Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BUỔI THẢO LUẬN SỐ 4 NHÃN HIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.65 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2
BUỔI THẢO LUẬN SỐ 4
NHÃN HIỆU
Mai

Danh sách thành viên:
Họ và tên

Mã số sinh viên

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

Lê Thị Bích Loan

1753801011107


Nguyễn Thị Thu Mai

1753801011113

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

Ngày 03/4/2020
1


BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ
NHÃN HIỆU
A. Nội dung thảo luận tại lớp:
A.1. Lý thuyết:
1. Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.
 Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các
điều kiện sau đây:
“Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc”.
“Có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hoá, nhãn
hiệu của chủ thể khác.”

Vậy nhãn hiệu để có thể được bảo hộ, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu
tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, đồng thời phải có khả năng phân biệt.
Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện không bảo hộ các nhãn hiệu dạng âm thanh hoặc mùi
hương do khơng nhìn thấy được ngay cả khi âm thanh hoặc mùi hương đó có khả năng
phân biệt cao. Dấu hiệu có khả năng phân biệt theo Điều 74 bao gồm:
– Các dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được,
nhận biết được bằng thị giác.
– Từ ngữ bao gồm tên của công ty, doanh nghiệp, họ tên của cá nhân, tên địa lý hay
một từ, cụm từ bất kỳ nào khơng cần có nghĩa, chỉ cần có khả năng phát âm.

2


– Chữ cái và chữ số, đó là sự sắp xếp một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều con số
hoặc sự kết hợp của cả chữ cái và con số.
– Các hình hoạ có thể là hình tả thực, hình vẽ, biểu tượng và cả các sự thể hiện
khơng gian hai chiều của hàng hố hoặc bao bì.
– Dấu hiệu là màu sắc đó là sự phối kết hợp màu sắc hoặc chính bản thân màu đó
kết hợp với các từ ngữ, hình ảnh.


Dấu hiệu ba chiều, một điển hình của dấu hiệu ba chiều là hình dạng của hàng hố
hoặc bao bì của chúng.
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một

số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ
nhận biết, dễ ghi nhớ...Theo đó, một số dấu hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt tự
thân như:các biểu tượng hình vẽ tên gọi thơng thường của hàng hóa dịch vụ các dấu hiệu
chỉ địa điểm nguồn gốc địa lý phương pháp sản xuất hoặc các đặc tính mơ tả hàng hóa

dịch vụ. Các hình đơn giản chữ số chữ cái. Tuy nhiên luật sở hữu trí tuệ cũng thừa nhận
khả năng một số dấu hiệu nêu trên có thể dần dần đạt được khả năng phân biệt nhiều quá
trình đầu tư tiếp thị và truyền thơng của doanh nghiệp. Ví dụ như nhãn hiệu “TCL” chỉ
gồm các chữ cái của một công ty điện tử Trung Quốc, nhãn hiệu thuốc lá “555” chỉ gồm
các chữ số hay các nhãn hiệu “bia Sài Gòn” hoặc “Vang Đà Lạt” (tên hàng hóa + địa
điểm sản xuất)... đã đạt được khả năng phân biệt qua một quá trình sử dụng đến trước
thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ và do vậy sẽ được chấp nhận bảo.
Đối với nhãn hiệu thông thường phải xúc tiến thủ tục đăng ký gồm 2 điều kiện
trên:


Phải nhìn thấy được



Phải có khả năng phân biệt.
Các dấu hiệu không được bảo hộ theo điều 73 luật sở hữu trí tuệ gồm có:

3




Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ quốc kỳ
của các nước.



Các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng cờ huy
hiệu tên viết tắt tên đầy đủ của cơ quan nhà nước tổ chức chính trị của Việt Nam

và quốc tế.

– Hình và hình học đơn giản (thí dụ hình trịn, hình tam giác, hình elip được thể hiện
dưới dạng rời rạc hoặc đơn lẻ, hoặc các hình vẽ quá rắc rối phức tạp nhiều đường
nét kết hợp, chồng chéo lên nhau…) chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ
không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi với danh nghĩa là một nhãn hiệu (thí dụ các ký tự khơng có nguồn gốc La
tinh như chữ Ả Rập, chữ Slavo, chữ Nhật Bản, chữ Triều Tiên,…) khơng được
bảo hộ tại Việt Nam vì đa số người tiêu dùng, dấu hiệu trên là các yếu tố hình xa
lạ, khó nhận biết, khó nhớ. Tuy nhiên, trừ những nhãn hiệu đã trở nên nổi tiếng
qua quá trình sử dụng được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi như nhãn
hiệu 555 dùng cho thuốc lá, nhãn hiệu 333 dùng cho sản phẩm bia. Tóm lại, về cơ
bản các dấu hiệu trên khơng có khả năng phân biệt nên khơng được đăng kí là
nhãn hiệu. Theo luật nhãn hiệu của nước Đức thì từ chối đăng kí các nhãn hiệu
này hoặc chỉ chấp nhận khi ít nhất ba chữ cái hoặc con số được kết hợp hoặc với
chữ cái thì phải có khả năng phát âm.
– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ (thí dụ hình con rắn nhà nọc độc trên đĩa
đối với các sản phẩm dược, hay chữ R có hình trịn bao quanh bởi đó là dấu hiệu
đã được bảo hộ độc quyền) hoặc tên gọi thơng thường của hàng hố, dịch vụ bằng
bất kì ngơn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên nhiều người biết đến.
Thí dụ, bún bò Huế, nước mắm, cà phê, rượu vang, nước cam và hình quả cam…
những dấu hiệu trên đã trở thành tên gọi chung cho sản phẩm.
– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất
lượng, tính chất, thành phần, cơng dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính
chất mơ tả hàng hoá, dịch vụ (những dấu hiệu này thuộc đối tượng của nhãn hàng
4


hố nhằm thơng tin về hàng hố đó). Thí dụ, bánh kẹo Hải Hà được sản xuất tại
Hà Nội với thành phần gồm bột gạo, đường, sữa, bơ,...

– Dấu hiệu mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh (thí dụ: cơng ty trách
nhiệm hữu hạn… hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại…)
– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hố, dịch vụ. Thí dụ, nước mắm Phú Quốc,
cà phê Buôn Mê Thuột. Các dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí về cơ bản khơng có khả
năng phân biệt, chúng gợi cho người tiêu dùng một sự liên tưởng đến tên địa lí, chỉ
dẫn về nơi sản xuất hàng hoá hoặc các thành phần sử dụng trong hàng hố, hoặc
phụ thuộc vào hồn cảnh cụ thể, chỉ ra các đặc tính của hàng hố gắn liền với xuất
xứ của chúng, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi
với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng kí dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc
nhãn hiệu chứng nhận quy định của luật này.
– Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu đã được đăng kí cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên
cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp
đơn đăng kí được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng kí nhãn hiệu được nộp
theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã được thừa nhận và sử dụng rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc
tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được
hưởng quyền ưu tiên.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã đăng kí cho hàng hố, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng kí nhãn hiệu
đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt
đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu
lực.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi
tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng
5


hoá dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng kí cho hàng hố, dịch vụ khơng

tương tự, nếu sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt
của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng kí nhãn hiệu nhằm lợi dụng của nhãn hiệu nổi
tiếng.
– Ví dụ, sử dụng nhãn hiệu COCACOLA cho sản phẩm may mặc tuy khơng trùng
với hàng hố là nước giải khát nhưng không được bảo hộ hoặc sử dụng dấu hiệu
tương tự gây nhầm lẫn như COCACOTA, hoặc COKECOLA…
– Dấu hiệu trùng tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác
nếu việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lí
của hàng hóa.
– Dấu hiệu trùng hoặc khơng khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của
người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng kí kiểu dáng cơng nghiệp có ngày
nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày ưu tiên của đơn đăng kí nhãn
hiệu.
 Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: Không cần phải đăng ký chỉ cần đã được sử dụng và

nhận biết rộng rãi.
Các tiêu chí đánh giá là một nhãn hiệu nổi tiếng:
-

Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến đến nhãn hiệu

-

Phạm vi lưu hành sản phẩm

-


Dân số hoặc số lượng hàng hóa hay dịch vụ đã cung ứng

-

Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

-

Uy tín của sản phẩm mang nhãn hiệu

-

Số lượng quốc gia bảo hộ hai công nhận nhãn hiệu là nhãn hiệu nổi tiếng.

2. So sánh cơ chế bảo hộ nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng.
6


*Giống nhau:
– Cở sở pháp lý: Điều 72 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.
Đối với nhãn hiệu hay nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ cần phải đáp ứng điều kiện
như nhau:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba
chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch
vụ của chủ thể khác
*Khác nhau
Tiêu chí

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu


Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng

Khái niệm

Khoản 16 Điều 4 luật SHTT Khoản

20

Điều

4

luật

2005 sửa đổi, bổ sung 2009: SHTT2005 sửa đổi, bổ sung
“nhãn hiệu là dấu hiệu dung 2009 : “nhãn hiệu nổi tiếng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ là nhãn hiệu được người tiêu
của các tổ chức, cá nhân khác dung biết đến rộng rãi trên
nhau”.
Căn

cứ

quyền.

xác

toàn lãnh thổ Việt Nam”.


lập Đối với nhãn hiệu này thì phải Trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu,
đăng ký.

không cần phải đăng ký.

(Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật (Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật
SHTT2005 sửa đổi, bổ sung SHTT2005 sửa đổi, bổ sung
2009 .)

Thời hạn

2009.)

Theo quy định tại Điều 93 luật Đến khi nhãn hiệu này không
7


SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung còn đáp ứng được các tiêu chí
2009 thì có thời hạn là mười đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
năm và có thể gia hạn nhiều lần tại Điều 75 luật SHTT 2005
liên tiếp, mỗi lần mười năm.

sửa đổi, bổ sung 2009.

Cơ chế bảo hộ trong Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có Tại điểm i khoản 2 Điều 74
việc đăng ký.

quyền phản đối việc đăng ký luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ
hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy sung 2009 có quy định dấu

chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hiệu trùng hoặc tương tự đến
đối với các dấu hiệu trùng hoặc mức gây nhầm lẫn với nhãn
tương tự gây nhầm lẫn đối với hiệu được coi là nổi tiếng của
hàng hóa, dịch vụ.

người khác đăng ký cho hàng
hóa, dịch vụ trùng hoặc tương
tự với hàng hóa, dịch vụ mang
nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng
ký cho hàng hóa, dịch vụ
khơng tương tự nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm
ảnh hưởng đến khả năng phân
biệt của nhãn hiệu nổi tiếng
hoặc việc đăng ký nhãn hiệu
nhằm lợi dụng uy tín của nhãn
hiệu nổi tiếng.

Cơ chế bảo hộ trong Cơ chế bảo hộ trong việc bảo Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc
việc bảo hộ hành vi hộ hành vi xâm phạm cho sản tương tự với nhãn hiệu nổi
xâm phạm

phẩm trùng hoặc tương tự tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng
không được cho sản phẩm khác dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn
loại

Nhãn hiệu nổi tiếng: hiệu nổi tiếng cho hàng hoá,

được quy định ở điểm d khoản dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng
8



1 Điều 129 SHTT 2005 sửa hố, dịch vụ khơng trùng,
đổi, bổ sung 2009.

không tương tự và không liên
quan tới hàng hoá, dịch vụ
thuộc danh mục hàng hoá,
dịch vụ mang nhãn hiệu nổi
tiếng, nếu việc sử dụng có khả
năng gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hoá hoặc gây ấn
tượng sai lệch về mối quan hệ
giữa người sử dụng dấu hiệu
đó với chủ sở hữu nhãn hiệu
nổi tiếng.

3. Tìm hai vụ việc thực tiễn minh hoạ cho hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu.
Vụ việc 1:
Cơng ty Hồi Nam (ngun đơn) khởi kiện Công ty Phù Đổng Thiên Vương, do ông
Lâm làm chủ Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương làm đại diện theo ủy quyền (bị đơn) về
hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu “Phù Đổng và hình” của cơng ty Hồi
Nam đã được bảo họ cho loại dịch vụ “mua bán đồ ăn thức uống”. Tòa phúc thẩm buộc
công ty Phù Đổng Thiên Vương do ông Lâm là chủ không được phép sử dụng nhãn hiệu
hàng hóa mang biển hiệu Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương và sử dụng logo có hình
người cưỡi ngựa và dịng chữ Nhà hàng Phù Đổng Thiên vương ở bao bì đũa ăn và bao bì
giấy ăn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải khát.1
Vụ việc 2:


1 Quyết định số 08/2003/HĐTP-DS ngày 26/03/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

9


Tóm tắt vụ việc - cơ sở Ngân Anh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Bảo
Xuân” đang được bảo hộ của cơng ty Ích Nhân:
Cơng ty TNHH Dược Phẩm Ích Nhân phân phối sản phẩm Bảo Xuân dưới dạng
thực phẩm chức năng phục vụ cho sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Công ty cũng đã đăng ký
quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của sản phẩm này và đã được cục SHTT thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ chấp thuận cấp giấy chứng nhận
Tuy nhiên, cơ sở Ngân Anh lại tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm cũng làm đẹp
cho phụ nữ như Ích Nhân, nhưng lại lấy ln nhãn hiệu “Bảo Xn” của cơng ty Ích
Nhân dập lên bao bì sản phẩm.
Với việc này, Cơng ty Ích Nhân thấy mình bị xâm phạm nhãn hiệu liền khiếu nại lên
các cấp có thẩm quyền. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc:
Cơ sở Ngân Anh được xác định là đã xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Bảo
Xuân” đang được bảo hộ của cơng ty Ích Nhân. Cơ sở Ngân Anh này đã bị xử phạt về các
hành vi của mình và đã được áp dụng các biện pháp xử lý, khắc phục khác.
Cơ sở Ngân Anh tiến hành đăng ký nhãn hiệu Bảo Xuân tại Cục SHTT nhưng bị từ
chối công nhận với lý do: tên nhãn hiệu của cơ sở Ngân Anh vi phạm điểm e, g khoản 2
Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ.
Vì khơng đăng ký được tên nhãn hiệu, cơ sở Ngân Anh khởi kiện cục SHTT. Tòa sơ
thẩm Hậu Giang xác định hai sản phẩm nằm ở hai danh mục khác nhau không thể
xâm phạm nhãn hiệu của nhau.
Tuy nhiên, trong Quyết định số 69/QĐKNPT-P10 của Viện Kiểm sát Nhân dân
(KSND) tỉnh Hậu Giang nêu rõ: “Căn cứ vào các chứng cứ được thể hiện trong hồ sơ vụ
kiện, các chứng cứ mà đương sự cung cấp tại phiên tòa và kết quả giám định đã nêu có
căn cứ để xác định Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục trưởng Cục SHTT từ chối
cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bảo Xuân cho Cơ sở Ngân Anh là có căn

10


cứ”. “Quyết định kháng nghị toàn bộ Bản án số 13/2015-HC-ST ngày 22/9/2015 của
TAND tỉnh Hậu Giang theo thủ tục phúc thẩm. Đề nghị TAND Tối cao xét xử phúc thẩm
theo hướng sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu khởi kiện của Cơ sở Ngân Anh, giữ nguyên
Quyết định số 11692/QĐ-SHTT của Cục trưởng Cục SHTT”.
Theo Cục SHTT, cách thức diễn giải của tòa án về sự khác nhau giữa sản phẩm
mang nhãn hiệu Bảo Xn của Cơng ty Ích Nhân và sản phẩm mang dấu hiệu “Bảo
Xuân” của Cơ sở Ngân Anh là không đúng, không phù hợp quy định của pháp luật hiện
hành tại mục 39.9b của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Hai sản phẩm thực tế có cùng
bản chất làm đẹp và có cùng các kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng thuốc. Điều
này được chứng minh thông qua các biên bản kiểm tra, hàng loạt cửa hàng có sản phẩm
nhãn hiệu Bảo Xuân của Cơ sở Ngân Anh bị Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội xử phạt
từ năm 2012 đến nay.
Theo luật sư Nguyễn Minh Hương, Trưởng Văn phòng Luật sư A Hòa (181/3 Cách
Mạng Tháng Tám, Phường 5,Quận 3, Hồ Chí Minh) “Việc Tịa án Hậu Giang dựa trên
việc phân loại vào hai (02) nhóm khác nhau của danh mục sản phẩm để cho rằng sản
phẩm của Cơng ty Ích Nhân và Cơ sở Ngân Anh là khác nhau là nhận định phiến diện bởi
vì việc phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế về sản
phẩm và dịch vụ là để sắp xếp thông tin nhãn hiệu phục vụ cho mục đích đăng ký, tra cứu
và quản lý nhãn hiệu, việc phân loại này hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc đánh
giá khả năng phân biệt, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu”
A.2. Bài tập:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 1388/2012/KDTM-ST ngày 13/09/2012 của TAND Tp.
HCM (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

11



1/ Phân tích điều kiện để một nhãn hiệu được cơng nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu “INTERBRAND” có phải là nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT khơng?
Vì sao?
Theo khoản 20 Điều 4 Luật SHTT để được xem là nhãn hiệu nổi tiếng khi được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và theo đó dựa vào Điều 75
các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm số lượng người tiêu dùng, phạm vi lãnh
thổ, thời gian, uy tín,...Trong đó, người tiêu dùng ở đây được hiểu là người mua, người sử
dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
Nhãn hiệu “INTERBRAND” là nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT vì dựa vào
một số tiêu chí tại Điều 75:
– Nhãn hiệu được sử dụng liên tục tại Việt Nam kể từ 2001 thông qua các phương
tiện truyền thông
– Căn cứ Điều 4, Điều 75 Luật SHTT, khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2006/NĐ-CP
được Cục SHTT xác nhận là nhãn hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực định giá và tư vấn
xây dựng thương hiệu
– Định giá rất lớn
– Đã đạt uy tín rộng rãi
2/ Trình bày căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Thời hạn bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng được xác định như thế nào?
Theo khoản 20 Điều 4 Luật SHTT thì “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người
tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Điều 75 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về tiêu chí đánh
giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

12


1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng
hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8.Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn
hiệu.”
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 thì quyền sở hữu
cơng nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng
rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng ký.
Trong bản án, để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, Tòa án đã dựa vào:


Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng qua quảng cáo;



Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;



Doanh số đạt được từ dịch vụ mang nhãn hiệu cũng như tổng số giá trị của các
thương hiệu được Công ty Interbrand định giá rất lớn
Theo Điều 75 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 nhãn hiệu nổi tiếng

được bảo hộ không xác định thời hạn,thời hạn bảo hộ dựa trên việc khi nào nhãn hiệu nổi
tiếng khơng cịn nổi tiếng thì khơng được bảo hộ nữa

13


3/ Cơng ty Thương Hiệu Quốc tế có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối
với Cơng ty Interbrand khơng? Nêu cơ sở pháp lý.
Như phân tích ở trên, thì nhãn hiệu Interbrand là nhãn hiệu nổi tiếng.
Cơng ty Thương hiệu quốc tế đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với
Cơng ty Interbrand, cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 129 SHTT, cụ thể:


Sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng: Công ty Thương hiệu Quốc tế
tuy đã không xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng
Interbrand nhưng đã sử dụng nhãn hiệu này trên thực tế. Để minh chứng cho điều
này, phía Cơng ty Thương hiệu quốc tế đã sử dụng tên gọi Interbrand JSC để xưng
danh, cũng như sử dụng dấu hiệu “Interbrand Vietnam” nhằm quảng bá cho các
dịch vụ mà Công ty Thương hiệu quốc tế thực hiện liên quan đến hoạt động xây
dựng và phát triển thương hiệu.



Sử dụng tên thương mại (cụ thể là tên viết tắt) có chứa dấu hiệu trùng với nhãn
hiệu nổi tiếng – Interbrand: Tên thương mại cũng được xem là một dạng “dấu
hiệu” theo nghĩa của Luật SHTT, nên việc sử dụng tên thương mại Interbrand JSC
là trùng với nhãn hiệu nổi tiếng, là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi
tiếng. Công ty Thương hiệu quốc tế sử dụng dấu hiệu Interbrand như tên thương
mại, nhãn hiệu của mình trong các tài liệu giao dịch, quảng cáo của mình gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh.




Sử dụng tên miền trùng với trùng với nhãn hiệu nổi tiếng: Cũng như tên thương
mại, tên miền cũng được xem là một dấu hiệu theo nghĩa của Luật SHTT, nên việc
Công ty Thương mại quốc tế đã đăng ký và sử dụng trang wed
www.interbrandvn.com đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với cơng ty
Interbrand. Ngồi ra, hành vi sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu nổi tiếng còn
bị coi là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong sở hữu trí tuệ, được quy định
cụ thể tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT. Quy định tại điểm d khoản 1 Điều

14


130 SHTT được áp dụng cho nhãn hiệu nói chung nên cũng được áp dụng cho
nhãn hiệu nổi tiếng.
4/ Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này
có phù hợp khơng? Giải thích vì sao.
Trong tranh chấp này, Tịa xử: chấp nhận tồn bộ yêu cầu của Interbrand Group 2.
Thứ nhất, buộc Công ty Interbrand JSC chấm dứt sử dụng tên doanh nghiệp – phần
viết tắt có chứa dấu hiệu “Interbrand” trong GCNĐKKD và đổi tên viết tắt thành một tên
khác không chứa dấu hiệu “Interbrand” hoặc một dấu hiệu khác tương tự với nhãn hiệu
nổi tiếng “Interbrand” của Interbrand Group.
Thứ hai, buộc Công ty Interbrand JSC chấm dứt sử dụng dấu hiệu Interbrand” như
nhãn hiệu hoặc là thành phần chủ yếu của nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh và
phương tiện kinh doanh, bao gồm cả trên các phương tiện điện tử và mạng internet.
Thứ ba, Công ty Interbrand JSC chấm dứt sử dụng tên miền trong hoạt động cung
cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, xây dựng thương hiệu bao gồm cả tư vấn thương hiệu.
Công ty Thương hiệu quốc tế nếu có thay đổi tên miền thì tên miền mới không được chứa
dấu hiệu “Interbrand” hoặc một dấu hiệu khác tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng
“Interbrand” của Interbrand Group.
Những phán quyết của Tòa là hợp lý. Bởi lẽ, Interbrand là nhãn hiệu đã được bảo hộ
của Interbrand Group mà Cơng ty Interbrand JSC có hành vi sử dụng tên này trong phần

tên viết tắt của mình. Đây là hành vi xâm phạm đối với quyền sở hữu trí tuệ của nguyên
đơn theo quy định tại Điều 129, 130 của Luật SHTT. Hành vi sử dụng dấu hiệu
“Interbrand” trong quảng cáo, giao dịch sẽ khiến dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi
tiếng. Việc sử dụng tên miền tương tự với nguyên đơn của bị đơn cũng là vi phạm theo

2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (tái bản lần
thứ nhất, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2019, tr.426-427.

15


điểm d Điều 130 Luật SHTT. Vì thế, hướng xử lý của Tòa phù hợp với quy định của pháp
luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Interbrand Group.
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 15 “Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn
hiệu” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử
dụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty Marvel
khơng? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng
nhãn
hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty Marvel không? Nêu cơ sở
pháp lý.
Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng
nhãn hiệu X-men không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn, hiểu sai đối với nguồn gốc
xuất sứ hàng hóa. Và nhãn hiệu này khơng thuộc trường hớp dấu hiệu không được bảo hộ
là nhãn hiệu.
Dấu hiệu để bị xem là gây nhầm lẫn, hiểu sai lệch hay lừa dối người tiêu dùng về
nguồn gốc xuất sứ phải đủ ba lí do sau đây:

Thứ nhất, trùng hay tương tự với tên gọi, hoặc hình ảnh nhân vật, hoặc hình tượng
đặc trưng của tác phẩm. Tuy giống nhau về cách phát âm nhưng vấn đề là từ “X-MEN”
của công ty Marvel khơng phải tên gọi nhân vật hay hình ảnh nhân vật trong tác phẩm
của công ty Marvel và thông điệp mà nhãn hiệu X-MEN của công ty Hàng gia dụng quốc
tế truyền tải cũng không trùng hay tương tự nhau.

16


Thứ hai, Các đối tượng này đã được biết đến một cách rộng rãi. Trong vụ việc, Tòa
án chưa làm rõ vấn đề này và bản thân công ty Marvel cũng chưa cung cấp được bằng
chứng thuyết phục
Thứ ba, làm cho người tiêu dùng tưởng rằng hàng hóa mang dấu hiệu do chủ sở hữu
tác phẩm đó sản xuất, thực hiện. Thực tế việc này đối với vụ việc trên rất khó xảy ra nên
việc nhầm lẫn là khơng thể xảy ra, vì có thể khái niệm X-MEN của cơng ty Marvel được
biết đến trong lĩnh vực phim truyện, tuy nhiên trong lĩnh vực mỹ phẩm dùng cho nam
giới thì Cơng ty Marvel chưa từng có bất kì sản phẩm hay thơng tin nào cho thấy điều đó
tại Việt Nam.
Qua đó, căn cứ vào Luật SHTT cụ thể là Điều 73 và Thơng tư 01/2017 có thể khẳng
định Cơng ty Hàng gia dụng quốc tế không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cơng ty
Marvel.
b) Theo Tịa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là
đúng hay sai? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho
cơng ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng vì
Trước hết, căn cứ vào Nghị định 63/1996 dấu hiệu X-Men có thuộc đối tượng được
bảo hộ là nhãn hiệu hay không, phạm vi bảo hộ. Từ đó xác định:
+ Thứ nhất, Cơng ty Marvel khơng có sản phẩm cùng loại được đăng ký bảo hộ tại Việt
Nam hay Hoa Kỳ mà chỉ có những tác phẩm văn hóa như phim, truyện, trị chơi được

đăng ký bản quyền
+ Thứ hai, người tiêu dùng không thể nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hóa mang nhãn hiệu
X-MEN bởi cơng ty Marvel khơng có sản phẩm cùng loại. Khái niệm X-Men của Marvel
được biết như nhóm người có dị năng dùng làm các nhân vật cho phim, truyện tranh, trò
chơi thuộc bảo hộ quyền tác giả.
17


Cịn hình ảnh X-Men của cơng ty Hàng hóa gia dụng quốc tế là người đàn ơng đích
thực, mỹ phẩm dành cho người thuộc bảo hộ nhãn hiệu, công ty này xin đăng ký hàng
hóa thuộc nhóm 3 là mỹ phẩm khơng xâm phạm đến tên nhân vật, hình tượng của tác
phẩm thuộc quyền tác giả của công ty Marvel như Nghị định 63/1996 quy định.
c) Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu X-Men
của cơng ty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
nguồn gốc hàng hóa khơng? Vì sao?
Theo quan điẻm của tác giả bình luận thì việc sử dụng nhãn hiệu X-MEN của công
ty Hàng gia dụng quốc tế không gây ra sự nhậm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc
hàng hóa. Vì dấu hiệu bị xem là gây nhầm lẫn, hiểu sai lệch hay lừa dối người tiêu dùng
về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi dấu hiệu đó thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: (i)
một là, trùng hay tương tự với tên gọi, hoặc hình ảnh nhân vật, hoặc hình tượng đặc trưng
của tác phẩm, (ii) hai là, các đối tượng này đã được biết đến một cách rộng rãi, (iii) ba là,
làm cho người tiêu dùng tưởng rằng hàng hóa mang dấu hiệu do người sở hữu tác phẩm
đó sản xuất, thực hiện. Nếu thỏa mãn đầy đủ thì nhãn hiệu X-MEN thuộc trường hợp dấu
hiệu không được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu và có cơ sở hủy bỏ hiểu lực văn bằng bảo
hộ nhãn hiệu này.
Đối với điều kiện thứ nhất, xét về mặt từ ngữ thì từ “X-MEN” của Cơng ty Hàng gia
dụng quốc tế và từ “X-MEN” của Công ty Marvel là giống nhau về cách phát âm, nhưng
từ “X-MEN” của Công ty Marvel không phải tên gọi nhân vật hay hình ảnh nhân vật
trong tác phẩm, như Tịa án đã phân tích. Cịn hình tượng đặc trưng các tác phẩm của
Công ty Marvel và thông điệp mà nhãn hiệu X-MEN của Công ty Hàng gia dụng quốc tế

truyền tải, như đã phân tích ở trên, cũng khơng trùng hay tương tự nhau.
Điều kiện thứ hai, yêu cầu tên gọi, hình ảnh nhân vật, hoặc hình tượng đặc trưng
của tác phẩm được biết đến một cách rộng rãi. Dựa trên quy định của pháp luật về quyền
tác giả thì tên gọi nhân vật trong tác phẩm, hình tượng tác phẩm khơng phải đối tượng
18


được bảo hộ quyền tác giả, nhưng trong trường hợp tên gọi nhân vật, hình tượng đặc
trưng của tác phẩm được biết đến một cách rộng rãi thì chủ sở hữu của tác phẩm vẫn cần
được bảo vệ nếu có chủ thể khác lợi dung kinh doanh, để lừa dối hay làm cho người tiêu
dùng hiểu sai lệch về hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong vụ việc được bình luận, Tòa án
chưa làm rõ vấn đề này và bản thân Công ty Marvel cũng chưa cung cấp được bằng
chứng thuyết phục, chứng minh khái niệm X-MEN của mình có được biết đến rộng rãi
trên lãnh thổ Việt Nam hay không. “Tài liệu mà Công ty Marvel cung cấp về doanh thu
chưa được cơ quan có chức năng xác định. Doanh thu này khơng rõ có bao nhiêu từ sản
phẩm chăm sóc sắc đẹp… của Cơng ty Marvel”. Hơn nữa, doanh thu sản phẩm cũng chưa
phải là chứng cứ đầy đủ và thuyết phục cho thấy khái niệm X-MEN của Công ty Marvel
được biết đến rộng rãi. Công ty Marvel có cung cấp thơng tin về việc sử dụng hình ảnh
diễn viên điện ảnh Brad Pit cũng như biểu tượng kèm theo dòng chữ Hollywood để
quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN nhưng cũng không cung cấp được tài liệu
là hồ sơ quảng cáo, đĩa hình quảng cáo này theo yêu cầu cảu Tòa án.
Nhưng dù cho khái niệm X-MEN của Công ty Marvel được biết đến rộng rãi thì
cũng khơng thể kết luận được vì điều kiện thứ nhất đã không thỏa mãn và điều kiện thứ
ba cũng vậy. Theo điều kiện thứ ba, nhãn hiệu X-MEN gắn trên mỹ phẩm của Công ty
hàng gia dụng quốc tế phải làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là mỹ phẩm do
Công ty Marvel sản xuất, thực hiện. Trên thực tế, việc nhầm lẫn này là rất khó xảy ra, vì
có thể khái niệm X-MEN của Cơng ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện,
tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm dùng cho nam giới thì Cơng ty Marvel chưa
từng có bất kì sản phẩm hay thơng tin nào cho thấy điều đó tại Việt Nam. Vì vậy, người
tiêu dùng khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN của Công ty hàng gia dụng quốc tế

khơng thể nhầm lẫn đó là sản phẩm của Cơng ty Marvel.
Qua đó ta có thể nhận thấy, nhãn hiệu X-MEN của Công ty hàng gia dụng quốc tế
không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn, hiểu sai đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Và nhãn hiệu này không thuộc trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu.
19


d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tịa án trong tranh chấp này
có phù hợp khơng? Giải thích vì sao.
Hướng giải quyết của Tịa án trong tranh chấp này là phù hợp. Vì:


Tại thời điểm Cơng ty Hàng gia dụng quốc tế nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu XMEN thì Cơng ty Marvel chưa đăng ký nhãn hiệu này tại Việt Nam và cũng chưa
được chứng nhận sở hữu nhãn hiệu tại Hoa Kỳ.



Công ty Marvel khơng có sản phẩm cùng loại mỹ phẩm được đăng ký tại Việt
Nam mà chỉ có những tác phẩm văn hóa, như phim, truyện, trị chơi.



Khái niệm X-MEN của cả hai công ty là không giống nhau. Khái niệm X-MEN
của Cơng ty Marvel là người có chứa gen X, có khả năng khác thường không phải
là một người cụ thể có thật. Cịn khái niệm X-MEN của Cơng ty Hàng gia dụng
quốc tế là Người đàn ơng đích thực. Thế cho nên khơng có cơ sở để xác định bị
đơn lợi dụng uy tín, khai thác bản quyền của Cơng ty Marvel.

20





×