Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Từ góc độ luật học so sánh, hãy chứng minh pháp luật hoa kỳ là sự tiếp thu có chọn lọc từ pháp luật anh phân tích luật học so sánh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 12 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT HỌC SO SÁNH

Câu 1. (5 điểm)
Từ góc độ Luật học so sánh, hãy chứng minh pháp luật Hoa Kỳ là sự tiếp thu có
chọn lọc từ pháp luật Anh.
Câu 2. (5 điểm)
Hãy phân tích những dấu ấn quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của
Luật học so sánh ở Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2022


BÀI LÀM
Câu 1: Từ góc độ Luật học so sánh, hãy chứng minh pháp luật Hoa Kỳ là
sự tiếp thu có chọn lọc từ pháp luật Anh.
Như chúng ta đã biết, hệ thống pháp luật Common law (Thông luật) là
một trong hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới cùng với Civil law (Dân
luật). Khi đề cập tới Thông luật, chúng ta đều biết hai quốc gia trụ cột, hình mẫu
của hệ thống pháp luật này Anh và Hoa Kỳ. Lịch sử khách quan cho thấy, Hoa
Kỳ từng là thuộc địa của Vương quốc Anh, việc sao chép y khuôn hệ thống pháp
luật của Anh sẽ là điều khơng có gì đáng nói nhưng lại có một thực tế rằng pháp
luật Hoa Kỳ tồn tại, phát triển đến ngày nay phần nhiều là do sự tiếp thu có chọn
lọc những tinh hoa của pháp luật Anh. Tức là không phải sự sao chép, cũng từ
quan điểm này mà có thể khẳng định rằng hệ thống pháp luật Common law ra
đời ở Anh nhưng lại phát triển ở Hoa Kỳ.
Là hai quốc gia trụ cột của hệ thống Thông luật, cả Anh và Hoa Kỳ đều có
những điểm tương đồng đáng chú ý, đây cũng như là những đặc điểm cơ bản


làm nên hệ thống Thông luật và dùng để phân biệt với những đặc điểm vốn có
của hệ thống Dân luật.
- Cùng thuộc dòng họ Common law.
- Trong hệ thống nguồn luật đều thừa nhận vai trò của Án lệ, luật thành văn, và
các tác phẩm của các luật gia có uy tín.
- Án lệ tại hai quốc gia này được xem là nguồ luật chủ đạo, trên thực tế chiếm
ưu thế hơn so với luật thành văn. Án lệ được thể hiện chung bằng nguyên tắc
tuân thủ các phán quyết trước đó, có sự ràng buộc giữa các phán quyết của các
tòa án với nhau. Những án lệ được ghi chép, xuất bản. Nguyên tắc này được gọi
là “Stare decisis”.
- Hai quốc gia này cũng thừa nhận các tác phẩm của các luật gia, chuyên gia
pháp lí là một nguồn của luật.
- Qua quá trình hội nhập, phát triển thì luật thành văn cũng được thừa nhận và
phổ biến.
1


Cho tới thời điểm hiện tại, mặc dù Hoa Kỳ vẫn còn giữ những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Anh, nhưng bản chất Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa,
đa chủng tộc, đa tơn giáo như vậy cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của
xã hội nên Hoa Kỳ đang xây dựng và phát triển một hệ thống pháp luật khơng
hồn tồn giống với của Anh. Hay nói một cách khác, Hoa Kỳ đã và đang tiếp
thu có chọn lọc những giá trị cơ bản của hệ thống pháp luật Anh. Đặc biệt là
trong việc thừa nhận và cách áp dụng nguồn luật như thế nào là một luận điểm
đáng chú ý nhất, trong đó:
- Thứ nhất, về Án lệ. Đây là được xem là nguồn luật chính, chủ đạo, xuyên suốt
của hệ thống Common law nói chung và của Hoa Kỳ nói riêng. Trong những
thập niên đầu sau khi độc lập khỏi Anh, pháp luật Hoa Kỳ nhìn chung tương đối
giống với của Anh khi vẫn vừa áp dụng án lệ vừa áp dụng luật cơng bằng. Nếu ở
Anh, ngày nay họ vẫn duy trì áp dụng hai loại này thì ở Hoa Kỳ đ ương đại đã

khơng cịn phân chia mà thay vào đó 2 loại luật này cùng với, cơ quan xét xử tòa án áp dụng riêng lẽ từng luật cũng đã sáp nhập thành một loại tòa án, một
loại luật, điều này đảm bảo cho nguyên tắc áp dụng triệt để án lệ nhưng vẫn thể
hiện lên sự mềm dẻo, sáng tạo hơn là ở Anh.
Bên cạnh đó, mặc dù đều thuộc hệ thống Common law, nhưng việc áp dụng
nguyên tắc Stare decisis ở Hoa Kỳ gần như khác hoàn toàn với ở Anh, và ở Anh
áp dụng có phần triệt để và khắt khe hơn so với Hoa Kỳ. Để lý giải cho sự khác
nhau này có lẽ phải xét đến gốc độ lịch sự khi mà sự ngờ vực của giới cầm
quyền Hoa Kỳ đối với án lệ, mà án lệ có xuất phát điểm từ Anh, nơi mà người
Mỹ còn thù địch khi mới giai đoạn đầu sau khi độc lập; thái độ của người Mỹ
đối với những án lệ trong quá khứ nay bị tác động bởi sự phát triển nhanh chóng
của một đất nước mới được khai sinh, vì trên thực tế xã hội Mỹ có rất nhiều sắc
tộc, tôn giáo như đã đề cập khiến cho họ khơng chấp nhận sự áp đặt, ràng buộc.
Chính vì thế, án lệ ở Mỹ được thích ứng linh hoạt hơn nhằm điều chỉnh kịp thời
các quan hệ xã hội phát sinh ở nơi đa dạng, phức tạp như Mỹ.
Nói thêm về cách áp dụng mềm dẻo nguyên tắc Stare decisis của Hoa Kỳ.
Nếu ở Anh có sự hà khắc, phải tuân thủ triệt để, tức là các Thẩm phán cấp dưới
2


bắt buộc phải tuân thủ các phán quyết của Thẩm phán cấp trên đã ban hành ra và
thậm chí đối với những tịa án ngang cấp. Thì ở Hoa Kỳ có sự thống nhất hơn
khi chỉ có tịa án cấp dưới mới tuân thủ án lệ của tòa án cấp trên. Thẩm quyền
của các Thẩm phán ở Hoa Kỳ lớn hơn, rộng hơn khi họ có quyền có hoặc khơng
việc ban hành một án lệ khác đi, điều này thể hiện tính tự do vốn có của Hoa Kỳ,
khơng bị buộc chặt vào nguyên tắc Stare decisis, tính độc lập xét xử của tòa án
được đảm bảo hơn. Như thế, có thể thấy Hoa Kỳ linh hoạt ở chỗ án lệ không
phải là bất di bất dịch, tuyệt đối phục tùng như ở Anh, mà ở đây tùy vào từng vụ
án, trường hợp cụ thể mà án lệ được áp dụng hoặc không.
- Thứ hai, về luật thành văn. Như đã nói ở Anh án lệ được xem là quyền lực bậc
nhất, luật thành văn chỉ là miễn cưỡng và khơng được coi trọng. Hoa Kỳ đã có

những thay đổi để phù hợp hơn với bối cảnh của đất nước khi luật thành văn tại
đây cũng quan trọng không kém án lệ. Đặc biệt là bản hiến pháp thành văn năm
1787, đây được xem là đạo luật cơ bản, bất kể đạo luật của bang hay liên bang
đều không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Nếu ở Anh khi nhắc tới luật thành
văn thì cũng chỉ là những án lệ được tổng hợp xuất bản, việc áp dụng cũng dựa
vào án lệ, điều này cho thấy một điều rằng án lệ có vị trí độc tơn chứ khơng như
ở Hoa Kỳ vừa có số lượng rất nhiều vừa tạo ra một hệ thống luật thành văn
thống nhất, áp dụng song song với án lệ. Giúp cho việc áp dụng pháp luật khơng
bị rập khn, bó hẹp vào một nguồn duy nhất như ở Anh.
- Thứ ba, về tư duy pháp lý. Ở Anh quan niệm rằng vua có vị trí tối cao, ngày
nay là Nữ hoàng Elizabeth II, tất cả đều phải phục tùng họ nên không phân chia
luật Công và luật Tư. Bên cạnh đó, án lệ được hình thành thơng qua hoạt động
xét xử của tịa án, việc sử dụng án lệ là nguồn chính cho thấy nước Anh theo chủ
nghĩa kinh nghiệm, các nguồn luật khác chỉ mang tính chất bổ trợ và khơng
được xem trọng. Trong khi đó, Hoa Kỳ kể từ độc lập đã có sự chắt chiu, không
rập khuôn theo quốc gia đã từng đơ hộ mình là Anh. Song song với việc áp dụng
án lệ, Hoa Kỳ vẫn rất tôn trọng luật thành văn, bản Hiến pháp 1787 là một minh
chứng cho việc áp dụng có chọn lọc, linh hoạt pháp luật. Thể hiện trình độ lập
pháp vượt bậc, các đạo luật, bộ luật luôn ổn định theo thời gian.
3


Điều đó cho thấy rằng, tư duy pháp lý của Anh càng mang tính bảo thủ bao
nhiêu thì ở Hoa Kỳ lại là nơi của sự tự do và linh hoạt. Cũng dễ hiểu khi Anh là
một nước có bề dày lịch sử đồ sộ, nên việc giữ gìn bản sắc truyền thống cũng
như những án lệ là việc vô cùng tự hào đối với họ. Ở Hoa Kỳ, sự độc lập khỏi
Anh giúp cho nhiều tầng lớp dân cư đem đến nhiều chủng tộc, tôn giáo hội tụ về
đây để tạo lập một quốc gia mới, nên việc áp dụng tập quán pháp như ở Anh là
điều không thể, án lệ cũng quan trọng nhưng chỉ tiếp thu từ người Anh những ưu
điểm về sự linh hoạt, mềm dẻo của nó chứ khơng tiếp thu cách áp dụng án lệ của

người Anh.
Qua những phân tích trên cho ta thấy một điều rằng, mặc dù là 2 quốc gia
trụ cột của hệ thống Thông luật nhưng bên trong nội tại Hoa Kỳ lại có cách tiếp
thu, áp dụng hệ thống pháp luật của Anh hết sức độc đáo mà không hề sao chép
hay khuôn mẫu. Sự phát triển vược bậc, nhanh chóng đã biến Hoa Kỳ trở thành
cường quốc hàng đầu thế giới, xã hội và kinh tế ở quốc gia này luôn vận động
không ngừng nghĩ, mà hệ thống Common law lại được khai sinh để phục vụ cho
xã hội mang tính bảo thủ, quân chủ đặc trưng như ở Anh. Do đó, Common law ở
Hoa Kỳ là một sự đổi mới có chọn lọc để phù hợp với hoàn cảnh đất nước hơn.
Sự khác biệt về tư tưởng, nguồn luật, thể chế chính trị, văn hóa xã hội đã làm
cho 2 quốc gia điển hình của Common law có những điểm khác biệt. Chính
những sự khác biệt bên trong sự tương đồng ấy càng củng cố cho quan điểm
rằng hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là sự tiếp thu có chọn lọc hệ thống pháp luật từ
Anh.
Câu 2: Hãy phân tích những dấu ấn quan trọng trong lịch sử hình thành,
phát triển của Luật học so sánh ở Việt Nam.
Lịch sử dân tộc Việt Nam vô cùng đồ sộ, phong phú, trãi qua ngàn năm
đô hộ giặc Tàu, trăm năm giặc Pháp và hai mươi năm chống Mỹ. Ông cha ta để
lại vô số di sản quý báu ở nhiều lĩnh vực, trong đó pháp luật cũng là một trong
những lĩnh vực theo suốt, song hành cùng chiều dài lịch sử dân tộc. Là một quốc
gia chịu nhiều vết thương chiến tranh, hiếm có thời gian an bình ngày ấy để độc
lập nghiên cứu và phát triển pháp luật, trị quốc an dân, cùng với tư duy mong
4


muốn được học hỏi, đút kết kinh nghiệm từ các quốc gia, dân tộc lân cận nên
hoạt động so sánh pháp luật cũng được chú trọng ở nhiều giai đoạn, nhiều thời
kỳ khác nhau trong lịch sử. Sau đây xin điểm qua một số giai đoạn đáng chú ý,
góp phần giúp cho Luật so sánh ở Việt Nam từng bước phát triển.
1. Giai đoạn phong kiến.

Đầu tiên có thể kể đến là vào giai đoạn phong kiến ở nước ta, như đã nói
do ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng, văn hóa của người Trung Quốc trong giai
đoạn Bắc thuộc, mơ hình nhà nước phong kiến cũng tương đồng nên các quan
lại triều đình ngày ấy đã tham khảo kinh nghiệm làm luật của các triều đại
phong kiến phía Bắc, ngày ấy có thể nói chưa hình thành được lý luận về so
sánh pháp luật nhưng các vị ấy cũng đã cố gắng chắt lọc những điểm hợp lí
trong pháp luật nước ngoài để xây dựng nên luật nước ta phù hợp với bối cảnh
đất nước, xã hội, văn hóa của nước ta. Những sự tiếp thu ấy không chỉ thiên về
tư tưởng, hình thức mà cịn cả nội dung của luật thuộc các triều đại Trung Quốc
nói chung.
Để cụ thể hơn cho lập luận này có thể dẫn chứng về Quốc triều hình luật,
hay cịn được gọi là Bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê Thánh Tông năm 1483.
Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay khơng cịn. Bản “Quốc triều hình luật”
được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban
hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38). Theo nghiên cứu cho thấy, khi xây dựng
Bộ quốc triều hình luật, các quan lại làm luật của chúng ta đã có sự tiếp nhận
nhiều yếu tố từ pháp luật phía Trung Quốc. Về cấu trúc cơ bản xây dựng các
chương giống thời nhà Đường, về mặt nội dung Bộ luật Hồng Đức có đến 261
điều khoản tương đương hoặc sửa đổi một phần của luật thời nhà Đường, 53
điều khoản tương đương luật nhà Minh và một số điều khoản từ luật nhà Tống.
Mặc dù có sự tương tự đáng kể pháp luật từ các triều đại Trung Quốc nhưng
không thể phủ nhận sự đỉnh cao làm luật của ông cha ta đối với Bộ luật Hồng
Đức, thể hiện trình độ lập pháp cao ở thời điểm bấy giờ, nội dung phong phú,
toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ
phong kiến. Quốc triều hình luật khơng chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với
5


những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà cịn có nhiều ý nghĩa
quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong

kiến Việt Nam sau này.
Một minh chứng thứ hai nữa là Bộ luật Gia Long hay còn gọi là Hoàng
Việt luật lệ, đây là một trong những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và
ban hành trong lịch sử Việt Nam, là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu
nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia
Long cho ban hành năm 1815. Các nhà làm luật do vua Gia Long ra lệnh đã
nghiên cứu những luật lệ của nước ta cũng như tham chiếu pháp luật của nước
ngoài mà cụ thể là Đại Thanh luật lệ của triều Mãn Thanh. Điểm đáng chú ý là
Bộ luật này gần như lấy nguyên mẫu luật triều Mãn Thanh. Trong 398 điều thì
chỉ có 2 điều là rút từ Quốc triều Hình luật thời Hậu Lê, vài chục điều luật khác
biệt chút ít về từ ngữ so với luật của nhà Thanh, các điều luật còn lại đều sao
chép lại nguyên xi tên gọi lẫn nội dung kể cả bình chú của các điều luật trong
Đại Thanh luật lệ. Có thể nói, nếu so với thời điểm bấy giờ thì Hồng Việt luật
lệ được xem là bộ luật hoàn chỉnh và quan trọng. Giống với Bộ luật Hồng Đức,
Hoàng Việt luật lệ đã phản ánh đúng trình độ lập pháp lúc bấy giờ. Bộ Luật Gia
Long là di sản quý giá của dân tộc không chỉ trong lĩnh vực luật pháp mà cịn
trong nhiều lĩnh vực khác.
Qua những lập luận trên có thể thấy, ngay từ giai đoạn phong kiến thì ơng
cha ta đã biết nghiên cứu áp dụng luật pháp nước ngoài, đặc biệt là từ các triều
đại ở Trung Quốc trong quá trình xây dựng pháp luật của mình. Từ hai Bộ luật
nói trên cũng chứng tỏ rằng các quan lại làm luật ngày ấy đã có sự “cấy ghép
pháp luật” từ các triều đại Trung Quốc, nơi mà có nhiều điểm tương đồng với
chúng ta về thể chế chính trị, văn hóa, con người lúc bấy giờ.
2. Giai đoạn hiện đại.
2.1. Miền bắc sau Cách mạng tháng 8 thành công.
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
tun ngơn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, thì các nhà
nghiên cứu đã bắt tay vào việc xây dựng hệ thống pháp luật. Đặc biệt là hiến
6



pháp và các sắc lệnh về tổ chức nhà nước ở Việt Nam chúng ta hầu hết đều tham
khảo, xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật nước ngoài, mà cụ thể ở đây là pháp
luật Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xơ và các nước Đơng Âu. Trong đó, dễ dàng
nhìn thấy nhất là bản Hiến pháp 1959 khi có nhiều quan điểm cho rằng bản này
đi theo mơ hình xơ viết, và thực vậy vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo rằng
khi soạn thảo Hiến pháp này nhất thiết phải tham khảo của nước bạn. Bên cạnh
đó, sự khẳng định Quốc hội là cơ quan lập pháp duy nhất của Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà, sự khẳng định này thể hiện một bước chuyển biến quan
trọng trong chế độ sắc lệnh sang chế độ đạo luật.
Cùng với đó, ở giai đoạn này những lý luận về luật so sánh dường như
cũng chưa được chú trọng và nghiên cứu nhiều. Qua minh chứng lịch sử cho
thấy có lẽ xuất phát từ sự phát triển của khoa học pháp luật so sánh ở Việt Nam,
những tài liệu, thơng tin về pháp luật nước ngồi cũng cịn hạn chế khiến cho
các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tiếp cận. Và nếu có, có lẽ chỉ là các
cơng trình nghiên cứu pháp luật của các quốc gia thuộc hệ thống Xã hội chủ
nghĩa.
2.2. Miền nam từ năm 1954 đến năm 1975.
Ở giai đoạn này, các nhà nghiên cứu luật pháp ở miền nam dễ dàng
nghiên cứu pháp luật nước ngoài hơn nhất là Mỹ và Pháp do yếu tố về lịch sử,
thể chế chính trị v.v. Trong đó, ở lĩnh vực luật Tư, các văn bản luật liên quan về
Dân sự, hơn nhân gia đình, thương mại đều có sự tham khảo Bộ luật dân sự
Pháp, thậm chí là sao chép tồn bộ nội dung đó. Tuy nhiên, đối với luật Cơng
như luật Hiến pháp, luật Hình sự thì các nhà làm luật của chế độ cũ đã có sự
tham khảo của Mỹ và các quốc gia theo Thông luật khác. Minh họa rõ ràng nhất
là thể chế “Tam quyền phân lập” bao gồm Lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống và
Pháp viện tối cao, đặc điểm này đã khẳng định giai đoạn còn tồn tại chế độ cũ
thì các nhà làm luật đã có sự tham khảo rất nhiều từ Hiến pháp của Hoa Kỳ.
Về lý luận của luật so sánh, như đã nói do yếu tố lịch sử đã phần nào giúp
cho hoạt động nghiên cứu luật so sánh ở miền nam có phần ưu thế hơn so với

miền bắc. Trong đó có thể kể một số tác phẩm cùng với những nhà nghiên cứu
7


tiêu biểu như cuốn “Những ứng dụng của luật so sánh” của TS. Ngô Bá Thành,
cùng với các học giả như Vũ Văn Mẫu, Trần Thanh Liêm, họ đều là giảng viên
của ĐH Sài Gịn trước đây cũng có những nghiên cứu liên quan tới luật so sánh.
2.3. Từ năm 1975 đến nay.
Sau khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, hoạt động lập pháp ở
nước ta mới thực sự khởi sắc và sôi động. Bản Hiến pháp 1980 và các đạo luật
về nhà nước đã được xây dựng dựa trên kinh nghiệm lập pháp của các nước Xã
hội chủ nghĩa. Khiến cho giai đoạn này pháp luật Việt Nam được coi là sao chép
lại pháp luật của Liên Xô.
Đến giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay, sự khắc nghiệt của tiến trình
hội nhập quốc tế đã thúc đẩy chúng ta phải hoàn thiện hơn hành lang pháp lý để
thích ứng kịp thời. Nhờ đó mà luật so sánh đã có nhiều bước tiến vượt bậc ở cả
hai phương diện lý luận và nghiên cứ lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Ở phương diện nghiên cứu các nhánh quyền lực, các chuyên gia trong quá
trình soạn thảo văn bản có tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo sâu sắc kinh nghiệm
làm luật ở nước ngoài với phạm vi rộng lớn đặc biệt là ở những quốc gia phát
triển như Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc,v.v. Các quan hệ pháp luật về
nền kinh tế thị trường được chú trọng nhiều hơn, cụ thể hơn. Những lần sửa đổi,
bổ sung là những lần thể hiện sự tìm hiểu, phân tích những quan hệ xã hội mới
và khả năng tiếp nhận quy định của nước ngồi để từ đó dần hoàn thiện với điều
kiện cụ thể ở nước ta.
- Ở phương diện lý luận luật so sánh, các luật gia, các nhà nghiên cứu đã và
đang quan tâm, dành nhiều thời gian hơn cho công tác nghiên cứu lý luận, học
thuật so sánh. Đã có sự đi sâu hơn vào từng quốc gia, từng nền pháp luật cụ thể
hơn là giới thiệu. Các cơng trình về luật so sánh ngày càng đồ sộ hơn, đầu tư
hơn, có thể dễ dàng tìm đọc và nghiên cứu thơng qua internet, thư viện truyền

thống, thư viện điện tử. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của của các lý luận
chuyên sâu về luật so sánh đã phản ánh kịp thời sự quan tâm, coi trọng cũng như
tâm huyết dành cho luật so sánh ở Việt Nam trong những năm gần đây.
8


Khi đã phát triển về lý luận, nhất thiết phải có cơ sở hạ tầng phục vụ cho
việc nghiên cứ được thuận lợi hơn, nâng tầm chuyên môn và vị thế hơn. Sự ra
đời của các tổ chức chuyên về luật so sánh được thành lập bên trong các cơ sở
giáo dục đại học, các Viện nghiên cứu,v.v. Có thể kể đến như: Phòng nghiên
cứu luật so sánh thuộc Viện Nhà nước và pháp luật của Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam, nhiều năm tiếp theo đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về luật so sánh
nên cơ quan nhà nước mà cụ thể là Bộ Tư pháp đã thành lập Trung tâm luật so
sánh và luật quốc tế, và các ban bộ, ngành khác cũng đã thành lập các Vụ các
Ban trực thuộc có nhiệm vụ chun mơn về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mà
mình quản lý giúp cho việc nghiên cứu được cụ thể và kịp thời hơn. Ngoài ra,
các cơ sở giáo dục đại học lớn khác cũng lần lượt thành lập các trung tâm nghiên
cứu riêng cho mình như Đại học Luật Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại
học Cần Thơ, ở đây ngồi chức năng nghiên cứu cịn có nhiệm vụ dạy học,
truyền tải tri thức cho các cấp bậc học khác nhau.
Về cá nhân, Việt Nam chúng ta vinh dự có được thầy PGS.TS. Đỗ Văn
Đại, Trưởng Khoa luật Dân sự, Đại học Luật Tp. HCM trở thành Viện sĩ của
Viện Hàn lâm quốc tế về Luật so sánh ở Pháp. (International Academy of
Comparative Law - IACL), đây là một trong những viện nghiên cứu pháp luật
uy tín bậc nhất trên thế giới. Sự kiện thầy PGS.TS, Đỗ Văn Đại được kết nạp thể
hiện sự vinh dự lớn lao của riêng cá nhân thầy và nền luật học Việt Nam khi
được quốc tế công nhận, vinh danh và trao nhiệm vụ. Điều này càng khẳng định
rằng nền luật học so sánh ở Việt Nam đã và đang tiến bộ vượt bậc, phát triển
ngày càng lớn mạnh.
Điểm qua tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, luật so sánh ở từng

giai đoạn đều có sự phát triển dù có những lúc chưa tồn diện nhưng nhìn chung
khơng có giai đoạn thối trào. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã ngày càng
đòi hỏi Việt Nam phải chủ động đổi mới sáng tạo cả về cách điều hành kinh tế,
chính trị, xã hội, nhưng muốn quản lí tốt phải có sự học hỏi, đút kết kinh nghiệm
từ các quốc gia phát triển khác. Và thế, luật so sánh tất yếu phát triển như một
công cụ hữu hiệu để hội nhập cùng thế giới, mặc dù chưa thể gọi là hoàn hảo vì
9


nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan nhưng nhìn chung cho đến thời điểm hiện
tại sự tiến bộ của luật so sánh Việt Nam là không thể phủ nhận, đóng góp to lớn
vào sự phát triển của nền học thuật Việt Nam nói chung và ngành luật nói riêng.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND.
Các tài liệu trên interner:
2. />3. />4.PGS.TS.Thái Vĩnh Thắng (2007). “Nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật
Anh-Mỹ. Tạp chí Luật học số”. />
11



×