Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân biệt ba hình thức ảnh hưởng xã hội bao gồm a dua, tuân thủ và phục tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.98 KB, 3 trang )

Câu hỏi: Phân biệt ba hình thức ảnh hưởng xã hội bao gồm a dua, tuân thủ và phục tùng.
Trả lời:
A dua, tuân thủ và phục tùng đều là hình thức của q trình ảnh hưởng xã hội có thể ảnh
hưởng đến cách hành vi của một cá nhân trong bối cảnh xã hội, từ tuân theo các quy tắc xã
hội bất thành văn đến thực hiện các hành vi trái đạo đức chỉ vì cá nhân được lệnh phải làm
như vậy bởi người có chức vụ quyền hạn. Cụ thể:


A dua là hành vi được tạo ra do áp lực từ người khác, là sự nhân nhượng của các cá
nhân trước áp lực thực tế hoặc áp lực tưởng tượng của nhóm thể hiện qua việc cá nhân
thay đổi ứng xử và tâm lý của mình cho phù hợp với đa số (Cialdini & Golastein,
2004). A dua được xem là cơ chế xã hội đặc trưng của con người, là khi cá nhân thay
đổi tâm lý, hành vi của mình như là kết quả của áp lực từ người khác. Nguyên nhân
của a dua là con người nói chung muốn có sự thiện cảm, sự đồng tình của người khác,
muốn hành động đúng. Trong a dua khơng có những ảnh hưởng của yếu tố tâm lý bên
trong là thái độ. Cá nhân thường a dua với người khác ngay cả khi khơng nhận ra
mình đang làm như vậy. Có nghiên cứu cho rằng, con người có thể a dua theo nhóm
trong khi vẫn bảo lưu ý kiến cá nhân hoặc khi có sự ủng hộ của xã hội đối cới cá nhân
sẽ làm giảm bớt xu hướng không a dua. Biểu hiện a dua được cá nhà nghiên cứu coi là
những phương thức phản ảnh thực tế, nhờ đó mà các cá nhân thích nghi được với mơi



trường trong xã hội, học cách chung sống, hợp tác với mọi người xung quanh.
Tuân thủ là sự thay đổi hành vi do yêu cẩu của người khác hoặc của nhóm, diễn ra khi
cá nhận đáp lại một yêu cầu hay đề nghị cụ thể từ người khác. Tuân thủ thường liên
quan đến quan hệ quyền lực không cân bằng. Bản chất của tuân thủ là sự đáp lại quyền
lực. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, quyền lực bao gồm cả tính cưỡng bức và khen
thưởng. Cưỡng bức có phạm vi từ việc dùng sức mạnh để áp đảo cho đến thể hiện dấu
hiệu không đồng ý đi kèm theo hành động trừng phạt trong tương lai. Tuân thủ thường
xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ, khi một học sinh thực hiện một yêu


cầu của giáo viên như làm một bài tiểu luận thì học sinh này đang tuân thủ một yêu
cầu. Luật bất thành văn của nhóm và các thành viên là phải tuân thủ các quy tắc để
được coi là một phần của nhóm, đây được coi là đặc điểm quan trọng nhất của việc



tuân thủ.
Phục tùng là sự thay đổi hành vi do sự ra lệnh của người khác hoặc nhóm, làm theo
mệnh lệnh của người khác. Theo Fischer, phục tùng là sự thay đổi ứng xử, qua đó cá
nhân đáp lại mệnh lệnh của một uy quyền hợp pháp. Phục tùng là một hình thức ảnh
hưởng xã hội khi cá nhân buộc phải chịu nhượng bộ trước các yêu cầu, mệnh lệnh,


điều khiển mang tính quyền lực, phải thực hiện theo một cách thức nhất định. Hay
được định nghĩa đơn giản là hành động theo quy tắc hoặc mệnh lệnh (Vaughan &
Hogg, 2011). Sự phục tùng bắt đầu từ khi còn rất nhỏ, ví dụ, cá nhân có xu hướng tn
theo mệnh lệnh hoặc chỉ thị của cha mẹ hoặc giáo viên trong trường và khi cá nhân
bước vào xã hội để làm việc, anh ta có xu hướng vâng lời cấp trên của mình.
Ta có thể nhận thấy a dua, tuân thủ và phục tùng đều có một số đặc điểm chung nhất định. Cả
a dua và tuân thủ và phục tùng đều chịu sự tác động về mặt thông tin của xã hội, nhắm mục
tiêu vào mong muốn của cá nhân để phù hợp với hành động và kỳ vọng của xã hội. Ví dụ như
phục tùng có thể giảm nhiều khi cá nhân thực hiện những mệnh lệnh mang tính phá hoại được
nhắc nhở, nhận ra được tội lỗi mà mình phải gánh chịu.
Bên cạnh điểm tương đồng kể trên, ba hình thức ảnh hưởng xã hội này có sự khác nhau cơ
bản như sau:
Trong tuân thủ và phục tùng, có sự khác biệt về địa vị giữa người đưa ra chỉ thị, yêu cầu và
người tuân theo các chỉ thị, yêu cầu đó. Trong khi đó, a dua là nỗi sợ của cá nhân về sự không
được tán đồng hoặc khác biệt nhóm. Cá nhân thường a dua với người khác ngay cả khi khơng
nhận ra mình đang làm như vậy. A dua còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa của cá nhân theo
chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, tuy nhiên tuân thủ và phục tùng thì rất ít bị ảnh

hưởng bởi yếu tố này. Như vậy, có thể nói a dua thường được nội tâm hóa bởi đối tượng trong
khi tuân thủ và phục tùng có thể xảy ra ngay cả khi có sự bất đồng về nhận thức. Chẳng hạn
như khi khơng có một u cầu hay mệnh lệnh nào, khi là một phần của đám đông các cổ động
viên đàn theo dõi một trận bóng đá, cá nhân vẫn bật dây và vỗ tay hưởng ứng một bàn thắng
mới được ghi. Trong khi, với cùng là một hoạt động vỗ tay, các em học sinh sẽ chỉ thực hiện
nó khi giáo viên yêu cầu: Các em hãy vỗ tay ngay sau khi cô giới thiệu đến tên ban đại diện
công ty A đến thăm trường; bởi lẽ với những bạn học sinh không thực hiện đúng cô giáo sẽ
cho là không chú ý và bị phạt. Mặc dù cả a dua, tuân thủ và phục tùng đều là kết quả của
những kỳ vọng xã hội, nỗi sợ xung đột hoặc trừng phạt nhưng nguyên nhân chính yếu của a
dua là quan điểm nhận thức và hành vi của số đông sẽ có khả năng chính xác hơn và có lợi
hơn cho sự tồn tại của mỗi cá nhận hay một bộ phận thiểu số.
Phục tùng là thay đổi hành vi vì một người nắm quyền nào đó bắt bạn làm như vậy. Đối với
tuân thủ, một người tuân theo một quy tắc nào đó, khơng phải vì cá nhân đó muốn mà vì cá
nhân có ít lựa chọn để làm khác. Ví dụ như một cơng nhân được u cầu làm việc thêm ngồi
giờ, người đó sẽ hồn thành cơng việc và tuân theo yêu cầu của cấp trên của mình. Tuy nhiên,
hành động tn theo này khơng phải là mong muốn thực sự của cá nhân, mà nếu không tuân


theo thì sẽ ảnh hưởng đến cơng việc của anh ta. Còn với phục tùng, “nhiều người sẵn sàng
chấp nhận chịu ảnh hưởng từ một nhân vật cầm quyền, thậm chí cả khi nó gây ra những tổn
hại tiềm ẩn cho người khác. Một ứng dụng thú vị của nội dung này là mối quan hệ bác sĩ – y
tá. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng y tá sẽ làm theo mệnh lệnh của bác sĩ ngay cả khi khả năng
cao là hành động đó sẽ có thể gây hại đến bệnh nhân” (Breckler, Olson, & Wiggins, 2006).
Tóm lại, ba hình thức ảnh hưởng xã hội đều là tương quan giữa cá nhân và xã hội liên quan
đến mặt thông tin. A dua là đổi hành vi của bản thân để hịa nhập với cả nhóm. Tn thủ là
thay đổi hành vi của bản thân do yêu cầu của người khác. Phục tùng có liên quan đến thực
hiện một hành động dưới sự ra lệnh của một nhân vật nắm quyền.




×