Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SỰ TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐA HÒA docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.53 KB, 7 trang )

SỰ TÍCH ĐÌNH LÀNG ĐA HÒA


Ngày xưa ở làng Đa-hòa có một ông thầy phù thủy cao tay, tên là Dọng. Không những
ông có nhiều phép lạ mà còn có lòng thương người.

Từ lâu, ông được bầu làm hương trưởng, và được dân trong vùng kính phục.

Hồi ấy làng Đa-hòa gặp mấy năm hạn hán, mùa mất liên tiếp, dân tình cơ cực. Nhiều
người phải đem vườn ruộng đi cầm đi bán. Nhưng giá gạo ngày một cao, ruộng ngày một
hạ. Cuối cùng ruộng đất của dân đều vào tay mấy tên trọc phú. Thấy vậy, ông Dọng nghĩ
cách để cứu giúp người nghèo. Ông bảo bọn nhà giàu:

- Thần thánh phù hộ cho các người, bao nhiêu ruộng nhà nghèo đều lấy về ban cho một
số người có của. Đó là lộc thánh. Nhưng nếu không biết tạ ơn thì rồi có lúc sẽ bị thánh
phạt đấy.

Biết ông là người có thể thông được với thần, bọn nhà giàu lo sợ, hỏi ông:

- Muốn tạ ơn thánh thì phải làm gì?

Ông Dọng đáp:

- Làng ta vốn không có đình. Thánh ngự về không có cái mà ở. Vậy phải mau mau dựng
một cái đình.

- Dựng đình tốn kém lắm sao có thể làm nổi.

- Nhà giàu bỏ của, nhà nghèo bỏ công, mỗi người vun đắp một tý thì việc lớn không mấy
chốc mà thành. Nếu được như vậy, tôi tuy bất tài cũng xin đứng ra đốc công.


Bọn nhà giàu nghe lời ông. Chúng bèn họp làng quyết định dựng đình: những người có
của thì quyên tiền, còn người nghèo thì gánh đất gánh cát. Ông Dọng thân hành thu góp
tiền nong và làm người đôn đốc. Ông bảo bọn trọc phú:

- Thần thánh đều có con mắt, "sởi lởi trời gởi của cho, quăn co trời gò của lại". Hằng tâm
hằng sản ai bỏ nhiều thì được phúc nhiều.

Chúng nghe nói đều thi nhau quyên những món tiền lớn và góp lại trao cho ông. Nhưng
thu được bao nhiêu ông phân phát cho dân đói bấy nhiêu. Ông bảo họ gánh đất đắp thành
nền đình, xung quanh trồng bờ giậu cho kín, ở sân đình trồng các thứ cây cối kể cả các
loại cây dây như cây bìm hìm, v.v Đoạn, ông hẹn với bọn trọc phú ba tháng nữa đình sẽ
hoàn thành. Bọn trọc phú thấy ông phân phát hết tiền thì sinh nghi, nhưng thấy ông nói
cứng, thì lại nửa tin, nửa ngờ. Vả xưa nay ông chưa từng thất hẹn với ai, nên cũng không
dám hỏi.

Thời gian trôi qua, nền đình đã đắp xong, tiền quyên góp đã nhiều, hạn cũng sắp hết mà
chưa thấy động tĩnh gì cả. Thấy gỗ lạt không có một que, gạch ngói chẳng có nửa mảnh,
bọn nhà giàu đến thúc ông Dọng. Ông chỉ đáp gọn lỏn: -"Đình khắc có đình! Ai sinh sinh
sự sẽ sự sự sinh!".

Một số phú thương ở làng bên cạnh là làng Vạn-phước trước đây cũng bỏ những số tiền
lớn quyên vào công việc làm đình ở Đa-hòa để mong được thánh ban lộc, nay đợi mãi
không thấy đình, chúng lấy làm nóng ruột, liền đến vặn ông Dọng:

- Chúng tao qua đây buôn bán thấy việc phúc đức, nên cũng vón tay vào để vo tròn quả
phúc. Không ngờ mày "nhũng lạm" đi mất cả rồi, chỉ ngồi trơ thổ địa nói phét.

Nói rồi chúng xúm lại thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh ông sưng cả mặt mũi. Ông
Dọng đáp:


- Đình khắc có đình! Nhưng đánh người là có tội, đánh bậc "cao niên" tội lại càng nặng.
Kẻ nào đánh ta thì phải đền tội. Ta không nói chơi đâu!

Đoạn ông mang gậy nón đi sang làng Vạn-phước để bắt đền. Tới nơi, ông vào đình Vạn-
phước, ngả gậy nón ngay ở gian giữa mà ngồi.

Rồi ông cởi áo giở chỗ bị đánh phân vua với những người dân Vạn-phước có mặt:

- Các ông các bà xem. Đánh người không phải là chuyện chơi. Bọn những tên Giáp tên
Ất ở làng này vô cớ gây sự đánh ta. Kẻ nào sinh sinh sự thì sự sự sinh! Sẽ phải đền đình!

Nói thế rồi ông cứ ngồi ở giữa gian vót đũa và xe chỉ. Có ai hỏi làm thế để làm gì thì ông
trả lời "đính nèo" (tức nói lái là néo đình).

Bọn lý hào làng Vạn-phước được bọn phú thương xúi giục, ra đình đuổi ông Dọng đi.
Ông không đi, nói:

- Các ông phải trả lời cho tôi cái chuyện người làng này, những tên Giáp tên Ất, tự dưng
vô cớ đánh tôi. Tôi được rửa nhục rồi thì sẽ đi ngay!

Chúng hỏi:

- Ông muốn rửa nhục thế nào?

- Kẻ nào đánh tôi thì phải làm đình để đền.

- Không làm đình thì sao?

- Không làm đình thì vay tạm đình này rồi sẽ đền sau.


Cho đòi hỏi của ông là vô lý nên chúng không chịu xử. Cuối cùng chúng lấy thế đông đến
đuổi ông đi. Ông đợi cho họ tập hợp đông đủ, rồi mới thủng thỉnh nói:

- Bây giờ tôi sẽ cắm cái gậy này xuống trước sân đình. Nếu làng ta nhổ được gậy lên thì
tôi xin đi ngay.

- Nếu không nhổ được thì sao?

- Thì mất đình.

Họ bảo "được". Hai bên làm giấy ký kết.

Rồi đó, ông Dọng ung dung bước ra sân cầm cây gậy trúc của mình cắm phập xuống sân
đình, và nói: - "Nhổ đi! Cho các người nhổ đi!".

Vừa thấy thế, một tên hào cường trẻ tuổi xắp tay áo lên hùng hổ:

- Cần gì phải nhiều người mất công. Xin mời các quan viên hãy ngồi nghỉ, chỉ một mình
tôi nhổ cũng đủ. Này này, lão già hãy trông đây, rồi có đường có nẻo cút ngay!

Và hắn chạy tới, dùng một bàn tay nắm lấy cây gậy để nhổ, nhưng không được. Sau đó,
hắn lôi bằng cả hai tay, nhưng cũng không nổi. Sau, hắn ôm cả người vào rán sức lắc mà
cũng không chuyển. Mồ hôi nhể nhại, hắn gọi những người xung quanh vào giúp sức.
Ông Dọng nói:

- Ta thách tất cả bọn bất nhân chúng mày!

Mọi người liền xúm xít lại quanh tên hào cường, một người, hai người tới hàng chục
người; nhưng lạ thay dù có đến hàng chục bàn tay, chiếc gậy vẫn không nhúc nhích. Bọn
lý hào mệt nhoài. Chúng đánh mõ cho trai làng đổ ra buộc thừng mà kéo, song cũng

chẳng ăn thua. Cuối cùng, chúng bàn buộc thừng vào cổ trâu, ra roi cho trâu kéo, tuy vậy
chúng chỉ làm một công việc vô ích: mọi dây thừng đều đứt, còn gậy của ông vẫn vững
như trời trồng.

Ông Dọng phá lên cười:

- Thế là thua cuộc rồi nhé!

Rồi ngoảnh mặt về phía dân, ông nói:

- Xin đồng dân nhớ cho, nếu làng ta có mất đình, chẳng phải tại tôi. Đó là do bọn tên
Giáp tên Ất nó sinh sự sự sinh. Bắt chúng nó làm lại đình khác để đền!

Nửa đêm hôm ấy, trời bồng nổi phong ba, sẩm chớp đùng đùng, gió rít từng cơn rất dữ.
Giữa lúc ấy người ta nghe xen vào những tiếng như tiếng kèn trống cùng những tiếng
truyền lệnh của ông Dọng: - "Nâng lên! Hạ xuống Xích về bên trái ". Đình làng Vạn-
phước thốt nhiên bay bổng lên không trung cùng với cả những hòn đá tảng kê chân cột;
đình vượt qua các lũy tre rồi tiến đến bờ sông lối sang làng Đa-hòa.

Ông Dọng đã đợi ở đấy từ lâu. Ông ngồi lên chiếc nón tu lờ bơi sang sông theo đình để
điều khiển. Đình vượt qua sông là là mặt nước. Sau đó đình bay bổng về Đa-hòa rồi hạ
xuống một cách êm thấm trên cái nền mới đắp. Lại có những tiếng hô của ông Dọng và
tiếng ồn ào dội lên ở đây, được một chốc thì vắng lặng như tờ. Soát lại mọi chỗ, ông
Dọng chỉ thấy có một viên đá tảng bị rơi lúc vượt sông, còn mọi thứ đều không hề suy
suyển. Cuộc chuyển đình hoàn thành một cách chu đáo.

Sáng hôm sau, dân làng Vạn-phước nhìn đến đình thì thấy chỉ còn một cái nền trơ trọi.
Họ đến nhà của mấy tên phú thương đòi đình.

Mấy tên này lo lắng, bèn họp bọn hào lý bắt đệ đơn lên quan tố cáo ông Dọng ăn trộm

đình. Quan huyện đòi ông Dọng lên hỏi:

- Sao mày dùng phép ma thuật quỷ ăn trộm đình của người?

Ông Dọng làm bộ ngơ ngác. Quan lại nói:

- Làng Vạn-phước tố cáo mày ăn trộm đình về cho làng Đa-hòa. Có thế nào cứ thực
tường khai để khỏi phải tra khảo.

- Bẩm quan, ông Dọng nói, chuyện bên nguyên đưa ra "thậm ư vô lý". Vậy xin phép hỏi,
đình mất từ bao lâu?

- Mới hôm kia chứ đâu?

Ông Dọng cười ha hả:

- Quan lớn nhân danh "dân chi phụ mẫu" phụ họa với bọn không đặt làm có, mà cũng
nghe được.

Quan huyện đập bàn quát lên:

- Lính đâu, hãy đóng gông tên này lại cho ta.

Ông Dọng thong thả đáp:

- Xin quan lớn bớt cơn thịnh nộ cho kẻ hạ dân hỏi bên nguyên: Nền đình làng Vạn-phước
có dấu tích gì để biết đình mất đã bao lâu?

Bọn lý hào Vạn-phước nói:


- Cải đã lên lá.

Ông Dọng cười:

- Bẩm quan, một bên mất đình chỉ nói cải vừa trổ lá, còn đình làng tôi thì bìm bìm đã
mọc lên tận nóc. Xin mời quan về khám hư thực.

Quan về khám đình làng Đa-hòa thì quả thấy xung quanh đình, bờ giậu đã mọc xanh kín,
ở sân đình cây cối um tùm: đặc biệt là dây bìm bìm đã leo lên tới nóc. Thấy vậy, quan
đành xử cho ông thắng cuộc.

Bọn hào lý làng Vạn-phước chịu thua kiện, cắm cổ ra về. Sau đó, do dân làng buộc tội,
mấy tên phú thương đã đánh ông Dọng ngày xưa tức là bọn tên Giáp tên Ất phải ngửa cổ
đền cho làng Vạn-phước một cái đình khác.

Người ta nói đình làng Đa-hòa cho đến nay vẫn còn, một cột cái của nó vẫn để lơ lửng vì
thiếu mất một hòn đá tảng lúc vượt sông.

×