Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển du lịch trên địa bàn huyện đồng văn, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LY VIỆT HÙNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - Năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LY VIỆT HÙNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ DANH TỐN
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƯỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS, TS Lê Danh Tốn. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong
luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Ly Việt Hùng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học –
PGS, TS Lê Danh Tốn, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này.
Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn tới các tập thể, cá nhân và bạn bè, đồng
nghiệp, người thân đã động viên khích lệ tơi trong q trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ly Việt Hùng



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... iiv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP .......................................................................... i
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN CẤP HUYỆN ....................................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................5
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu ........7
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện ..............................8
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................8
1.2.2. Nội dung phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện ................................11
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện .....20
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện .............24
1.3. Kinh nghiệm của một số huyện trong phát triển du lịch và bài học rút ra cho
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ...........................................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương trên địa bàn tỉnh
Hà Giang ...........................................................................................................27
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Đồng Văn ........................................................33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................35
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ............................................................35
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .....................................................35
2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp .......................................................36
2.2. Phương pháp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu ................................................37
2.2.1. Phương pháp thống kê mơ tả...................................................................37
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ...........................................................38

i



2.2.3. Phương pháp so sánh...............................................................................39
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG ............................................................41
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch của huyện Đồng
Văn ........................................................................................................................41
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội .........................................................41
3.1.2. Tài nguyên du lịch...................................................................................43
3.2. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang .45
3.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch và đóng góp của du lịch cho
nguồn ngân sách nhà nước ................................................................................45
3.2.2. Lao động, thu nhập của người lao động trong ngành du lịch .................50
3.2.3. Giữ gìn bản sắc văn hóa ..........................................................................51
3.3. Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang .....................................................................................................................52
3.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch52
3.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển
du lịch ................................................................................................................57
3.3.3 Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch ........................77
3.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang .....................................................................................................................78
3.4.1. Những kết quả chủ yếu ...........................................................................78
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .....................................................81
CHƢƠNG 4..............................................................................................................86
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG ..........................................86
4.1. Bối cảnh mới và quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch trên
địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ..............................................................86
4.1.1. Cơ hội và thách thức với sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang ...........................................................................................86

ii


4.1.2. Quan điểm phát triển du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ..............87
4.1.3. Mục tiêu ..................................................................................................88
4.1.4 Phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang .................................................................................................................90
4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang .....................................................................................................................91
4.2.1. Xây dựng quy hoạch và hồn thiện kế hoạch, chính sách phát triển du
lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn ....................................................................91
4.2.2 Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế,
chính sách phát triển du lịch của Huyện ...........................................................97
4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du
lịch ...................................................................................................................106
4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước.....................................................................107
KẾT LUẬN ............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC ...............................................................................................................113

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH TW

Ban chấp hành Trung ương


CHND

Cộng hịa dân chủ

CNĐĐV

Cao ngun Đá Đồng Văn

CVĐC

Cơng ngun Địa chất

DL

Du lịch

DSKHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình

GDP

Tổng giá trị sản phẩm

PTCS

Phổ thông cơ sở

QLNN


Quản lý nhà nước

THCS

Trung học cơ sở

TNDL

Tài nguyên du lịch

TTYT

Trung tâm y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

VH-TT&DL

Văn hóa- Thơng tin và Du lịch

VHTTDL

Văn hóa trung tâm du lịch

VNĐ

Việt Nam đồng


WTO

Tổ chức Du lịch thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
Bảng 2.1: Danh sách phỏng vấn sâu .........................................................................36
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Đồng Văn, Hà Giang, giai đoạn
2018 – 2020 ...............................................................................................................42
Bảng 3.2. Bảng số liệu lượng du khách đến Đồng Văn, Hà Giang, giai đoạn 2018 2020 ...........................................................................................................................45
Bảng 3.3: Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Đồng Văn, Hà Giang, giai đoạn
2018 - 2020 ...............................................................................................................47
Bảng 3.4: Bảng số liệu doanh thu từ du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
giai đoạn 2018- 2020 .................................................................................................49
Bảng 3.5: Tình hình lao động ngành du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
giai đoạn 2018- 2020 .................................................................................................50
Bảng 3.6: Kế hoạch phát triển du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, giai
đoạn 2018- 2020 ........................................................................................................54
Bảng 3.7: Thực hiện chính sách phát triển du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang, giai đoạn 2018- 2020 .....................................................................................56
Bảng 3.8: Tình hình nhân sự trong bộ máy quản lý du lịch của huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018- 2020 ........................................................................59
Bảng 3.9: Tình hình đào tạo nhân sự trong bộ máy quản lý du lịch của huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018- 2020 ..............................................................60
Bảng 3.10: Tình hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho
người dân của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018- 2020 ..................62
Bảng 3.11. Các hoạt động quảng bá du lịch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ........68

Bảng 3.12. Đầu tư vào cơng trình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang ............................................................................................................70
Bảng 3.13. Tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang .....71
Bảng 3.14. Số lao động ngành du lịch huyện Đồng Văn được đào tạo ....................72
Bảng 3.15. Tình hình đào tạo nhân lực ngành du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà

v


Giang .........................................................................................................................73
Bảng 3.16. Tình hình kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch của
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ...............................................................................77
Bảng 4.1: Các bước xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
huyện Đồng Văn, Hà Giang ......................................................................................92
Hình 3.1: Thu NSNN từ du lịch của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, giai đoạn
2018- 2020 ................................................................................................................49
Hình 3.2: Bộ máy quản lý hoạt động du lịch của huyện Đồng Văn .........................57
Hộp 3.1: Kết quả phỏng vấn về kế hoạch, chính sách phát triển du lịch Đồng Văn 56
Hộp 3.2: Kết quả phỏng vấn về triển khai phát triển du lịch của Đồng Văn ............76
Hộp 3.3: Kết quả phỏng vấn về kiểm tra, thanh tra trong phát triển du lịch của Đồng
Văn ............................................................................................................................78

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xét về góc độ xã hội du lịch là một hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, giải tri và
khám phá của con người. Đây là một nhu cầu rât phổ biến, mức sống càng cao nhu
cầu du lịch của con người càng lớn. Xét về góc độ kinh tế du lịch là ngành có hiệu

quả kinh tế cao nhờ hình thức xuất khẩu du lịch và văn hố tại chỗ. Du lịch có vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của rất nhiều đất nước. Ở nhiều Quốc gia du lịch đóng góp một phần đáng kể trong
tổng thu nhập hàng năm, đặc biệt tại Việt Nam du lịch được đánh giá là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng,
không ngừng phát triển và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế đất nước. Do đó, ở mỗi
địa phương, phát triển ngành du lịch là một trong những định hướng, biện pháp phát
triển kinh tế, xã hội.
Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều danh
lam, thắng cảnh, di sản địa chất nổi tiếng. Là huyện nằm trong vùng “Lõi” Cơng
viên địa chất tồn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn. Với nét đẹp văn hóa
truyền thống của các dân tộc và các lễ hội truyền thống được bảo tồn, gìn giữ và tổ
chức hàng năm trên địa bàn huyện như: Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Lễ hội khèn
Mơng, lễ hội Gầu tào... Bên cạnh đó, huyện cịn có nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia (Di tích kiến trúc nghệ thuật khu Nhà vương, Di tích lịch sử danh lam
thắng cảnh Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Di tích nghệ thuật Phố cổ Đồng Văn, Di tích
khảo cổ và danh lam thắng cảnh khu vực hóa thạch tay cuộn tại xã Ma Lé), di sản
văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia (Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo, lễ cúng tổ
tiên của dân tộc Lô Lô gắn với trống đồng cổ, lễ hội xuống đồng của người Pu Péo)
và 08 di tích cấp tỉnh, 25 điểm di sản địa chất … Đến nay, trên địa bàn huyện có 53
cơ sở lưu trú du lịch, 06 nhà khách, 120 cơ sở lưu trú bình dân. Trong đó có 01
khách sạn 3 sao, 03 khách sạn đạt chuẩn 2 sao, 12 khách sạn đạt chuẩn 1 sao và các
nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách tham quan du lịch. Tốc độ tăng trưởng du lịch dịch vụ và lượng khách du lịch đến Đồng Văn năm sau cao hơn năm trước. Du lịch

1


đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. “Thương hiệu”
Du lịch Đồng Văn ngày càng được nhiều du khách trong nước biết đến.
Tuy nhiên, công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa tương xứng với

tiềm năng thế mạnh. Hệ thống các nhà văn hóa, các điểm du lịch, các lễ hội truyền
thống, các làn điệu dân ca, dân vũ chưa được đầu tư, sưu tầm, dàn dựng bài bản để
phục vụ du lịch. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ mới được hình
thành, phần lớn có quy mơ nhỏ. Cơng tác quảng bá và xúc tiến du lịch còn hạn chế,
phạm vi hạn hẹp. Chủ yếu quảng bá trong nước, chưa vươn ra thị trường khu vực và
thế giới. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu chủ yếu dựa vào khai thác
tự nhiên, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo có sức thu hút khách
du lịch, những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững. Cơ sở hạ tầng về du lịch
chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Cơ sở lưu trú du lịch và hệ thống dịch vụ du
lịch chất lượng còn thấp, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch còn thiếu và yếu. Xét
từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế, có thể thấy rằng, sự phát triển du lịch ở
huyện Đồng Văn còn hạn chế cả về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực
hiện quy hoạch, kế hoạch cũng như kiểm tra, giám sát.... Do vậy, tìm kiếm giải pháp
phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một nhu cầu tất
yếu khách quan, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong phát
triển ngành du lịch của địa phương, đưa du lịch của huyện Đồng Văn trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn; góp phần hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Qua khảo sát cho thấy, đã có một vài cơng trình nghiên cứu về du lịch Hà
Giang nói chung, du lịch Đồng Văn nói riêng và đã đạt được những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chủ yếu khảo sát, giới thiệu các di tích
lịch sử, văn hóa, phát triển du lịch nói chung chứ chưa đi sâu nghiên cứu tổng thể về
phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, mặt khác từ năm 2015 đến nay
chưa có cơng trình nghiên cứu nào về phát triển du lịch ở huyện Đồng Văn theo
cách tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển du lịch trên địa bàn

2



huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Chủ thể Quản lý trong luận văn này là Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: UBND huyện Đồng Văn cần phải làm gì và
làm như thế nào để thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển du
lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trên địa bàn
cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang được phân tích, đánh giá trong giai đoạn 2018 - 2020; Các giải
pháp phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn được xác định cho giai đoạn
2022 – 2025.

- Phạm vi về nội dung:

3


Luận văn nghiên cứu đề tài theo cách tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh
tế với các nội dung sau: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Kiểm
tra, giám sát, tiếp cận dưới góc độ chủ thể phát triển du lịch là chính quyền cấp
huyên.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu gồm 4 chương:
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện.
- Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
- Chƣơng 4: Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành du lịch "Nghiên cứu phát triển du lịch

huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang" của Trần Thị Thùy Anh, Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn năm 2014. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng du lịch huyện Đồng
Văn, với mục đích đưa du lịch Đồng Văn phát triển xứng tầm với những tiềm năng
du lịch mà huyện có, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch. Dưới
góc độ tiếp cận là chuyên ngành du lịch, luận văn đã góp phần khẳng định vai trò,
tầm quan trọng của các di sản tự nhiên, di sản văn hóa huyện Đồng Văn trong phát
triển du lịch, giúp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch định hướng
sản phẩm du lịch mới nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch huyện Đồng Văn;
đồng thời có nhận định đúng mức đối với giá trị các di sản trong huyện nhằm hoạch
định những chủ trương, giải pháp. Để du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai thì
cơng tác bảo tồn di sản tự nhiên, di sản văn hóa cần được chú trọng, giữ gìn. Có kế
hoạch trùng tu, khơi phục các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó thì
cơng tác quản lý cần có những thay đổi phù hợp, đội ngũ lao động làm trong ngành
du lịch cần được đào tạo chuyên môn.
Đề tài nghiên cứu “Các sản phẩm du lịch đặc thù từ đá tại Cao nguyên đá
Đồng Văn”. Đây là đề tài nghiên cứu được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại
Quyết định 1657/QĐ-UBND, ngày 22.8.2014. Đơn vị thực hiện là Liên hiệp Khoa
học phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá và định hướng
phát triển sản phẩm du lịch từ đá tại Cao nguyên đá Đồng Văn. Từ đó, đề xuất mơ
hình và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch từ đá. Phạm vi nghiên cứu về thời
gian từ năm 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5


Một số bài viết trong Hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư "Vì Hà Giang
phát triển" năm 2010 như: “Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hà Giang” của Đàm Văn Bông; “Đa dạng sinh học và giải pháp bảo tồn, phát
triển bền vững vùng núi đá vôi ở tỉnh Hà Giang” của Lê Trần Chấn, Trần Ngọc
Ninh, Trần Thị Thúy Vân; “Di tích lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch Hà Giang

– nhận thức và vấn đề” của Lâm Bá Nam; “Du lịch Hà Giang - tiềm năng, cơ hội
trong tiến trình hội nhập và phát triển”, của Nguyễn Văn Quang; “Thu hút các
nguồn vốn để phát triển tỉnh Hà Giang” của Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Sỹ An; “Sự
đa dạng và nét độc đáo về văn hóa tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn - tiềm
năng phát triển du lịch” của Nguyễn Trùng Thương… Các bài viết trên chủ yếu tập
trung phân tích tiềm năng, cơ hội của Hà Giang trong quá trình phát triển trên tất cả
các lĩnh vực, chưa nghiên cứu sâu về tiềm năng du lịch của huyện Đồng Văn.
Nông Thị Anh (2016), Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội
nhập, luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển du lịch, phát triển du lịch trong xu thế hội nhập; vận dụng vào phân
tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp có tính khuyến nghị đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh
theo hướng bền vững trong xu thế hội nhập.
Nguyễn Hoàng Phương (2017), Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu
Long trong hội nhập quốc tế, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh. Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu: tác giả xây dựng khung phân tích
cho phát triển du lịch ĐBSCL làm cơ sở cho việc phân tích và đưa giải pháp phát
triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập. Dựa vào khung phân tích để phân tích
thực trạng những nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội
nhập quốc tế. Từ đó tác giả rút ra những điểm đạt được và những tồn tại trong phát
triển du lịch của Vùng, làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách và giải pháp
nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế. Đề xuất những chính
sách và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và đem
lại hiệu quả nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL.

6


Nguyễn Cát Phương Nhi (2019), Phát triển du lịch huyện Tư Nghĩa, tỉnh
Quảng Ngãi, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu nhằm

mục đích đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển của ngành du lịch của
huyện Tư Nghĩa, qua đó đánh giá tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm phát triển ngành du lịch tại huyện Tư Nghĩa. Tuy nhiên, luận văn
đánh giá phát triển du lịch trên khía cạnh quản trị kinh doanh.
Đào Trần Lâm (2020), Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn
miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học và xã hội.
Đề tài đã nghiên cứu và khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến nội
dung đề tài như là: các khái niệm cơng cụ về di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa,
phát triển du lịch, điểm du lịch…để làm công cụ cho vấn đề khai thác di sản văn
hóa vào hoạt động phát triển du lịch. Đề tài đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt
động du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh từ khi được cơng nhận là di tích
lịch sử, di tích lịch sử văn hóa cho đến nay, qua đó đưa ra một số đánh giá về những
thành tựu đạt được cùng những hạn chế của hoạt động du lịch tại đây. Đề tài đã đề
xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn, quản lý, tơn tạo và gìn giữ phát huy
các giá trị lịch sử, văn hóa để khai thác một cách có hiệu quả các di tích lịch sử văn
hóa để phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh
Võ Thị Kim Liên (2021), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện
đảo Phú Q, tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Cơng thương. Tác giả sử dụng ma trận
SSWOT để đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du
lịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, tác giả kiến nghị một
số chiến lược phát triển du lịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
Sau khi đã làm sáng tỏ SWOT, tác giả mạnh dạn đề xuất các chiến lược phát triển
du lịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quý với 3 mục tiêu phát triển bền vững là: (1)
Bảo tồn thiên nhiên; (2) Hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng địa phương; (3) Kinh
doanh có lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu
Thực tế cho thấy, các công trình nghiên cứu về Đồng Văn nhiều nhất tập trung

7



vào các vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên vùng cao nguyên đá Đồng Văn Mèo Vạc phục vụ xây dựng công viên địa chất. Một số công trình nghiên cứu về
văn hóa, con người Hà Giang, trong đó có Đồng Văn.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về du lịch Đồng Văn rất ít hoặc đề cập
nghiên cứu đến du lịch Đồng Văn như một phần của cơng trình hoặc có nhưng chưa
tổng thể. Các cơng trình mới chỉ cung cấp một số vấn đề lý luận chung về du lịch và
phát triển du lịch, về thực trạng du lịch Đồng Văn, tiềm năng, thế mạnh và định
hướng phát triển du lịch của huyện trong một giai đoạn nhất định theo cách tiếp cận
của các chuyên ngành khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu này đã cho thấy một
cái nhìn cận cảnh về vai trị, vị trí quan trọng của kinh tế du lịch trong sự phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Đồng Văn. Các cơng trình
nghiên cứu này là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo, phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu chun
biệt nào tiếp cận từ góc độ chuyên nghành quản lý kinh tế, hệ thống và toàn diện về
phát triển du lịch ở huyện Đồng Văn. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều đánh
giá phát triển du lịch của một địa phương trên góc độ kinh tế hoặc đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch của địa phương. Đồng
thời, tới nay cũng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch tại huyện
Đồng Văn.
Chính vì vậy, đề tài “Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đồng Văn” là cần
thiết, có tính mới và tính độc lập.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Du lịch
Thuật ngữ “du lịch” trong tiếng Pháp là “Le Tour” – được hiểu là đi một vòng
và về nơi xuất phát. Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán là
sự ghép nối giữa: “Du – đi chơi, tham quan và lịch – ngắm nhìn, xem xét”.
Michael Coltman (Mỹ) cho rằng: Du lịch là sự kết hợp và tương tác giữa 4


8


nhóm nhân tố trong q trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách, nhà cung cấp
dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.
Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization) định nghĩa: “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải
trí thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư,
nhưng loại trừ các nhà du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun trong thời gian khơng quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Như vậy, có thể hiểu, du lịch và là hoạt động xã hội, vừa là hoạt động kinh tế.
du lịch khơng chỉ liên quan đến khách du lịch mà cịn đề cập đến các hoạt động sản
xuất – kinh doanh của các cơ sở và cá nhân phục vụ cho các nhu cầu tại nơi mà
khách đi qua và ở lại.
Từ góc độ kinh tế, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia
vào hoạt động du lịch đem lại lợi ích nhất định cho từng chủ thể. Cụ thể hơn, du lịch
là tổng thể của những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa khách du lịch và những người kinh doanh du lịch, chính quyền nơi nhận khách
du lịch và dân cư địa phương trong suốt quá trình thu hút và lưu giữ khách.
Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với
hoạt động du lịch, trong đó:
- Đối với khách du lịch: Du lịch mang lại cho khách sự hài lịng vì được
hưởng một khoảng thời gian thư giãn, được cung cấp nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi,
thăm quan… Khách du lịch khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau, vì vậy, họ sẽ lựa
chọn các điểm, tour du lịch khác nhau với những hoạt động du lịch khác nhau.

- Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: Du lịch là cơ hội kinh
doanh nhằm thu lợi nhuận thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch.
- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là nhân tố thuận lợi đối với nền

9


kinh tế, nhất là số việc làm do du lịch tạo ra, thu nhập mà dân cư kiếm được, số
lượng ngoại tệ mà khách quốc tế mang vào, các khoản thuế thu được từ hoạt động
kinh doanh du lịch.
- Đối với dân cư địa phương: Du lịch là cơ hội tìm việc làm, tạo thu nhập,
đồng thời họ là nhân tố hấp dẫn du khách bởi lòng hiếu khách và trình độ văn hóa
của họ. Ở các điểm du lịch giữa khách du lịch và dân cư địa phương luôn có sự tác
động qua lại lẫn nhau, sự tác động có thể có lợi, có thể có hại hoặc có thể vừa có lợi,
vừa có hại.
1.2.1.2. Phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện
Theo từ điển Hán - Việt, "phát triển" là mở rộng ra hoặc lớn mạnh lên; theo
quan điểm triết học duy vật biện chứng, phát triển là một q trình tiến lên từ thấp
đến cao, khơng chỉ đơn thuần tăng lên về số lượng mà còn có sự biến đổi về chất
của sự vật, hiện tượng; theo từ điển Oxford, "phát triển là sự gia tăng dần của một
sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn". Như vậy có thể hiểu "phát triển" là một
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện, trong đó các yếu tố bên trong khác nhau đều thay đổi theo đà
tăng trưởng cả về lượng và chất.
Như vậy, phát triển du lịch là sự thay đổi về lượng và chất của hoạt động du
lịch theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn, đó là sự gia tăng về số lượng và chất lượng
của các chỉ số như số lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, doanh thu xã hội từ du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, mức độ thu hút đầu tư
trong lĩnh vực du lịch, sự đa dạng của sản phẩm du lịch,... Ngoài những chỉ số trên
người ta còn quan tâm đến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, chất lượng nguồn

nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, vấn đề bảo vệ bản sắc văn hố dân
tộc, bảo vệ mơi trường tự nhiên và xã hội, tôn tạo, bảo vệ các di sản văn hoá, di
sản thiên nhiên,...
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu
cầu về kinh tế - xã hội và mơi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể tham
gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch

10


trong tương lai.
Đứng trên góc độ quản lý nhà nước về kinh tế thì phát triển du lịch của chính
quyền cấp huyện là phương thức mà thông qua hệ thống các cơng cụ quản lý bao
gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Nhà nước tác động vào đối tượng
quản lý để định hướng cho hoạt động du lịch trên địa bàn vận động, phát triển đến
mục tiêu đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong
và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện là q trình chính
quyền cấp huyện sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và
điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động du lịch nhằm đảm bảo cho
hoạt động diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, và thực hiện đúng chức năng
nhiệm vụ của nó.
Theo chu trình quản lý thì, phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện là
một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du
lịch; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách, pháp luật về du lịch; xây dựng quy
hoạc, kế hoạch phát triển du lịch, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách quy hoạch,
kế hoạch phát triển du lịch đến việc tổ chức thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc chấp hành pháp luật về du lịch.
Quá trình phát triển đó phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, bền vững
về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội trên địa bàn nói riêng và cả

nước nói chung. Như vậy, phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện phải đảm
bảo các mục tiêu sau:
- Nhằm làm cho ngành du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ, bền vững, góp phần
đắc lực vào sự phát triển của ngành du lịch cả nước.
- Nâng cao phúc lợi địa phương (mức sống, sự văn minh, công bằng, an ninh,
môi trường sinh thái được cải thiện)
1.2.2. Nội dung phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện
1.2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách phát triển du lịch
* Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch:

11


Quy hoạch là việc sắp xếp phân bổ không gian các hoạt động kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất
nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ xác định (Luật quy hoạch
năm 2017).
Quy hoạch phát triển du lịch là công cụ để quản lý nhà nước về du lịch, nó giữ
vai trị như la bàn định hướng cho du lịch phát triển. Theo đó một quy hoạch sát
thực tế và có chất lượng cao sẽ là căn cứ cho việc xây dựng hệ thống hạ tàng kĩ
thuật thu hút các nguồn lực đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch.
Cũng theo Luật quy hoạch năm 2017 của Việt Nam, hệ thống quy hoạch quốc
gia gồm: (1) Quy hoạch cấp quốc gia; (2) Quy hoạch vùng; (3) Quy hoạch tỉnh; (4)
Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy đinh; (5) Quy
hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Như vậy, trong hệ thống quy hoạch quốc gia
không đề cập đến quy hoạch cấp huyện. Tuy nhiên, trên cơ sở quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch của tỉnh, chính quyền cấp huyện phải xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch của huyện.
Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy

hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phịng, an
ninh, hệ thống đơ thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai,
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia,
quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Như vậy, tỉnh là cấp xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh (trong đó có đề cập đến những
vấn đề cơ bản của quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn cấp huyện). Huyện cần
phải xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của huyện căn cứ vào quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch của tỉnh.
Quy hoạch phát triển phát triển du lịch của cấp huyện phải xác định và thể
hiện được tầm nhìn dài hạn, đánh giá sát thựcnhững lợi thế so sánh để khai thác tối
đa nguồn lực phát triển du lịch; những mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp với điều kiện
thực tiễn của huyện và triển vọng phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh hội

12


nhập kinh tế quốc tế.
Các bước chủ yếu của xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cấp huyện là: 1)
Xác định mục tiêu phát triển du lịch; 2) Luận chứng nhiệm vụ cơ bản để hiện thực
hóa mục tiêu phát triển du lịch; 3) Xác định các giải pháp cơ bản để thực hiện mục
tiêu; 4) Phân chia giai đoạn phát triển (từ việc xác định yêu cầu và khả năng vốn
đầu tư).
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và quy hoạch phát triển du
lịch của huyện và định hướng phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh, căn cứ vào
tình hình phát triển du lịch của huyện, cấp huyện xây dựng kế hoạch phát triển du
lịch của địa phương mình.
Nội dung chính của kế hoạch phát triển du lịch của cấp huyện là thiết lập mục
tiêu phát triển du lịch trong kỳ. Kế hoạch với các chỉ tiêu cơ bản như khách du lịch,
doanh thu, xây dựng... Đồng thời xác định các giải pháp và dự kiến về nguồn lực để
thực hiện kế hoạch phát triển du lịch của huyện.

* Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch:
Cùng với Luật Du lịch, các chính sách phát triển du lịch là cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững,
cần phải có các chính sách phát triển du lịch hợp lý, thể hiện được tầm nhìn chiến
lược, phát huy được tiềm năng, thế mạnh thu được lợi ích kinh tế, nâng cao đời
sống nhân dân, bảo vệ tài nguyên mơi trường.
Hoạt động du lịch địi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước để định hướng
phát triển phù hợp với định hướng chung. Do vậy, ngoài những quy định chung của
Nhà nước, chính quyền địa phương cần nghiên cứu tình hình thực tiễn địa phương
để vừa cụ thể hóa chính sách của Nhà nước, vừa ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật cần thiết để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch,
đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.
Trong q trình thực thi chính sách cần có các cuộc đánh giá nghiêm túc, khoa
học để hoàn thiện, bổ sung hay sửa đổi chính sách. Đối với sự phát triển của ngành du
lịch ở một địa phương các văn bản và chính sách sau đây có tác động trực tiếp: Luật Du

13


lịch, Luật Đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách tài chính - tín dụng, chính sách
hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng ngành du lịch; chính sách hỗ trợ xúc tiến du lịch, xây
dựng sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch; chính sách đất đai; chính
sách giá cả các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch, chính sách cạnh tranh.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách
a. Xây dựng bộ máy về quản lý du lịch:
Nhân tố này được cấu thành bởi các thành phần: (1) Tổ chức bộ máy; (2) cơ
chế hoạt động; (3) nguồn nhân lực quản lý.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở
địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban

nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống
nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên mơn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, tổ chức bộ máy quản lý các hoạt động du lịch trên
địa bàn cấp huyện thực hiện chức năng tổ chức điều hành sự phát triển của ngành du
lịch trong phạm vi huyện, với các nội dung sau:
- Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý với nguyên tắc là bộ máy
quản lý phải tương xứng với nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ cơng chức có chất lượng và
phải đảm đương được công việc;
- Tổ chức quy hoạch tốt hệ thống các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch;
cũng như hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Như vậy, trước tiên chính quyền cấp huyện phải tổ chức bộ máy quản lý,
trong đó phân chia rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng chủ
thể, đơn vị trong phát triển du lịch cũng như cơ chế phối hợp giữa các đơn vị
trong bộ máy.
Sau khi đã hình thành bộ máy quản lý, chính quyền cấp huyện phải đảm bảo
nhân lực cho bộ máy quản lý gồm hai nội dung:
- Đảm bảo về mặt số lượng nhân lực quản lý: chính quyền cấp huyện cần rà

14


soát nhiệm vụ đảm nhiệm để phân bổ số lượng nhân lực phù hợp. Trường hợp thiếu
hụt nhân lực thì cần phải tuyển dụng, bổ sung hoặc điều chuyển, trường hợp dưa
thừa thì cần có biện pháp thun chuyển, bố trí cơng việc khác.
- Đảm bảo về mặt chất lượng nhân lực quản lý: nhân lực quản lý phát triển
du lịch cần đảm bảo đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Chính quyền cấp huyện
cần đánh giá năng lực cán bô quản lý để xem xét những thiếu hụt nhằm bổ sung kịp
thời thông qua các biện pháp như đào tạo, bồi dưỡng,….
b. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức đối với vai trò, vị trí của
ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Thơng qua các hình thức tun
truyền đa dạng, phong phú, giúp người dân hiểu rõ hơn về việc đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, cùng đồng thuận, nỗ lực phấn đấu phát triển du lịch,
nâng cao chất lượng lao động, dịch vụ, cơ sở vật chất, xây dựng điểm đến an toàn,
thân thiện và chuyên nghiệp.
Xây dựng quy hoạch, chiến lược, ban hành pháp luật,… đã khó, nhưng việc
đưa chúng vào đời sống thực tế để cộng đồng xã hội chấp nhận, nhà kinh doanh
tuân theo cịn khó hơn rất nhiều. Do đó, chính quyền cấp huyện phải tổ chức một
cách nghiêm túc và khoa học việc thực hiện phổ biến cơ chế, chính sách, vai trò của
phát triển du lịch với mọi cán bộ, người dân địa phương. Cụ thể, trước hết các địa
phương cần tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch để các cán bộ quản lý
nhà nước về du lich, nhà kinh doanh du lịch và người lao động, nắm được chính
sách, pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc.
Các quan hệ trong lĩnh vực du lịch trong nền kinh tế thị trường diễn ra hết sức
đa dạng, đòi hỏi Nhà nước cũng phải ban hành một hệ thống pháp luật tương ứng để
quản lý. Thực tế cho thấy, với số lượng các văn bản pháp luật đã được ban hành và
đang tiếp tục được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động du lịch thì việc tạo điều
kiện để các cơ quan nhà nước, các tổ chức, những người tham gia hoạt động du lịch
và mọi công dân biết được đầy đủ thông tin pháp luật là việc làm cần thiết, dù khó
khăn, tốn kém đến đâu. Bởi, sự hiểu biết pháp luật là một trong những yếu tố đầu

15


×