Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tham gia các hoạt động thiện nguyện – sân chơi lành mạnh của học sinh trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.89 MB, 49 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài :
Trong các hoạt động vì con người trong cộng đồng, hoạt động từ thiện ngày
càng được trân trọng với ý nghĩa đề cao tính nhân văn cao cả, tinh thần nhân ái sẻ
chia trong hoạn nạn khó khăn giúp những thân phận, những mảnh đời nghiệt ngã
vượt qua nỗi bất hạnh, thiếu may mắn vươn lên, ổn định đời sống hòa nhập cộng
đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn và để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ của cơng tác thiện nguyện trong tình hình mới góp phần giáo dục và phát
triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Trong thời gian 4 năm qua tại trường THPT
.......... bản thân tôi đã tổ chức, thực hiện các hoạt động thiện nguyện nhằm đẩy
mạnh công tác truyền thông, giáo dục lịng nhân ái, tình người, tính hướng thiện
cho học sinh giúp xây dựng môi trường học tập lành mạnh, giàu tình thương và
trách nhiệm. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục nhân
cách, nhân bản cho thanh niên hiện nay; xây dựng tinh thần trách nhiệm cộng đồng
“thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam qua các hoạt động cụ
thể, thiết thực. Bên cạnh những ý nghĩa xã hội thì việc thiện nguyện trong nhà
trường cịn có ý nghĩa hơn, chính là hướng tới việc giáo dục đạo đức cho các em
hiểu được tinh thần nhân đạo và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam luôn
đùm bọc, sẻ chia và giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong
cuộc sống.
Thực tế cho thấy các em học sinh, tích cực tham gia vào các hoạt động thiện
nguyện như: bán hàng gây quỹ, bỏ tiền tiết kiệm gây quỹ, trồng rau bán gây quỹ,
thu thập ve chai giấy loại bán gây quỹ ủng hộ những mảnh đời bất hạnh trong và
ngồi nhà trường, ủng hộ Tết vì bạn nghèo, ủng hộ người mù, dọn vệ sinh và thắp
nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ nhân Ngày Thương binh liệt sĩ, thăm hỏi mẹ Việt
Nam Anh hùng, thắp hương chia sẻ nỗi đau thương mất mát với các gia đình có
người bị nạn, phát khẩu trang và nước sát khuẩn cho người nghèo phòng chống
dịch bệnh Covid-19, ủng hộ sách giáo khoa cho các bạn học sinh nghèo, ủng hộ áo
ấm mùa đông cho các bạn học sinh có hồn cảnh khó khăn….. Từ những hoạt động
thiết thực đó đã giúp cho các em học sinh phát triển kỹ năng sống, phát triển phẩm


chất và năng lực một cách tồn diện.
Là một nhà giáo dục, tơi nhận thấy phải có trách nhiệm đào luyện hướng
các em đến các hoạt động trải nghiệm, góp sức nhỏ bé của mình để sớt chia bớt
khó khăn của cộng đồng. Giúp các em sống đẹp, sống có cảm xúc và năng lượng,
tránh xa các tệ nạn và khắc phục bệnh vô cảm.
   Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm với chủ đề :
“Tham gia các hoạt động thiện nguyện – sân chơi lành mạnh của học
sinh trường THPT ...........”
1


2. Tính khoa học, tính mới của đề tài
Hiện nay đối với hoạt động thiện nguyện đang tập trung chủ yếu ở các tổ
chức lớn, quy mô lớn mà các đối tượng tham gia là những người trưởng thành và
thành đạt. Trong khuôn khổ của trường học gần như chưa được quan tâm đến đề tài
này và cũng chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu và thực hiện.
Đề tài tập trung thực hiện đổi mới hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh dựa trên các hoạt động thiết thực giúp các em phát huy và rèn luyện tốt 5
phẩm chất của người học sinh đó là: yêu nước - nhân ái - chăm chỉ - trách nhiệm
- trung thực. Hướng tới một nền giáo dục tồn diện về mọi mặt thơng qua các
hoạt động trải nghiệm.
Đề tài được thực hiện bài bản, thường xuyên, làm thật và có chất lượng thật
sự, tránh được tính hình thức, đối phó.
3. Mục đích nghiên cứu
- Thực hiện u cầu đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống, hình thức
đánh giá về mặt đạo đức và giáo dục HS.
- Hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Phát triển các năng lực, kĩ năng: giao tiếp và hợp tác; tự chủ và tự giác; giải

quyết vấn đề; thích ứng và sáng tạo; năng lực tiếp cận khách hàng, sử dụng ngôn
ngữ…
- Phát huy được sự chủ động, hợp tác trong mọi hoạt động. Đặc biệt thể hiện
lòng nhân ái, lòng yêu thương con người cũng như có trách nhiệm với cộng đồng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề về kỹ năng sống và giáo dục hướng thiện cho
học sinh THPT.
- Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục hướng thiện ở
trường THPT ...........
- Đề xuất những biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc giáo dục
kỹ năng sống và giáo dục hướng thiện ở trường THPT ...........
5. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong việc tăng
cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hướng thiện cho học
sinh ở Trường THPT ..........
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động hướng thiện cho học sinh.

2


- Tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động thiện nguyện thông qua những
trải nghiệm thực tế.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học:
1.1. Cơ sở lý luận:
Nền giáo dục XHCN mang tính nhân văn cao cả, mục đích của nhà trường là
giáo dục học sinh tồn diện: học để làm người có đạo đức, nhân cách tốt, có văn
hóa và kỹ năng để xây dựng đất nước trong tương lai.

Học sinh THPT có độ tuổi từ 16 - 18, độ tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi này
các em tiếp tục có nhiều thay đổi, khủng hoảng vì sự phát triển rõ rệt về cơ thể,
thay đổi tâm sinh lý, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Đây là độ tuổi muốn
khẳng định “Cái tơi cá nhân” nên có nhu cầu tự khẳng định mình rất cao thể hiện
ở chỗ: khơng muốn tham gia vào những sinh hoạt bó buộc của gia đình, muốn có
quyền riêng tư, thích tranh luận và hay nhận xét đánh giá về người khác ... ngại
tiếp xúc và chia sẻ với người lớn, người thân hoặc giấu kín những khó khăn, vấp
ngã của bản thân mình và đặc biệt là vô cảm trước những sự vật hiện tượng xảy ra
xung quanh mình.
Mặt khác trong nhà trường hiện nay, tình trạng chú trọng nhiều đến việc dạy
chữ, nặng về quan niệm học để thi đỗ đạt, chạy theo bằng cấp, chạy theo thành tích
nên việc giáo dục hướng các em đến các hoạt động thiện nguyện vì lợi ích cộng
đồng chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, học sinh thiếu thực tế và
trải nghiệm. Chính vì vậy, học sinh phổ thông hạn chế rất nhiều trong giao tiếp ứng
xử, xử lý các tình huống trong học tập, vô cảm với mọi thứ trong cuộc sống. Để
giúp các em vượt qua, đứng vững trước những thay đổi phức tạp và nhiều thử
thách trong giai đoạn này chúng ta cần trang bị cho các em kỹ năng sống, hướng
các em đến với các hoạt động ý nghĩa, giúp ích cho cộng đồng. Từ đó giáo dục
học sinh lịng nhân ái, bao dung và lương thiện, góp phần xây dựng mơi trường
học tập lành mạnh, an tồn và hạnh phúc.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống quý báu đã trở thành đạo lý là:
“Thương người như thể thương thân” nhưng ngày nay, khi nền kinh tế phát triển,
xã hội tiến bộ thì lại diễn ra một nghịch lý: Con người sống dửng dưng lạnh nhạt
với nhau. Đó là lối sống vơ cảm đang lan tràn trong học sinh, nó trở thành nguy cơ
lớn cho xã hội và là một thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục.
Bệnh vô cảm lây lan rất nhanh trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong học sinh
với các mức độ và các biến chứng khác nhau, gây ra các hệ lụy khôn lường. Đối
với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim
con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác.


3


Đối với gia đình, xã hội: vơ cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay
của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con
người và vận mệnh dân tộc.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến bệnh vơ cảm của giới trẻ hiện nay, cụ thể:
- Nguyên nhân từ bản thân mỗi người:
+ Có thể những người vơ cảm do họ bị ngoại cảnh tác động, hoặc bị cái xấu
hãm hại nên mất niềm tin vào cuộc sống.
+ Do lối sống ích kỷ thực dụng, hưởng thụ người ta thấy cuộc sống đơn
điệu, vô nghĩa dẫn đến những cảm xúc đạo đức bị hạn chế thậm chí bị triệt tiêu.
+ Một số người sống thiếu bản lĩnh, sống khép mình, sợ va chạm, khơng
muốn những mất mát, khổ đau của người khác đụng chạm vào sự bình an thanh
thản trong lịng mình và cuộc sống của mình.
- Ngun nhân từ gia đình:
+ Một số gia đình chưa coi trọng việc giáo dục con cái về sự đồng cảm, yêu
thương giúp đỡ nhau và biết bao dung, tha thứ cho người khác.
+ Có nhiều bậc cha mẹ, phụ huynh thiếu gương mẫu về lối sống và giao tiếp.
+ Cha mẹ quá cưng chiều con nên sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu vô lối
của con một cách vô điều kiện, nên tạo cho con lối sống chỉ biết nhận, không biết
cho, sống nghèo nàn cảm xúc,vơ tâm trước tình người, làm ngơ trước nỗi đau của
người khác.
- Nguyên nhân từ nhà trường:
+ Giáo dục phiến diện không đầy đủ, chỉ chủ yếu chạy đua theo thành tích
về văn hố, ít quan tâm hoặc chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức (môn giáo dục công
dân chỉ dạy qua loa chiếu lệ vì là mơn phụ, khơng rèn luyện kỹ năng sống) thiên về
dạy chữ, nhẹ về dạy người.
+ Hiện nay, một bộ phận giáo viên ít quan tâm đến số phận, hồn cảnh khó

khăn, tâm sự vui buồn của học sinh, có xu hướng phai nhạt tình u thương. Đi dạy
là trách nhiệm, là nghĩa vụ nên ít gần gũi và xây dựng tình u thương gắn bó với
học sinh.
+ Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng xã hội cũng gây nhiều bất ổn cho giáo
dục đạo đức lối sống, giữa lý thuyết và thực tế chênh nhau khá lớn.
- Nguyên nhân từ xã hội:
+ Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách thức làm
việc, tư duy, sự giao tiếp làm cho giới trẻ không quan tâm những việc xung quanh,
khi thế giới mạng xã hội, những blog xuất hiện, lớp trẻ tự do thể hiện mình - khi
giam mình quá lâu trong thế giới ảo sẽ trở nên trầm cảm và vô cảm.
4


+ Nền kinh tế thị trường một mặt phát huy được một số giá trị đạo đức
truyền thống và sản sinh ra những giá trị mới, nhưng mặt khác nó lại tạo điều kiện
cho cái tôi phát triển cực đoan, đề cao giá trị vật chất nảy sinh cách sống ích kỷ,
lãng quên trách nhiệm cộng đồng.
+ Những tiêu cực của lối sống phương tây qua sách báo, phim ảnh, mạng …
làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị mai một, con người ít quan tâm lẫn nhau,
sống co mình trong thế giới riêng theo kiểu “đèn nhà ai , nhà nấy rạng ”.
- Những khó khăn khi thực hiện các hoạt động hướng thiện cho học sinh
thông qua hình thức trải nghiệm ở Trường THPT ...........
Do đại dich Covid 19 kéo dài khiến cho các hoạt động tập thể trong và ngoài
nhà trường bị gián đoạn, các hoạt động trải nghiệm cũng bị hạn chế. Đặc biệt gây
khó khăn cho việc kêu gọi ủng hộ quỹ từ thiện do ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
của người dân, đồng thời ảnh hưởng khơng ít đến các hoạt động thiện nguyện của
các em học sinh vì khơng được phép tổ chức các hoạt động đông người.
- Là một giáo viên cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp giáo dục, tơi đã lắng
đọng nơi bản thân mình nhiều bài học tinh thần vô giá, những kinh nghiệm giáo
dục sâu sắc, tôi đã khơi dậy những khát vọng của tuổi trẻ qua các hoạt động thiết

thực, đào tạo học sinh bao thế hệ có lối sống tốt đẹp để họ trở thành những con
người hữu ích, góp phần xây dụng một xã hội tốt đẹp.
- Có thể nói, so với nhiều nghề khác trong xã hội, nghề sư phạm đòi hỏi phải
nỗ lực sống hướng thiện nhiều nhất. Bởi vì nếu bản thân khơng nỗ lực sống hướng
thiện thì chúng ta sẽ khơng có tư cách để dạy bảo điều gì đó cho bất cứ ai. Ý thức
được trách nhiêm trọng đại đó của mình, tơi đã khơng ngừng học hỏi và khẳng
định lẽ sống hướng thiện đúng đắn của bản thân mình để làm gương và tạo niềm
tin cho bao thế hệ học sinh. Đã tạo cho các em một sân chơi lành mạnh thông qua
các hoạt động gây quỹ thiện nguyện giúp những thân phận, những mảnh đời nghiệt
ngã vượt qua nỗi bất hạnh, thiếu may mắn vươn lên, ổn định đời sống hịa nhập
cộng đồng.
Thơng qua các hoạt động thiện nguyện này nhằm giáo dục tinh thần tương
thân tương ái, giúp học sinh không chỉ biết sống cho bản thân, gia đình mà cịn
phải biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; đó là lý tưởng sống cao đẹp
của tuổi trẻ mà thời đại nào cũng cần phải có.
2. Các giải pháp:
2.1 . Thành lập CLB thiện nguyện tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh
trường THPT ...........
Bản thân nhận thấy trong môi trường học đường cần tạo ra những sân chơi
lành mạnh giúp học sinh được tham gia và trải nghiệm. Từ đó giúp cho các em
phát triển tồn diện về trí tuệ lẫn tâm hồn, đồng thời rèn luyện tốt 5 phẩm chất của
người học sinh đó là: yêu nước - nhân ái - chăm chỉ - trung thực - trách nhiệm.
5


Bằng những kinh nghiệm thực tiễn tôi đã tiến hành thành lập CLB thiện
nguyện trong nhà trường (ban đầu với tên gọi CLB tình nguyện).
Cách thực hiện như sau:
- Tìm hiểu và nắm bắt các hoạt động mà học sinh đang tham gia vào như
một sân chơi lành mạnh từ đó hướng cho các em tham gia vào hoạt động gây quỹ

giúp bạn nghèo và những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
- Câu lạc bộ thiện nguyện được thành lập với sự phối kết hợp của tổ chức
đoàn trường và 36 GVCN.
- Thông qua GVCN cho học sinh các khối lớp đăng ký tham gia câu lạc bộ
thiện nguyện, lập danh sách các thành viên CLB.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên CLB như: Chủ nhiệm và
phó chủ nhiệm CLB, thủ quỹ ( người nắm giữ quỹ cho CLB), chia CLB thành các
nhóm nhỏ (trong đó có phân cơng 1 nhóm trưởng để hướng dẫn và theo dõi), giao
nhiệm vụ cụ thể hàng tuần cho các nhóm.

- Thơng qua tổ chức đồn trường đưa hoạt động của CLB thiện nguyện vào
tổ chức đoàn như một hoạt động chính của đồn thanh niên.

6


- Nắm bắt nhu cầu thực tế của học sinh trong nhà trường để có kế hoạch gây
quỹ, dựa vào số đông học sinh như: nhu cầu mua khẩu trang chống dịch, mua tất
đi dày để học môn thể dục và quốc phòng, đồ dùng các nhân, các loại đồ ăn
vặt…. . Từ đó đưa vào hoạt động bán hàng gây quỹ.
- Nâng cao nhận thức của các thành viên CLB về hoạt động thiện nguyện,
mỗi thành viên phải xác định rõ nhiệm vụ của mình khi tham gia vào việc gây quỹ,
xem việc gây quỹ thiện nguyện là trách nhiệm chứ không phải tham gia cho vui.

- Vận dụng số đơng thành viên của CLB để đa dạng hóa các hoạt động gây
quỹ như: trồng rau trong vườn trường, thu gom giấy loại và ve chai, bán hàng và
giao hàng tận lớp, kêu gọi thầy cô, phụ huynh và học sinh mua hàng ủng hộ nhóm
thiện nguyên gây quỹ trên trang Facebook của CLB vào các dịp lễ như; ngày
20/11, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày lễ Noel, Tết cổ truyền…., kêu gọi góp quỹ hàng

tuần, kêu gọi ủng hộ quỹ từ những học sinh cũ thành đạt ….

7


- Tạo môi trường hoạt động vui vẻ với đa dạng các hoạt động, có sự động
viên khen thưởng của CLB và tổ chức đoàn thanh niên.
- Mỗi thành viên trong CLB đều phải có kế hoạch gây quỹ cụ thể báo cáo
các hoạt động do mình phụ trách. Cuối tuần người phụ trách CLB kiểm tra, đánh
giá và khen thưởng.
2.2- Cách thức tiến trình thực hiện :
Thực hiện dựa trên 3 hoạt động chính : Hoạt động gây quỹ thiện nguyện,
hoạt động trải nghiêm vì cộng đồng và hoạt động sẻ chia góp phần xoa dịu nỗi
đau của cộng đồng.
TT

HOẠT ĐỘNG

THỜI GIAN

HÌNH THỨC

KẾT QUẢ

CỤ THỂ

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN


THỰC HIỆN

Trong suốt
năm học

1.

Bán hàng
gây quỹ

Bán khẩu trang và
các loại tất cho học
sinh trong nhà
trường.

Số tiền lãi thu từ việc
bán khẩu trang trung
bình từ 500 ngàn đồng
đến 1 triệu đồng/
tháng.

Vào các dịp
Bán hoa vào các dịp Số tiền thu được từ
Tết cổ truyền. Tết cổ truyền.
việc bán hoa vào các
dịp lễ tết từ 4 triệu
đồng đến 5 triệu đồng.
Vào dịp lễ
Chuyển phát quà
Số tiền thu về cho mỗi

Noel, 20/11,
tận nơi cho người đặt dịp từ 4 triệu đồng đến
8/3, 20/10….. hàng.
5 triệu đồng.

2.

Các dịch vụ
gây quỹ

3.

Vào ngày - Trồng rau
Trồng rau
nghỉ và đầu - Trồng hoa
vườn trường
giờ các buổi
gây quỹ
- Trồng cây ăn quả
sáng thứ 7.

1lần/tháng
Làm dịch vụ rửa xe
vào ngày Chủ vào ngày nghỉ.
nhật.

Số tiền thu về cho mỗi
lần gần 2 triệu đồng.
Mỗi lần thu hoạch từ 1
triệu đến 2 triệu đồng.


4.

Bỏ tiền tiết
kiệm gây
quỹ.

Trong suốt
năm học.

Động viên các thành
viên CLB thiện
nguyện bỏ tiền vào
ống tiết kiệm của
CLB hằng tuần.

Mỗi tháng thu được
từ 200k đến 500k từ
các thành viên CLB
hoặc các HS trong
trường .

5.

Kêu gọi ủng Trong suốt

Kêu gọi học sinh cũ

Một số học sinh cũ và
8



hộ học sinh
nghèo vượt
khó.

6.

năm học.

(đã thành đạt) và phụ phụ huynh ủng hộ từ
huynh ủng hộ tiền
100k đến 500k / lần
vào quỹ.

Trong suốt
năm học.

- Phối kết hợp với
đồn trường đóng
thùng phân loại rác.

Thu gom ve
chai và giấy
loại.

- Mỗi học sinh phải
có ý thức giữ gìn
mơi trường bằng
cách: bỏ rác vào các

thùng phân loại rác.
Vào các mùa
thi (TS vào
lớp 10,

Tham gia tiếp sức
mùa thi.

TNTHQG)

7.

8.

Hoạt động
tình nguyện.

Hoạt động
sẻ chia góp
phần xoa

- Mỗi lần bán được từ
300k đến 500k.
- Giúp giữ gìn khn
viên trường luôn sạch
đẹp.

Được trải nghiệm
những việc làm ý
nghĩa đối với cộng

đồng.

Vào ngày chủ Tham gia hoạt động
nhật.
bảo vệ môi trường
xanh sạch đẹp (lao
động, nhặt rác, trồng
và chăm sóc cây
xanh xung quanh
khuôn viên trường
học)

- Phát huy và rèn
luyện tốt phẩm chất:
chăm chỉ và trách
nhiệm của người HS.

Ngày 27/7
hằng năm tại
tượng đài liệt
sỹ Quỳnh
Châu.

Tham gia dọn vệ
sinh và thắp nến tri
ân tại nghĩa trang liệt
sĩ nhân Ngày 27/7.

Phát huy được tinh
thần yêu nước và sống

có trách nhiệm ghi
nhớ cơng ơn những
người đã khuất vì nền
hịa bình của dân tộc.

Vào ngày
LĐCS và các
dịp chuẩn bị
cho vụ cấy
hái.

Tham gia làm thủy
lợi nội đồng giúp bà
con nông dân nạo
vét kênh mương.

Phát huy được 2 trong
5 phẩm chất tốt đẹp
của người HS: sống
chăm chỉ và có trách
nhiệm với cộng đồng.

Ngày 27/7
hằng năm

Thăm hỏi mẹ Việt
Phát huy được tinh
Nam Anh hùng và
thần yêu nước và sống
các GĐ thương binh, có trách nhiệm ghi


- Giữ cho khn viên
trường luôn sạch đẹp.

9


dịu nỗi đau
của cộng
đồng.

liệt sỹ.

nhớ công ơn những
người đã khuất và
những người có cơng
vì nền hịa bình của
dân tộc.

1 lần/ tháng

Thăm hỏi các cụ già
sống neo đơn.

Phát huy được lòng
nhân ái và nêu cao
tinh thần trách nhiệm
của tuổi trẻ đối với
người già.


Trong suốt
năm học, cả
dịp nghỉ hè

Thắp hương chia sẻ
nỗi đau thương mất
mát với gia đình HS
và các gia đình đặc
biệt khó khăn có
người bị nạn .

Phát huy được lịng
nhân ái và nêu cao
tinh thần trách nhiệm
của tuổi trẻ đối với
cộng đồng.

Trong suốt
thời điểm
những ngày
đầu phòng
chống dịch
Covid 19

Phát khẩu trang và
nước sát khuẩn cho
người nghèo phòng
chống dịch bệnh

Phát huy được tình

u nước, lịng nhân ái
và nêu cao tinh thần
trách nhiệm của tuổi
trẻ đối với cộng đồng.

Covid-19 .

Vào dịp đầu Ủng hộ sách giáo
năm học và khoa cho các bạn
trong đợt xẩy học sinh nghèo.
ra lũ lớn ở
miền trung.

Biết chia sẻ những
khó khăn, biết đồng
cảm với những người
nghèo.

Vào mùa
Đơng hằng
năm.

Ủng hộ áo ấm mùa
đơng cho các bạn
học sinh có hồn
cảnh khó khăn…. .

Thể hiện được lòng
nhân ái và tinh thần
trách nhiệm (lá lành

đùm lá rách) đối với
cộng đồng xung
quanh.

Trong suốt
năm học

Ủng hộ tiền cho các
bạn học sinh trong
trường có hồn cảnh
khó khăn bị tai nạn
nặng và bị bệnh
hiểm nghèo phải
điều trị ở bệnh viện.

Giúp phát triển về
nhân cách sống đẹp
của tuổi trẻ, phát huy
tinh thần trách nhiệm,
biết yêu thương, giúp
đỡ những người nghèo
khổ trong cộng đồng.
10


Vào dịp tết cổ Trao quà cho các bạn
truyền.
học sinh nghèo và
những người nghèo
ở các vùng lân cận

vào dịp tết cổ truyền.

Chia sẻ yêu thương và
động viên tinh thần
với những người
nghèo giúp cho họ có
một cái Tết ấm áp tình
người.

Trong suốt
năm học

Giúp phát triển về
nhân cách sống đẹp
của tuổi trẻ, phát huy
tinh thần trách nhiệm,
biết yêu thương, giúp
đỡ những người bất
hạnh trong cộng đồng.

Thăm hỏi và chia sẻ
với những mảnh đời
bất hạnh ở các vùng
lân cận.

3. Hoạt động trải nghiệm (ngoài giờ lên lớp):
3.1. Hoạt động gây quỹ thiện nguyện.
3.1.1. Bán khẩu trang phòng dịch Covid 19, các loại tất chân 4 mùa và
các sản phẩm là nhu cầu thiết yếu của học sinh.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang chống dịch nơi đông

người cũng như nắm bắt được ưu thế của việc bán khẩu trang cho số đông học sinh
(trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid 19) và nhu cầu dùng tất 4 mùa phục vụ
môn học thể dục. Đồng thời giúp cho các em HS có cơ hội mua khẩu trang và tất
rẻ tiền, chất lượng. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của học sinh, bản thân tôi đã
chủ động lập kế hoạch bán hàng giúp CLB thiện nguyện thực hiện.
Cách thức thực hiện:
- Bản thân tơi đã chủ động tìm hiểu nguồn hàng để nhập và có kế hoạch hộ
trợ vốn ban đầu giúp CLB.
- Giao hàng cho các thành viên CLB quản lý. (có ghi chép cụ thể và hướng
dẫn thực hiện)

11


Hình ảnh ghi chép việc lấy hàng và giao hàng của thành viên CLB thiện nguyện

Hình ảnh thành viên CLB thiện nguyện tiếp nhận hàng taị phòng bán hàng
thiện nguyện
- Đăng tin và kêu gọi mua hàng ủng hộ gây quỹ thiện trên trang Facebook của
CLB thiện nguyện hàng tuần.

Những hình ảnh được chụp trên trang Facebook CLB thiện nguyện đăng tin kêu
gọi mọi người ủng hộ mua hàng gây quỹ.
12


- Phối kết hợp với đoàn trường để lan tỏa việc bán hàng rộng rãi cho tất cả
các đối tượng khách hàng trong và ngồi nhà trường.

Hình ảnh ghi lại từ trang Facebook của đoàn trường kết hợp chia sẻ ủng hộ

hoạt động bán hàng của Team thiện nguyện
- Phân công cho các thành viên CLB bán hàng, giao hàng vào các giờ giải lao
và các ngày nghỉ.

Các thành viên CLB thiện nguyện bán, ship khẩu trang, tất trong và ngoài trường học.
Kết quả đạt được từ trải nghiệm bán hàng:
+ Các em HS trong CLB được trải nghiệm từ thực tế cơng việc kinh doanh,
giúp cho các em có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, phát huy khả
năng giao tiếp và năng lực kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho các em định hướng
nghề trong tương lai dễ dàng hơn.
+ Giúp các em HS cảm nhận được giá trị nhân văn từ cơng việc có ý nghĩa
với cộng đồng và có tác dụng lan tỏa rộng rãi cho các thế hệ học sinh kế tiếp.
+ Gây được số tiền quỹ đáng kể, hộ trợ cho học sinh nghèo và những mảnh
đời bất hạnh trong cuộc sống.
+ Số tiền lãi khoảng 500k - 1 triệu đồng/ tháng từ việc bán hàng được công
khai và lên kế hoạch trao cho các hoạt động thiện nguyện theo đợt. (trao cho các
13


học sinh mồ côi, học sinh nghèo tai nạn nằm viện cho các cụ già sống neo đơn, cho
người nghèo bệnh tật….)
3.1.2. Dịch vụ ship quà vào các ngày lễ (Noel, 20/11, 8/3, 20/10).
Nắm bắt được tâm lý của phụ huynh hiện nay có nhu cầu muốn tặng quà
hấp dẫn cho các bé và nhiều HS muốn tặng quà cho bạn nhân dịp lễ giáng sinh do
ông già Noel tặng. Các thành viên CLB thiện nguyện nẩy sinh ý tưởng làm dịch vụ
“Ông già Noel ship quà”.
Cách thức thực hiện:
- Đăng tải thông tin kêu gọi cộng đồng mạng tham gia ủng hộ: dịch vụ đặt
quà ship tận nơi để gây quỹ thiện nguyện.


- Phân công cho các thành viên CLB lập danh sách ghi tên và địa chỉ của
người đặt hàng, mua quà, gói quà và ship quà.
- Thuê một số trang phục cho các thành viên CLB đóng vai “Ông già Noel”
đi ship quà.
- Các thành viên thực hiện ship hàng vào các buổi nghỉ và các ngày nghỉ.

14


Các thành viên CLB thiện nguyện ship quà tận nhà người đặt hàng và ship tận
lớp học cho các bạn HS có nhu cầu tặng bạn nhân dịp lễ Noel.
Kết quả đạt được từ trải nghiệm trên:
+ Giúp các em HS cảm thấy tự tin hơn khi tiếp cận với mọi người, được
tham gia những trải nghiệm đầy thú vị và mang lại niềm vui cho nhiều người, có
tính chất lan tỏa trong cộng đồng.
+ Các em HS trong CLB được trải nghiệm từ thực tế công việc kinh doanh,
giúp cho các em có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, phát huy khả
năng giao tiếp và năng lực kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho các em định hướng và
lựa chọn nghề trong tương lai dễ dàng hơn.
+ Gây được số tiền quỹ đáng kể, hộ trợ cho học sinh nghèo và những mảnh
đời bất hạnh trong cuộc sống.
+ Số tiền lãi 3 triệu - 4 triệu đồng cho 1 lần thực hiên từ việc bán và ship
hàng được công khai và lên kế hoạch trao cho các hoạt động thiện nguyện theo đợt.
(Được trao cho các học sinh mồ côi, học sinh nghèo bị tai nạn nằm viện, các cụ già
sống neo đơn và người nghèo bệnh tật….)
3.1.3. Dịch vụ bán và ship hoa nhân dịp Tết cổ truyền và Tết táo quân.
Nhận thấy vào các dịp lễ Tết nhu cầu mua hoa là không thể thiếu đối với mọi
người dân Việt nam. Đồng thời vận dụng số đông các cán bộ giáo viên trong nhà
trường và đông đảo phụ huynh, học sinh. CLB thiện nguyện đã lập kế hoạch bán
và ship hoa gây quỹ thiện nguyện.

Cách thức thực hiện:
- Đăng tải thông tin kêu gọi cộng đồng mạng tham gia ủng hộ: dịch vụ đặt
hoa ship tận nơi và mua hoa tại điểm bán hàng nhân dịp Tết để gây quỹ thiện
nguyện.

15


Hình ảnh đăng bài kêu gọi mọi người mua hoa Tết ủng hộ gây quỹ thiện nguyện,
được chụp trên trang Facebook của CLB thiện nguyện.
- Phân công cho các thành viên CLB lập danh sách ghi tên và địa chỉ của
người đặt hoa, mua hoa, gói và ship tận tay người đặt hàng.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên CLB : gồm bộ phận nhập
hoa, bán hoa và ship hoa.
- Liên hệ mượn hoặc thuê địa điểm để bán hoa gần chợ Tuần.

Các thành viên CLB thiện nguyện bán hoa gây quỹ dịp Tết táo quân và Tết
nguyên đán.
Kết quả đạt được từ trải nghiệm bán hoa dịp Tết :
+ CLB thiện nguyện được nhiều người ủng hộ mua hoa, được hịa vào
khơng khí nhộn nhịp của những ngày giáp Tết.
+ Các em HS cảm nhận được tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cái
Tết cổ truyền, giúp cho các em phát huy tinh thần yêu nước và lòng nhân ái.
+ Các em HS được trải nghiệm từ thực tế công việc kinh doanh, giúp cho
chúng có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, phát huy khả năng giao
tiếp và năng lực kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho các em định hướng và lựa chọn
nghề trong tương lai dễ dàng hơn.
+ Số tiền lãi từ 4 triệu đến 5 triệu mỗi lần cho việc bán và ship hoa đã tặng
cho HS nghèo và người nghèo vào dịp Tết với mong muốn chia sẻ yêu thương để
làm cho cáiTết cổ truyền trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn.

3.1.4. Dịch vụ rửa xe gây quỹ thiện nguyện.
Nhận định từ tình hình thực tế: nhân dân trên địa bàn phần lớn là các bậc
phụ huynh, thầy cô và các em học sinh, phương tiện đi lại chủ yếu là xe máy điện
và xe máy mà nhu cầu rửa xe là rất cần thiết. Bởi vậy CLB thiện nguyện đã lên kế
hoạch mở dịch vụ rửa xe gây quỹ thiện nguyện.
Cách thức thực hiện:
16


- Kết hợp với đồn trường đăng tải thơng tin trên trang Facebook kêu gọi
cộng đồng mạng tham gia ủng hộ: dịch vụ rửa xe gây quỹ thiện nguyện.

Hình ảnh đăng tải trên trang Facebook của đoàn trường để kêu gọi đông đảo các
thành phần tham gia ủng hộ rửa xe gây quỹ thiện nguyện.
- Thực hiện mỗi tháng 1 lần vào ngày chủ nhật.
- GV đứng đầu CLB liên hệ để mượn địa điểm ở khu vực Tuần và dụng cụ
rửa xe.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm thành viên của CLB thực hiện.

Các thành viên CLB thiện nguyện tham gia rửa xe máy gây quỹ thiện
nguyện vào ngày Chủ nhật.
Kết quả đạt được từ trải nghiệm dịch vụ rửa xe:
+ Các em HS được tham gia vào sân chơi lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã
hội, chúng cảm thấy hào hứng khi được làm việc tập thể và được trải nghiệm công
việc mới mẻ có ý nghĩa.
17


+ Chúng cảm nhận được giá trị đích thực của lao động, biết tôn trọng những
đồng tiền do bàn tay mình làm ra để giúp đỡ những người nghèo khổ.

+ Tổng số tiền thu được từ việc rửa xe là khoảng 2 triệu đồng/ lần, đã lên kế
hoạch ủng hộ học sinh nghèo trong trường và bỏ vào quỹ thiện thiện nguyện để
hoạt động cho những lần tiếp theo.
3.1.5. Trồng rau, củ quả sau khuôn viên trường học để gây quỹ thiện
nguyện.
Bản thân nhận thấy cần vận dụng sức trẻ từ HS để làm cho khuôn viên
trường trở nên xanh - sạch - đẹp. Từ đó đã nẩy ý tưởng cho cơng trình “Vườn rau
thanh niên”, tận dụng khoảnh đất trống sau khuôn viên viên trường học để tạo ra
cho các em một sân chơi có thu nhập từ việc trồng rau, củ quả.
Cách thức thực hiện:
- Trình kế hoạch cho cơng trình “vườn rau thanh niên” và nhận được sự
đồng lịng và nhất trí cao từ BGH nhà trường.
- Bản thân đã lên kế hoạch cụ thể: mua dụng cụ cuốc, xẻng, vịi tưới nước,
phân bón, hạt và cây giống, để xin kinh phí trồng cây và rau quả trong khu vực đất
trống của trường.
- Phân công nhiệm vụ thực hiện cho các nhóm của CLB như: cuốc đất, trồng
cây, gieo hạt, chăm sóc và tưới nước mỗi ngày (có giám sát và kiểm tra của trưởng
và phó nhóm).

Hình ảnh các thành viên CLB thiện nguyện cuốc đất, bón phân, trồng rau, chăm
sóc và tưới cây mỗi sáng sớm và sau giờ tan học hằng ngày.
- Đến vụ thu hoạch, đăng tải thơng tin trên Facebook của đồn trường kêu
gọi thầy cô, phụ huynh và học sinh ủng hộ mua rau, củ quả sạch để gây quỹ thiện
nguyện.

18


Hình ảnh ghi lại từ trang Facebook của đồn trường kêu gọi mua rau ủng hộ
CLB thiện nguyện gây quỹ.

Kết quả đạt được từ trải nghiệm trồng rau quả:
+ Giáo dục phát huy phẩm chất tốt đẹp của người học sinh: chăm chỉ và
trách nhiệm.
+ HS rất hào hứng với công việc trồng rau, củ quả, tham gia một cách nhiệt
tình trách nhiệm. Xem đây là một hoạt động bổ ích, tạo cho khuôn viên trường học
một môi trường xanh - sạch - đẹp và có lợi ích kinh tế.
+ Hoạt động có tính chất lan tỏa, giúp cho việc giáo dục ý thức tự giác trong
lao động của các đối tượng HS trong nhà trường.
+ Được sự hưởng ứng của các cán bộ GV, nhân viên và đông đảo học sinh
trong nhà trường.
+ Số tiền thu hoạch rau quả cho mỗi đợt từ 2 triện đến 3 triệu đồng, được
tặng cho đối tượng học sinh nghèo mồ côi.
3.1.6. Hoạt động thu gom ve chai và giấy loại:
Thực trạng cho thấy hiện tượng học sinh vứt giấy loại bừa bộn sau các buổi
học và ném vỏ chai sau khi giải khát khắp nơi trong khuôn viên trường học làm ô
nhiễm môi trường và mất mĩ quan khuôn viên trường học. CLB thiện nguyện đã
kết hợp với đồn trường làm cơng trình “thùng đựng rác tái chế”.
Cách thức thực hiện:
- Phối kết hợp với đồn trường đóng thùng phân loại rác: “thùng đựng rác
tái chế”
- Yêu cầu mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn mơi trường bằng cách: bỏ rác
vào các thùng phân loại rác (giấy loại, ve chai) để bán gây quỹ thiện nguyện.
(Được đoàn trường đưa vào quy chế cộng và trừ điểm cá nhân và tập thể.)
- Các thành viên CLB thiện nguyện chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện
việc bán để gây quỹ.
19


Hình ảnh thùng đựng rác tái chế, cơng trình kết hợp giữa đoàn trường và CLB
thiện nguyện.

Kết quả đạt được từ “cơng trình thùng rác tái chế”:
+ Giáo dục học sinh phát huy ý thức trách nhiệm đối với việc giữ gìn và bảo
vệ mơi trường xung quanh.
+ Giữ cho khn viên trường học ln sạch đẹp.
+ Hoạt động có tính chất lan tỏa, giúp cho việc giáo dục ý thức chung của
các đối tượng HS trong nhà trường.
+ Được sự hưởng ứng của các cán bộ GV, nhân viên và đông đảo học sinh
trong nhà trường.
+ Số tiền bán ve chai, giấy loại mỗi lần khoảng 1 triệu đồng được bỏ vào
quỹ thiện nguyện, sau đó lên kế hoạch tặng cho học sinh nghèo và những hoàn
cảnh nghiệt ngã trong cộng đồng, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
3.4.7. Kêu gọi ủng hộ những mảnh đời bất hạnh trên trang Facebook
của CLB thiện nguyện.
Chứng kiến những mảnh đời bất hạnh trong và ngoài nhà trường, rất cần sự
chia sẻ và giúp đỡ để hộ trợ họ phần nào bớt chút khó khăn vươn lên trong cuộc
sống. CLB thiện nguyện đã kêu gọi ủng hộ từng các nhân trên trang Facebook, có
đăng tải từng hồn cảnh cụ thể.
Cách thức thực hiện :
- Đăng tải hình ảnh những trường hợp HS nghèo gặp rủi ro, những mảnh đời
bất hạnh cần sự giúp đỡ lên trang Facebook của CLB thiện nguyện và trang cá
nhân kêu gọi ủng hộ. (phần lớn những người ủng hộ là thầy cô, phụ huynh, các HS
đang học và HS cũ thành đạt).
- Cử đại diện các thành viên CLB ghi chép và tổng hợp số tiền ủng hộ trao
tận tay người được giúp đỡ (có sao kê và công khai rõ ràng trên trang Facebook
của CLB thiện nguyện).
20


Những hình ảnh chụp từ trang Facebook CLB thiện nguyện, kêu gọi giúp đỡ
những mảnh đời bất hạnh.

Kết quả đạt được từ việc kêu gọi ủng hộ chương trình thiện nguyện:
+ Giúp cho học sinh nghèo được nhận sự chia sẻ từ cộng đồng, vơi đi những
khó khăn đáng kể, có cơ hội chữa bệnh, có điều kiện đến trường và có động lực
học tập tốt hơn.
+ Hoạt động có tính chất lan tỏa, giúp kết nối giữa các tấm lịng từ thiện với
những học sinh và người nghèo có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Được sự hưởng ứng của các cán bộ GV, nhân viên với đông đảo học sinh
cũ và những HS đang học trong nhà trường.
+ Số tiền ủng hộ thu được từ 5 triệu đến 70 triệu đồng cho mỗi trường hợp
được kêu gọi giúp đỡ trên trang Facebook của CLB. (Đại diện CLB thiện nguyện
chịu trách nhiệm trao quà tận tay người được giúp đỡ, có sao kê và cơng khai.)

Đại diện đồn trường và thành viên CLB thiện nguyện đã thắp hương chia sẻ nỗi
đau mất mẹ với gđ em Hà Văn Quân lớp 12A9 hộ nghèo người dân tộc Thái và
trao số tiền kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng gần 70 triệu đồng.
21


Đại diện đoàn trường và thành viên CLB thiện nguyện đến thăm động viên vàtrao
số tiền 20 triệu đồng kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng cho em Hồ Công Huy lớp 11A8
khơng có bố, mẹ bỏ đi từ khi em 2 tuổi, ở với bà ngoại 72 tuổi và chị gái bị thần
kinh thực vật nằm một chỗ 25 năm.

Đại diện thành viên CLB thiện nguyện trao quà và số tiền ủng hộ gần 5 triệu đồng
cho em Hoàng Văn Hòa hs lớp 8 trường THCS Quỳnh Tam, gđ đặc biệt khó khăn
bố mất sớm, mẹ bị bệnh thận nặng .

Thành viên CLB thiện nguyện trao quà của nhà hảo tâm cho em Hòa lớp 11A6 và
em Quyết lớp 10A6 có hồn cảnh đặc biêt khó khăn với số tiền 1triệu đồng.
22



Đại diện CLB thiện nguyện trao tiền quyên góp từ cộng đồng cho em Tuấn 11A3
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn nặng với số tiền 26 triệu đồng.

Hình ảnh đại diện CLB thiện nguyện trao quà của học sinh cũ cho 24 bạn nghèo
trong trường và các em nghèo vùng lũ ở Quảng Bình đã được đăng tải trên trang
Facebook của CLB thiện nguyện.

23


Đại diện thành viên CLB thiện nguyện trao quà của tập thể lớp 12A6 cho 2 anh
em: bạn Tuấn 12A3 và bạn Linh 10A3 hộ nghèo bị tai nạn nặng trên đường đi học
về phải điều trị lâu dài tại bệnh viện.

Đại diện thành viên CLB thiện nguyện trao số tiền gần 2 triệu đồng của
các nhà hảo tâm cho em Thái Tuấn lớp 12A9 bị tai nạn nặng không có bố mẹ, ở
với bà.
3.4.8. Hoạt động bỏ tiền tiết kiệm gây quỹ thiện nguyện.
Để giáo dục tinh thần tương thân tương ái, giúp học sinh không chỉ biết sống
cho bản thân, gia đình mà cịn phải biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Biết giúp đỡ và sẻ chia cho những người nghèo khổ xung quanh, với phương châm
24


“Lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Bản thân tôi đã hướng các
thành viên CLB thiện nguyện tham gia vào việc bỏ tiền tiết kiệm gây quỹ giúp bạn nghèo.
Cách thức và kết quả thực hiện :
- Kêu gọi các thành viên CLB thiện nguyện góp quỹ hàng tháng vì bạn

nghèo (số tiền tùy tâm từ việc bớt tiền ăn vặt bỏ vào lợn tiết kiệm).
- Phân công nhiệm vụ cho thủ quỹ thu nhận và ghi chép số tiền tùy tâm
đóng góp của các thành viên CLB, công khai sau mỗi lần đập lợn tiết kiệm.

- Số tiền tiết kiệm hằng tháng khoảng 200 ngàn đến 400 ngàn được trao cho
các bạn nghèo vượt khó trong nhà trường nhằm động viên tinh thần và hộ trợ chút
ít kinh phí học tập.)

Thơng qua hoạt động này nhằm giáo dục HS sống biết sẻ chia, phát huy
truyền thống tương thân tương ái, biết yêu thương những người nghèo khổ và giúp
các em tránh được bệnh thờ ơ, vô cảm với cuộc sống xung quanh.
3.2. Hoạt động trải nghiệm vì cộng đồng.
3.2.1. Hoạt động tình nguyện.
3.2.1.1 Tham gia tiếp sức mùa thi:
Để đẩy mạnh phong trào thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, hướng các
em tới những hoạt động lành mạnh bổ ích với những trải nghiệm quý báu. Bản
25


×