Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

TIEU LUAN NHOM TRE DI TAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.84 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
Đề tài: Áp dụng hình thức nhóm giải trí nhằm gia tăng tương tác
với nhóm trẻ ở nhiều dạng tật tại Làng Hữu Nghị - Hà Nội.
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức
của mọi người về Cơng tác xã hội vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều
người đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát
hoặc nhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn
thể... Thứ hai, vai trị, vị thế cũng như tính chất chun nghiệp của công tác xã hội
ở Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt
Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào
tạo và cơ sở thực hành công tác xã hội chun nghiệp. Bởi vì, cơng tác xã hội là
một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. Công tác xã hội là trung
tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tơn trọng quyền lợi, sự bình đẳng,
giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các
nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.
Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạng phù
hợp với từng đối tượng thân chủ cụ thể. Các mơ hình can thiệp trong thực hành
bao gồm các tiến trình trợ giúp thân chủ đến việc tham gia vào chícnh sách, hoạch


định và phát triển xã hội nhằm đảm bảo hệ thống an sinh xã hội tồn diện.
Do vậy, thực hành cơng tác xã hội là một vấn đề quan trọng trong q trình
đào tạo cơng tác xã hội. Thơng qua q trình thực hành cơng tác xã hội, sinh viên
đã được rèn luyện kỹ năng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài
ra, giúp cho sinh viên thấy được rõ ràng hơn về vai trị, vị trí và trách nhiệm của
cơng tác xã hội đối với cá nhân, nhóm và cộng đồng.


1. Tổng quan về địa bàn thực hành
1.1. Lịch sử phát triển:
Địa chỉ: Làng Hữu nghị Việt Nam, Thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội.
Để chia sẻ một phần mất mát thiệt thòi, giảm gánh nặng cho gia đình có
con em bị nhiễm chất độc màu da cam, đồng thời được sự phối hợp của uỷ ban dự
án làng Hữu Nghị Việt Nam ở Mỹ và tổ chức quỹ trẻ em Việt Nam ngày 18/3/1998
làng Hữu Nghị xã Vân Canh huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội được thành lập.
Sự ra đời của làng Hữu Nghị là một trong những dự án nhằm khắp phục
hậu quả chiến tranh, hỗ trợ, giúp đỡ, nuôi dưỡng giáo dục phục hồi chức năng cho
trẻ khuyết tật, đặc biệt trong đó là trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam. Làng cịn
được coi như là biểu tượng của tình hữu nghị và sự hòa giải giữa nhân dân Mỹ và
nhân dân Việt Nam.
Với nhiệm vụ ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa trị, dạy chữ, dạy nghề,
phục hồi chức năng có thời hạn, tạo điều kiện hồ nhập cộng đồng cho một số con
cựu chiến binh bị bệnh khuyết tật do hậu quả của bố mẹ bị nhiễm chất độc màu da
cam/ dioxin. Trong làng hiện có 120 em và các cựu chiến binh đang được nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng tại làng. Các em tại đây được giúp đỡ một các khá
toàn diện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần với mong muốn và hi vọng các em sớm
bình phục hơn để có thể giảm bớt mặc cảm tự ti hoà nhập với cộng đồng.
1.2. Cơ sở vật chất và nguồn lực của làng:
Làng Hữu Nghị có tổng diện tích là 2,7 ha gồm:

+ 01 : Nhà điều hành
+ 01 : Trung tâm y tế
+ 01 : Biệt thự


+ 01 : Nhà khách
+ 01 : Trạm xá
+ 01 : Nhà ăn cho cán bộ công nhân viên và nhà nghỉ trưa ( G2 )
+ 02 : Nhà ở cựu chiến binh (G6, G7 )
+ 06 : Nhà ở các cháu ( từ T1 đến T6 )
+ 01 : Nhà ăn cựu chiến binh
+ 01 : Thư viện
+ 01 : Khu lớp học và trung tâm dạy nghề
Ngoài ra trong khn viên của làng cịn có một sân vui chơi cho trẻ em và
sân chơi thể dục thể thao, một vườn rau sạch …
Các trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho hoạt động của làng. Đội
ngũ cán bộ gồm 62 người trong đó trình độ đào tạo Đại học, Cao đẳng chiếm
45% ; trung cấp chiếm 30% ; lao động phổ thong là 25%. Làm việc ở các bộ phận:
+ Ban giám đốc
+ Trung tâm y tế
+ Trung tâm giáo dục – hướng nghiệp
+ Phòng tài chính + Phịng hành chính
+ Quản trị
+ Phịng hậu cần
+ Tổ cựu chiến binh
+ Tổ bảo mẫu 1
+ Tổ bảo mẫu 2
Nguồn kinh phí hoạt động của làng từ ngân sách nhà nước chiếm 50%.
Nguồn kinh phí tài trợ từ các nước thành viên của ủy ban quốc tế làng Hữu Nghị



chiếm 50% (Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Canada). Ngoài ra làng còn nhận được sự
hỗ trợ. giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước và hiện vật.
Quy chế và mơ hình quản lý tài chính, tài sản thực hiện theo đúng quy chế và các
chế độ tài chính của nhà nước.
Nhìn chung cơ sở vật chất của làng Hữu Nghị - Hoài Đức –Hà Nội khá đầy
đủ nhưng để tạo những điều tốt nhất cho các em ở làng phát triển tồn diện thì ban
ngành, cơ quan cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa. giúp đỡ nhiều hơn nữa về
mặt vật chất cũng như tinh thần. Như vậy mới đảm bảo và tạo điều kiện đầy đủ
hơn nữa đẻ làng không ngừng phát triển.
1.3. Các chính sách tại làng:
Làng Hữu Nghị là nơi ni dưỡng chăm sóc đón nhận những trẻ em bị
nhiễm chất độc màu da cam . Hằng năm thông qua Hội Cựu Chiến Binh ở các tỉnh
từ Quảng Ngãi trở ra, làng tiến hành xuống từng tỉnh để đón các cháu về nuôi, mỗi
năm làng nhận nuôi khoảng 120 trẻ em là con, em của cựu chiến binh Việt Nam bị
nhiễm chất độc da cam. Những trẻ em được nhận vào ni tuổi từ 6 đến 16 tuổi,
có khả năng tự phục vụ bản thân. Được nhận nuôi tại làng trẻ nhận được rất nhiều
chính sách hỗ trợ, từ ăn ở, sinh hoạt, đi lại đến học tập và học nghề.
+ Mỗi ngày trẻ nhận được chế độ ăn uống là 30.000 nghìn đồng chia làm
bốn bữa là sáng, trưa, chiều, tối. Làng có bộ phận hậu cần để lo việc ăn uống của
các trẻ em. Mỗi nhà có một đến hai người trong coi và chăm sóc các em. Bữa sáng
và tối các em được phát đồ ăn như: sôi, bánh mỳ, sữa,…bữa trưa và chiều các em
ăn cơm tại nhà ăn của làng.
+ Làng có các lớp dạy văn hoá từ lớp 1 đến lớp 4 cho trẻ, những trẻ học từ
lớp 5 trở lên được làng gửi đi học bên ngồi và có chính sách đưa đón đi học.
+ Nếu các trẻ bị ốm đau nặng thì được đi khám chữa tại các bệnh viện quân
đội mà khơng phải chi trả viện phí và các dịc vụ khác.


+ Tại đây các em còn học nghề với 4 nghề là : làm hoa, may, thêu và học vi

tính. Nếu các sản phẩm các em làm ra tiêu thụ được thì các em được hưởng.
+ Các em thường xuyên được đi làng tổ chức cho đi chơi, tham quan cũng
như xem và tham gia các chương trình giải trí.
+ Các em được thanh toán tiền tàu xe khi về vào các dịp lễ tết.
+ Các em được hưởng đầy đủ các dịch vụ vui chơi và giải trí tại nơi ở như
xem phim, hoạt động thể thao,…
+ Các em được làng trợ cấp hoàn toàn về quần áo, các đồ dùng sinh hoạt
hàng ngày.
+ Các em thường xuyên nhận được q từ các tổ chức tình nguyện và các
đồn tình nguyện vào thăm.
+ Ngồi ra các em cịn được hưởng rất nhiều các chính sách và sự trợ giúp
từ các cá nhân, tổ chức khác trong cộng đồng.
1.4. Nhân viên tại cơ sở
- Đội ngũ y bác sỹ: Các y bác sỹ của Làng Hữu Nghị làm việc liên tục và
thường trực, phục vụ cho thăm khám sức khỏe định kỳ và đột xuất cho các cựu
chiến binh, con em của họ và các em nhỏ đang sinh hoạt và học tập tại Làng.
- Giáo viên Giáo dục đặc biệt: Giáo viên các lớp giáo dục đặc biệt có cơng
việc tương đối nặng nề khi phải một mình phụ trách trên 10 trẻ ở nhiều dạng tật và
nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, chủ yếu các em đang học tập tại Trung tâm
hướng nghiệp và dạy nghề Làng Hữu Nghị là trẻ mắc khuyết tật trí tuệ, khả năng
nhận thức kém, khơng biết kiểm sốt bản thân, biểu hiện cảm xúc và hành vi nhiều
khi không phù hợp, do đó, rất khó khăn trong việc giáo dục nói riêng và chăm sóc,
trơng nom các em trong giờ học nói chung.
- Các mẹ ni dưỡng: Các mẹ ni dưỡng là những người trực tiếp chăm
sóc cho các em đang ở nội trú tập Làng thay thế cho gia đình. Nhiệm vụ của các


mẹ là chuẩn bị 3 bữa ăn cho các em nhỏ, đảm bảo đủ dinh dưỡng mà không vượt
quá định mức được phân. Đồng thời, các mẹ sẽ phụ trách chăm sóc, hướng dẫn các
em vệ sinh cá nhân và đi ngủ đúng giờ, chăm sóc sức khỏe và đưa các em đi thăm

khám khi các em có dấu hiệu đau, yếu. Một mẹ nuôi dưỡng thường phối hợp với
các mẹ khác phụ trách cùng 1 nhà và chăm lo cho nhiều em nhỏ.
Nói chung, các nhân viên tại cơ sở đều là những người có trách nhiệm, có
tình u thương con người, dày dặn kinh nghiệm và tận tụy cống hiến cho Làng
Hữu Nghị trong nhiều năm. Đây là một nguồn nhân lực quan trọng giúp duy trì
hoạt động c và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Làng Hữu Nghị.
1.5. Kiến nghị và đề xuất
- Cần vận động thêm sự hỗ trợ về tài chính và vật chất từ các cá nhân và tổ
chức trong xã hội nhằm gia tăng điều kiện sống cho trẻ. Trong đó đặc biệt lưu tâm
tới vấn đề dinh dưỡng, sao cho đảm bảo an toàn vệ sinh, đủ chất và phù hợp với
thể trạng và sức khỏe của từng trẻ khác nhau.
- Quan tâm hơn tới vấn đề giáo dục. Cần chú ý tới sự phát triển của từng cá
nhân cứ không ôm đồm và qua loa. Sàng lọc và phân loại học sinh một cách kỹ
càng theo dạng tật để các em thích ứng tốt hơn với mơi trường giáo dục, từ đó tiếp
thu hơn kiến thức được truyền đạt và tăng khả năng nhận thức của bản thân.
- Gia tăng chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên cơ sở sao cho xứng đáng
với công sức họ bỏ ra để họ tiếp tục cống hiến hơn nữa trong tương lai.
2. Hoạt động thực hành Công tác xã hội nhóm tại địa bàn
2.1. Vấn đề lựa chọn thực hành
Sau khi tìm hiểu đặc điểm của địa bàn thực hành, đặc điểm của nhóm thân
chủ, chúng tơi nhận thấy một số vấn đề như sau:
- Nhóm thân chủ gồm nhiều thành viên ở nhiều dạng tật, có tình trạng
khuyết tật và lứa tuổi khác nhau. Do đó sự tương tác giữa các em diễn ra không


đồng đều và rất nhiều em bị động trong tương tác. Trong nhóm thân chủ này, có
một số em trội hẳn lên trong tương tác với bạn bè. Một số rất kém chủ động và
một số em hồn tồn khơng có sự kết nối với những người xung quanh. Ngồi ra,
sự sắp xếp chỗ ngồi cố định trong lớp học cũng khiến các em ít mở rộng tương tác
với những bạn khác trong lớp mình.

- Chỉ có duy nhất một giáo viên phụ trách lớp học với sĩ số 11 học sinh đa
dạng tật. Điều này khiến cho việc quản lý và giáo dục gặp nhiều khó khăn. Giáo
viên khơng thể can thiệp và trợ giúp một cách sâu sát đến vấn đề của các em. Do
đó chất lượng giáo dục chưa cao, cùng với đó là sự tương tác trong nhóm vẫn chủ
yếu mang tính tự phát, chưa có sự định hướng và kết nối rõ ràng từ giáo viên chủ
nhiệm.
- Do những yêu cầu về giám sát quản lý, nhóm sinh viên can thiệp khơng
được phép bóc tách thân chủ mà mình mong muốn cho hoạt động nhóm ra khỏi
nhóm chung lớp học. Do đó, các sinh viên CTXH buộc phải thực hiện hoạt động
cho toàn bộ các em.
Sau khi xem xét các yếu tố chủ quan bao gồm năng lực cá nhân, cân nhắc
hướng can thiệp có thể áp dụng dựa trên những kiến thức đã học cùng với những
yếu tố khách quan như thời lượng thực hành của tiến trình, các nguồn ngân sách
mà sinh viên huy động được, yêu cầu môn học, sự hỗ trợ về chun mơn trong q
trình can thiệp,… nhóm sinh viên quyết định lựa chọn can thiệp bằng Công tác xã
hội nhóm để nâng cao khả năng tương tác giữa các em nhỏ với nhiều dạng tật khác
nhau thuộc Làng Hữu Nghị.
Hình thức can thiệp nhóm chủ yếu là nhóm giải trí. Việc lựa chọn hình thức
can thiệp này căn cứ từ tình trạng khuyết tật của các thân chủ: Đa số các em mắc
khuyết tật liên quan đến phát triển trí tuệ. Do đó sẽ rất khó để tác động tới các em
thơng qua các hình thức nhóm khác như nhóm giáo dục, nhóm tự giúp hay nhóm
trị liệu,… Các hoạt động giải trí mà nhóm sinh viên cung cấp trong tiến trình sẽ


nhằm mục đích giúp đỡ cho các thân chủ của mình cùng hỗ trợ nhau xây dựng
những tính cách, kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, hoạt động CTXH được tiến hành khơng chỉ đơn thuần là các
hoạt động giải trí mà có lồng ghép cả hoạt động giáo dục, các hoạt động trị liệu.
Cụ thể như sau:
Các hoạt động giáo dục: Các hoạt động như kể truyện đạo đức, hỏi đáp

một số câu hỏi đơn giản liên quan đến câu chuyện, hướng dẫn các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày để giáo dục một số kỹ năng sống cơ bản cho các em.
Các hoạt động trị liệu: Hình thức trị liệu mà nhóm sinh viên đưa ra để
nhằm hạn chế những biểu hiện hành vi tiêu cực ở một số thành viên nhóm. Ví dụ
như thân chủ T thuộc tiến trình thực hành công tác xã hội cá nhân của bản thân
sinh viên. Liệu pháp áp dụng là: liệu pháp trò chơi, liệu pháp âm nhạc. Các liệu
pháp này được thực hiện đồng đều trong cả nhóm thân chủ nhằm trị liệu cho
những thân chủ có chung nan đề. Những hoạt động này do nhóm sinh viên tiến
hành nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ phục hồi các thành viên trong nhóm về mặt
tâm lý và tình cảm, hạn chế những hành vi hung hăng và tiêu cực có thể xảy ra
trong hoạt động chung đến từ một số thành viên cụ thể.
Như vậy, việc lựa chọn vấn đề can thiệp cho tiến trình sẽ phụ thuộc vào
nhiều đặc điểm tình hình đến từ chủ quan cũng như khách quan nhóm sinh viên
thực hành. Xác định vấn đề can thiệp cùng hình thức nhóm sẽ ứng dụng để hỗ trợ
là bước đầu tiên cho một tiến trình dài hơi can thiệp để giải quyết vấn đề cho thân
chủ.
2.2. Kết quả đạt được
- Nắm bắt được các đặc điểm của thân chủ ở một chiều sâu nhất định
Nhóm sinh viên đã thu được hồ sơ của thân chủ, qua đó biết được sơ bộ
những đặc điểm nhân khẩu của từng thân chủ. Kết hợp với đó là phỏng vấn giáo
viên phụ trách và quan sát thực tế. Từ những thông tin thu được, nhóm sinh viên


đã đánh giá được khái quát các đặc điểm của nhóm và biết được đặc điểm tính
cách nổi trội của từng cá nhân. Ngồi ra nhóm sinh viên cũng nhận diện kiểu hành
vi nên sử dụng để ứng xử đối với các thành viên (Dùng trong trường hợp thân chủ
ở trạng thái tốt và ổn định. Không phải trong trường hợp thân chủ đang trong trạng
thái tâm trạng tiêu cực khác). Đây chính là cơ sở để thực hành CTXH một cách có
hiệu quả.
- Nắm bắt được các mối quan hệ trong nhóm

Việc nhận diện các mối quan hệ trong nhóm là vơ cùng quan trong trong
tiến trình nhóm. Nhiệm vụ của nhân viên CTXH là nắm bắt được các đặc điểm
tích cực cũng như tiêu cực trong các tương tác nội tại nhóm. Trong q trình thực
hành của mình, nhóm sinh viên nói chung và bản thân tơi nói riêng đã nhận diện
được tính chất của các mối quan hệ này. Ví dụ như thân chủ T có quan hệ khơng
tốt với các thành viên khác trong nhóm nhưng lại tương tác rất tích cực với em M.
Trong khi đó em M lại tương tác tốt với hầu hết các thành viên khác trong lớp và
cũng là một thành viên khá tích cực, sơi nổi trong các hoạt động chung. Các mối
quan hệ được thể hiện cụ thể qua sơ đồ tương tác của từng buổi thực hành. Việc sơ
đồ hóa các mối quan hệ này giúp cung cấp thông tin một cách rõ ràng và đầy đủ
hơn cho sinh viên thực hành.
Tuy nhiên, một cá nhân sở hữu nhiều mối dây tương tác khác nhau với mọi
người xung quanh, do đó, để phục vụ cho tiến trình can thiệp, chúng tơi chỉ có thể
đưa ra đánh giá cụ thể những tương tác nổi trội: Hoặc rất tích cực hoặc rất tiêu cực
để tác động chủ yếu vào đó. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là sinh viên thực
hành không quan tâm tới các mối quan hệ khác. Chúng tôi nắm được về cơ bản
các đặc điểm khi giao tiếp của một thân chủ với một thân chủ khác bất kì. Điều
này là vơ cùng cần thiết để trong trường hợp có thể tác động để tạo những thay đổi
tích cực, nhóm sinh viên sẽ có cách thức để tổ chức, điều phối các hoạt động phù
hợp nhất nhằm gia tăng sự tương tác giữa các em.


- Tổ chức được và ngày càng thuần thục hơn trong các hoạt động kích
thích các thành viên tham gia.
Trước khi tham gia thực hành tại Làng Hữu Nghị, nhóm sinh viên từng làm
quen với các hoạt động nhóm trong mơn CTXH nhóm. Tuy nhiên, ở 2 mơn học
này, nhóm thân chủ mà sinh viên tiếp cận có tính chất hồn tồn khác nhau. Với
nhóm trẻ em đa dạng tật, trình độ tư duy và nhận thức thấp của các em là một rào
cản rất lớn gây nên nhiều khó khăn cho sinh viên khi ứng dụng các kiến thức lý
thuyết đã được học và những kỹ năng đã từng vận dụng trước đó.

Trong giai đoạn đầu của đợt thực hành, do chưa quen làm việc với nhóm
thân chủ là trẻ em (1) và người khuyết tật (2), do đó, tính khó khăn kép này gây
nên cho nhóm sinh viên nhiều bỡ ngỡ và lúng túng. Chẳng hạn như ngay từ khi
giới thiệu làm quen, sinh viên phải có thái độ niềm nở, vui vẻ hơn mức bình
thường để gây ấn tượng và sự chú ý với các em nhỏ. Trong nhóm sinh viên thực
hành, vẫn cịn cá nhân lúng túng và gượng gạo khi cố gắng tạo khơng khí làm
quen tích cực với thân chủ nhỏ tuổi. Khơng chỉ có vậy, do trong nhóm thân chủ có
2 em là người khiếm thính, nên khi làm quen với các em, sinh viên phải nhờ đến
sự trợ giúp của giáo viên chủ nhiệm lớp, khiến cho sự điều phối hoạt động của
sinh viên trở nên bị động và gián đoạn hơn. Việc này cũng thể hiện khả năng lên
kế hoạch chưa chun nghiệp, chưa tính tốn được đến những tình huống bất ngờ
có thể xảy ra. Do đó hoạt động đề ra chưa phù hợp với thực tiễn và khả năng ứng
phó với tình huống cịn hạn chế. Tuy nhiên, nhờ phải đối mặt với những rào cản
trong quá trình hoạt động một cách liên tục, dần dần sinh viên ứng phó với chúng
tốt hơn và điều phối hoạt động trơi chảy hơn.
Cùng với việc hiểu rõ hơn các đặc điểm tính cách của từng thân chủ và mối
quan hệ giữa các em, sinh viên đã tổ chức được các hoạt động lơi kéo được sự
tham gia tích cực hơn từ các thân chủ của mình. Chẳng hạn như ban đầu, những
hoạt động tổ chức theo kinh nghiệm của nhóm sinh viên thường hạn chế khả năng
tham gia của hai em khiếm thính. Tuy nhiên sau một q trình quan sát, thử


nghiệm các hoạt động khác nhau, nhóm sinh viên đã tìm ra được giải pháp cho các
hoạt động để thu hút được sự tham gia của cả 2 em này. Ví dụ, ban đầu nhóm sinh
viên tổ chức những hoạt động như kể chuyện, hát hay trò chơi như bịt mắt bắt dê
làm cho 2 thành viên khiếm thính do tình trạng khuyết tật của mình mà khơng thể
tham gia nhiệt tình. Giai đoạn sau, khi tổ chức các hoạt động như nhảy theo băng
ghi hình, tập múa ngơn ngữ kí hiệu Quốc ca, chơi ném vịng,… tất cả các em đã có
khả năng tham gia như nhau. Thêm vào đó, mối quan hệ đã gắn kết giữa nhóm
thân chủ và các sinh viên cũng là điều kiện giúp cho hoạt động trở nên sơi nổi và

kích thích sự tham gia hơn.
- Hạn chế được một số hành vi tiêu cực các thành viên ở mức độ nhất định.
Trong nhóm thân chủ mà sinh viên phụ trách can thiệp, có 1 số thân chủ
mang khí chất hung hăng – các em dễ bị kích động và trong nhiều trường hợp các
em có những hành vi bạo lực. Tuy nhiên sau khi ứng dụng những liệu pháp như
âm nhạc, trò chơi cùng các biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời, các em đã hạn
chế hành vi hung hăng khi sinh hoạt chung với các bạn. Kết quả này được nhận
diện thông qua quan sát và so sánh mẫu hành vi của các em khi ứng phó với một
cùng một kích thích.
- Tập ứng phó được với nhiều tình huống bất ngờ, ngồi dự kiến từ phía
thân chủ.
Trong tiến trình thực hành, thân chủ thường xuyên có những biểu hiện cảm
xúc tiêu cực, chịu tác động từ thời tiết, bạn bè xung quanh hay những tác nhân
kích thích khác. Trong giai đoạn đầu khi mới làm việc với nhóm thân chủ và gặp
phải những tình huống này, nhóm sinh viên dù đã chuẩn bị tinh thần và những biện
pháp ứng phó cơ bản những do cịn thiếu kinh nghiệm nên khơng hiệu quả cao.
Tuy nhiên sau q trình thực hành, nhóm sinh viên đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm và ứng phó tốt hơn với các tình huống xảy ra. Những kỹ năng ứng phó thu
được sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên trong việc thực hành và làm việc
sau này.


3. Những mối quan tâm cá nhân trước khi thực hành
- Lo lắng và khó khăn trong vấn đề lựa chọn cơ sở thực hành.
Yêu cầu của môn học đặt ra là thực hành CTXH cá nhân và CTXH nhóm,
do đó, sinh viên nên lựa chọn một địa bàn để kết hợp thực hành được cho cả hai
phương pháp CTXH này. Để có thể thuận tiện cho việc thực hành kết hợp này,
theo những kinh nghiệm sinh viên tham khảo được, nên lựa chọn các cơ sở bảo trợ
xã hội hoặc các cơ sở nuôi dưỡng tập trung,… để được phân cơng phụ trách các
nhóm thân chủ đang sinh hoạt ngay trong trung tâm. Tuy nhiên nếu lựa chọn thực

hành trong những cơ sở này, sinh viên sẽ khó có thể được thực hành CTXH theo
đúng như mong muốn của bản thân và đúng tính chất CTXH. Do đó, đây chính là
điểm gây mâu thuẫn, lo lắng và khó khăn cho sinh viên trong vấn đề lựa chọn cơ
sở thực hành.
- Lo lắng về việc tiếp cận địa bàn thực hành.
Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên đã tham khảo ý kiến từ sinh viên các
khóa trước về vấn đề thực hành và biết được những khó khăn khi thực hành mơn
học. Rất nhiều sinh viên khóa trước cho biết khi liên hệ để đề nghị thực hành tại
cơ sở, họ thường xuyên nhận được sự từ chối của cán bộ quản lý. Điều này gây
cho sinh viên tâm lý hoang mang về việc tiếp cận địa bàn.

- Lo lắng về đối tượng sẽ được phân công thực hành.
Thân chủ của CTXH luôn mang những đặc thù riêng. Trong CTXH nhóm,
thân chủ sẽ là một nhóm người có chung nan đề và mang những đặc điểm tương
đối giống nhau. Tuy nhiên, khi thực hành tại các trung tâm, sinh viên sẽ khơng
được quyền tự lựa chọn nhóm thân chủ cho mình mà thường được người quản lý
tại đó phân công phụ trách. Nếu như quản lý là người không hiểu về ngành CTXH
hoặc vì những lý do khách quan nào đó từ phía trung tâm, nhóm đối tượng mà sinh
viên tiếp nhận có thể sẽ khơng mang đủ những điều kiện để trở thành thân chủ


trong CTXH. Đây chính là một mối bận tâm đối với bản thân tơi nói riêng và
nhóm sinh viên mà mình là thành viên nói chung.
- Sự thiếu hụt kinh nghiệm làm việc thực tế tại các cơ quan, tổ chức.
Lần thực hành này cũng là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm môi trường
làm việc chuyên nghiệp trong các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, cơ hội bao giờ
cũng đi kèm với thách thức. Sinh viên lo ngại rằng bản thân sẽ kém chuyên
nghiệp, hành xử không đúng đắn trong mơi trường này, thậm chí rằng bản thân sẽ
khiến cho những người tại cơ quan tổ chức mình thực hành có những đánh giá
khơng tích cực về chất lượng đào tạo của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn.
- Lo ngại về thời gian thực hành
Thời gian thực hành môn học tuy đã được sắp xếp riêng và trọn vẹn 2 ngày,
tuy nhiên vì những lý do khách quan, trên thực tế sinh viên phải giới hạn hẹp lại
để phối hợp thực hành các môn chuyên ngành khác đang theo học trong học kì. Do
đó, sinh viên lo ngại rằng tiến trình can thiệp của mình sẽ khơng đủ dài để có thể
giải quyết nan đề cũng như đem lại được lợi ích chính đang cho thân chủ.
Như đã trình bày, sinh viên có rất nhiều lo lắng trước khi bắt đầu thực hành.
Tuy nhiên những lo lắng này cũng là một biểu hiện của tính trách nhiệm đối với
mơn học của sinh viên. Chính từ đây, sinh viên sẽ có ý thức trau dồi, cố gắng hơn
để đối phó với những khó khăn mà mình đã dự đoán trước.
4. Kinh nghiệm đạt được
4.1. Vận dụng kỹ năng
- Sử dụng tương đối tốt một số kỹ năng như quan sát, phỏng vấn thu thập
thông tin, và kỹ năng đối phó với tình huống khẩn cấp. Trong đó, quan sát và phân
tích tổng hợp là những kỹ năng được áp dụng nhiều nhất. Hầu hết trong các buổi
can thiệp, sinh viên đều liên tục phải quan sát và ghi chép lại những trạng thái diễn
biến cảm xúc cũng như phản ứng của thân chủ đối với các tác nhân kích thích


xung quanh. Điều này đã tạo được thành một thói quen tốt cho sinh viên, việc ghi
chép cẩn thận đã giúp sinh viên có được một cơ sở dữ liệu có độ tin cậy ở mức độ
nhất đinh, cung cấp nhiều thơng tin cho sinh viên tiến hành phân tích, tổng hợp,
nhằm điều chính và thay đổi phù hợp các biện pháp can thiệp, hỗ trợ thân chủ.
- Các kỹ năng như tham vấn hay thuyết phục, kết nối còn kém, chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn của người thực hiện. Việc sinh viên cịn trẻ tuổi và
chưa có nhiều va chạm thực tế khiến nên khi áp dụng các kỹ năng này để giao tiếp,
đàm phán với những người lớn tuổi hơn như cha mẹ thân chủ, các cán bộ quản lý
của làng cịn gặp nhiều thiếu sót. Do vậy, hiệu quả của việc áp dụng những kỹ
năng này cịn thấp.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Sinh viên làm việc tương đối tốt với thành viên
trong nhóm mình. Với vai trị trưởng nhóm, sinh viên có trách nhiệm phân công
tùy vào năng lực cá nhân của từng thành viên trên cơ sở nhất trí của cả nhóm. Các
thành viên đều có ý thức trách nhiệm với cơng việc được giao và hồn thành mọi
nhiệm vụ của mình một cách cố gắng nhất có thể. Có được thuận lợi này một phần
là do nhóm sinh viên thực hành đã cùng học tập và làm việc chung qua nhiều môn
học, do đó khơng xảy ra mâu thuẫn và kết hợp được rất ăn ý với nhau.
- Kỹ năng điều phối nhóm: Đây là kỹ năng làm việc nhóm mà chủ thể là
nhóm sinh viên và đối tượng tác động lên là nhóm thân chủ của đợt thực hành.
Sinh viên đóng vai trò là người điều phối và tổ chức các hoạt động cho thân chủ
mình. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng nhất trong đợt thực hành này bởi đề tài
nhóm can thiệp chính là sự tương tác của nhóm, với cơng cụ là các hoạt động giải
trí tập thể sẽ kích thích tích cực các mối quan hệ này. Trong tiến trình của mình,
với các hoạt động, sinh viên ln phải cố gắng để tìm ra những hoạt động phù hợp
với tất cả các thành viên trong nhóm mình. Song song với đó là những nỗ lực để
lơi kéo sự tham gia của các em, điều tiết các ứng xử của thành viên tham gia trong
tiến trình can thiệp CTXH. Đánh giá về mức độ thuần thục trong khi thực hiện kỹ
năng này, sinh viên cho rằng mình đã đạt được những tiến bộ nhất định sau một


quá trình thực hành, và về cơ bản, sinh viên đã biết cách lôi kéo sự tham gia của
các thanh viên đối với thân chủ là những trẻ em đa dạng tật. Ở các đối tượng thân
chủ khác, đặc điểm tính chất khác sẽ quy định các cách ứng xử khác, do đó, đây
mới chỉ là một trong những bước đầu để hồn thiện kỹ năng điều phối nhóm của
mình, chưa thể vì thế mà sinh viên cho rằng bản thân đã thuần thục ở mảng kỹ
năng này.
- Kỹ năng khống chế và ứng phó với các hành vi hung hăng: Hành vi chống
đối rất thường xảy ra trong nhóm tại các buổi sinh hoạt. Hành vi này bắt nguồn từ
tính cách và sự cơ lập bản thân của các em đối với các hoạt động tập thể. Trong
tiến trình thực hành của mình, do nhiều hạn chế về thời gian lẫn khả năng cá nhân

mà sinh viên chưa thể tìm cách để triệt tiêu hồn tồn những hành vi chống đối
tiêu cực của những em này. Tuy nhiên, những hành vi này đã được nhóm sinh viên
trấn áp tương đối kịp thời khi nó có dấu hiệu xảy ra. Nhờ phải ứng phó thường
xun mà sinh viên đã hình thành được phản xạ tương đối tốt và có một số biện
pháp trấn áp kịp thời hiệu quả đối với vấn đề này. Đây chính là bước đầu để sinh
viên làm quen và rèn luyện kỹ năng khống chế và ứng phó với sự hung hăng của
thân chủ khi làm việc trong ngành CTXH.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhóm, để khích lệ, thu hút các thành
viên nhóm tham gia vào tiếng trình nhóm, nhân viên CTXH khơng thể không biết
sử dụng một số kỹ thuật tác nghiệp làm việc với nhóm thân chủ. Chính việc có
được cơ hội trải nghiệm thực tế trong môi trường làm việc cụ thể này đã giúp sinh
viên đạt được những kinh nghiệm nhất định và thuần thục các kỹ năng hơn nhiều
so với trước đây.
4.2. Vận dụng tiến trình nhóm
Sinh viên là một thành viên của nhóm, do đó chính là một nhân tố và nguồn
lực quan trọng trong tiến trình can thiệp của nhóm đối với thân chủ của mình.
Trong quá trình can thiệp, sinh viên được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cũng


chính nhờ thực hiện những nhiệm vụ này mà sinh viên đã đạt được nhiều kinh
nghiệm trong làm việc với một tiến trình can thiệp nhóm CTXH. Cụ thể như sau:
4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình CTXH nhóm. Ở giai đoạn này
nhóm sinh viên phải gấp rút chuẩn bị rất nhiều để thực hành môn học. Bản thân
sinh viên đã đảm nhiệm những nhiệm vụ sau:
- Tham gia hoạt động họp bàn với các thành viên khác để lựa chọn địa bàn
can thiệp. Sinh viên cùng với các nhóm viên khác tìm kiếm thơng tin các cơ sở để
từ đó cùng tìm kiếm ra nơi thực hành phù hợp nhất.
- Sinh viên thu thập các ý kiến sau khi họp bàn để tổng hợp thành Bảng kế
hoạch trình lên trung tâm đã tiếp nhận nhóm thực tập của mình.

- Sinh viên nhận nhiệm vụ nhóm trưởng, cùng các thành viên đưa ra những
quy tắc và cam kết nội bộ nhằm đảm bảo tính quy củ, nghiêm túc khi hoạt động
thực hành của nhóm.
- Sinh viên điều phối hoạt động giới thiệu giữa nhóm thực hành với nhóm
thân chủ.
- Sinh viên thay mặt nhóm trao đổi, làm việc và thống nhất với giáo viên
chủ nhiệm về sứ mệnh, mục đích của đợt thực hành và những quy tắc, quy định
khi hoạt động thực hành tại cơ sở này.
4.2.2. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động
- Sinh viên thay mặt nhóm đề nghị giáo viên chủ nhiệm cung cấp thông tin
liên quan đến nhân khẩu học của thân chủ để có thể phân tích đánh giá được các
vấn đề mà hiện tại thân chủ gặp phải, từ đó nhóm sinh viên sẽ đưa ra được tiến
trình can thiệp phù hợp với tồn bộ nhóm.
- Nhận nhiệm vụ quan sát sâu và trực tiếp đối với 3/11 thân chủ.


4.2.3. Giai đoạn can thiệp thực hiện nhiệm vụ
- Tìm kiếm một số hoạt động phù hợp để đóng góp cho hoạt động nhóm
- Làm việc, phụ trách trực tiếp và ghi nhận những thay đổi của thân chủ mà
mình đã nhận nhiệm vụ đồng hành giám sát.
- Phụ trách giám sát 1 em có hành vi hung hăng (cũng chính là thân chủ của
sinh viên trong tiến trình CTXH cá nhân) để em không làm ảnh hưởng tới hoạt
động nhóm.
4.2.4. Giai đoạn Lượng giá/ kết thúc
- Đại diện nhóm xin ý kiến đánh giá từ giáo viên phụ trách lớp và ban quản
lý trung tâm.
- Đại diện nhóm kết thúc công việc và cảm ơn tới giáo viên phụ trách lớp
và ban quản lý trung tâm.
4.2.5. Đánh giá chung
Trên đây là những nhiệm vụ cụ thể cá nhân sinh viên được giao riêng bên

cạnh những nhiệm vụ chung phối hợp cùng các thành viên khác. Những công việc
cụ thể mà nhóm đã thực hiện đã được trình bày chi tiết và đầy đủ trong báo cáo
thực hành nhóm giữa kì.
Về cơ bản, những kinh nghiệm mà bản thân sinh viên rút ra được qua việc
thực hành theo tiến trình CTXH nhóm là như sau:
- Bám sát tiến trình nhóm theo lý thuyết sẽ giúp mang lại hiệu quả làm việc
cao.
Tuy rằng giữa lý thuyết và thực tiễn có độ vênh nhất định, nhưng lý thuyết
vẫn là những kinh nghiệm đã được đúc kết một cách chung và phổ quát nhất cho
các trường hợp. Trên thực tế, khi thực hành CTXH nhóm cho học trình này, chúng
tơi nhận ra đã áp dụng được rất nhiều kiến thức từ lý thuyết và chúng rất hữu cho
quá trình làm việc với thân chủ của chúng tôi. Một số tài liệu và môn học đã cung


cấp nhiều kiến thức quan trọng cho đợt thực hành này là: Nhập mơn CTXH,
CTXH nhóm, CTXH với người khuyết tật, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học phát
triển,…


- Cần phân công nhiệm vụ một cách cụ thể cho từng thành viên.
Ngay từ giai đoạn đầu khi làm những công việc chuẩn bị cho thành lập và
tiếp xúc với nhóm thân chủ, các sinh viên đã đưa ra những quy tắc cũng như họp
bàn để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Trong tiến trình can thiệp, tùy
vào hồn cảnh và điều kiện cụ thể của nhóm, chúng tôi sẽ phân công chi tiết hơn
về nhiệm vụ của từng thành viên. Một khi đã nhận nhiệm vụ, mỗi cá nhân sinh
viên đều ý thức được trách nhiệm của bản thân mình, từ đó hồn thành cơng việc
một cách tích cực nhất. Thực tế, có đơi khi nhiệm cụ không được phân công cụ thể
đã dẫn tới ý nghĩ ỉ lại “Đây khơng phải việc của mình” khiến cho cơng việc nhóm
bị đình trệ hơn so với bình thường. Tuy chưa xảy ra ở nhóm chúng tơi nhưng
nhóm sinh viên vẫn nhận thức được rằng nếu điều này xảy ra thường xun thì nó

cịn có thể gây ra sự mất đoàn kết nội bộ, mâu thuẫn giữa các thành viên và khiến
cho cơng việc khó đạt được những mục tiêu chung đã đề ra.
- Cần phải ghi chép nhật ký hoạt động nhóm một cách cẩn thận và chi tiết,
nếu có thể nên kết hợp với sử dụng các công nghệ hỗ trợ như quay phim, chụp ảnh
để dễ dàng lưu giữ những hoạt động nhằm phục vụ cho phân tích các tình huống
hay đặc điểm nào đó của thân chủ về sau.
Trí nhớ của con người là có hạn và có nhiều sự việc khơng được ghi nhớ
sâu và bộ nhớ dài hạn. Do đó, nếu khơng được ghi chép một cách chi tiết, nhiều sự
việc sẽ bị rơi vào quên lãng và khi cần phân tích lại, sẽ khơng có những sở cứ để
làm việc. Do đó, nhóm sinh viên đã tiến hành ghi chép nhật kí nhóm một cách chi
tiết. Cơng việc này là trách nhiệm của tất cả các thành viên, trong đó các thành
viên sẽ ghi chép kĩ hơn về các thân chủ mà mình phụ trách. Tuy nhiên điều này
mang một điểm yếu đó là khi tập hợp lại một bản nhật ký chung đã gặp một số khó
khăn. Đồng thời có nhiều yếu tố ngoại cảnh khác không được bất cứ thành viên
nào ghi chép cẩn thận, làm cho các chi tiết khi tái hiện lại bị mơ hồ và khó khăn
trong đánh giá, phân tích.


Việc sử dụng công nghệ như quay phim, chụp ảnh thực sự tỏ ra hữu ích khi
chúng tơi cần phân tích lại hành động, thái độ của các thành viên trong các hoạt
động. Tuy nhiên, do những tác động ngoại cảnh cũng như điều kiện nội tại của
nhóm khơng cho phép nên việc ứng dụng cơng nghệ vẫn cịn chưa thường xuyên
và thể hiện được hết vai trò, tác dụng của mình.
4.3. Kinh nghiệm làm việc với thân chủ
- Với mỗi thân chủ khác nhau, phải có cách tác động khác nhau.
Nhóm thân chủ mà chúng tơi can thiệp là một nhóm trẻ đa dạng tật, với
hồn cảnh và tính cách có nhiều khác biệt sâu sắc và rõ ràng. Do đó, khi làm việc
chúng tơi buộc phải học cách ứng phó một cách vơ cùng linh hoạt. Kết quả đạt
được là chúng tơi đã đạt được sự tín nhiệm và gắn bó từ một số thành viên trong
nhóm, tuy nhiên do đặc điểm tính cách cũng như cách tương tác của sinh viên

chưa phù hợp mà một số thân chủ cịn xa cách và đơi khi giao tiếp khơng tích cực
với các sinh viên.
- Khơng được thất vọng khi sự kì vọng của nhân viên CTXH khơng được
thân chủ đáp ứng tích cực.
Khi đặt ra các hoạt động cho tiến trình can thiệp, nhóm sinh viên ln dựa
trên mục tiêu đã đề ra và mong muốn thông qua hoạt động đó có thể giúp thân chủ
cải thiện được vấn đề của mình. Tuy nhiên khơng phải bao giờ hoạt động cũng là
phù hợp và đưa lại kết quả như mong muốn. Trong một số trường hợp, các yếu tố
xảy ra trong hoạt động còn là nhân tố khiến nảy sinh những hành vi tiêu cực trong
nhóm thân chủ. Khi mới bắt đầu tiến trình, những tình huống này khiến cho các
sinh viên hoang mang, tuy nhiên dần dần chúng tôi đã học được cách chấp nhận và
hiểu được rằng chính thơng qua những mâu thuẫn và sóng gió này mà chúng tôi sẽ
học thêm được những kinh nghiệm để củng cố khiến thức và thúc đẩy hiệu quả
của các hoạt động nhóm.


Sự thay đổi của thân chủ là không đồng đều. Có những thân chủ đạt được
thay đổi rất tích cực dựa vào tiến trình nhóm và qua các hoạt động tập thể. Tuy
nhiên có những thân chủ lại khơng hề thay đổi. Từ những điều chưa làm được này,
sinh viên cần chủ động xem xét và phân tích lại để có thể đạt được kết quả cao hơn
cho những tiến trình can thiệp trong tương lai.
Đối với đợt thực hành này, kết quả đạt được thông qua can thiệp được
chúng tôi đánh giá là chưa cao. Hiệu quả đạt được mới đơn thuần là tổ chức các
hoạt động tích cực để nâng cao cho thân chủ một số khả năng cụ thể, đồng thời
thông qua những hoạt động này đã giúp thân chủ phát triển đa dạng hơn về tình
cảm, cảm xúc. Tuy nhiên chúng tôi nhận định rằng những kết quả này khơng mang
tính lâu dài. Đặc biệt là đối với nhóm thân chủ với đặc điểm nhận thức trên mặt
bằng chung là thấp này. Nhóm sinh viên chúng tôi đã không thể đưa ra được trong
thời gian tiến hành can thiệp những biện pháp mang tính dài hạn hơn, không định
hướng được cho thân chủ các hoạt động tự giúp để phát triển bản thân sau này.

Đây là một thiếu sót lớn mà nhóm chúng tơi tự nhận thức được và kiểm điểm bản
thân sâu sắc. Nhóm sinh viên hi vọng rằng sẽ học được từ những kinh nghiệm này
để khắc phục trong can thiệp với thân chủ trong tương lai.
5. Khó khăn khi thực hành
- Thường bị giao những việc không đúng chuyên môn, làm giảm bớt thời
lượng thực hành.
Việc khơng hiểu chính xác về nghề CTXH cũng như văn hóa làm việc cịn
chưa chun nghiệp tại Việt Nam khiến cho sinh viên thực tập nói chung và nhóm
sinh viên chúng tơi khi đi thực hành tại địa bàn còn gặp nhiều trở ngại. Một trong
những vấn đề cơ bản chính là thường phải làm những cơng việc ngồi lĩnh vực
chun mơn như: lau dọn, làm những công việc vặt mà giáo viên phụ trách giao,
giám sát, trơng nom các thân chủ khi có những hoạt động ngoại khóa do các đồn
khách viếng thăm tổ chức,… Những cơng việc này khiến cho thời lượng thực hành
của nhóm sinh viên với thân chủ bị thu hẹp lại rất nhiều. Bên cạnh những khó


khăn như vậy, những cơng việc này cũng có điểm tích cực đó là giúp sinh viên
hiểu hơn về văn hóa làm việc tại Việt Nam để từ đó có cách ứng xử biến hóa phù
hợp, đồng thời cho chúng tơi một số kinh nghiệm hữu ích khác. Tuy nhiên, với
một tiến trình CTXH chun nghiệp, chúng tơi kì vọng rằng trong tương lai, các
sinh viên ngành CTXH khi đi thực hành, thực tế cũng như những người làm
CTXH sẽ được thực hiện hoàn toàn đúng với chức năng nhiệm vụ, tận dụng được
tối đa thời gian cho các hoạt động chuyên môn để mang lại sự trợ giúp hiệu quả
nhất cho thân chủ của mình.


- Khơng có kiểm huấn viên chun nghiệp giám sát và cho lời khuyên.
Ở các nước mà ngành CTXH phát triển, người học CTXH khi tiến hành
thực tập sẽ luôn cần có những kiểm huấn viên chuyên nghiệp giám sát để hoạt
động trợ giúp không mang lại những kết quả trái với mong muốn của người thực

hành. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nguồn lực này là gần như chưa có. Việc này
khiến cho tính chun nghiệp của nghề CTXH bị giảm thiểu. Bên cạnh đó, sinh
viên khơng được hỗ trợ kịp thời khi cần những lời khuyên tức thì về kinh nghiệm
làm việc cũng như biện pháp ứng phó tình huống khẩn cấp. Do đó trong nhiều
trường hợp, cách ứng phó của các sinh viên cịn mang tính tự phát, chưa chuyên
nghiệp theo tiêu chuẩn của CTXH và có thể là ngun nhân gây ra những phản
ứng khơng mong muốn từ thân chủ.
- Không nhận được sự cộng tác chủ động tích cực từ tất cả các em.
Với nhóm thân chủ đa dạng tật, một số tình trạng khuyết tật của các em là
nguyên nhân khiến cho các em khơng có tương tác tích cực đối với các sinh viên.
Trình độ nhận thức khơng đồng đều khiến một số em không thể tham gia được như
các bạn; Hội chứng tự kỉ là rào cản làm cho 1 thân chủ khơng có tương tác với
những thành viên cịn lại, 1 em khác rất ít khi tương tác với tập thể nhóm; … Cho
dù đã dành nhiều nỗ lực để khắc phục, tuy nhiên kết quả thu về được vẫn khơng
được như mong muốn của nhóm sinh viên. Song đây cũng là động lực để sinh viên
dành nhiều cố gắng trong thảo luận tìm hướng giải quyết, gia tăng được tính đồn
kết và chia sẻ kinh nghiệm của nhóm sinh viên.
- Cùng một lúc phải đối phó với nhiều phản ứng tiêu cực từ tất cả các em
làm sinh viên thực hành bối rối.
Trong rất nhiều trường hợp, những yếu tố như thời tiết, phản ứng tiêu cực
từ một thành viên trong nhóm,… là chất xúc tác khiến cho tất cả các thân chủ
đồng loạt nảy sinh các thái độ, hành vi tiêu cực đối với tiến trình làm việc cũng


như với nhóm sinh viên thực hành. Với kinh nghiệm chưa thực sự dày dặn, đôi khi
sinh viên không thể ứng phó được với trường hợp này một cách hiệu quả.
- Kinh nghiệm ít, các kỹ năng đã học lần đầu tiên được ứng dụng vào thực
tế nên còn nhiều lúng túng.
Khó khăn này cộng với việc khơng có kiểm huấn viên trợ giúp khiến cho
tiến trình can thiệp đơi khi bị gián đoạn, khơng trơi chảy.

Những khó khăn trên xuất phát từ cả chủ quan và khách quan. Tuy nhiên,
bản thân sinh viên nhân định rằng chính những khó khăn này là động lực khiến
sinh viên buộc phải tư duy, học hỏi trau dồi thêm kiến thức để đối phó và giải
quyết các yêu cầu mà thực tiễn đặt ra. Từ khó khăn và thơng qua khó khăn này mà
nhóm sinh viên nói chung và bản thân tơi nói riêng đã học hỏi và đúc rút ra được
nhiều kinh nghiệm hữu ích cho việc thực hành về sau, hiểu hơn về ngành CTXH
và có những định hướng cụ thể hơn cho việc phát triển tương lai của bản thân.
6. Bài học đạt được
- Phải nắm chắc kiến thức của vấn đề thì mới có thể thực hành có hiệu quả.
Đây cũng là quy tắc quan trọng trong đạo đức nghề của nhân viên CTXH.
Nếu như khơng có kiến thức về vấn đề, tuyệt đối khơng được tự mình đưa ra
phương án giải quyết mà phải nhờ sự hỗ trợ từ những người có chun mơn, kỹ
năng và kinh nghiệm trong vấn đề này.
- Cần phải biết lựa theo sự phản kháng
Trong tiến trình thực hành, khơng phải bao giờ nhóm thân chủ cũng phản
ứng tích cực đối với nhân viên CTXH. Trong nhiều trường hợp, thân chủ phản
kháng và chống đối. Có những chống đối cần can thiệp tức thời để ngăn chặn hành
vi nguy cơ. Song, cũng có những phản kháng cần được ứng xử lại bằng những
hành động nhún nhường nhằm xoa dịu thân chủ. Biết lựa theo sự phản kháng giúp
ích cho việc xây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải chúng ta cần luôn
nhường nhịn thân chủ, nhường trong trường hợp nào và như thế nào là một việc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×