Tải bản đầy đủ (.docx) (188 trang)

ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI KÌ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 188 trang )

ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

BÀI 6: NGUYỄN TRÃI- “DÀNH CÒN ĐÊ TRỢ DÂN NÀY”
SOẠN BÀI: TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Văn học trung đại Việt Nam
- Văn học trung đại Việt Nam hình thành, phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ
X đến hết thế kỉ XIX, trong thời kì phong kiến. Văn học trung đại Việt Nam gồm hai
bộ phận: văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nơm. Văn học trung
đại Việt Nam có liên hệ mật thiết với nguồn mạch văn học dân gian; đồng thời tiếp
thu một cách chọn lọc, sáng tạo tinh hoa của nhiều nền văn học trong khu vực, đặc
biệt là văn học cổ điển Trung Hoa.
- Văn học trung đại Việt Nam ln gắn bó sâu sắc với vận mệnh của quốc gia, dân
tộc, thể hiện rõ tinh thần yêu nước và đề cao các giá trị nhân văn, nhân đạo. Tính
quy phạm được xem là đặc trưng nổi bật nhất trong văn học trung đại, theo đó, sáng
tác văn học phải tuân theo những quy định chặt chẽ có tính khn mẫu, từ quan điểm
sáng tác, kiểu tư duy nghệ thuật, hình thức thể loại đến hệ thống thi liệu và các thủ
pháp ngôn ngữ,... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của văn học trung đại Việt
Nam và ở sáng tác của nhiều tác giả, một số đặc điểm quy phạm đã bị phá vỡ, thể
hiện tính dân tộc và ý thức cá tính trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
2. Tác giả văn học trung đại Việt Nam
Nền văn học trung đại Việt Nam được tạo dựng bởi các thế hệ trí thức giàu ý thức tự
tôn dân tộc. Tác giả văn học trung đại Việt Nam hấp thụ tinh hoa văn hoá dân gian
của người Việt và tiếp nhận ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo theo xu
hướng dân tộc hoá. Nhiều tác giả là anh hùng dân tộc có đóng góp to lớn cho sự
nghiệp dựng nước và giữ nước.
3. Văn nghị luận Việt Nam thời trung đại
Văn nghị luận Việt Nam thời trung đại có thành tựu rất phong phú, được viết theo
nhiều thể văn khác nhau như hịch, cáo, chiếu, biểu thư, trát, luận thuyết, tự, bạt,...
Văn nghị luận thời trung đại thường có bố cục mang tính quy phạm Với các phần


đảm nhiệm những chức năng cụ thể, lời văn chứa nhiều điển tích, điển cố, lập luận
chặt chẽ,... Trong đó, hịch, cáo, chiếu, thư là những thể văn tiêu biểu nhất.
4. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 1


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Văn nghị luận không chỉ thuyết phục người đọc bằng lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén
mà còn bằng các yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận thể hiện
nhiệt huyết của người viết trong việc bày tỏ và bảo vệ quan điểm. Nhờ các yếu tố
biểu cảm như cảm xúc, hình ảnh, giọng điệu, khơng chỉ chủ kiến của người viết
được bộc lộ rõ ràng mà khả năng tác động đến người đọc của văn bản nghị luận cũng
được gia tăng.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 2


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

SOẠN BÀI: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
* TRƯỚC KHI ĐỌC:

Câu hỏi (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
1. Một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc: Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt,
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
2. Vua Lê Thánh Tông của triều Hậu Lê không chỉ là nhà vua đã đưa chế độ phong
kiến Việt Nam bước vào giai đoạn hưng thịnh, mà ngài còn là là một thi sĩ, nguyên
soái của hội Tao Đàn Nhị Thập bát Tú, quy tụ 28 nhà thơ nổi tiếng đương thời. Sáng
tác mà vua để lại trải dài trên cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. Ngài cũng là người đã tạc
bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (dịch:
Tâm hồn Ức Trai sáng tựa sao Khuê)
* ĐỌC VĂN BẢN:
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Nguyễn Trãi là người viết “Bình Ngơ sách” sách lược đánh dẹp giặc Minh), được Lê
Lợi tin dùng và có đóng góp đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân
Minh. Nguyễn Trãi cũng là một trong những Khai Quốc công thần của nhà Lê.
2. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tiếp thu và phát triển từ nguồn gốc trong
Nho giáo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy sống bình yên,
no ấm của của nhân dân là mục tiêu cao nhất, không chỉ thương dân mà còn trọng
dân, biết ơn dân.
3. Biểu hiện của tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.
- Tình yêu thiên nhiên biểu thị qua việc trong thơ Nguyễn Trãi chứa đựng cả một thế
giới thiên nhiên đa dạng, vừa mỹ lệ vừa bình dị. Nguyễn Trãi đã mở rộng tâm hồn để
nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hòa với thiên nhiên.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 3



ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Nỗi niềm thế sự niểu hiện qua việc hồn thơ Ức Trai luôn trĩu nặng suy tư trước thế
sự đen bạc. Thơ ơng có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái cái có cả
những cay đắng thất vọng đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.
Nguyễn Trãi đã đối diện với thực tại ấy bằng lối sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu
hãnh.
4. Đóng góp quan trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: văn chính luận, thơ chữ
hán, thơ chữ Nơm.
- Về văn chính luận: đặc biệt là những thư từ bút chiến văn kiện ngoại giao sao sáng
tác của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ mẫu mực khi vận dụng một cách triệt để để các
mệnh đề tư tưởng của nho giáo và chân lý khách quan của đời sống. Sức thuyết phục
của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên nhờ khả năng bám sát từng đối tượng
và tình hình thời sự, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, lập luận và bố cục chặt chẽ,
ngôn ngữ hàm súc, biểu đạt giọng điệu truyền cảm.
- Về thơ chữ Hán: những bài thơ Đường luật của Nguyễn Trãi hầu hết đạt đến sự
nhuần nhuyễn; điêu luyện; ngôn ngữ cơ đức; nghệ thuật tả cảnh tả tình tinh tế; hài
hịa; nghệ thuật trữ tình vừa trang nhã vừa in đậm dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư
tưởng sâu sắc, hình tượng thiên nhiên đa dạng.
- Về thơ chữ Nôm: sáng tác của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ
quốc âm thời trung đại. Ơng dường như đã có ý thức sáng tạo một thế giới riêng khi
đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn, ngôn ngữ thơ giản dị, đậm đà tính
dân tộc, sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của dân chúng.
5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Thơ văn của Nguyễn Trãi là tập đại thành của Nam thế kỷ văn học trung đại Việt
Nam tính đến mức thế kỷ 15. Nguyễn Trãi cũng là tác gia có đóng góp đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm

lược thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.
* SAU KHI ĐỌC:
Nội dung chính:
Văn bản trình bày những thông tin cơ bản về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Trãi, đồng thời khái quát những đặc điểm cơ bản trong tác phẩm của nhà thơ
và đánh giá vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 4


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Nguyễn Trãi sinh ra trong gia đình mình quyền quý ý là cháu ngoại của quan Tư
Đồ Trần Nguyên Đán.
- Ông từng đỗ Thái học sinh sinh và ra làm quan dưới triều Hồ.
- Trong cảnh nước mất, Nguyễn Trãi đã đến Lam Sơn, phụ giúp Lê Lợi đánh tan giặc
Minh. Khi Lê Lợi lên ngơi hồng đế, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai
Quốc công thần của nhà Lê.
- Cuộc đời làm quan của Nguyễn Trãi trải qua nhiều thăng trầm, đã từng xin về ở ẩn
rồi lại được vời ra giúp nước. Nguyễn Trãi gắn với vụ án Lệ Chi Viên, phải chịu “tru
di tam tộc”, thơ văn bị tiêu hủy. Mãi 20 năm sau vua Lê Thánh Tông mới minh oan
cho Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi là một trong số ít những người Việt Nam được UNESCO vinh danh là
“danh nhân văn hóa thế giới”.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Điều tặng giá trị đặc sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đó là Nguyễn
Trãi khơng rập khn theo tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo mà tiếp thu một cách
chọn lọc, sáng tạo.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không dừng lại ở thương dân, mà rộng hơn là
lấy cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân là mục tiêu cao nhất. Đồng thời, ơng
cịn tơn trọng dân, biết ơn dân, cao hơn nữa đó là khát vọng xây dựng một đất nước
độc lập, thái bình, hưng thịnh.
Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Qua những bài thơ viết về thiên nhiên, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi ln tha thiết
một tình u, niềm say mê với tự nhiên. Thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Trãi có
cảnh tráng lệ, hùng vĩ, cũng có cảnh bình dị, dân dã. Tâm hồn Nguyễn Trãi ln
rộng mở, tinh tế, lãng mạn, nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên, giao hòa trọn vẹn
với thiên nhiên.
Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 5


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Qua những vần thơ viết về nỗi niềm thế sự, ta nhận ra Nguyễn Trãi là con người cả
đời ôm mối “ưu dân, ái quốc”, luôn suy tư trước thế sự. Ơng nhìn rõ và chiêm
nghiệm về nhân tình thế thái, trước thực tại hỗn độn, bất cơng, ngang trái thì cay
đắng, thất vọng, buồn bã. Đồng thời ta cũng nhìn ra tâm hồn thanh cao, kiêu hãnh,
cứng cỏi như cây tùng cây bách của Nguyễn Trãi khi đối diện với thực tại trái ngang.
Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao

với nhà Minh (trong tập “Quân trung từ mệnh tập”) đã góp phần làm lung lay tinh
thần của quân giặc, đem lại thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống qn Minh. Với
“Bình Ngơ Đại Cáo”, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi chiếu cáo với thiên hạ về toàn bộ
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và khẳng định một thời đại mới đã mở ra.
- Những yếu tố đã làm nên sức mạnh của văn chính luận Nguyễn Trãi: khả năng bám
sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn
chứng xác đáng, cách lập luận và bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều
phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm
nghệ thuật như: vở kịch “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” của tác giả Nguyễn Đình Thi;
bài thơ “Đêm Cơn Sơn” của Trần Đăng Khoa; vở kịch “Bí Mật vườn Lệ Chi” do
Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc làm đạo diễn; tiểu thuyết “Nguyễn Trãi” của Bùi Anh Tấn,
trong đó có quyền thứ hai - “Bức huyết thư” đã được đạo diễn Victor Vũ chuyển thể
thành phim “Thiên Mệnh Anh Hùng”...
* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:
Bài tập (trang 10 sgk ): Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của
Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
Đoạn văn tham khảo:
- Sưu tầm:
Bài thơ: Mộ xuân tức sự
Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 6


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG


Mơn ngoại tồn vơ tục khách lai.
Ðỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão,
Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng:
Suốt ngày nhàn nhã khép phịng văn
Khách tục khơng ai bén mảng gần
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Ðầy sân mưa bụi nở hoa xoan.)
- Giới thiệu:
Bài thơ “Mộ xuân tức sự” là một bài thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi,
được viết khi ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ phác họa khơng gian cuối ngày
xn bên ngồi phòng văn của tác giả, thể hiện tâm hồn rộng mở, giao hòa với thiên
nhiên, lắng nghe tiếng cuốc kêu và trông cánh hoa xoan nở đầy sân giữa làn mưa
bụi. Khơng chỉ phơi phới tình u, niềm say mê với thiên nhiên, bài thơ còn gửi gắm
nỗi niềm ưu quốc của Nguyễn Trãi. Tiếng cuốc kêu không chỉ gợi nhắc thời khắc
cuối xuân đầu hạ, mà còn gợi đến vận nước đang khó khăn. Nhưng bài thơ khơng
nặng nề, bi quan, mà vẫn thể hiện niềm tin và hy vọng của tác giả, thơng qua hình
ảnh hoa xoan vẫn nở bừng.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 7


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

SOẠN BÀI : BÌNH NGƠ ĐẠI CÁO- NGUYỄN TRÃI

* TRƯỚC KHI ĐỌC:
Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
1. Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là
“hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy.
Trả lời:
- Những áng văn cổ được mệnh danh là hùng văn: “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng
sĩ”...
- Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác được coi là
bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.
2. Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân
tộc thường ra đời trong hồn cảnh nào và có những đặc điểm gì?
Trả lời:
- Tun ngơn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra
đời để khẳng định chủ quyền của một quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.
- Đặc điểm: khẳng định được chủ quyền, độc lập của dân tộc.
* ĐỌC VĂN BẢN:
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm.
- Tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “Đem
đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 8


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

2. “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

- Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia.
- Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
- Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác
- Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
- Hào kiệt: đời nào cũng có
3.1. Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế
nào?
- Nguyễn Trãi vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa của kẻ thù.
- Kẻ thù đối với Nguyễn Trãi là quân cuồng Minh sang xâm phạm nước ta và bọn
gian tà bán nước mình để cầu vinh hoa.
- Nguyễn Trãi vạch rõ từng tội ác của quân thù.
3.2. Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân
dân ta phải chịu đựng.
- Hình ảnh nhân dân hiện lên tội nghiệp, đáng thương, khốn khổ, điêu linh, bị dồn
đuổi đến con đường cùng.
- Giọng điệu cảm thương tha thiết, nghẹn ngào khi nhắc đến những người dân bị tàn
sát dã man: “Nheo nhóc thay…”
4. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước
tội ác của giặc Minh?
- Trước hành động tội ác của giặc Minh, chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn
căm giận khôn cùng: “căm giặc nước thề không cùng sống”, đã quyết định đứng lên
dựng cờ khởi nghĩa, quyết đánh tan quân giặc, trả thù nước.
5. Những khó khăn gì của nghĩa qn Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn
mạnh?
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 9



ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Thiếu anh tài giúp đỡ, nhiều người phụ trợ cho cuộc chiến: Tuấn kiệt như sao buổi
sớm, Nhân tài như lá mùa thu, trông người người càng vắng bóng.
- Thiếu lương thực, thiếu binh sĩ: lương hết mấy tuần, quân không một đội
6. Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình
ảnh nào?
- Hình ảnh “Dựng cần trúc” nói lên tính chất cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đứng lên
vì nghĩa lớn.
- Hình ảnh “tướng sĩ một lịng phụ tử, hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”
+ Mối quan hệ gắn bó, thân thiết, ruột thịt như cha và con của tướng lĩnh và binh sĩ.
+ Hình ảnh “hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”: Lấy từ điển xưa, nước Tấn và
nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua sai đổ rượu
xuống sơng để qn sĩ đón dịng cùng uống. Sau nước Sở đánh thắng nước Tấn. Ở
đây nói tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi giữa tướng lĩnh và binh sĩ
Lam Sơn.
7. Ý câu văn “Đem đại nghĩa… thay cường bạo” có mối liên hệ như thế nào với chủ
trương “mưu phạt tâm công” và tư tưởng nhân nghĩa?
- Đại nghĩa: đạo lý lớn, quang minh chính đại, đứng lên chống quân xâm lược vì chủ
quyền thiêng liêng của dân tộc. Kẻ xâm phạm quyền ấy chính là kẻ phi nghĩa, bảo vệ
quyền ấy là chính nghĩa. Mượn điều đó để đánh vào tinh thần của kẻ thù, khẳng định
cuộc xâm lược của kẻ thù tất sẽ thất bại.
- Chí nhân: biết đánh vào tinh thần, đánh vào lịng người, chính là “mưu phạt tâm
cơng” - khi kẻ thù đã chấp nhận thất bại thì sẵn sàng “mở đường hiếu sinh”.
- Chí nhân và đại nghĩa xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa - vì dân, lo cho dân, kết
thúc cuộc chiến cũng là vì muốn nhân dân nghỉ sức.
8. Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến thất bại, khiến bao người khác

phải chịu khổ, khiến cả thế gian chê cười.
9. Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của
nghĩa quân.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 10


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Tinh thần chủ động phòng thủ, tấn công của nghĩa quân: ta trước đã điều bình, sau
lại sai tướng…
- Khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân thể hiện qua sự thất bại liên tiếp của
kẻ thù.
- Hình ảnh nghĩa qn thừa thắng xơng lên, hiên ngang lẫm liệt: Thuận đà ta đưa
lưỡi dao tung phá.
10. Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể
nào?
- Cảnh thảm bại:
+ Chi tiết các tướng giặc cúi đầu tạ tội, xin hàng.
+ Cảnh chiến trường chất đầy thi thể quân giặc: thây chất đầy đường, máu trôi đỏ
nước.
- Sự hèn nhát, tham sống, sợ chết:
+ Các tướng giặc thay vì chiến đấu đến cùng thì lại chịu thua, đầu hàng.
+ Quân giặc “khiếp vía mà vỡ mật”, “xéo lên nhau chạy để thốt thân”, “vẫy đi
xin cứu mạng”, “ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc”, “về đến nước mà vẫn tim
đập chân run”.
11. Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến

và về sự bắt đầu một thời kỳ mới của đất nước.
- Đoạn cuối, giọng văn tự hào, cùng những suy tư sâu lắng. Vừa vui sướng tuyên bố
độc lập, vừa rút ra những bài học lịch sử về sự hưng vong, thịnh suy tất yếu, đồng
thời ghi nhớ cội nguồn, tổ tiên.
- Đây là tư thế của một người làm chủ đất nước.
* SAU KHI ĐỌC:
Nội dung chính:
Văn bản Bình Ngơ đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai
của nước Việt Nam, trong đó vạch ra tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi tính chính
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 11


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

nghĩa và thắng lợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chiếu cáo thiên hạ về sự
bắt đầu của một triều đại mới.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết “Bình Ngơ đại cáo”: Nguyễn Trãi thừa
lệnh Lê Lợi lúc đó là Bình Định Vương soạn thảo bài cáo. Tuy thừa lệnh một vị
quân vương tương lai, song trong bản cáo vẫn nhìn thấy dấu ấn tư tưởng của riêng
Nguyễn Trãi.
- Sự kiện lịch sử được tái hiện trong “Bình Ngơ đại cáo”: Trước hết là cuộc kháng
chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn từ buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa ra
cho đến đến khi thắng lợi, đánh tan giặc Minh xâm lược. Thứ nữa, là sự kiện triều Lê
sơ ra đời.

- Đối tượng tác động là nhân dân Đại Việt.
- Mục đích của bài cáo: tổng kết đầy đủ về quá trình kháng chiến chống quân Minh,
tuyên bố về chủ quyền, độc lập của nước Đại Việt, chứng minh tính chính nghĩa của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự ra đời của nhà Lê.
Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Luận đề của văn bản là chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- Xác định luận đề như vậy vì:
+ Bài cáo viết ra nhằm tuyên bố nền hịa bình, độc lập, khẳng định chủ quyền của
đất nước.
+ Ba phần lớn trong bài cáo đều xoay quanh chủ quyền dân tộc: Cơ sở lí luận là chân
lý về độc lập, cơ sở thực tiễn là thắng lợi của người bảo vệ chủ quyền và thất bại của
kẻ đi xâm phạm chủ quyền, phần kết đưa đến niềm tin về tương lai đất nước.
Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Câu văn thể hiện rõ mục đích của việc thực thi lý tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 12


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Câu văn đã nêu rõ mục đích của việc thực thi lý tưởng nhân nghĩa là đem lại cuộc
sống yên bình cho dân chúng, tiêu trừ những kẻ bạo ngược xâm phạm lên sự bình
yên của người dân.
Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Nội dung các đoạn:

Đoạn 2: Từ “Vừa rồi … Trời đất chẳng dung tha.” : Tố cáo và kết án tội ác tày trời
của giặc Minh.
Đoạn 3: Từ “Ta đây... lấy ít địch nhiều”: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam
Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
Đoạn 4: Từ “Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,... cũng là chưa thấy xưa
nay”: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và
lời tun bố hồ bình.
- Bốn đoạn cùng khái quát bản cáo trạng về tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa
quân Lam Sơn trong cuộc chiến, để từ đó đi đến kết luận quân ta chính nghĩa giành
thắng lợi, kẻ địch phi nghĩa và thất bại.
Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bài cáo có bố cục chặt chẽ rõ ràng cấu trúc chia làm ba phần: phần thứ nhất nêu cơ
sở lý luận; phần thứ hai nêu cơ sở thực tiễn, phần thứ ba nêu kết luận.
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng: đưa ra lý lẽ về chủ quyền làm
tiền đề chân lý khơng ai có thể chối cãi; đưa ra một đoạn dẫn chứng về tội ác xâm
lược của giặc để khẳng định sự phi nghĩa của địch; từ bản cáo trạng về tội ác của
giặc để chỉ ra nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra.
Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Yếu tố tự sự thể hiện qua việc tái hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân
Minh xâm lược. Nhờ có những chi tiết tự sự này mà người đọc có thể hình dung cụ
thể, rõ ràng những dấu mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến lịch sử.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 13


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG


- Yếu tố biểu cảm thể hiện qua thái độ căm giận, phẫn uất của người viết trước tội ác
của kẻ thù; niềm cảm thông trước nỗi thống khổ của nhân dân; niềm vui khi chiến
thắng, niềm tự hào khi giành được độc lập. Nhờ có những yếu tố biểu cảm này mà
bài cáo tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc.
Câu 7 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bài cáo như một bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc;
tuyên bố thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược; tun bố hịa
bình, mở đầu một triều đại mới.
- Đưa ra một tư tưởng chính nghĩa, nhân nghĩa có thể trở thành một lý tưởng xã hội
đến muôn đời.
- Tái hiện lại cả một thời đại lịch sử với đủ những cung bậc đau thương và anh hùng:
nhân dân từng lầm than dưới ách đô hộ, rồi cùng đứng lên dưới ngọn cờ khởi nghĩa,
đập tan sự xâm lược của kẻ thù, giành lại độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới.
- Tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật ngơn từ: lập luận chặt chẽ,
giọng văn hào hùng, khí thế, nhịp điệu mạnh mẽ, vang dội.
Câu 8 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bài cáo ra đời để tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, khẳng
định tính chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, từ đó chính danh, chính vị cho việc
lên ngơi của Lê Lợi, mở ra một triều đại mới.
- Tác phẩm góp phần điểm sáng cho kho tàng văn học dân tộc sau hai mươi năm bị
giặc Minh thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.
* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:
Bài tập (trang 21 ): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề
sau:
- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn
(1) của văn bản.
- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngơ đại
cáo.
Đoạn văn tham khảo

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 14


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong
văn bản “Bình Ngơ đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của
dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn
hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân
tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương
Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn
phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ
thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ
thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

SOẠN BÀI: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI- NGUYỄN TRÃI
* TRƯỚC KHI ĐỌC:
Câu hỏi (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
1. - “Tĩnh dạ tứ” (Lý Bạch)
- “Qua đèo Ngang”, “Thăng Long thành hoài cổ” (Bà Huyện Thanh Quan)
2. - Bài thơ thường có bảy chữ trong một dịng, thường có thể thất ngơn tứ tuyệt và
thất ngơn bát cú.
- Gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8 (với thể thất ngôn bát cú) và cuối câu 1,2,4 (với thể
thất ngôn tứ tuyệt).
- Với thể thất ngôn bát cú, câu 3 và câu 4 thường đối nhau, câu 5 và câu 6 thường
đối nhau.

* ĐỌC VĂN BẢN:
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Chú ý các động từ, tình từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 15


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Động từ: hóng, đùn đùn, phun, tịn, đàn
- Tính từ: rợp, đỏ, lục
- Từ láy: lao xao, dắng dỏi
- Câu thơ 6 tiếng: Dân giàu đủ khắp địi phương
2. Hình dung về bức tranh cuộc sống.
Bức tranh cuộc sống có sự giao hịa giữa con người và thiên nhiên. Cảnh thiên nhiên
rực rỡ, sôi động, căng tràn sức sống; cảnh sống của con người bình dị, đời thường,
gần gũi, đậm màu sắc làng quê Việt Nam. Con người hiện lên trong nhịp sống đời
thường, qua âm thanh từ chợ cá vang lên “lao xao”.
* SAU KHI ĐỌC:
Nội dung chính:
Văn bản “Cảnh ngày hè” vẽ nên bức tranh thiên nhiên ngày hè đậm sắc, sôi
động, giàu sức sống, hài hịa giữa cảnh và người, qua đó thể hiện tâm hồn say mê,
tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079


Page 16


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Thể loại: thơ Nôm Đường luật.
- Bố cục:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè
+ Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.
Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Câu thơ mở đầu chứa từ “rồi” nghĩa là rảnh rỗi, thư nhàn, cho thấy cuộc sống đang
nhàn hạ của Nguyễn Trãi. Câu thơ hiện ra chân dung một con người ngồi đó, nhàn
nhã, thảnh thơi ngắm cảnh.
- Tuy nhiên câu thơ cũng hé lộ tâm trạng bất đắc chí của một nhà thơ vốn nặng nỗi
ưu quốc, nay lại phải hóng mát cả ngày dài, khơng cịn được lắng lo, góp sức cho đất
nước.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ
+ Hình ảnh: thiên nhiên (hoa hòe, thạch lựu, hồng liên) - những hình ảnh đặc trưng
của mùa hè, bình dị, gần gũi, quen thuộc; cuộc sống (chợ cá, lầu, ve).
+ Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng
liên - những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn sức sống.
+ Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả
với những động từ mạnh thể hiện sức sống căng tràn.
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve,
tiếng lao xao của chợ cá

+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong
câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống
sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.
→ Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa
cảnh vật và con người; sôi động, tràn đầy sức sống, cảnh rực rỡ, người sung túc.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 17


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả
+ Tác giả cảm nhận bằng tất cả giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác.
+ Nguyễn Trãi lựa chọn những hình ảnh giản dị, gần gũi, quen thuộc về miêu tả bức
tranh cảnh ngày hè, thay vì những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, kỳ vĩ như trong thơ
Đường.
+ Tấm lịng ham sống, u đời, tình u với thiên nhiên và cuộc đời ở Nguyễn Trãi
đã giúp cảnh sắc hiện lên muôn màu, muôn vẻ, căng đầy nhựa sống.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bức tranh cuộc sống của con người:
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve,
tiếng lao xao của chợ cá
+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
+ Sử dụng từ láy tượng thanh, nghệ thuật đảo ngữ
→ Bức tranh cuộc sống nhộn nhịp, cảnh sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con
người.
- Bức tranh tương đồng với lý tưởng mà ông theo đuổi ở hai câu cuối

+ “Dân giàu đủ”: mong muốn cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc, đủ đầy cái ăn,
cái mặc.
+ Điển tích về khúc đàn Nam Phong của vua Nghiêu, vua Thuấn gảy lên để ngợi ca
đất nước thái bình, no ấm. Tác giả mượn điển để gửi gắm ước mong nhân dân cũng
ấm no, vui tươi, nhiều của cải, bớt ưu phiền.
Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Câu lục ngôn nằm ở vị trí kết thúc bài thơ, thể hiện mong ước nhân dân có cuộc
sống giàu đủ.
- Câu thơ ngắn hơn các câu thơ khác, dồn nén cảm xúc sâu lắng hơn, mở ra nhiều
suy tư hơn.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 18


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước cảnh sắc của tự nhiên và cuộc sống ở
Nguyễn Trãi: nhà thơ cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên rất tinh tế bằng
nhiều giác quan.
- Lịng thương dân sâu sắc, mong muốn nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh
phúc.
* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:
Bài tập (trang 58 ): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố "phá
cách" trong bài Bảo kính cảnh giới (bài 43).
Đoạn văn tham khảo:
Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), Nguyễn Trãi đã chèn một câu thơ

lục ngôn (sáu chữ) vào giữa những câu thơ thất ngôn (bảy chữ) như một sự phá cách
so với các bài thơ Đường luật và thơ Nôm Đường luật. Câu thơ sau chữ nằm ở vị trí
kết thúc bài thơ, đã thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ: ln muốn nhân dân có
được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “giàu đủ khắp đòi phương”. Câu thơ sáu chữ
khép lại bài thơ vừa dồn nén những tâm tư, tình cảm, truyền tải những cảm xúc suy
tư, sâu lắng; lại vừa mở ra những dư ba. Việc chèn câu thơ sáu chữ vào giữa những
câu thơ bảy chữ đã góp phần hình thành một lối thơ riêng mang đậm Việtdấu ấn
sáng tạo của văn học Việt Nam.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 19


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

SOẠN BÀI: DỤC THÚY SƠN ( NÚI DỤC THÚY- NGUYỄN TRÃI)
* TRƯỚC KHI ĐỌC:
Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
1. - Sông Bạch Đằng: “Phú sông Bạch Đằng” (Trương Hán Siêu)
- Núi Côn Sơn: bài thơ “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi)
- Đèo Ngang: bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan)
2. Bài thơ “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi phác họa hình ảnh nhân vật “ta” giữa thiên
nhiên Cơn Sơn hấp dẫn, nên thơ. Cảnh thiên nhiên hữu tình, con người và thiên
nhiên giao hòa trọn vẹn.
* ĐỌC VĂN BẢN:
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079


Page 20


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Lưu ý các yếu tố cơ bản của thế loại.
- Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn luật thi, gieo vần ở các câu 1,2,4,6 và 8 (bản phiên
âm gieo vần “an”). Giọng thơ nhịp nhàng, nghe như có tiếng nhạc.
2. Chú ý các chi tiết miêu tả, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- 6 câu đầu miêu tả cảnh núi Dục Thúy như một tiên cảnh.
- Hình ảnh ẩn dụ “liên hoa phù thủy thượng”, hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp trong
khiết của nhà Phật, mà trên núi Dục Thúy lại có chùa tháp, mượn hình ảnh hoa sen
nổi trên mặt nước để gợi liên tưởng đến vẻ đẹp rực rỡ, cao quý của địa danh.
- Hình ảnh so sánh “bóng tháp” với “trâm ngọc”, “gương sơng” với “ánh tóc huyền”
gợi vẻ đẹp thướt tha như của nàng tiên nữ.
* SAU KHI ĐỌC:
Nội dung chính:
Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi
tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lịng cảm hồi của
Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền
với núi Dục Thúy.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 21



ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bản dịch thơ đổi vị trí của hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 so với bản dịch nghĩa.
- Ở câu thơ thứ 5, bản dịch thơ khơng nhắc đến màu xanh ngọc (thanh ngọc) của
bóng tháp.
- Ở câu thơ thứ 6, bản dịch thơ không nhắc đến màu tóc xanh biếc (thúy hồn), mà
đổi sang màu đen huyền.
Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Bài thơ chia thành hai phần:
+ 6 câu đầu miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.
+ 2 câu sau thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 22


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Vẻ đẹp của núi Dục Thúy được hình dung như một đóa hoa sen nổi trên mặt nước
biển, giống cảnh tiên rơi xuống trần gian.
- Tác giả sử dụng cụm từ “tiên san” để định danh trước hết về ngọn núi. Các hình
ảnh “liên hoa”, “tiên cảnh” càng làm rõ hình dung ấy.
- Núi Dục Thúy hiện lên với màu xanh, xanh của bóng tháp soi xuống mặt nước và

xanh của nước phản chiếu ngọn núi.
Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy: miêu tả dáng núi như đóa hoa sen
nổi trên mặt nước, dáng tháp như cây trâm soi dưới nước, dịng nước như mái tóc
dài, màu của tháp khi soi xuống nước là màu “thanh ngọc”, màu của nước phản
chiếu núi là màu “thúy hoàn”.
- Tác giả liên tưởng núi Dục Thúy như một “tiên cảnh”, một đóa hoa sen. Đó vừa là
liên tưởng khá xác thực – núi trên dịng sơng với đố sen trên mặt nước, màu sắc của
tháp và núi phản chiếu dưới nước là màu xanh; lại vừa mang nghĩa biểu tượng: hoa
sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, thanh cao, rất phù hợp với cảnh tiên, núi
tiên.
Tác giả còn liên tưởng cảnh núi như một dáng trâm cài đi liền với mái tóc sơng biếc
như gợi dáng hình của người thiếu nữ.
Những liên tưởng cho thấy sự say mê của con người khi ngắm nhìn thiên nhiên, tâm
hồn lãng mạn, tinh tế, tươi trẻ của Nguyễn Trãi.
Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi kết bài bằng nỗi “hữu hoài”, tức là hoài niệm
quá khứ, hồi cổ q vãng, nhìn cảnh trước mặt mà nhớ cảnh nhớ người xưa. Điều
này khác biệt so với chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hay sự cô đơn trong các bài
thơ cùng đề tài.
- Nỗi niềm của Nguyễn Trãi gắn với nỗi niềm của sự vận động, hưng vong của tạo
hóa. Nguyễn Trãi đang sống trong điểm đầu của một triều đại, lại nhớ đến Trương
Hán Siêu – một nhân vật của thời mạt triều Trần. Ông lại nghĩ đến cảnh còn người
mất, ngậm ngùi nghĩ đến số phận hữu hạn của con người giữa thiên nhiên vĩnh hằng.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 23


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II


BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:
Bài tập (trang 58 ): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của
tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ “Dục Thuý sơn”.
Đoạn văn tham khảo
Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để thể hiện niềm say mê trước cảnh sắc
thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ ngợi ca một ngọn núi đẹp như tiên cảnh,
phác họa những đường nét, màu sắc của cảnh vật, đem đến hình dung kì vĩ về núi
Dục Thúy. Nguyễn Trãi vừa tả thực, vừa dùng liên tưởng để sáng tạo ra những hình
ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc, mang đến khơng khí huyền ảo, kéo người đọc cùng lạc
vào cõi thần tiên vừa thực, vừa ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn
Trãi vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thốt tục như đóa sen nhà Phật, lại vừa thướt
tha phồn thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý
của Nguyễn Trãi, ta như thấy một hồn thơ đắm mình vào cảnh vật, ngất ngây, say mê
trước cảnh sắc tuyệt diệu của quê hương.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 24


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ II

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

SOẠN BÀI: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
a) Một số từ Hán Việt:

- nhân nghĩa: “nhân” là lòng thương người, “nghĩa” là đạo nghĩa, lẽ phải. “Nhân
nghĩa” là lòng thương người và lối sống theo đúng đạo nghĩa.
- phong tục: các thói quen có từ lâu đời trong nếp sống của một vùng, một nước
- độc lập: tự do, tự lập, có chủ quyền
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
STT
1

Điển tích
Đau lịng nhức óc

Tác dụng biểu đạt
Ý nói niềm căm giận vơ cùng

Mượn từ câu “thống tâm tật thủ” trong
sách “Tả truyện”
2

Nềm mật nằm gai
Lấy từ điển vua nước Việt thời Đông
Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là
Phù Sai cướp nước, bèn ni chí phục
thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng,
khi ngủ thì nằm trên gai để khơng
qn mối thù cũ

3

Qn ăn vì giận
Lấy ý từ chữ “phát phấn vong thực”

trong “Luận ngữ” để nói về sự chuyên
tâm đến quên cả ăn. Câu văn gợi nhắc
đến lời trong “Hịch tướng sĩ” của Trần
Quốc Tuấn.

Nhấn mạnh mối thù cướp nước
cùng những khó khăn trong thời
gian ni chí phục thù

Ý nói về nỗi hận qn thù, chí
miệt mài, nghiên ngẫm binh thư
để tìm kế đánh giặc.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 25


×