Báo cáo chuyên đề
MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.......................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:.........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:.........................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................4
Phần thứ hai: NỘI DUNG......................................................................5
Chương 1: Cơ sở lí luận.........................................................................5
Chương 2: Thực tiễn việc củng cố kiến thức cho học sinh trong dạy
học Lịch sử hiện nay...............................................................................5
Chương 3: Giải quyết vấn đề.................................................................6
3.1. Củng cố kiến thức bằng dạng bài tập trắc nghiệm:......................6
3.1.1. Trắc nghiệm chọn đáp án đúng nhất:.........................................6
3.1.2. Trắc nghiệm đúng – sai:...............................................................6
3.1.3. Trắc nghiệm nối cột (ghép đôi):...................................................7
3.1.4. Trắc nghiệm điền khuyết:............................................................9
3.2. Củng cố bằng bài tập điền thời gian và sự kiện tương ứng:........9
3.3. Củng cố bằng bài tập lập bảng niên biểu (bảng thống kê), lập
đường thời gian:....................................................................................11
3.4. Củng cố bằng bài tập lập bảng so sánh:......................................13
3.5. Củng cố bằng bài tập điền vào sơ đồ, lược đồ trống:.................15
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
1
Báo cáo chuyên đề
3.6. Củng cố bằng bài tập trò chơi ô chữ:...........................................17
3.7. Củng cố bài học bằng câu hỏi tự luận:.........................................18
3.8. Củng cố kiến thức bằng dạng bài tập sử dụng âm nhạc:...........19
3.9. Củng cố bằng bài tập sử dụng phim tư liệu:...............................19
Phần thứ ba: KẾT LUẬN....................................................................21
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
2
Báo cáo chuyên đề
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi mơn học trong chương trình THCS đều có ý nghĩa giáo dục riêng nhằm
mục đích đào tạo ra những thế hệ trẻ có đủ cả năng lực về trí tuệ và phẩm chất đạo
đức tốt đẹp để trở thành cơng dân có ích cho đất nước.
Cũng như những mơn học khác, mơn Lịch sử cũng có vị trí quan trọng và ý
nghĩa giáo dục lớn, đặc biệt là giáo dục nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, do
quan niệm Lịch sử là môn phụ, không quan trọng nên dẫn đến tình trạng dạy và
học Lịch sử hời hợt, qua loa làm hạn chế hiệu quả giáo dục của môn Lịch sử.
Thực tế, hiện nay môn Lịch sử đang được xã hội và ngành giáo dục nhìn
nhận đúng tầm quan trọng hơn, được đánh giá là một “bộ phận” khơng thể thiếu
trong q trình giáo dục nhân cách con người. Qua mỗi bài học lịch sử, học sinh sẽ
rút ra được bài học từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tương lai,
đồng thời biết tơn trọng và có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử.
Bên cạnh đó, mơn Lịch sử cịn có tác dụng phát triển năng lực học sinh. Nếu
quá trình dạy – học Lịch sử được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, sẽ phát huy
được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Nhưng để đạt được những điều trên, thì trước hết học sinh phải hiểu, khắc
sâu được những kiến thức lịch sử mà mình được học. Đặc điểm của bộ môn Lịch
sử là kiến thức không lặp lại: nghĩa là trong một cấp học, học sinh chỉ được học
kiến thức đó một lần duy nhất, những bài sau không lặp lại nữa. Nhất là trong bối
cảnh hiện nay khi học sinh coi trọng các mơn khoa học tư nhiên hơn; trong khi đó
bài tập lịch sử về nhà lại rất ít, thậm chí là khơng có. Điều này gây khó khăn trong
việc ghi nhớ kiến thức cho học sinh.
Một thực trạng hiện nay ở trường THCS là học sinh học môn Sử theo kiểu
“học vẹt”, học trước quên sau. Vì vậy, củng cố kiến thức cho học sinh là một công
việc rất quan trọng và không thể thiếu của mỗi giáo viên khi tiến hành dạy môn
Lịch sử ở trường THCS. Nhờ củng cố mà học sinh có thể khắc sâu, hệ thống, khái
quát những kiến thức đã học, giúp cho các em nhớ nhanh, bền vững kiến thức . Do
tầm quan trọng của việc củng cố kiến thức đối với mỗi tiết học lịch sử, nên chúng
tôi đã chọn đề tài “Một số dạng bài tập củng cố kiến thức cuối tiết học đối với
môn Lịch sử lớp 7” làm chuyên đề báo cáo của trường THCS Xuân Thới Thượng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Với việc nghiên cứu và đề xuất một số dạng bài tập cơ bản cho việc củng cố
kiến thức, sẽ giúp cho học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp thu và ghi nhớ
khắc sâu kiến thức lịch sử một cách hiệu quả, từ đó giúp các em thêm u thích và
hứng thú hơn với mơn học này.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
3
Báo cáo chuyên đề
Đối với học sinh khá giỏi thì các hình thức củng cố kiến thức sẽ giúp các em
khắc sâu kiến thức, phát huy tính tích cực, rèn luyện được một số kỹ năng như
phân tích so sánh các sự kiện lịch sử, kiỹ năng sử dụng lược đồ …
Đối với học sinh yếu kém, đây là cơ hội để các em ơn bài, nhớ được ít nhiều
những kiến thức vừa học.
Hình thức củng cố phong phú sẽ kích thích được sự tìm tịi, sáng tạo gây
hứng thú học tập cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với một tiết học Lịch sử, giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học
sinh ở nhiều thời điểm khác nhau và cũng có thể thực hiện nhiều việc củng cố kiến
thức bằng nhiều cách. Riêng đối với chuyên đề này, chúng tôi chỉ tập trung vào
việc củng cố kiến thức cho học sinh vào cuối tiết học bằng hình thức các dạng bài
tập tiêu biểu, phù hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Kiến thức lịch sử lớp 7 ở trường THCS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định được tầm quan trọng của việc củng cố kiến thức cuối tiết học môn lịch
sử.
- Thực trạng việc thực hiện củng cố kiến thức lịch sử cuối tiết học hiện nay ở
trường THCS.
- Xây dựng các phương pháp, các dạng bài tập dựa trên cơ sở thực tiễn để thực
hiện hiệu quả việc củng cố kiến thức lịch sử cuối tiết học.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp sưu tầm, khảo cứu tài liệu.
- Phương pháp logic, so sánh, thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thực hành trực tiếp trên lớp.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
4
Báo cáo chuyên đề
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
Về ý nghĩa của từ “củng cố”, trong “Từ điển tiếng Việt”, NXB Giáo dục,
2001 của tác giả Nguyễn Như Ý giải thích: Củng cố nghĩa là làm cho vững chắc
thêm.
Kiến thức: bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mơ tả, hay kỹ năng có
được nhờ trải nghiệm hay thơng qua giáo dục.
Từ đó, ta có thể hiểu như sau: Củng cố kiến thức trong giờ dạy Lịch sử là
quá trình giáo viên giúp học sinh nhắc lại, hệ thống khái quát những kiến thức đã
học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức. Việc củng cố kiến thức có thể được thực
hiện trên cơ sở thực hành, giải quyết những dạng bài tập cụ thể giúp học sinh khắc
sâu kiến thức và tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức mới tốt hơn.
Chương 2: Thực tiễn việc củng cố kiến thức cho học sinh trong dạy học Lịch
sử hiện nay
Qua dự giờ, trao đổi với một số giáo viên dạy môn Lịch sử, và từ thực tế q
trình giảng dạy của bản thân, tơi nhận thấy việc củng cố kiến thức cho học sinh
trong dạy học lịch sử nói chung và lớp 7 nói riêng còn tồn tại một số vấn đề như
sau:
Thứ nhất, trong các tiết học, giáo viên vẫn thực hiện củng cố kiến thức cho
học sinh, song nó chỉ được thực hiện một cách tự phát hoặc chủ yếu bằng kinh
nghiệm của giáo viên. Điều này khiến cho việc củng cố kiến thức không được
thường xuyên và không đem lại hiệu quả cao.
Thứ hai, nếu một bài được dạy trong nhiều tiết, thì giáo viên chỉ thực hiện
củng cố kiến thức ở tiết cuối của bài học. Như vậy sẽ làm cho học sinh khó ghi nhớ
kiến thức vì bị q tải, hoặc đến khi củng cố kiến thức vào tiết cuối thì học sinh đã
bị quên mất kiến thức ở tiết đầu hoặc tiết thứ hai.
Thứ ba, giáo viên nhận thức, đánh giá chưa đúng về tầm quan trọng của
củng cố kiến thức trong dạy học Lịch sử. Còn nhiều giáo viên xem nhẹ việc củng
cố kiến thức cho học sinh nên thực hiện củng cố một cách hời hợt, quá đơn giản:
chỉ nhắc lại kiến thức đã học rồi chỉ ra trọng tâm của bài học. Cách củng cố kiến
thức này chỉ hiệu quả với một số học sinh chăm chú nghe giảng và thích học mơn
sử, mà khơng tạo được hứng thú và không lôi cuốn được học sinh tham gia vào
phần củng cố, từ đó các em sẽ khơng nhớ lâu được kiến thức đã học.
Cuối cùng, đó là tình trạng cá biệt một số giáo viên cịn bỏ qua công việc
củng cố kiến thức khi dạy học Lịch sử. Một số giáo viên lấy lý do bài dạy quá dài
nên không đủ thời gian để củng cố kiến thức cuối tiết; một số thì chỉ tiến hành
củng cố kiến thức cuối tiết dạy khi sử dụng giáo án điện tử hoặc khi có người dự
giờ. Đây là một thiếu sót lớn trong việc truyền đạt và ghi nhớ kiến thức đã học cho
học sinh.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
5
Báo cáo chuyên đề
Chương 3: Giải quyết vấn đề
Củng cố kiến thức cho học sinh cuối tiết học là công việc mà xưa nay giáo
viên vẫn làm. Muốn đạt hiệu quả cao và học sinh khơng bị nhàm chán thì cần phải
tùy thuộc từng bài cụ thể mà dành thời gian và sử dụng dạng bài tập cho thích hợp,
có tác dụng củng cố lại kiến thức đã học, khơi dậy tư duy học sinh.
Hiện nay khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đã
có rất nhiều dạng bài tập củng cố kiến thức đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy
lịch sử. Sau đây tôi xin được liệt kê một số dạng bài tập củng cố kiến thức mà giáo
viên có thể áp dụng vào bài dạy của mình trong chương trình Lịch sử lớp 7.
3.1. Củng cố kiến thức bằng dạng bài tập trắc nghiệm:
Loại câu hỏi này có ưu điểm là trong thời gian ngắn có thể kiểm tra nhiều
kiến thức khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng việc làm bài tập này bằng hình thức
như những cuộc thi nhỏ để cuốn hút tất cả học sinh cùng hoạt động.
3.1.1. Trắc nghiệm chọn đáp án đúng nhất:
Đối với dạng bài tập này, giáo viên có thể thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị sẵn câu hỏi và biển đáp án A, B, C, D.
Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm, phát biển đáp án A, B, C, D cho các nhóm.
Bước 3: Giáo viên nêu rõ quy định của cuộc thi (thời gian suy nghĩ, tín hiệu báo
đưa đáp án.)
Bước 4: Học sinh đưa đáp án bằng cách giơ biển đáp án mà nhóm mình chọn.
Giáo viên đưa ra kết luận đáp án đúng nhất và cơng bố kết quả đúng. Giáo viên có
thể phát thưởng cho nhóm có kết quả cao nhất để khuyến khích làm cho các em
thích thú hơn.
Ví dụ:
* Tiết 15 bài 11 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077):
Câu hỏi: Mục đích Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh đất Tống là:
A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống.
B. Giết người, cướp lương thực của quân Tống.
C. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
* Tiết 50 bài 23 Kinh tế - văn hóa thế kỉ XVI – XVIII:
Câu hỏi: Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời có ý nghĩa gì?
A. Xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm.
B. Phục vụ việc truyền đạo của các giáo sĩ đạo Thiên chúa.
C. Tạo ra một chữ viết khoa học, dễ học, dễ viết, dễ phổ biến.
D. Thêm một chữ viết mới.
3.1.2. Trắc nghiệm đúng – sai:
Giáo viên có thể thực hiện các bước như sau:
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
6
Báo cáo chuyên đề
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị bài tập dạng trắc nghiệm đúng – sai .
Bước 2: Giáo viên chiếu bài tập, nêu yêu cầu của dạng bài tập này.
Bước 3: Học sinh có thể chọn tùy ý câu mà mình biết để trả lời.
Bước 4: Giáo viên đưa ra đáp án đúng để đối chiếu và nhận xét, cho điểm.
Ví dụ:
* Tiết 41 bài 20 Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527):
Câu hỏi: Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là gì?
Bảo vệ quyền lợi của vua, Hoàng tộc.
Bảo vệ quyền lợi của toàn thể nhân dân.
Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Đáp án:
Đ Bảo vệ quyền lợi của vua, Hoàng tộc.
S Bảo vệ quyền lợi của toàn thể nhân dân.
Đ Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
Đ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
* Tiết 54 bài 25 Phong trào Tây Sơn:
Câu hỏi: Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào đầu các câu sau:
Nguyễn Huệ đem quân đánh thành Phú Xuân để diệt quân Trịnh.
Từ 1786 – 1788, nghĩa quân Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc.
Ngơ Thì Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh đều có mưu đồ tạo phản.
Sau khi diệt Trịnh, Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngồi cho vua Lê.
Đáp án:
Đ Nguyễn Huệ đem quân đánh thành Phú Xuân để diệt quân Trịnh.
Đ Từ 1786 – 1788, nghĩa quân Tây Sơn đã ba lần tiến qn ra Bắc.
S Ngơ Thì Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh đều có mưu đồ tạo phản.
Đ Sau khi diệt Trịnh, Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngồi cho vua Lê.
3.1.3. Trắc nghiệm nối cột (ghép đôi):
Giáo viên thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị bài tập dạng nối cột, bảng phụ, bút lông.
Bước 2: Giáo viên chiếu bài tập, nêu yêu cầu và phương pháp hoạt động của dạng
bài tập này.
Bước 4: Học sinh trả lời (học sinh đứng tại chỗ trả lời hoặc lên bảng nối trực tiếp
vào bảng phụ).
Bước 5: Giáo viên đưa đáp án đúng để đối chiếu và nhận xét, cho điểm.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
7
Báo cáo chuyên đề
Ví dụ:
* Tiết 39 bài 20 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427):
Câu hỏi: Nối mũi tên chỉ đúng các hướng tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam
Sơn:
Đạo thứ nhất
Tiến thẳng ra Đông Quan
Đạo thứ hai
Tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn
chặn viện binh từ Vân Nam sang
Đạo thứ ba
Giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng, ngăn
chặn viện binh từ Quảng Tây sang
Đáp án:
Tiến thẳng ra Đông Quan
Đạo thứ nhất
Đạo thứ hai
Đạo thứ ba
Tiến quân ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn
chặn viện binh từ Vân Nam sang
Giải phóng vùng hạ lưu sơng Hồng, ngăn
chặn viện binh từ Quảng Tây sang
* Tiết 55 bài 25 Phong trào Tây Sơn:
Câu hỏi: Nối cột thời gian với cột sự kiện lịch sử cho đúng:
A. Cuối năm 1788
B. Tháng 12/1788
C. Đêm 30 tết Kỉ Dậu
D. Sáng mùng 5 tết Kỉ
Dậu
1. Quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt
địch ở đồn tiền tiêu.
2. Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh
vào nước ta.
3. Quân ta đánh đồn Ngọc Hồi – Đống
Đa.
4. Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
8
Báo cáo chuyên đề
Đáp án:
A. Cuối năm 1788
B. Tháng 12/1788
C. Đêm 30 tết Kỉ Dậu
D. Sáng mùng 5 tết Kỉ
Dậu
1. Quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt
địch ở đồn tiền tiêu.
2. Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân Thanh
vào nước ta.
3. Quân ta đánh đồn Ngọc Hồi – Đống
Đa.
4. Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế.
3.1.4. Trắc nghiệm điền khuyết:
Giáo viên có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập dạng điền khuyết, cho trước những từ cần
điền (số từ cho phải nhiều hơn số chỗ trống cần điền để buộc học sinh có sự lựa
chọn).
Bước 2: Giáo viên phổ biến quy định và phương pháp hoạt động của việc thực hiện
bài tập này.
Bước 4: Sau khi học sinh hoàn thành xong, giáo viên đưa ra đáp án đúng để đối
chiếu và nhận xét, cho điểm.
Ví dụ:
Tiết 16 bài 11 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077):
Câu hỏi: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn sau:
Quân Minh, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, quân Mông – Nguyên, quân Tống
“Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận quyết định số phận của
……………………………… xâm lược. Đây cũng là một trong những trận đánh
tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh –
…………………………………. thực sự là một tướng tài. Tên tuổi ông mãi mãi là
niềm tự hào của dân tộc ta”.
Đáp án:
“Cuộc chiến ở Như Nguyệt là trận quyết định số phận của quân Tống xâm lược.
Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Nguyễn Huệ thực sự là một tướng tài. Tên
tuổi ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta”.
3.2. Củng cố bằng bài tập điền thời gian và sự kiện tương ứng:
Đối với dạng bài tập này, giáo viên có thể chuẩn bị bài tập bằng bảng phụ,
các mẫu giấy dán có ghi sẵn đáp án. Học sinh sẽ chọn đáp án mà mình cho là đúng
Tổ chun mơn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
9
Báo cáo chuyên đề
để dán vào chỗ trống trên bảng phụ. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và gây
hứng thú cho học sinh hơn.
Ví dụ:
Tiết 33 bài 17 Ôn tập chương II và chương III:
Câu hỏi: Điền các mốc thời gian và sự kiện tương ứng để hoàn thành bảng biên
biểu sau:
Thời gian
Sự kiện
1009
Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long.
Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở nước
ta.
1054
1070
Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh đỗ đầu.
1076
Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi
1226
1258
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai
1288
Hồ Qúy Ly lật đổ nhà Trần, lập nhà Hồ.
Đáp án:
Thời gian
Sự kiện
1009
Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập
1010
Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long.
1042
Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở nước
ta.
1054
Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
1070
Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử
1075
Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh đỗ đầu.
1076
Lập Quốc tử giám ở Thăng Long
1077
Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi
1226
Trần Cảnh lên ngôi vua. Nhà Trần thành lập
1258
Chiến thắng quân XL Mông Cổ lần thứ nhất
1285
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai
1288
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba
1400
Hồ Qúy Ly lật đổ nhà Trần, lập nhà Hồ.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
10
Báo cáo chuyên đề
3.3. Củng cố bằng bài tập lập bảng niên biểu (bảng thống kê), lập đường thời
gian:
Với dạng bài tập này, tuy khơng địi hỏi độ tư duy cao nhưng lại địi hỏi học
sinh phải có khả năng ghi nhớ. Để tránh trường hợp học sinh thống kê lan man và
mất thời gian thì khi giao dạng bài tập này giáo viên nên cho trước những gợi ý,
cũng cần lưu ý tùy khả năng của từng lớp mà có sự điều chỉnh u cầu cho phù
hợp.
Ví dụ:
* Tiết 47 bài 22 Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI –
XVIII):
Câu hỏi: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỉ XVI theo
mẫu sau:
STT Năm khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Địa điểm
Kết quả
Đáp án:
STT Năm khởi nghĩa
1
1511
Người lãnh đạo
Trần Tuân
2
1512
Lê Hy, Trịnh Hưng
3
1515
Phùng Chương
4
1516
Trần Cảo
Địa điểm
Hưng Hóa, Sơn
Tây
Nghệ An, Thanh
Hóa
Vùng núi Tam
Đảo (Vĩnh Phúc)
Đông
Triều
(Quảng Ninh)
Kết quả
Thất bại
Thất bại
Thất bại
Thất bại
* Tiết 55 bài 25 Phong trào Tây Sơn:
Câu hỏi: Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm
1789:
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
11
Báo cáo chuyên đề
Thời gian
Năm 1771
9/1773
Giữa năm 1774
1776 – 1783
Năm 1777
1/1785
Mùa hè năm
1786
6/1786
Giữa năm 1786
Năm 1788
Năm 1789
Sự kiện
Đáp án:
Thời gian
Năm 1771
Sự kiện
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lập căn cứ
ở An Khê (Gia Lai) dựng cờ khởi nghĩa.
9/1773
Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.
Giữa năm 1774 Nghĩa quân kiểm sốt từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình
Thuận ở phía Nam.
1776 – 1783
Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định
Năm 1777
Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn ở
Đàng Trong bị lật đổ.
1/1785
Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền từ
Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Mùa hè năm Nguyễn Huệ tiến quân đánh thành Phú Xuân.
1786
6/1786
Quân TS tiêu diệt qn Trịnh, giải phóng tồn bộ đất Đàng
Trong.
Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt, Nguyễn
Huệ giao chính quyền Đàng Ngồi cho vua Lê.
Năm 1788
Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế.
Năm 1789
Quang Trung đại phá qn Thanh.
* Tiết 56 bài 26 Quang Trung xây dựng đất nước:
Câu hỏi: Lập bảng thống kê về những việc làm của Hồng đế Quang Trung theo
mẫu:
Tổ chun mơn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
12
Báo cáo chun đề
Kinh tế
Văn hố
Quốc phịng
Ngoại giao
Đáp án:
Kinh tế
Văn hố
Quốc phịng
Ngoại giao
- Ban hành chiếu - Ban bố chiếu lập - Quang Trung - Đối với nhà Thanh:
khuyến nông.
học.
khẩn trương xây mềm dẻo, nhưng kiên
- Bãi bỏ hoặc - Khuyến khích mở dựng quân đội quyết
giảm nhẹ nhiều trường học ở các mạnh.
- Ở phía
loại thuế.
huyện, xã.
- Thi hành chế độ Nam, Quang Trung tìm
- Mở cửa ải, - Lập Viện Sùng quân dịch.
cách diệt lực lượng
thông chợ búa. Chính
- Qn đội gồm: Nguyễn Ánh.
- Nghề thủ cơng
Thuỷ binh, bộ binh,
và buôn bán phục
tượng binh, kị binh
hồi dần
Lập đường thời gian là lập một đường thẳng chia thành nhiều đoạn để chỉ
các mốc thời gian, sự kiện hoặc các giai đoạn của sự phát triển lịch sử. Những
đoạn thẳng này chỉ mang tính tượng trưng khơng địi hỏi hồn tồn chính xác về tỉ
lệ độ dài. Mỗi đoạn có thể là nhiều tháng, nhiều năm hoặc nhiều thế kỉ. Mỗi mốc
ghi niên đại cần thiết, quan trọng nhất của bài giảng. Đường thời gian sẽ giúp học
sinh thấy được diễn biến của các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian và mối quan
hệ lôgic của các sự kiện, sự việc, đồng thời giúp cho giáo viên hệ thống dễ dàng
các vấn đề, bớt được thời gian ghi bảng.
Ví dụ:
Tiết 40 bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427):
Câu hỏi: Lập đường thời gian thể hiện tiến trình diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn (1418 – 1427):
1418
1424
1425
Cuối 1426
Cuối 1427
Đầu 1428
3.4. Củng cố bằng bài tập lập bảng so sánh:
Đối với dạng bài tập này, giáo viên nên đưa ra các tiêu chí, nội dung so sánh để
học sinh dễ xác định được yêu cầu của bài tập, tránh trường hợp học sinh so sánh
không đúng trọng tâm.
Ví dụ:
* Tiết 49 bài 23 Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII:
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
13
Báo cáo chun đề
Câu hỏi: So sánh tình hình nơng nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài theo bảng
sau:
Đàng Ngoài
Đàng Trong
Chính
sách
nơng nghiệp,
tình
hình
ruộng đất
Kết quả
Đáp án:
Đàng Ngồi
Đàng Trong
Chính
- Các cuộc xung đột kéo dài làm - Chính quyền tổ chức di dân,
sách nông cho nông nghiệp bị tàn phá.
khai hoang, cấp nơng cụ, lương
nghiệp,
- Chính quyền ít quan tâm đến ăn, lập làng ấp mới.
tình hình thủy lợi và khai hoang.
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh
ruộng đất - RĐ công làng xã bị cường hào vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia
đem cầm bán.
Định.
- Ruộng đất bỏ hoang.
- Nông nghiệp phát triển, nhất là
Kết quả
- Mất mùa, đói kém xảy ra dồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
dập.
- Hình thành tầng lớp địa chủ.
* Tiết 34 bài 18 Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống
quân Minh đầu thế kỉ XV:
Câu hỏi: Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên và đường lối của nhà Hồ trong kháng chiến chống qn Minh có gì khác
nhau?
Nhà Trần
Nhà Hờ
Nhà Trần
- Biết dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn
dân.
- Được các tầng lớp nhân dân ủng hộ.
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà
trống”, vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn
lực lượng chờ thời cơ phản công giành
thắng lợi.
Nhà Hồ
- Không dựa vào sức mạnh tồn dân,
khơng tập hợp, đồn kết được nhân dân
mà chỉ chiến đấu đơn độc.
- Không được nhân dân ủng hộ.
- Quân Minh mạnh, nhà Hồ rút lui dần
vào thành cố thủ.
Đáp án:
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
14
Báo cáo chuyên đề
3.5. Củng cố bằng bài tập điền vào sơ đồ, lược đồ trống:
Đây là những đồ dùng trực quan giúp học sinh tạo được biểu tượng lịch sử.
Khi tiến hành bài tập giáo viên nên tạo hứng thú làm việc cho các em bằng các bài
tập với các đồ dùng học tập tự sáng tạo thêm.
Đối với các bài học có diễn biến khởi nghĩa, kháng chiến, ngoài cách củng
cố kiến thức bằng việc cho học sinh thuật lại diễn biến bằng lược đồ, thì dạng bài
tập điền thông tin vào lược đồ trống cũng là một cách hay rèn luyện cho học sinh
kĩ năng sử dụng và quan sát lược đồ, đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức.
Ví dụ:
Tiết 16 bài 11 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077):
Câu hỏi: Em hãy điền các dấu mũi tên vào hình 21 để thuật lại diễn biến trận chiến
trên phòng tuyến Như Nguyệt:
Hình 21 – Lược đồ trận chiến tại phịng tuyến Như Nguyệt
Đối với những bài học có nội dung về chính trị, bộ máy nhà nước thì giáo
viên nên sử dụng dạng bài tập điền sơ đồ trống.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
15
Báo cáo chuyên đề
Ví dụ:
Tiết 22 bài 13 Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII:
Câu hỏi: Hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần:
TRUNG ƯƠNG
ĐỊA PHƯƠNG
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
16
Báo cáo chuyên đề
Đáp án:
TRUNG ƯƠNG
Vua và Thái thượng hoàng
Quan văn
Quốc sử viện
Quan võ
Thái y viện
Tôn nhân phủ
ĐỊA PHƯƠNG
Lộ
(An phủ sứ)
Phủ
(Tri phủ)
Châu, huyện
(Tri châu, Tri huyện)
Xã
(Xã quan)
3.6. Củng cố bằng bài tập trị chơi ơ chữ:
Trị chơi là hoạt động vui chơi, diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian
nhất định, có luật chơi, có tính sáng tạo và thi tài nhằm mang lại sự sảng khoái về
tinh thần. Nếu chúng ta vận dụng phù hợp trong tiết dạy Lịch sử sẽ gây hứng thú
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
17
Báo cáo chuyên đề
và tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. Đồng thời rèn luyện cho học sinh
kỹ năng quan sát, tư duy, tổng hợp.
Giáo viên có thể chia nhóm hoặc cho cả lớp cùng tham gia trị chơi. Tùy vào
các cách chơi mà giáo viên có thể cho học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi để tìm ra
từ chìa khóa. Thời gian chơi khoảng 3 - 4 phút.
Trị chơi có các ơ chữ hàng ngang và một ơ chìa khóa. Khi học sinh chọn câu
hỏi và trả lời đúng thì trong câu trả lời sẽ hiện lên một chữ cái có trong ơ chìa
khóa.
Học sinh phải liên kết các dữ kiện của các câu trả lời lại thì mới có thể biết
được ơ chìa khóa. Hoặc các em có thể trả lời ơ chìa khóa bất cứ lúc nào khi các em
đốn được.
Ví dụ:
Tiết 56 bài 26 Quang Trung xây dựng đất nước:
1
2
3
4
5
6
1. Trưa ngày mùng 5 tết nghĩa quân Tây Sơn tiến vào ......? Thăng Long
2. Câu nói: “Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước, xiết bao cơng trình” của ai? Lê Ngọc Hân
3. Ai là người đứng đầu Viện Sùng Chính? Nguyễn Thiếp
4. Đây là cơ quan có trách nhiệm dịch sách chữ Hán ra chữ Nơm? Viện Sùng Chính
5. Ngơ Thì Nhậm đã đưa ra kế hoạch rút qn khỏi Thăng Long về lập phòng
tuyến ở Tam Điệp và ..............? Biện Sơn
6. Chiếu khuyến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ
hoang và ……………………? Nạn lưu vong
3.7. Củng cố bài học bằng câu hỏi tự luận:
Đối với dạng bài tập này, giáo viên nên sử dụng một số câu hỏi tư duy, câu
hỏi vận dụng giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc hơn về bản chất của sự kiện, đòi hỏi
học sinh phải tập trung khả năng tư duy cao hơn và khi thực hiện cũng địi hỏi kĩ
năng trình bày, thuyết trình của học sinh.
Với dạng bài tập này, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp dạy học
khác nhau, nhưng theo tơi thì phương pháp thảo luận nhóm là hiệu quả nhất.
Ví dụ:
Tiết 2 bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư
bản ở châu Âu:
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
18
Báo cáo chun đề
Câu hỏi: Vì sao nói các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV là cuộc cách mạng trong
giao thông và tri thức?
3.8. Củng cố kiến thức bằng dạng bài tập sử dụng âm nhạc:
Khi nói đến âm nhạc chúng ta thường có một cảm giác vui vẻ, thoải mái và
người ta thường dùng âm nhạc để giải trí, thư giãn sau những giờ phút mệt mỏi,
căng thẳng. Do đó nếu đưa âm nhạc vào trong giảng dạy môn Lịch sử sẽ làm cho
tiết học thêm sinh động hơn bởi vì mơn Lịch sử thường khơ khan với những năm
tháng và sự kiện khó nhớ, âm nhạc sẽ gây sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy thì giáo viên sẽ chọn một số bài hát có liên quan
đến nội dung bài dạy, cuối mỗi bài học giáo viên có thể cho học sinh nghe một
đoạn âm nhạc để thay đổi khơng khí của tiết học và giúp học sinh khắc sâu hơn
kiến thức.
Ví dụ:
Tiết 25 bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế
kỉ XIII) (tiếp theo)
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát Hội nghị Diên Hồng – Nhạc Lưu Hữu
Phước.
Hội Nghị Diên Hồng - Nhạc- Lưu Hữu Phước - Tốp Ca [Official MV].mp4
Sau khi học sinh nghe xong, giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài hát em có nhận xét gì
về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của toàn dân ta?
Qua đoạn nhạc sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn tinh thần đoàn kết của toàn
dân ta chống quân xâm lược Mông – Nguyên và sự chuẩn bị rất chu đáo của nhà
Trần góp phần quan trọng cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.
3.9. Củng cố bằng bài tập sử dụng phim tư liệu:
Cuối tiết học sẽ sinh động hơn nếu giáo viên cho học sinh xem một đoạn
phim tư liệu lịch sử thay vì giáo viên nói bằng lời, chắc chắn sẽ làm các em hứng
thú và nhớ nội dung sự kiện lâu hơn. Giáo viên có thể cho học sinh xem tư liệu về
địa danh đã diễn ra trận đánh với những chiến tích của cha ơng, về nhân vật lịch sử,
hoặc về diễn biến trận đánh…
Giáo viên sau khi đã chọn đoạn phim phù hợp với bài dạy và cho học sinh
xem nội dung đoạn phim tư liệu có liên quan đến bài dạy, sau đó yêu cầu học sinh
nhận xét, đánh giá về đoạn phim tư liệu đó cuối cùng giáo viên rút ra nội dung
chính của đoạn phim.
Ví dụ:
Tiết 26 bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ
XIII) (tiếp theo):
Cuối tiết học, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về sông Bạch
Đằng.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
19
Báo cáo chun đề
Bạch Đằng - dịng sơng huyền thoại.flv.mp4
Sau đó giáo viên có thể lần lượt đặt câu hỏi:
? Đã có những trận đánh lịch sử nào diễn ra trên sơng Bạch Đằng?
? Vì sao nhà Trần lại chọn sơng Bạch Đằng để bố trí trận địa mai phục đánh quân
Nguyên?
? Em hãy trình bày lại diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của nhà
Trần?
Học sinh dựa vào kiến thức đã được học và qua đoạn phim tư liệu vừa được
xem sẽ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
20
Báo cáo chuyên đề
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Củng cố kiến thức trong dạy học lịch sử là công việc cần thiết và bắt buộc
phải có đối với những người giáo viên trong dạy học lịch sử. Đây là một trong
những bước lên lớp quan trọng để khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng
cho học sinh, giúp học sinh nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức đã học vào bài tập.
Muốn việc củng cố kiến thức trong giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao thì cần
phải lựa chọn hình thức củng cố đa dạng, phong phú để giúp học sinh hệ thống lại
kiến thức, đặc biệt kích thích được tư duy học sinh và tạo hứng thú cho các em khi
học môn Lịch sử.
Trong chuyên đề này, chúng tôi đã đưa ra một số dạng bài tập củng cố cơ
bản mà theo chúng tơi thì giáo viên dễ vận dụng và đem lại hiệu quả cao. Tuy
nhiên, chuyên đề vẫn chưa đủ sâu, rộng về lý thuyết cũng như thực tiễn nên không
thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, để chun đề được hồn chỉnh và có giá trị hơn, tổ
chun mơn Sử trường THCS Xn Thới Thượng rất mong sẽ nhận được những
đóng góp chân thành, tích cực của q thầy cơ đồng nghiệp.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn!
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
21
Báo cáo chuyên đề
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo. Sách giáo khoa Lịch sử 7. Nhà xuất bản giáo dục,
2003.
2. Bộ giáo dục và đào tạo. Sách giáo viên Lịch sử 7. Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
3. Nguyễn Phương Thảo. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2009.
4. ThS. Tạ Thị Thúy Anh. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7. Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm, 2012.
5. Nguyễn Văn Đằng (chủ biên). Ôn luyện và kiểm tra Lịch sử 7. Nhà xuất bản
Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2012.
6. ThS. Tạ Thị Thúy Anh. Đề kiểm tra Lịch sử 7. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
2011.
7. ThS. Tạ Thị Thúy Anh. Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 7. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2011.
8. GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Lê Mậu Hãn. Đại
cương lịch sử Việt Nam toàn tập. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.
9. PGS, PTS Trần Kiều. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ
sở. Viện Khoa học giáo dục, 1997.
10. Phan Ngọc Liên. Phương pháp dạy học lịch sử. Nhà xuất bản giáo dục, 2000.
11. Giáo án Lịch sử 7 học kì 1, 2 do giáo viên tự soạn.
12. Webside: Google.com.vn
13. Webside: Baigiang.violet.vn
Tổ chuyên môn Lịch sử trường THCS Xuân Thới Thượng
22