Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ UYÊN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ UYÊN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã ngành: 8310401.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa

Hà Nội – 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, luận văn thạc sĩ “Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh
phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Những số liệu định lượng được thu thập và phân tích trong luận văn
đảm bảo nguyên tắc trung thực, minh bạch, bảo mật. Những dẫn chứng kết quả nghiên
cứu khác đều được trích nguồn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu chính thức chưa từng
được cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu của các tác giả nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Uyên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn của tôi PGS.TS
Đinh Thị Kim Thoa. Nhờ sự nhiệt tình và ân cần của cơ đã giúp tơi có thêm động lực và
kiến thức để hồn thành bài luận văn này. Nhờ cơ mà tôi đã học được rất nhiều kiến thức
hay và thực tiễn trong q trình làm nghiên cứu.
Tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đối với các thầy cô trong khoa Những
Khoa học Giáo dục của trường Đại học Giáo Dục như PGS. TS Đặng Hoàng Minh,
PGS.TS Trần Thành Nam, TS Trần Văn Công, TS Nguyễn Cao Minh đã cung cấp
cho tôi những tài liệu quý giá trong quá trình làm luận văn cũng như những kiến thức
bổ ích và thiết thực của trong các môn học, những kiến thức này đã giúp tơi thuận lợi
hơn trong q trình hồn thành luận văn. Tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến với các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương đã có những đóng góp ý tưởng
của mình để giúp tơi hồn thành luận văn một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ chị Hồ
Thu Hà. Chị đã theo sát từng bước chân của chúng tôi từ những môn học đầu tiên đến
hiện tại. Khơng chỉ là người đồng hành, chị cịn là một cố vấn tận tâm trong suốt q
trình chúng tơi học tập tại trường Đại học Giáo Dục. Xin được gửi lời cảm ơn chân

thành đến với chị.
Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn đến với các thầy cô và các em học sinh của
trường trung học phổ thông Chuyên Sơn La, trung học phổ thông Chiềng Sinh và
trường liên cấp Nguyễn Du tại thành phố Sơn La đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
hồn thành bài luận văn này.
Lời cảm ơn thân thương cuối cùng, tôi muốn gửi đến toàn thể lớp cao học tâm lý
lâm sàng trẻ em và vị thành niên khóa 11. Đây là khoảng thời gian ý nghĩ nhất đối với
tôi khi bản thân được học tập và thực hành nghề với những người bạn, những người đồng
nghiệp tuyệt vời nhất trong hai năm qua. Cảm ơn những lời động viên cùng nhau cố
gắng, những sự giúp đỡ nhiệt tình đến từ tất cả các thành viên trong lớp.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Uyên


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

THPT

Trung học phổ thơng

CNPH

Cảm nhận hạnh phúc

M

Điểm trung bình

ĐTB


Điểm trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

r

Độ tương quan

N

Số lượng


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Số trang

1

Bảng 2.1. Hệ số tin cậy của các thang đo

47

2


Bảng 2.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu

48

3

Bảng 3.1. Tỉ lệ mức độ cảm nhận hạnh phúc

56

4

Bảng 3.2. Mức độ khía cạnh phát triển cá nhân

57

5

Bảng 3.3. Mức độ khía cạnh mục đích cuộc sống

58

6

Bảng 3.4. Mức độ khía cạnh sự tự quyết

60

7


Bảng 3.5. Mức độ khía cạnh làm chủ mơi trường

61

8

Bảng 3.6. Điểm trung bình chất lượng tình bạn

66

9

Bảng 3.7. Mức độ của chất lượng tình bạn

68

10

Bảng 3.8. Tương quan giữa chất lượng tình bạn và cảm nhận

71

hạnh phúc
11

Bảng 3.9. Tỉ lệ bắt nạt học đường và nạn nhân của bắt nạt học

75


đường
12

Bảng 3.10. Tương quan giữa bắt nạt học đường và cảm nhận

76

hạnh phúc
13

Bảng 3.11. Điểm trung bình thang đo hành vi làm cha mẹ

78

14

Bảng 3.12. Các biểu hiện của nhóm cha mẹ hỗ trợ

79

15

Bảng 3.13. Các biểu hiện của nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi

81

16

Bảng 3.14. Mức độ kiểm soát hành vi con cái của cha mẹ (Tỉ lệ


83

%)
17

Bảng 3.15. Các biểu hiện của nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý

84


18

Bảng 3.16. Mức độ kiểm soát tâm lý con cái của cha mẹ (Tỉ lệ

86

%)
19

Bảng 3.17. Tương quan giữa các kiểu hành vi làm cha mẹ và

89

cảm nhận hạnh phúc
20

Bảng 3.18. Mặt tính cách nổi trội của học sinh trung học phổ

94


thơng
21

Bảng 3.19. Tương quan giữa các mặt của tính cách và trung bình

95

chung
22

Bảng 4.20. Tương quan giữa các đặc điểm tính cách và cảm
nhận hạnh phúc

96


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Tên biểu đồ và sơ đồ

STT

Số trang

1

Sơ đồ 1.1. Cảm nhận hạnh phúc bản chất

23

2


Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình của sáu khía cạnh cảm nhận hạnh

55

phúc
3

Biểu đồ 3.2. Mức độ khía cạnh tự chấp nhận

56

4

Biểu đồ 3.3. Mức độ khía cạnh mối quan hệ tích cực với người

59

khác


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2.Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................2
3.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
4.Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3
6.Khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
7.Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................................4

8.Những đóng góp mới của nghiên cứu. .....................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................6
1.1. . Tổng quan nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ
thông ...........................................................................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trong mơi trường gia đình và học đường7
1.1.2.Các nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc. ................. 10
1.1.3.Các nghiên cứu nhằm thích ứng, phát triển các thang đo về cảm nhận hạnh phúc13
1.2.Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc ............................................................15
1.2.1.Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông......................... 15
1.2.1.1.Khái niệm về hạnh phúc (Happiness) ....................................................................... 15
1.2.1.2.Khái niệm cảm nhận hạnh phúc (Well-being) ......................................................... 16
1.2.1.3.Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông ...................... 20
1.2.2.Các lý thuyết nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ..................................................... 20
1.2.2.1.Cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng (Hedonic well-being).......................................... 20
1.2.2.2.Cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic well-being) ....................................... 23
1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ
thông......................................................................................................................................... 32
1.3.1.Chất lượng mối quan hệ bạn bè ................................................................................... 33
1.3.2.Hành vi làm cha mẹ ....................................................................................................... 35
1.3.3.Năm đặc điểm tính cách ................................................................................................ 36
1.3.4.Đặc điểm phát triển của học sinh trung học phổ thông ............................................. 39


Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 40
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................42
2.1.Tổng quan về thiết kế nghiên cứu ....................................................................42
2.2.Các phương pháp nghiên cứu ..........................................................................42
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................................. 42
2.2.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................................... 43
2.2.3.Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. .................................................. 46

2.3.Khách thể nghiên cứu ........................................................................................48
2.3.1.Cỡ mẫu ............................................................................................................................ 48
2.3.2.Chiến lược chọn mẫu..................................................................................................... 50
2.3.3.Địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 50
2.4.Đạo đức nghiên cứu...........................................................................................51
2.5.Tiến trình nghiên cứu .......................................................................................51
2.5.1.Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận .................................................................................. 52
2.5.2.Giai đoạn 2: Xây dựng thang đo cho luận văn ........................................................... 52
2.5.3.Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát số liệu ...................................................................... 52
2.5.4.Giai đoạn 4: Phân tích số liệu và hoàn thành luận văn............................................. 52
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................. 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................54
3.1.Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La ..54
3.1.1.Đánh giá chung về cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La. . 54
3.1.2. So sánh cảm nhận hạnh phúc với các biến nhân khẩu ............................................. 62
3.1.2.2.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa nam và nữ. ........................................................ 63
3.1.2.3.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa các khối lớp ...................................................... 63
3.1.2.4.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa các dân tộc ........................................................ 64
3.1.2.5.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa các địa bàn sinh sống....................................... 64
3.1.2.6.So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa thứ tự sinh của học sinh .................................. 65
3.2.Cảm nhận hạnh phúc và chất lượng tình bạn ................................................65
3.2.1.Thực trạng chất lượng tình bạn của học sinh ............................................................. 65
3.2.2.Mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn đối với cảm nhận hạnh phúc. .............70


3.2.3.Mối quan hệ giữa bắt nạt học đường và cảm nhận hạnh phúc .......................75
3.3.Hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc.................................................77
3.3.1. ... Thực trạng hành vi làm cha mẹ của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn
La. ............................................................................................................................................. 77
3.3.2.Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc............................... 88

3.4.Năm đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc .........................................93
3.4.1.Đặc điểm tính cách của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La. ............. 94
3.4.2.Mối quan hệ giữa năm đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc. ...................... 96
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................101
1.Kết luận ...............................................................................................................101
1.1.Lý luận .............................................................................................................................. 101
1.2.Về thực tiễn ...................................................................................................................... 102
2.Kiến nghị .............................................................................................................103
3.Hạn chế ................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................106
PHỤ LỤC ...............................................................................................................113
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN .............................................................113
PHỤ LỤC 2: CÁC MỨC ĐIỂM TRUNG BÌNH CỦA THANG ĐO CẢM NHẬN
HẠNH PHÚC..........................................................................................................125


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người vẫn ln đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hạnh phúc là gì và
làm thế nào để có được hạnh phúc. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát
triển, con người càng ngày càng chịu nhiều áp lực thì câu hỏi đó càng được quan tâm
nhiều hơn. Có lẽ chính vì thế mà chủ đề hạnh phúc được rất nhiều ngành khoa học xã
hội quan tâm như tâm lý học, triết học, xã hội học,… Trong tâm lý học, phạm trù
nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trở thành một phần quan trọng thậm trí cịn được
coi là một hướng chuyên ngành mới. Hiện nay, khi cuộc sống xã hội hiện đại, cường
độ làm việc tăng cao kéo theo những áp lực mới này sinh ngày càng nhiều khiến cho
con người tự đặt ra câu hỏi đâu là ý nghĩa cuộc sống, đâu là cái đích mà con người
hướng tới. Vì thế nhiều quan điểm và những nghiên cứu khác nhau về cảm nhận hạnh
phúc đã ra đời và được phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỉ XX với những

tác giả nổi bật như Seligman, Diener, Ryff hay Keyes,.. với những quan điểm tương
đối khác nhau và đa dạng. Dù những quan điểm này là khác nhau nhưng nhiều tác giả
đã thừa nhận rằng cảm nhận hạnh phúc là một yếu tố quan trọng để thể hiện chất
lượng cuộc sống của mỗi người.
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy khi con người có mức độ cảm nhận hạnh
phúc cao sẽ trở nên hài hòa, dễ mến hơn, làm việc hiệu quả hơn và đóng góp nhiều
hơn cho xã hội. Ngược lại khi con người cảm thấy đau khổ họ dễ trở nên phẫn uất,
chán nản, gây hấn và làm việc không hiệu quả.
Cùng với những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc nói chung thì ngày càng
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến đối tượng thanh thiếu niên nói chung và học sinh
trung học phổ thơng nói riêng. Học sinh trung học phổ thơng đang trong lứa tuổi có
nhiều biến động về tâm sinh lý và dễ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương vì vậy đây
là lứa tuổi cần nhiều sự quan tâm tới cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.
Trong q trình đó, vai trò của cảm nhận về hạnh phúc đối với học sinh là rất lớn.
Học sinh có trạng thái cảm nhận hạnh phúc cao sẽ có được sự tự nhìn nhận bản thân
một cách đúng đắn, tự tin hơn vào bản thân từ đó nâng cao chất lượng học tập hay
1


đời sống tinh thần của các em. Vì thế, việc tìm hiểu về biểu hiện, mức độ và các yếu
tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh có ý nghĩa cho các nhà giáo dục,
các bậc phụ huynh có một cái nhìn chân thực về chính những cảm nhận của các em,
từ đó có những hành động cụ thể và kịp thời để nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho
học sinh từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Mặc dù trên thế giới, cảm nhận hạnh phúc của con người nói chung và thanh
thiếu niên nói riêng đã được các nhà tâm lý nghiên cứu từ lâu và cho ra đời nhiều
những bài nghiên cứu giá trị. Nhưng tại Việt Nam trong thời gian gần đây mới bắt
đầu xuất hiện các bài nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, các đề tài này
thường tập trung nghiên cứu khách thể ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng
với những đối tượng khách thể chủ yếu là người trưởng thành và trẻ em, có rất ít

những nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong
bối cảnh học sinh THPT Việt Nam đang đối mặt với những thay đổi lớn lao do dịch
bệnh kéo dài và sự phát triển của xã hội dẫn đến những thay đổi lớn trong cuộc sống
của các em, những áp lực, những căng thẳng về mặt tinh thần lớn. Từ những điều đó,
một số câu hỏi được đặt ra như: Cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT ở địa bàn
miền núi như Sơn La thì như thế nào? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận
hạnh phúc của các em? Những câu hỏi đó đã đưa chúng tơi đến với nghiên cứu về:
Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông
thành phố Sơn La”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Những câu hỏi nghiên cứu được tác giả đưa ra trong luận văn này bao gồm:
1) Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thơng thành
phố Sơn La như thế nào?
2) Có sự khác biệt nào giữa các nhóm học sinh trung học phổ thông thành phố
Sơn La về cảm nhận hạnh phúc xem xét theo các biến nhân khẩu?
3) Những yếu tố: Chất lượng tình bạn, hành vi làm cha mẹ và năm đặc điểm
tính cách ảnh hưởng như thế nào tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung
học phổ thơng thành phố Sơn La?
3. Mục đích nghiên cứu
2


Nghiên cứu nhằm bổ xung, làm mới cơ sở lý luận của đề tài, nhận diện thực
trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La. Xem xét, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng từ các biến nhân khẩu, chất lượng tình bạn, hành vi làm cha mẹ
và năm đặc điểm tính cách đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Từ đó đề xuất
những kiến nghị nhằm cải thiện mức độ cảm nhận hạnh phúc của các học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ, biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc ở học sinh THPT thành phố Sơn La
Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành

phố Sơn La.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
- Tổng quan các hướng nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu
niên và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu
niên.
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc và các yếu tố liên
quan
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh Trung học phổ thơng
thành phố Sơn La.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố chất lượng tình bạn, hành vi làm
cha mẹ và năm đặc điểm tính cách đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh
trung học phổ thông thành phố Sơn La.
- So sánh sự tương đồng và khác biệt về cảm nhận hạnh phúc theo các biến
nhân khẩu.
- Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc của các em.
6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Mẫu điều tra của luận văn là 224 học sinh trung học phổ thông lớp 10, 11, 12
được lựa chọn ngẫu nhiên tại ba trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố

3


Sơn La. Ba trường trung học phổ thông dại diện cho ba hệ thống trường học tại thành
phố Sơn La, bao gồm trường chuyên, trường thường và trường liên cấp.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
- Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học

sinh THPT thành phố Sơn La theo hướng tiếp cận của hệ thống lý thuyết
của cảm nhận hạnh phúc tâm lý với 6 thành tố: Tự chấp nhận, Mối quan
hệ tích cực với người khác, làm chủ môi trường sống, mục đích sống, phát
triển cá nhân, sự tự quyết. Tác giả đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cũng
như xây dựng công cụ nghiên cứu theo hướng tiếp cận lý thuyết về cảm
nhận hạnh phúc tâm lý
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học
sinh THPT cụ thể nghiên cứu tiến hành so sánh mức độ cảm nhận hạnh
phúc của học sinh qua các biến về nhân khẩu như trường, khối lớp, dân
tộc, địa bàn sinh sống, thứ tự sinh, điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả
cũng tìm hiểu mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố như chất lượng tình
bạn, hành vi làm cha mẹ, năm đặc điểm tính cách đối với cảm nhận hạnh
phúc, từ đó tìm ra những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh
phúc.
Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát học sinh theo học
tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La
7. Giả thuyết nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài luận văn này, chúng tôi đưa ra các giả thuyết như sau:
1) Cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La phần lớn ở mức
trung bình.
2) Có sự khác biệt tương đối rõ về cảm nhận hạnh phúc giữa các nhóm học
sinh khi xem xét các biến nhân khẩu.
3) Những yếu tố: chất lượng tình bạn, hành vi làm cha mẹ và năm đặc điểm
tính cách có ảnh hưởng đáng kể tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh ở
những mức độ khác nhau.
4


8. Những đóng góp mới của nghiên cứu.
Mặc dù các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở Việt Nam tăng đáng kể trong

những năm gần đây và có những đóng góp cả về phần lý luận và thực tiễn, tuy nhiên
những nghiên cứu này ít được thực hiện trên đối tượng học sinh THPT miền núi phía
Bắc và cũng ít những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố chất lượng tình
bạn, hành vi làm cha mẹ và năm đặc điểm tính cách tới cảm nhận hạnh phúc. Chính
vì vậy, nghiên cứu này góp phần nhỏ vào việc hệ thống hóa những lý thuyết về cảm
nhận hạnh phúc, bổ xung vào hệ thống nghiên cứu lý luận mới được tìm hiểu và
nghiên cứu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
xác định và làm rõ những ảnh hưởng bởi các yếu tố chất lượng tình bạn, hành vi làm
cha mẹ và năm đặc điểm tính cách tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT, những
yếu tố về mặt nhân khẩu trên địa bàn thành phố Sơn la ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh
phúc cũng được làm rõ hơn trong nghiên cứu.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học
phổ thông
Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc (Well-being) từ lâu đã được các nhà tâm lý
đặc biệt coi trọng nghiên cứu và chủ đề này còn dần trở thành một ngành nghiên cứu
độc lập. Tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng dần có nhiều bài nghiên cứu
theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau để tìm hiểu xem mức độ cảm nhận hạnh phúc
của người Việt Nam như thế nào và yếu tố nào ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc
của họ.
Theo quan điểm của triết học Hy Lạp cổ đại, cảm nhận hạnh phúc được biết đến
với hai hướng chính. Hướng tiếp cận đầu tiên là “Hedonic well-being” cho rằng con
đường để tiến tới cảm nhận hạnh phúc là tối đa hóa niềm vui và tối thiếu hóa nỗi đau.
Theo quan điểm này, để cá nhân đánh giá về cảm nhận hạnh phúc thì họ liên tục phải
tìm kiếm những niềm vui và trải nghiệm mới, mặt khác họ cũng phải ln cố gắng

tìm cách giảm thiểu cảm giác khó chịu và buồn bực của mình. Như vậy, cảm nhận
hạnh phúc theo con đường này thường ngắn hạn.
Hướng tiếp cận thứ 2 là “Eudaimonic well-being”, cho rằng chúng ta nên theo
đuổi lợi ích lớn hơn, những ý nghĩa cuộc sống thông qua sự tử tế, công bằng, trung
thực và can đảm để tiến tới cảm nhận hạnh phúc. Theo hướng tiếp cận này, con người
cố gắng sử dụng những thế mạnh của mình để đóng góp vào những thứ lớn hơn chính
chúng ta. Điều này có thể sẽ kéo theo những trải nghiệm và cảm xúc khó chịu ở một
thời điểm nhất định nhưng về lâu dài thì sẽ dẫn đến những cảm nhận hạnh phúc sâu
sắc và mãn nguyện hơn.
Từ hai hướng nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu tâm lý học đã phát triển thành
nhiều lý thuyết cảm nhận hạnh phúc khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng khách
thể nhưng chủ yếu là các nhóm thanh thiếu niên, người trưởng thành và người già.
Mỗi nhóm độ tuổi có cảm nhận hạnh phúc khác nhau và chịu tác động của nhiều yếu
tố ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập tổng quan

6


các hướng nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên ở trong và ngoài
nước.
1.1.1. Các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trong mơi trường gia đình và
học đường
Những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở những mơi trường gia đình và nhà
trường cũng được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Bởi hai môi trường này tập trung
phần lớn các mối quan hệ liên cá nhân quan trọng của học sinh, ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển tâm sinh lý của thanh thiếu niên nói chung và học sinh trung học
phổ thơng nói riêng.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thu Hương, Ngơ Thanh Huệ (2018) về sự
hạnh phúc ở trường học của học sinh Việt Nam. Nhóm tác giả đã nghiên cứu trên 535
khách thể là học sinh THCS và THPT bằng bộ công cụ SWB được xây dựng trên nền

tảng thang đo BE – scol dành cho học sinh từ 8 đến 18 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy học sinh có mức độ cảm nhận hạnh phúc về trường học ở mức độ trung bình.
Học sinh hài lịng nhất với những hoạt động ngoại khóa và các mối quan hệ bạn bè.
Học sinh thấy ít hài lịng hơn với vấn đề an toàn học đường, sự lo lắng về học tập.
Một nghiên cứu khác về cảm nhận hạnh phúc trong môi trường học đường được
tiến hành vào năm 2017 của tác giả Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thùy Anh.
Nghiên cứu được tiến hành trên 402 học sinh THPT tại Hải Phòng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô và kết quả học tập có ảnh hưởng
tích cực đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Áp lực học tập có ảnh hưởng tiêu cực.
Trong các yếu tố trên, sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè có ý nghĩa dự đốn cao nhất và
kết quả học tập có khả năng dự đốn thấp nhất về cảm nhận hạnh phúc ở trường học.
Bên cạnh đó, biến kết quả học tập khơng có tác động một cách độc lập đến cảm nhận
hạnh phúc mà cần thông qua các biến khác.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng và Nguyễn Ngọc Thúy (2018) thực hiện nghiên
cứu so sánh cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên là con một và thanh thiếu niên
có anh/chị/em. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết của cảm nhận hạnh phúc tâm lý. Kết
quả chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc nói chung giữa thanh
thiếu niên là con một và thanh thiếu niên có anh/chị/em. Thanh thiếu niên là con một
7


có điểm cao nhất ở yếu tố phát triển cá nhân và thấp nhất ở yếu tố tự chủ. Nữ giới con
một có điểm số cao hơn nam giới con một ở yếu tố các mối quan hệ tích cực với
người khác và mục tiêu cuộc sống. Bên cạnh đó, nữ giới con một có mức độ cảm
nhận hạnh phúc chung cao hơn nữ giới có anh chị em.
Tác giả Đào Lan Hương và Nguyễn Thị Minh Hằng (2020) với đề tài Cảm nhận
hạnh phúc của thanh thiếu niên trong mối quan hệ với gia đình. Nghiên cứu được
tiến hành trên 664 khách thể là thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi trên địa bàn Hà Nội
và Bắc Ninh. Tác giả xem xét phân tích cảm nhận hạnh phúc là tổng hòa của ba mặt
là hài lòng cuộc sống nói chung, cảm nhận hạnh phúc tâm lý và cảm nhận hạnh phúc

phụ thuộc. Trong ba mặt của cảm nhận hạnh phúc đó, thanh thiếu niên đánh giá mức
độ cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình, trong đó, cảm nhận hạnh phúc tâm lý được
thanh thiếu niên đánh giá cao nhất, tiếp đến là cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc và cuối
cùng là sự hài lòng với cuộc sống. Ba mặt này có mối tương quan chặt chẽ với nhau
và tương quan với cảm nhận hạnh phúc nói chung. Khi xem xét các yếu tố nhân khẩu,
kết quả chỉ ra yếu tố giới tính và nghề nghiệp của cha mẹ khơng có sự khác biệt có ý
nghĩa với cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Các yếu tố khác như địa bàn sinh
sống, học tập, độ tuổi, lớp, điều kiện kinh tế, kiểu gia đình, xung đột gia đình và các
vấn đề sức khỏe khác đều có sự khác biệt trong đánh giá về cảm nhận hạnh phúc. Cụ
thể thanh thiếu niên sống trong ở thành phố, có điều kiện kinh tế khá giả, gia đình hạt
nhân, độ tuổi nhỏ, ít xung đột gia đình, ít bệnh tật có cảm nhận hạnh phúc cao hơn so
với thanh thiếu niên sống vùng nơng thơn, gia đình khó khăn, nhiều xung đột và hồn
cảnh gia đình đặc biệt. Đặc biệt thanh thiếu niên là con út có cảm nhận hạnh phúc
phụ thuộc cao hơn con thứ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố gia
đình như hành vi làm cha mẹ, chất lượng cuộc sống cảm xúc, chất lượng cuộc sống
vật chất, gắn kết gia đình, quyền tham gia và cảm nhận tích cực về mối quan hệ của
cha mẹ đều có tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Các
yếu tố kiểm soát tâm lý của cha và mẹ, cảm nhận tiêu cực về mối quan hệ của cha mẹ
có tương quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc.
Vanessa Leme và các cộng sự (2015) đã có bài nghiên cứu kỹ năng xã hội, hỗ
trợ xã hội và cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên có cấu hình gia đình khác
8


nhau nhằm đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc gia đình, kỹ năng xã hội và đánh giá hỗ
trợ xã hội như những yếu tố tiềm năng để dự báo về hạnh phúc tâm lý của thanh thiếu
niên. Bài nghiên cứu đã có sự tham gia của 454 thanh thiếu niên học năm nhất và
năm hai của các trường trung học, có độ tuổi từ 13 đến 17 từ nhiều loại gia đình khác
nhau như gia đình hạt nhân, ly thân, tái hôn. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng
thang đánh giá kỹ năng xã hội, thang đánh giá hỗ trợ xã hội và thang đo cảm nhận

hạnh phúc tâm lý. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc của gia đình khơng dự đốn được chỉ
số cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Các giá trị hệ số hồi quy cho thấy các
kỹ năng xã hội như sự đồng cảm, tự chủ,… và cách tiếp cận tình cảm và sự hỗ trợ từ
xã hội cao hơn từ bạn bè, thầy cơ và gia đình góp phần làm tăng mức độ của cảm
nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của các em vì sự tương tác trong bối cảnh gia đình cho phép tiếp
nhận và phát triển các kỹ năng xã hội nhất định. Bên cạnh đó các mối quan hệ xã hội
giúp thanh thiếu niên cân bằng cảm xúc, học cách thích nghi và giải quyết các xung
đột. Và cảm nhận hạnh phúc có thể được dự đoán bởi sự kết hợp các biến khoảng
38% phương sai của cấu trúc này.
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa phong cách làm cha mẹ, chất lượng
tình bạn với lịng tự trọng, sự hài lịng với cuộc sống và sự hạnh phúc của thanh thiếu
niên của Zora Raboteg và cộng sự vào năm 2014 nhằm kiểm tra sự tác động của
phong cách làm cha mẹ và chất lượng tình bạn với một vài chỉ số của cảm nhận hạnh
phúc của thanh thiếu niên. Tác giả đã nghiên cứu trên 401 học sinh trung học và kết
quả cho thấy phong cách nuôi dạy con cái được đánh giá trên cả cha và mẹ cũng như
chất lượng tình bạn có ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận hạnh phúc. Những thanh
thiếu niên có mẹ ni dạy theo phong cách tự do sẽ có lịng tự trọng và cảm nhận
hạnh phúc cao hơn so với trẻ có bà mẹ độc đoán. Một kết quả thú vị khác là những
thanh thiếu niên coi mẹ mình là người độc đốn thì cảm nhận hạnh phúc cao hơn
những trẻ có mẹ độc đốn. Những thanh thiếu niên cho rằng bố mình là người độc
đốn sẽ có tất cả các chỉ số cao hơn những trẻ có bố là người độc đốn. Bên cạnh đó,
những trẻ có chất lượng tình bạn tốt sẽ có lịng tự trọng cao và cảm nhận hạnh phúc

9


cao hơn. Từ những kết quả trên, có thể thấy vai trò to lớn của cha mẹ và bạn bè trong
q trình phát triển tích cực của thanh thiếu niên.
Đối với những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc liên quan tới các yếu tố

trường học thì phải kể đến nghiên cứu của Tian và cộng sự (2016). Nghiên cứu xem
xét mối liên hệ giữa lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc chủ quan trong trường học
bao gồm sự hài lòng trong trường học và ảnh hưởng của trường học tới thanh thiếu
niên. Những phân tích đa chiều cho thấy sự hài lòng về nhu cầu được kết nối trong
trường học là các biến số trung gian giữa lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc. Những
phân tích đa chiều cho thấy sự hài lòng về nhu cầu kết nối và năng lực là biến trung
gian giữa lòng biết ơn và cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Sự hài lòng về nhu cầu tự
chủ là biến trung gian giữa sự hài lòng về nhu cầu kết nối, năng lực và cảm nhận hạnh
phúc.
Tác giả Chin – Chun Yi và các cộng sự (2009) nghiên cứu về cảm nhận hạnh
phúc của giai đoạn đầu đến cuối tuổi vị thành niên trong bối cảnh trường học so với
gia đình. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trên 2696 khách thể từ 12 đến 19 tuổi
tại Đài Loan. Nghiên cứu sử dụng các triệu chứng trầm cảm cá nhân làm biến phụ
thuộc. Biến độc lập là sự gắn kết gia đình, chiến lược giáo dục gia đình cùng như các
hiệu ứng trong lớp học. Nhóm tác giả đã chỉ ra, các yếu tố gia đình và trường học tạo
ra các tác động khác nhau theo thời gian. Bối cảnh gia đình có tác động nhiều nhất ở
giai đoạn đầu tuổi vị thành niên nhưng giảm dần trong những giai đoạn sau đó. Bên
cạnh đó, sự gắn kết trong lớp học cũng như nhận thức của thanh thiếu niên về sự
không công bằng của giáo viên ảnh hưởng đến mức độ trầm cảm. Khi thanh thiếu
niên đã quen với môi trường học đường thì bối cảnh trường học có xu hướng ảnh
hưởng rõ nét hơn. Phân tích sâu hơn về so sánh giới chỉ ra tác động của nhà trường
và gia đình lên nữ giới rõ ràng hơn. Như vậy, có thể thấy, gia đình và nhà trường có
những tác động khác nhau trong quá trình tăng trưởng của các triệu chứng trầm cảm
trong đó nhà trường có tác động rõ nét hơn trong q trình phát triển của thanh thiếu
niên. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy thành tích học tập và giáo dục của người
cha có ảnh hưởng đến sự phát triển cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên.
1.1.2. Các nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc.
10



Bên cạnh nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc trong môi trường gia đình và học
đường, những năm gần đây các nhà nghiên cứu có xu hướng tìm hiểu về mối liên hệ
giữa cảm nhận hạnh phúc và một số yếu tố khác như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần, các mối quan hệ, đặc điểm nhân cách hay định hướng giá trị bản thân,….
Trong nghiên cứu của Kaya và cộng sự (2014) về mối liên hệ giữa thái độ của
học sinh trung học đối với tương lai và cảm nhận hạnh phúc trên 696 học sinh cuối cấp
sống trên địa bàn thành phố Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ, độ tuổi trung bình là 17,92 ± 0,66,
học sinh nữ chiếm 61,8%, 50,4 % là học sinh từ trường phổ thông bình thường, 20,2%
theo học các trường tơn giáo. Nghiên cứu cho thấy rằng hai biến số này có tương quan
tỉ lệ thuận với nhau, điều đó có nghĩa là những học sinh nhìn nhận tích cực và lên kế
hoạch cho tương lai thì ít gặp những lo lắng về những gì xảy ra ở phía trước và có chỉ
số cảm nhận hạnh phúc cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra, những sinh viên được sự
chấp thuận và ủng hộ từ phía ra đình sẽ có cái nhìn tích cực hơn, chỉ số lo lắng thấp
hơn và cảm nhận hạnh phúc cao hơn. Và ngược lại, số học sinh có mức độ cảm nhận
hạnh phúc ở mức cao sẽ có mối quan hệ tốt hơn với những người thân thiết.
Một nghiên cứu khác quan tâm đến mối liên hệ giữa ý nghĩa cuộc sống và cảm
nhận hạnh phúc tâm lý của nam sinh và nữ sinh ở độ tuổi tiền vị thành niên và vị
thành niên của Rathi và cộng sự (2007). Tác giả nghiên cứu trên 104 học sinh ngẫu
nhiên từ các trường học. Kết quả nghiên cứu cho thấy những học sinh nào nhận thấy
cuộc sống của mình có ý nghĩa thì mức độ cảm nhận hạnh phúc tâm lý cũng cao hơn
so với những học sinh khác.
Trong một nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa sự tự ái
và hạnh phúc của thanh thiếu niên Malaysia: Vai trò trung gian và động lực nhằm
xem xét mối quan hệ giữa động lực, lòng tự trọng và cảm nhận hạnh phúc trên 480
học sinh trung học. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thang đo cảm nhận
hạnh phúc chủ quan của Diener, thang đo động lực rút gọn và thang đo lòng tự trọng
của Rosenberg. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả lịng tự trọng và động lực đều có mối
quan hệ tương quan thuận với cảm nhận hạnh phúc. Điều này chỉ ra rằng những cá
nhân có lịng tự trọng và động lực cao hơn thì dẫn đến mức độ hạnh phúc cao hơn.
Kết quả cũng cho thấy chỉ số lòng tự trọng đóng vai trị dự đốn kết quả cảm nhận

11


hạnh phúc và sự hiện diện của động lực giúp tăng cường cảm nhận hạnh phúc của
thanh thiếu niên. Điều này cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn cho cha mẹ và các nhà
giáo dục để nuôi dưỡng một thế hệ thanh thiếu niên hạnh phúc hơn tại Malaysia
(Chin-Choo Ya, 2021).
Một nghiên cứu đến từ Đài Loan của tác giả Ke-Mei-Chen năm 2020 với chủ
đề nghèo đói, thiếu thốn và cảm nhận hạnh phúc chủ quan của trẻ em và thanh niên:
Phân tích đường cong tăng trưởng ở Đài Loan. Bài nghiên cứu nhằm xem xét quỹ
đạo tăng trưởng cảm nhận hạnh phúc chủ quan ở những gia đình trẻ em và thanh niên
có thu nhập thấp bao gồm sự hài lòng về cuộc sống và trường học, tác động của sự
nghèo đói, thiếu thốn đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, có sự khác biệt về mức độ cảm nhận hạnh phúc theo thời gian, đặc biệt có sự
suy giảm theo độ tuổi nhưng có các mơ hình quỹ đạo tăng trưởng khác nhau. Bên
cạnh đó, các khía cạnh của sự nghèo đói có tác động tiêu cực đến cảm nhận hạnh
phúc. Mức độ đánh giá sự hài lòng với cuộc sống và nhà trường càng thấp khi mức
độ thiếu thốn càng tăng.
Nghiên cứu về mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các hoạt động thể
chất cũng được quan tâm tới trong nghiên cứu của nhóm tác giả Yasmin Khan và
cộng sự (2015). Xem xét về cảm nhận hạnh phúc tâm lý của thanh thiếu niên, mối
tương quan chung của nó với hoạt động thể chất, và các yếu tố nhân khẩu xã hội.
Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên nhóm khách thể ngẫu nhiên với
345 học sinh từ 12 đến 18 tuổi. Tác giả đã sử dụng thang đánh giá cảm nhận hạnh
phúc tâm lý (PWB) và bảng hỏi hoạt động thể chất của thanh thiếu niên (PAQ-A).
Các biến nhân khẩu: tuổi, giới tính, thu nhập và học vấn cha mẹ. Phân tích hồi quy
hai biến và đa biến để kiểm tra mối liên hệ giữa cảm nhận hạnh phúc, hoạt động thể
chất và các biến khác. Kết quả cho thấy, sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi thanh
thiếu niên là hết sức phức tạp. Khơng có sự khác biệt về giới và phần lớn thanh thiếu
niên đánh giá mức độ cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình (43,4%) và 23, 2% đánh

giá cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp. Những trẻ có mức độ cảm nhận hạnh phúc thấp
có nguy cơ bị trầm cảm nhưng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa mức độ cảm
xúc thấp, trung bình, cao với hoạt động thể chất. Khi phân tích đa biến, tác giả thấy
12


cảm nhận hạnh phúc trung bình ở nữ giới được điều chỉnh theo các biến số khác có ý
nghĩa hơn so với nam giới (Yasmin Khan và cộng sự, 2015).
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu trên đều dựa vào nền tảng hai hướng tiếp
cận Hedomic và Eudaimonic. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chủ yếu được tiến
hành ở các nước phương Tây đề cao văn hóa cá nhân. Ở những quốc gia Châu Á, đặc
biệt là các nước Đơng Á đề cao văn hóa cộng đồng thì cần có những sự lưu ý nhất
định. Điển hình cho thấy sự khác biệt này cần nói đến nghiên cứu của Kitayama, Ryff
và các cộng sự (2010) trên hai nhóm khách thể là người trưởng thành ở Mỹ và Nhật
bản. Kết quả chỉ ra sự kiểm soát cá nhân là yếu tố mạnh nhất dự báo cảm nhận hạnh
phúc của người Mỹ và nhìn chung họ hướng tới sự độc lập. Trong khi đó người Nhật
khơng có sự căng thẳng trong các mối quan hệ và nói chung là hướng tới sự phụ thuộc
lẫn nhau. Điều đó cho thấy cảm nhận hạnh phúc cũng được thể hiện thông qua các
đặc trưng văn hóa mà cá nhân đó thuộc về.
1.1.3. Các nghiên cứu nhằm thích ứng, phát triển các thang đo về cảm nhận
hạnh phúc.
Trong những năm gần đây, chủ đề về cảm nhận hạnh phúc được các nhà nghiên
cứu trong nước quan tâm rất nhiều. Nhiều khía cạnh của chủ đề này được khai thác
đặc biệt phải kể đến hướng thích nghi các thang đo cảm nhận hạnh phúc tại Việt Nam
hay các nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc trong trường học,… Tuy nhiên, những
nghiên cứu tập chung nhiều vào cảm nhận hạnh phúc ở người trưởng thành hơn những
lứa tuổi khác.
Các nghiên cứu nhằm thích ứng các thang đo cảm nhận hạnh phúc trong môi
trường Việt Nam phải kể đến một số nghiên cứu của tác giả Trương Thị Khánh Hà
(2015). Tác giả đã thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho trẻ vị thành niên,

thực hiện trên 861 khách thể là trẻ vị thành niên từ 15 đến 18 tuổi tại các tỉnh Hà Nội,
Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo phổ sức khỏe tinh
thần rút gọn trên cơ sở thang đo sự cân bằng cảm xúc của Bradburn (1969), thang
cảm nhận hạnh phúc tâm lý của Ryff (1995), thang cảm nhận hạnh phúc xã hội của
Keyes (1998). Kết quả cho thấy thang đo cảm nhận hạnh phúc bằng tiếng việt với cấu
trúc gồm 3 phần: cảm xúc, tâm lý, xã hội có độ tin cậy cao và có thể sử dụng tại Việt
13


Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra, cảm nhận hạnh phúc xã hội có mức điểm thấp nhất.
Trong ba tỉnh thành được nghiên cứu thì mức độ cảm nhận hạnh phúc lần lượt từ cao
xuống thấp là Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội.
Ngoài ra, Calderon J.R và các cộng sự (2019) đã tiến hành thích ứng thang đo
cảm nhận hạnh phúc tâm lý của Ryff (1995) bản đầy đủ với 54 hạng mục. Nghiên
cứu được tiến hành trên 253 sinh viên của các trường đại học của Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho ra một thang đo có tính hợp lệ và độ tin cậy phân biệt với phiên bản
ngắn hơn gồm 28 mục bằng tiếng việt.
Trong quá trình nghiên cứu về các đề tài cảm nhận hạnh phúc trên các sách,
báo, tạp chí nước ngồi, chúng tơi tập trung tìm hiểu các nghiên cứu đi theo hai hướng
tiếp cận. Một là Cảm nhận hạnh phúc chủ quan (Bradburn, 1969; Diener và cộng sự,
1984) cho rằng cảm nhận hạnh phúc cá nhân có 3 thành phần là cảm xúc tích cực,
cảm xúc tiêu cực và sự hài lịng trong cuộc sống. Hướng thứ hai Cảm nhận hạnh phúc
tâm lý (Ryff, 1989; Clarke và cộng sự 2011; Keyes, 1998). Quan điểm này đã kế thừa
quan điểm của tâm lý học phát triển, tâm lý học lâm sàng và xây dựng mơ hình 6
thành tố của cảm nhận hạnh phúc bao gồm: Chấp nhận bản thân, mối quan hệ tích
cực với người khác, sự tự quyết, làm chủ môi trường, mục đích sống và phát triển cá
nhân.
Các nghiên cứu này còn cho ra đời các thang đo về cảm nhận hạnh phúc như
thang đo hài lòng về cuộc sống của Diener và cộng sự (1985), thang đo cảm nhận
hạnh phúc tâm lý của Ryff (1989), thang đo phổ sức khỏe tinh thần của Keyes (2002).

Trong những năm trở lại đây, nhiều tác giả đã tiến hành bổ xung và thích ứng các
thang đo này để phù hợp với đặc điểm của từng vị trí địa lý và lứa tuổi cụ thể như tác
giả Suzanna J. Opree và cộng sự (2018) thích ứng thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm
lý của Ryff để phù hợp với trẻ em (8 đến 12 tuổi). Từ nghiên cứu của mình, tác giả
đã cho ra đời thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm lý cho trẻ em (PWB – c) với ba phiên
bản 24, 12 và 6 mục. Dựa trên những phân tích thống kê cho thấy cả ba phiên bản
đều đáp ứng tính nhất quán nội bộ, độ tin cậy và tính hợp lệ về cấu trúc. Tuy nhiên,
tác giả khuyến khích các nhà nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng phiên bản 24 hoặc 12
mục để đảm bảo các tiêu chí nói trên.
14


×