú cường, nhà nhà hạnh phúc.
Ngày nay, khi bước sang một thời đại mới CNH, HĐH nhưng chống đói
nghèo vẫn luôn là đề tài nóng bỏng, là vấn đề mang tính toàn cầu và đang thu
hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế.

Đối với Việt Nam, đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Xoá đói giảm nghèo, khuyến
khích làm giàu một cách chính đáng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước, đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào
phát triển con người nói chung và người nghèo nói riêng, tạo cơ hội cho họ hoà
nhập vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Hoà chung vào phong trào XĐGN của cả nước, với đặc điểm là một tỉnh
nghèo, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung
ương, các tổ chức Quốc tế. Đảng Bộ và nhân dân Hà Tĩnh sớm phát động việc
thực hiện phong trào XĐGN, tập trung phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo ổn
định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng góp phần thực hiện tốt công tác
XĐGN. Tuy nhiên sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống của các
tầng lớp dân cư diễn ra có ranh giới rõ rệt, là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm.
Mỗi giai đoạn tuy có nội dung và giải pháp khác nhau nhưng đều hướng
tới mục tiêu chung là nâng cao đời sống người dân, theo tâm niệm của Hồ Chí



10
Minh:“Làm cho người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá, giàu; người khá,
giàu thì giàu thêm”.
Kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được trong công cuộc XĐGN
giai đoạn 2001-2005, đang ở giữa chặng đường giai đoạn 2006-2010, nhưng
Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh vẫn luôn coi XĐGN là nhiệm vụ hàng đầu để
thực hiện mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em xin chọn đề tài thực tập của mình là:
“Giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010”
Nhằm đánh giá đúng thực trạng đói nghèo, tìm ra nguyên nhân và biện
pháp để XĐGN ở tỉnh Hà Tỉnh.
Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ đói nghèo qua điều tra ở địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh trong giai đoạn 2001- 2007, từ đó định hướng giải pháp XĐGN đến năm
2010.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về xoá đói giảm nghèo
Chương II: Thực trạng nghèo đói và công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh
Hà Tĩnh
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị thực hiện việc XĐGN ỏ Hà Tĩnh
đến năm 2010.











11
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO
Xã hội loài người đã phát triển qua nhiều nấc thang lịch sử do trình độ sản
xuất vật chất quyết định. Bằng lao động sản xuất, con người khai thác thiên
nhiên để tạo vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và nhu cầu khác. Năng
suất lao động càng cao thì của cải càng nhiều, nhu cầu sống được đáp ứng đầy
đủ hơn. Trái lại năng suất lao động thấp của cải vật chất thu được ít, con người
rơi vào cảnh nghèo đói.

Trong xã hội có giai cấp, những người bị áp bức bóc lột phải chịu cuộc
sống cùng cực, thêm vào đó thiên tai chiến tranh gây nên bao cảnh lầm than,
tang tóc. Đói nghèo không chỉ xuất hiện và tồn tại lâu dài dưới chế độ công xã
nguyên thuỷ, chế độ nô lệ, chế độ phong kiến với trình độ lực lượng sản xuất
kém phát triển mà ngay cả trong thời đại CNH, HĐH ngày nay với cuộc cách
mạng KHCN hiện đại lực lượng sản xuất cao chưa từng thấy, trong từng quốc
gia kể cả quốc gia có trình độ phát triển nhất nghèo đói vẫn tồn tại.
Bên canh sự giàu có phồn vinh của nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn, nhiều
cá nhân thì đồng thời nhiều quốc gia, nhiều vùng, nhiều gia đình rơi vào cảnh
nghèo khổ, khốn cùng. Trong xu thế toàn cầu hoá, sự chênh lệch giàu nghèo
ngày càng gia tăng thì vấn đề XĐGN càng trở thành nhiệm vụ và trung tâm của
cả cộng đồng và mỗi quốc gia. Chính vì vậy phải có quan điểm và cách giải
quyết phù hợp. Tuy nhiên mỗi quốc gia, mỗi khu vực nghèo đói phân chia ở
mức độ khác nhau, do đó ta xem xét vấn đề nghèo đói dưới hai quan niệm sau:
1. Quan niệm chung:
Trong đời sống thực tế cũng như trong nghiên cứu khoa học các vấn đề
KTXH, chúng ta thấy khái niệm đói, nghèo hay nghèo khổ, giàu nghèo, phân
hoá giàu nghèo. Ngay khái niệm đói nghèo nếu tách riêng để phân tích và nhận
dạng cũng thấy giữa đói và nghèo, trong cặp đôi này vừa có quan hệ mật thiết
với nhau, vừa có khác biệt về mức độ và cấp độ. Đã lâm vào tình trạng đói (mà



12
ý nghĩa trực tiếp của nó là đói ăn, thiếu lương thực thực phẩm để duy trì sự tồn
tại của sinh vật và con người) thì đương nhiên là nghèo. Đây vẫn thuần tuý là
đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế- vật chất. Nó khác với đói thông tin, đói
hưởng thụ văn hoá thuộc phạm trù đời sống tinh thần. Quan niệm về nghèo thì
có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Tất nhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn
có quan hệ mật thiết với đói. Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình

trạng hiểu nhiên của nghèo. Sự nghèo và nghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi
cái vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ra những biến cố
đột xuất của hoàn cảnh (thiên tai, đau ốm, bệnh tật, rủi ro…) là con người dễ
dàng rơi vào cảnh đói (đói khổ, đói rách). Ở đây ta xem xét hiện tượng đói
nghèo ở góc độ đời sống vật chất, góc độ kinh tế tức tính vật chất của nó.
Cần thấy rằng, tuy đói nghèo và phân hoá giàu nghèo biểu đạt nội dung
kinh tế, có nguồn gốc, căn nguyên kinh tế của nó, song với tư cách là một hiện
tưọng tồn tại phổ biến ở tất cả quốc gia dân tộc trong tiến trình phát triển, đói
nghèo và phân hoá giàu nghèo không bao giờ là hiện tượng kinh tế thuần tuý mà
thực chất là hiện tượng kinh tế- xã hội. Nhưng nó có những nội dung vật chất,
gốc rễ kinh tế bên trong và có quan hệ biện chứng với xã hội chính trị và văn
hoá. Như vậy, đói nghèo và phân hoá giàu nghèo là những khái niệm kép vừa có
mặt kinh tế vừa có mặt xã hội trong nội dung của nó, trong sự phát sinh diễn
biến của nó. Nhân tố chính trị và văn hóa cũng có phần tác động, gây ảnh hưởng
tới hiện trạng, xu hướng và cách thức giải quyết nó. Điều này đặc biệt rõ trong
sự vận động của kinh tế thị trường, của bước chuyển đổi mô hình, cơ chế, chính
sách quản lý, kể cả những biến đổi của cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội trong thời
kỳ quá độ như ở nước ta. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn, bởi vì đây là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp, biện pháp
xoá đói giảm nghèo ở nước ta, nhất là những vùng cư dân nông nghiệp- nông
thôn.
Thực tế cho thấy rõ, các chỉ số xác định đói- nghèo và giàu- nghèo luôn di
động. Ở một thời điểm, với mỗi vùng, mỗi nước nào đó, thì chỉ số đo được đói,



13
giàu, nghèo nhưng sang một thời điểm khác, so sánh một vùng khác, nước khác,
cộng đồng khác thì chỉ số đo đó có thể mất ý nghĩa. Đây là điểm giải thích vì sao
các nhà nghiên cứu lý luận về vấn đề đói nghèo và phân hoá giàu nghèo lại

thường gắn nó với lý thuyết phát triển.
Sau khi làm rõ những luận cứ chung như những tiền đề phương pháp luận,
chúng ta tìm hiểu quan niệm cụ thể về đói nghèo, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh
giá nó.
Vậy “đói nghèo” là gì?
Tại hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc- Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định
nghĩa nghèo đói như sau:“ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thoã mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của
các địa phương”.
Như vậy, đói nghèo gồm các khía cạnh cơ bản sau:
- Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu chí
thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.
- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo
dục và y tế.
- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia đình
hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ.
- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.
Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân làm
hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.



14
Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu

của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng
mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá nhân khác ở
phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so sánh bằng phương
pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ tương đối. Từ cách hiểu
chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo khổ có tính chất địa phương
và khu vực (trong vùng trong một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia
khác, giữa các quốc gia trong khu vực này với quốc gia thuộc khu vực khác…).
Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần chú ý
mấy điểm:
Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các nhu cầu cơ
bản, tối thiểu về đời sống vật chất.
Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân tính
theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông thôn và đô thị. Nó
liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng (calo) trên đầu người trong
ngày.
Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn vị
đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng làm thước đo.
Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chi
cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng của họ.
Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói thông
qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong năm.
2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam:
Do đặc thù của một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, đồng thời
qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu của các Bộ, Ngành đã đi đến thống
nhất cần tách riêng đói nghèo thành hai khái niệm riêng (Giáo trình kinh tế lao
động):




15
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2 tháng,
thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một
phần của nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở.
Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại,
giao tiếp.
Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào điều kiện
phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời kỳ.
II. XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1. Khái niệm
Xoá đói giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư có mức sống nghèo
đói được nâng cao, từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, biểu hiện ở tỷ lệ
và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèo là quá
trình chuyển bộ phận dân cư nghèo đói lên một mức sống cao hơn.
Ở khía cạnh khác, xoá đói giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều
kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời
sống mọi mặt của con người.
Ở góc độ người nghèo, xoá đói giảm nghèo là quá trình tác động tạo điều
kiện của cộng đồng xã hội, giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn
lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn,
giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Ở góc độ vùng nghèo: xoá đói giảm nghèo là quá trình thúc đầy phát triển
kinh tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản
xuất mới cao hơn.

2. Vai trò của công tác xoá đói giảm nghèo



16
Đói nghèo là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm
đến trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là một trong những mục
tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch 5 năm phát
triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy, XĐGN đóng một vai trò hết
sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:
2.1. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế
Nghèo đói đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự
phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo
điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững
chắc. Ngược lại sự phát triển kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự thành công trong
công tác XĐGN.
2.2. Xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển xã hội
Việc thực hiện xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những đối
với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
xã hội. Để làm nổi bật những cản trở của nghèo đói đối với sự phát triển xã hội
các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:
Biểu1: Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói

`








Như vậy, từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn
quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng. Vì vậy muốn cho
đất nước, vùng phát triển chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn chế
Nghèo đói

B
ệnh tật

Gia tăng dân s


Ô nhi
ễm môi
trường
Suy dinh dư
ỡng

Th
ất học

T
ệ nạn x
ã h
ội




17

gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân, hạn chế sự
thất học, nâng cao trình độ dân trí. Để đảm bảo phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn
đó thì chúng ta phải tháo gỡ từng mắt xích cụ thể chứ không làm chung chung ồ
ạt được.
2.3. Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội.
Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh với
nước bạn, vùng sâu, vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính
trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an
ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi
chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội
như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội. Do đói thực hiện
tốt XĐGN giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời sống, góp phần giữ vững
được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước.
2.4. Xoá đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá
Việt Nam đang tập trung phát triển nền văn hoá truyền thống đậm đà bản
sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá, cần xác định rằng: đói
nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá xã hội
và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người
trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. Ở một trình độ văn hoá thấp, đói nghèo luôn
là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi
nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng bái những tư tưởng lạc
hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và nhân
cách con người.
Chính vì vậy, đầy nhanh công tác XĐGN là một yếu tố quan trọng nâng
cao đời sống người dân, làm cho nền văn hoá phát triển cùng nhịp độ tăng
trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
III. CÁC CHUẨN ĐÓI NGHÈO:




18
Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức
độ giàu nghèo. Hiện nay, Việt Nam chưa có chuẩn đói nghèo thống nhất, trên
thực tế vẫn sử dụng một trong hai chuẩn sau để đánh giá đói nghèo.

1. Chuẩn đói nghèo quốc tế:
- Nghèo đói lương thực, thực phẩm: là những người có mức thu nhập
không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100 Kcal/người/ngày).
- Nghèo đói chung: Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực
thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% còn lại
là nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm
bảo thu nhập để đáp ứng cả hai yêu cầu trên.
Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam cho thấy: năm 1998
nghèo đói chung có mức chi tiêu là là 1,79 triệu triệu đồng/năm/người (cao hơn
đói nghèo lương thực thực phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ
đói nghèo chung năm 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương ứng
là 15%.
2. Chuẩn đói nghèo của Việt Nam:
Chuẩn mực đói nghèo năm 1997-1998 được xác định: (Hệ thống văn bản
về Bảo trợ xoá đói giảm nghèo)
- Hộ đói: là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 13kg
gạo/người/tháng, tương đương với 45000đ (áp dụng cho mọi vùng).
- Hộ nghèo: phân theo 3 vùng có mức thu nhập như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người
dưới 15kg gạo, tương đương 55000đ.
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người dưới 20kg gạo, tương đương với 70000đ.
+ Vùng thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu ngưòi dưới 25 kg gạo,
tương đương với 90000đ.
Cách xác định chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH mang tính chất tương đối

hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu nhập, dựa chủ yếu vào khả năng của những số



19
liệu có sẵn, cụ thể là khả năng tài chính hỗ trợ cho chương trình XĐGN, trên cơ
sở đó xác định chuẩn nghèo là mức thu nhập tối thiểu của từng khu vực vào nhu
cầu chi tiêu và tình trạng giá cả hàng hóa tiêu dùng ở các khu vực khác nhau.
Trong giai đoạn 1996-2000, Bộ LĐTBXH đã đưa ra chuẩn nghèo cho từng
khu vực như sau:
- Nông thôn, miền núi, hải đảo là 55.000 đồng/người/tháng.
- Nông thôn đồng bằng là 70.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị 90.000 đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 27/9/2001 trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá
đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” cụ thể như sau:
- Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị là 150.000 đồng/tháng.
Đến hết giai đoạn 2001-2005, do mức sống của nhân dân ngày càng cao,
cùng với chủ trương chung là từng bước tiếp cận các nước đang phát triển trong
khu vực về XĐGN. Do vậy, ngày 8/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
định 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006-2010. Theo quy định mới:
- Chuẩn nghèo dành cho khu vực nông thôn, áp dụng cho các hộ có mức
thu nhập bình quân đầu người là 200.000 đồng/người/tháng.
- Chuẩn nghèo dành cho khu vực thành thị, áp dụng cho các hộ có mức thu
nhập bình quân đầu người là 260.000 đồng/người/tháng.
Hội nhập quốc tế và khu vực đang đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là có
một chuẩn nghèo “ngang bằng” với khu vực. Trong khi Ngân hàng Thế giới

(WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo 2 USD/người/ngày (sức mua tương
đương) đối với các nước đang phát triển. Chuẩn nghèo của Trung Quốc,
Philippine hiện nay là 2USD, còn ở Thai Lan, Malaysia là 3USD thì chuẩn
nghèo ở Việt Nam tại thời điểm năm 2004 được quy đổi theo sức mua tương



20
đương mới chỉ là 0.95USD ở khu vực miền núi, 1.2USD ở khu vực nông thôn
đồng bằng và 1.7USD ở khu vực thành thị. Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng
một chuẩn nghèo thống nhất để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính
đến tiêu chí Quốc tế để so sánh.
3. Chuẩn đói nghèo của tỉnh Hà Tĩnh:
Việc đánh giá đói nghèo ở Hà Tĩnh hiện nay sử dụng chuẩn nghèo của Bộ
LĐTBXH áp dụng cho giai đoạn 2006- 2010.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội và kết quả thực hiện công
tác XĐGN ở Hà Tĩnh những năm qua:
- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh ta còn thấp, thua so với mức thu
nhập bỉnh quân đầu người của cả nước.
- Tỷ lệ đói nghèo Hà Tĩnh còn cao hơn mức bình quân đói nghèo cả nước,
(Tỷ lệ hộ đói nghèo Hà Tĩnh năm 2007 là 28,91%, cả nước là 14,7%).
- Nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động XĐGN còn nhiều hạn chế.
Từ những điều kiện trên, thời kỳ 2006- 2010 Hà Tĩnh chưa đủ điều kiện nâng
chuẩn đói nghèo trên mức chung cả nước. Chính vì vậy, chuẩn đói nghèo của cả
nước được Hà Tĩnh vận dụng để đánh giá thực trạng đói nghèo và để xây dựng
chương trình, dự án XĐGN thời kỳ 2006- 2010.
IV. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ ĐÓI NGHÈO
IV.1. Nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo:
Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Để
nhận biết một cách đầy đủ chúng ta có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân sau

đây:
2. Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ:
1.1. Gia đình đông con ít lao động:
Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập
bình quân của các thành viên trong hộ, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ
quả của đói nghèo. Hộ nghèo không có điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức
khoẻ sinh sản, chưa có kế hoạch hoá gia đình. Quy mô gia đình lớn làm cho tỷ lệ



21
người ăn theo cao và điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động
nên dẫn đến thiếu lao động.
1.2. Thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh, chi tiêu không có kế
hoạch:
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn
của nghèo đói và thiếu nguồn lực nên không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực,
điều này cản trở họ thoát khỏi đói nghèo. Người nghèo thiếu khả năng tiếp cận
các nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp để vay. Mặt khác đa số người
nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không
đúng mục đích. Nguồn thu nhập bếp bênh, tích luỹ kém nên họ khó có khả năng
chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống.
1.3. Do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định.
Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm
được việc làm tốt nên mức thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu,
không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo.
Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định về giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng
con cái…Điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng
thế hệ tương lai.
1.4. Do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới:

Vấn đề bệnh tật và sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi
tiêu của người nghèo làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải
gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu
chi phí cho khám chữa bệnh đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền
trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát
khỏi vòng đói nghèo. Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo, phụ
nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh
nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ
không hiểu sinh sản sức khỏe.



22
1.5. Người nghèo không có khả năng tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo
vệ quyển lợi hợp pháp:
Người nghèo và đối tượng hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn
thấp nên không có khả năng giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến
pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo
khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn
chế, phân bổ không đều, phí dịch vụ còn cao.
1.6. Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác:
Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày
và những biến động bất thường xảy ra với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do
nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ có khó
khả năng làm việc, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…). Với khả
năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn,
những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do
họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó
và khắc phục rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập của họ

hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể gặp rủi ro
hơn nữa.
2. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên:
- Đất đai dùng cho thâm canh cây lúa, diện tích bình quân đầu người thấp
- Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất. Bão lũ, hạn hán
thường xuyên xảy ra.
- Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn.
3. Các yếu tố xã hội tác động:
3.1. Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế:
Xuất phát điểm về kinh tế thấp kết hợp với chiến tranh lâu dài, gian khổ, cơ
sở vật chất bị tàn phá, nguồn lực bị giảm sút do mất mát trong chiến tranh. Đồng



23
thời trải qua nhiều cuộc khủng hoảng dẫn đến kiệt quệ về kinh tế ảnh hưởng đến
sự phát triển.
3.2. Sự tham gia của cộng đồng:
- Nhà nước:
Thể chế chính sách còn những mặt bất cập chẳng hạn như: chính sách đầu
tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước), chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất, tạo việc làm, hỗ trợ giáo dục, xoá đói giảm nghèo, chính sách trợ giúp cho
gia đình chính sách còn thiếu… chưa khuyến khích cho người nghèo tham gia
tích cực vào quá trình sản xuất và cải thiện cuộc sống.
- Các tổ chức chính trị -xã hội:
Các tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm
nghèo. Các hiệp hội cùng các sở, ban ngành, các huyện thị với nhiều hình thức
như Quỹ vì người nghèo, ủng hộ gia đình đặc biệt khó khăn, phong trào xoá nhà
tranh tre dột nát… Tuy nhiên sự đóng góp hỗ trợ còn hạn chế chưa thể khắc

phục được hiện tượng đói nghèo vẫn còn tiếp diễn.
- Các tổ chức quốc tế:
Kinh tế đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Sự hợp tác, liên
kết với các tổ chức còn ít. Vốn đầu tư vào các chương trình xoá đói giảm nghèo
còn thấp, song quản lý chưa tốt nên hiệu quả chưa cao.
IV.2. Đặc điểm của các hộ nghèo đói
- Phần lớn ngưòi nghèo từ nông nghiệp, 77% số người nghèo là nông dân
với trình độ học vấn thấp và ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất
(vốn, kỹ thuật, công nghệ…
- Đa số người nghèo tập trung ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa… có cơ
sở hạ tầng yếu kém, tài nguyên thiên nhiên khắc nghiệt đồng thời tình trạng hộ
nghèo có ít đất hoặc không có đất để canh tác do đó năng suất thấp. Cần phải
tiến hành ngay cải cách nhằm tạo việc làm phi nông nghiệp hơn.
- Các hộ có nhiều con hoặc ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt
dễ bị tổn thương khi phải gánh chịu thêm chi phí về y tế và giáo dục.



24
- Các hộ nghèo dễ bị tổn thương bởi những biến động bất thường xảy ra,
các hộ nghèo có thể bị tách biệt về mặt địa lý hoặc về mặt xã hội.
- Những người dân nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính
thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Người nghèo nhập cư
thành thị không có hộ khẩu gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ công cộng.
V. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM:
3. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam
Sau hơn 20 năm đổi mới với cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có sự
chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng GDP cao và tăng đều qua các năm, bình
quân khoảng 8.5% nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên Việt

Nam vẫn xếp trong nhóm 40 nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất
thế giới. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam vẫn đứng thứ 7. Tỷ lệ hộ nghèo còn
khá cao, cụ thể từ đầu những năm 1990 tỷ lệ các hộ ở mức rất cao, bình quân
khoảng 30-35%, năm 2000 còn 25%, năm 2005 là 26%, 2006 là 19%. Theo
chuẩn giai đoạn 2006-2010, cuối năm 2005, cả nước có khoảng 4.6% triệu hộ
nghèo, phân bổ hộ nghèo đói theo vùng như sau:
Biểu 2: Phân bổ hộ đói nghèo theo vùng năm 2005 (theo chuẩn mới cho
giai đoạn 2006-2010)
TT Các vùng Tỷ lệ so với vùng (%)

1 Đông Bắc 36.1
2 Tây Bắc 62.3
3 Đồng bằng sông Hồng 19.8
4 Bắc Trung Bộ 39.7
5 Duyên Hải miền Trung 23.3
6 Tây Nguyên 52.2
7 Đông Nam Bộ 10.2
8 ĐB sông Cửu Long 20.8

Cả nước 26.7
Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và xã hội



25
2. Một số giải pháp chống đói nghèo ở nước ta
Xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân nhân
gặp vô cùng khó khăn. Sau khi hoà bình lập lại, Đảng và Nhà nước ta đã sớm
xác định nghèo đói cũng chính là loại giặc và cần có giải pháp ngăn chặn. Với
chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng

đồng quốc tế, sự nỗ lực của dân, nước ta hiện nay đang dẫn đầu trên thế giới về
XĐGN, là một trong những thành công đáng ghi nhận. Việt Nam đã đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt vượt mức kế hoạch và cao nhất trong
10 năm qua là 8.5%. Công tác XĐGN đạt kết quả nổi bật trong mấy năm gần
đây, đặc biệt năm 2007 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 14.7% so với ( năm 1995
là 29%, năm 2000 là 25%, năm 2005 là 22%). Để đạt được những thành tựu đó,
đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đồng thời vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh đất nước trong từng thời kỳ, giải pháp do chính phủ tập trung vào
những mảng chính sau đây:
1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông để XĐGN trên diện rộng:
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đảm bảo sản xuất
phù hợp nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường.
- Mở rộng đào tạo nghề cho người dân nông thôn
- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp điều kiện người nghèo.
2. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người
nghèo:
- Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh.
- Khuyến khích người nghèo ở đô thị tự thoát nghèo với sự hỗ trợ của nhà
nước và cộng đồng dân cư
- Tăng cường hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm cho người nghèo.
- Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch đô thị, ưu tiên
dành quỹ đất cho người nghèo.
3. Phát triển KCHT tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo
tiếp cận các dịch vụ công:

×