Tỉnh Bắc Ninh :
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực phía Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và
tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía
Đông Bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31km về phía Đông Bắc. Phía Tây và
Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông
Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Trong qui hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc Hà Nội.
Tỉnh có diện tích 805km2, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, dân số khoảng
1.024.151 người <2009>.
Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kì vào
năm 1831. Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc
Ninh vào năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và Hà Nội ngày nay.
Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra để lập tỉnh Bắc Giang.
Năm 1905 tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vónh Yên.
Năm 1950, Bắc Ninh có 09 huyện : Gia Bình, Gia Lâm, Lương Tài, Quế Dương,
Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Võ Giàng, Yên Phong.
Ngày 20-04-1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Ngày 05-07-1961, hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thành huyện Quế
Võ.
Từ ngày 27-10-1962 đến ngày 06-11-1996, tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc
Giang thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại tách ra như cũ từ ngày 01-01-1997.
Ngày 14-03-1963, hai huyện Tiên Du, Từ Sơn của tỉnh Hà Bắc hợp nhất thành
huyện Tiên Sơn.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có Tp. Bắc Ninh <thành lập năm 2006>, thị xã Từ Sơn và
06 huyện : Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du và Yên Phong.
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam
và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống
và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao từ 3 – 7m, địa hình trung du
<hai huyện Quế Võ và Tiên Du> có độ cao phổ biến từ 300 – 400m. Diện tích núi
đồi ít so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tieân Du.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt
Hạ – Thu – Đông>, có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa Hè và mùa Đông
<từ 15-16 0C>.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 – 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Đây là tỉnh nghèo về tài nguyên và khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng
như đất sét, ngói, gốm,… ở huyện Quế Võ và Tiên Du. Là tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều làng nghề thủ công truyền thống phát triển và được ví
là “vùng đất trăm nghề”.
Có sự kiện đặc biệt : cuối tháng 04-2006, tỉnh đã đón tiếp Chủ tịch tập đoàn
Microsoft, ông Bill Gates, trong chuyến thăm VN hai ngày.
Mã điện thoại : 0241. Biển số xe : 99.
Giao thông :
Đường bộ có các QL.1A, 1B <Hà Nội – Lạng Sơn>, 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài
với Tp. Hạ Long và cảng Cái Lân, Quảng Ninh và đường 38 nối Bắc Ninh với tỉnh
Hải Dương.
Có tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội – Hữu Nghị Quan.
Đường thủy : qua sông Cầu, sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng.
Các làng nghề truyền thống : là đúc đồng Đại Bái, làng tranh dân gian Đông Hồ,
làng dệ Hồi Quan, làng gốm Phù Lãng, làng giấy Đống Cao, làng gỗ mỹ nghệ Đồng
Kỵ.
Văn hóa – Xã hội – Di tích lịch sử :
Bắc Ninh là “vùng đất văn hiến”, nơi có thành Luy Lâu cổ, tại đây, Sỹ Nhiếp lần
đầu dạy người Việt học Chữ. Chùa Dâu, chùa Phật Tích là những nơi phát tích Phật
giáo VN, đây cũng là nơi phát tích vương triều Lý <Đền Đô, chùa Dâu,…>.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau.
Một số lễ hội nổi tiếng :
Lễ hội Lim <thị trấn Lim, huyện Tiên Du> được tổ chức vào 13 tháng Giêng Â.L
hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
Lễ hội Đền Đô <Đình Bảng, thị xã Từ Sơn> để kỉ niệm ngày đăng quang của vua Lý
Thái Tổ vào ngày 15-03 Â.L năm 1010 <Canh Tuất> và tưởng niệm các vị vua nhà
Lý.
Lễ hội Phù Đổng <của 4 xã, trong đó có xã Phù Đổng, huyện Tiên Du> vào ngày
09-04 Â.L để kỉ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.
Lễ hội Thập Đình <của 10 xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình> để kỉ niệm
trạng nguyên đầu tiên của VN – tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công
Doãn Công>.
Lễ hội đền Cao Lỗ Vương ngày 10-03 Â.L ở làng Tiểu Than <làng Dựng>, xã Vạn
Ninh và làng Đại Than <làng Lớ> ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
Lễ hội Chùa Dâu vào ngày 08-04 Â.L, để kỉ niệm Phật mẫu Man Nương sinh hạ nữ
nhi. Đây cũng là một trong những lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng bằng và
trung du Bắc Bộ.
Có câu :
Mùng bảy hội Khám Mùng
tám hội Dâu
Mùng chín hội gióng
Mùng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về.
Di tích, di sản văn hóa :
Đền Nguyễn Cao, Chùa Bút Tháp, chùa Tiêu <trung tâm Phật giáo xưa của VN>,
chùa Tổ <huyền tích của một vùng Tứ Pháp>, Đền Đô, chùa Dạm, chùa Dâu, chùa
Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, giếng Ngọc và đôi cá chép 100 tuổi, đình làng Đình
Bảng, đền Phụ Quốc, đình chùa làng Yên Mẫn, đền Cao Lỗ Vương, đình Quang
Đình, đình Mẫn Xá, đình Tiểu Than, lăng mộ Cao Lỗ Vương.
Danh nhân : Nguyễn Cao, Hàn Thuyên, Cao Lỗ Vương
Dương Vương>, Lê Văn Thịnh <Thủ khoa Đại Việt đầu tiên>, Lý Công Uẩn
Tổ>, Nguyên phi Ỷ Lan, Đàm Quốc Sư, Nguyễn Đăng Đạo
nguyên>, Ngô Gia Tự, Lê Quang Đạo.
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều Trạng nguyên nhất VN : 14 trong tổng số 49 người : Lý
Đạo Tái <1272>, Lưu Thúc Kiệm <1400>, Nguyễn Nghiêu Tư <1448>, Vũ Kiệt
<1472>, Nguyễn Quang Bật <1484>, Nghiêm Hoản <1496>, Nguyễn Giảng Thanh
<1508>, Ngô Miễn Thiệu <1518>, Hoàng Văn Tán <1523>, Nguyễn Lượng Thái
<1553>, Phạm Quang Tiến <1565>, Vũ Giới <1577>, Nguyễn Xuân Chính <1637>,
Nguyễn Đăng Đạo <1683>.
Thành Bình Lỗ :
Bình Lỗ là thành cổ do Lê Hoàn xây dựng trong kháng chiến chống quân Tống năm
981. Vị trí của thành chưa được xác định, có thuyết cho là ở giữa khu vực sông Cầu
và sông Cà Lồ, thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay, có thuyết lại cho là ở khu
vực huyện Duy Tiên và Lý Nhân, Hà Nam.
Tháng 06-1300, Trần Quốc Tuấn có nhắc đến thành này trong lời dặn vua Trần lúc
ông sắp mất : “Ngày xưa Triệu Vũ Đế <tức Triệu Đà> dựng nước, vua nhà Hán cho
quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh
vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời
nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương
Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ
mà phá được quân Tống,…”. Lời của một vị Tổng chỉ huy ba lần đánh tan quân
Nguyên là một đánh giá cao nhất và giá trị nhất về thành Bình Lỗ trong chiến tranh
Việt – Tống lần thứ nhất.
Khi chú thích sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, giáo sư Hà Văn Tấn đã chứng minh
sông Bình Lỗ là sông Cà Lồ. Sông Cà Lồ là một nhánh nguồn đổ vào sông Cầu ở
Ngã Ba Xà. Vậy thành Bình Lỗ nằm ở hữu ngạn sông Cà Lồ, phía Nam sông Cầu,
tại điểm sông Cà Lồ đổ vào sông Cầu là hợp lí. Điểm này có tọa độ l2 21.23740 vó
tuyến Bắc và 105.9320 kinh tuyến Đông.
Trong cuộc chiến tranh Việt – Tống lần thứ nhất, vào trung tuần tháng 02 năm Tân
Tỵ <981>, Hầu Nhân Bảo cùng Quách Quân Biện quyết định kéo toàn bộ quân
thủy bộ dưới quyền tiến từ sông Bạch Đằng đến phá thành Bình Lỗ để vào chiếm
Hoa Lư. Nhưng tại đây, quân và dân Đại Cồ Việt đã chặn đánh. Đạo thủy binh Hầu
Nhân Bảo bị giáng một đòn nặng nề, quân Tống thua to phải quay binh thuyền rút
về sông Bạch Đằng. Thành Bình Lỗ là địa điểm quân Tống vào sâu đất Việt nhất.
Phía Đông Bắc của Ngã Ba Xà về bên kia sông Cầu là làng Sổ, thuộc huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang. Các cụ trong làng lý giải tên làng là do quân Tống tàn phá coi
như không còn làng – làng bị xóa sổ. Sau cuộc kháng Tống lần thứ nhất thắng lợi,
làng mới tái lập lại và đặt tên là làng Sổ để ghi nhớ sự kiện bi thương. Thời Lê –
Nguyễn, làng Sổ lại đổi tên thành làng Ba Lỗ. Tên Ba Lỗ được lý giải như sau : phía
Tây Nam làng là Ngã Ba Xà và thành Bình Lỗ do Lê Đại Hành xây dựng. Quân
Tống bị đại bại trên khúc sông Ngã Ba Xà, nơi đắp thành Bình Lỗ. Có một tiền
nhân của làng lấy chữ Ba của Ngã Ba Xà và chữ Lỗ của thành Bình Lỗ ghép lại
thành Ba Lỗ đặt tên cho làng để ghi dấu ấn lịch sử thời Tiền Lê, trong đó có công
sức của dân làng Sổ. Ngày nay, làng có tên hành chính là Trâu Lỗ, nhưng tên
thường gọi của dân trong vùng là làng Sổ. Dưới thời nhà LÝ, huyện Hiệp Hòa nằm
trong Phủ Bình Lỗ.
Thành Bình Lỗ có vị trí chiến lược quan trọng, từ phía Bắc muốn tiến vào kinh đô
cũ Cổ Loa và thành Đại La phải vượt qua khúc sông Như Nguyệt. Trước kia sông
Cà Lồ to hơn hiện nay nhiều, từ Ngã Ba Xà theo sông Cà Lồ thuyền có thể ra sông
Hồng rồi theo sông Đáy vào Hoa Lư. Chính vua Lê Đại Hành đã thân chinh dẫn đại
quân từ kinh thành Hoa Lư theo đường thủy, ngược sông Đáy, sông Nhuệ mà vào
sông Hồng, rồi từ đó tiến lên miền địa đầu đông bắc đất nước.
Nhận rõ vị trí quan trọng của thành Bình Lỗ cũ, trong cuộc chiến tranh Việt – Tống
lần thứ hai <năm 1077>, Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phần trọng điểm của
Phòng tuyến sông Cầu ở khu vực này. Quả vậy, tại đây, Quách Quỳ đã cho quân
hai lần vượt qua khúc sông này và một lần quân của Lý Thường Kiệt vượt sông tiêu
diệt gần hết cánh quân của Phó chỉ huy Triệu Tiết để kết thúc chiến tranh. Trận
quyết chiến này xảy ra trên cánh đồng làng Tiếu Mai, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa.
Xác quân Tống ngổn ngang trên cánh đồng, để ghi nhớ sự kiện này, nhân dân gọi
cánh đồng đó là cánh đồng Xác. Dân làng Tiếu Mai lập ngôi chùa trên cánh đồng
Xác có tên là chùa Xác để cầu mong cho linh hồn quân Tống khỏi bơ vơ nơi đất
khách quê người, sau này chùa đổi tên là An Lạc Tự.
Như vậy, trong vòng gần 100 năm, cả hai thiên tài quân sự Lê Đại Hành và Lý
Thường Kiệt đều chọn vùng đất Ngã Ba Xà để xây dựng trận tuyến phòng thủ và
tiến hành trận quyết chiến để kết thúc cuộc chiến tranh, cả hai lần đó là điểm sâu
nhất trong đất Việt mà quân Tống vào được.
Hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc nhập quốc tịch VN ngày 29-06-2010 :
Chiều 28-06, tại Hà Nội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người VN ở nước
ngoài Đặng Thế Hùng đã công bố quyết định và trao sổ Quốc tịch VN cho gia đình
ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ đang sinh sống tại Hàn
Quốc.
Nhân dịp này, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật đã công bố cuốn tiểu
thuyết lịch sử Hoàng thúc Lý Long Tường, chào mừng Kỉ niệm 1.000 năm Thăng
Long – Hà Nội.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoàng thúc Lý Long Tường
bản năm 1967 tại Hàn Quốc> kể lại quá trình vượt biển sang Cao Ly, và những
chiến công hiển hách của Lý Long Tường trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ.
Ông Lý Xương Căn là hậu duệ đời thứ 26 của Hoàng thúc Lý Long Tường, thuộc
dòng họ Lý Hoa Sơn ở Hàn Quốc.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Sử học VN, cho tới nay vẫn chưa tìm thấy
tư liệu lịch sử chính xác ở VN về Lý Long Tường. Nhưng đối chiếu những tư liệu có
được ở nước ta và Hàn Quốc, có thể xác định : Hoàng thúc Lý Long Tường là con
trai thứ 7 của vua Lý Anh Tông, em trai vua Lý Cao Tông và chú vua Lý Huệ Tông.
Năm 1226, khi vương triều Lý bị nhà Trần lật đổ, Lý Long Tường vượt biển sang
Cao Ly, được vua Cao Ly ưu ái phong tước hiệu, thực ấp. Ông đã cùng nhân dân
Cao Ly chống hai cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ vào năm 1253 và 1258. Nhân
dân Hàn Quốc và Triều Tiên coi ông là một vị anh hùng.
Trai Cầu Vồng Yên Thế – Gái Nội Duệ cầu Lim :
Đã từ lâu, câu thành ngữ này được lưu truyền trong dân gian thậm chí trở thành
huyền thoại ở vùng Yên Thế rằng : Trai Cầu Vồng Yên Thế giỏi võ nghệ, cưỡi ngựa,
bắn cung, nỏ, ná, đao, kiếm, côn quyền, khi nghe danh các chàng trai Yên Thế,
giặc ngoại bang, thổ phỉ, Việt gian đã phải kinh hồn bạc vía.
Cũng có huyền thoại nói rằng, vào những ngày lễ hội truyền thống của các làng
quê vùng Kinh Bắc, trai tài gái sắc đi lễ hội, con gái Nội Duệ cầu Lim gắp than củi
đang cháy đỏ rực để lên đùi mình, còn các chàng trai Cầu Vồng Yên Thế thì ve
thuốc lào rồi nắm tay lại đặt tay lên đùi các cô gái để lấy lửa hút thuốc rồi cùng
đàn hát, tâm tình diễn xướng suốt đêm,…
Câu thành ngữ này đã làm các nhà nghiên cứu tốn khá nhiều giấy mực để luận
giải, theo ông Dương Văn Tiên, hậu duệ họ Dương, căn cứ vào gia phả của dòng họ
ông đã dầy công nghiên cứu, ông đã giải thích về câu thành ngữ này như sau :
Vào thế kỉ XVI <1527-1592>, nước Đại Việt bị chia cắt làm hai bởi hai thế lực phong
kiến Lê – Mạc, sông Giang làm giới tuyến, nhà Lê xưng bá trong Nam gọi là Nam
triều, nhà Mạc xưng vương ở ngoài Bắc gọi là Bắc triều, đóng đô ở kinh thành
Thăng Long. Hai thế lực phong kiến này luôn luôn muốn thôn tính lẫn nhau, đây là
cuộc chiến “nồi da xáo thịt”, gây ra bao cuộc giao tranh tang thương đẫm máu,
khiến cho dân tộc Đại Việt lâm vào cảnh chết chóc, đói rét lầm than. Lúc đó giặc
Minh ở phương Bắc nhiều phen xâm lược và muốn thôn tính nước ta.
Vào năm 1535, nhà Minh huy động binh mã để xâm lược nước ta, giặc tiến quân
bằng đường bộ đánh vào Lạng Sơn, Hà Giang và các tỉnh biên giới khác. Nhà Mạc
đóng đô ở kinh thành Thăng Long, được tin này vua tôi nhà Mạc lập tức mở giáo
trường ở ngoại ô Thăng Long làm trường tỉ thí để lựa chọn nhân tài ra giết giặc giữ
nước, tin được truyền đi khắp mọi nơi.
Bấy giờ ở xã Vân Cầu, tổng Vân Cầu, huyện Yên Thế
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang> có 3 anh em nhà họ Dương, người anh cả là Dương Quốc
Minh, người em thứ hai là Dương Quốc Lượng, người em út là Dương Quốc Lương,
nhà nghèo, mẹ mất sớm chỉ còn lại cha già. Tuy nhà nghèo nhưng cả ba anh em
đều có đức hạnh và chí hiếu, với sức khỏe vượt trội hơn người, ngày ngày đi kiếm
củi, đêm về luyện võ nghệ, luyện kiếm, phi ngựa bắn cung. Cả ba đều rất cao
cường võ nghệ lại có tài phi xạ lạ thường. Khi nghe tin triều đình mở trường tỉ thí để
chọn người có tài ra giúp nước thì cả ba anh em về trường xin ứng thí.
Cũng vào thời điểm này, ở Nội Duệ cầu Lim thuộc thị trấn Kinh Bắc, có 3 chị em
nhà họ Cao, chị cả là Cao Xuân Lộc, người em thứ hai là Cao Băng Tuyết, cô út là
Cao Tố Mai. Ba chị em nhà họ Cao chẳng những có nhan sắc chim sa cá lặn mà
còn có tài tinh thao cung kiếm, chí khí hào hùng, chẳng kém gì các bậc nam nhi
trong khi tuổi đời chỉ mới đôi mươi mười tám. Được tin triều đình mở trường tỉ thí thì
cả ba chị em cùng về trường xin vào ứng thí.
Ba anh em họ Dương khi về trường ứng thí như cá gặp nước, như rồng gặp mây,
được phô diễn hết tài nghệ. Thi phi ngựa bắn cung trúng đích, diễn võ công, múa
đại đao, ánh đao lấp lánh, đường đao như chớp giật mưa cuồng kín như vách đá,
trường đồng dù có tên đạn bắn vào cũng khó vượt qua đường đao ấy. Vó ngựa
chạy vang chan chát, tiếng thét oang như bạt non cao. Giáo trường hội tụ đủ các
mặt anh hào, hiệp só đều tỏ lòng kính phục, không ai dám đương đầu với ba anh
em nhà họ Dương. Quan giám khảo võ trường tuyên bố ba anh em tuấn kiệt họ
Dương xứng danh đoạt vô địch võ trường. Cũng trong ngày này, văn thư tấu biểu về
triều đình tình hình rất nguy khốn, thù trong giặc ngoài, dân tình lầm than đói khổ.
Thượng thư Bộ Binh tâu với vua Mạc : chặn bước tiến của giặc Minh, ta nên điều
thêm quân trấn chắc ải Tam Quan, cho giặc tiến vào Hà Giang, quân ta dựa vào địa
thế hiểm trở để phục binh bố trận khi quân Minh tiến vào là tiêu diệt ngay. Các
quan văn võ đồng tình theo kế này, vua chuẩn tấu. Khi trung đường họp chưa xong
thì võ trường lại có biểu phong về triều : trong trường thí có ba anh em nhà họ
Dương có tài phi xạ lạ thường, năng lực võ công vô địch, vua Mạc trong lòng vui
mừng khôn xiết, nghó rằng trời thương mình nên mới sinh ra tam kiệt Dương gia để
giúp vua gìn giữ nước non. Vua Mạc lập tức sai thị vệ mang bút thảo chiếu thư lệnh
cho khâm sai phi ngựa thẳng tới giáo trường để đón ba anh em họ Dương về triều
phong tước.
Nơi trường thí rạng sáng ngày hôm trước, ba hiệp só họ Cao : Cao Xuân Lộc, Cao
Băng Tuyết, Cao Tố Mai đến trường thi. Khi nhìn lên bảng thấy tam kiệt họ Dương :
Minh, Lượng, Lương vô địch võ trường, ba chị em họ Cao không chịu nhún nhường
xin vào trường tỉ thí với họ Dương. Trong trường thí, với các trang hào kiệt nghe tên
lần lượt vào tỉ thí. Cao Xuân Lộc tỉ thí với Dương Quốc Minh. Xuân Lộc cưỡi tuấn
mã màu vàng, mũ giáp xanh nai nịt gọn gàng, sử dụng song kiếm. Quốc Minh mặc
áo giáp bạc, đội mũ vàng sử dụng đại đao. Quốc Lượng, Quốc Lương đứng bên
cạnh cưỡi ba chiến mã sắc hồng nhìn khí phách oai phong lẫm liệt làm cho ba chị
em nhà họ Cao trong lòng thầm khen. Khi võ đài phất ngọn cờ đào thì Quốc Minh
cùng Xuân Lộc xông vào đọ tài thi sức 30 hiệp, đao kiếm tung hoành, phần thắng
bại chưa thuộc về ai, tiếng trống thúc, tiếng chiêng khua, Quốc Minh – Xuân Lộc lại
xông lên, kiếm đao va mạnh tê rần bốn tay. Đường kiếm của Xuân Lộc quay sang
như tuyết phủ, đao của Quốc Minh tựa như sương gieo, kiếm đao hút gió vèo vèo
trong tiếng hò reo ầm ầm của binh lính, tám vó ngựa khu dồn vang, đôi chiến mã
ướt đầm như tắm. Cuộc đấu đang quyết liệt bỗng nhiên Quốc Minh tiến rẽ ngang
làm cho Xuân Lộc vượt sang quá đà, Quốc Minh thúc ngựa theo tập hậu, đại đao
gầm rít trên đầu và thét lên một tiến hô : Xuân Lộc xin hàng. Lúc đó, do bị thất thế
trước sức mạnh và trí dũng phi thường của Quốc Minh, song kiếm của Xuân Lộc bị
loạn đường và bật rơi xuống đất, chiến mã vấp ngã vó trước hất Xuân Lộc xuống
giáo trường. Quốc Minh kìm cương ngựa quẳng đao nhảy xuống, thấy Xuân Lộc
mình toàn vẹn, mặt hoa thẹn thùng, Quốc Minh đỡ Xuân Lộc đứng dậy. Chiêng
trống trợ lực vừa dứt thì võ đài vang vọng tiếng loa tuyên bố phần thắng thuộc về
Quốc Minh. Khi các trang hào kiệt về quán nghỉ thì Cao Xuân Lộc nghó đến cuộc
đấu, nghó đến Quốc Minh nên nàng liền lấy bút họa chân dung Quốc Minh và đề
tặng thơ vào đó.
Ngày hôm sau, mọi ngã đường, các trang dũng só đổ cả về trường thi ứng thí. Sáng
thi bắn, chiều thi tài. Xuân Lộc, Tố Mai, Băng Tuyết được vào thi bắn đầu tiên, cả
ba phi ngựa nước đại giương cung lên buông liền 3 dây, 3 mũi tên vun vút bay
trúng hồng tâm,… các tay thiện xạ đều phục tài của ba hiệp só họ Cao. Đang thi bắn
thì khâm sai mang chiếu thư thẳng vào nội trường truyền ba anh em họ Dương về
triều bái kiến. Quan giám khảo nghe xong sai bết tiếp đãi khâm sai, truyền Dương
gia tam kiệt hôm sau về triều. Ba anh em họ Dương đang trăn trở nghó đến cha già,
định sửa soạn trở về nhà phụng dưỡng thì nhận được lệnh về kinh. Riêng Quốc
Minh còn có nỗi niềm riêng bởi dáng hình hiệp nữ họ Cao. Bão tình trong như đã
nhưng chưa một lời tỏ tình. Khâm sai giục lên ngựa rời giáo trường, khi về đến kinh
thành thì cả ba đều cùng q chúc Thánh hoàng vạn tuế, vua cho phép bình an rồi
truyền đem khôi giáp bảng vàng phong cho ba anh em cấp Nhị phẩm, tam công
khôi giáp bảng rồng để vinh qui bái tổ. Về đến nhà thì cha bệnh nặng, đợi các con
về thì ngài đã qui tiên, ba anh em hết sức đau buồn, thương cha đã sống một đời để
nuôi ba anh em khôn lớn,… Được tin, triều đình có chiếu truyền phong cho ông
Dương Quốc Nghóa bài vị miếu thờ, tước Thượng tổ Quận công vì đã có công giáo
dục ba anh em đương kim Quận công.
Tin chiến sự lúc đó, giặc Minh tiến công xâm lược ải Bắc, chiến trường Hà Giang
giữa ta với địch giao tranh quyết liệt. Quân ta hỏa tốc báo về triều đòi tăng viện
binh ra cự giặc. Vua Mạc truyền cho ba anh em Quận công lo tang cha xong phải
kịp về ngay kinh thành xuất chinh.
Quốc Lương được điều lệ chặn đánh ở ải Bắc, Quốc Minh thì tiếp chiến ở Hà Giang,
Quốc Lượng thì phòng thủ tuyến Nam, mỗi đạo được lónh 10 ngàn tinh binh. Tình
hình biên ải rất khẩn cấp, vua ra lệnh cho giáo trường phải tuyển gấp những người
đã đăng kí thi để phong cấp bổ sung cho các cửa ải. Quan khảo thí giáo trường đã
tấu với vua rằng tam nữ hiệp só họ Cao trong trường thi xạ thì cả ba đều võ nghệ
cao cường không thua kém gì các bậc nam nhi trừ tam Dương kiệt hiện đang ở
ngoài triều. Vua cho gọi ba nữ hiệp só họ Cao vào phong tước : Khôi giáp bảng Nhất
phẩm, tước thứ Quận công, đồng thời ra lệnh cho cả ba tạm thời ở lại bảo vệ
Thăng Long, chờ tin biên ải rồi bổ sung đi biên thùy. Sau khi nhận được tin, các
biên ải tấu biểu đòi cả viện binh, quân y, khí giới lương thảo. Triều đình chọn cửa
cho các tướng. Cao Băng Tuyết thì vào tuyến Nam, Cao Xuân Lộc lên Hà Giang,
Cao Tố Mai lên ải Tam Quan, cả ba đạo binh thẳng tới chiến trường.
Tại ải Tam Quan, giặc Minh tàn phá nhiều nơi, Quốc Lương bày binh bố trận, canh
phòng suốt đêm ngày để chặn bước tiến của giặc, khi giặc Minh đến, Quốc Lương
điều binh khiển tướng, dùng một đội quân đem đi trá hàng, quân Minh trúng kế bắt
đầu chủ quan khinh địch. Đến nửa đêm, Quốc Lương trực tiếp chỉ huy đại quân
xuất kích đánh địch. Tiếng chiêng khua, trống thúc, quân reo ầm ầm như thách đổ.
Bị tấn công bất ngờ, quân giặc loạn như ong vỡ tổ. Cao Tố Mai được phân chặn
đường rút quân của giặc, Quốc Lương huy động đại quân tấn công quyết liệt, các
trại của quân Minh bị thiêu trụi, quân giặc đại bại, xác giặc chết chất chồng như
núi, tướng giặc vội vàng thu gom tàn quân rút về nước. Ải Tam Quan hội việc
mừng công, toàn quân ca khúc khải hoàn.
Tại cửa khẩu Hà Giang, giặc cậy đông quân liên tiếp mở các cuộc tấn công nhằm
tiêu diệt quân ta. Quốc Minh chọn các vị trí xung yếu phục kích, đánh tỉa tiêu hao
sinh lực địch, vừa đánh vừa lui dụ địch vào sâu, các nẻo đường hiểm yếu đặt bẫy,
cài chông, dùng hỏa công tiêu diệt địch. Kế nghi binh được Quốc Minh dùng biến
ảo khôn lường khiến cho quân giặc tiến thoái lưỡng nan, lúc đó Quốc Minh cho đại
quân tổng công kích. Quân giặc đại bại phải thu binh về nưoc, dãi biên thùy đã hết
chiến tranh. Tin chiến thắng làm người người náo nức, vua Mạc cho mở hội mừng
chiến thắng, mổ trâu, mổ lợn, quân dân được vui chơi ca hát mấy ngày, các tướng
và chiến binh được thăng chức, thưởng công. Quốc Minh trí dũng song toàn lập
được nhiều chiến công lớn nhất nên được vua phong tước hầu. Trong khúc khải
hoàn ca, nhân lúc việc quân nhàn rỗi, Quốc Minh cùng Xuân Lộc có dịp bày tỏ tình
cảm riêng tư được ấp ủ từ ngày ở trường thí, hai người thật tâm đầu ý hợp, cùng
chung viết một tờ đính ước, kí tên và đặt lên hương án thề thốt rồi đốt lên tấu trời.
Quốc Lượng được điều vào trấn vùng Nam tuyến sông Gianh, đây là trận tuyến giao
tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Lê – Mạc. Cuộc chiến Nam – Bắc triều
đẫm máu khiến cho trăm họ lầm than. Nhà Mạc phải chia đôi lực lượng, phân nửa
trừ giặc Bắc, còn phân nửa thì chinh Nam. Dương Quốc Lượng hội đàm các bộ
tướng cử quân phòng các hướng ngăn chặn quân Lê, điều binh khiển tướng giữ gìn
an toàn tuyến phía Nam, lập nhiều chiến công được vua Mạc trọng thưởng phong
cấp. Cao Băng Tuyết trong một đêm tuần thú, phát hiện tướng Lê dẫn 500 quân
vượt sang bờ Bắc, chia làm hai đường tìm cách triệt lương của quân Mạc. Băng
Tuyết tránh đường cho quân Lê sang rồi bố trí quân mai phục. Khi quân Lê vượt
qua sông, Cao Băng Tuyết cho quân Mạc đánh vào thuyền Lê đông thời đánh
trống, khua chiêng báo động, các trại quân Mạc lúc đó nhất loạt đổ ra đánh làm
cho binh Lê hoảng loạn thua trận tơi bời. Tướng Lê cố chạy về nơi chiến thuyền thì
thuyền mất, phục binh Mạc đổ ra, tướng Lê thất kinh, đơn thân nên phải vứt gươm
cởi giáp, Băng Tuyết bắt nạp vào trung quân rồi ra lệnh thu quân trở về. Khi đến
phủ Quận công Bắc triều, Băng Tuyết dẫn tướng Lê vào phủ, tướng Lê q xuống
trước bệ hổ đường, Quốc Lượng nhìn thấy cảnh tướng bại trận chạnh lòng thương,
tự mình bước xuống hổ đường tháo gông cho tướng Lê, tướng Lê tỏ lòng kính phục
vội cúi đầu lạy. Quốc Lượng truyền cho quân đưa tướng Lê đến bến sông trả cho
về bên kia sông Gianh. Quốc Lượng ra lệnh cho các trại phải thường xuyên tuần tra
nghiêm ngặt và nhiều đêm tự mình cưỡi ngựa tuần tra một mình, thấy tướng lónh và
quân lính các trại thực hiện nhiệm vụ nghiêm chỉnh, Quốc Lượng mới yên tâm về
nghỉ ngơi. Nữ tướng Băng Tuyết bắt được tướng Lê giao vào trong phủ được ghi vào
sổ công tấu về triều ban thưởng, còn Quốc Lượng tha tướng Lê không phải là thiên
vị mà là kế dùng binh, vì đất nước dẫu có hi sinh thì ông cũng không hề suy tính.
Sau khi bình Nam yên Bắc, triều Mạc chấn hưng đất nước, với vua sáng tôi hiền,
mưa thuận gió hòa tứ phương, lương thực dồi dào, đời sống nhân dân no đủ. Nhà
Mạc cho xây dựng đền, đình ở nhiều nơi để cho nhân dân thờ các tướng lónh và
quân só tử trận. Xây dựng kinh thành Thăng Long và các thị trấn, đô thị khác, thu
nạp hiền tài qua thi cử rồi bổ làm quan. Sửa sang phép nước, loại bỏ những điều
luật mờ ám, không rõ ràng, thường cho quan thanh liêm loại trừ quan tham, khuyến
khí quân dân phục hóa, khai hoang, giảm sưu thuế, sử sang đê điều, lấy chính
nghóa chiêu an bách tính, lấy nghiêm minh trừng trị ác gian. Tăng cường lực lượng
cho các miền biên ải, bổ sung lính trẻ và huấn luyện cấy cày ruộng nương.
Đất nước thanh bình, người người no đủ, cũng nhờ công lao động đóng góp của các
chành trai Cầu Vồng và các cô gái Kinh Bắc hết lòng gìn giữ non sông, vua Mạc vô
cùng yêu q bầy tôi trung hiếu, cũng là hợp với lòng trời, lòng người thấy hai họ
Dương – Cao trai thanh nữ tú, trai chưa vợ, gái chưa chồng dường như mắc nợ ba
sinh, vua Mạc đích danh xe duyên cho hai họ Dương – Cao. Cao Xuân Lộc kết
duyên với Quốc Minh, Quốc Lương cầm sắt chung tình Tố Mai, Cao Băng Tuyết
sánh vai cùng Quốc Lượng. Đó là mối tình đầu do vua se cho những người phò nhà
Mạc trước sau vẹn toàn, suốt cả cuộc đời chinh Bắc phạt Nam, dẹp giặc ngoại
xâm, giữ cho xã tắc bình an, cả gia đình gánh vác giang sơn với triều Mạc. Nhà
Mạc tồn tại 5 đời vua đóng đô ở Thăng Long, các chàng trai họ Dương và các cô
gái họ Cao ba đời phò triều Mạc, giữ gìn non sông gấm vóc Đại Việt được yên bình
trong 66 năm ròng, vì công lao to lớn ấy nên triều Mạc đã phong cho dòng họ
Dương tổng cộng 18 tước Quận công.
Thời chúa Trịnh – vua Lê liên kết với nhau thì nhà Mạc bắt đầu suy bại, thế lực Lê –
Trịnh bắt đầu phản công triều Mạc, năm 1592 Trịnh Tùng đánh bật nhà Mạc ra khỏi
kinh thành Thăng Long, nhà Mạc bắt đầu suy tàn. Lúc này, Quốc Minh, Quốc
Lương và Quốc Lượng cùng Băng Tuyết, Tố Mai đã qua đời, chỉ còn lại Xuân Lộc
tuổi ngoài 80, tóc đã bạc trắng và 6 tướng họ Dương trấn thủ tại Hà Giang, Xuân
Lộc xưng là Hầu vương đứng đầu 6 tướng. Nhận được tin Thăng Long thất thủ,
Xuân Lộc tổ chức sắp xếp lại quân cơ, làm lễ tế trời, căng biển đề phù Mạc kháng
Lê để phục quốc, ba quân đội ngũ chỉnh tề chờ lệnh tiến về Thăng Long. Lúc này,
thế nhà Lê mạnh như chẻ tre liên tiếp đoạt các thành lũy nhà Mạc, biên thùy giặc
phương Bắc lăm le xâm lược làm cho Cao Xuân Lộc tiến thoái lưỡng nan nhưng tin
chiến bại liên tiếp của nhà Mạc báo đến buộc Cao Xuân Lộc quyết định mang binh
trở về ứng cứu. Nhà Mạc điều binh về trấn thành Kinh Bắc, đưa triều đình về Chi
Lăng tuyển mộ thêm binh mã để trấn thủ Cao Bằng. Quân của Cao Xuân Lộc vừa
về đến nơi thì quân Lê đã dàn trận đón đánh, hai bên giao chiến quyết liệt làm cho
sinh linh đầu rơi máu chảy mà vẫn chưa phân thắng bại, Xuân Lộc lui quân vào
trấn thủ Kinh Bắc, quân Lê cũng điều quân giữ chắc Thăng Long. Hai bên giao
chiến với nhau một năm ròng mà vẫn không bên nào thắng. Xuân Lộc tuổi đã cao,
thấy trong người nao núng khó chịu liền cho gọi ngay cháu cả vào để phó thác
công việc : cháu thay bà gánh vác việc quân, khó khăn không được ngại ngần,
thưởng công, phạt tội phải công minh, coi tướng lónh phải như tình cốt nhục, thương
ba quân như thể thương mình, làm tướng phải biết kiên trinh, thắng không được
kiêu, bại không được nản, phải trung quân ái quốc, dù cho thịt nát xương ta chớ nề,
lời ba dặn cháu phải ghi nhớ. Nay bà muốn về Cầu Vồng Yên Thế, nơi quê cha đất
tổ để phụng thờ tổ tiên, tịnh dưỡng tuổi già. Vâng lời bà dặn, Dương tướng tấu biểu
về triều và ngồi vào trướng hổ của bà, điều binh đi trấn thủ mọi nơi đồng thời sắp
xếp đưa bà về quê, điều nữ binh đi theo phụng dưỡng. Những năm cuối đời, ngày
đêm bà thờ cúng tổ tiên, về sau bà cũng qui tiên ở đó.
Trải qua mấy thế kỉ, câu thành ngữ vẫn còn lưu truyền đến ngày nay và nó sẽ mãi
mãi trường tồn cùng người dân xứ Bắc nói riêng và trong lịch sử dân tộc VN nói
chung. Đến với cụm di tích Đình Vồng : Chùa Vồng, Đình Vồng, Nghè Đức Cụ, Miếu
thờ Quan Nghè, đền vua Bà,… chúng ta lại tưởng nhớ đến các danh nhân “Trai Cầu
Vồng Yên Thế – Gái Nội Duệ Cầu Lim” đã kết nghóa vợ chồng, xây nên một gia
đình danh giá phò triều Mạc để gìn giữ non sông. Tại Đình Vồng còn lưu câu đối :
Vạn cổ anh linh truyền Bắc địa
Một nhà dũng lược trấn Nam bang
Tạm dịch :
Muôn thû anh linh truyền Bắc đại
Một nhà dũng lược động trời Nam Chùa
Dâu :
Chùa Dâu còn có tên là chùa Diên Ứng, chùa Pháp Vân hay chùa Cổ Châu, là một
ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà
Nội khoảng 30km. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như
chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên Ứng tự. Đây là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất
VN.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa
nhất của Phật giáo VN. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ : chùa Dâu thờ Pháp
Vân <Mây pháp>, chùa Đâu thờ Pháp Vũ <Mưa pháp>, chùa Tướng thờ Pháp Lôi
<Sấm pháp>, chùa Dàn thờ Pháp Điện <Chớp pháp> và chùa Tổ thờ Man Nương là
mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu
được thờ chung trong chùa Dâu.
Chùa Dâu được xây dựng vào buổi đầu Công nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên
đã từng đến đây. Vào cuối thế kỉ thứ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến
chùa này, lập nên một Thiền phái ở VN. Chùa được khởi công xây dựng vào năm
187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với Lịch sử –
Văn hóa – Phật giáo VN, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28-04-1962.
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương
| Mãn Xá, cách chùa Dâu khoảng 01km>.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỉ tiếp
theo. Vua Trần Anh Tông đã sai Trạng nguyên Mạc Đónh Chi về kiến thiết lại chùa
Dâu thành chùa Trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng
điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Kiến trúc : cũng như nhiều chùa chiền trên đất nước VN, chùa Dâu được xây dựng
theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh
ba ngôi nhà chính : Tiền đường – Thiêu hương – Thượng điện. Tiền đường của chùa
Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương. Gian Thiêu hương đặt tượng Cửu Long,
hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái Tử, Mạc Đónh Chi. Thượng
điện để tượng Bà Dâu <Pháp Vân>, Bà Đậu <Pháp Vũ> và các hầu cận. Các pho
tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau
chùa chính.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ.
Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu
đồng hun, cao gầm 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi
to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây
Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt
Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.
Do chùa Đậu <Bắc Ninh> bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu <Pháp Vũ> cũng
được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao
cả. Những tượng này đều có niên đại vào thế kỉ 18.
Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi, tượng đặt trên một
bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại vào thế kỉ 14.
Giữa sân chùa trái rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn
ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã
lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ con ba tầng dưới, cao khoảng 17m nhưng vẫn
rất uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc
chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m, tầng dưới có 4 cửa
vòm. Trong tháp treo một quả chuông đồng đức năm 1793 và một chiếc khánh đúc
năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có
tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao
0,8m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Có câu thơ lưu truyền trong dân gian :
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù
ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và qui mô, tuyến hành hương về
nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm – chùa Tổ – nơi thờ Phật Mẫu Man
Nương.
Chùa Keo :
Nếu chọn du lịch văn hóa di sản, bạn hãy đến với Hà Tây, Thái Bình hoặc Bắc
Ninh, xứ sở của những ngôi chùa và làng cổ có một nền kiến trúc ngàn năm tuổi.
Đi qua huyện lỵ của xứ Kinh Bắc tới những ngôi chùa cổ, buổi sớm, nhà chùa vãn
khách, nhưng khung cảnh chùa thì lí tưởng. Sáng sớm ở chùa Keo, cửa mở toang từ
cổng chính đến Tam quan, chùa ở Giao Châu, phủ Thuận An xưa. Chùa được xây
dựng từ thế kỉ thứ 6, đại tu ở thế kỉ 17 <năm 1611> trên diện tích 10.000m 2, chùa
thờ Phật và Mẫu, có những pho tượng cổ nhìn vào chỉ thấy rất xa xưa.
Chùa Keo ở Bắc Ninh khác biệt hẳn chùa Keo ở Thái Bình, không có gác chuông
cổ, nhưng tượng Phật có những giá trị nghệ thuật khiến người vãn cảnh phải dừng
chân. Dấu ấn về những pho tượng cổ chưa phai nhòa, đi qua chợ Dâu vài trăm
thước là chùa Dâu, trung tâm Phật giáo từ thế kỉ thứ 3. Chính điện thờ pho tượng
lớn là nữ thần Pháp Vân <nữ thần Mây> ngồi trên tòa sen, ngoài ra còn có Pháp Vũ,
Pháp Lộc và Pháp Điện, đây chính là một quần thể tứ Pháp.
Trong chùa còn có tháp Hòa Phong được xây dựng từ thế kỉ thứ 6, có ý nghóa như
thạch trụ ngăn cản gió chướng. Đặc biệt đi chùa Dâu, có rất nhiều bánh giầy, bánh
gai, là đặc sản của làng Dâu dâng lên thờ Phật Mẫu Man Nương. Người dân làng
Dâu hiếu khách, níu chân khách bằng những chiếc bánh giầy, bánh đa kê, bánh
nếp, chè kho, ăn một lần khó quên.
Không chỉ là chùa cổ mà còn làng xưa, nếu từ Thuận Thành, Bắc Ninh lên huyện
Việt Yên <Bắc Giang> ghé vào chùa Bổ Đà <thế kỉ 11>, bạn sẽ lạc vào một “di tích
cổ” chìm khuất trong cảnh núi non, người đi trong bản làng mịt mờ sương khói.
Đây là chùa đào tạo các tăng ni, phật tử của Phật giáo.
Đến nhiều ngôi chùa xa thành phố, rong ruổi cả ngày ở làng quê còn nghe thấy
tiếng lá rụng, nghe thấy tiếng tách của hoa gạo tháng 3 đỏ ối, le lói ở cánh đồng.
Xứ Kinh Bắc vẫn là một ẩn số với khách du lịch văn hóa di sản vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
Bài thơ “Bên kia sống Đuống” :
Em ơi !
Buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng bieác
Đứng bên này sông luyến tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thêm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trong giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê xác máu
Kiệt cùng ngõ thẳm vườn hoang
Mẹ con đàn lợn chia lìa
Âm dương chia lìa đôi ngã
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai ?
Chuông chùa văng vảng nay người ở đâu ?
Những nàng môi đỏ quết trầu
Những cụ già bay tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu Bây
giờ đi đâu về đâu ?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuông mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Biển Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa màu
Những người thợ nhuộm Đồng
tỉnh Huê Cầu
Bây giờ đi đâu về đâu ?
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài xếp giấy đẫm hoen sương buổi sớm Chợt
lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đập gẫy quán gầy teo
Xì xô cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loan chiều mùa Đông
Đêm buông sâu xuống dòng sông Đuống Con
là ai ?
Con ở đâu về
Hé một cánh liếp
Con vào đây bốn bức tường tre
Lửa đen leo loét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như vừng trăng
Ngậm ngùi tóc trắng đương thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng
Đêm buông sâu xuống dòng sông Đuống
Ta mài lưỡi cuốc
Ta uốn lưỡi liềm
Ta vót gậy nhọn
Ta rũa mác dài
Ta xây thành kháng chiến ngày mai
Lao xao hàng cây bụi chuối
Im lìm miếu đổ chùa hoang
Chập chờn đom đóm bay ngang
Báo tin khủng khiếp
Cho giặc kinh hoàng
Từng từng tiếng súng vang vang
Trong đêm khuya thoảng cung đàn tự do Thuyền ai thấp
thoáng bên Hồ
Xóa cho ta hết những giờ thảm thương
Đêm đi sâu quá dòng sông Đuống
Trại giặc bắt đầu rung trong sương
Dao lòe giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Và quay cuồng như trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Xa xa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
“Cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu căm thù”
Tiếng ai cấy lúa mùa thu
Căm căm gió rét mịt mù mưa bay
“Thân ta hoen ố vì mày
Hồn ta thề với đất này dài lâu”
Em ơi ! Đừng hát nữa lòng anh đau
Mẹ ơi ! đừng khóc nữa dạ con sầu
Để con đi giết giặc
Cánh đồng im phăng phắc
Lấy áo nó mặc vào người
Lấy súng nó đeo lên vai
Đêm đêm mỗi lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời xa rạng tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu xương máu
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu cuộc đời
Bao giờ trở lại dòng sông Đuống
Ta lại tìm em
Em mặc yếm trắng
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười me ánh nắng muôn lòng xuân sang Nhà
thơ Hoàng Cầm