Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

VĂN hóa DOANH NGHIỆP (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.01 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP. 4
1. Một số khái niệm cơ bản.....................................................................................4
1.1. Khái niệm Văn hóa ..........................................................................................4
1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp.....................................................................5
2. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp....................................................................7
2.1. Cấu trúc hữu hình.............................................................................................8
2.2. Cấu trúc vơ hình.............................................................................................10
3. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp.....................................................................12
3.1. Đối với doanh nghiệp.....................................................................................12
3.2. Đối với xã hội.................................................................................................16
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp...........................................16
4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp................................................................16
4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp...............................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 21
1. Khái qt chung về tình hình hoạt động văn hóa doanh nghiệp của các doanh
nghiệp tại Việt Nam..............................................................................................21
2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở các doanh nghiệp tại Việt Nam...............25
2.1. Ưu điểm..........................................................................................................25
2.2. Hạn chế..........................................................................................................26
3. Đánh giá chung về kết quả và tồn tại trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp tại
Việt Nam...............................................................................................................29
3.1. Kết quả đạt được............................................................................................29
3.2. Những tồn tại.................................................................................................30
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.....................................31
1


1. Giải pháp của Nhà nước....................................................................................32


1.2. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp........32
1.3. Cải tiến cơ cấu quản lý nhân sự trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước......32
1.4. Nâng cao nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp..............................................33
1.5. Xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý.........................................................34
2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp.......................................................................35
2.1.Chú trọng xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp......................................35
2.2. Xây dựng mơ hình Văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp .........................................................................36
2.3. Bản thân nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần là một tấm gương về Văn hóa trong
doanh nghiệp.........................................................................................................38
2.4. Nâng cao ý thức về Văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên trong doanh
nghiệp....................................................................................................................38
2.5. Kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp....................................................................................................................39
2.6. Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng Văn hóa doanh nghiệp................40

Đã tròn 14 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, điều này đã mở ra cho Việt Nam cơ
hội lớn trong việc tiếp cận các thị trường mới, song cũng đem lại những thách
thức không nhỏ bởi lúc này mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng
gay gắt. Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mơ vừa và nhỏ, số
doanh nghiệp được gọi là lớn có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó
những doanh nghiệp có tầm cỡ quốc tế thì càng hiếm hoi.

Vậy điều gì có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
2


Việt Nam khi bước ra sân chơi lớn của thế giới? Hơn bao giờ hết các doanh
nghiệp hiểu rằng, muốn phát triển không chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận thể hiện

qua kết quả kinh doanh, mà quan trọng hơn là làm thế nào để các sản phẩm luôn
mang đậm dấu ấn bản sắc của doanh nghiệp, làm thế nào để đội ngũ nhân viên
phát triển một cách toàn diện, để tinh thần và giá trị doanh nghiệp được ghi nhận
và đánh giá cao... Muốn làm được những điều này, nhất thiết các doanh nghiệp
ngay từ bây giờ phải thấu hiểu tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn và có
những biện pháp xây dựng cho mình nền Văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, trên
nền tảng bản sắc Văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hiện nay, Văn hóa doanh nghiệp đang được trao đổi sôi nổi trên các diễn
đàn của các doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như trên các phương tiện thơng
tin đại chúng. Đã có rất nhiều đề tài, luận án nghiên cứu về Văn hóa doanh
nghiệp, nhìn chung đều khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của nó đối với
doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới
vẫn chưa có khái niệm chính thức về Văn hóa doanh nghiệp, tại sao Văn hóa ấy
lại quan trọng và làm thế nào để xây dựng nó vẫn là những vấn đề tranh luận đối
với các học giả cũng như các doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp, một khái niệm tưởng mới mà cũng khơng hồn
tồn mới, là một thách thức đối với bất cứ nhà quản trị doanh nghiệp nào. Trên cơ
sở niềm yêu thích đối với một vấn đề liên quan mật thiết đến ngành học của
mình, đồng thời mong muốn nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng xây dựng
Văn hóa doanh nghiệp trong nước, bản thân đã lựa chọn đề tài tiểu luận: “Xây
dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích cơ bản của đề tài nhằm nghiên cứu một cách tương đối hệ thống
3


về Văn hóa doanh nghiệp để làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề
này, đồng thời nắm bắt thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.

Từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước trong vai trò hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt
Nam.
1. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, tiểu luận được thực hiện dựa
trên phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; quan sát, nhận định và
khái quát bản chất của vấn đề. Dựa trên những thông tin thu thập được, tiểu luận
nghiên cứu, nhận xét và xử lý thơng tin, từ đó đánh giá vấn đề được nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu khái quát về tình hình xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập, thực trạng của việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp hiện nay và các giải pháp nhằm hồn thiện văn hóa doanh nghiệp.
3. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận được chia thành 3
chương, bao gồm:
Chương 1: Một số lý luận chung về Văn hóa Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác xây
dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Khái niệm Văn hóa
Có thể nói những khái niệm như văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử, văn hóa
tâm linh hay văn hóa làng... được nhắc đến khơng ít trong cuộc sống hiện nay.
Nhắc đến nhiều nhưng khơng có nghĩa là người ta hiểu nhiều về Văn hóa, bởi
những khái niệm có phần trừu tượng từ trước đến giờ vẫn luôn là vấn đề tranh

5


luận nóng hổi trong xã hội. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, phải tìm hiểu
về Văn hóa trước thì chúng ta mới có thể hiểu thế nào là Văn hóa doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển đã chứng minh Văn hoá là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt
dân tộc này với dân tộc khác, cá thể này với cá thể khác, nhóm người này với
nhóm người khác... Văn hoá khẳng định sự phát triển, thể hiện sức mạnh của xã
hội và dân tộc mà nó đại diện. Vai trị to lớn của Văn hóa đã được ghi nhận khắp
nơi trên thế giới.
Theo nghĩa gốc của từ, thuật ngữ “Văn hố” xuất phát từ tiếng La Tinh:
“Cultus” có nghĩa là trồng trọt, chăm bón cây cối. Sau đó, từ “Cultus” được mở
rộng nghĩa sang lĩnh vực xã hội, hàm ý vun xới tinh thần, giáo dục đào tạo con
người theo hướng tốt đẹp hơn.
Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, Văn hóa là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và
phát triển. Các giá trị vật chất có thể kể đến như đền chùa, cảnh quan, di tích lịch
sử cũng như các sản phẩm Văn hóa truyền thống, chẳng hạn tranh Đơng Hồ, gốm
Bát Tràng, áo dài tứ thân... Còn giá trị tinh thần được thể hiện ở các phong tục tập
quán, các làn điệu dân ca hay chuẩn mực đạo đức của một dân tộc.. .Văn hóa có
mặt trong tất cả các hoạt động của con người cho dù đó chỉ là những suy tư thầm
kín, những cách giao tiếp ứng xử hay những hoạt động kinh tế, chính trị và xã
hội.
Theo phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, Văn hóa là những hoạt động và giá trị

tinh thần của con người. Trong phạm vi này, Văn hóa khoa học (tốn học, vật lý,
hóa học.) và Văn hóa nghệ thuật (điện ảnh, văn học, âm nhạc.) được coi là hai
phân hệ chính của hệ thống Văn hóa.
Theo phạm vi hẹp hơn nữa, Văn hóa được xem như một ngành - ngành
Văn hóa nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác. Cách hiểu
6


này thường kèm theo cách đối xử sai lệch về Văn hóa: coi Văn hóa là lĩnh vực
hoạt động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của Nhà nước và “ăn
theo” nền kinh tế.
Văn hóa là một vấn đề vừa trừu tượng vừa hữu hình, vừa có tính vững bền
lại khơng ngừng thay đổi. Thống nhất quan niệm về Văn hóa sẽ tạo điều kiện dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận Văn hóa doanh nghiệp. Qua những tìm hiểu ở trên,
có thể rút ra một khái niệm về Văn hóa như sau: “Văn hóa là tồn bộ các giá trị
vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và
phát triển”.
1.2. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Một đất nước sẽ không phát triển và dẫn đến suy vong nếu khơng bảo tồn
được nền văn hóa truyền thống dân tộc. Một gia đình sẽ khơng thể hạnh phúc và
hưng thịnh nếu khơng có gia phong - một lĩnh vực thuộc văn hóa gia đình. Cũng
như vậy, một doanh nghiệp sẽ khơng bảo vệ được sự nghiệp của mình nếu khơng
có một nền văn hóa đặc thù của ngành nghề gọi là Văn hóa doanh nghiệp.
Vậy Văn hóa doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học
giả cũng như các doanh nghiệp. Nhìn chung các quan điểm đều khẳng định Văn
hóa doanh nghiệp rất quan trọng, nhưng thực tế lại có nhiều cách hiểu hồn tồn
khác nhau về vấn đề ấy. Văn hoá doanh nghiệp là văn hố của một tổ chức vì vậy
nó khơng đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay Văn hoá kinh doanh như cách nghĩ
thơng thường. Văn hố doanh nghiệp khơng phải là những khẩu hiệu của ban
lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phịng họp, đó chỉ là ý

muốn, ý tưởng. Những điều doanh nghiệp mong muốn có thể rất khác với những
giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của
mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác
với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?”. Văn hóa doanh nghiệp
7


cũng có rất nhiều cách hiểu.
Ơng Georges de Saite Marie - chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa
và nhỏ, đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp
các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kị, các quan
điểm triết học và đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” 1. Có thể
thấy định nghĩa này mới chỉ tóm gọn những nhân tố cấu thành Văn hóa doanh
nghiệp chứ chưa đề cập đến mối quan hệ qua lại bên trong doanh nghiệp.
Một số quan niệm khác thì cho rằng cách đơn giản nhất khi nghĩ về Văn
hóa doanh nghiệp đó là một trường năng lượng quyết định cách tư duy, hành
động và quan sát thế giới xung quanh của các thành viên trong doanh nghiệp.
Ban đầu, phần nhiều các giá trị Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thơng qua
các ngun tắc, quy định có tính chất bắt buộc, nhưng một khi đã được chấp nhận
rộng rãi thì chúng lại trở thành những giá trị, chuẩn mực và nguyên tắc bất thành
văn chi phối hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Khi đó, Văn hóa
doanh nghiệp đóng vai trị như một “hệ điều hành” có tác động điều chỉnh từ các
hoạt động thường nhật, sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận cho đến việc
hoạch định cơ cấu tổ chức hay lựa chọn chiến lược hoạt động... của mỗi doanh
nghiệp.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về Văn hóa doanh nghiệp được
chính thức cơng nhận, nhưng có một định nghĩa khá phổ biến là định nghĩa của
chuyên gia người Mỹ Edgar H. Schein: "Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể
những thủ pháp và quy tắc mà các thành viên của doanh nghiệp thu nhận được
trong quá trình giải quyết vấn đề thích ứng bên ngồi và thống nhất bên trong

doanh nghiệp”2. Những quy tắc và thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc
các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích
1

2
8


hợp. Các thành viên của doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của
những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu.
Nói tóm lại, dù được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tại các thời
điểm khác nhau, nhưng có thể thống nhất một định nghĩa về Văn hóa doanh
nghiệp như sau: “Văn hóa doanh nghiệp chính là hệ thống các giá trị, quan niệm
và nguyên tắc hành vi được chia sẻ bên trong doanh nghiệp, chi phối tình cảm,
nếp suy nghĩ và cách thức hành động của các thành viên trong quá trình theo
đuổi và thực hiện những mục tiêu chung, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh
nghiệp”.
2. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác
nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị... Nhưng cách phân chia nổi tiếng và
được thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng
bắt gặp mơ hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ơng trong rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp. Ơng có một cách tiếp cận độc đáo đi từ
hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa, giúp chúng ta có thể hiểu một cách
đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành văn hóa đó. Ơng đã chia Văn hóa
doanh nghiệp thành ba lớp, mà dựa vào đó ta có thể vẽ được một sơ đồ lớp cắt
như sau.

9



Các bộ phận cấu thành Văn hóa doanh nghiệp

Đi từ ngồi vào trong, yếu tố đầu tiên của Văn hóa doanh nghiệp là những
giá trị và cấu trúc hữu hình dễ dàng quan sát được.
2.1. Cấu trúc hữu hình của Văn hóa doanh nghiệp:
Giá trị hữu hình của Văn hóa doanh nghiệp là những đặc điểm nhìn thấy và
nghe thấy được về doanh nghiệp đó, là tất cả những gì thể hiện trên bề nổi của
doanh nghiệp. Những nét đặc trưng hữu hình này bao gồm:
Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm:
Đây là một đặc điểm nhận dạng nổi bật của doanh nghiệp. Cách bài trí đặc
trưng, kiến trúc ấn tượng của doanh nghiệp thể hiện tư tưởng của nhà lãnh đạo,
trình độ thẩm mỹ, và cả năng lực tài chính của doanh nghiệp đó. Người ta có thể
dễ dàng nhận ra những hiệu ăn nhanh của McDonald's qua kiến trúc bề ngoài đặc
10


trưng, phong cách bố trí nội thất của hãng trong sự kết hợp giữa màu vàng tươi,
màu đỏ và màu xanh rêu. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp khẳng định uy
thế trước đối thủ, khắc ghi hình ảnh của mình trong tâm trí đối tác và khách hàng.
Thương hiệu, lô gô, khẩu hiệu và các tài liệu quảng cáo khác của doanh
nghiệp:
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí
khách hàng. Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh
nghiệp những lợi ích đích thực, những lợi thế rõ rệt trên thương trường. Đó là khả
năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là
một chủng loại hàng hóa mới. Lơ gơ có tác dụng làm cho thương hiệu của doanh
nghiệp nổi bật và ấn tượng hơn, tạo ra sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác, nhờ
đó có thể được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí đối tác và khách hàng. Chẳng hạn
như hình vẽ quả táo khuyết một góc sẽ được tiếp nhận dễ dàng và nhanh hơn

dòng chữ Apple.
Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp:
Cơ cấu tổ chức phòng ban là khác nhau ở mỗi cơng ty. Nó phụ thuộc vào
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm mà doanh
nghiệp đó cung cấp, phụ thuộc vào tính chất của khách hàng và rất nhiều yếu tố
khác. Việc tổ chức phòng ban một cách hợp lý sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tinh
thần làm việc và trách nhiệm của tập thể cán bộ công nhân viên đối với công ty.
Các văn bản ấn định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp:
Tập hợp các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động
kinh doanh, xác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng
có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp,
quy định chế độ lao động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong

11


công ty.
Ngôn ngữ, trang phục, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, ứng xử
của đội ngũ nhân viên:
Đây là những yếu tố thể hiện một cách trực tiếp tới khách hàng về nền
văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp đó. Phong thái ứng xử, cách biểu lộ cảm xúc
của đội ngũ nhân viên đóng vai trị quan trọng trong việc dành cảm tình và sự gắn
bó lâu dài của khách hàng. Các yếu tố khác như ngôn ngữ, trang phục giúp xây
dựng hình tượng về mặt bằng văn hóa chung của doanh nghiệp đó.
Những huyền thoại về doanh nghiệp:
Những câu chuyện huyền thoại về doanh nghiệp được lưu truyền qua các
thế hệ thành viên bằng cách kể lại. Những huyền thoại đó giúp xây dựng niềm tin
trong lịng các thành viên vào sức mạnh của doanh nghiệp.
Lễ nghi, lễ kỷ niệm và lễ hội hàng năm:
Đây là những hoạt động không thể thiếu để bồi đắp niềm tin cho mọi

người vào sức mạnh của doanh nghiệp. Các lễ kỷ niệm sẽ làm tơn vinh những giá
trị Văn hóa doanh nghiệp. Những sự kiện này thường được tổ chức cơng khai và
đều đặn hàng năm, có tác dụng nhắc nhở cho các thành viên về truyền thống của
doanh nghiệp.
2.2. Cấu trúc vơ hình của Văn hóa Doanh nghiệp.
Cấu trúc vơ hình của Doanh nghiệp được thể hiện ở những yếu tố như:
mục đích, chiến lược kinh doanh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ định
hướng cho mọi kế hoạch và hoạt động của tập thể nhân viên. Đó cũng chính là
những giá trị được tun bố rộng rãi ra công chúng và là một bộ phận của những
giá trị Văn hóa doanh nghiệp.
Mục đích kinh doanh giải thích nguyên nhân tồn tại và hoạt động của
12


doanh nghiệp: Hoạt động vì cái gì? Hoạt động vì ai? Hoạt động nhằm mục đích
cuối cùng là gì? Việc xác định đúng mục đích kinh doanh có vai trị quyết định
tới sự tồn tại của doanh nghiệp, vì dựa vào đó doanh nghiệp có thể định hướng sử
dụng tối ưu nhất các nguồn lực, tạo cơ sở cho việc xác lập những mục tiêu ngắn
và dài hạn.
Chiến lược kinh doanh là những kế hoạch hành động được cụ thể hóa.
Chiến lược kinh doanh được xây dựng bài bản và hợp lý sẽ giúp tập hợp các
nguồn lực thành sức mạnh thống nhất để đạt được mục đích kinh doanh đề ra.
Triết lý kinh doanh: Tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh
doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ
thể kinh doanh”3. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có vai trò quyết
định đối với việc tạo lập một triết lý kinh doanh. Nhưng nó chỉ thực sự là triết lý
kinh doanh chung của doanh nghiệp khi được toàn thể cán bộ công nhân viên tự
nguyện và tự giác chấp nhận. Muốn vậy thì triết lý kinh doanh trước hết phải
được xây dựng và hồn thiện một cách cơng khai, dân chủ và mở rộng. Tất cả

mọi người có thể tham gia thảo luận để xây dựng nó. Khơng chỉ có vậy, triết lý
kinh doanh phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp người lao động chứ khơng chỉ
lợi ích của chủ doanh nghiệp. Nó phải làm cho mọi người tin rằng lợi ích mà họ
thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ với cơng ty, và từ đó, cơng ty sẽ
có một tương lai lâu dài và bền vững.
“Những giá trị được tuyên bố” có vai trò định hướng hoạt động cho các
thành viên trong doanh nghiệp theo những mục tiêu cụ thể và chính xác. Ví dụ
như mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra năm nay là đạt được doanh số
gấp đôi năm ngối, khi đó các thành viên trong doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược
3

13


kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Rồi trong quá trình hoạt động thực tế,
trong từng tình huống cụ thể, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ có những cách
đối phó và ứng xử sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra.
3. Vai trị của Văn hóa doanh nghiệp
3.1. Đối với doanh nghiệp
3.1.1 Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng cho doanh
nghiệp, giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Khi mới thành lập, doanh nghiệp chưa thể có một nền văn hóa ổn định,
chưa có bản sắc văn hóa riêng. Qua một quá trình hoạt động lâu dài, trải qua
những thành công, thất bại, đấu tranh và xây dựng, các yếu tố của văn hóa sẽ
được hình thành, chắt lọc để rồi tồn tại thành một hệ thống, tạo ra đường lối kinh
doanh riêng của doanh nghiệp đó, giúp phân biệt nó với các doanh nghiệp và tổ
chức xã hội khác. Phong cách đó đối với doanh nghiệp cũng quan trọng giống
như “khơng khí và nước” đối với con người vậy.
Thật dễ dàng để nhận ra phong cách của một doanh nghiệp thành công,
phong cách ấy thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào

của các thành viên trong doanh nghiệp. Hãng thức ăn nhanh McDonald's được
biết đến trên toàn thế giới với biểu tượng chữ M màu vàng trên nền túi giấy màu
đỏ để đựng đồ ăn. Khơng những vậy, cách bố trí của quán ăn, đồng phục của
nhân viên cùng phong cách phục vụ cũng là nét văn hóa nổi bật của McDonald's
mà người tiêu dùng không thể nhầm được với các hãng khác. Nhờ những đặc
điểm đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết thương hiệu McDonald's và
yên tâm với chất lượng đồ ăn mua tại hãng.
3.1.2. Điều phối, kiểm soát và định hướng hành vi của các thành viên
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra khn mẫu ứng xử, được thành viên chấp

14


nhận và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng bên trong doanh nghiệp nói chung, cũng
như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể. Khuôn mẫu ứng xử ấy
chính là những chuẩn mực chung, những giá trị giúp biểu dương những hành vi
tốt, lên án những hành vi xấu, từ đó mọi người biết nên làm gì và khơng làm gì.
Hay nói cách khác, Văn hóa doanh nghiệp được coi là một công cụ điều tiết mềm
(luật bất thành văn) thông qua hệ thống giá trị, các chuẩn mực, truyền thống, tập
tục.. .đã được gây dựng và thừa nhận trong doanh nghiệp. Trong hoạt động quản
lý, văn hóa cũng được coi là cơng cụ kiểm sốt cực kỳ hiệu quả vì nó tạo nên
niềm tin và sự tự giác ở các thành viên. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có
hiệu quả thực sự khi hướng con người đến sự tự nguyện và tự giác trong hành
động của họ. Chính những giá trị văn hóa phù hợp và được tôn trọng sẽ tạo ra
niềm tin và phần nào hạn chế một cách có hiệu quả hành vi của các thành viên
trong doanh nghiệp.
Bên cạnh chức năng kiểm sốt hành vi của cá nhân, Văn hóa doanh nghiệp
cịn có chức năng định hướng hành vi. Một khi những giá trị, quan niệm, mục
tiêu của tổ chức được các thành viên chấp nhận, họ sẽ hành động và quyết định
trên cơ sở những quan niệm, giá trị của tổ chức đó. Tất cả những quyết định đưa

ra đều phải phù hợp với những giả thuyết, nguyên tắc, giá trị của doanh nghiệp.
Đây chính là sự nhất quán trong hành vi mà không cần ban hành các quy định,
văn bản hướng dẫn nào. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp ban lãnh đạo của tổ chức
giảm nhu cầu trong việc xây dựng các quy tắc định hướng hành vi của người lao
động vì tất cả những giá trị của doanh nghiệp đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức
của nhân viên.
3.1.3. Tạo động lực làm việc và củng cố lòng trung thành của nhân viên
Các điều khoản đãi ngộ, lương bổng và chế độ làm việc có tác dụng thu
hút ban đầu đối với nhân viên, nhưng chỉ có vai trị tạo ra sự thỏa mãn ban đầu.

15


Thực tế cho thấy, những nhân viên đến với doanh nghiệp và ở lại lâu dài khơng
chỉ vì mức lương cao, mà quan trọng hơn là vì mơi trường nội bộ của doanh
nghiệp có thể tạo hứng thú làm việc, tạo nên cảm giác thân thuộc, và tạo cơ hội
cho họ được khẳng định mình. Con người là nguồn tài nguyên bên trong quý giá
nhất, là nhân tố quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
có sự nhất trí cao giữa các thành viên về mục đích, niềm tin, giá trị thì lịng trung
thành và sự cam kết với nơi mà họ đang cống hiến sức lao động càng lớn. Hay
nói một cách khác, chính Văn hóa doanh nghiệp đã làm giảm thiểu xu hướng thay
đổi tổ chức của người lao động, nó tạo động lực để khích lệ nhân viên cố gắng và
gắn bó lâu dài với tổ chức.
3.1.4. Giải quyết vấn đề xung đột cá nhân - tập thể
Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với nguồn gốc, lối sống, cá
tính, động cơ và mục tiêu... khác nhau. Tính thống nhất, đồng tâm hiệp lực mà
Văn hóa doanh nghiệp mang lại chỉ có được khi họ cùng nhau chấp nhận và chia
sẻ những giá trị và chuẩn mực chung. Các giá trị ấy phải là những giá trị nhân
văn cao đẹp mới có thể tập hợp được mọi người và được nhiều người thừa nhận.
Ở cấp độ cá nhân, một trong những chức năng của Văn hóa doanh nghiệp là

truyền tải những nhận thức chung đó thơng qua q trình đào tạo và tuyển chọn
nhân viên mới. Khi một doanh nghiệp xây dựng được hệ thống những giá trị
chung phù hợp thì tự nó sẽ giúp nhân viên hành động và phối hợp với nhau một
cách nhịp nhàng đúng hướng và có hiệu quả mà khơng cần có q nhiều quy chế,
mệnh lệnh cũng như áp lực truyền tải nhận thức chung từ cấp trên.
3.1.5. Khích lệ khả năng sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp
Sáng tạo và đổi mới là yếu tố tiên quyết để duy trì vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường. Một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để khích
lệ sự sáng tạo của nhân viên, khiến họ ln ln có những đóng góp mới mẻ. Tại
16


những doanh nghiệp có mơi trường văn hóa mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích
thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích đưa ra sáng
kiến, thậm chí cả nhân viên cấp cơ sở.
Chẳng hạn như những khóa học ngắn hạn, những lớp đào tạo do cơng ty tổ
chức nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cũng là tiền đề tốt để
xây dựng một đội ngũ nhân viên lành nghề. Doanh nghiệp cũng có thể khích lệ
tinh thần sáng tạo cho nhân viên bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận với máy
móc kỹ thuật, phịng thí nghiệm và ngun vật liệu... Một ví dụ có thể kể đến là
niềm tin của công ty Hewlette - Packard đặt vào nhân viên, niềm tin ấy được thể
hiện trong chính sách “để ngỏ ngun vật liệu phịng thí nghiệm” của cơng ty.
Nội dung của chính sách là: chẳng những người kỹ sư được tự do sử dụng thiết bị
ở phòng thí nghiệm mà cịn được khuyến khích đem nó về nhà dùng vào việc
riêng của họ. Quan niệm của công ty khi xây dựng chính sách này là: dù những gì
mà các kỹ sư đang làm với thiết bị có hay khơng có liên hệ trực tiếp với dự án họ
đang tiến hành, họ vẫn có cơ hội học hỏi thêm - và qua đó củng cố sự cam kết
gắn bó của cơng ty đối với q trình đổi mới và sáng chế.
3.1.6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đúng hướng sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh

nghiệp bởi nó tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp
và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu
quả của doanh nghiệp. Từ đó nó có thể làm tăng sức cạnh tranh và khả năng
thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Điều đó có thể được chứng minh
ngay trong thực tiễn hiện nay, khơng ít doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng nguồn
lực nhân sự, hay nói cách khác, nhân lực liên quan đến vấn đề sống còn của
doanh nghiệp trong cuộc chạy đua trên thương trường, vì nó tạo ra “năng lực
khác biệt” cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Văn hóa doanh nghiệp chính là sợi

17


dây gắn kết và thúc đẩy động cơ làm việc của mọi nhân viên trong tổ chức. Có
thể nói, một doanh nghiệp thành cơng trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thì
chắc chắn sẽ đủ sức đối đầu và chiến thắng trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt
nhất.
3.2. Đối với xã hội
Trong những năm gần đây, giới doanh nhân nói riêng và những người quan
tâm tới sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung của đất nước đều phải thừa
nhận vai trị đặc biệt quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển
bền vững của nền kinh tế. Bản thân Văn hóa ln ngầm chứa trong nó giá trị
nhân văn, do đó, Văn hóa doanh nghiệp ln địi hỏi doanh nghiệp phải gắn bó
chặt chẽ hiệu quả trong việc kinh doanh với tính nhân văn trong kinh doanh:
không thể đạt hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ những giá trị nhân văn
(thể hiện sự tơn trọng con người và mơi trường). Văn hóa doanh nghiệp cũng
luôn định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo
hướng nâng cao tinh thần cộng đồng, dân tộc, khuyến khích doanh nghiệp tham
gia các hoạt động xã hội như xóa đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai,
tham gia các hoạt động từ tliiệii... Nếu kinh doanh thiếu đi yếu tố văn hóa thì xã
hội sẽ phải gánh những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm

môi trường.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến Văn hóa doanh nghiệp
4.1. Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến Văn hóa doanh nghiệp
4.1.1. Người lãnh đạo – Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Văn hóa
doanh nghiệp.
Lãnh đạo chính là những người hiểu rõ nhất Văn hóa doanh nghiệp bởi họ
là người xây dựng và phát triển nó. Văn hóa doanh nghiệp cũng phản ánh cá tính
18


và triết lý riêng của bản thân nhà lãnh đạo. Qua quá trình xây dựng và quản lý
doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên
văn hoá doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo phải lưu tâm đến các quy tắc mà họ đưa ra, cách họ hành
động xung quanh những vấn đề công việc với cấp dưới của mình và các quy trình
để họ phát triển. Một nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ không bao giờ thiển cận về những
hành động họ thực hiện.
Các nhà lãnh đạo giao tiếp kém với nhân viên có thể là một trong những
yếu tố ảnh hưởng “xấu” đến văn hố doanh nghiệp. Vì vậy các cơng ty ln phải
đảm bảo rằng tất cả các vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao ln phải duy trì sự giao
tiếp với nhân viên để truyền những tầm nhìn, định hướng, mục tiêu của công ty.
4.1.2. Những thành viên trong tổ chức
Tất nhiên, khơng chỉ có lãnh đạo mới ảnh hưởng đến Văn hóa doanh
nghiệp mà cịn bao gồm tất cả các thành viên còn lại trong một tổ chức nhất định.
Các nhân viên cư xử và tương tác với nhau sẽ làm thay đổi khơng khí làm việc
của cả một văn phịng.
Khuyến khích các hoạt động ngoại khóa, sự kiện xã hội bên ngoài cho
nhân viên là một cách tuyệt vời để đưa tập thể vào một vòng tròn phát triển tinh
thần đồn kết.
Khi các nhóm làm quen với nhau, họ bắt đầu hiểu những điểm mạnh, suy

nghĩ, quan điểm của nhau để cùng cải thiện. Đó chính là sự khác biệt lớn giữa
những nơi làm việc nhóm hiệu quả và những nơi mà các phòng ban, nhân sự làm
việc độc lập.
19


4.1.3. Chiến lược tuyển dụng
Cơng ty có thể hoạt động mạnh mẽ chính là bởi có nền tảng về nhân sự
vững chắc. Một nền văn hóa tích cực từ doanh nghiệp sẽ thu hút ứng viên tham
gia tuyển dụng.
Hãy xem xét những gì xảy ra trong một cuộc phỏng vấn khi bạn đang cố
gắng để có được cảm giác về một nhân viên trong tương lai. Nhờ quy trình tuyển
dụng khắt khe, kỹ lưỡng, doanh nghiệp mới tìm được những ứng viên phù hợp.
Nhân viên trung thành cũng là một trong các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến
doanh nghiệp. Khi mà nhân viên cảm thấy nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu,
năng lực và đảm bảo cho cuộc sống của họ, giúp họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ,
được phát triển, sáng tạo sẽ khiến họ gắn bó lâu dài với công ty.
4.1.4. Môi trường làm việc
Môi trường xung quanh bạn có ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn trong
công việc. Hãy thử tưởng tượng bạn làm việc trong một môi trường ồn ào, không
thể tập trung, chắc chắn năng suất làm việc của bạn sẽ suy giảm đáng kể.
Trong khi các thiết kế văn phòng mở dần trở nên phổ biến, nhưng trên thực
tế, chúng luôn bộc lộ những khuyết điểm.
Nhân viên của bạn đôi khi cần một chút riêng tư để tập trung vào các
nhiệm vụ của họ, điều này là không thể nếu họ cứ bị bao vây bởi những phiền
nhiễu. Hãy xem xét việc thiết kế các phòng làm việc tách biệt và khuyến khích
với các nhân viên mới rằng, họ nên sử dụng chúng bất cứ lúc nào khi cần thiết.
4.2. Những yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến Văn hóa doanh nghiệp
20



4.2.1. Văn hố dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.
Mọi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị
văn hóa dân tộc. Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp
là điều tất yếu.
Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa
khác nhau hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác
nhau. Khi tập hợp chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng
hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp.
Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác
nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó. Các giá trị
văn hóa này ảnh hưởng doanh nghiệp thường xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng
đến văn hoá doanh nghiệp:
* Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
* Sự phân cấp quyền lực
* Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền
* Tính cẩn trọng
Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong cơng ty cũng
như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp.

21


Ngồi ra, sự đa dạng trong văn hóa dân tộc là một nguồn lực lớn của doanh
nghiệp. Nếu được khai thác đúng cách, sự đa dạng này có thể mang lại sự phát
triển đa chiều và toàn diện cho bất kỳ tổ chức nào.
Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như:
* Coi trọng tư tưởng nhân bản
* Chuộng sự hài hòa

* Tinh thần cầu thị
* Ý chí phấn đấu tự lực, tự cường…
Tuy nhiên cũng có khơng ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn
sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới, đột phá… khiến cho doanh nghiệp gặp
khơng ít trở ngại.
Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa
doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn
có.
4.2.2. Những giá trị văn hóa học hỏi được
Văn hóa doanh nghiệp cịn được hình thành và ảnh hưởng bởi những giá trị
văn hóa học hỏi được. Giá trị văn hóa học hỏi được là những giá trị văn hóa, các
quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền thống mà doanh nghiệp tiếp
nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình
Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của mình. Chính văn hóa tổ chức
làm nên nét riêng biệt của từng doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này
22


với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên có một số giá trị có thể học tập được, chia sẻ
được.
Điều quan trọng là cần xác định được giá trị đó có phù hợp với doanh
nghiệp, tổ chức của mình hay khơng. Khơng nên học tập một cách máy móc, mà
phải chọn lọc những giá trị phù hợp, áp dụng vào doanh nghiệp một cách linh
hoạt, sáng tạo.
Có thể nói các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp đóng vai trị
cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức.Vì vậy, người lãnh
đạo, người sáng lập phải thực sự hiểu rõ những tác động tiêu cực và tích cực của
các yếu tố trên để xây dựng và đưa ra sự thay đổi cho phù hợp.
Chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ thúc đẩy kinh doanh, phát
huy năng lực nội tại và nguồn lực tập thể từ đó đưa doanh nghiệp phát triển lâu

bền.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
1. Khái quát chung về tình hình hoạt động Văn hóa doanh nghiệp của các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây
dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào
nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả. Nhận thức được tầm
quan trọng của mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với bản sắc văn hóa dân
tộc, người ta đã hình thành khái niệm văn hóa giao thoa, theo đó, các công ty đa

23


quốc gia ln biết kết hợp lợi ích của mình với văn hóa doanh nghiệp của nước
chủ nhà.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có doanh
nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp
muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây
dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hịa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo
đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức
quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp
nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người
làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh
nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ
thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hịa
trong nội bộ doanh nghiệp, một khơng khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh

văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa
doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện
đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những
sản phẩm hàm chứa hàm lượng văn hóa cao. Bởi thế, có thể coi văn hóa doanh
nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp đương đại.
Văn hóa của quốc gia này nếu muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một
dân tộc khác mà khơng ăn khớp với bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị văn
hóa bản địa bài xích, gạt bỏ. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp của xí nghiệp dứt
khốt phải coi bản sắc văn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển. Bản chất
của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức
sáng tạo của cơng nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho
24


doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận. Cả hai mặt này đều
liên quan tới văn hóa dân tộc sở tại, liên quan tới quan niệm giá trị, đặc trưng
hành vi của dân tộc đó. Nếu doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp
trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họ đang sống thì họ sẽ thành cơng, cịn nếu
chỉ biết du nhập ngun xi mơ hình văn hóa doanh nghiệp nước ngồi, khơng gắn
kết với văn hóa bản địa, họ sẽ thất bại.
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc
hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sự ảnh hưởng
văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa
Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền
văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng
ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước phát
triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hịa với
bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự

sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản,
chuộng sự hài hồ, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây là
những ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong
thời hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn chế: người
Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, u thích trung dung, yên vui với
cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh; tư
tưởng “trọng nơng khinh thương” ăn sâu vào tâm lý người Việt đã cản trở không
nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của
nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×