Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TESLA TẠI TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.37 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
KINH DOANH QUỐC TẾ

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TESLA TẠI
TRUNG QUỐC



MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN............................................................................. 2
1. Tổng quan về Tesla.........................................................................................5
1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................5
1.2. Lịch sử hình thành...................................................................................5
1.3. Các thị trường chính................................................................................7
2. Mơi trường kinh doanh tại Trung Quốc.................................................... 11
2.1. Mơi trường kinh tế...................................................................................11
2.2. Mơi trường văn hóa – xã hội...................................................................14
2.2.1 Dân số...................................................................................................14
2.2.2 Mơ hình 6 khía cạnh văn hóa của Hofstede tại Trung Quốc...........15
2.2.3 Người tiêu dùng Trung Quốc.............................................................17
2.3. Môi trường chính trị - pháp luật............................................................ 19
3. Chiến lược kinh doanh của Tesla................................................................22
3.1. Chiến lược kinh doanh cơ bản:...............................................................22
3.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế...............................................................24
4. Cơ cấu tổ chức của Tesla............................................................................. 26
4.1. Cấu trúc tổ chức.......................................................................................26
4.1.1. Mơ hình quản lý theo chiều dọc........................................................26
4.1.2. Mơ hình quản lý theo chiều ngang: Mơ hình bộ phận phụ trách


khu vực địa lý............................................................................................... 27
4.2. Cơ chế phối hợp........................................................................................28
4.3. Văn hóa doanh nghiệp.............................................................................28
· Move fast.....................................................................................................29
· Do the impossible.......................................................................................29
· Constantly innovate: Không ngừng đổi mới...........................................29
· Reason from “First Principle”..................................................................29
· Think like owner........................................................................................29
· We are ALL IN.......................................................................................... 30


4.4. Con người..................................................................................................30
4.5. Kiểm sốt và khuyến khích......................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................33


1.

Tổng quan về Tesla

1.1.

Giới thiệu chung

Tesla là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản
phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện. Khởi nghiệp từ con
số 0 Tesla Motors hãng xe hơi điện đã thu lại được khá nhiều thành công trong
thời gian ngắn ngủi. Bằng nhiều phương thức quảng bá, cùng với uy tín của
người sáng lập cơng ty đã đi đầu trong việc sản xuất ô tô điện trên thế giới.
1.2.


Lịch sử hình thành

Năm 2006, Elon Musk đã khéo léo sử dụng bài viết đầu tiên trên trang web
chính thức của Tesla để cơng bố kế hoạch “mật” về ý tưởng chuyển đổi từ ngành
công nghiệp “đốt cháy hydrocarbon” sang ngành công nghiệp điện mặt trời đầy
bền vững. Kế hoạch của Tesla là tấn công vào thị trường xe hơi hạng sang nơi
khách hàng sẵn sàng chi một lượng lớn tiền để sở hữu một chiếc xe. Và sau đó
nhanh chóng chiếm lĩnh tồn bộ thị trường với số lượng lớn và mức giá cạnh
tranh.
Năm 2008, Tesla chính thức ra mắt mẫu xe điện đầu tiên hợp tác với đối tác
kĩ thuật Lotus mang tên Tesla Roadster. Chiếc xe này được ra đời với sự quan
tâm của nhiều người. Phạm vi lái của nó rơi vào khoảng 400km, khả năng tăng
tốc từ 0 -100km/h chỉ trong vòng 3,7 giây. Với những thành công đã đạt được
Tesla đang chứng minh cho tham vọng chiếm lĩnh thị trường của mình. Cũng
trong năm này, Tesla Motors chính thức cơng bố kế hoạch phát triển phiên bản
Model S, một hành động được đánh giá là liều lĩnh trong thời điểm mọi thứ đều
là bí mật.
Tesla chính thức đươc ra mắt và đi vào hoạt động với 13,3 triệu cổ phiếu
bán ra vào tháng 6 năm 2010. Chính vì điều này Tesla đã vươn lên đứng vị trí
thứ 2 về sự phát triển cổ phiếu sau Ford.
Sau 4 năm, Tesla đã chiếm một nửa thị trường chứng khốn tồn cầu so với
những hãng xe ra đời trước đó. Chiếc Tesla Model S đầu tiên được giao đến tay


khách hàng vào năm 2012, muộn hơn so với dự tính, được gọi là chiếc xe điện
hạng sang đầu tiên của thế giới, phiên bản sản xuất đại trà an tồn nhất hay chiếc
xe 4 của có khả năng tăng tốc nhanh nhất. Sau đấy, Tesla Model S nhanh chóng
rơi vào tình trạng cháy hàng. Cùng với đó là những giải thưởng khác nhau ồ ạt
đến.

Tính đến năm 2013 Model S còn bán chạy hơn cả Mercedes- Benz S-Class
ngay trên thị trường xe hơi Mỹ. Tuy nhiên, một vấn đề trở ngại với các dịng xe
điện đó là thời gian sạc đầy. Chính vì thế, cuối năm 2012, Tesla cơng bố mạng
lưới các trạm sạc cao áp mới dành riêng cho hệ thống pin của Model S mà có thể
sạc đầy pin xe trong vòng 30 phút.
Vào năm 2013 việc lắp đặt các hệ thống sạc khá thuận lợi, các trạm sạc
được lắp đặt ở các vị trí chiến lược trên các tuyến đường lưu thơng chính. Hiện
nay đã có khoảng 600 trạm sạc của Tesla trên toàn thế giới.
Là người đi đầu và đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ xe hơi điện, năm
2014, Tesla giới thiệu hệ thống hỗ trợ người lái Autopilot mới. Hệ thống này bao
gồm các tính năng tự động điều chỉnh vơ-lăng, tự động thay đổi làn đường, tự
động đỗ xe và hệ thống Summon. Công nghệ ô tô mới này thể hiện tham vọng
lấn sân vào thị trường xe tự hành của hãng.
Vào năm 2015, phiên bản Tesla Model X SUV đạt chỉ tiêu sản lượng, sau
hàng loạt báo cáo trì hỗn. Khơng chỉ là chiếc xe 7 chỗ với phong cách crossover
cùng thiết kế cửa cánh chim hải âu, Model X còn nhận được nhiều sự chú ý của
người dùng với phạm vi hoạt động 420 km và tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng
3,2 giây. Tesla muốn đứng đầu trong quá trình chuyển đổi sang ứng dụng năng
lượng tái tạo mới, khơng chỉ có trên xe hơi. Tesla Energy là cơng ty mới được
thành lập cũng vào năm 2015 giúp tạo ra các dòng pin mới mà được ứng dụng
trong gia đình và cả trong các nhà máy với tên gọi Powerwall. Loại pin mới này
được sản xuất tại nhà máy Tesla Gigafactory. Trong tương lai, Tesla Energy rất


có thể sẽ tái sử dụng các khối pin cũ trên xe hơi để dự trữ hoặc cung cấp năng
lượng lấy từ các nguồn năng lượng tái tạo mới như sức gió hoặc năng lượng mặt
trời.
Trong năm 2016, Tesla lại một lần nữa gây ấn tượng lớn trên toàn cầu khi
cho ra mắt dòng xe hơi giá rẻ Tesla Model 3. Mẫu xe đã đạt được số lượng đặt
hàng trên cả mong đợi khi con số lên đến 276 ngàn chiếc chỉ sau 3 ngày ra mắt.

Vào giữa tháng 11 năm 2017, Tesla gây sốt tồn thế giới khi trình làng mẫu
xe điện mui trần và xe đầu kéo nhanh nhất thế giới. Cả 2 mẫu xe này đều có thiết
kế vô cùng hiện đại và khả năng tăng tốc rất ấn tượng, từ 0 lên 100km/h chỉ
trong 1,9 giây đối với dòng xe mui trần và 4,2 giây đối với dòng xe đầu kéo.
Năm 2018, Tesla sẽ dự kiến mở rộng sản xuất chiếc xe ô tô điện mới với
kiểu giáng SUV nhỏ gọn, khe bên dưới Model X. Chiếc xe này được gọi là
Model Y, chiếc xe mới được thiết kế để đáp ứng các dòng xe của hãng bao gồm
mẫu sedan S và rẻ hơn Model 3, theo một báo cáo của Autocar.
Vào ngày 22/11/2019, Tesla đã cho ra mắt mẫu xe phiên bản Tesla Cyber
Truck, chiếu CyberTruck có thiết kế độc lạ với những vết cắt từ đầu xe tới đi
xe theo hướng fastback, khơng có nhiều đường cong mềm mại như bất cứ chiếc
SUV nào khác, cho thấy chiếc xe này cực kì độc lạ nhưng không được đẹp so với
những chiếc xe mà Tesla đã thiết kế trước đây như các dòng xe Tesla Models.
Mới đây nhất, ngày 22/9/2020, hãng sản xuất xe điện hàng đầu của Mỹ
Tesla công bố những đột phá táo bạo giúp giảm mạnh chi phí sản xuất pin để đẩy
nhanh công cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái sử dụng trên tồn cầu.
1.3.

Các thị trường chính

Các thị trường chính có doanh thu đáng kể của Tesla là Hoa Kì, Trung Quốc, Hà
Lan, Na Uy, … Ngồi ra cịn thị trường một số nước khác ở khu vực Châu Âu,
Trung Đông, Bắc Mỹ và Châu Á.
Thị trường Mỹ


Tesla được thành lập ở San Carlos, California, tại thung lũng Silicon. Trụ sở
của Tesla, Inc. đặt ở Palo Alto, California. Tesla mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở
Los Angeles, California vào tháng 4/2008 và cửa hàng thứ 2 ở Menlo Park,
California vào tháng 7/2008. Công ty cũng mở các showroom triển lãm ở khu

nghệ thuật Chelsea thuộc New York vào tháng 7/2009, 1 cửa hàng ở Seattle,
Washington tháng 7/2009; sau đó là các cửa hàng ở Washington, D.C.; New York
City; Chicago; Dania Beach, Florida; Boulder, Colorado; Orange County,
California; San Jose, California và Denver, Colorado.
Năm 2010, Tesla di dời trụ sở và mở bộ phận phát triển hệ thống truyền
động ở 3500 Deer Creek Road, Stanford Research Park tại Palo Alto. Tesla cấp
vốn cho dự án thơng qua gói cho vay lãi suất thấp 100 triệu $ của liên bang.
Mạng lưới sạc điện siêu tốc
Năm 2012, Tesla bắt đầu xây dựng mạng lưới các trạm "Super charging"
480 volt khiến cho các hành trình dài của dịng Model S được thuận tiện. Giữa
tháng 5/2014, đã có 90 trạm hoạt động ở Mỹ và 16 ở châu Âu, 3 ở Trung Quốc.
Mạng lưới ban đầu được lên kế hoạch sẽ xuất hiện trên các tuyến đường giao
thông mật độ cao dọc Bắc Mỹ, tiếp đó là mạng lưới ở châu Âu và châu Á vào
nửa cuối năm 2013. Tuyến Supercharger đầu tiên được mở, và miễn phí sử dụng
vào tháng 10/2012. Tuyến này bao gồm 6 trạm đặt dọc theo tuyến đường nối San
Francisco, Lake Tahoe, Los Angeles và Las Vegas. Tuyến thứ 2 mở vào tháng
12/2012 ở các đô thị lớn phía đơng bắc, kết nối Washington, D.C., New York
City và Boston; bao gồm 3 trạm đặt tại các khu vực dừng chân trên đường ở
Delaware và Connecticut.
Tesla Model S nạp điện ở trạm lưới Supercharger tại Delaware.


Supercharger là trạm sạc siêu tốc dùng dòng 1 chiều cung cấp nguồn điện
gần 120 kW, cung cấp cho các chiếc Model S công suất 85kWh thêm 150 dặm
đường cho 20 phút sạc, hoặc 200 dặm cho 30 phút. Nguồn điện sử dụng cho
tuyến Bờ biển phía tây lấy từ hệ thống pin năng lượng mặt trời do SolarCity
cung cấp. Cuối cùng, tất cả các trạm Supercharger đều được cung cấp điện bằng
năng lương mặt trời. Mạng lưới này chuyên biệt cho dòng sedan S. Phần cứng
sạc siêu tốc là tiêu chuẩn trên Model S được trang bị bộ ắc quy 85 kWh và tùy
chọn trang bị ắc quy 60 kWh. Chiếc Roadster không được trang bị để nạp điện từ

Superchargers, nhưng theo hãng, tất cả các mẫu xe sau này của Tesla sẽ đều sạc
được. Theo Musk, "...chúng tôi hy vọng cả nước Mỹ sẽ được lắp hệ thống này
vào cuối năm tới". Ơng cũng nói rằng những người sở hữu xe Tesla sử dụng
mạng lưới sẽ miễn phí vĩnh viễn.
Tính đến tháng 5/2014, đã có 100 trạm sạc.
Canada
Tesla mở cửa hàng có thiết kế mới ở Canada vào 16/11/2012 tại trung tâm
mua sắm Yorkdale Shopping Centre ở Toronto, Ontario. Cửa hàng trang bị
những màn hình tương tác và phòng thiết kế cho phép khách hàng tùy biến mẫu
Model S và xem kết quả trên bức tường 85-inch. Tháng 3/2014, đã có 4 cửa
hàng/phịng triển lãm của Tesla ở Canada: 1 ở Montreal, 2 ở Toronto, và 1 ở
Vancouver.
Châu Âu

Tesla showroom ở Munich, Germany.
Tesla khai trương cửa hàng đầu tiên ở châu Âu ở quận Knightsbridge thuộc
London vào tháng 6/2009. Sau đó đã chuyển đến trung tâm mua sắm Westfield
London vào tháng 10/2013. Tesla đã có 24 phịng trưng bày và cửa hàng trên
khắp


Châu Âu đầu năm 2014. Trụ sở của Tesla tại châu Âu đặt ở Amsterdam, Hà Lan.
The Roadster's chassis was assembled by Lotus Cars in Hethel, Norfolk,
England. Trung tâm phân phối và lắp ráp tại châu Âu đã được thành lập năm
2013 ở Tilburg, Hà Lan.
Châu Á
Showroom tại Nhật của Tesla Motor ở Aoyama, là showroom đầu tiên được
mở tại quốc gia này.
Tesla mở showroom đầu tiên tại Nhật ở Aoyama tháng 11/2010. Showroom
thứ 2 sau đó được mở ở Osaka. Những chiếc Roadster bán ở Nhật được tùy

chỉnh tay lái bên trái hoặc phải, mặc dù mẫu Model S chỉ có tùy chỉnh tay lái bên
phải vào đầu 2014. Theo ông Kevin Yu, giám đốc Tesla Motors khu vực châu Á
Thái Bình Dương, những chiếc Roadster tại Nhật bán với giá trung bình khoảng
18 đến 20 triệu yên.
Tesla mở chi nhánh ở Hong Kong và showroom năm 2011. Dòng xe
Roadster được bán tại Hong Kong với giá 1,2 triệu HKD. Showroom ở Hong
Kong bao gồm "Phòng thiết kế" nơi người mua tiềm năng có thể thiết kế xe của
họ trên màn hình rộng. Trung tâm dịch vụ chính thức ở Hong Kong được mở cửa
vào tháng 9/2011.
Chi nhánh của Tesla xuất hiện ở Singapore từ tháng 7/2010 đến tháng
2/2011, nhưng công ty đã ngừng hoạt động của chi nhánh này do thiếu các điều
kiện miễn thuế tại quốc gia này. Khơng được miễn thuế, Roadster sẽ có giá
khoảng 400,000SGD đến 500,000SGD so với giá thấp hơn hiện tại là
250,000SGD.
Website Trung Quốc của Tesla cũng xuất hiện vào 16/12/2013, bán các mẫu
Model S và Model X và từ tháng 2/2014 bắt đâu phần phối cả hai tại thị trường
Trung Quốc. Điều này theo sau ngay lễ khai mạc Showroom của Tesla ở Bắc
Kinh vào tháng 11/2013.


Tại thị trường Hàn Quốc, Tesla được hưởng những chính sách hỗ trợ, ưu đãi
hào phóng từ phía chính phủ, hãng khơng chỉ có các hệ thống showroom ở thủ
đơ Seoul, mà còn được mở rộng sang cả các khu vực lân cận như Busan, Incheon
và tỉnh Gyeonggi. Hàn Quốc là một trong những thị trường có doanh thu lớn và
thành công nhất của Tesla, các mẫu xe chủ lực của hãng như Model 3; có giá vào
khoảng
40.000 đơ la Mỹ; không những bán chạy, tạo nên cơn sốt mua sắm cho người
Hàn mà thậm chí cịn vượt mặt cả bộ đôi thương hiệu nội địa Hyundai - Kia.
Australia
Tesla mở showroom ở Sydney năm 2010. Một chiếc Roadster do giám đốc

sở tại Jay McCormack cầm lái dọc theo đường ven biển phía đơng với khoảng
cách 4000 km, khoảng cách lớn nhất được đi bởi một chiếc xe điện ở Australia.

2.

Môi trường kinh doanh tại Trung Quốc

2.1. Môi trường kinh tế
Năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới. Đặc biệt năm 2014, GDP của Trung Quốc vượt mốc 10 nghìn tỷ đơ-la
Mỹ,


cùng Mỹ trở thành hai nền kinh tế có quy mơ vượt 10 nghìn tỷ đơ-la duy nhất trên
thế giới.

Phân

phối

năm/người

thu

nhập

khả

Nguồn:


The

dụng

hàng

Economist

Intelligence Unit
Số lượng người tiêu dùng có thu nhập cao tại Trung Quốc dự đoán sẽ tăng
mạnh trong 15 năm tiếp theo. Từ giữa 2015 và 2030 thì tỷ lệ dân số với mức thu
nhập thấp sẽ giảm từ 37% xuống 11% trong khi tỉ lệ vùng thu nhập trung-thượng
lưu (hơn Rmb 67000 ~ US$10000) sẽ tăng từ 10% đến 35%. Dự đốn đến năm
2030 thì xã hội Trung Quốc sẽ có nhiều người thuộc tầng lớp trung-thượng lưu.
Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo cũng sẽ là một thách thức xã hội lớn.


Trung Quốc là một thị trường xe hơi khổng lồ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm
năng để phát triển. Ở Trung Quốc chỉ có khoảng 1 xe hơi cho mỗi 5 người, trong
khi con số với Mỹ là 1,3 người. Và khi dân số Trung Quốc trở nên giàu có hơn,
khoảng cách đó sẽ dần thu hẹp.
Năm 2018, gần nửa số xe điện trên thế giới là ở Trung Quốc.

Doanh số xe hơi điện tại Trung Quốc thời kỳ 2010-2018
Nguồn: IEA
Có thể thấy, sự tăng trưởng của xe điện tại thị trường Trung Quốc là rất
nhanh trong những năm gần đây. Vào năm 2018, khoảng 1,1 triệu xe điện được
bán ở Trung Quốc - tăng 80% so với năm 2017. Vào năm 2018, 4,2% xe cộ được
bán ở Trung Quốc chạy bằng điện.
Ngoài ra, sự tăng trưởng của doanh số xe điện còn tiếp tục đến nửa đầu

2019, với hơn 632,000 đơn vị được bán - tăng 50% so với cùng thời kỳ năm
2018. Cuối tháng 6 năm 2019 hơn 3.5 triệu xe điện được sử dụng tại Trung
Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất ơ tô từ khắp nơi trên thế giới
đang đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm trong chiến lược tăng trưởng dài hạn
của họ.


Trung Quốc hiện là quê nhà của hơn 100 công ty xe hơi điện, nhưng có
một số cái tên nổi bật hơn hẳn so với phần còn lại. Dưới đây là 5 đối thủ cạnh
tranh lớn của Tesla tại thị trường Trung Quốc:
BYD (trụ sở tại Thâm Quyến) vượt mặt Tesla để trở thành nhà sản xuất xe
hơi điện (EV) hàng đầu thế giới trong năm 2018 khi dẫn trước đến 2.300 xe.
Công ty được chống lưng bởi Warren Buffet này còn là nhà sản xuất xe bus điện
lớn nhất thế giới.
SAIC là một công ty xe hơi thuộc sở hữu nhà nước khác. Nhưng công ty
trụ sở tại Thượng Hải này là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc và là đối
tác tại Trung Quốc của General Motors và Volkswagen
BAIC, viết tắt của Beijing Automotive Industry Holding Co., là một trong
nhiều nhà sản xuất xe hơi thuộc sở hữu nhà nước tại Trung Quốc. Đây còn là đối
tác sản xuất của Hyundai và Daimler AG - chủ sở hữu Mercedes-Benz. Năm
2018, cơng ty này có doanh thu hơn 4 tỷ USD từ việc bán EV.
Nio: Khi Nio lần đầu tung xe hơi điện ra thị trường, họ đã mang đến rất
nhiều sự lạc quan cho cộng đồng đam mê xe hơi Trung Quốc. Họ còn thu hút
được nhiều nhà đầu tư, mà lớn nhất trong số này là gã khổng lồ cơng nghệ
Tencent. Startup này thậm chí cịn lên sàn chứng khốn NYSE năm ngối, chỉ 4
năm sau khi thành lập, thu về khoảng 1 tỷ USD.
Xpeng là một cơng ty EV khác tạo dựng hình ảnh rất giống Tesla. Và cũng
như Nio, cơng ty này có một ông lớn công nghệ chống lưng: Alibaba. Công ty
trụ sở tại Quảng Châu này có một lượng fan tại Trung Quốc. Vào tháng 6/2019,
công ty đã bán ra chiếc SUV thứ 10.000 của mình.

2.2. Mơi trường văn hóa – xã hội
2.2.1 Dân số
Trung Quốc có dân số đơng nhất thế giới (1,42 tỷ người) và chiếm khoảng
18,5% dân số thế giới hiện nay. Có trên 50 dân tộc, người Hán chiếm trên 90%


dân số. Dân số của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm tuy nhiên tốc độ gia
tăng dân số của Trung Quốc ngày càng giảm. Dân số khổng lồ tại Trung Quốc
chính là một trong những lí do Khiến Trung Quốc trở thành thị trường xe hơi lớn
nhất thế giới. nhất thế giới.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 17.1 công bố số liệu cho
thấy tỷ suất sinh tại nước này trong năm 2019 là 10,48 trẻ em sinh ra sống tính
trên 1.000 dân. Theo Reuters, đây là mức thấp nhất trong vòng 70 năm qua.
Tổng số trẻ em được sinh ra trong năm 2019 là 14.65 triệu trẻ, giảm
580.000 trẻ so với một năm trước đó và là năm thứ ba liên tiếp giảm. Trong khi
đó, dân số trong độ tuổi lao động (từ 16-59 tuổi) giảm xuống còn 896,4 triệu
người, giảm
890.000 người so với năm 2018, và chiếm 64% tổng dân số. Mặt khác, số người
từ 60 tuổi trở lên tăng thêm 4,39 triệu người lên thành 253,8 triệu người, chiếm
18,1% tổng dân số. Tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 76,7 tuổi.
Từ năm 2016, Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng được sinh con thứ
hai, qua đó bãi bỏ "chính sách 1 con" tồn tại trong hàng chục năm, nhằm giải
quyết lo ngại về việc dân số già. Tuy nhiên, chính sách này chưa mang lại hiệu
quả như mong đợi do những vấn đề kinh tế và điều kiện chăm sóc trẻ nhỏ, bị nhỡ
cơ hội việc làm và thăng tiến khi thai sản đã ảnh hưởng đến ý muốn sinh con,
sinh thêm con của các cặp vợ chồng.
2.2.2 Mơ hình 6 khía cạnh văn hóa của Hofstede tại Trung Quốc


Mơ hình 6 khía cạnh văn hóa của Hofstede tại Trung Quốc và

Mỹ Nguồn: Hofstede Insights
Trung Quốc có chỉ số khoảng cách quyền lực ở mức khá cao là 80, trong
khi chủ nghĩa cá nhân chỉ là 20. Họ sẵn sàng chấp nhận mệnh lệnh từ cấp trên
với sự phân chia đẳng cấp rõ ràng. Nhờ việc gắn bó với cộng đồng chặt chẽ, họ
có trách nhiệm và ràng buộc với nhau. Chính vì thế, họ có xu hướng tập thể cao,
việc sống hòa hợp với nhau và giữ thể diện chung được người Trung Quốc rất
quan tâm. Ngược lại chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ có chỉ số rất cao, đến 91.
Chỉ số nam tính ở mức khá cao ở Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 66 và 62,
vai trị của người đàn ơng khá lớn trong gia đình và xã hội. Mức độ khơng chắc
chắn về rủi ro là 30, đạt mức trung bình. Họ cố gắng tránh các tình huống khơng
rõ ràng bằng việc tn thủ pháp luật, kiếm công việc ổn định, tránh những hành
vi khác lạ.
Tầm nhìn dài hạn, với điểm số 87, Trung Quốc là một trong những nước
có chỉ số này cao nhất. Thể hiện người Trung Quốc khá kiên trì và có những hoạt
định đầu tư, tiết kiệm rất rõ ràng, họ lo lắng cho tương lai của bản thân và luôn
hướng hành động đi đúng mục tiêu lâu dài. Trong khi đó người Mỹ chỉ có chỉ số


tầm nhìn dài hạn là 26, thể hiện họ muốn sống trong khoảnh khắc hơn và tập
trung vào những điều trước mắt.
Cuối cùng là mức độ thỏa mãn bản thân là 24, người Trung Quốc không đề cao
việc thỏa mãn những ham muốn bản thân hay đầu tư quá nhiều thời gian, tiền
bạc vào giải trí. Ngược lại, người Mỹ có chỉ số mức độ thỏa mãn đến 68, gần gấp
3 người Trung Quốc. Họ muốn thỏa mãn bản thân và đầu tư nhiều hơn để thỏa
mãn bản thân.
Những yếu tố trên giải thích cho chênh lệch giữa số người sở hữu xe hơi ở
Trung Quốc và Mỹ. Để có thể khiến người dân Trung Quốc lựa chọn sản phẩm
xe hơi của mình, một ngành hàng khá đắt đỏ thì sản phẩm đó phải đảm bảo về
chất lượng.
2.2.3 Người tiêu dùng Trung Quốc

Bất kể các nhà sản xuất ô tô chọn cạnh tranh ở Trung Quốc bằng cách nào
và ở đâu, họ sẽ cần giải quyết sự kết hợp đa dạng của các giá trị, sở thích và hành
vi ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vài năm trước,
Accenture đã xác định các phân khúc người tiêu dùng chính ở Trung Quốc. Sự
khác biệt giữa các nhóm này đặc biệt phù hợp trong thị trường ơ tơ đang phát
triển ngày nay. Một nhóm là "nghiêng về trong nước." Họ có xu hướng mua các
thương hiệu Trung Quốc vì cảm giác trung thành với đất nước của họ và các
cơng ty địa phương hoặc vì thiếu thu nhập khả dụng buộc họ phải tập trung vào
các loại xe nội địa giá cả phải chăng hơn. Ba nhóm rất quan tâm đến các thương
hiệu nước ngoài. Một, được gọi là “Young Royals” (Hồng gia trẻ), quan tâm
đến tính độc quyền và sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp mới
nhất. Hai nhóm cịn lại bao gồm những người có thu nhập thấp hơn mong muốn
mua những thương hiệu sành điệu và sành điệu (the “Aspirationals” - người có
khát vọng) và những người đàn ơng và phụ nữ có thu nhập cao hơn (the
“Established Money”) cũng


muốn có những sản phẩm độc quyền, nhưng coi trọng những thương hiệu đã
được thiết lập và đã có mặt trên thị trường trong một thời gian dài.
Nghiên cứu gần đây của Accenture xác nhận rằng khi quyết định mua xe
nào, người tiêu dùng Trung Quốc chủ yếu dựa vào 4 yếu tố: bạn bè và đồng
nghiệp, thành viên gia đình, trang web của nhà sản xuất và mạng xã hội.
Người tiêu dùng Trung Quốc ít có khả năng chỉ cần đến đại lý hoặc đặt mua
xe từ trung tâm cuộc gọi sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ. Trải nghiệm mua xe
đối với họ có chủ ý hơn nhiều và liên quan đến các tìm kiếm trên Web, kết hợp
với lái thử tại các đại lý địa phương. Người tiêu dùng Trung Quốc nói chung
thường tìm kiếm trên Internet trước khi quyết định mua gì và có nên mua hay
không. Năm 2012, tỷ lệ người tiêu dùng thực hiện nghiên cứu trực tuyến đứng
đầu 90%.
Theo nghiên cứu của Accenture, khi người dân Trung Quốc đi đến quyết

định mua xe thì:

Các yếu tố ảnh hướng đến quyết định mua xe của người Trung Quốc
Nguồn: Accenture


 49% dựa trên ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp
 64% dựa trên ý kiến người thân
 53% dựa trên thơng tin tìm kiếm tại các trang web của các nhà sản xuất xe
 64% bị ảnh hưởng bởi những ý kiến thông qua mạng xã hội
Sự khác biệt về cơng nghệ đã khiến Tesla có độ nhận diện tại thị trường
Trung Quốc. Và đồng thời hình thức tuyên truyền word-of-mouth hay truyền
miệng cũng giúp tăng sự nổi tiếng của Tesla, tức là họ khiến khách hàng trở
thành người marketing cho họ khi khách hàng trải nghiệm và nhận thấy được
chất lượng từ xe của Tesla. Đây là một điểm cộng khi phần lớn người dân Trung
Quốc vẫn có xu hướng mua xe sau khi tham khảo ý kiến của người thân và bạn
bè và qua những ý kiến trên mạng xã hội. Khách hàng Trung Quốc cẩn thận,
quan tâm nhiều đến chất lượng, ấn tượng với chức năng hơn là kiểu cách. Với thế
mạnh là công nghệ của mình và ưu tiên hàng đầu là những sản phẩm chất lượng
và khiến người tiêu dùng trở thành khách hàng trung thành, Tesla gây được ấn
tượng mạnh đối với người dân Trung Quốc.
2.3. Mơi trường chính trị - pháp luật
Chế độ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là chế độ cơ bản của Trung Quốc. Ngồi
Đảng Cộng sản Trung Quốc, cịn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản trong khuôn khổ “hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản”.
Trung Quốc đưa ra những hạn chế về quyền sở hữu của các doanh nghiệp
nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất xe hơi: Chính Phủ Trung Quốc nhằm tránh
việc các cơng ty nước ngồi tràn vào ngành sản xuất của nước mình nên đã u
cầu những cơng ty nước ngồi đó phải liên doanh với một công ty địa phương.

Các hãng ô tô nước ngoài muốn sản xuất và bán xe sản xuất tại Trung Quốc phải
liên doanh với một công ty địa phương, và những cơng ty nước ngồi chỉ có
quyền sở hữu tối đa 50% khi liên doanh với một doanh nghiệp địa phương và
phải chia


sẻ một số công nghệ sản xuất với công ty địa phương tại Trung Quốc. Đa số
cơng ty nước ngồi chấp nhận và làm theo những điều luật của Trung Quốc.
Ngày nay, những công ty như Mercedes, Audi, General Motors, Toyota,
Honda… đang làm việc với các đối tác địa phương và thấy được rằng doanh số
tại Trung Quốc của họ chiếm một phần lớn trong tổng doanh số toàn cầu. Như
với General Motors đối tác tại Trung Quốc của họ là SAIC Motor, liên doanh tạo
nên SAIC General Motors Corporation Limited sản xuất ra những chiếc xe hơi
Buick, Chevrolet và Cadillac. Mặc dù phải chia sẻ kiến thức với các đối tác
nhưng thị trường xe hơi tại Trung Quốc quá lớn để bỏ qua.
Ngày 17/4/2018, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ bãi bỏ hạn chế về
quyền sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất xe điện,
tàu và máy bay. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất xe hơi,
đặc biệt là dịng xe điện. Elon Musk đã nhanh chóng tận dụng lợi thế và tháng 7
năm đó đã ký thỏa thuận xây dựng một nhà máy thuộc sở hữu hoàn toàn ở
Thượng Hải. Đáng chú ý, nhà máy Gigafactory 3 ở Thượng Hải được hoàn
thiện vào cuối năm 2019 là nhà máy 100% thuộc quyền sở hữu của Tesla, một
công ty Mỹ. Với 1,6 tỷ USD tài trợ từ các ngân hàng Trung Quốc và sự phê
duyệt nhanh kỷ lục của chính phủ, Musk đã xây dựng Gigafactory 3 của Tesla.
Đến tháng 8 năm 2019, nhà máy đã bắt đầu chế tạo xe.
Trung Quốc, với dân số 1,4 tỷ người và một số thành phố ô nhiễm nặng
nhất thế giới, đang làm mọi cách để ưu tiên cho xe điện. Các doanh nghiệp sản
xuất xe điện cũng được lợi từ nhiều chính sách thúc đẩy việc sử dụng xe chạy
điện tại Trung Quốc.
Từ chính phủ Trung Quốc:|

Vào năm 2019, mỗi nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu xe cộ phải sản xuất
hay nhập khẩu ít nhất 10% xe chạy bằng điện. Những quy định này áp dụng cho
bất cứ công ty nào sản xuất hay nhập khẩu hơn 30000 xe tại Trung Quốc.


Trợ cấp: Chính phủ Trung Quốc cung cấp trợ cấp cho những nhà sản xuất
xe điện. Khoản trợ cấp này sẽ dần dần giảm sau một vài năm: Tất cả xe điện
plug- in với range hơn 400km có thể nhận trợ cấp $3600. Tất cả xe điện plug-in
với range 250-400 km có thể nhận trợ cấp $2600. Những xe plug-in hybrid có
thể nhận trợ cấp $1500. Tất cả những khoản trợ cấp cho việc sản xuất xe điện
plug-in được dự kiến sẽ dừng hồn tồn vào năm 2021.
Miễn thuế: Chính phủ Trung Quốc miễn thuế tiêu dùng và thuế thương vụ
cho xe điện. Điều này có thể giúp tiết kiệm hàng nghìn USD. Đồng thời, chính
phủ Trung Quốc cịn giảm 50% phí đăng kí xe cho xe điện.
Nhiều cơ quan địa phương tại Trung Quốc cũng chủ động trong việc
khuyến khích sử dụng xe điện:
Nhiều thành phố cung cấp biển đăng kí xe cho xe điện nhanh hơn và rẻ hơn
so với các xe thơng thường. Ngồi ra các hình thức đỗ xe miễn phí và ưu tiên đỗ
xe cho xe điện khá phổ biến.
Tại một số thành phố lớn ở Trung Quốc đã thi hành bắt buộc các chính sách
"chẵn lẻ". Các phương tiện đi lại truyền thống có biển số kết thúc bằng số lẻ sẽ
được phép đi lại trên đường vào các ngày lẻ, và những phương tiện kết thúc bằng
số chẵn sẽ đi vào các ngày chẵn. Trong khi đó, chủ sở hữu xe điện có thể lái xe
vào bất cứ ngày nào.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục áp
dụng thuế 25% với ôtô nhập khẩu từ Mỹ từ 25/12/2019. Chính sách này từng
được dừng vào tháng 4. Năm 2018 Tesla từng gặp sụt giảm doanh số khá lớn
chính do ảnh hưởng của chính sách này. Tesla đã phải tăng giá hai dòng sản
phẩm Model S và Model X lên thêm 20.000 USD khi bán ra ở Trung Quốc.
Ngày 15/12/2019, chính sách thuế của Trung Quốc với ơtơ nhập từ Mỹ có hiệu

lực. Nhưng lần này Bộ Cơng nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cũng
công bố một bản ghi nhớ miễn thuế cho một số loại xe điện nhập khẩu, trong
đó có các dịng xe của


Tesla. Các loại xe Tesla sẽ được miễn thuế tại Trung Quốc bao gồm Model 3, S


X

trong

khi

ơtơ

nhập

khẩu

Mỹ

bị

áp

25%

thuế.


Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ miễn thuế bán hàng 10% cho chiếc xe điện
Model 3 sản xuất tại Trung Quốc của Tesla Được miễn thuế, người tiêu dùng
Trung Quốc sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khi mua xe Model 3 sản xuất trong
nước tại Gigafactory 3. Ngoài ra, các nhà chức trách cũng cho biết xe Model 3
sản xuất tại Trung Quốc đủ tiêu chuẩn được hưởng khoản trợ cấp của chính phủ
lên
tới 3.600 USD mỗi xe.
3.

Chiến lược kinh doanh của Tesla

Kế hoạch dài hạn của Tesla: xây dựng một loạt các mẫu xe, bao gồm cả
xe gia đình giá cả phải chăng - nhiều phân khúc giá
Chiến lược của Tesla là thâm nhập vào thị trường cao cấp, nơi khách hàng
sẵn sàng trả phí cho sản phẩm cao cấp, và sau đó hướng thị trường xuống càng
nhanh càng tốt để đạt khối lượng đơn vị cao hơn và giảm giá với từng mẫu xe kế
tiếp.
Mục tiêu ban đầu của công ty là sản xuất những chiếc xe thể thao chạy
hoàn toàn bằng điện khơng phải vì chi phí tối đa, mà là vì sức khỏe, tính thẩm
mỹ và sự hấp dẫn giới tính.
Định hướng của Tesla là một cơng ty cơng nghệ, tất cả dòng tiền tự do đều
được dồn lại vào R&D để giảm chi phí và đưa các sản phẩm tiếp theo ra thị
trường nhanh nhất có thể.
Khơng tiêu tiền quảng cáo, mơ hình kinh doanh D2C - Direct to customers.
3.1. Chiến lược kinh doanh cơ bản:
Chiến lược tập trung
Sản phẩm ô tô của Tesla tập trung vào thị trường ô tô chạy điện với những
đột phá áp dụng cơng nghệ mới trong pin, trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều khiển
và hệ thống tự lái của xe.



Hãng không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với những chức
năng đi đầu trong ngành đồng thời nỗ lực cắt giảm chi phí, sản xuất ra nhiều mẫu
xe đa dạng với mức giá được tối ưu.
Lợi thế khác biệt hóa của xe Tesla:
 Xe chạy điện, pin chạy được hàng trăm km; Model 3 mới nhất có khả
năng chạy gần 500 km trong 1 lần sạc.
 Ứng dụng AI với chip hardware 3 do Tesla tự phát minh vào hệ thống tự
lái, tự nhận diện autopilot, giải trí trên xe.
 Cài đặt trên xe và nhiều thao tác thơng qua điện thoại di động và màn hình
cảm ứng trên xe, chủ xe có thể nắm bắt tình hình và có các điều chỉnh đến xe
mọi lúc mọi nơi.
 Cảm biến xung quanh xe, cửa tự mở khi người dùng đến gần
 Xe có 2 cốp, khơng gian chứa đồ rộng rãi hơn do xe chạy điện và không
cần sử dụng động cơ đốt. Kiến trúc phần cứng Tesla là một khối pin phẳng ở
chân đế, hai động cơ điện (trước và sau), khơng có hộp số … cũng mang lại cho
nó một lợi thế so với các loại xe điện cạnh tranh được xây dựng trên các kiến
trúc xe truyền thống, như trọng tâm thấp hơn, mật độ năng lượng lớn hơn và
quản lý pin hiệu quả hơn. Điều này giúp Tesla có thể đánh bại các đối thủ cạnh
tranh - những công ty cố gắng tận dụng các bộ phận của kiến trúc xe đốt trong cũ
bằng cách đặt pin vào cốp, thay vì một khối phẳng ở phía dưới.
 Bán ơ tơ qua đặt hàng online nhiều, xử lí các thủ tục online, tiết kiệm được
nhiều thời gian cho các khâu gặp mặt, giao dịch.
 Nghiên cứu mẫu xe mới dành riêng cho thị trường Trung Quốc
 Phát triển hệ sinh thái của sản phẩm: "Hệ sinh thái" của Tesla bao gồm
trạm sạc, xe tự lái, pin và nhà máy sản xuất pin mặt trời. Tháng 3/2019, Tesla
tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ sửa chữa ô tô trong ngày và nâng cấp phần mềm
trên Model



3, cho phép nó di chuyển nhanh hơn với quãng đường dài hơn. Mùa hè năm đó,
Tesla cũng giảm giá cho dịng sản phẩm này.
 Chiến lược Tesla cũng tính đến cấp độ hệ thống khi đầu tư vào toàn bộ
danh mục các sản phẩm phụ bổ sung cần thiết cho người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm chính của mình. Đây là lý do tại sao Tesla đã xây dựng một mạng sạc cho
ơ tơ của mình trên tồn nước Mỹ.
 Trong tương lai, lợi thế này có thể bị xói mịn nếu các nhà sản xuất ơ tơ
khác xây dựng mạng sạc. Nhưng hiện tại, Tesla có lợi thế khi tạo ra khả năng
tương tác với các mạng mới như EVgo (công ty cung cấp hệ thống sạc điện với
750 điểm tồn nước Mỹ).
Lợi thế về chi phí của xe Tesla:
So với những dòng xe điện của nhiều hãng ô tô lớn trên thị trường, xe của
Tesla có ưu thế lớn hơn hẳn.
Tesla Roadster (mẫu xe đầu tiên của Tesla được ra mắt năm 2008) được
thiết kế để đánh bại một chiếc xe thể thao chạy xăng như Porsche hoặc Ferrari
trong cuộc đối đầu trực tiếp. Trên thực tế đó, nó có hiệu suất năng lượng gấp đơi
so với một chiếc Prius (Toyota Prius là mẫu ôtô hybrid (chạy xăng – điện) được
sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới. Ra mắt tại Nhật Bản vào cuối năm 1997
- có các phiên bản 1997, 2003, 2009, 2015 - thể hiện nỗ lực của tập đoàn Toyota
Motor Corporation trong việc phát triển và tung ra thị trường một chiếc xe gia
đình thực dụng, thân thiện với mơi trường.
Xe hybrid, thường được gọi là xe lai hay xe lai điện, là loại xe sử dụng hai
nguồn động lực: Động cơ đốt trong và động cơ điện. Sự hoạt động của xe này là
sự kết hợp hoạt động giữa động cơ đốt trong và động cơ điện sao cho tối ưu. Một
bộ điều khiển sẽ quyết định khi nào động cơ đốt trong hoạt động, khi nào động
cơ điện hoạt động và khi nào cả hai cùng hoạt động.)
3.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế


Chiến lược quốc tế ➡ Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu

Năm 2013, Tesla tiến vào thị trường TQ với xuất phát là xuất khẩu xe sang
Trung Quốc. Sau đó, trước tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến
giá xe Tesla được bán ở TQ cao gấp đôi so với giá bán tại Mỹ, (một chiếc Model
S trị giá 80.000 USD từ Mỹ đang được bán với giá khoảng 140.000 USD tại
Trung Quốc) Cách duy nhất để bán ô tô cho người tiêu dùng Trung Quốc trên
quy mô lớn hơn là xây dựng nhà máy ở đó.
Tesla đã quyết định xây nhà máy sản xuất lớn tại Thượng Hải, lắp ráp ơ tơ
ngay tại Trung Quốc. Có được nhiều ưu đãi từ phía chính phủ và doanh thu tại
thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, Tesla đang nghiên cứu và dự kiến
sản xuất mẫu xe dành riêng cho thị trường Trung Quốc, đặc trưng cho đặc điểm
của Trung Quốc.
Sản phẩm của Tesla mang tính đột phá đổi mới mạnh mẽ, các đối thủ chưa
thể theo kịp và bắt chước, chính vì vậy, Tesla có ưu thế đối với việc đưa ra giá
cho các dịng xe của mình. Tuy nhiên, so với nhiều hãng xe chạy xăng khác, giá
xe Tesla vẫn ở mức cao, hạn chế năng lượng của xe chạy điện vẫn lớn. Tesla phải
nỗ lực trong việc thay đổi, đưa ra sản phẩm có giá thành rẻ hơn và phổ biến đến
người dùng hơn, người tiêu dùng có khả năng để chi trả tốt hơn.
Tesla có kế hoạch tăng cơng suất tồn cầu lên 40% lên 1 triệu xe mỗi năm
vào năm 2021, nhằm gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất ô tô đại chúng.
Theo chuyên gia nghiên cứu MarkLines có trụ sở tại Tokyo, Tesla đã bán
được khoảng 31.000 xe tại Trung Quốc trong quý 4 đến tháng 6, tăng gấp ba lần
so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng thị trường Hoa Kỳ tiếp tục chiếm hơn một nửa
doanh số bán hàng của công ty.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của mình, Tesla phải giành được
một phần lớn thị trường xe điện ở Trung Quốc, thị trường dự kiến sẽ tiếp tục phát
triển, cùng với châu Âu, khi các quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt.


×