Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nguyên tắc tự do ý chí trong bộ luật dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.54 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THU HẰNG

NGUYÊN TẮC TỰ DO Ý CHÍ
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THU HẰNG

NGUYÊN TẮC TỰ DO Ý CHÍ
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS. TS NGÔ HUY CƢƠNG

Hà Nội - 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thu Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu ......................................... 1
2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 2
3. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 5
7. Cơ cấu của luận văn ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO Ý CHÍ ................... 6
1.1. Học thuyết tự do ý chí và khái niệm về tự do ý chí ................................... 6
1.2. Nguyên tắc tự do ý chí ............................................................................. 11
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 23
CHƢƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN NGUYÊN TẮC TỰ DO Ý CHÍ TRONG
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 .................................................................... 24
2.1. Mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do ý chí và tự do hợp đồng .................. 24
2.2. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về chủ thể của hợp đồng ............ 27
2.3. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định giao kết hợp đồng ...................... 34
2.3.1. Giao kết hợp đồng ................................................................................. 36
2.3.2 Tự do ý chí trong đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015 .................................................................................... 37

2.3.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng................................................... 43
2.4. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về thỏa thuận nội dung của
hợp đồng .......................................................................................................... 47
2.5. Tự do ý chí trong lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp ............... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 54


CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THI THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 LIÊN QUAN TỚI NGUYÊN TẮC TỰ DO
Ý CHÍ VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN ........................................................ 55
3.1. Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên
quan tới nguyên tắc tự do ý chí ....................................................................... 55
3.1.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc tự do ý chí trong
giao kết hợp đồng ............................................................................................ 55
3.1.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc tự do ý chí trong
thỏa thuận nội dung hợp đồng ......................................................................... 61
3.1.3. Thực tiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc tự do ý chí trong
thỏa thuận các phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng ......................... 73
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc tự
do ý chí ............................................................................................................ 74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu
Học thuyết “pháp luật tự nhiên” đã đƣa ra những tƣ tƣởng, nguyên tắc
chủ đạo để bảo vệ quyền cá nhân của con ngƣời trƣớc quyền lực của nhà
nƣớc. Quyền tự do của con ngƣời dƣới quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin

là khái niệm mang tính lịch sử, quyền tự do của con ngƣời phản ánh mối quan
hệ giữa nhà nƣớc và cá nhân, nó đƣợc nhà nƣớc ghi nhận và bảo vệ bằng pháp
luật. Hiến pháp năm 2013 của nƣớc ta cũng nhấn mạnh: “Ở nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời, quyền cơng dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhƣ vậy mỗi cá nhân có quyền tự do và bình
đẳng trƣớc pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tƣ tƣởng chủ đạo xuyên
suốt hệ thống pháp luật, trong tất cả các ngành, lĩnh vực pháp luật, các chế
định pháp luật, trong toàn bộ cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Nhƣ vậy các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo quy định ở Bộ luật Dân sự năm
2015 không chỉ áp dụng cho các vấn đề nêu trong Bộ luật Dân sự mà còn áp
dụng cho các vấn đề khác đƣợc nêu trong văn bản thuộc pháp luật dân sự.
Trong đó nguyên tắc tự do ý chí đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật
Dân sự năm 2015 cụ thể: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấp dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể
khác tôn trọng”. Nhƣ vậy sự tự do ý chí là nền tảng cơ bản, có vai trị quan
trọng đối với hợp đồng, thƣơng mại khơng thể phát triển nếu các thỏa thuận
đƣợc lập ra một cách tự do mà khơng đƣợc thi hành một cách bình thƣờng.
Với các lý do trên đây tôi lựa chọn đề tài: "Nguyên Tắc tự do ý chí
trong Bộ luật Dân sự năm 2015" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật
1


học với mong muốn sẽ góp phần nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận
và thực tiễn quy định pháp luật của Việt Nam về tự do ý chí trong quan hệ
pháp luật dân sự thể hiện ở nguyên tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự năm
2015 và việc áp dụng nhằm phát huy tối đa quyền tự do của các chủ thể bên

cạnh đó có những đóng góp thích hợp khắc phục những hạn chế còn tồn tại
nhằm đảm phát huy tối đa hiệu quả của các quy định về quyền tự do ý chí góp
phần bảo đảm sự cơng bằng và trật tự công cộng, đạo đức xã hội.
2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về
tự do ý chí trong đó bao gồm Học thuyết về tự do ý chí, pháp luật của một số
nƣớc trên thế giới về tự do ý chí, sự thể hiện của nguyên tắc tự do ý chí trong
Bộ luật Dân sự năm 2015, thực tiễn thi hành các quy định của bộ luật dân sự
năm 2015 liên quan tới nguyên tắc tự do ý chí và kiến nghị hồn thiện.
- Phạm vi nghiên cứu: Mặc dù đề tài luận văn là “Nguyên tắc tự do ý
chí trong Bộ luật Dân sự năm 2015” , nhƣng trong phạm vi giới hạn của luận
văn này, tác giả xin đƣợc đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực
tiễn của nguyên tắc tự do ý chí trong quan hệ pháp luật hợp đồng.
3. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù đƣợc ghi nhận là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự, tuy nhiên hiện nay chƣa có nhiều cơng trình khoa học cũng nhƣ bài
viết nghiên cứu về đề tài này. Chúng ta chủ yếu nghiên cứu dựa trên các cơng
trình khoa học, các bài viết:
- “Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam”, của tác giả PGS. TS. Ngô
Huy Cƣơng (Chủ nhiệm) (2007), Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội, Mã số QG: 0738;
- “Luật Hợp đồng Việt Nam”, của tác giả PGS. TS. Đỗ Văn Đại, Nhà
xuất bản Hồng Đức, năm 2017;

2


- “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm
2015”, của tác giả PGS. TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên), Nhà xuất bản Hồng
Đức, năm 2016;

- “Bình luận khoa học Bộ luật Dân của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam sự năm 2015”, của tác giả TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nhà xuất bản
Tƣ pháp, năm 2016;
- “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”, của tác giả PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ và PGS. TS.
Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2017
- “Những nguyên tắc cơ bản của các Bộ luật Dân sự trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam năm 2005”, của tác giả Lê Nguyễn Gia Thiện và Lê
Nguyễn Gia Phúc, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, Số 13; Tháng 7 năm 2014;
- “Khái niệm hợp đồng và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật
hợp đồng Việt Nam”, của tác giả TS. Trần Kiên và Nguyễn Khắc Nhu, Tạp
chí nghiên cứu Lập pháp số 2+3 (378+379), tháng 1 năm 2019;
Luận văn, luận án, khóa luận tốt ngiệp:
- Phạm Thị Thúy Kiều (2017), Tự do ý chí giao kết hợp đồng trong Bộ
luật Dân sự 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật -Đại học Quốc gia Hà
Nội;
- Nguyễn Thị Hƣờng (2011), Tự do giao kết hợp đồng -Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trần Hoài Thanh (2014), Ý chí của chủ thể trong giao dịch dân sự
theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Những bài viết, cơng trình nghiên cứu nêu trên dựa đã có sự nghiên cứu
tƣơng đối toàn diện về vấn đề tự do ý chí trong pháp lt dân sự nói chung
cũng nhƣ trong việc thỏa thuận, giao kết hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên, giai
đoạn hiện nay, chƣa thực sự có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện nguyên
3


tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó việc nghiên cứu đề tài
một cách tổng thể và chi tiết là việc hết sức cần thiết.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đề tài: " Nguyên Tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự năm 2015"
có thể đạt đƣợc mục đích đặt ra khi nghiên cứu, tác giả có nhiệm vụ:
Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận về khái niệm và nộ
i dung của tự do ý chí, Học thuyết tự do ý chí, quy định nguyên tắc tự do ý chí
trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản luật khác, từ đó có cái nhìn
tồn diện về nguyên tắc tự do ý chí trong pháp luật dân sự ở nƣớc ta.
Thứ hai, tìm hiểu về sự thể hiện nguyên tắc tự do ý chí trong Bộ luật
Dân sự năm 2015 và thực tiễn thi hành nguyên tắc.
Thứ ba, Từ thực tiễn thi hành chỉ ra các bất cập và nguyên nhân thực
tiễn và kiến nghị khắc phục.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu tác
giả sử dụng nhiều phƣơng pháp:
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá
phổ biên mục đích để làm rõ khái niệm của vấn đề tự do ý chí.
Phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp phân tích lịch sử sử dụng nhằm
tìm hiểu tổng quát quá trình lịch sử của nguyên tắc tự do ý chí ở Việt Nam và
Học thuyết tự do ý chí của pháp luật thế giới. Đồng thời việc sử dụng phƣơng
pháp này cũng nhằm mục đích đƣa ra ý kiến nhận xét các quy định của pháp
luật hiện hành có hợp lý hay khơng, nhìn nhận trong mối tƣơng quan so với
các quy định có liên quan hoặc so với quy định trong pháp luật các nƣớc
khác.
Phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch đƣợc áp dụng triển khai
hiệu quả các vấn đề liên quan đến nguyên tắc tự do ý chí, đặc biệt là các kiến
nghị hoàn thiện. Cụ thể nhƣ trên cơ sở đƣa ra kiến nghị mang tính khái quát,
4


súc tích ngƣời viết dùng phƣơng pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến

nghị. Bên cạnh đó phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác -Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
đƣờng lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đƣợc tác giả áp dụng
để phân tích, triển khai các vấn đề trong luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống các khái niệm các học
thuyết về tự do ý chí, qua đó thấy đƣợc các đặc điểm của nguyên tắc tự do ý
chí, tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự. Theo
đó, tác giả luận giải các vấn đề, bàn về nguyên tắc tự do ý chí trong quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Đồng thời việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các hạn chế, bất cập
của việc áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn. Từ những phân tích, lý luận,
tìm hiểu thực tiễn các quy định của pháp luật để đƣa ra các định hƣớng, giải
pháp góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật trong vấn đề đang
nghiên cứu.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về tự do ý chí.
Chƣơng 2: Sự thể hiện nguyên tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự
năm 2015.
Chƣơng 3: Thực tiễn thi hành nguyên tắc tự do ý chí và những kiến
nghị hồn thiện.

5


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO Ý CHÍ
1.1. Học thuyết tự do ý chí và khái niệm về tự do ý chí
Từ xƣa tới nay, con ngƣời chúng ta luôn hƣớng đến sự tự do, quan

điểm tự do vận động không ngừng và phát triển qua từng tời kỳ với tƣ cách là
một phạm trù của triết học. Tự do ý chí có cốt lõi từ hoạt động tinh thần của
mỗi cá nhân, khả năng cá nhân đó quyết định một vấn đề khi đứng trƣớc
nhiều sự lựa chọn khác nhau. Sự lựa chọn đó không bị áp lực hay bị sự bắt
buộc họ theo một hƣớng nào. Quyền cá nhân đƣợc khẳng định ý chí của mình
chính là tự do ý chí.
Trong triết học của Hegel -Nhà triết học lớn nhất của Đức, ông là ngƣời
phát triển phƣơng pháp luận biện chứng là một trong những yếu tố quan trọng
của triết học Marx -Lenin sau này đã cho rằng, tự do ý chí của cá thể khơng
thể thốt ly khỏi tiến trình chung của sự phát triển xã hội (lịch sử toàn thế
giới). Khái niệm ý chí tự do là khái niệm cơ bản trong toàn bộ triết học pháp
quyền của Hegenl và đƣợc ông coi là cơ sở, xuất phát điểm của pháp luật.
Hegel đã viết: “Cơ sở của pháp luật là cái tinh thần nói chung, cịn vị trí gần
nhất và xuất phát điểm của nó là ý chí tự do, vì tự do tạo thành thực thể và
tính quy định của ý chí, cịn hệ thống pháp luật là vƣơng quốc của tự do đã
đƣợc thực hiện, là thế giới của tinh thần do bản thân tinh thần tạo ra nhƣ một
thế giới tự nhiên thứ hai”. Theo đó, ý chí tự do là công cụ cần thiết cho việc
hiện thực hóa bản thân ý niệm về pháp luật.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng thuyết tự do ý chí đã xuất hiện từ thế kỷ
XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của trào lƣu triết học ánh sáng.
Nội dung của thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng, ý chí của con
ngƣời là tối thƣợng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí tự chủ của
một ngƣời có hiệu lực ràng buộc đối với ngƣời đó. Một ngƣời chỉ bị ràng
buộc khi ngƣời đó muốn nhƣ vậy và ràng buộc theo cách mà ngƣời đó muốn.
[9]. Nhƣ vậy, về mặt triết học học thuyết tự do ý chí dựa trên nền tảng của sự
6


tự do cá nhân, cá nhân không thể bị ai đó ép buộc phải làm hay khơng làm
một việc gì đó trái với ý chí của mình. Học thuyết này cho rằng pháp luật thể

hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các quy định của pháp luật
có giá trị thúc buộc chung mà các cá nhân đã gián tiếp ƣng thuận. Học thuyết
này nhằm tới mục đích cơng bằng giữa các cá nhân thơng qua tự do thƣơng
thuyết, và phát triển kinh tế thông qua tự do cạnh tranh. Có nghĩa là “để cho
muốn là gì thì làm”. Tƣ tƣởng này đƣợc ngƣời ngày nay hiểu rằng, chủ nghĩa
tự do kinh tế thời đó là một chế độ tự do không giới hạn mà tại đó sự cơng
bằng là kết quả tự nhiên có đƣợc từ luật nghĩa vụ thích hợp đƣợc xây dựng
trên nền tảng đặc biệt của sự bình đẳng thích hợp [9]. Hệ quả các lý thuyết về
luật tƣ ở thế kỷ XIX đều lấy tiền đề từ sự thống trị của quyền tự do cá nhân vô
giới hạn. Nhƣ vậy, về giá trị đạo đức học thuyết tự do ý chí dựa trên quan
niệm khơng ai có thể bị ép buộc phải thực hiện hay không thực hiện công việc
mà cá nhân đó khơng muốn, khơng xuất phát vì lợi ích của cá nhân đó. Vì
vậy, hợp đồng chính là sản phẩm của ý chí cá nhân, hình thành từ lợi ích của
chính các bên tham gia.
Chế định hợp đồng với tƣ cách là chế định cốt lõi vô cùng quan trọng
của luật tƣ cũng nhƣ toàn bộ hệ thống pháp luật, tại chế định này học thuyết
tự do hợp đồng có vai trị vơ cùng quan trọng. Đƣợc hình thành từ rất lâu
đời, hợp đồng chính là cơng cụ pháp lý thể hiện sự phân cơng lao động và
hình thức trao đổi hàng hóa xuất hiện thì cùng với đó là sự hình thành của hợp
đồng, chế định này giữ một vị trí quan trọng trong quan hệ tài sản chính là
điều tiết các quan hệ này. Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát
triển đa dạng của quan hệ hợp đồng với tính chất và các loại hợp đồng ngày
càng đa dạng hơn, tuy nhiên dù tính chất và loại hình có thay đổi nhƣng bản
chất của quan hệ hợp đồng vẫn là sự tự do thỏa thuận giữa các bên, các bên tự
do quyết định ý chí của mình khi tham gia giao kết hợp đồng.

7


Về mặt kinh tế, học thuyết tự do ý chí dựa trên nhận định rằng, lợi ích

cá nhân là động lực để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Tự do ý chí đƣợc đề cao để
con ngƣời vì lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh mang lại những
lợi ích chung. Tự do hợp đồng dƣới góc độ kinh tế đƣợc chia thành hai thời
kì: Thời kỳ tự do kinh tế từ thế kỷ XVIII đến những năm 20 của thế kỷ XX và
từ sau khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đến nay. Trong thời đầu, tự do hợp
đồng là nền tảng của pháp luật hợp đồng trong nền kinh tế cổ điển. Tự do hợp
đồng trong thời kỳ này gần nhƣ là tuyệt đối, pháp luật thời kỳ tôn trọng và
thừa nhận mọi sự thỏa thuận của các bên. Cùng với sự ra đời của nền kinh tế
thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa, học thuyết tự do ý chí trong thời kì này chủ
trƣơng tự do theo ý chí của cá nhân. Học thuyết này cho rằng, cá nhân hồn
tồn có đầy đủ lý trí và năng lực để làm chủ bản thân và quyết định tất cả
hành vi của mình, do đó cá nhân đƣợc hoàn toàn tự do trong mọi hành động,
miễn là hành động của cá nhân này không làm tổn hại đến cá nhân khác. Đến
thế kỷ XIX, tự do ý chí của mỗi cá nhân khơng cịn là tuyệt đối nữa mà lợi ích
xã hội đƣợc đặt lên hàng đầu, lý thuyết tự do đã có sự thay đổi. Điển hình
trong lĩnh vực kinh tế, sự tự do cạnh tranh dẫn đến những cuộc khủng hoảng
kinh tế nghiêm trọng cần có sự quy định chặt chẽ mới có thể giải quyết đƣợc.
Nói cách khác, tự do ý chí và hệ quả của nó là tự do giao kết hợp đồng chƣa
đủ để đảm bảo sự công bằng về mặt kinh tế, xã hội. Từ đó địi hỏi phải có sự
can thiệp của Nhà nƣớc và pháp luật nhằm lập lại thế cân bằng và khôi phục
lại các điều kiện đảm bảo sự tự nguyện trong cam kết của các bên và khơng đi
ngƣợc lại lợi ích chung của tồn xã hội. Từ đó ngun tắc tự do hợp đồng
khơng cịn mang tính tuyệt đối mà bị giới hạn bởi pháp luật, đạo đức và lợi
ích xã hội. Giải pháp chung là tơn trọng quyền tự do hợp đồng nhƣng có tính
đến các lợi ích xã hội. Từ đó, hợp đồng vẫn là kết quả của tự do ý chí và
thống nhất ý chí của các bên nhƣng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp
luật thông qua việc quy định những giới hạn cụ thể mà các bên phải tuân thủ
khi tham gia giao kết hợp đồng [24]. “Tự do hợp đồng là một tƣ tƣởng mà
8



theo đó các cá nhân đƣợc quyền tự do thỏa thuận giữa họ với nhau về các điều
kiện của hợp đồng, khơng có sự can thiệp của chính quyền. Bất kể những gì
khác hơn quy định tối thiểu và thuế có thể xem là sự vi phạm nguyên tắc. Nó
là trụ cột cả học thuyết kinh tế tự do (the theory of laissez -faire economics).
Các nhà kinh tế học xem xét nó nhƣ một lợi ích đối với xã hội bởi làm tăng
sự lựa chọn và làm giảm thất nghiệp gây ra bởi các qui định chẳng hạn nhƣ
tiền lƣơng tối thiểu”. Triết lý này đƣợc đề xuất bởi Adam Smith và Thomas
Hobbes nhằm ủng hộ cho các cá nhân sử dụng xã hội nhƣ một công cụ để
thụ đắc tài sản. Các ông xem nhà nƣớc thông thƣờng nhƣ một phƣơng tiện
để đạt mục đích, chứ khơng phải là “ngƣời quy định”, và phản đối sự kiềm
chế nhân định đối với ý chí tự do của cá nhân trong việc theo đuổi lợi ích
riêng của anh ta. Hobbes đã gọi tự do ý chí là luật tự nhiên tự do (liberal
natural law) [7, tr24].
Bộ luật Dân sự Pháp 1804 có một vị trí quan trọng có tầm ảnh hƣởng
lớn đến nền pháp luật dân sự Châu Âu lục địa (Civil Law) và đƣợc coi là hiến
pháp của pháp luật dân sự thế giới, là văn bản nền tảng cho cả hệ thống luật
tƣ. Bộ luật Dân sự Pháp 1804 đƣợc chia thành luật về ngƣời, về vật và hành
vi. Bên cạnh Bộ luật Dân sự Pháp 1804, Bộ luật Dân sự Đức 1900 với kết cấu
gồm năm quyển bao gồm các phần: Phần chung, Trái quyền, Vật quyền, Luật
gia đình và Luật thừa kế có nguồn gốc trực tiếp từ trƣờng phái Pandectist. Cả
hai Bộ luật này đều bị ảnh hƣởng sâu sắc bởi học thuyết tự do ý chí.
Với Common Law -tự do hợp đồng là một học thuyết trung tâm của
luật hợp đồng cổ điển. Học thuyết này nở rộ và phát triển đầy đủ vào khoảng
nửa cuối thế kỷ XIX. Tại đây pháp luật đƣợc tạo ra bởi các thẩm phán và các
học thuyết pháp lý bị ảnh hƣởng bởi ý tƣởng khế ƣớc xã hội từ thời của Locke
-với mục đích trên hết là bảo vệ các quyền tự nhiên của con ngƣời nhƣ quyền
sống, quyền tự do và quyền tƣ hữu; Tƣ tƣởng kinh tế cổ điển -Đề cao sự tự do
cá nhân, các quyền cá nhân trong hoạt động kinh tế và tƣ tƣởng; Quan niệm


9


về sự liên kết tự nguyện giữa các chủ thể của quan hệ hợp đồng. Học thuyết
tự do hợp đồng có nguồn gốc từ Thời đại khai sáng với tƣ tƣởng Locke đƣợc
thể hiện trong cơng trình “Hai luận thuyết về chính quyền” chống lại quyền
lực tối thƣợng thần thánh của các nhà vua. Theo ông xã hội vận hành tốt nhất
khi các khế ƣớc xã hội đã đƣợc định rõ điều chỉnh hành vi của con ngƣời, và
là cách thức tốt nhất để bảo vệ đời sống, tự do và tài sản của cá nhân họ mà
đƣợc gọi là các quyền tự nhiên [7, tr21].
Ngày nay, Bộ luật Dân sự Nhật Bản có quy định “Một loại giao dịch
dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp
đồng thơng thƣờng làm phát sinh nghĩa vụ”, theo đó ta có thể thấy Bộ luật
Dân sự Nhật đề cao ý chí tự do của các bên trong việc tự do đề nghị giao kết
hợp đồng, tự do ý chí trong việc xác định nội dung và hình thức của hợp
đồng. Đối với Bộ luật Dân sự Philippin quy định tự do ý chí của chủ thể qua
quy định tại Điều 1318 “sự ƣng thuận giữa các bên” và tự do ý chí của chủ thể
là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong giao kết hợp đồng. Tại Canada,
Bang Québec nằm ngay sát nƣớc Mỹ do chịu sự ảnh hƣởng của văn hóa Pháp
và đạo Công giáo làm cho Québec trở thành một vùng đặc thái nhất của
Canada, hay có thể nói là của tất cả Bắc Mỹ, các bang khác của Canađa liền
kề với Québec đều áp dụng hệ thống pháp luật chịu ảnh hƣởng của hệ thống
Common law, trong khi pháp luật của Québec lại chịu ảnh hƣởng của pháp
luật Pháp (Civil Law) theo Bộ luật Dân sự của Québec thì bản chất vốn có của
hợp đồng là ý chí của các bên trong hợp đồng cùng với nguyên nhân và mục
đích của hợp đồng. Điều 1378 Bộ luật Dân sự Québec quy định hợp đồng là:
“một thỏa thuận của ý chí bởi một hoặc nhiều ngƣời để ràng buộc với một
hoặc nhiều ngƣời khác nhằm thực hiện một công việc”.
Học thuyết tự do ý chí đã dẫn đến một hệ quả trƣớc tên coi hợp đồng là
một lại nguồn quan trọng nhất của nghĩa vụ pháp lý. Bởi vậy, hợp đồng có

nhiệm vụ bảo đảm sự tự do và ngay thẳng của ý chí. Những ngƣời giao kết
10


hợp đồng phải chín chắn để suy nghĩ và ở trạng thái minh mẫn bình thƣờng.
Các trƣờng hợp giao kết hợp đồng do nhầm lẫn, do lừa dối hay do bạo lực sẽ
làm cho hợp đồng vơ hiệu. Do đó có thể nói, chế định vơ hiệu của hợp đồng
hồn tồn khơng trái với vấn đề tự do ý chí. Tuy nhiên, về sự vô hiệu của hợp
đồng cũng đƣợc các nhà lập pháp nhìn từ giác độ của trật tự cơng cộng cũng
có những khác biệt nhất định trong các nền tài phán khác nhau, ở những thời
điểm lịch sử khác nhau. Chẳng hạn: Trong Quốc Triều Hình Luật của nƣớc
Việt Nam trƣớc kia, mặc dù đã có những quy định buộc thi hành hợp đồng (có
nghĩa là có khuynh hƣớng tự do ý chí) nhƣng cũng đã đƣa ra nhiều quy định
hạn chế tự do ý chí của các thần dân thể hiện tại Điều 41, Chƣơng Tạp luật
với quy định “Ngƣời Kinh không đƣợc cho ngƣời Man Liêu vay nợ, trái luật
thì xử biếm hai tƣ; Số tiền cho vay phải xung công”. Các quy định nhƣ vậy
nhằm bảo đảm đời sống chung của cộng đồng, nhƣng đơi khi đƣợc giải thích
theo hai hƣớng khác nhau. Một khuynh hƣớng cho rằng, sự duy trì các quy
định nhƣ vậy nhằm hạn chế bớt một phần của tự do cá nhân vì một lợi ích lớn
hơn là sự tồn tại và phát triển của xã hội. Một khuynh hƣơng khác lại lập luận,
khái niệm trật tự công cộng đƣợc hình thành từ thế kỷ XIX nhằm bảo đảm tự
do cá nhân và sở hữu cá nhân trong trƣờng hợp cần thiết. Qua các nghiên cứu
trên có thể đi đến nhận đinh: Học thuyết tự do ý chí có vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ nhằm biến các dự định hoặc kế hoạch trở thành hiện thực một trong những chức năng quan trọng của pháp luật nói chung, bởi học
thuyết này giúp cho các chủ thể hợp đồng ý thức đƣợc sự cƣỡng chế của tòa
án đối với các nghĩa vụ hợp đồng, do đó các dự định hay kế hoạch của các
chủ thể đã đƣợc toan tính trƣớc và thể hiện phần nào đó qua hợp đồng thực
hiện [7, tr26].
1.2. Nguyên tắc tự do ý chí
Nguyên tắc của pháp luật đƣợc hiểu là những tƣ tƣởng chỉ đạo nội

dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Các nguyên tắc của
11


pháp luật tạo thành bộ khung “xƣơng sống” để nâng đỡ toàn bộ hệ thống pháp
luật, làm cho các quy định pháp luật ln có sự gắn kết chặt chẽ và thống nhất
nội tại với nhau, thể hiện sâu sắc bản chất dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã
hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành
và phát triển trên cơ sở Chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tƣ tƣởng của các vị lãnh
đạo ở mỗi nƣớc xã hội chủ nghĩa, do vậy, chúng là những tƣ tƣởng chỉ đạo
mang tính khoa học, phản ánh những quy luật khách quan của công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở mỗi nƣớc trong các giai đoạn phát triển. Những
nguyên tắc của pháp luật đƣợc thể hiện trong nội dung đƣờng lối chính sách
của Đảng cộng sản, nội dung, tinh thần các chính sách pháp luật, các quy
định. Văn bản luật, trong đó tập trung nhất là trong hiến pháp và các văn bản
pháp luật quan trọng của Nhà nƣớc. Việc xác định và thực hiện đúng đắn,
chính xác các nguyên tắc pháp luật sẽ làm cho hệ thống pháp luật có hiệu quả
cao, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đạt đƣợc nhiều thành tích, quyền,
lợi ích cơ bản của nhân dân đƣợc mở rộng và đảm bảo thực hiện trên thực tế.
Ngƣợc lại, nếu xác định nội dung của chúng không chính xác hoặc thực hiện
khơng tốt sẽ có ảnh hƣởng xấu đến hoạt động xây dựng, thể hiện và bảo vệ
pháp luật và xét đến cùng sẽ ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển kinh tế,
chính trị - văn hóa, xã hội của đất nƣớc và đời sống của nhân dân. Các nguyên
tắc của pháp luật cần đƣợc áp dụng linh hoạt trong mỗi lĩnh vực, mỗi thời kì
sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi nƣớc.
Trƣớc hết, có thể nhìn nhận một cách khách quan rằng sự tồn tại của
các nguyên tắc trong một Bộ luật Dân sự dựa trên những nguyên nhân nhất
định mà phần nhiều là căn cứ vào quan điểm của cơ quan soạn thảo, hệ thống
pháp luật của quốc gia, thời gian và không gian soạn thảo Bộ luật Dân sự
cũng nhƣ những sự tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ các Bộ luật

Dân sự khác. Nhƣ vậy, một số nguyên tắc cơ bản mà một Bộ luật Dân sự
thƣờng có nhƣ sau:
12


Thứ nhất là nguyên tắc Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là
không trái pháp luật, trật tự công, đạo đức và thuần phong mỹ tục. Nguyên tắc
này đƣợc đƣa lên phân tích đầu tiên vì nó thể hiện rõ ràng và sinh động nhất
bản chất của dân luật nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng là tính tự do định
đoạt. Điều 10 Bộ luật Dân sự Iran khẳng định rằng khế ƣớc ràng buộc các bên
trừ trƣờng hợp xung đột rõ ràng với quy định của luật. Bộ luật Dân sự Iran
tuyệt đối bảo vệ quyền tự do lập ƣớc và ràng buộc nghĩa vụ lẫn nhau của các
bên, và chỉ giới hạn sự ràng buộc này khi nó trái pháp luật. Điều 7 Bộ Quy tắc
về dân luật Trung Quốc còn mở rộng hơn nữa sự hạn chế mang tính cơng
cộng và các sự kết ƣớc của các tƣ nhân bằng việc phủ nhận khế ƣớc cả khi nó
xung đột với các kế hoạch của Chính phủ hoặc các mục tiêu kinh tế, xã hội đã
đƣợc đề ra. Bên cạnh yếu tố là trái pháp luật, một thỏa thuận vẫn có thể bị bãi
bỏ nếu xâm phạm trật tự công cộng. Trật tự công cộng là một ý niệm rất rộng
rãi, mềm dẻo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Một cách thuần phác nhất, ý
niệm trật tự công thƣờng đi đôi với ý niệm thuần phong mỹ tục và thƣờng
đƣợc viện dẫn trong cùng một bản án. Điều này đƣợc ghi nhận tại Điều 6 Bộ
luật Dân sự Philippines, Điều 6 Bộ luật Dân sự Pháp, Điều 7 Bộ luật Dân sự
bang Louisiana -Hoa Kì. Đạo đức xã hội cũng là một lĩnh vực mà các thỏa
thuận không thể xâm phạm, vì nó là các quy tắc xử sự chung, định ra các
chuẩn mực cƣ xử cho nhóm cộng đồng dân cƣ qua một thời gian dài. Vì thế
nếu các giao dịch dân sự bị xem là phi đạo đức thì đƣơng nhiên vơ hiệu vì nó
trái với cách hành xử mang tính luân lý đã đƣợc thừa nhận rộng rãi.
Thứ hai là Nguyên tắc trung thực, thiện chí. Nguyên tắc này là nền tảng
của mọi giao dịch dân sự, bởi lẽ một giao dịch dân sự dù đơn giản hay phức
tạp, mức độ dù lớn hay nhỏ thì khi thực hiện các quyền và thi hành các nghĩa

vụ, sự trung thực, thiện chí ln đƣợc đặt lên vị trí hàng đầu. Trung thực,
thiện chí là thực hiện hành vi với ý định tốt một cách ngay thẳng, chính trực,
nên cũng có tài liệu ghi nhận nguyên tắc này dƣới tên là “nguyên tắc thẳng
13


thắn và ngay tình”. Cùng một nội hàm nhƣ nhau nhƣng hai hệ thống pháp luật
thông luật và dân luật lại định nghĩa dƣới hai tên gọi khác nhau là good faith
và pacta sunt servanda. Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Dân sự Thụy Sỹ quy định
rằng các bên phải trung thực, thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ, và sự trung
thực, thiện chí mang tính giả định và do pháp luật quy định, các bên không
đƣợc xem là trung thực, thiện chí khi khơng thực hiện hành vi một cách mẫn
cán, cẩn trọng và không đáp ứng đƣợc các điều kiện đặt ra. Khoản 2 Điều 1
Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Điều 19 Bộ luật Dân sự Philippines, Điều 4 Bộ Quy
tắc chung về dân luật của Trung Quốc và Điều 5 BLDS và Thƣơng mại Thái
Lan cũng rất đề cao nguyên tắc trung thực và định chế nó vào trong Bộ luật
Dân sự.
Thứ ba là nguyên tắc bất hồi tố, bất hồi tố là việc chỉ áp dụng luật về
tƣơng lai, không áp dụng về quá khứ, nó đƣợc thừa nhận rộng rãi cả ở cả
hệ thống luật thành văn và hệ thống thông luật. Nguyên tắc bất hồi tố này
bắt nguồn từ luật hình với câu nói nổi tiếng của Fuerbach là nullum crimen
sine lege, nulla poena sine lege (khơng là tội phạm mà khơng có luật,
khơng có hình phạt mà khơng có luật), dần dà nguyên tắc này cũng đƣợc
chuyển sang địa hạt dân luật. Nguyên tắc này thể hiện rất rõ tính nhân văn
và hợp lý của một nền pháp chế, vì, một cách tất yếu, ngƣời ta không thể bị
điều chỉnh bởi hành vi trong quá khứ khi sự điều chỉnh này lại đến từ pháp
luật hiện tại. Nguyên tắc bất hồi tối đƣợc một số Bộ luật Dân sự nhƣ Bộ
luật Dân sự Pháp (Điều 2), Bộ luật Dân sự Iran (Điều 4), Bộ luật Dân sự
Philippines (Điều 4) và Bộ luật Dân sự bang Louisiana -Hoa Kì (Điều 6)
minh định một cách rõ ràng.

Thứ tƣ là nguyên tắc áp dụng tập quán khi luật khiếm khuyết. Một nền
pháp luật theo hệ thống dân luật thƣờng có hai nguồn cơ bản là luật thành văn
và tập quán pháp. Khi các cơ quan tố tụng tiến hành hoạt động xét xử, có
những trƣờng hợp trên thực tế họ khơng tìm thấy một quy định pháp luật phù
14


hợp nào có thể điều chỉnh vụ việc mà mình đang xử lý, thẩm phán sẽ cầu viện
đến các tập quán pháp để điều chỉnh vấn đề đó. Thực tiễn cuộc sống vô cùng
phong phú với tầng tầng lớp lớp các quan hệ đan xen chằng chịt, một nền
pháp chế nói chung cũng nhƣ một Bộ luật Dân sự nói riêng dù có hồn thiện
đến mấy cũng sẽ bỏ sót một số quan hệ nhất định, thẩm phán về nguyên tắc là
không thể từ chối thụ lý, buộc phải sử dụng các tập quán đƣợc áp dụng lâu
đời để giải quyết vụ việc. Việc thừa nhận tập quán nhƣ là một nguồn chính
thống của dân luật mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều bên, các bên đƣơng sự
đƣợc giải quyết vụ việc của mình, thẩm phán khơng vi phạm nguyên tắc cấm
từ chối thụ lý, còn nền pháp chế, khi có những khiếm khuyết pháp luật, sẽ
ln đƣợc lấp đầy bởi các tập quán pháp. Tuy nhiên, nhƣ quy định tại Điều 11
Bộ luật Dân sự Philippines các phong tục nếu trái luật, trật tự cơng, chính
sách cơng thì đƣơng nhiên không đƣợc áp dụng. Khoản 1 Điều 1 Bộ luật Dân
sự Thụy Sỹ, Điều 4 Bộ luật Dân sự và Thƣơng mại Thái Lan, Điều 3 Bộ luật
Dân sự Louisiana có cùng quan điểm khi đề cập về vấn đề tập quán pháp.
Duy chỉ có Bộ Quy tắc chung về dân sự Trung Quốc không thừa nhận tập
quán pháp nhƣ là một nguồn của luật, mà, trong trƣờng hợp khiếm khuyết về
luật điều chỉnh, sẽ áp dụng các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc.
Thứ năm là nguyên tắc cấm từ chối thụ lý. Nguyên tắc này có phần liên
hệ với nguyên tắc áp dụng tập quán vì thơng thƣờng, trong trƣờng hợp pháp
luật có điều chỉnh đầy đủ về vấn đề đang cần xét xử, thẩm phán sẽ không từ
chối thụ lý vụ việc. Thẩm phán chỉ thƣờng từ chối xét xử vụ việc khi luật
khiếm khuyết. Tuy nhiên, nhƣ phần trên đã trình bày, nguồn của luật trong

một nƣớc theo hệ thống dân luật không chỉ là luật thành văn mà còn bao gồm
cả tập quán pháp. Nếu trong trƣờng hợp khơng có tập qn pháp thì vẫn cịn
những giải pháp khác để sử dụng làm nguồn luật nhƣ các giải pháp phổ biến,
các nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự, chính sách của nhà nƣớc, thậm chí
là lẽ cơng bằng và tính hữu lý. Điều 4 Bộ luật Dân sự Pháp cấm các thẩm
15


phán từ chối xét xử, nếu từ chối xét xử sẽ bị truy tố về tội không ban phát
công lý. Điều 9 Bộ luật Dân sự Philippines, Điều 4 Bộ luật Dân sự Thụy Sỹ
và Điều 4 Bộ luật Dân sự Louisiana - Hoa Kì cũng quy định theo hƣớng
tƣơng tự.
Thứ sáu là nguyên tắc tôn trọng và không đƣợc phép xâm phạm quyền
dân sự, lợi ích hợp pháp và phẩm giá của ngƣời khác. Việc tôn trọng và không
đƣợc phép xâm phạm các quyền dân sự, lợi ích hợp pháp và phẩm giá của
ngƣời khác là nguyên tắc rất cơ bản của bất cứ một Bộ luật Dân sự nào. Thực
ra, nguyên tắc này là sự cụ thể hóa quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân trong hiến pháp của các quốc gia mà Bộ luật Dân sự là một
thành tố trong hệ thống các văn bản pháp luật của nó. Các chủ thể, bất kể địa
vị, xuất thân, thành phần, tôn giáo, giới tính đều đƣợc bình đẳng với nhau
trong đời sống dân sự. Không một chủ thể nào đƣợc phép cản trở hoặc xâm
hại các giá trị đã đƣợc hiến pháp bảo đảm. Điều 26 Bộ luật Dân sự
Philippines quy định: Mọi ngƣời đều phải tôn trọng phẩm giá, nhân cách, sự
riêng tƣ và sự yên tĩnh của láng giềng và ngƣời khác. Những hành vi sau, dù
không cấu thành tội phạm vẫn là nguyên nhân của hành vi xâm phạm, hạn chế
các vấn đề trên: (1) vào nơi ở của ngƣời khác, (2) can thiệp, quấy rối đời sống
cá nhân của ngƣời khác hay gia đình của họ, (3) có dụng ý làm cho bạn bè
ngƣời khác xa lánh họ, (4) làm phiền hà hoặc quấy rầy ngƣời khác dựa vào
niềm tin tôn giáo, mức sống thấp, nơi sinh, khiếm khuyết cơ thể, hay các điều
kiện cá nhân khác. Tƣơng tự Điều 5 Bộ Quy tắc chung về dân sự Trung Quốc

quy định theo hƣớng đảm bảo các quyền và lợi ích dân sự của các chủ thể,
tuyệt đối cấm những hành vi xâm phạm đến những vấn đề này. Khoản 3 Điều
1 Bộ luật Dân sự Nhật Bản cấm các chủ thể lạm dụng quyền của mình, cịn
khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự khẳng định rõ ràng rằng các sự lạm dụng
đƣơng nhiên không đƣợc pháp luật bảo vệ [38].

16


Trên đây là những phân tích tồn diện về các nguyên tắc cơ bản đƣợc
thể hiện ở các Bộ luật Dân sự của các nƣớc trên thế giới, dựa vào đó chúng ta
có thể xây dựng và áp dụng trong việc xây đựng và hoàn thiện pháp luật.
Ở nƣớc ta, giai đoạn trƣớc đây Bộ luật Dân sự năm 1995 là bƣớc ngoặt
đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp thời kì đổi mới ở nƣớc ta
ở thời kì này, các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự Việt Nam đƣợc quy
định trong Chƣơng I, từ Điều 2 đến Điều 11 bao gồm các nguyên tắc: Ngun
tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời khác; Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; Nguyên tắc tôn trọng,
bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; Nguyê tắc tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận; Ngun tắc bình đẳng; Ngun tắc thiện chí,
trung thực; Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; Nguyên tắc tôn trọng đạo
đức, truyền thống tốt đẹp; Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân;
Nguyên tắc hòa giải trong quan hệ dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 là sự sửa
đổi tất yếu để phù hợp hơn với hoàn cảnh kinh tế, chính trị của nƣớc ta giai
đoạn này.
Bộ luật Dân sự năm 2005 đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định 9 nguyên
tắc cơ bản, đó là sự sắp xếp lại các quy định từ Điều 2 đến Điều 12 của Bộ
luật Dân sự năm 1995 theo hƣớng nhấn mạnh và ƣu tiên đƣa các ngun tắc
cơ bản có tính chất đặc thù của quan hệ dân sự lên trên, đặc biệt là các nguyên

tắc về quyền tự do, tự nguyên cam kết thỏa thuận giữa các bên, nguyên tắc
bình đẳng, thiện chí, trung thực và tự chịu trách nhiệm dân sự và tự chịu
trách nhiệm dân sự, đồng thời sắp xếp một số ngun tắc khơng phải là điển
hình trong quan hệ dân sự xuống dƣới nhƣ nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà
nƣớc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, nguyên
tắc tuân thủ pháp luật... Về cơ bản nội dung của các nguyên tắc vẫn đƣợc kế
thừa các nội dung tƣơng ứng của Bộ luật Dân sự năm 1995 và có chỉnh sửa
17


các thể hiện cho gọn và rõ ý hơn, tránh quy định chồng chéo hoặc trùng lặp
giữa các nguyên tắc [37, tr31].
Bộ luật Dân sự năm 2015 đƣợc Quốc hội thơng qua theo Luật số
91/2015/QH13, trong đó Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2015 nhấn mạnh: “Bộ
luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá
nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ đƣợc hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc
lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Nếu Bộ luật Dân sự năm 2005 các nguyên tắc cơ bản đƣợc quy định riêng
trong Chƣơng II gồm 9 điều luật: từ Điều 4 đến Điều 12 điều 13 quy định căn
cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (bản chất cũng là một nguyên tắc). Theo
nguyên lý chung của pháp luật dân sự, nguyên tắc cơ bản này đƣợc áp dụng
cho tất cả các chế định trong bộ luật. Tùy thuộc tính chất đặc thù của mỗi loại
quan hệ dân sự, mỗi chế định trong bộ luật lại quy định nguyên tắc đặc trung
riêng thể hiện là những quy định chung hoặc ghi nhận thành một nguyên tắc
nhƣ: Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 389); Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt
hại (Điều 605) … Các quy định cho riêng chế định đó mà khơng áp dụng cho
các chế định khác. Qua trình tổng kết thi hành và áp dụng Bộ luật Dân sự năm
2005 các nhà làm luật nhận thấy rằng: Mặc dù đƣợc kế thừa hệ thống pháp
luật có từ khi thành lập nƣớc, nhƣng có những ngun tắc khơng đƣợc sử

dụng trong xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự; hoặc những cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền, Tịa án chƣa bao giờ áp dụng khi giải quyết tranh chấp
nhƣ Điều 6, Điều 8 Bộ luật Dân sự. Để đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật lập
pháp và tạo thuận lợi cho việc áp dụng, vận dụng trên cơ sở Hiến pháp năm
2013, nay Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chỉ trong Điều 3: Các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự, gồm có 5 điều khoản cơ bản nhất [6, tr13].
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:

18


“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý
do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền
nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam
kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội
có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng
được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Nhƣ vậy, với sự quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy
định rõ những nguyên tắc nêu trên là “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự” mà khơng cịn chỉ là những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự
nhƣ quy định ở Bộ luật năm 2005 nữa. Điều này giúp phạm vi điều chỉnh của
các nguyên tắc cơ bản không chỉ đƣơng nhiên đƣợc áp dụng cho các vấn đề

nêu trong Bộ luật Dân sự mà còn cho các vấn đề khác thuộc phạm vi pháp
luật dân sự. Bên cạnh đó việc thu hẹp các quy định về các nguyên tắc cơ bản
trong một Điều luật duy nhất và loại bỏ quy định thể hiện nguyên tắc cơ bản một số quy định trƣớc đây là nguyên tắc cơ bản nhƣng khi sửa đổi Bộ luật
khơng cịn là nguyên tắc cơ bản nữa. Điều này giúp loại bỏ những quy định
khơng cần thiết và khơng cịn thực sự phù hợp với hoàn cảnh pháp luật hiện
nay ở nƣớc ta. Việc sửa đổi một số nguyên tắc cơ bản cũng đƣợc thực hiện
cho chính xác hơn và ngắn gọn, xúc tích phù hợp với hồn cảnh thực tế thực
hiện. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định đƣợc vai trò của các nguyên tắc
19


cơ bản qua việc bổ sung quy định về mối quan hệ giữa các nguyên tắc cơ bản
với quy định khác. Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định “Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ
thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định
tại Điều 3 của Bộ luật này. Trường hợp luật khác có liên quan khơng quy
định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ
luật này được áp dụng”. Điều này chính là sự khẳng định vai trò của các
nguyên tắc cơ bản so với quy định trong luật khác theo hƣớng ƣu tiên thực
hiện các nguyên tắc cơ bản.
Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ghi nhận tại Điều 14 nội dung nhƣ sau: “Ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con ngƣời, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp
và pháp luật” chính vì vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế, bên
thiện chí trong quan hệ dân sự đƣợc bảo vệ, đồng thời hạn chế tối đa sự can
thiệp của cơ quan nhà nƣớc vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ
đó. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện, tự do thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các bên khi tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự. Nguyên tắc tự do ý chí tức là tự do cam kết, tự do

thỏa thuận chính là một trong những nguyên tắc mang tính đặc trƣng của pháp
luật dân sự, khác với các quan hệ pháp luật hình sự hay hành chính. Các chủ
thể trong quan hệ pháp luật dân sự có sự độc lập về quyền sở hữu, tự chủ, tự
định đoạt và tự chịu trách nhiệm khi tham gia vào các quan hệ đó. Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc tự do ý chí là một trong những nguyên
tắc cơ bản quan trọng cốt lõi của pháp luật dân sự, tại khoản 2 Điều 3 cụ thể:
“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa
thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực
20


×