Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

5 nguyên nhân khiến tuổi già nhanh đến docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 6 trang )



5 nguyên nhân khiến tuổi
già nhanh đến


TìmNhanh!- Hầu hết chúng ta đều nhận thức được rằng chính
những thói quen không tốt trong sinh hoạt hàng ngày như hút
thuốc, uống quá nhiều rượu bia là nguyên nhân khiến tuổi già
nhanh đến hơn.
Nhưng liệu những yếu tố khác như căng thẳng thường xuyên hay chế
độ ăn uống không đảm bảo có ảnh hưởng gì đến việc sớm lão hóa của
bạn khống? Chúng ta cùng thử tìm hiểu một số tác nhân gây ảnh
hưởng đến vấn đề này nhé.

1. Chế độ ăn uống không đảm bảo

Chế độ ăn uống chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định sức khỏe
của bạn. Một chế độ ăn uống không đảm bảo như quá nhiều chất béo,
chế biến quá kĩ, nhiều đường hay quá nhiều đồ ăn chiên xào cũng đều
khiến cho quá trình lão hóa của bạn diễn ra nhanh hơn bởi chúng làm
tăng lượng chất hóa học bổ sung và chất béo cải biến (trans fat) trong
cơ thể, đồng thời làm mất đi nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu.

Nói chung, chế độ ăn của bạn cần đảm bảo có đủ màu sắc và cân bằng
các nguồn chất hữu cơ như thịt nạc, chất bột đường phức tạp, ngũ cốc
nguyên chất, cây họ đậu, quả hạch và rau quả. Rất nhiều nghiên cứu
đã cho thấy những chất tạo màu trong rau quả chính là những chất
chống oxi hóa hữu hiệu không thể thiếu để duy trì một cơ thể khỏe
mạnh, có khả năng phòng chống các bệnh ung thư và những ngăn
ngừa những độc tố từ môi trường.



Tránh những loại đồ ăn nhiều chất béo, chế biến quá kĩ hay những loại
đồ ăn chiên, xào. Hạn chế tối đa các loại sản phẩm từ bơ sữa bởi
chúng có hàm lượng chất béo bão hòa rất cao. Loại bỏ hoàn toàn các
loại kẹo, đường, soda và tất cả các loại đường đơn ra khỏi thực đơn
của bạn. Quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể bạn tích mỡ, làm cho tăng
cân – chính là con đường ngắn nhất gây nên các bệnh về tim mạch,
tăng huyết áp và tiểu đường. Chính bạn là người quyết định chế độ ăn
của mình, vì vậy hãy đảm bảo cho khẩu phần ăn của mình luôn thật
khoa học và hợp lí.

2. Buồn chán

Buồn chán không chỉ làm suy giảm tinh thần của bạn, nó còn gây nên
những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Trên thực tế, những người
hay buồn chán có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp đôi
người bình thường. Ngoài ra, những người có tiểu sử mắc các chứng u
uất, trầm cảm và lo lắng quá mức cũng được cho là những người có
khả năng mắc ung thư cao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của tinh thần tới các chức năng
sinh lý học, bao gồm cả hệ thần kinh. Đối với những bênh nhân mắc
ung thư có 30 phút cười mỗi ngày trong vòng 12 tuần, cơ thể sẽ sản
sinh ra nhiều hơn những tế bào thần kinh có khả năng tiêu diệt tế bào
ung thư. Cười nhiều cũng làm cơ thể tiết ra chất endorphins, một
nhóm axit amin có chức năng giảm đau. Vì vậy mà không hề nghi ngờ
gì nữa khi khẳng định những người luôn yêu đời cũng là những người
sống lâu và sống khỏe hơn.

3. Ít hoạt động


Ít có người khỏe mạnh hay người sống thọ nào mà lại ít tập luyện. Tập
luyện thể dục thể thao là điều tối cần thiết để cho sự chuyển hóa năng
lượng trong cơ thê diễn ra hoàn hảo. Thừa cân và lười vận động là con
đường nhanh nhất dẫn đến tuổi già và các loại bệnh tật.

Các bài tập cho tim là chìa khóa để đốt cháy lượng calo trong cơ thể,
tăng cường sự chuyển hóa và giảm béo. Những bài tập như đi bộ, leo
núi, bơi, đạp xe trong khoảng 30 phút mỗi ngày chính là những lựa
chọn hàng đầu. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa căn bệnh
tiểu đường typ 2, căn bệnh đang phát triển nhanh nhất tại các nước
phát triển.

4. Stress

Stress chính là mặt trái của cuộc sống hiện đại bận rộn, cũng chính là
một nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Khi gặp stress, cơ
thể chúng ta phải trải qua trạng thái goi là “đương đầu” hay “chạy
trốn” (fight-or-flight), một trạng thái tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Adrenalin được sản sinh từ tuyến thận sẽ khiến cơ thể phải chuyển
hóa đường dự trữ trong gan thành gluco bởi cơ thể sẽ càng ngày càng
cần nhiều năng lượng cho quá trình fight-or-flight này.

Thật không may, trạng thái này chẳng bao giờ hết, vì vậy lượng
đường trong máu không được sử dụng hết sẽ chuyển hóa thành chất
béo, gây nên hiện tượng tăng cân. Hơn nữa, những cơn stress sẽ làm
suy giảm nguồn năng lượng trong cơ thể, khiến cơ thể đến lúc nào đó
sẽ bị quá tải, làm suy kiệt tuyến thận, suy nhược thần kinh và phá hủy
hệ thần kinh.


Để tránh khỏi những cơn stress, hãy nhớ lúc nào cũng cần thở đều
đặn. Nếu cần, hãy tự thưởng cho mình được nghỉ ngơi. Chúng ta là
con người chứ không phải là cỗ máy. Nếu chỉ được nghỉ khoảng 5
phút, hãy nhắm mắt lại để thư giãn. Tốt hơn nữa là hãy thử ngồi thiền,
đây chính là cách hữu hiệu để giảm stress.

5. Thiếu ngủ

Trung bình một người lớn cần 7 đến 8 tiếng ngủ mỗi ngày để duy trì
sức khỏe. Hãy thử tưởng tượng sau 3 đêm mất ngủ, hệ thần kinh của
bạn đã giảm đến 60% khả năng làm việc. Nếu không được ngủ bù, cơ
thể sẽ bị suy nhược, tạo điều kiện cho các bệnh có cơ hộ phát triển.

×