Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những quy tắc dạy con tự lập từ nhỏ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.36 KB, 3 trang )

Những quy tắc dạy con tự lập từ nhỏ
Quy tắc 1: Để con tự làm mọi việc từ sớm
Khi con bạn tự chơi một mình, tốt nhất bạn không nên làm gián đoạn. Điều
này không chỉ áp dụng cho trẻ lớn mà còn đúng với các trẻ sơ sinh. Sau
khi thức giấc, hầu hết các trẻ sơ sinh đều lặng lẽ nằm ở giường chơi với
các bàn tay hoặc ọ ẹ một mình. Đấy là những khoảnh khắc con bạn bắt
đầu tự lập.
Mẹo: Bạn có thể mở rộng giai đoạn khám phá cho trẻ bằng cách để
trên giường hoặc treo trên đỉnh màn những vật như thú nhồi bông, các đồ
chơi nhiều màu sắc và có thể phát ra nhiều loại âm thanh thì càng tốt.
Quy tắc 2: Tạo ra một môi trường thú vị
Sẽ là một môi trường đầy hấp dẫn nếu bé được đặt trên giường với rất
nhiều loại đồ chơi được đặt xung quanh, trong tầm tay. Chú ý rằng nên tập
bằng cách gia tăng dần sự hấp dẫn. Đầu tiên có thể bạn để trẻ chơi mà
không có đồ vật gì sau đó gia tăng sự hấp dẫn dần bằng cách thêm hoặc
hoán đổi số đồ chơi
Quy tắc 3: Kích thích trẻ bằng việc cho trẻ tham gia những khoảnh
khắc chơi đơn độc.
Em bé của bạn sẽ tự khám phá và tìm ra tốc độ phản ứng và chơi tốt nhất
của bản thân khi được ở một mình. Là lí tưởng nhất nếu trẻ được như vậy
một đến hai lần trong ngày, vào thời điểm cụ thể , trong không khí yên tĩnh
và không có âm thanh hoặc hình ảnh nào khác ngoài bé.
Chú ý: Nếu con bạn chưa quen thì đầu tiên bạn có thể ở bên cạnh trẻ
trong lúc trẻ chơi, nhưng bạn không chơi với trẻ. Đến khi trẻ bỏ qua sự có
mặt của bạn để tập trung vào chơi cái khác thì bạn có thể tránh đi.
Quy tắc 4: Bạn rời khỏi phòng
Điều này là cần thiết nếu con bạn vẫn tiếp tục chơi khi bạn đã rời khỏi
phòng để trẻ ở lại một mình trong vòng vài phút (tất nhiên phải đảm bảo
rằng không gian xung quanh phòng tuyệt đối an toàn với trẻ). Quy tắc như
ở trên, bạn có thể thực hành với con vào lúc trẻ được 4 tháng. Bạn lựa
chọn thời điểm khi con bạn bị cuốn hút bởi một thứ gì đó thì hãy rời khỏi


phòng. Bạn tập dần bằng cách gia tăng thời gian vắng mặt lên. Lời
khuyên: Nếu trẻ không thích sự vắng mặt của bạn thì bạn nên giữ liên lạc
với trẻ ở bên ngoài góc khuất thông qua giọng nói.
Quy tắc 5: Sẽ là kích thích hơn nếu bạn chỉ can thiệp khicần thiết
Trong quá trình bạn tập cho con độc lập, thì vẫn xuất hiện những tình
huống mà trẻ cần có sự giúp đỡ của bạn. Nhưng hãy đừng vội vàng mà
nên quan sát bởi vì trong nhiều tình huống trẻ có thể tự xử lý được vấn đề
của mình.
Quy tắc 6: Thời gian để trẻ một mình
Tất cả các trẻ sơ sinh đều có thể tìm hiểu để chơi một mình được. Tuy
nhiên thời gian nên để trẻ chơi một mình là bao lâu? Thông thường với trẻ
1 năm tuổi thì thời gian nên là 5 đến 10 phút. Từ 1 đến 3 tuổi thì sẽ là 15
đến 30 phút.
Chúc các mẹ tập luyện thành công để bé đáng yêu được phát triển toàn
diện.
Về cuộc sống:
1. "Con sẽ không có gì nếu chỉ mãi ngồi ở đó!" - Bạn muốn mọi thứ? Bạn
phải đứng lên và đi tìm nó, công việc, sự thành công, một ly nước - bất cứ
thứ gì đều cũng có giá của nó và chúng ta phải hành động để có nó!
2. "Cảm ơn tất cả những lời ngợi khen mà con nhận được trong cuộc
sống, và đừng than khóc cho những điều mà con không thể có. Tập trung
vào những điều trong tầm tay của con, hãy quên đi những đau buồn hay
những gì quá xa xôi".
3. "Hầu hết mọi người có thể lấy đi mọi thứ từ con - nhưng trừ học thức
của con, không ai có thể lấy nó đi được".
Về những người đàn ông: Nếu bạn là con gái, thì mẹ bạn sẽ nói
4. "Nếu một người đàn ông thực sự muốn nói chuyện với con, anh ta sẽ
gọi điện thoại cho con", lời khuyên này sẽ giúp bạn gái bớt đi sự mơ mộng
trông chờ vào những cuộc điện thoại của những anh chàng mà mình
thầm để ý.

5. "Con không thể thay đổi ai đó nếu người đó không muốn thay đổi". Nếu
bạn yêu ai đó, nhưng không thể thay đổi được những điều "trái tính trái
nết" của anh ta, thì cách tốt nhất là hãy chia tay với anh ta để tương lai sẽ
hạnh phúc hơn
6. "Đừng dựa dẫm vào người đàn ông bên cạnh con mãi". Mẹ sẽ giúp bạn
hiểu rằng bạn cần phải có sự tự lập và độc lập của chính mình.
Về hôn nhân:
7. "Đừng vã mồ hôi hột cho những chuyện nhỏ nhặt trong hôn nhân. Tôn
trọng người kia và bày tỏ sự tôn trọng đó hằng ngày. Cố gắng nhường
nhịn".
8. "Khi con kết hôn, con kết hôn với cả một gia đình" - câu nói này giúp
bạn sẽ xem gia đình của vợ (hoặc chồng mình) là gia đình của chính
mình, để từ đó có cách cư xử đúng mực và thương yêu gia đình bên kia
hơn.

×