Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chinh phụ ngâm đạt 46 điểm viết văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.41 KB, 3 trang )

“Chinh phụ ngâm” do Đặng Trần Côn sáng tác nguyên văn bằng chữ Hán cùng
với bản dịch chữ Nôm thành cơng nhất được cho là của Đồn Thị Điểm. Tác phẩm được
ra đời trong hoàn cảnh đầu đời Lê Hiển Tơng có nhiều khởi nghĩa nơng dân nổ ra nên
nhiều trai tráng đã phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn đã cảm động trước nỗi
đau mất mát của con người đặc biệt là những người vợ lính trong chiến tranh đã viết
“Chinh phụ ngâm”. Nối cô đơn, sầu muộn của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến nơi
xa, nỗi nhớ nhung khao khát của người chinh phụ được thể hiện tõ trong tám câu thơ đầu
của đoạn trích:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Trước cảnh chiến tranh liên miên ở thế kỉ XVIII, Đặng Trần Côn đã sáng tác
“Chinh phụ ngâm”. Người chinh phụ vốn dòng quyền quý tiễn chồng ra trận với mong
muốn chồng trở về cùng với công danh nhưng sau buồi tiễn đưa nàng trở về với nỗi cô
đơn lẻ loi. Nàng nhận thấy tuổi xuân của mình đang đi qua cịn hạnh phúc thì xa vời vợi.
Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Đoạn trích miêu tả tâm trạng cơ
đơn, lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã diễn tả nỗi bồn chồn, ngóng trơng của người chinh
phụ qua hai câu thơ:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Người chinh phụ hiện lên trong một không gian “hiên vắng” của “rèm thưa” đó là khơng
gian chật hẹp, vắng vẻ và hiu quạnh. Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai người chinh phụ đi
đi lại lại ngoài hiên vắng với những bước chân được miêu tả “thầm gieo từng bước” lặng
lẽ, chậm rãi, nặng nề, chất chứa bao tâm sự buồn chán, cô đơn. “rèm thưa rủ thác” chỉ
hành động buông xuống cuốn rèm lên nhiều lần, hành động lặp đi lặp lại khơng chủ đích
trong vơ thức bởi tâm sự trĩu lịng mà khơng thể giãi bày. Hai câu thơ là hình ảnh người
chinh phụ với nghệ thuật đối các từ “từng”, “địi” diễn tả hình ảnh lặp đi lặp lại một cách
tẻ nhạt, vô nghĩa gợi sự quẩn quanh, bế tắc mà sau đó là nỗi cơ đơn thương nhớ đến mịn
mỏi, bồn chồn, khắc khoải, khơng n.
Tâm trạng của người chinh phụ chẳng những được thể hiện qua những hành động


mà cịn được thể hiện qua khơng gian ngoại cảnh:
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?


Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lịng thiếp riêng bi thiết mà thơi.”
Thước là lồi chim thường báo tin lành, báo tin người đi xa trở về, cũng là mong tin
chồng. Nhưng đáp lại sự mong mỏi của người chinh phụ là sự im lặng của chim thước.
Giọng điệu câu thơ vừa mong chờ, vừa hờn trách lại vừa thất vọng. Sử dụng câu hỏi tu
từ “đèn có biết chăng?” làm lời than thêm sự da diết, khắc khoải và xót xa. Người chinh
phụ cơ đơn, khơng biết san sẻ cùng ai, tìm đến ngọn đèn nhưng “đèn có biết dường bằng
chẳng biết”. Đèn chỉ là vật vô tri vô giác làm sao có thể chia sẻ với nàng nên cuối cùng
chỉ cịn mình nàng với nỗi cơ đơn. Sử dụng biện pháp điệp ngữ bắc cầu “đèn biết chăng
– đèn có biết” gợi khơng gian mênh mơng diễn tả tâm trạng buồn triền lê thê, kéo dài
trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ dứt. Giọng độc thoại nội tâm
dằn vặt, thương tâm ngậm ngùi cùng hành động tự hỏi, tự trả lời. Lòng “bi thiết”, sự bi
thương, thảm thiết, đau đớn khơng nói được thành lời cùng “buồn rầu” nỗi đau như cứa
vào tim, tái tê, ủ rũ. Người chinh phụ cô đơn, khát khao sự đồng cảm nhưng rơi vào sự
bế tắc, tuyệt vọng khôn cùng.
Nỗi cô đơn, sầu tủi của người chinh phụ cũng được thể hiện qua dáng vẻ:
“Buồn rầu chẳng nói nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”
Từ ngọn đèn đến “hoa đèn”, biểu tượng của thời gian trôi đi, đó cịn là biểu tượng cho
nỗi cơ đơn thao thức. Những từ ngữ “buồn rầu”, “nói chẳng nên lời”, “bóng người” đã
khắc họa dáng vẻ của người chinh phụ. Đó là dáng vẻ âm thầm, lặng lẽ như một cái
bóng với một tâm trạng ngổn ngang, rầu rĩ khơng thích nói năng. Câu thơ cuối của của
đoạn là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo với hai hình ảnh “Hoa đèn” là tàn đèn cháy đỏ,
“bóng người” là hình ảnh mờ nhạt, lặng lẽ của con người. Hoa đèn và bóng người như
hịa vào làm một, lẻ loi, trơ trọi, đáng thương vô cùng. Rõ ràng cuộc đời người chinh

phụ hầu như đã mất hết sức sống, con người như đã bị “vật hóa” tự như tàn đèn cháy đỏ
và trở thành hiện thân kiếp hoa đèn tàn lụi. Người chinh phụ bộc lộ trực tiếp nỗi buồn,
sự bi thương, thảm thiết mà nàng phải chấp nhận, khơng cịn có sự lựa chọn nào khác.
Bút pháp nghệ thuật ước lệ kết hợp thể thơ song thất lục bát cùng nhịp thơ chậm
rãi đã thể hiện những mạch cảm xúc mang cung bậc khác nhau của người chinh phụ.
Đoạn trích sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm cảnh bằng ngoại cảnh cùng nhiều tính từ chỉ
cảm xúc. Nghệ thuật miêu tả nội tâm vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, đoạn thơ đã cho thấy
nỗi cô đơn, lẻ loi, nhớ nhung trong tuyệt vọng của người thiếu phụ có chồng đi chinh
chiến.


Tám câu thơ với hình ảnh người phụ nữ mang tâm trạng héo mịn, cơ đơn đến
cùng cực trong những ngày tháng chờ đợi người chinh phu đã chạm đến trái tim người
đọc. Chính nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ đã có giá trị to lớn trong việc cất lên
tiếng nói lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đồng thời thể hiện nỗi xót thương cho
số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đi lính và đề cao khát vọng
hạnh phúc chính đáng của con người.



×