Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hóa thương mại – đói nghèo nông thôn - Môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.96 KB, 7 trang )

Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ MỐI QUAN HỆ
TỰ DO HĨA THƯƠNG MẠI – ĐĨI NGHÈO NƠNG THƠN MƠI TRƯỜNG TRONG NGHỀ NI TƠM TẠI TỈNH CÀ MAU
Thẩm Ngọc Diệp

Tóm tắt
Nuôi  tôm  gần  đây  tăng  trưởng  nhanh  tại  Việt  Nam  nhờ  định  hướng  về  tự  do  hóa  thương 
mại và các chính sách phát triển sản xuất xuất khẩu. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Động vật hoang dã 
(WWF) Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với các cơ quan trong nước đã tiến 
hành đánh giá tác động kinh tế, xã hội và mơi trường của tự do hóa thương mại đối với nghề 
ni tơm ở Cà Mau. Từ tỉnh chun trồng lúa, Cà Mau đã chuyển đổi mạnh sang ni tơm 
xuất khẩu, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy ni tơm mang lại 
nguồn sinh kế hấp dẫn hơn nhưng địi hỏi đầu tư lớn và có rủi ro cao nên người nghèo, với ít 
đất và nguồn lực tài chính bị hạn chế hơn trong việc tham gia và hưởng lợi từ ni tơm. Tính 
bền  vững  của  nghề nuôi  tôm  đang  bị  đe  dọa do  sự  kém ổn  định  và chưa  phù  hợp  về  mặt 
sinh thái của một số mơ hình ni tơm. Sự phát triển ni tơm tác động nghiêm trọng đến 
mơi trường như sự xâm nhập mặn ở đất trồng lúa chuyển đổi, sự suy giảm rừng ngập mặn, 
đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái, sự ơ nhiễm mơi trường nước… Ngồi ra cịn 
có những vấn đề xã hội đáng cảnh báo như sự gia tăng khoảng cách về thu nhập và sử dụng 
đất giữa các nhóm xã hội, sự gia tăng tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo… Kết quả nghiên cứu 
cho thấy sự cần thiết phải có mơi trường chính sách khuyến khích ni tơm bền vững, cơ chế 
chia sẻ cơng bằng lợi ích của tự do hóa thương mại và khuyến khích ni tơm như một chiến 
lược giảm nghèo.  

1. Phương pháp luận và cơng cụ nghiên cứu
1.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu sử dụng khung khái niệm Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ làm định hướng 
cho nghiên cứu. Khung khái niệm này được hiểu như sau: tự do hóa thương mại là ngun 
nhân gián tiếp dẫn đến việc thay đổi sử dụng đất và nước để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ 
phục vụ thương mại và sự thịnh vượng của con người và sự thay đổi sử dụng cơng nghệ, 


đầu  tư,  tài  ngun  đất  và  nước  cho  NTTS  là  các  tác  nhân  trực  tiếp  làm  thay  đổi  các  chức 
năng và dịch vụ của các hệ sinh thái cung cấp cho con người.    
 
1.2. Cơng cụ nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích các số liệu thống kê (từ nguồn số liệu thống kê 
của  tỉnh,  Tổng  cục  Thống  kê,  khảo  sát  mức  sống  hộ  gia  đình  năm  2002  với  số  lượng  670 
mẫu…),  phân  tích  số  liệu  thứ  cấp  (từ  các  báo  cáo  của  tỉnh,  huyện,  xã,  các  cơ  quan  nghiên 
cứu…), đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng, điều tra hộ gia đình dựa 
trên phiếu điều tra thu thập từ 120 hộ được tiến hành trong q trình khảo sát thực địa.   
Khảo sát thực địa được tiến hành tại các địa điểm đại diện cho ba mơ hình ni tơm phổ biến 
nhất tại Cà Mau: mơ hình tơm – rừng, lúa – tơm và đa dạng hóa lồi ni (với tơm là chủ yếu 
kết hợp ni cua, cá) thuộc ba huyện Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn. 

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"

191


Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

2. Kết quả thảo luận
2.1. Tự do hóa thương mại và ngành thủy sản
Tự do hóa thương mại ở Việt Nam trải qua một q trình phát triển lâu dài, bắt đầu từ cuối 
những năm 1980 với những cải cách về cơ chế quản lý kinh tế và được thúc đẩy vào những 
năm  1990  tập  trung  vào  việc  tự  do  hóa  các  chính  sách  thương  mại,  khuyến  khích  đầu  tư 
nước ngồi và hố trợ xuất khẩu. Ngành thủy sản là một trong những ngành được hưởng lợi 
từ q trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam, chủ yếu nhờ sự mở rộng thị trường, đặc biệt 
với những cơ hội tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, Đơng Nam Á, 
v.v...  Chính  phủ  Việt  Nam  cũng  ban  hành  nhiều  chính  sách  mạnh  dạn  để  khuyến  khích 
NTTS như một ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu bao gồm các chính sách quan trọng như 

Chương trình 773 khởi xướng năm 1994 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng NTTS, Chương trình 
224  về  phát  triển  NTTS  giai  đoạn  1999‐  2010,  Nghị  định  09  của  Chính  phủ  ban  hành  năm 
2000 cho phép chuyển đổi đất nơng nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang NTTS v.v... và một 
số chính sách gián tiếp hỗ trợ NTTS.    
 
NTTS  là  một  trong  những  ngành  tăng  trưởng  nhanh  nhất  tại  Việt  Nam  trong  những  năm 
gần đây, trong đó ni tơm đóng vai trị quan trọng. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 
đến 2005, diện tích ni tơm trên cả nước tăng từ 210.000 đến 604.480  ha và sản lượng tăng 
từ  163.000  đến  310.000  tấn.  Giá  trị  xuất  khẩu  của  sản  phẩm  tơm  khoảng  1,26  tỷ  USD,  năm 
2004, chiếm tới 52,5% sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Lao động NTTS tiếp tục gia tăng, năm 
2003 có khoảng 2,5 triệu người  trong đó vùng đồng bằng sơng Cửu Long, vùng có diện tích 
và sản lượng ni tơm nước lợ cao nhất, chiếm 59%.    
 
2.2. Vai trị của sự phát triển NTTS đối với nền kinh tế của tỉnh Cà Mau
Nghiên cứu cho thấy cả sự mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm tơm và sự thay đổi 
giá sản phẩm cũng như các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy ngành NTTS, kể cả các 
chính  sách  cấp  tỉnh  chỉ  đạo  việc  sử  dụng  kênh  mương  trong  khu  vực  rừng  ngập  mặn, 
chuyển đổi đất trồng lúa sang NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000‐2010 coi 
thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đã khuyến khích sự phát triển của nghề ni tơm ở Cà 
Mau.  
 
Sự  phát  triển  của  nghề  ni  tơm  có  những  ảnh  hưởng  quan  trọng  đối  với  nền  kinh  tế  của 
tỉnh.  Từ  năm  2001  đến  2003,  GDP  từ  sản  phẩm  thủy  sản  của  tỉnh  tăng  2,21  lần,  tỷ  lệ  tăng 
trưởng kinh tế hàng năm khá cao, khoảng 11‐12%. Cũng trong thời gian này, tỉnh có 58.000 
việc làm mới chủ yếu trong ngành thủy sản. Thu nhập bình qn của các hộ tăng đáng kể 
với 57,8% thu nhập từ ni tơm trong tổng thu nhập của các hộ NTTS. Tỷ lệ nghèo đói giảm 
từ 15,48% năm 2001 xuống 7,8% năm 2004.  
 
 
 

 
 
 
 
 
 

192

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"


Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

500000
450000
400000
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0

1997

1998


1999

2000

2001

2002

2003

2004

DiƯn tÝch nu«i t«m (ha)

104371 106102 90511 153373 217898 239398 248028 247510

Sản lợng tôm nuôi (tấn)

18932

Kim ngạch XK (1000 USD)

16817 19720 49232 55330 60619 62241 85912
150178 232051 251862 307768 412026 451000

 
Diện tích ni tơm, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tơm của Cà Mau năm 1997 – 2004
 
Tuy nhiên, do ni tơm trở thành ngành kinh tế lớn nhất của tỉnh, lại phụ thuộc nhiều vào 
thị trường quốc tế, nền kinh tế của tỉnh và đời sống của rất nhiều người ni tơm và những 

người kiếm sống bằng các nghề liên quan đến ni tơm cũng bị ảnh hưởng lớn khi có những 
trở ngại về thương mại như trường hợp thất bại trong việc bán tơm sang thị trường Châu Âu 
trong năm 2002 và vụ kiện bán phá giá tơm của Hoa Kỳ năm 2004. 
 
2.3. Sự liên quan giữa nghề nuôi tôm và chiến
Chuyển đổi rừng ngập mặn sang nuôi tôm
lược sinh kế của các nhóm xã hội
ở Cà Mau 1983-1998
Nhờ có những tín hiệu thị trường tích cực, nghề 
ni tơm trở thành một nguồn sinh kế hấp dẫn 
100000
đối  với  nơng  hộ  hơn  việc  canh  tác nơng  nghiệp 
80000
truyền thống hoặc thu hoạch sản phẩm từ rừng. 
60000
Tuy 
nhiên,  để  có  thể  ni  tơm,  cần  phải  có 
40000
20000
những tài sản nhất định, do vậy chiến lược sinh 
0
kế  của  người  dân  địa  phương  trước  những  tín 
1983 1988 1990 1991 1993 1995 1998
hiệu  thị  trường  lại  rất  khác  nhau.  Các  hộ  nơng 
dân  nghèo  có  ít  đất  (diện  tích  mặt  nước)  và 
nguồn tài chính hạn chế thường khó có thể mở rộng diện tích ni tơm và nâng cao mức độ 
thâm canh để có nguồn thu lớn hơn từ ni tơm. Trong khi đó, các nơng hộ khá giả có nguồn 
tài chính ổn định vì họ có một diện tích đất đủ lớn và đáp ứng được u cầu về thế chấp của 
ngân hàng để đầu tư vào ni tơm ở quy mơ lớn hơn và kỹ thuật tiên tiến hơn, giúp giảm 
thiểu được rủi ro do dịch bệnh và có nguồn thu lớn hơn. Những người nghèo khơng có đất 

thường  khó  có  thể  tiến  hành  ni  tơm  mà  chỉ  có  thể  kiếm  sống  bằng  những  cơng  việc  lao 
động theo mùa vụ hoặc công nhật.  
 
 
 
140000
120000

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"

193


Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

2.4. Tính bền vững của nghề ni tơm
Nghề ni tơm khơng chỉ bị rủi ro do sự thay đổi giá cả và các thỏa thuận thương mại mà 
cịn do dịch bệnh, thời tiết và các vấn đề mơi trường. Nhìn chung, ni tơm mang lại thành 
cơng trong một số vụ đầu nhưng tính bền vững của hoạt động sản xuất này đang bị đe dọa, 
đặc biệt khi người ni tơm cố gắng tăng mức độ thâm canh thì khả năng gây suy thối mơi 
trường đất và nước cũng như sự lan truyền dịch bệnh cũng tăng lên. Trên tồn tỉnh, 50‐60% 
diện tích ni tơm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bùng phát năm 2003. Kết quả từ khảo sát hộ 
gia  đình  và  đánh  giá  nhanh  nơng  thơn  trong 
Diễn biến diện tích trồng lúa và nuôi tôm
khuôn  khổ  của  nghiên  cứu  này  cũng  cho  thấy 
ở Cà Mau 1997-2004
sự  gia  tăng  của  hiện  tượng  thất  thu  tơm  ở  các  300000
mơ hình rừng‐ tơm và lúa‐tơm trong năm 2004  250000
diễn  ra  trên  diện  rộng  hơn  so  với  các  năm  200000
trước.       

150000
 
100000
2.5. Các tác động môi trường do nuôi tôm
50000
0
Sự  gia  tăng  sản  lượng  tơm  ni  chủ  yếu  là  do 
1997
2000
2001
2002
2003
2004
gia  tăng  diện  tích  hơn  là  sự  gia  tăng  về  năng 
Diện tích trồng lúa Diện tích ni tơm
suất.  Ở  Cà  Mau,  việc  chuyển  đổi  sử  dụng  đất 
đã    diễn  ra  rất  mạnh  mẽ  thậm  chí  cịn  vượt  cả 
chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Sự mở rộng ni tơm trong rừng ngập mặn 
dù ở quy mơ nhỏ hay lớn đều dẫn tới sự mất một diện tích rất lớn rừng ngập mặn. Từ năm 
1983  đến  năm  1998,  việc  ni  tơm  theo  kiểu  kết  hợp  rừng‐tơm  đã  dẫn  tới  việc  chuyển  đổi 
120.000 ha rừng (trong đó 72.529 ha rừng ngập mặn, 41.204 ha mặt nước ni tơm bao gồm 
cả 25.000 ha đất bờ liếp khơng thể trồng rừng được). Ngồi ra, việc chuyển đổi đất trồng lúa 
sang ni tơm đã đóng góp cho sự gia tăng diện tích ni tơm từ 153.300 ha lên tới 247.510 
ha trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2004. Những thay đổi về sử  dụng đất, cả theo 
quy hoạch lẫn tự phát, đều gây ảnh hưởng lớn tới mơi trường đất, nước và các hệ sinh thái 
ven biển.  
 
Việc chuẩn bị các ao ni tơm trong vùng rừng ngập mặn và việc dẫn nước mặn vào ruộng 
lúa đã làm đất bị mặn hóa. Điều này dẫn đến nguy cơ khơng thể cải tạo đất trở lại và mất đất 
nơng nghiệp. Ở những vùng đất trồng lúa được chuyển đổi thành các vng tơm theo mơ 

hình lúa‐ tơm, những năm gần đây lúa thường xun bị mất mùa  và người dân dường như 
khơng thể trồng cây ăn quả hay các loại cây khác do độ mặn của đất q cao.  
 
Chất lượng nước giảm do chuẩn bị ao ni, nước và chất thải từ ao ni và các nhà máy chế 
biến, v.v. .. là điều có thể nhận thấy rõ ràng. Độ đục cao, nồng độ sắt cao và thậm chí cao hơn 
tiêu chuẩn mơi trường đến hàng trăm lần, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao đặc biệt vào đầu 
tháng 9, khi ao tơm được nạo vét để chuẩn bị cho vụ mới và vào cuối tháng 4 khi nước trong 
ao được xả ra ngồi để thu hoạch, hàm lượng DO thấp, pH thấp, vv… Một số chỉ số khơng 
đạt tiêu chuẩn nước NTTS, điều này đe dọa sự thành cơng của ni tơm trong tương lai.  
 
 
 
 
 

194

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"


Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

 
Sự suy giảm đáng kể tính đa dạng sinh học 
đã được ghi nhận do sự suy thối và chia cắt 
300
sinh cảnh. Nhiều sân chim, một số lồi chim 
q hiếm và một số  lồi thực vật đã khơng 
cịn tồn tại ở địa phương.  
200

Các  dịch  vụ  hệ  sinh  thái  bị  suy  giảm,  đặc 
biệt là chức năng cung cấp của hệ sinh thái. 
100
Qua khảo sát hộ gia đình và đánh giá nhanh 
nơng  thơn  nhận  thấy  việc  khai  thác  các  sản 
phẩm  tự  nhiên  như  đánh  cá  và  thu  hoạch 
0
các  sản  phẩm  rừng  (củi,  mật  ong,  chim…) 
1999
2000
2001
2002
2003
trước  đây  đã  mang  lại  nguồn  sinh  kế  nhất 
định  cho  người  nghèo  nhưng  hiện  nay 
nguồn thu từ hoạt động này khơng đáng kể nên chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các hộ tham gia khai 
thác sản phẩm tự nhiên.  
 
2.6. Các tác động xã hội của nghề nuôi tôm
Chất thải từ ni tơm (triệu m3 )

Nghiên cứu đã phát hiện ra sự chênh lệch lớn 
về thu nhập giữa các hộ tham gia ni tơm và 
25.17%
khơng ni tơm, giữa nhóm hộ nghèo và giàu 
(trong ngũ vị phân chi tiêu), giữa hộ khơng có 
35.24%
đất và hộ có đất từ tính tốn dựa trên kết quả 
khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002. 
Nếu nhìn vào thu nhập từ ni tơm nói riêng, 

thu nhập của hộ nghèo thấp hơn 3 lần so với 
các  nhóm  hộ  khác,  theo  kết  quả  đánh  giá 
17.15%
nhanh nơng thơn ở một số xã.  
10.64%
 
11.80%
Xu hướng tích tụ đất cũng khá rõ trong vịng 5 
Khơng có đất
1-5000m2
2
2
năm  trở  lại  đây  ở  các  vùng  nuôi  tôm  ở  Cà 
5000-10000m
10000-20000m
> 20000m2
Mau,  làm  gia  tăng  tỷ  lệ  hộ  khơng  có  đất.  Sự 
chênh  lệch  về  sử  dụng  đất  cũng  được  ghi 
Phân loại hộ gia đình theo diện tích
sử dụng đất ở Cà Mau năm 2002
nhận với 35,2% hộ khơng có đất và 25% hộ có 
trên 2 ha đất [5]. Điều này dẫn đến sự gia tăng 
số lượng người làm th. 
 
Tỷ  lệ  hộ  cận  nghèo  khá  cao  so  với  vùng  đồng  bằng  sông  Cửu  Long  và  cả  nước.  Tỷ  lệ  tái 
nghèo có xu hướng gia tăng ở Cà Mau. Có nhiều lý do nhưng lý do cơ bản là các hộ thốt 
nghèo trước đây bị thất bại trong ni tơm và phải bán đất và thay đổi sinh kế.     
 
 
 

 
[5] Diện tích đất trung bình của các hộ có đất ở Cà Mau là 20.000 m2, trong khi con số này ở đồng bằng sơng Cứu 
Long là 10.800 m2, và cả nước thấp hơn 8.000 m2 

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"

195


Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

 
Tỷ lệ tái nghèo ở Cà Mau năm 2003
Huyện
U Minh
Thới Bình
Trần Văn Thời
thành phố Cà Mau
Cái Nước
Đầm Dơi
Ngọc Hiển
Tổng

Tỷ lệ hộ nghèo
12,9
10,44
11,02
3,4
13,19
8,16

7,8
9,41

Tỷ lệ hộ tái nghèo/tổng số hộ
nghèo
15,83
10,78
22,49
13,95
16,63
27,11
12,43
17,66

Hiện tượng vay nợ lớn cũng gắn liền với nghề ni tơm vì nó đại diện cho sự chuyển đổi từ 
sản xuất nơng nghiệp với đầu tư, lợi nhuận và rủi ro thấp sang NTTS với đầu tư, lợi nhuận 
và rủi ro cao. Phần lớn người ni tơm trơng chờ vào vụ thu hoạch để trả nợ nhưng nghề 
ni tơm hiện nay gặp nhiều rủi ro dẫn tới tình trạng dư nợ và nợ q hạn lớn.  
 
Ngồi ra, cịn có một số vấn đề xã hội nữa liên quan đến nghề ni tơm như sự thay đổi lối 
sống và sự giảm tỷ lệ trẻ em tới trường, v.v… 
 
3. Kết luận
Từ nghiên cứu có thể thấy rõ rằng nghề ni tơm mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho 
địa phương. Tuy nhiên, nghề ni tơm cũng gắn với những rủi ro lớn hơn. Để ni tơm tiếp 
tục mang lại những lợi ích, cần phải đảm bảo rằng sự tăng trưởng của nghề ni tơm khơng 
hủy  hoại  mơi  trường.  Áp  dụng  phương  thức  sản  xuất  phù  hợp  với  điều  kiện  sinh  thái  sẽ 
đảm bảo tương lai lâu dài cho nghề ni tơm. Những kết quả đạt được từ nghiên cứu cũng 
cho thấy cần phải xác định một cơ chế để giải quyết vấn đề chia sẻ cơng bằng lợi ích từ tự do 
hóa thương mại và cần khuyến khích ni tơm như một chiến lược cho giảm nghèo. Nhìn 

chung, nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết có một mơi trường chính sách cho ni 
tơm bền vững cũng như các biện pháp để giải quyết những hạn chế về kỹ thuật trong các mơ 
hình ni tơm.  
Tài liệu tham khảo
1.  Cục Thống kê Cà Mau. Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau 2000, 2001, 2002 và 2003 
2.  Cục Thống kê Cà Mau (1997). Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn 1991‐1996 
3.  Đặng  Công  Bửu  và  Đỗ  Xuân  Phương  (1999).  Trung  tâm  nghiên  cứu  rừng  ngập  mặn 
Minh Hải 
4.  Phạm Đình Đơn (2004). Mơi trường nước trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa‐tơm ở 
Cà Mau. Hội thảo khoa học: Sự chuyển đổi hiện trạng sử dụng đất và nước do tác động 
của con người vùng bán đảo Cà Mau 
5.  Sở  NN  và  PTNT  Cà  Mau.  Báo  cáo  tổng  kết  kế  hoạch  nông  nghiệp  và  phát  triển  nông 
thôn năm 2001, 2002, 2003 và 2004.  
6.  Sở  Thủy  sản  Cà  Mau.  Báo  cáo  tình  hình  thực  hiện  kế  hoạch  năm  2001,  2002,  2003  và 
2004. 
 
 
 

196

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"


Thẩm Ngọc Diệp, Đánh giá tổng hợp về mối quan hệ tự do hố thương mại - đói nghèo nơng thôn - môi trường trong nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau

Lưu ý: Các số liệu và nơi dung trong bài viết được thu thập và tổng hợp từ các báo cáo hợp 
phần và báo cáo tổng hợp của Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, đói 
nghèo và mơi trường do WWF và WB cùng các cơ quan trong nước thực hiện trong khn 
khổ Dự án Tự do hóa thương mại, Đói nghèo nơng thơn và Mơi trường do Chính phủ Hà 

Lan và Cộng đồng Châu Âu tài trợ.  
GENERAL REVIEW OF INTERRELATIONS ON TRADE LIBERALIZATION, POVERTY
AND ENVIRONMENT: A CASE STUDY IN SHRIMP FARMING IN CA MAU PROVINCE
Abstract
Shrimp aquaculture is growing in Viet Nam thanks to trade liberalization and export‐led 
growth policies. WWF Viet Nam and the World Bank, with financial support from Dutch 
Government  and  the  EU  carried  out  an  integrated  assessment  named  Trade 
Liberalization, Rural Poverty and the Environment. The project studied social, economic 
and environmental impacts of trade liberalization on shrimp aquaculture in Ca Mau. Ca 
Mau  initially  specialized  in  rice  cultivation,  but  switched  massively  to  shrimp 
aquaculture.  The  move  contributed  to  the  countryʹs  exports  and  the  rapid  economic 
growth  of  the  province.  Though  shrimp  aquaculture  is  an  attractive  field  with  large 
interest,  it  requires  large  investment  as  well,  not  to  mention  high  risk  due  to  weather, 
disease or trading policy. Hence the poor with little access to land, financial resources or 
information  found  it  extremely  difficult  to  engage  in  the  industry  or  gain  any  financial 
benefit  from  it.  On  the  other  hand,  the  developing  shrimp  aquaculture  affects  the 
environment significantly in terms of salinization of the converted rice fields; degradation 
of mangrove area, biodiversity and functions of ecosystems; water pollution, etc. Along 
with the development of shrimp farming are some alarming social problems such as the 
increasing income gap, land use gap between different social groups, the increase of the 
near  poor  ratio,  migration.  Thus  a  supportive  policy  environment  is  a  must  for 
sustainable shrimp farming, a mechanism to address fair beneficial distribution of trade 
liberalization and promotion of shrimp aquaculture as a strategy for poverty alleviation 
is also needed. 

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "Phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam: Các vấn đề và cách tiếp cận"

197




×