Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Trợ lý ảo cho máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN CHUN NGÀNH

TRỢ LÝ ẢO CHO MÁY TÍNH

Ngành:

CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Ngọc Thơ
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Phước Hậu – 1811062674
Ngô Tấn Đăng – 1811061595
Hồ Sĩ Quỳnh Đức – 1811062104

TP. Hồ Chí Minh, 202


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành Ban Giám Hiệu trường
HUTECH - Khoa Công Nghệ Thông Tin viện công nghệ Việt - Nhật đã tạo điều kiện
và giúp đỡ chúng em được thực hiện đề tài chuyên ngành lần này.
Tiếp đến chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Ngọc Thơ đã tận tâm
hướng dẫn chúng em qua những buổi meeting để trao đổi, đưa ra những ý kiến, chỉ ra
những mặt sai sót và giúp đỡ chúng em, ngồi ra cơ đã giám sát chặt chẽ chúng em về
tiến độ hoàn thành trong những tuần qua để cùng hoàn thành tốt và đúng tiến độ đồ án


của mình.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đồ án ở mức tốt nhất, tuy nhiên do tìm hiểu và xây
dựng trong một thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế cho nên đồ án của chúng em
sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự quan tâm, thông
cảm và những đóng góp quý báu của thầy để đồ án chúng em ngày càng hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Hậu
Ngô Tấn Đăng
Hồ Sĩ Quỳnh Đức

2


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là sự nghiên cứu và qua sự hướng dẫn của giảng
viên Lê Thị Ngọc Thơ. Các nội dung của đồ án và kết quả của đồ án là trung thực và
chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Trong q trình làm đồ án chúng
em có tham khảo tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và minh bạch.
Chúng em xin cam đoan nếu như có vấn đề gì liên quan đến đồ án thì chúng em
xin chịu tồn bộ trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Hậu
Ngô Tấn Đăng
Hồ Sĩ Quỳnh Đức

3



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................3
MỤC LỤC ......................................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................9
1.1 Lý do hình thành đề tài ...........................................................................................9
1.2 Mục tiêu đề tài .........................................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................11
2.1 Ngôn ngữ lập trình ................................................................................................ 11
2.2 Cơng cụ hỗ trợ lập trình .......................................................................................12
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..............................................14
3.1 Xác định yêu cầu chất lượng ................................................................................14
3.2 Xác định môi trường cài đặt .................................................................................14
3.3 Kế hoạch vận hành ................................................................................................ 14
3.4 Yếu tố con người ....................................................................................................15
3.5 Các lược đồ .............................................................................................................15
3.5.1 Đặc tả Use Case ...................................................................................................15
3.5.2 Activity Diagram ..................................................................................................16
CHƯƠNG 4. CÀI ĐẶT VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................23
4.1 Import các thư viện cần thiết và khai báo biến mặc định trong công cụ lập
trình Sublime Text .......................................................................................................23
4.2 Chuyển văn bản thành âm thanh (text – to – speech) ........................................24
4.3 Chuyển âm thành nhận được thành văn bản .....................................................24
4.4 Màn hình khi bắt đầu vào chương trình ............................................................. 24
4.5 Màn hình sau khi người dùng cho biết tên .........................................................25
4.6 Màn hình khi trợ lý ảo khơng nghe rõ người dùng nói gì .................................26
4.7 Màn hình khi trợ lý kết thúc chương trình với lời tạm biệt của người dùng ..27
4.8 Màn hình khi người dùng yêu cầu hiển thị danh sách những việc mà trợ lý ảo

có thể làm ......................................................................................................................27
4


4.9 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng hỏi ngày tháng, giờ giấc ..........28
4.10 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng mở ứng dụng ..........................29
4.11 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng tìm kiếm trên google .............30
4.12 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng xem dự báo thời tiết ..............31
4.13 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng tìm kiếm và phát nhạc trên
youtube .........................................................................................................................31
4.14 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng yêu cầu trợ lý giúp thay đổi
hình nền máy tính ........................................................................................................32
4.15 Màn hình khi người sử dụng chức năng yêu cầu chức năng mở web theo link
url ..................................................................................................................................33
4.16 Màn hình khi người sử dụng dùng chức năng chụp ảnh màn hình ...............34
4.17 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng xem tình hình dịch bệnh hiện
nay .................................................................................................................................35
4.18 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng tạo file .....................................36
4.19 Màn hình khi người dùng sử dụng chức năng tạo thư mục ............................ 39
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 40
5.1 Kết luận chung .......................................................................................................40
5.1.1 Ưu điểm:...............................................................................................................40
5.1.2 Nhược điểm: ........................................................................................................40
5.2 Kiến nghị và định hướng tương lai ......................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................42

5


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1.1 Logo Python
Hình 2.2.1 Visual Studio Code
Hình 3.5.1.1 Use Case tổng quát
Hình 3.5.2.1 Sơ đồ activity chức năng chào hỏi người dùng
Hình 3.5.2.2 Sơ đồ activity chức năng cho biết ngày tháng hoặc giờ giấc
Hình 3.5.2.3 Sơ đồ activity chức năng tìm kiếm thư mục, tập tin
Hình 3.5.2.4 Sơ đồ activity chức năng tìm kiếm google
Hình 3.5.2.5 Sơ đồ activity chức năng tìm kiếm nhạc trên youtube
Hình 3.5.2.6 Sơ đồ activity chức năng mở ứng dụng
Hình 3.5.2.7 Sơ đồ activity chức năng mở website
Hình 3.5.2.8 Sơ đồ activity chức năng chụp màn hình
Hình 3.5.2.9 Sơ đồ activity chức năng tắt máy tính
Hình 3.5.2.10 Sơ đồ activity chức năng xem thời tiết
Hình 4.1.1 Các thư viện được import trong khi hiện thực chương trình
Hình 4.1.2 Biến mặc định cho quá trình làm trợ lý ảo
Hình 4.4.1 Giao diện khi bắt đầu vào chương trình
Hình 4.5.1 Giao diện khi trợ lý ảo nhận được tên của người dùng
Hình 4.6.1 Giao diện khi trợ lý ảo không nghe người dùng nói gì
Hình 4.7.1 Giao diện khi trợ lý ảo kết thúc chương trình với lời tạm biệt
Hình 4.8.1 Giao diện khi người dùng yêu cầu hiển thị danh sách việc có thể làm
Hình 4.9.1 Giao diện khi người sử dụng chức năng hỏi ngày tháng, giờ giấc
Hình 4.10.1 Giao diện khi người sử dụng chức năng mở ứng dụng (vd Microsoft
Word)
Hình 4.10.2 Giao diện khi người sử dụng yêu cầu mở ứng dụng chưa được cài đặt
Hình 4.11.1 Giao diện khi người sử dụng chức năng tìm kiếm trên google
Hình 4.12.1 Giao diện khi người sử dụng chức năng xem dự báo thời tiết
Hình 4.13.1 Giao diện khi người sử dụng chức năng tìm kiếm và phát nhạc youtube
Hình 4.14.1 Giao diện trước khi sử dụng chức năng thay đổi hình nền máy tính
Hình 4.14.2 Giao diện sau khi sử dụng chức năng thay đổi hình nền máy tính


6


Hình 4.15.1 Giao diện khi người sử dụng chức năng yêu cầu mở trang web theo link
url
Hình 4.16.1 Giao diện khi trợ lý chụp màn hình thành cơng
Hình 4.16.2 Thư mục mà hình ảnh được lưu trữ
Hình 4.17.1 Giao diện về thông tin dịch bệnh khi người dùng sử dụng chức năng
Hình 4.18.1 Giao diện khi người dùng muốn tạo file .txt
Hình 4.18.2 Giao diện khi người dùng muốn tạo file Word
Hình 4.18.3 Giao diện khi người dùng muốn tạo file Exel
Hình 4.18.4 Giao diện khi người dùng muốn tạo file Powerpoint
Hình 4.18.5 Giao diện khi tên file khơng đúng hoặc khơng có loại file này
Hình 4.18.6 Giao diện thư mực chứa các file đã tạo
Hình 4.19.1 Giao diện khi thư mục đã được tạo

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Bảng xác định yêu cầu chất lượng phần mềm.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Lý do hình thành đề tài
Hiện tại, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong đời sống theo hai hướng: dùng
máy tính để bắt chước quá trình xử lý của con người và thiết kế những máy tính thơng
minh độc lập với cách suy nghĩ của con người. Theo thực tế thì trong 3 cơng việc viết,

đánh máy và nói của con người thì chúng ta làm việc gì sẽ tiết kiệm cơng sức nhất?
Câu trả lời tất nhiên là “Nói”. Vì sao lại như vậy? Bởi, một người bình thường trong
một phút có thể viết trung bình 30 từ, đánh máy 60 từ, nhưng có thể nói tới 150 từ. Do
đó, để tối ưu cơng việc thì chúng ta sẽ tối ưu việc hoạt động “nói”. Sự phát triển nhanh
chóng của AI và học máy đã giúp phát triển cơng nghệ nhận dạng giọng nói, công
nghệ này ngày càng đi sâu vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Từ những điều trên cùng
với việc các thành viên nhóm mong muốn thử sức với AI thì nhóm đã quyết định xây
dựng một “Trợ lý ảo cho máy tính” bằng ngơn ngữ Python dành riêng cho nhóm.

1.2 Mục tiêu đề tài
Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận thì nhóm đã đưa ra một một số u cầu
cũng như các chức năng dự kiến có trong trợ lý ảo như sau:
• Ngơn ngữ sử dụng để xây dựng trợ lý ảo sẽ là Python.
• Trợ lý ảo có thể nghe và hiểu người dùng nói gì và có thể trả lời lại bằng tiếng
Việt.
• Một số chức năng mà nhóm dự kiến sẽ làm với mức độ cơ bản:
✓ Chào hỏi đơn giản với người sử dụng: Người dùng nói lời chào và Bot sẽ
trả lời lại bằng tiếng Việt.
✓ Cho biết ngày giờ hiện tại: Người dùng có thể hỏi ngày giờ và Bot sẽ trả
lời chính xác ngày giờ hiện tại.
✓ Cho biết thời tiết ở một thành phố: Người dùng hỏi thời tiết và đưa ra
một thành phố muốn xem và Bot sẽ đưa ra thơng tin thời tiết ở thành phố
đó cho người dùng.
✓ Mở các ứng dụng có cài đặt trên máy người dùng: Người dùng đưa ra tên
một ứng dụng, Bot sẽ kiểm tra nếu máy có cài đặt ứng dụng đó thì sẽ mở
9


cho người dùng, con nếu chưa cài đặt thì Bot sẽ báo là ứng dụng chưa
được cài đặt để người dùng có thể tiến hành cài đặt.

✓ Mở một trang web cụ thể do người dùng yêu cầu: Người dùng đưa link
url một trang web và Bot sẽ mở ra web với link url mà người dùng đưa
ra.
✓ Tìm kiếm trên google với từ khóa người dùng đưa ra: Người dùng đưa ra
từ khóa để tìm kiếm và Bot sẽ tiến hành đưa người dùng vào trang tìm
kiếm với từ khóa được Bot nhập vào tự động.
✓ Gửi email cho người dùng: Người dùng yêu cầu Bot gửi email cho người
dùng với email người nhận được nhập sẵn trong source.
✓ Tìm và phát một bài nhạc trên youtube: Người dùng muốn nghe một bài
hát chỉ cần đưa ra tên bài hát và Bot sẽ tiến hành mở web youtube lên và
tiến hành search cũng như cho phát bài hát.
✓ Tạo các thư mục, file: Người dùng có thể yêu cầu Bot tạo giúp mình các
thư mục, file để lưu trữ dữ liệu mà người dùng mong muốn
✓ Thay đổi hình nền: Người dùng muốn thay đổi hình nền bằng một hình
nền có sẵn và Bot sẽ tiến hành tự động set hình nền cho máy tính.
✓ Một vài chức năng cơ bản sẵn có trên máy tính như tắt máy tính, chụp
màn hình, tìm kiếm thư mục, tập tin: Người dùng đều có thể u cầu Bot
làm giúp những cơng việc như thế này khi sử dụng.
✓ Có thể sẽ có thêm vài chức năng khi nhóm suy nghĩ ra được thêm
• Đối tượng phục vụ: Người sử dụng máy tính.
• Mơi trường cài đặt: Hầu hết các hệ điều hành có cài đặt Python.

10


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Ngơn ngữ lập trình
Trong q trình tìm hiểu, phân tích đề tài đồ án thì nhóm đã quyết định sử dụng
ngơn ngữ Python làm ngơn ngữ lập trình cho đồ án này. Sơ lược về Python thì
Python là ngơn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao, mạnh mẽ, được tạo ra bởi

Guido van Rossum. Nó dễ dàng để tìm hiểu và đang nổi lên như một trong những
ngơn ngữ lập trình nhập mơn tốt nhất cho người lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ lập
trình. Python hồn tồn tạo kiểu động và sử dụng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động.
Python có cấu trúc dữ liệu cấp cao mạnh mẽ và cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả
đối với lập trình hướng đối tượng. Cú pháp lệnh của Python là điểm cộng vơ cùng lớn
vì sự rõ ràng, dễ hiểu và cách gõ linh động làm cho nó nhanh chóng trở thành một
ngôn ngữ lý tưởng để viết script và phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ở hầu hết
các nền tảng. Và đặc biệt Python là một ngôn ngữ hàng đầu được dùng trong các lĩnh
vực khoa học công nghệ, cụ thể như: phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI).

Hình 2.1.1 Logo Python
• Ưu điểm:
➢ Là ngơn ngữ dễ học đối với người mới bắt đầu, nhưng nó cũng là ngơn
ngữ được các lập trình viên sử dụng.
➢ Khả năng mở rộng cao, thích hợp cho cả các dự án lớn và các chương
trình nhỏ.
➢ Di động, đa nền tảng.
➢ Sử dụng được trên nhiều hệ điều hành từ Windows, UNIX, MS – DOS,
Mac OS và Linux và các OS.
11


➢ Tốc độ xử lý cực kỳ nhanh.
• Nhược điểm:
➢ Lập trình Python khơng có một số thuộc tính như: public, protected,
khơng có vịng lặp do… while, …
➢ So với PHP, Python có tốc độ xử lý nhanh hơn, nhưng vẫn cịn thua
JAVA và C++.

2.2 Cơng cụ hỗ trợ lập trình


Hình 2.2.1 Visual Studio Code
Quá trình xây dựng và phát triển phần mềm nhóm đã sử dụng cơng cụ hỗ trợ lập
trình Visual Studio Code để hiện thực chương trình. Lý do nhóm sử dụng Visual
Studio Code là vì nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với bất kỳ IDE nào khác. Visual
Studio Code (VS Code hay VSC) là một trong những trình soạn thảo mã nguồn phổ
biến nhất được sử dụng bởi các lập trình viên. Nhanh, nhẹ, hỗ trợ đa nền tảng, nhiều
tính năng và là mã nguồn mở chính là những ưu điểm vượt trội khiến VS Code ngày
càng được ứng dụng rộng rãi.
Một số tính năng của cơng cụ:
• Hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình.
• Hỗ trợ đa nền tảng.
• Cung cấp kho tiện ích mở rộng.
• Kho lưu trữ an tồn.
• Hỗ trợ web.
12


• Lưu trữ dữ liệu dạng phân cấp.
• Hỗ trợ viết Code.
• Hỗ trợ thiết bị đầu cuối.
• Màn hình đa nhiệm.
• Intellisence.
• Hỗ trợ Git.
• Bình luận

13


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1 Xác định yêu cầu chất lượng
STT

Nội dung

Tiêu chuẩn

Mô tả chi tiết

1

Các chức năng đề ra

Đúng đắn

Các chức năng đề ra ban đầu

đều có thể sử dụng

Ghi
chú

đều có thể chạy và sử dụng
một cách chính xác.

2

Giao diện trực quan,

Tiện dụng


đơn giản, dễ dùng.

Hệ thống cung cấp một giao
diện trực quan dễ dùng, hiển
thị rõ ràng.

3.

Đảm bảo khơng chiếm

Hiệu quả

Tối ưu hóa CPU, đảm bảo

tài nguyên dư thừa của

không lấy tài nguyên dư thừa

máy tính, tốc độ xử lý

dẫn đến việc chiếm dụng

nhanh chóng

CPU, xin giải phóng bộ nhớ
liên tục, thuật tốn xử lý tối
ưu về tốc độ. Chương trình
khơng bị chậm hay lag và
chạy được với mọi máy tính.


4

Đảm bảo tương tác với Tương thích Khơng để xảy ra tình trạng đi
người dùng, hệ điều

ngược logic của hệ điều hành

hành hợp lý.

và thói quen của người dùng.

Bảng 3.1 Bảng xác định yêu cầu chất lượng phần mềm

3.2 Xác định môi trường cài đặt
Xác định thiết bị sử dụng: Các loại máy tính chạy mọi hệ điều hành.
Các loại cơng cụ cần có để hỗ trợ sử dụng phần mềm: Máy tính người dùng phải
có cài đặt Python.

3.3 Kế hoạch vận hành
Cần chú ý đảm bảo việc nghe nói của trợ lý ảo khơng gặp bất cứ trục trặc gì do
các yếu tố bên ngồi như khi người dùng nói để u cầu thường sẽ bị dính tạp âm dẫn
14


đến việc trợ lý không thể hiểu được người dùng đang cố gắng nói gì cho nên phải tập
trung vào phần này để giảm thiểu tối đa việc nghe của trợ lý gặp phải vấn đề.
Các yếu tố về kỹ thuật phải được đảm bảo để trợ lý ảo có thể hoạt động ổn định,
nhanh chóng và khơng bị gián đoạn.
Ngồi ra cịn phải chú ý đến các yếu tố bên ngồi như tìm hiểu nhu cầu thật sự

người dùng mong muốn đối với trợ lý ảo, sự yêu thích, chê bai để kịp thời chỉnh sửa
trợ lý sao cho thích hợp nhất với nhu cầu của người dùng.

3.4 Yếu tố con người
Là phần quan trọng trong phân tích thiết kế hệ thống phần mềm, nhằm xác định
kinh nghiệm sử dụng phần mềm mà người dùng cần có để truy cập sử dụng.
Thiết lập mục tiêu cho người dùng:
• Tiện ích, nhanh chóng.
• Dễ hiểu, dễ dàng sử dụng.
• Giảm các hoạt động tay chân và thay bằng việc nói ra mong muốn cho
trợ lý làm.
Xác định nhu cầu đặc biệt của người dùng: kích thích việc tìm hiểu, học hỏi kỹ
năng từ những gì con trợ lý ảo có thể làm được, …
Xác định dạng người dùng:
• Hầu hết mọi độ tuổi sử dụng máy tính đều sử dụng được.

3.5 Các lược đồ
3.5.1 Đặc tả Use Case
Use Case là kỹ thuật dùng để mô tả sự tương tác giữa người dùng và hệ thống với
nhau, trong một môi trường cụ thể và vì một mục đích cụ thể.

15


Hình 3.5.1.1 Use Case tổng quát
Trên đây là use case tổng qt đơn giản mơ tả quy trình hoạt động của hệ thống,
cụ thể là phần mềm trợ lý ảo của nhóm. Được mơ tả với cơng cụ StarUML.

3.5.2 Activity Diagram
Activity Diagram là bản vẽ tập trung vào mô tả các hoạt động, luồng xử lý bên

trong hệ thống. Nó có thể được sử dụng để mơ tả các quy trình nghiệp vụ trong hệ
thống, các luồng của một chức năng hoặc các hoạt động của một đối tượng.

16


3.5.2.1 Sơ đồ Activity chức năng chào hỏi người dùng

Hình 3.5.2.1 Sơ đồ activity chức năng chào hỏi người dùng

17


3.5.2.2 Sơ đồ Activity chức năng cho biết ngày tháng hoặc giờ giấc

Hình 3.5.2.2 Sơ đồ activity chức năng cho biết ngày tháng hoặc giờ giấc
3.5.2.3 Sơ đồ Activity chức năng tìm kiếm thư mục, tập tin

18


Hình 3.5.2.3 Sơ đồ activity chức năng tìm kiếm thư mục, tập tin
3.5.2.4 Sơ đồ Activity chức năng tìm kiếm google

Hình 3.5.2.4 Sơ đồ activity chức năng tìm kiếm google

19


3.5.2.5 Sơ đồ Activity chức năng tìm kiếm nhạc trên youtube


Hình 3.5.2.5 Sơ đồ activity chức năng tìm kiếm nhạc trên youtube
3.5.2.6 Sơ đồ Activity chức năng mở ứng dụng

Hình 3.5.2.6 Sơ đồ activity chức năng mở ứng dụng
20


3.5.2.7 Sơ đồ Activity chức năng mở website

Hình 3.5.2.7 Sơ đồ activity chức năng mở website
3.5.2.8 Sơ đồ Activity chức năng chụp màn hình

Hình 3.5.2.8 Sơ đồ activity chức năng chụp màn hình
21


3.5.2.9 Sơ đồ Activity chức năng tắt máy tính

Hình 3.5.2.9 Sơ đồ activity chức năng tắt máy tính
3.5.2.10 Sơ đồ Activity chức năng xem thời tiết

Hình 3.5.2.10 Sơ đồ activity chức năng xem thời tiết
22


CHƯƠNG 4. CÀI ĐẶT VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1 Import các thư viện cần thiết và khai báo biến mặc định trong cơng cụ
lập trình Sublime Text


Hình 4.1.1 Các thư viện được import trong khi hiện thực chương trình
Với mỗi chức năng mà trợ lý ảo thực hiện nhóm sẽ cho nó thành 1 hàm. Mỗi hàm
trả về giá trị hoặc có thể là chỉ thực hiện lệnh tùy theo chức năng được xử lý trong hàm
đó.
Tiếp theo nhóm sẽ khai báo biến mặc định cho quá trình làm trợ lý ảo, trong đó
có lưu biến path để lưu đường dẫn cài đặt Chrome tránh việc cài đặt lại Chrome khi
chạy hàm.

23


Hình 4.1.2 Biến mặc định cho quá trình làm trợ lý ảo

4.2 Chuyển văn bản thành âm thanh (text – to – speech)
Tiếp theo là chức năng chuyển văn bản thành âm thanh (Text – To – Speech): Ở
đây nhóm sẽ sử dụng hàm gTTS được import từ thư viện Python và công cụ CLI để
giao tiếp với API chuyển văn bản thành giọng nói của Google dịch. Chuyển thành
ngơn ngữ là tiếng Việt và lưu file dưới dạng mp3, sau đó dùng một hàm đọc file mp3
để phát file mp3 vừa được lưu ở trên dùng để trợ lý ảo giao tiếp và sau đó xóa đi khi
đã phát xong.

4.3 Chuyển âm thành nhận được thành văn bản
Ở trong hàm này, nhóm mình sử dụng thư viện speech_recognition (sr) có chức
năng là nhận dạng giọng nói để chuyển âm thanh thành văn bản. Âm thanh nhận qua
mic và một hàm listen của sr.Recognition rồi lưu dữ liệu âm thanh vào biến audio. Dữ
liệu âm thanh audio thu được sẽ được nhận dạng ở ngôn ngữ tiếng việt trong
hàm r.recognize_google để chuyển thành dạng văn bản rồi lưu dữ liệu vào biến text.

4.4 Màn hình khi bắt đầu vào chương trình
Khi bắt đầu vào chương trình thì trợ lý ảo sẽ nói lời chào và bắt đầu hỏi tên của

người đang sử dụng. Trợ lý ảo sẽ bắt đầu lắng nghe tên người dùng qua mic để thực
hiện việc chào hỏi.

24


Hình 4.4.1 Giao diện khi bắt đầu vào chương trình

4.5 Màn hình sau khi người dùng cho biết tên
Giao diện trên là mô tả hoạt động sau khi trợ lý ảo biết tên của người dùng, nó sẽ
tiến hành chào hỏi một cách lịch sự với tên của người dùng. Trợ lý ảo sẽ nghe tên của
bạn qua mic và thực hiên chuyển đổi qua tiếng Việt thông qua hàm chuyển đổi giọng
nói ở trên nhóm đã trình bày và xử lý trả về lời chào thông qua kiểu hiển thị lên màn
hình đồng thời phát câu chào qua file mp3 được xử lý.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×