Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THUYẾT MINH CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.36 KB, 15 trang )

Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích “Truyền Kỳ Mạn Lục” – Nguyễn Du)
I.

Khái quát nội dung và nghệ thuật:


“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được
mệnh danh là “áng thiên cổ kỳ bút”. Truyện kể về cuộc đời, số
phận oan khốc của Vũ Nương và bi kịch cuộc đời bị chính
người chồng thân u của mình đẩy đến chỗ phải trẫm mình
xuống sơng Hồng Giang.



Mặc dù Vũ Nương đã tìm mọi cách để giữ hạnh phúc nhưng
do Trương Sinh quá đa nghi, cả ghen, độc đoán, vũ phu nên
nàng phải chịu nỗi oan đánh mất phẩm tiết với chồng, nàng bị
chồng đánh và đuổi đi chỉ biết lấy cái chết để chứng minh cho
sự thuỷ chung, trong sáng của mình.



Qua cuộc đời và số phận của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ
thái độ lên án chế độ nam quyền bất công, độc ác đã tước đoạt
quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Không chỉ
vậy, câu chuyện còn cho ta sự khâm phục trước vẻ đẹp phẩm
hạnh của nàng Vũ Nương và những bài học nhân.




“Chuyện người con gái Nam Xương” không chỉ hấp dẫn
người đọc bởi giá trị nội dung mà còn ở giá trị nghệ thuật. Với
sự sáng tạo đầy tài năng trong sáng tác truyện ngắn truyền kì
từ gốc truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ đã
truyền tải đến cho ta những bức thông điệp đầy giá trị. Vẫn
tiếp tục đặc điểm của thể loại truyền kì, sử dụng câu văn biền
ngẫu, hình ảnh ước lệ, đặt nhân vật vào các sự việc, khai thác
tính cách, phẩm chất qua hành động, lời nói. Đặc biệt Nguyễn


Dữ đã tạo được cái tình huống như cơn sóng đẩy đến cao trào
với cái chết
oan ức của nàng Vũ Nương. Nhưng câu chuyện khơng dừng
lại ở đó mà ơng sáng tạo thêm phần sau, mượn yếu tố kì ảo
của truyện cổ tích để sáng tạo màn thuỷ cung. Sáng tạo thêm
phần này Nguyễn Du gửi gắm mong ước những người phụ nữ
như Vũ Nương phải được hưởng một cuộc đời hạnh phúc,
bình đẳng. Đó cũng là mong ước ngàn đời của chúng ta.


Nhà văn Nguyễn Dữ qua “Chuyện người con gái Nam
Xương” đã vượt lên tư tưởng lễ giáo phong kiến để bảo vệ và
trả lại danh dự cho người phụ nữ. Ông quả là một nhà văn tiến
bộ và nhân đạo sâu sắc. Sức sống của tác phẩm “Chuyện
người con gái Nam Xương” cũng chính là ở đó.

II.

Đề: Cảm nhận / phân tích nhân vật Vũ Nương
1. Mở bài: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dũ

là áng thiên cổ kì bút. Tác phẩm đã xây dựng thành cơng nhân
vật Vũ Nương, người phụ nữ có tư dung tốt đẹp và phẩm hạnh
sáng ngời nhưng lại chịu một cuộc đời bất hạnh và số phận
oan khốc.

2. Thân bài:
a. Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ có cuộc đời
và số phận đau khổ, bất hạnh


Trương Sinh cưới Vũ Nương về chưa được bao lâu thì chàng
phải đi lính, Vũ Nương ở nhà vừa vất vả ni con thơ dại vừa


phải chăm sóc mẹ chồng già đau ốm nhưng khơng bao giờ
nàng kêu ca, phàn nàn một lời.



Vũ Nương sống trong nỗi cơ đơn vị võ một mình. Hàng đêm
ni con, Vũ Nương lấy cái bóng mình làm chồng để dỗ con.



Ngày Trương Sinh trở về, những tưởng Vũ Nương được sống
trong hạnh phúc xum vầy, không ngờ lại xảy ra bi kịch chồng
nghi oan thất tiết, do con ghen tuông mù quáng, Trương Sinh
không thấu hiểu những lời thanh minh của Vũ Nương cịn
đánh đuổi nàng đi.




Khơng thể thanh minh cho lịng trinh bạch của mình, Vũ
Nương phải tìm đến cái chết, cái chết bức tử là tự minh chứng
cao nhất cho lòng chung thuỷ, trong sáng của nàng. Cái chết
oan khốc của Vũ Nương là lời tố cáo đanh thép xã hội phong
kiến bất công, tàn bạo với những lễ giáo lạc hậu hà khắc. Số
phận này không chỉ riêng Vũ Nương mà còn của bao nhiêu
người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến xưa. Nguyễn Du
tác giả thiên “Truyện Kiều” bất hủ cũng đã từng xót xa kêu
lên:
“Thương thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”



Xã hội phong kiến xưa khơng có chỗ dể người phụ nữ dung
thân. Viết về nỗi đau thân phận của người phụ nữ nhà văn
Nguyễn Dữ không chỉ tái hiện chân thật, sinh động mà còn
bày tỏ tình cảm xót xa trước cuộc đời bất hạnh cay đắng của
họ.


b. Luận điểm 2: Vũ Nương là người con gái có tư dung
tốt đẹp, khoan hồ, thuỳ mị, dịu dàng.


Qua lời kể, tả hết sức khách quan ngắn gọn của Nguyễn Dữ:
“Tư dung tốt đẹp” → Ta hình dung ra vẻ đẹp của người con
gái, mặn mà, thuỳ mị, dịu dàng.




Vì cảm mến, rung động trước dung hạnh của Vũ Nương,
Trương Sinh đã xin mẹ cưới nàng về bằng 100 lượng vàng.

c. Luận điểm 3: Vẻ đẹp của Vũ Nương khơng chỉ ở
ngoại hình mà cịn sáng rỡ trong tâm hồn, đức hạnh


Đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác ta thấy rõ phẩm
hạnh đáng quý, đáng trân trọng của Vũ Nương.



Với bé Đản – con trai: Vũ Nương là người mẹ đảm đang,
tháo vát, thương yêu con hết mực. Nàng thường chơi đùa với
con, thương bé Đản ngay từ khi ra đời đã thiếu vắng cha, nàng
đã mượn bóng của mình trên vách nói với bé đó là cha con.
Nàng muốn bù đắp cho con tình cảm của người cha nhưng
khơng ngờ đó lại là mầm mống của tai hoạ sau này.



Với mẹ chồng: Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo. Tình
u thương, tấm lịng của Vũ Nương đối với mẹ chồng đã
được khẳng định qua lời trăn trối của mẹ chồng: “Xanh kia


quyết khơng phụ lịng con cũng như con chẳng phụ mẹ”. Qua

câu nói này Nguyễn Dữ đã tơn vinh được vẻ đẹp phẩm hạnh
của Vũ Nương. Vào thời khắc xúc động, thiêng liêng trước lúc
lâm chung người mẹ chồng đã ghi nhận tấm lòng của người
con dâu hiếu thảo. Vũ Nương đã vượt lên mối quan hệ vốn rất
nghiệt
ngã trong xã hội phong kiến Mẹ chồng – Con dâu để xem mẹ
chồng như mẹ đẻ. Vẻ đẹp phẩm hạnh đó thật đáng trân trọng,
ngợi ca, đáng để học tập → Hiểu được điều này càng chứng tỏ
tài năng trong việc lựa chọn tình tiết làm nổi bật vẻ đẹp nhân
vật của Nguyễn Dữ → chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.


Với Trương Sinh: Vũ Nương là một người vợ rất mực thuỷ
chung, yêu thương chồng. Những ngày đầu chung sống nàng
ln giữ gìn khn phép: “chàng đi chuyến này…cánh hồng
bay bổng”. Nàng chỉ mong ước Trương Sinh trở về với hai
chữ bình n mà khơng cần áo gấm phong hầu, vinh hoa phú
quý. Nàng lo lắng xót thương trước những vất vả, gian lao mà
Trương Sinh sắp phải gánh chịu nơi ải xa. Những câu văn biền
ngẫu kết hợp với những hình ảnh ước lệ: “nhìn trăng soi
thành cũ”, “trông liễu rũ bãi hoang”, … khiến tất cả mọi
người đều rơi lệ. Những lời dặn dị thống thiết tình nghĩa cùng
những cử chỉ ân cần đã làm xúc động lịng người. Nỗi nhớ
chồng vời vợi khơng sao tả siết: “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy
vườn, mấy che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời khơng thể
nào ngăn được”. Chính vì vậy mà nàng đã lấy cái bóng của
mình thay cha cho bé Đản hằng đêm.




Lịng chung thuỷ của Vũ Nương cũng được hàng xóm thừa
nhận và minh oan.




Bởi tình yêu thuỷ chung giữ gìn phẩm tiết, mà khi danh dự bị
tổn thương, bị chính chồng mình nghi ngờ thất tiết, Vũ Nương
đã tìm đến cái chết → Khẳng định sự thuỷ chung, lòng tự
trọng, ý thức về nhân phẩm, coi trọng danh dự, nhân phẩm
hơn cả tính mạng của mình. Nàng quyết chết để giữ gìn danh
tiết chứ không chịu sống mà tiếng nhuốc nhơ.



Trước khi chết nàng đã thề nguyện với trời đất: “Thiếp đoan
trang giữ tiết, trinh bạch giữ lòng, vào nước xin được làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin được làm cỏ Ngu Mĩ” →
Người xưa sống trong văn hoá tâm linh nên tin rằng lời thề
trước trời đất thần linh là sự thiêng liêng, người thề phải chịu
trách nhiệm, nếu dối trá thì phải chịu tội. Người xưa cũng rất
coi trọng dư luận, có tội lỗi bị dư luận phỉ nhổ cũng là một
hình phạt nặng nề. Lời thề đã nói lên sự lựa chọn quyết liệt và
thể hiện nhân cách của Vũ Nương, chứng minh sự tiết hạnh
của nàng.



Dưới thuỷ cung Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ thương
chồng về quê hương.




Vẻ đẹp của Vũ Nương khiến người đọc vô cùng trân trọng và
ngưỡng mộ.


Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương đã hiện về nói
lời tạ từ: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian
được nữa” → Lời nói của Vũ Nương khơng hề vẩn lên chút gì
ốn hận mà bộc lộ tấm lòng chân thành, vị tha, bao dung, độ
lượng → Kết thúc để lại dư vị xót xa về một cuộc tình chia tay
vĩnh viễn, về sự cách biệt âm dương nghìn trùng.




Đánh giá: Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã thể hiện thái độ
trân trọng, yêu thương người phụ nữ và ca ngợi vẻ đẹp của họ.
Nguyễn Dữ đã vượt lên lễ giáo phong kiến để bảo vệ quyền được
sống, được hạnh phúc, bình đẳng của người phụ nữ. Giá trị nhân văn
của tác phẩm cũng chính bởi Nguyễn Dữ đã gửi gắm điều đó bằng
bút pháp lý tưởng hố nhân vật, sự sáng tạo yếu tố kì ảo ở màn thuỷ
cung, cách kể chuyện, dựng chuyện nhiều tình tiết bất ngờ. Nguyễn
Dữ đã xây dựng

được một nhân vật vẹn tồn, vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh đã
làm trái tim người đọc thổn thức mãi dẫu trang sách đã gấp.

3. Kết thúc vấn đề:



Khái quát lại vẻ đẹp Vũ Nương.



Cảm xúc của bản thân về nhân vật.



Đánh giá sự thành công của tác phẩm và tài năng của
tác giả.



Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương:
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả (vị trí, phong cách), tác phẩm (vị
trí, khái quát nội dung), giới thiệu nhân vật, đánh giá chung về
cái chết của Vũ Nương: Đây là cái chết bức tử, chết oan.


b. Thân bài: Cái chết bức tử, chết oan của Vũ Nương → Số
phận bi thương, đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa.


Cái chết thể hiện thái độ quyết liệt của Vũ Nương: bảo
vệ danh dự, phẩm tiết; chứng minh cho lòng chung
thuỷ.




Nguyên nhân:


Gián tiếp: do chiến tranh phi nghĩa



Trực tiếp: do bé Đản nói với Trương Sinh về cái bóng hàng
đêm là cha; do Trương Sinh với tư duy nam quyền và đa nghi.



Ý nghĩa cái chết:


Tố cáo, lên án xã hội phong kiến bất công đẩy người phụ nữ
rơi vào bức tử.



Ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp phẩm hạnh của Vũ Nương.



Khép lại phần đầu, nối giữa phần trần gian và thuỷ cung, giúp
người đọc liên tưởng 2 cuộc sống đối lập nhau của Vũ Nương,
qua đó thể hiện ước mơ, khát khao của người phụ nữ xưa mà
Nguyễn Dữ đã thấu hiểu: một cuộc sống được tơn trọng, u

thương và bình đẳng.



Chi tiết giàu ý nghĩa, tạo tình huống bất ngờ.

c. Kết bài: Cảm nghĩ, mở rộng



Phân tích yếu tố kì ảo, truyền kì trong truyện Người con gái
Nam Xương:


Vũ Nương gieo mình xuống sông nhưng không chết mà được
sống ở thuỷ cung.




Phan Lang chết đuối nhưng được Linh Phi cứu sống trở về
trần gian.



Vũ Nương trở về lộng lẫy nói lời cảm tạ rồi biến mất.

Những yếu tố kì ảo, truyền kì trên có ý nghĩa:



Ý nghĩa nhân đạo: Thể hiện ước mơ nhân văn, tiến bộ: những
người phụ nữ đức hạnh được sống cuộc đời bình đẳng, hạnh phúc;
ngợi ca và hoàn thiện vẻ đẹp của Vũ Nương: là một người phụ nữ
thuỷ chung, bao dung; xoa dịu nỗi đau thương trong lòng bạn đọc,
thể hiện quan niệm của người xưa về sự bất tử và chiến thắng của cái
thiện, cái đẹp.



Ý nghĩa hiện thực: Thể hiện thành công chủ đề tác phẩm (ngợi ca
vẻ đẹp người phụ nữ, bảo vệ quyền được sống, được hạnh phúc, bình
đẳng của người phụ nữ); phản ánh xã hội phong kiến khơng có chỗ
cho người phụ nữ nương thân.



Ý nghĩa nhân sinh: Qua yếu tố kì ảo, tác phẩm đã đánh thức trong
lịng người đọc niềm tin về một tương lai tươi sáng, nhắc nhở con
người quy luật về nhân quả và phải có trách nhiệm với hành động
của mình.



Đánh giá: Các chi tiết kì ảo cho thấy được:


Tài năng của Nguyễn Dữ trong sáng tác truyện truyền kì.




Câu chuyện trở nên hấp dẫn và nhiều ý nghĩa.



Thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm trong
thể loại truyền kì: “Người con gái Nam Xương là áng thiên cổ
kì bút”.




Là ước mơ, khát khao khơng thể có trong xã hội phong kiến
nhưng tấm lịng u thương, cảm thơng, trân trọng mà nhà văn
dành cho người phụ nữ luôn luôn ám ảnh người đọc bao thế
hệ.



Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Dữ ta cũng bắt gặp trong thơ Hồ
Xuân Hương, Truyện Kiều.



Ý nghĩa chi tiết cái bóng:


Chi tiết cái bóng là chi tiết quan trọng trong việc xây dựng và
dẫn dắt tình tiết truyện, làm nên sự hấp dẫn cho các chuyện,
góp phần khắc sâu chủ đề tác phẩm.




Chi tiết cái bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, lời
nói đó khiến Trương Sinh bất ngờ, sửng sốt: “Đêm nào cũng
có…chỉ nín thin thít”.



Cái tài của Nguyễn Dữ ở đây là lời nói đó được đặt vào miệng
con trẻ ngây thơ, trong sáng, vơ tư. Lời nói này như thách đố
Trương Sinh vốn hay ghen, đa nghi lại đang trong tâm trạng
buồn chán vì mẹ qua đời. Chàng tin lời con trẻ, đinh ninh là
không sai nên thói ghen tng trỗi dậy. Trong tâm tư Trương
Sinh khẳng định vợ hư nên hết lời mắng nhiếc và đuổi đi. Mâu
thuẫn ngày càng căng thẳng và gay gắt dẫn đến bi kịch thê
thảm, số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thật bi
thương, cay đắng. Như vậy từ một cái bóng vơ hình, thống
qua, Nguyễn Dữ đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm khiến
người đọc hồi hộp và không thể rời trang sách.



Giá trị nghệ thuật:




Chi tiết cái bóng có vai trị thắt nút, mở nút câu chuyện:



Cái bóng có ý nghĩa thắt nút vì: Đối với Vũ Nương: trong
những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì khơng muốn
con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương
đã chỉ bóng mình trên tường nói dối đó là cha nó. Lời nói dối
của Vũ Nương với mục đích hồn tồn tốt đẹp.



Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết
những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào
cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin
thít và khơng bao giờ bế nó.



Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác
(chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ
chung, nảy sinh thái độ ghen tng và lấy đó làm bằng chứng
để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương
phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện vì: Khi 2 cha
con vị võ đối diện với cái bóng của chính mình, cái bóng của chàng
trên

tường được bé Đản gọi là cha, Trương Sinh mới thấm thía oan tình
của vợ, nỗi oan của Vũ Nương được thấu hiểu, mâu thuẫn của câu
chuyện được giải quyết. Mâu thuẫn của câu chuyện được giải quyết,
nhưng bi kịch thì mãi cịn đó. Hạnh phúc tan vỡ dẫu Trương Sinh ân
hận thì cũng đã muộn màng.



Qua chi tiết cái bóng ta thấy được tài năng của tác giả
trong cách giải quyết vấn đề đồng thời ta cũng thấy rõ hơn vẻ
đẹp của Vũ Nương: Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu
thương con dù một mình gánh vác giang sơn nhà chồng. Khi


Trương Sinh đi lính nàng vẫn dành thời gian chơi với con, bồi
đắp tình cảm cha con cho con. Chi tiết này cũng cho ta thấy
tình cảm thuỷ chung của người vợ luôn hướng đến chồng.


Giá trị nội dung - tư tưởng:


Chi tiết cái bóng quả thực như một nhà lí luận phê bình đã nói:
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Đó là chi tiết độc đáo, tạo
sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nó khơng chỉ khắc hoạ tính cách
nhân vật mà cịn tơ đậm gá trị hiện thực và nhân đạo của tác
phẩm.



Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng
(một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ
Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến
nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc
hơn và cũng nói lên quyền được sống, được hạnh phúc của
người phụ nữ.




Chi tiết này còn để lại bài học đối nhân xử thế: đừng để ngọn
lửa ghen tng đốt cháy hạnh phúc gia đình mà mỗi người cần
bảo vệ hạnh phúc của mình bằng chính niềm tin yêu. Đặc biệt
trong gia đình vợ chồng cần tin tưởng nhau.



Chi tiết cái bóng cũng thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của
Nguyễn Dữ với người phụ nữ trong xã hội xưa.



Ý nghĩa của kết thúc chuyện người con gái Nam Xương: Kết thúc
có hậu, đan xen giữa những yếu tố kì ảo và hiện thực.




Tóm tắt: Vũ Nương gặp Phan Lang, tâm sự với Phan Lang về
khao khát được gặp chồng và minh oan. Vũ Nương trở về lộng
lẫy, nói lời cảm tạ rồi biến mất.



Ý nghĩa:




Nhân đạo:


Thể hiện ước mơ tiến bộ của nhà văn (những người phụ
nữ đức hạnh được sống cuộc đời bình đẳng, hạnh phúc)



Ngợi ca và hồn thiện vẻ đẹp của Vũ Nương: thuỷ
chung, bao dung.



Xoa dịu những đau thương trong lòng bạn đọc, thể hiện
quan niệm của người xưa về “Ở hiền gặp lành”, về sự
bất tử và chiến thắng của cái đẹp, cái thiện.



Hiện thực:


Nguyễn Dữ tô đậm bức tranh hiện thực xã hội phong
kiến bấy giờ bởi vì Vũ Nương khơng thể trở về, xã hội
khơng có chỗ cho những người phụ nữ như Vũ Nương.



Xây dựng đan xen yếu tố hiện thực và kì ảo, thể hiện

thành công chủ đề tác phẩm và nhắn gửi nhiều thơng
điệp đến bạn học.



Nhân sinh:


Đánh thức trong lịng người đọc niềm tin về một thế
giới tươi sáng, về một tương lai tốt đẹp để nhắc nhở con
người về quy luật nhân quả.



Mỗi người cần có trách nhiệm với hành động của mình.




Đánh giá:


Phần truyền kì với các chi tiết hoang đường kì ảo và kết thúc
đã thể hiện tài năng viết truyện của Nguyễn Dữ, làm tăng sức
hấp dẫn của truyện và nhấn mạnh các thông điệp, ý nghĩa mà
Nguyễn Dữ muốn gửi gắm.



Thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự lãng mạn trong tâm

hồn Nguyễn Dữ.



Thể hiện rõ cảm hứng nhân đạo, tư tưởng tiến bộ, bênh vực
người phụ nữ trong xã hội phong kiến, trân trọng khát vọng,
ước mơ về hạnh phúc lứa đôi, lẽ công bằng của họ và tư tưởng
này ta cũng bắt gặp ở nhiều nhà thơ, nhà văn khác.


Liên hệ: Kiều - Truyện Kiều (Nguyễn Du).




×