Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI THẢO LUẬN THỨ 3 SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.61 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2

BÀI THẢO LUẬN THỨ 3
SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Danh sách thành viên:
Họ và tên

Mã số sinh viên

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

Lê Thị Bích Loan

1753801011107

Nguyễn Thị Thu Mai



1753801011113

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

Ngày 21/3/2020


BÀI THẢO LUẬN THỨ BA
SÁNG CHẾ VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
A.1. Lý thuyết:
1. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp
Bằng độc quyền sáng chế.

2. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên.
Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?
v Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:
1 />
2


Theo Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định về
nguyên tắc nộp đơn đầu tiên cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng đối với sáng chế trong

trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký bảo hộ cùng một sáng
chế thì văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên
hoặc ngày nộp đơn sớm nhất nhất, văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một đơn duy
nhất trong số các đơn đó theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn Nếu
khơng thỏa thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thứ hai, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng đối với kiểu dáng cơng
nghiệp trong trường hợp có từ hai đơn yêu cầu cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp trở lên cho cùng một kiểu dáng công nghiệp, nếu các kiểu dáng công
nghiệp này đáp ứng được điều kiện bảo hộ thì đơn hợp lệ nào sớm nhất sẽ được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cịn các đơn nộp muộn hơn sẽ bị từ chối.
Thứ ba, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được áp dụng cho Đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu khi có hai hay nhiều chủ thể cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một nhãn
hiệu hàng hóa hay các nhãn hiệu hàng hóa tương tự nhau có khả năng gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng thì cơ quan đăng ký sẽ phải lựa chọn việc cấp văn bằng bảo hộ
cho ai có đơn đăng ký nộp sớm nhất.
Như vậy, từ những phân tích nêu trên thì ngun tắc nộp đơn đầu tiên sẽ được áp
dụng cho việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp là sáng
chế kiểu dáng công nghiệp nhãn hiệu khi áp dụng nguyên tắc này địi hỏi những người
có sáng chế kiểu dáng cơng nghiệp nhãn hiệu phải nhanh chóng nộp đơn khơng được
chậm trễ để đăng ký cấp văn bằng bảo hộ.
Mỗi giải pháp kỹ thuật chỉ có thể được cấp một bằng độc quyền sáng chế giải
pháp hữu ích từ đó ngăn cấm người khác khai thác khi không được sự cho phép của
chủ sáng chế chế chứng minh được tính sáng tạo tính mới có khả năng áp dụng cơng
nghiệp của sáng chế đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu và tác giả.
Nguyên tắc này được áp dụng cho đối tượng là những người cùng tìm ra một giải
pháp kỹ thuật và cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế.
v Nguyên tắc nộp đơn ưu tiên:

Theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định về
nguyên tắc nộp đơn đầu tiên cụ thể như sau:

Nguyên tắc ưu tiên sẽ được áp dụng khi mà có từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên cùng
tiến hành đăng ký bảo hộ cho một đối tượng bảo hộ tương tự nhau hoặc là trùng nhau.
Nguyên tắc ưu tiên được áp dụng dựa trên cơ sở của đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ đầu
tiên. Đơn đăng ký bảo hộ này được nộp tại một quốc gia là thành viên của điều ước
3


quốc tế quy định về quyền ưu tiên. Sau đó một khoảng thời gian nhất định; cá nhân, tổ
chức này lại tiến hành lại tiến hành yêu cầu bảo hộ đối tượng đó tại một quốc gia khác
là thành viên của điều ước quốc tế đó. Và đơn nộp sau này được coi như là đã được
nộp cùng ngày với đơn yêu cầu bảo hộ đầu tiên. Việc nộp đơn như trên là bảo vệ
quyền lợi của các cá nhân, tổ chức tránh bị “ăn cắp ý tưởng” khi tiến hành nộp đơn
không cùng lúc tại các quốc gia khác nhau.
Để được hưởng quyền ưu tiên, đơn đăng ký bảo hộ cần đáp ứng một số điều
kiện sau:
– Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên

của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như
vậy với Việt Nam.
– Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác cư trú hoặc có

cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác.
– Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao

đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
– Nộp đủ lệ phí u cầu hưởng quyền ưu tiên

3. Trình bày các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng
cơng nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp được quy
định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Một số đối tượng
không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng cơng nghiệp như sau:
Một là: Hình dáng bên ngồi của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt
buộc phải có. Kiểu dáng cơng nghiệp chú trọng bảo hộ hình dáng bên ngồi của sản
phẩm khi hình dáng đó có những đặc tính thẩm mỹ riêng biệt nhất định. Những sản
phẩm có hình dáng bên ngồi do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt có thì khơng được
bảo hộ. Bởi lẽ, nếu hình dáng của sản phẩm bắt buộc phải có thì hình dáng đó phải là
tài sản của cộng đồng và bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể tiếp cận được và
không bị hạn chế nào từ bất cứ cá nhân, tổ chức nào.2
Hai là: Hình dáng bên ngồi của cơng trình xây dựng dân dụng hoặc cơng
nghiệp. Các cơng trình này được tiến hành xây dựng trên cơ sở bản vẽ thiết kế theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bản vẽ đó được bảo hộ dưới dạng tác
phẩm kiến trúc theo quy định về quyền tác giả. Nếu tổ chức hay cá nhân nào dùng bản
vẽ đó để xây dựng một cơng trình khác mà khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền
2 Nguyễn Hồ Bích Hằng, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2019, trang 241.

4


tác giả hay tác giả thì bị xem là hành vi vi phạm quyền tác giả. Tuy vậy, bản thân cơng
trình xây dựng đó khơng được bảo hộ cho hình dáng bên ngồi của cơng trình nên chủ
thể khác có thể tiến hành mơ phỏng, xây dựng lại.3
Ba là: Hình dáng của sản phẩm khơng nhìn thấy được trong q trình sử dụng
sản phẩm. Bởi bản chất của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là nhằm đảm bảo
những sáng tạo liên quan đến hình dáng, mẫu mã bên ngồi của sản phẩm tránh khỏi
các hành vi xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh. Do đó, nếu hình dáng của sản phẩm
khơng nhìn thấy được trong q trình sử dụng sản phẩm thì khơng thể bảo hộ dưới
dạng kiểu dáng công nghiệp. Việc yêu cầu bảo hộ trong trường hợp này sẽ gây ra sự

lãng phí về thời gian, cơng sức, chi phí của cơ quan chức năng cũng như chủ sở hữu
kiểu dáng đó; đồng thời cũng khơng có ý nghĩa pháp lý thiết thực

A.2. Bài tập:
1. Ơng A là chuyên viên thiết kế nội thất trong công ty M. Giữa ơng A và cơng ty
M có ký kết hợp đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các
nội dung khác. Trong quá trình làm việc, ơng A được cơng ty giao nhiệm vụ thiết kế
một bộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất). Bộ bàn ghế này sau đó được
đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Câu hỏi:
a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
trên. Chủ thể nào có quyền đăng ký đối với kiểu dáng cơng nghiệp này? Giải
thích và nêu cơ sở pháp lý.
Tác giả: ơng A vì A là chuyên viên thiết kế người trực tiếp thiết kế bộ bàn ghế
(khoản 1 Điều 122 Luật SHTT).
Chủ sở hữu: công ty M - chủ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp đó và chỉ M có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng
bộ bàn ghế trên (khoản 1 Điều 121 Luật SHTT).
Quyền đăng ký: công ty M (trừ trường hợp M và A 2 bên có thỏa thuận khác) vì
M là tổ chức đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho tác giả là ơng A dưới hình thức giao
việc (điểm b khoản 1 Điều 86 Luật SHTT).
b) Ông A và cơng ty M có những quyền gì đối với kiểu dáng công nghiệp
trên?
v Quyền của chủ sỡ hữu (Cơng ty M) có các quyền tài sản:
-

Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN

3 Nguyễn Hồ Bích Hằng, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam 2019, trang 243.


5


-

Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN (Điều 125)

-

Định đoạt đối tượng SHCN (chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền
quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp trong chương X Luật SHTT)
v Quyền của tác giả (Ông A) có quyền tài sản và quyền nhân thân:

-

Quyền tài sản: Quyền sửu dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệp và Quyền
nhận thù lao

-

Quyền nhân thân: (i) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp (ii) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu
dáng công nghiệp (Điều 122 Luật SHTT)

c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
bộ bàn ghế trên khơng có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng
kiểu dáng cơng nghiệp do mình sở hữu?
Cơ sở pháp lý: Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2019
Theo như cơ sở trên, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp bộ bàn ghế trên

khơng có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp
do mình sở hữu trong các trường hợp được quy định tại khoản 2, 3 Điều 125 Luật
SHTT 2019. Một vài trường hợp điển hình như:
 Điểm a khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2019: “Sử dụng sáng chế, kiểu dáng

cơng nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi
thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy,
thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép
sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm”;
 Điểm e khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2019: “Sử dụng thiết kế bố trí khi

khơng biết hoặc khơng có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ”;
 Điểm h khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2019: “Sử dụng một cách trung thực

tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị,
nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ”
2. Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số
96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trong
Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi:
a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai
tạo ra? Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa?
Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp bạc trắng nắng mưa tự cuốn là do ông Đỗ
Thành Đồng tạo ra. Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ
cụ thể:
6


“Ngày 29 tháng 9 năm 2005 cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp số 8595 đối với kiểu dáng bạt chắn nắng mưa tự cuốn cho công ty
Thành Đồng ... ngày 9 tháng 5 năm 2006 cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền

Sáng Chế số 563 với sáng chế bạc trắng nắng mưa tự cuốn cho công ty Thành
Đồng...”
b) Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay
khơng? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này?
Cơ sở Ngọc Thanh có biết việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn”
Đoạn trong bản án thể hiện điều này là:
Hội đồng xét xử nhận thấy: sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đang có
tranh chấp đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cấp Bằng độc
quyền kiểu dáng công nghiệp số 8595 ngày 29/9/2005 và Bằng độc quyền sáng chế
số 5633 ngày 09/5/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản phẩm này được bảo hộ độc
quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc thẩm định và cấp bằng độc quyền, Cục sở
hữu trí tuệ đã tiến hành đúng và đầy đủ các trình tự theo quy định của pháp luật,
chính cơ sở Ngọc Thành có biết nhưng khơng khiếu nại gì. Tuy nhiên cơ sở
Ngọc Thanh vẫn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự
cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và Bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp mà không được sự đồng ý của Công ty Thành
Đồng và khi có tranh chấp khơng xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào thể hiện
việc sản xuất kinh doanh loại sản phẩm này là hợp pháp
c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt
chắn nắng mưa tự cuốn” có được Cơng ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn
nào của bản án thể hiện điều này?
Cơ sở Ngọc Thanh không được Thành Đồng đồng ý thể hiện ở đoạn "Tuy
nhiên, cơ sở Ngọc Thanh vẫn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn
nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế cơng
nghiệp và bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp mà không được sự đồng ý của
công ty Thành Đồng".
d) Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với

sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không?
Cơ sở pháp lý: Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp là:

7


Trong trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn
đăng kí kiểu dáng cơng nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị những điều
kiện cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng cơng
nghiệp trong đơn đăng kí nhưng được tạo ra 1 cách độc lập thì người đó được
quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử
dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin hoặc trả tiền đền bù cho kiểu
dáng công nghiệp được bảo hộ.
Trong trường hợp trên, Cơ sở Ngọc Thanh không thỏa mãn các điều kiện về
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp. Vì cơ sở Ngọc
Thành vãn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự cuốn
trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế CN và Bằng độc quyền
kiểu dáng cơng nghiệp mà khơng có sự đồng ý của Công ty Thành Đông.
Nên cơ sở Ngoc Thanh phải đền bù cho Công ty Thành Đồng chủ sở hữu của
bạt chắn nắng mưa tự cuốn.
e) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp
“bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý.
Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt
che nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT với hành vi xâm phạm quyền đối
với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.
Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do sau khi
ông Đỗ Thành Đồng sáng chế ra. Phần Nhận thấy của bản án: Ngày 01-7-2004,
Công ty Thành Đồng đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đối với
sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” tại Cục sở hữu trí tuệ. Sáng chế và kiểu

dáng “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” của Công ty Thành Đồng được bảo hộ độc
quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phần Xét thấy của bản án: Hội đồng xét xử
nhận thấy: sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đang có tranh chấp đã được Cục
sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công
nghiệp số 8595 ngày 29/9/2005 và Bằng độc quyền sáng chế số 5633 ngày
09/5/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản phẩm này được bảo hộ độc quyền trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
Do đó căn cứ điều 6 khoản 3 điểm a luật SHTT 2005 Quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật . Như
vậy cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng
mưa tự cuốn “đã vi phạm quyền được bảo hộ SHTT của luật đối với công ty Thành
Đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 khoản 3 điểm a Luật SHTT 2005, Điều 4 khoản 25 Luật
SHTT 2005
8


B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận
trên lớp:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 12 “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp” Chương 3
(Bản án số 03/2006/HC-PT ngày 01/3/2006 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại
TP.HCM) (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
1/ Phân tích các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 63 Luật
SHTT 2019. Dựa theo cơ sở này, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện để
được bảo hộ:
-


Thứ nhất, có tính mới;

-

Thứ hai, có tính sáng tạo;

-

Thứ ba, có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
Phân tích điều kiện thứ nhất, có tính mới:

 Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng cơng nghiệp đó

khác biệt đáng kể với những kiểu dáng cơng nghiệp đã bị bộc lộ cơng khai
dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở
trong nước hoặc ở nước ngồi trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu
đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
o Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với

nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận
biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng cơng
nghiệp đó.
o Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có

một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng
cơng nghiệp đó.
 Kiểu dáng cơng nghiệp khơng bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong

các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được
nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

o Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng khơng được phép

của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật SHTT 2019;
o Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều

86 Luật SHTT 2019 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
9


o Kiểu dáng cơng nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều

86 Luật SHTT 2019 trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam
hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính
thức.
Phân tích điều kiện thứ hai, có tính sáng tạo:
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng
công nghiệp đã được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản
hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn
hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn
được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng cơng nghiệp đó khơng thể được tạo ra một cách
dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Phân tích điều kiện thứ ba, có khả năng sử dụng trong cơng nghiệp:
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể
dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngồi là kiểu dáng
cơng nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Cơ sở pháp lý khi phân tích: Điều 65, 66, 67 Luật SHTT 2019.
2/ Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp
luật bảo hộ khơng? Vì sao?
Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp luật bảo
hộ

Cơng ty Mai Linh đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
phép độc quyền kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi, có giá trị đến hết tháng 1/2010.
Vì vậy theo khoản 6 điều 3 điểm a Luật SHTT 2005, Quyền sở hữu công nghiệp
đối với kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật. Như vậy
quyền SHTT thuộc về công ty taxi Mai Linh.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 khoản 3 điểm a Luật SHTT 2005, Điều 4 khoản 25 luật
SHTT 2005
3/ Trong tranh chấp trên, để xem xét hành vi của Công ty Ánh Dương
(Vinasun) có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng cơng nghiệp của Cơng ty Mai
Linh hay khơng, Tịa án đã làm gì?
Để xem xét hành vi của Cơng ty Ánh Dương (Vinasun) có xâm phạm quyền đối
với kiểu dáng cơng nghiệp của Cơng ty Mai Linh hay khơng, Tịa án đánh giá tính mới
của kiểu dáng cơng nghiệp. Tịa thường so sánh hai kiểu dáng công nghiệp với nhau,
nếu nhận thấy các đặc điểm tạo dáng cơ bản của chúng không tương tự, khác biệt đáng
10


kể thì kiểu dáng cơng nghiệp cần xem xét tính mới và không xâm phạm kiểu dáng của
nhau.

11



×