Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.97 KB, 4 trang )



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 02/11/2012

Câu 1 (2,0 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích ảnh
hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta.
Câu 2 (2,5 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy:
a) So sánh đặc điểm địa hình giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
b) Giải thích tại sao gió mùa mùa đông và địa hình nhiều đồi núi không xóa đi
được tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta.
Câu 3 (3,0 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh(chị) hãy:
a) Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta.
b) Phân tích ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với địa hình dãy Trường Sơn Bắc
đến khí hậu vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 4 (2,5 điểm).
Bảng: Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980-2010
Năm 1980 1990 2000 2005 2010
Diện tích (triệu ha) 5,6 6,0 7,6 7,3 7,5
Sản lượng (triệu tấn) 11,6 19,2 32,5 36,0 40,0



(Nguồn:Niên giám thống kê 2011)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta từ năm
1980 đến năm 2010.
b) Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.

HẾT
* Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, xuất
bản từ tháng 9/2009 đến nay).
* Giám thị không giải thích gì thêm.
1



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013

Môn: ĐỊA LÝ

HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
Câu Ý Nội dung
1
2,0đ

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta
* Đặc điểm vị trí và hình dạng lãnh thổ nước ta
- Nằm trong khu vực ĐNA, nội chí tuyến của BBC, thuộc khu vực châu Á
gió mùa.(D/c vĩ độ)

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài theo chiều B-N, hẹp ngang…
*Ảnh hưởng đến khí hậu
- Vị trí địa lí quy định khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa:
+ Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nên khí hậu mang tính nhiệt
đới (nền nhiệt cao, một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, số giờ nắng
nhiều…)
+ Do nước ta nằm trong nội chí tuyến nên có gió tín phong hoạt động, nằm
ở nơi giao tranh các loại gió mùa điển hình của châu Á nên gió mùa hoạt
động mạnh.
+ Khí hậu nước ta có lượng mưa và ẩm lớn do vị trí tiếp giáp biển Đông;
hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, ảnh hưởng của biển vào sâu đất
liền
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của khí hậu,
nhất là phân hóa Bắc – Nam (phân tích)
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai, thời tiết thay đổi thất thường
( nơi hoạt động mạnh của các cơn bão, ngoài ra còn có lũ lụt, hạn hán…)

2
2,5đ
a
So sánh đặc điểm địa hình 2 vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
Khái quát vị trí giới hạn của 2 vùng núi: Vùng núi Tây Bắc từ hữu ngạn
sông Hồng đến sông Cả, vùng núi TSB từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch
Mã.
* Giống nhau:
- Đều cao ở phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.
- Hướng núi chủ yếu đều là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
* Khác nhau:
- Độ cao:

+ TB: vùng núi cao và hiểm trở nhất nước ta, nhiều đ
ỉnh cao trên 2000 m,
(Phan-xi- păng 3143 m…)
+ TSB: ch
ủ yếu là núi trung bình và thấp dưới 1000 m, chỉ có một số đỉnh
cao trên 2000 m (ví dụ )
2

Câu Ý Nội dung
- Hướng núi: ở TSB đa dạng hơn vì có thêm các dãy núi chạy theo hướng
Tây – Đông, đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã…


- Cấu trúc địa hình:
+ TB: phía Đông là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi –
păng cao nhất nước ta, phía Tây là các dãy núi có độ cao trung bình chạy
sát biên giới Việt – Lào (như Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao…), ở giữa là các
cao nguyên, sơn nguyên đá vôi nối tiếp với vùng núi thấp Ninh Bình,
Thanh Hóa.
+ TSB: được nâng cao ở 2 đầu (phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía
Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế) và thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi
Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).
(Nếu h/s không so sánh mà trình bày đặc điểm địa hình của hai vùng núi
trên thì chỉ cho một nửa tổng số điểm của câu)
b
Gió mùa mùa đông và địa hình nhiều đồi núi không xóa đi tính chất
nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta vì:
- Gió mùa mùa đông chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn (từ 2 đến 3
tháng) ở miền Bắc với các đợt lạnh không liên tục.
- Nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu đồi núi thấp.

3
3,0đ
a
Hoạt động gió mùa mùa hạ ở nước ta (từ tháng 5 đến tháng 10)
* Nửa đầu mùa hạ:
- Khối khí nhiệt đới ẩm từ bắc Ấn Độ Dương
- Hướng: TN
- Nóng, ẩm, gây mưa lớn cho Nam Bộ, Tây nguyên.
- Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –
Lào gây ra hiện tượng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ
và phía nam Tây Bắc.
* Nửa cuối mùa hạ:
- Khối khí Xích Đạo (Gió mùa Tây Nam: Xuất phát từ cao áp chí tuyến
NBC)
- Hướng TN và ĐN(do áp thấp BB hút)
- Nóng, ẩm gây mưa cho cả nước đặc biệt khi kèm theo sự hoạt động của
dải hội tụ nhiệt đới.
(H/s trình bày theo đặc điểm về nguồn gốc, hướng, thời gian, phạm vi hoạt
động, hệ quả thời tiết của các khối khí cũng cho điểm tối đa)
b
Gió mùa kết hợp với địa hình đã ảnh hưởng đến khí hậu vùng Bắc
Trung Bộ:
- Gió mùa mùa đông:
+ Dãy Trường Sơn Bắc chạy theo hướng TB- ĐN có tác dụng đón gió mùa
Đông Bắc qua biển, hướng địa hình gần vuông góc với hướng gió nên gây
mưa lớn vào thu đông, và có thời tiết lạnh.
+ Một số mạch núi chạy theo hướng T-Đ như Hoành Sơn, Bạch Mã, ngăn
cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, kết hợp với sự suy yếu của loại gió
này trên
đường đi, nên càng xuống phía nam của vùng thời tiết càng ấm,

bớt lạnh hơn.
3

Câu Ý Nội dung
- Gió mùa mùa hạ:
Dãy Trường Sơn Bắc chắn gió mùa Tây Nam vào nửa đầu mùa hạ gây
hiệu ứng phơn khô và nóng cho dải đồng bằng ven biển phía đông của
vùng.
4
2,5đ
a
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp: cột và đường (theo số liệu
tuyệt đối). Nếu thí sinh vẽ các biểu đồ khác không cho điểm.
- Yêu cầu vẽ sạch, đẹp, chính xác, có tên biểu đồ,chú giải, số liệu.
(Thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0.25 điểm)
b.
Nhận xét ,giải thích:
- Diện tích: Tăng nhưng có sự biến động (d/c) do khai hoang, tăng vụ và
chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Sản lượng: tăng liên tục qua các năm (d/c) do diện tích tăng, thâm canh,
tăng vụ, tăng cường thủy lợi, giống mới, phân bón để tăng năng suất.
Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như chính sách, thị trường,…
(Nếu h/s nhận xét và giải thích riêng thì phần nhận xét cho 0,5 điểm, giải
thích đầy đủ cho 1,0 điểm)
Hết

×