BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mơn: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2
BÀI THẢO LUẬN THỨ 5
CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC
Danh sách thành viên:
Họ và tên
Mã số sinh viên
Nguyễn Thị Bích Hồng
1753801011066
Nguyễn Mai Lan Hương
1753801011069
Huỳnh Ngọc Loan
1753801011106
Lê Thị Bích Loan
1753801011107
Nguyễn Thị Thu Mai
1753801011113
Nguyễn Văn Minh
1753801011115
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ
1753801011121
Ngày 12/4/2020
BÀI THẢO LUẬN THỨ BA
NHÃN HIỆU
A. Nội dung thảo luận tại lớp:
A.1. Lý thuyết:
1. Có quan điểm cho rằng: “Chỉ dẫn địa lý là một loại nhãn hiệu đặc biệt”.
Bạn có đồng ý với quan điểm này khơng? Vì sao?
Nhóm chúng tôi không đồng ý với quan điểm “Chỉ dẫn địa lý là một loại nhãn
hiệu đặc biệt”.
Mặc dù có điểm giống nhau nhưng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau,
mang nhưng ý nghĩa khác nhau và không thể đồng nhất chúng.
Như đã biết, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều là các chỉ dẫn thương mại cung cấp
cho người tiêu dùng thông tin nguồn gốc của hàng hóa. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu
dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc
gia cụ thể (khoản 22 Điều 4 Luật SHTT). Còn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (khoản 16 Điều 4 Luật SHTT).
Cũng có thể nói rằng mục đích của chúng là khác nhau, chỉ dẫn địa lý phân biệt về
nguồn gốc từ khu vực địa lý, nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa của các chủ thể khác
nhau. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc là loại hàng hóa có chỉ dẫn địa lý dùng để phân
biệt với nước nắm của các khu vực khác, chứ khơng có vai trị trong việc phân biệt
hàng hóa của các chủ thể khác nhau bởi tại Phú Quốc có thể có nhiều tổ chức, cá nhân
sản xuất nước mắm.
Điều kiện bảo hộ cũng có sự khác biệt. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
được quy định tại Điều 72, 73 và Điều 74 Luật SHTT, theo đó điều kiện bảo hộ nhãn
hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh… và có khả năng
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác.
Nhãn hiệu được bảo hộ khỏi việc chiếm đoạt trái phép theo đơn yêu cầu của chủ sở
hữu đã đăng ký của nhãn hiệu đó. Cịn điều kiện để được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa
lý được quy định ở Điều 79, 80 và Điều 81 Luật SHTT là dấu hiệu về danh tiếng, tính
chất, chất lượng đặc thù. Chỉ dẫn địa lý được giám sát và bảo hộ bởi các hiệp hội của
các nhà sản xuất ở khu vực có liên quan
Khơng chỉ vậy, chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu cũng không giống
nhau. Chủ sở hữu của nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân. Còn chủ sở hữu của chỉ dẫn địa
lý là Nhà nước, Nhà nước trao quyền ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cho các hiệp hội.
2
Về thời hạn bảo hộ, đối với nhãn hiệu, thời hạn là là 10 năm và được gia hạn
nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm (theo khoản 6 Điều 93 Luật SHTT); cịn của chỉ
dẫn địa lý là khơng xác định thời hạn, được sử dụng đến khi không còn đáp ứng được
các điều kiện bảo hộ.
Hơn nữa, nhãn hiệu, có thể chuyển nhượng và chuyển giao sử dụng, cịn chỉ dẫn
địa lý thì khơng được chuyển giao.
Từ những điểm khác biệt như vậy, không thể xem chỉ dẫn địa lý là một loại nhãn
hiệu hay nhãn hiệu đặc biệt.
2. Phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại.
Tiêu chí
Chức năng
Nhãn hiệu
Tên thương mại
Hướng dẫn phân biệt với hàng hóa Phân biệt các chủ thể kinh
dịch vụ cùng loại.
doanh với nhau.
Số
lượng Một chủ thể kinh doanh có thể Một chủ thể kinh doanh chỉ có
được bảo hộ đăng ký nhiều nhãn hiệu.
thể có một tên thương mại.
Phạm vi bảo Tồn lãnh thổ đối với nhãn hiệu Trong phạm vi khu vực kinh
hộ
thơng thường. Tồn thế giới đối với doanh.
nhãn hiệu nổi tiếng.
Cơ sở xác Đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn Tự động được bảo hộ nếu được
lập quyền
hiệu thông thường. Không cần đăng sử dụng trong các hoạt động sản
ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
xuất kinh doanh hợp pháp.
Chuyển giao Có thể thực hiện chuyển giao dưới Chỉ được chuyển nhượng cùng
quyền
hai hình thức:
với việc chuyển nhượng tồn bộ
cơ sở kinh doanh là hoạt động
Chuyển nhượng:
kinh doanh dưới tên thương mại
+ Không được gây ra sự nhầm lẫn. đó.
+ Việc chuyển nhượng phải được
đăng ký phải có sự sản xuất.
Chuyển giao quyền sử dụng.
+ Nhãn hiệu tập thể chỉ được
chuyển cho thành viên.
+ Bên nhận chuyển nhượng phải
ghi rõ trên hàng hóa việc hàng hóa
đó được sản xuất theo hợp đồng sử
dụng nhãn hiệu.
3
3. Trình bày căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại, bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý.
Căn cứ xác lập quyền đối với tên thương mại
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được phát sinh trên cơ sở sử
dụng hợp pháp tên thương mại đó mà khơng cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở
hữu trí tuệ.
Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh
doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
khơng bị bộc lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được.
Với đặc thù trên của bí mật kinh doanh, Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ hoặc kết quả
của hoạt động hợp pháp khác để tìm ra, tạo ra hoặc có được thơng tin tạo thành bí mật
kinh doanh và bảo mật thơng tin đó mà khơng cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục
Sở hữu trí tuệ.
Căn cứ xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết
định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký
quy định hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
A.2. Bài tập:
1. Đọc, nghiên cứu Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:
a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương
mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao?
Trước khi cổ phần hóa ngun đơn có tên thương mại là Cơng ty kỹ nghệ thực
phẩm Việt Nam sau khi cổ phần hóa cơng ty có tên thương mại là Cơng ty cổ phần kỹ
nghệ thực phẩm Việt Nam có trụ sở chính tại 913 Trường Trinh, phường Tây Thạnh,
quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
4
Bị đơn có tên thương mại là Cơng ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam có
trụ sở tại lô số 03-10A cụm tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, phường Hoàng Văn
Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
“Nguyên đơn và bị đơn là các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và bị
đơn được thành lập sau nguyên đơn theo khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
năm thì đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm cả tên thương mại và chỉ dẫn
địa lý. Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: Tên thương mại là tên gọi của tổ
chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực
kinh doanh”.
Như vậy, tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn hoàn toàn giống nhau đều là
Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam.
Nguyên đơn đã dùng tên thương mại của mình trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên phạm vi toàn quốc, trong
đó có thành phố Hà Nội trước khi bị đơn được thành lập và đăng ký kinh doanh vào
năm 2007. Mặt khác sản phẩm của nguyên đơn đã được sử dụng từ lâu và được người
tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Việc bị
đơn sử dụng tên thương mại trùng hoàn toàn với tên của nguyên đơn sẽ gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì?
Hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh khơng, vì sao? Lưu ý: với câu hỏi
này sinh viên phải trả lời ở hai góc độ: theo Tòa án (bản án xác định thế nào) và
theo bảng Danh mục phân loại ngành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh
hiện hành (sinh viên tự tìm và đối chiếu để xác định).
Nguyên đơn là công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (có trụ sở chính tại
913 Trường Chinh, phường Tây thạch, quận Tân Phú, TP HCM) kinh doanh trong lĩnh
vực kinh doanh chế biến lương thực, thực phẩm (sản xuất kinh doanh trong nước và
xuất khẩu các sản phẩm từ gạo, bột mì và các loại nông sản khác..).
Bị đơn là công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (có trụ sở chính tại lơ
03-10A quận tiểu thủ cơng nghiệp Hai Bà Trưng, phường Hoàng Văn Thụ, quận
Hoàng Mai, Hà Nội) kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh chế biến lương thực, thực
phẩm (chế biến và đóng hộp thịt,sản xuất bột ngô, sản xuất tinh bột và các sản phẩm
từ tinh bột,..).
Theo Tịa án hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh được ghi rõ bản án:
“Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (trụ sở tại 913 Trường Chinh,
phường Tây thạch, quận Tân Phú, TP HCM)( sau đây gọi là nguyên đơn) hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 41033002055 do Sở kế hoạch đầu tư
5
thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/01/2004 với nhiều ngành nghề kinh doanh trong
đó có sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gạo, bột
mì và các loại nơng sản khác.
[..] Cơng ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam; trụ sở tại lô 03-10A quận
tiểu thủ công nghiệp Hai Bà Trưng, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà
Nội (sau đây gọi là bị đơn) được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017573 ngày 29/5/2007 với nhiều ngành
nghề kinh doanh chế biến lương thực, thực phẩm trong đó có sản xuất các sản phẩm
tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột.
Như vậy nguyên đơn và bị đơn là các chue thể kinh doanh trong cùng một lĩnh
vực”
Theo bảng Danh mục phân loại ngành, nghề kinh doanh của chủ thể kinh doanh
hiện hành hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh là công nghiệp chế biến, chế tạo
( Sản xuất, chế biến thực phẩm)
c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh khơng? Dựa
vào tiêu chí nào để xác định? Giải thích tại sao.
Nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh với nhau.
Việc xác định các bên có cùng khu vực kinh doanh hay không trong Luật SHTT
được định nghĩa là thì khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có
bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.1
Theo bản án, Tịa án xem xét nguyên đơn trụ sở ở TP.HCM (miền Nam) nhưng
có đại lý phân phối ở TP.Hà Nội (miền Bắc), và ngược lại, bị đơn trụ sở ở TP.Hà Nội
nhưng “các sản phẩm của bị đơn chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường miền Nam, đặc
biệt lag TP.HCM nơi nguyên đơn trụ sở chính”. Do đó, hai bên có cùng khu vực kinh
doanh với nhau.
d) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của
nguyên đơn khơng? Nêu cơ sở pháp lý và phân tích.
Theo khoản 2 Điều 129 Luật SHTT, hành vi xâm phạm tên thương mại được cấu
thành bởi các yếu tố sau:
-
Có hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương
mại của người khác đã sử dụng trước;
-
Việc sử dụng này phải cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm,
dịch vụ tương tự;
1 Khoản 4 Điều 21 Luật SHTT
6
-
Gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh
dưới tên thương mại đó.
Với những phân tích trên, xét thấy bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại
của nguyên đơn. Vì hành vi của bị đơn đáp ứng các điều kiện để cấu thành hành vi
xâm phạm tên thương mại:
-
Thứ nhất, bị đơn sử dụng tên thương mại “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm
Việt Nam” trùng với tên của nguyên đơn, theo phần xét thấy của Tòa án, ở
đoạn “Như vậy, việc bị đơn sử dụng tên thương mai trùng hoàn toàn với tên
của nguyên đơn sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi sử dụng những sản
phẩm được tiêu thụ trên thị trường. Vì tên thương mại của nguyên đơn đã
được biết đến rộng rãi do sử dụng trên toàn quốc trong hàng chục năm nay”.
Nguyên đơn là bên đã sử dụng tên thương mại này trước, bên nguyên đơn bắt
đầu sử dụng tên thương mại từ khi cổ phần hóa cơng ty theo Quyết định
186/203/QĐ-BCN ngày 14/11/23 của Bộ Công nghiệp, trong khi công ty của
bị đơn với cùng tên thương mại này bắt đàu hoạt động theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0103017573 ngày 29/5/2007.
-
Thứ hai, tên thương mại này được dùng cho cùng loại sản phẩm. Vì hai doanh
nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với nhiều ngành nghề,
nhưng trong đó lại trùng nhau về ngành nghề chế biến, kinh doanh sản phẩm
từ tinh bột.
Thứ ba, tên thương mại này đã gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh
doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại này. Vì hai cơng ty đều dùng cùng
một tên thương mại để thực hiện kinh doanh, quảng bá thương hiệu, vậy chẳng khác
nào sẽ làm cho khách hàng nhầm lẫn giữa công ty là nguyên đơn và công ty là bị đơn,
hoặc lầm tưởng “hai công ty là một”, trong khi chất lượng sản phẩm của hai công ty
này là khác nhau.
2. Nghiên cứu tình huống sau:
Hiện nay, trên thực tế tồn tại Thoả thuận không cạnh tranh giữa người sử dụng
lao động và người lao động. Theo đó, các bên ký kết thoả thuận về việc người lao
động sau khi nghỉ việc không được đi làm cho đối thủ cạnh tranh của người sử dụng
lao động ban đầu. Mục đích của thoả thuận này là ngăn cản việc người lao động tiết lộ
bí mật kinh doanh mà họ có được khi làm việc cho người sử dụng lao động ban đầu.
Theo bạn, Thoả thuận khơng cạnh tranh có hợp pháp khơng? Vì sao?
Trả lời
Hiện nay, phần nhiều người sử dụng lao động nước ngoài yêu cầu người lao
động Việt Nam ký kết Thỏa thuận không cạnh tranh nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh
nghiệp, cơng ty của họ đặc biệt là bí mật kinh doanh của họ trong quá trình làm việc
7
nên nếu xét về mặt dân sự Thỏa thuận không cạnh tranh là hợp pháp khi đáp ứng đủ
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Điều 117 BLDS 2015.
Luật Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào về xét tính hợp pháp và việc
cơng nhận Thỏa thuận khơng cạnh tranh. Vì là mối quan hệ giữa người sử dụng lao
động và người lao động nên thỏa thuận này còn nhập nhằng giữa sự điều chỉnh bởi
Luật lao động hay Luật dân sự. Bên cạnh đó, mục đích của thỏa thuận này nhằm bảo
vệ bí mật kinh doanh là đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ tại Điều 84. Thế
nên ta thấy được tầm quan trọng của nó với doanh nghiệp nên việc cơng nhận Thỏa
thuận này là có cơ sở.
Theo nhóm, nếu Thỏa thuận này được tách riêng với hợp đồng lao động thì nó
khơng mâu thuẫn với Bộ luật lao động 2012 bởi Điều 10 quy định “ người lao động
được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp
luật không cấm” và nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động tại Điều 17. Từ đó,
thỏa thuận này khơng chịu sự điều chỉnh bởi Luật lao động thì là quan hệ này được
điều chỉnh bởi luật dân sự, thương mại nếu đủ điều kiện.
Tuy nhiên, một thỏa thuận phải có tính hợp lý và khả thi được quy định rõ ràng
cụ thể để bảo đảm quyền lợi cho cả người lao động:
+ Quy định thời gian, phạm vi áp dụng rõ ràng, hợp lý: người lao động sau khi
chấm dứt hợp động lao động không thể mãi mãi không được làm việc liên quan đến
lĩnh vực, chuyên môn đã làm cho người sử dụng lao động ban đầu. Đặt ra thời hạn cụ
thể 2 năm, 5 năm,... đánh giá khả năng tác động về bí mật kinh doanh của mình sau
thời gian đó. Quy định rõ ràng phạm vi mà người lao động làm việc cho bên thứ ba là
đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp nào, trong khu vực nào nhưng khơng q rộng để
đảm bảo lợi ích cho NLĐ
+ Vì là một thỏa thuận dân sự hạn chế quyền của NLĐ nên quy định rõ quyền
và lợi ích của các bên. NLĐ nhận được gì (sự đền bù, trợ cấp sau khi nghỉ việc nhưng
bị hạn chế bởi thỏa thuận này) và chế tài nếu NLĐ vi phạm thỏa thuận (phạt vi
phạm,..). Điều này sẽ đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên mà khơng phải là sự áp đặt từ phía
người sử dụng lao động.
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG
thảo luận trên lớp:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 30 và 31 “Tên miền và mối liên hệ với quyền sở
hữu trí tuệ” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:
8
1/ Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khơng?
Khái niệm tên miền theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư 19/2014/TTBTTTT: Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm
các dãy ký tự cách nhau bởi dấu chấm “.”.Tên miền là tên gọi có tác dụng để thay thế
1 địa chỉ IP dài và khó nhớ như: 123.45.67.89 trên internet thành một “Domain Name”
hay “Tên Miền” có dạng là abc.com
Ví dụ: Địa chỉ IP 123.30.174.6 có tên miền là bkns.vn
Tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ như sau:
“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu
hoạch”.
Tên miền cho phép người dùng trên tồn thế giới tìm đến với website của doanh
nghiệp, và để dễ định vị thì các chủ thể thường đăng kí tên miền theo tên thương mại,
tên hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, sáng chế,… Như vậy, tên miền chỉ là một tên để định
danh, khơng mang tính chất là một tài sản trí tuệ hay kết quả từ hoạt động tư duy của
con người, quyền đăng kí khơng phụ thuộc vào việc có quyền sở hữu trí tuệ đối với
sản phẩm đó hay khơng. Do đó, tên miền khơng thuộc đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ nêu trên.
2/ Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn
bản nào?
Chính sách:
1. Thơng tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19 tháng 7 năm 2019 sửa đổi bổ sung
một số điều Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet
2. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
72/2013/NĐ-CP
3. Quyết định phê duyệt danh sách tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” cấp quyền
sử dụng thông qua đấu giá của Bộ Thông tin và Truyền thông
9
4. Thông tư 208/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia ".vn" và địa chỉ Internet (IP) của Việt Nam
(31/12/2016)
5. Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN ngày 08/6/2016 hướng
dẫn trình tự, thủ tục thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ (08/6/2016)
6. Thơng tư số 16/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn về chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không
thông qua đấu giá
7. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ
hướng dẫn về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
8. Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông tin
và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
9. Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính quy định
về phí, lệ phí tên miền quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ
phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet của Việt Nam.
Quy định:
1. Quy định xử phạt các vi phạm về đăng ký, cung cấp tên miền Internet: Nghị
định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin và tần số vô
tuyến điện.
2. Quy định xử phạt các vi phạm về sử dụng tên miền Internet: Nghị định số
174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.
Nguồn: />3/ Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các
tên miền đã được đăng ký?
Trong Bản án số 30 (Bản án số 52/2011/KDTM-PT), Tòa án đã dựa trên quy
định của Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 76), Nghị định 97/2008/NĐ-CP (Khoản 5, Điều 17)
và Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT (Điều 4, phần II; phần III; phần IV) để thu hồi các
tên miền đã được đăng kí.
Trong bản án số 31 (Bản án số 05/2014/KDTM-ST), Tịa án dựa vào quy định
Luật Sở hữu trí tuệ (Điểm d, Khoản 1, Điều 130), Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT
(Mục IV) để thu hồi tên miền đã đăng kí.
4/ Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền
trùng hay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ?
Pháp luật Pháp:
10
Theo Khoản 2 Điều L.45-2, Bộ luật Bưu chính và viễn thông Pháp 1952 quy
định: “đăng ký hay đăng ký lại tên miền có thể bị từ chối hay tên miền bị bỏ khi tên
miền có thể xâm phạm đến các quyền sở hữu trí tuệ.”
Nhiều Tổ chức quản lý tên miền cấp cao (gTLD) và Tổ chức quản lý tên miền
quốc gia (ccLTD) đã lựa chọn cách thức xử lý theo UDRP - là chính sách xử lý tranh
chấp tên miền của ICANN thông qua WIPO theo các nguyên tắc: Điều chỉnh bằng
biện pháp trọng tài, hòa giải dựa trên các quy định về trọng tài thương mại; cơ quan
quản lý (Registry) khơng tham gia và q trình giải quyết tranh chấp mà chỉ cung cấp
thông tin cho các bên liên quan; tên miền được cơ quan quản lý chuyển giao hoặc hủy
bỏ theo quyết định của cơ quan giải quyết vụ việc tranh chấp.
Một số quốc gia lại lựa chọn cách thức xử lý truyền thống là thương lượng hòa
giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Cá biệt, các cơ quan quản lý cấp phát tên miền của một số
nước (như Canada và Singapore) sẽ không tham gia vào q trình giải quyết tranh
chấp cũng như khơng tn theo kết quả xử lý tranh tên miền của một ban hành chính
khác. Canada bổ nhiệm 2 trung tâm để giải quyết tranh chấp tên miền, viết tắt là
BCICAC và Resolution Canada Inc. Singapore ủy quyền cho Hội đồng hòa giải
Singapore Trung tâm Trọng tài Singapore để giải quyết.
Các quốc gia bao gồm: Acmenia (.AM), Bahamas (.BS), Belize (.BZ), Congo
(.CD), Cyprus (.CY), Laos (.LA), Moldova (.MD), Namibia (.NA), Panama (.PA),
Romania (.RO), Venezuela (.VE)..v.v… chấp thuận giải quyết tranh chấp tên miền
theo một chính sách có tính hiệu quả cao và mang tính chất quốc tế - UDRP. Bằng
việc thơng qua UDRP và Điều lệ giải quyết tranh chấp tên miền và uỷ quyền cho
Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO, các tranh chấp tên miền phát sinh tại các
quốc gia trên sẽ được giải quyết tại Trung tâm Hoà giải và Trọng tài của WIPO.
Một số quốc gia khác như Colombia, Áo, Látvia, Argentia, Anbani… chưa có
chính sách giải quyết tranh chấp tên miền riêng biệt thì áp dụng nguyên tắc đăng ký
tên miền “Ai đăng ký trước, được xét cấp phát trước”. Khi có tranh chấp tên miền, các
bên phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án hoặc thông qua một thoả thuận đưa
tranh chấp này ra giải quyết tại trọng tài. Tuy nhiên, toà án và trọng tài đều khơng có
quy định riêng áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến tên miền, luật áp
dụng giải quyết các tranh chấp là các quy định áp dụng cho nhãn hiệu (Áo), quy định
trong các Hiệp ước, hoặc trong các bộ luật dân sự hoặc bộ luật hình sự (Colombia)
..v.v…2
2 Truy cập: />
11