Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

HÀNH VI đắp đập NUÔI tôm sú gây ẢNH HƯỞNG KINH tế của hộ LIỀN kề tại xã EA ô HUYỆN EAKAR TỈNH đăk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.12 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC………………………………………

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
HÀNH VI ĐẮP ĐẬP NUÔI TÔM SÚ GÂY ẢNH HƯỞNG KINH
TẾ CỦA HỘ LIỀN KỀ TẠI XÃ EA Ô HUYỆN EAKAR TỈNH

ĐĂK LẮK
Sinh viên thực hiện: …………………
Lớp: ...................................................
Mã số SV: ……………………………

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS …………………

……., năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình quý báu của
PGS.TS …………….., được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của Trường Đại
học………………
Nhân đây cho phép tơi được tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS …………. người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua, tơi cũng xin chân
thành cảm ơn những ý kiến đóng góp, những nhận xét q báu của các thầy cơ giáo
giúp tơi hồn thành bài tiểu luận của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, nhà lãnh đạo bè đã ln
động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm tiểu luận
……, tháng 10 năm 2020
Học viên

…………………………



A. MỞ ĐẦU

Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình,
trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh
tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác do pháp luật quy định. (M.T.T. Xuân và Đ.T.T. Hiền, 2003)
Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển ở
nhiều nước trên thế giới. Sự trường tồn của hình thức sản xuất này đang tự chuyển
mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội, góp phần quan trọng vào sự
phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.
Ở Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có vai trị và ý nghĩa to lớn, bởi vì nước
ta bước vào nền kinh tế thị trường với gần 80% dân số đang sinh sống ở nông thôn
với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sản xuất phổ biến.
Đây là mơ hình kinh tế có vị trí quan trọng trong q trình chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình khơng phải là một thành phần kinh tế, nhưng là
một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các
thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia
đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ
điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vơ hạn về
mọi hoạt động của mình. ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nơng
thơn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nơng dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu
thủ cơng nghiệp. Kinh tế hộ gia đình hiện đang phát triển và hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh
Theo kết quả Tổng điều tra nông nghịêp nông thôn năm 2017 do Tổng cục
Thống kê thực hiện, thì kinh tế hộ gia đình hiện đang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết việc làm, góp phần

XĐGN cho nhiều địa phương trên cả nước. Hiện khu vực nơng thơn có 13,07 triệu
hộ, chiếm 73% dân số cả nước và thu hút 2/3 lực lượng lao động toàn xã hội. Trong


đó, tỷ trọng nhóm hộ cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và xây dựng từ 1,6% năm
2018 tăng lên 5,8% năm 2019, nhóm hộ dịch vụ tăng từ 6,4% tăng lên 10,6%, nhóm
hộ nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 89,33% xuống cịn 80,93%. Cơ cấu lao
động nơng thơn cũng có chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Năm 2001: 79,6% lao động
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng, 11,5% lao
động dịch vụ.
Theo tổng điều tra lao động và việc làm năm 2018, cả nước có trên 43 triệu
lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 56%. Lao động nông thôn bước đầu
chuyển dịch theo hướng đa ngành nghề, hiện có 77,4% lao động nông nghiệp làm
nông nghiệp thuần tuý, 22,6% lao động nơng nghiệp kiêm các ngành nghề khác. Cịn
theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2005, cả nước có khoảng 160.000 doanh nghiệp
và 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Các loại doanh nghiệp và hộ này đã tạo ra nhiều
ngành nghề thu hút nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước; góp phần làm cho nền
kinh tế phát triển sôi động và linh hoạt hơn, khai thác được nguồn lực còn tiềm ẩn
trong dân cư phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tại một
số địa phương, đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất
Đắc Lắk trong những năm qua, nhờ vào chính sách và sự quan tâm, coi trọng
của các cấp ủy, chính quyền địa phương đến cơng tác phát triển kinh tế hộ gia đình,
tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tựu phát triển
khả quan. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.
Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 5% - 8%, đến 31/12/2018tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh
còn 27,41%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 10,52%. (Báo cáo “Tổng kết 15 năm thực hiện
tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2003-2018 và định hướng hoạt động đến năm
2020” – UBND tỉnh Đắc Lắk).
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu, tỉnh Đắc Lắk đã xây

dựng chương trình và các đề án thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ động sản xuất và cung ứng giống tốt, tăng nhanh
giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác. Theo đó, tập trung khai thác triệt để tiềm
năng về đất đai, khí hậu, nhu cầu của thị trường, thực hiện 'liên kết 4 nhà' để nâng
cao hiệu quả sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp và ni trồng thủy hải sản.


Trước đây, nghề nuôi tôm ở Đắc Lắk chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong
nước và sản xuất phần lớn dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có sẳn
nên người ta rất ít quan tâm đến việc làm thế nào để nâng cao sản lượng tôm ni
trồng trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu về các mặt
hàng thủy sản nói chung và mặt hàng tơm nói riêng khơng ngừng tăng cao, trở thành
một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của đất nước. Chính vì vậy, vấn đề hiệu quả
kinh tế trong nuôi tôm đang dần được quan tâm nhiều hơn, hiệu quả kinh tế trong
nuôi tôm phản ánh kết quả sản xuất và trình độ sản xuất của những người nuôi tôm
trong sự tác động của nền kinh tế thị trường (giá cả), nó giúp người dân biết được
việc sử dụng các nguồn lực có hạn (diện tích mặt nước, vốn, lao động..)
Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là tôm sú đang phát triển mạnh ở xã
Ea ô huyện Eakar tỉnh Đăk Lắk. Các vùng nước ngọt, ngập mặn, nước lợ ven biển
được người dân sử dụng nuôi thủy sản, nuôi tôm với trồng lúa, trồng rừng đạt hiệu
quả cao, trở thành vùng nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản chủ lực của tỉnh, mang lại
nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân.Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó,
nghề ni tơm ở đây đang gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều bức xúc giữa các hộ
nuôi tôm về vấn đề thiệt hại kinh tế của các bên

B. NỘI DUNG
1. Mơ tả tình huống


Tại ấp S, xã Ea ô huyện Eakar tỉnh Đăk Lắk, ông Nguyễn Văn D thuê một số

công nhân đắp đập xẻo G, ngăn dịng nước khơng cho nước chảy để ni tơm sú,
(xã Ea Ơthuộc vùng quy hoạch 01 vụ lúa, 01 vụ tơm). Vì vậy những hộ bên trong
khơng có nước để trồng lúa và ni tơm sú, trong đó có hộ bà Nguyễn Thị H cũng
có ao nuôi tôm sú nằm liền kề với vuông tôm của ông Nguyễn Văn D (mé trong).
Vì nước không chảy vào ao của bà Nguyễn Thị H, dẫn đến một số lượng tôm sú của
bà H bị chết, làm thiệt hại về kinh tế.
Trước tình hình đó bà H đến báo với trưởng Thơn A, trưởng Thơn A báo cáo
với Bí thư chi bộ ấp và Chủ tịch UBND xã.
Sau đó Chủ tịch UBND xã cử cán bộ đến hiện trường xác minh và lập biên
bản đình chỉ việc đắp đập của ông D (lúc này mặt đập đã tiến hành khoảng 60%
cơng trình).
Ngày 16 tháng 11 năm 2018, UBND xã có thư mời ơng Nguyễn Văn D đến
giải quyết theo đơn yêu cầu của bà Nguyễn Thị H.
Qua xác minh, nguồn gốc xẻo G đã có từ lâu và được thể hiện trên bản đồ số
01 của xã B. Căn cứ từ đơn yêu cầu, biên bản xác minh và bản đồ hành chính, UBND
xã Ea Ơ buộc ơng D tháo dỡ cơng trình, trả lại hiện trạng ban đầu cho xẻo G. ông D
đồng ý ký tên vào biên bản, đồng thời phân công Trưởng ấp S vả Tổ trưởng tổ NDTQ
giám sát q trình ơng D thực thi quyết định. 10 ngày sau ông D không thực hiện
tháo dỡ mà cịn tiến hành th cơng nhân đắp đập cơng trình và đã hồn thành.
UBND xã ra quyết định buộc ơng D phải tháo dỡ ngay cơng trình và thực hiện theo
biên bản đã ký trước đây.
Là Chủ tịch UBND xã B, đồng chí giải quyết tình huống trên như thế nào?

* Phân tích tình hình


Đây là tình huống xảy ra thường ngày trong cuộc sống xã hội. Mâu thuẫn về
lợi ích kinh tế giữa một bên là ông Nguyễn Văn D thuê một số cơng nhân đắp đập
xẻo G, ngăn dịng nước khơng cho nước chảy, gây ảnh hưởng đến việc nước chảy
vào ao của bà Nguyễn Thị H và một số hộ dân bên trong.

Về phía bà Nguyễn Thị H đã thực hiện đúng quyền của mình là thơng báo đến
chính quyền địa phương thơng qua Trưởng ấp và về sau có đơn yêu cầu giải quyết,
xét về bản chất bà H đã chính thức thực hiện việc khiếu nại hành vi của ông D làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của bà và các hộ khác sống nơi đây
Chủ tịch UBND xã Ea Ôkịp thời thành lập đoàn để xác minh nguồn gốc đất
và lập biên bản đình chỉ việc đắp đập của ông D (lúc này mặt đập đã tiến hành
khoảng 60% cơng trình).
Việc UBND xã buộc ơng D tháo dỡ cơng trình, trả lại hiện trạng trước đây
cho xẻo G, nhưng do chủ quan và chưa dự báo được sự việc có thể xảy ra theo chiều
hướng xấu (trường hợp ơng D khơng tự nguyện tháo dở cơng trình) nên khơng đưa
ra thời hạn tháo dỡ và không phân công giám sát, hỗ trợ việc tháo dỡ của ông D
(phân công cho Trưởng ấp và tổ nhân dân tự quản giám sát, báo cáo để có biện
pháp ngăn chặn kịp thời, tránh gây hậu quả nghiêm trọng hơn) nên mặc dù ông D
có ký tên vào biên bản, nhưng 10 ngày sau ơng D khơng thực hiện, ngược lại cịn
th người đắp đập hồn thành cơng trình. Điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng
hơn (thời gian xử lý vụ việc kéo dài, ảnh hưởng lợi ích kinh tế các hộ dântrong khu
vực và có thể dẫn đến hành vi vi phạm của ông D tăng dần về sau, tội của ơng sẽ
nặng hơn, hao phí lớn hơn).
Ba ngày sau (tức là 13 ngày sau, kể từ ngày ông D ký biên bản tháo dỡ),
UBND xã ra quyết định buộc ông D trong 7 ngày phải tháo dỡ. Lúc này rõ ràng tình
huống ơng D khơng thực hiện tháo dỡ đập có khả năng cao hơn và kết quả đúng như
vậy vì sau 7 ngày ơng D vẫn khơng thực hiện.

Đây là dạng tình huống về tổ chức thực hiện quyết định nhưng không được
thực hiện.


*

Cơ sở pháp lý


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2013.
Căn cứ Điều 28, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm
2012 và sửa đổi, bổ sung ngày 02 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND xã
Luật dân sự để xử lý hành vi đắp đập gây ảnh hưởng kinh tế của hộ liền kề
(Bộ luật Dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố
XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14 tháng 6 năm 2005).
Điều 17, 18, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 34 Luật khiếu nại tố cáo số 02/2011/QH13
ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội.
*Nguyên nhân và hậu quả
+Nguyên nhân
Nguyên nhân xảy ra tình huống trên do lỗi vi phạm của ông Nguyễn Văn D.
Mức độ cố ý làm trái pháp luật cứ tăng dần, đó là ơng D thiếu kiến thức về pháp
luật, đó là ơng D đã tiếp tục làm cơng trình sau khi đã có biên bản xác nhận việc
tháo dỡ cơng trình, nhưng ơng chậm thực hiện. Đây là sai phạm của ông không thi
hành quyết định do Chủ tịch UBND xã ra.
Ơng D chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình mà quên đi quyền lợi của bà con
ở xẻo đất bên trong. Ơng cũng khơng nghĩ đến hậu quả của việc ngăn dịng chảy của
nguồn nước đã có từ lâu đời.
Lãnh đạo địa phương chưa kiên quyết khi xử lý tình huống, vì vậy ơng D nâng
dần mức độ vi phạm của mình.
+Hậu quả
Phạm vi ảnh hưởng của tình huống này là mâu thuẫn có thể dẫn đến xung
đột giữa các hộ dân với ông D gây mất tình đồn kết, gắn bó vốn là đặc trưng của
nơng thôn Việt Nam.


Vấn đề cần giải quyết của tình huống là ơng D phải nhận ra được lỗi vi phạm

của mình, nhanh chóng tháo dỡ cơng trình giữ được tình đồn kết giữa các hộ gia
đình bên trong.
Vì xã Ea Ơthuộc vùng quy hoạch 01 vụ lúa, 01 vụ tôm, cho nên việc trồng
lúa, ni tơm khơng chỉ riêng có hộ của ông D mà còn là nguồn kinh tế của các hộ
dân khác (bên trong nguồn nước).
Hành vi ngăn dòng chảy của hộ ơng D cịn ảnh hưởng đến đất cơng cộng do
UBND xã nơi đây quản lý. Từ đó tình huống trên cần giải quyết kịp thời nhằm đảm
bảo đời sống cho dân cư nơi đây.
2. Phương án giải quyết tình huống
Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định “ Chủ tịch UBND có trách nhiệm giải
quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân”. Do vậy, Chủ tịch UBND xã
có trách nhiệm giải quyết hoặc cũng có thể uỷ quyền cho cấp phó.
Với vai trị là Chủ tịch UBND xã, tình huống trên nên giải quyết như sau:
Tổ chức kiểm tra, tìm hiểu ngun nhân vì sao hộ ơng D khơng tháo dỡ cơng
trình, chỉ ra các vi phạm, kết hợp với tổ chức hoà giải, xử lý.
Chỉ đạo các ngành, đồn thể xã, ấp vận động để ơng D thực hiện quyết định
của Ủy ban nhân dân xã Ea Ơtháo dỡ cơng trình vi phạm, trả lại dịng nước chảy cho
xẻo G. Chú ý: phương án tiếp tục vận động, thuyết phục là chính.
Nếu sau khi thuyết phục, vận động mà ông D vẫn không chấp hành quyết định
của UBND xã Ea Ơlà tháo dỡ cơng trình vi phạm. Chủ tịch UBND xã Ea Ôtiếp tục
ra quyết định cá biệt xử phạt vi phạm hành chính đối với ơng D và buộc ơng D phải
tháo dỡ ngay cơng trình vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu của xẻo G. Lấy đó làm
căn cứ để tiếp tục xử lý các hình thức tiếp theo (bằng hình thức cưỡng chế, tháo dỡ
cơng trình) nếu như ơng D vẫn cố tình vi phạm.
Đối với cán bộ phụ trách ấp S chậm báo cáo với chính quyền địa phương, vì
khi bà H báo đến Chủ tịch UBND xã Ea Ơthì cơng trình đã thực hiện 60%. Nếu ấp
phát hiện sớm hơn hoặc hộ bà H báo với UBND xã sớm hơn (lúc chuẩn bị khởi công



cơng trình) thì Chủ tịch UBND xã cử cán bộ địa chính và các ngành chức năng
xuống đình chỉ ngưng ngay, sẽ không thiệt hại nhiều.
3. Tổ chức thực hiện
Quy trình, thủ tục ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ cơng trình là hợp tình, hợp lý,
đúng thẩm quyền, đúng pháp luật nên sau khi kết luận bắt buộc ông D phải tháo dỡ
cơng trình, nếu khơng chính quyền cho cưỡng chế. Yêu cầu đặt ra quá trình tháo dỡ
và kết thúc đúng theo kế hoạch đã định. Trong quá trình tháo dỡ phải có sự chứng
kiến của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã Ea Ơ(thể hiện sự gắn trách nhiệm của chính
quyền khi tham gia giải quyết tình huống)
Ngoài việc giám sát tiến độ thực hiện, Chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã phải xem
xét, đánh giá mức độ tháo dỡ, dư luận sau khi tháo dỡ công trình sau khi có kết luận
xử lý.
Chủ tịch UBND xã báo cáo kịp thời hướng giải quyết đến lãnh đạo cấp trên; công
khai thông tin nội dung xử lý, đồng thời chỉ đạo các bộ phận liên quan, đặc biệt là
Trưởng ấp S, Tổ trưởng tổ nhân dân tự quản nơi có tình huống xảy ra thơng tin về
phương án giải quyết để nhân dân nơi đây nắm và có sự ngăn ngừa sự tái phạm như
các trường hợp trên.
Quyết định của Chủ tịch UBND xã Ea Ô ban hành (có thể khi ra quyết định thiếu
căn cứ Luật để chứng minh việc làm sai của ông D) nhưng ông D khơng thực hiện,
điều này ngồi lỗi của ơng D, trong đó có lỗi của cán bộ địa phương khơng kịp thời
phát hiện, ngăn chặn việc làm sai trái của ông D.
Đối với bộ phận làm công tác tuyên truyền, thuyết phục chưa sâu, chưa sát đối với
ông D.
Chủ tịch UBND xã chưa kiên quyết trong xử lý sai phạm của hộ gia đình ơng D.
Cán bộ phụ trách ấp chưa làm tròn trách nhiệm, chậm báo cáo đến UBND xã nắm,
làm cho vụ việc phức tạp, kéo dài.
Chủ tịch UBND xã chỉ đạo các bộ phận cấp dưới thực hiện việc thông tin cho
nhân dân nắm những văn bản qui định liên quan đến kết quả xử lý tình huống trên,
mục đích giúp cho nhân dân thấy được rằng hộ ông D đã nhận ra những thiệt hại đối
với các hộ dân bên trong, trong đó có gia đình bà H. Bà H cũng thấy được nhu cầu



ni tơm của ơng D và cần có sự thơng cảm với nhau. Đây là mục đích mà bất cứ
người lãnh đạo, quản lý nào cũng mong đạt đến.
4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị
4.1.Kết luận
Ngành nuôi tôm cũng như các ngành kinh tế khác, trong quá trình sản xuất kinh
doanh bao giờ cũng có người làm có lãi, người hòa vốn và người bị thua lỗ. Nếu hộ
nào ni đúng kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm, có đủ vốn và đầu tư hợp lý thì hộ đó
sẽ thu được lợi nhuận cao, nhờ đó mà các hộ có điều kiện tích lũy để đầu tư mở rộng
sản xuất. Ngược lại thì bị thua lỗ hoặc hịa vốn.
Ðể nghề nuôi tôm sú ở xã Ea ô huyện Eakar tỉnh Đăk Lắk phát triển bền vững,
địa phương đang tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó chú trọng
hoàn thiện quy hoạch phát triển thủy sản một cách đồng bộ, nhất là quy hoạch thủy
lợi phục vụ cho NTTS; đầu tư các trại sản xuất con giống có quy mơ lớn, bảo đảm
chất lượng; mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, xem đây là mặt hàng công
nghiệp để có mức đầu tư thỏa đáng; tổ chức hệ thống đại lý cung cấp thức ăn, thú y
thủy sản; tăng cường công tác khuyến ngư nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho
người ni; chủ động tìm các giải pháp vượt qua khó khăn, hạn chế tối đa những
mâu thuẫn, tranh chấp làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các bên.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
- Củng cố các ban quản lý vùng nuôi trên địa bàn xã; tăng cường kiểm tra tình
hình phát triển tơm ni, thống kê chặt chẽ diện tích thả giống, diện tích tơm nuôi
trên địa bàn xã, kịp thời phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng để hỗ trợ
xử lý những mâu thuẫn tranh chấp giữa các hộ nuôi tôm trong cùng khu vực. Thường
xuyên theo dõi và phát hiện để kịp thời thông tin cho các cơ quan chức năng xử lý
các trường hợp vi phạm
- Việc quy hoạch vùng nuôi thủy sản phải dựa vào điều kiện sinh thái, sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có; cải tạo, đầu tư các cơng trình
thủy lợi nhằm đáp ứng u cầu của ni thủy

- Triển khai thực hiện các dự án, mơ hình sản xuất thí điểm về ni tơm
cơng nghiệp.


- Đề nghị có chính sách hổ trợ giá giống, nhất là nguồn giống ni đối với
diện tích chuyển đổi, tăng cường quản lý sản xuất giống trên địa bàn, kiểm soát chặt
chẻ chất lượng giống các tỉnh nhập về, kiểm tra chất lượng thức ăn cơng nghiệp, hóa
chất thuốc phịng trị bệnh nhằm hạn chế hàng hố khơng đảm bảo chất lượng để ngư
dân yên tâm đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thủy sản phát triển và hội nhập, NXB Nông nghiệp, 2013
2. Tôn Nữ Hải Âu, Bài giảng Kinh tế Thủy sản, Đại học kinh tế - Huế.
3. Trần Văn Hịa, Bài giảng Kinh tế nơng nghiệp, Tài liệu lưu hành nội bộ.
4. Mai Văn Xuân, Phan Văn Hịa, Hiệu quả kinh tế ni tơm sú tại Đắc Lắk, Kỷ
yếu hội thảo Đại học Tây nguyên, 2015.
5. Nguyễn Tài Phúc, Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản vùng khí hậu lạnh,
Hà Nội, 2005.
6. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắc Lắk giai đoạn 2014 – 2018



×