Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Giao trinh DCT 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU - DƯỢC CỔ TRUYỀN - THỰC VẬT DƯỢC - HĨA HỮU CƠ

GIÁO TRÌNH
DƯỢC CỔ TRUYỀN
(Dành cho Dược sĩ Đại học)

Tài liệu lưu hành nội bộ
Huế, 2021


ĐẠI CƯƠNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mục tiêu
1. Trình bày được các đặc điểm của nền Y học cổ truyền Việt Nam trong từng thời kỳ.
2. Chỉ ra tính ưu việt của Y học cổ truyền Việt Nam từ 1945 đến nay.
I. GIỚI THIỆU
Dân tộc ta có một q trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước rất vẻ vang,
truyền thống đó được phản ánh qua việc chinh phục thiên nhiên và cải tạo xã hội, chiến
thắng ngoại xâm, đó cũng là nguồn động viên to lớn cho các thế hệ con người Việt Nam
nhất là trong giai đoạn đấu tranh xây dựng đất nước, tiến lên con đường cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa và hiện đại hóa nền y học cổ truyền của chúng ta.
Nền y học cổ truyền được bắt nguồn từ một nền y học dân gian phong phú. Thông
qua thực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận phong phú. Mặt
khác các lý luận triết học duy vật cổ đại (thuyết âm dương, ngũ hành...) lại được các nhà
y học cổ phương Đông vận dụng vào y học trong mọi lĩnh vực từ phòng bệnh đến chẩn
trị, bào chế thuốc men, làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận của y học cổ truyền.
Từ đó y học cổ truyền có một nền tảng vững chắc dựa trên hệ thống lý luận đã đươc ghi
chép thành văn bản, trên cơ sở đó nền y học cổ truyền Việt Nam có điều kiện phát triển.
Do vậy có thể khẳng định rằng đây là một nền y học của dân, do dân và vì dân. Nó có


tính chất quần chúng rộng rãi, tính sáng tạo và tính nhân đạo sâu sắc. Nó tiếp thụ tinh
hoa của nền y học nước ngồi, trong đó công đầu phải kể đến Đại y tôn Hải Thượng Lãn
Ơng người đã có cơng Việt Nam hóa nền y học cổ truyền Trung hoa vào Việt Nam.
Chính ơng là một tài năng, đã đúc kết và sáng tạo cái di sản quý báu vừa mang sắc thái
phi vật thể và vật thể của nền y học cổ truyền Việt Nam. Nền y học cổ truyền Việt Nam
dưới ánh sáng của các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam và được sự quan tâm
của Bác Hồ vĩ đại, đã ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
II. Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM THỜI THƯỢNG CỔ
Căn cứ vào những di chỉ được khảo sát qua các hang người vượn ở Thầm Khuyên,
Thầm Hai (Lạng Sơn), Thầm Ồm (Nghệ An) những di tích sơ kỳ đá cũ ở núi Đọ (Thanh
Hóa)... lưu vực sông Đồng Nai chứng minh rằng trên lãnh thổ Việt Nam con người đã
từng sinh sống cách đây hàng chục vạn năm. Việc chứng minh phát triển thành người
hiện đại ( Homo-Sapiens) ở Việt Nam diễn ra khá sớm qua việc chứng minh sự có mặt
1


của họ ở Hang Hùm (Hoàng Liên Sơn), Kéo Lèng (Lạng Sơn), hang Thung Lang (Hà
Nam Ninh) . Điều đó giúp ta hiểu rõ thêm về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Ngay từ xa
xưa ông cha ta đã biết sử dụng cây cỏ trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Từ thời Hồng Bàng và các vua Hùng 2879-257 trước công nguyên, vào trước những
năm 1110 trước công nguyên, đã có tục ăn trầu (nhai trầu với cau, vơi, và vỏ rễ) đồng
thời có tục lệ nhuộm răng đen bằng cánh kiến đỏ, vỏ lựu, ngũ bội tử. Phong tục ăn trầu
nhuộm răng cịn có mục đích bảo vệ răng miệng, làm chắc răng, thơm miệng, tránh sâu
răng, lại làm nở nang ấm áp cơ mặt, làm da mặt hồng hào tươi tắn.
Đã từ rất sớm, nhân ta đã biết dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày vừa giúp
cho việc tiêu hóa tốt, lại giúp cho việc phịng các bệnh đường ruột. Người dân miền núi
có tục ăn ý dĩ và uống nước củ giềng để chống ẩm thấp và phòng chống sốt rét rừng.
Cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện các cây
thuốc như sắn dây, gừng, giềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, quan âm, vông nem...
Năm 218 Tần Võ Đế dùng hoa Đậu khấu phá khí, tiêu đờm tăng tửu lượng rất hiệu

nghiệm; hoa Sơn Khương trị khí lạnh sản xuất ở Cửu Chân Giao chỉ. Ông An Kỳ Sinh
đã lấy xương bồ 9 đốt ở núi Lạng Giản (Đơng Triều) phía đơng thành Phiên Ngung ( Cổ
Loa) uống rồi thành tiên. Hạp đằng (bàm bàm) còn gọi là Đậu voi dùng giải các loại
thuốc độc, Tan lang (cau) ăn với trầu không: hồng hào, hạ khí, tiêu cơm. Sau đó là hàng
loạt các loại vị thuốc khác đã được phát hiện và sử dụng như Mộc hương, An tức hương,
Hương phụ, Giáng chân hương, Quế, Tê giác. Từ thế kỷ III trước công nguyên nhân dân
nước Âu Lạc (tên nước ta thời đó) đã biết nấu rượu để uống làm thuốc.
III. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 179 (trước CN) ĐẾN NĂM 938 (sau CN)
Từ năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc đã bị sát nhập với nước Nam Việt của
Triệu Đà, từ năm 111 trước công nguyên nhà nước ta đã bị nhà Hán thơn tính. Từ đó
nước ta đặt dưới quyền đô hộ của các triều đại Hán, Ngụy, Tần, Tống, Tề, Tùy, Đường.
Đến năm 938 sau công nguyên nước ta mới giành được độc lập. Trong thời gian này
người Trung Quốc đã lấy nhiều vị thuốc của chúng ta đem về nước như Ý dĩ, Sử quân
tử, Hoắc hương, Đậu khấu, Sắn dây, Sả... đồng thời nhiều thầy thuốc Trung Quốc cũng
sang Việt Nam để hành nghề chữa bệnh. Năm 187-226 Đổng Phụng đã sang chữa bệnh
cho Sĩ Nhiếp, năm 479-501 Lâm Thắng sang Việt Nam lấy thuốc ở Việt Nam đã chữa
khỏi bệnh thấp, bụng trứng của vợ Âm Kiên. Thân Quang Tôn đã chữa bệnh buốt óc

2


của Tôn Trọng Ngạc bằng Gừng khô, Hồ tiêu. Qua những sư kiện trên chứng tỏ rằng sự
giao lưu y học cổ truyền giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có từ lâu .
IV. Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884
1. Y học cổ truyền dưới các triều Ngô, Đinh, Lê, Lý (938-1224)
Năm 938 nền độc lập của nhà nước phong kiến Viêt Nam được thiết lập mở đầu là
nhà Ngơ, tiếp theo đó là nhà Đinh, Lê, Lý. Song dưới các triều đại này chưa từng thấy
tài liệu ghi chép về tổ chức y tế.
Đến nhà Lý nước ta có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp. Ở triều đình đã có Ty thái
y. Trong đó có ngự y chuyên chăm sóc sức khỏe cho vua. Năm 938 vua Lý Thần Tơng

phát bệnh điên cuồng, mình mọc lông dài. Miệng gào thét đã được Minh Không thiền
sư chữa khỏi băng cách tắm nước bồ hòn.
2. Y học cổ truyền dưới triều nhà Trần (1225-1399)
Trong thời kỳ này nền y học cổ truyền có một số đặc điểm sau:
- Có viện thái y học với chức năng chăm lo sức khỏe cho vua quan trong triều đình, đồng
thời có nhiệm vụ quản lý y tế trong cả nước.
- Từ năm 1261 nhà Trần đã mở khóa thi để tuyển lương y vào làm việc ở viện Thái
y. Viện Thái y đã chỉ đạo việc đào tạo thầy thuốc và có kế hoạch thu trữ cấp phát dược
liệu, phục vụ chữa bệnh cho vua quan và quân đội. Viện Thái y đã thường xuyên tổ chức
đi hái thuốc mọc hoang ở núi An Tử, Đông Triều. Lúc này Phạm Ngũ Lão , phụ trách
trồng thuốc ở Phả Lại (vườn thuốc Vạn An và Dược Sơn xã Hưng Đạo, Chí Linh ngày
nay) để tự túc thuốc men. Như vậy việc trồng thuốc và thu hái thuốc mọc hoang; ông
cha ta cũng đã lãm từ sớm. Cũng từ đó xuất hiện ý thức sâu đậm trồng cây thuốc, có khi
cả làng như Đại Yên ( Ba Đình – Hà Nội), Nghĩa Trai(Văn Lâm – Hưng Yên) mà ngày
nay vẫn còn truyền thống. Song song với việc dùng thuốc; việc chữa bệnh bằng châm
cứu cũng được tin dùng hơn trước.
- Năm 1362, vua Trần Dụ Tông đã cấp phát tiền gạo và thuốc viên Hồng ngọc sương
hoàn để chống dịch cho dân ở hạt Tam Đới ( Phú Thọ) và phủ Thiên Trường (Nam
Định).
Dưới thời nhà Trần xuát hiện một số thầy thuốc tiêu biểu:
- Phạm Cơng Bân (Cẩm Bình – Hải Dương) giữ chức Thái y lệnh, từ 1278 – 1314
ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho dân, ơng cịn bỏ tiền riêng mua sắm thuốc men dựng
nhà nuôi dưỡng bệnh nhân nghèo bị tàn tật, hoặc trẻ em mồ côi cơ nhỡ.
3


- Tuệ Tĩnh còn gọi là Nguyễn Bá Tĩnh một tiến sĩ hoàng giáp, một nhà sư và một
lương y nổi tiếng đã đề xuất thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt ông đã biên soạn
cuốn Nam dược thần hiệu với 499 vị thuốc và các phương thuốc nam chữa 184 loại
bệnh. Quyển sách của ơng đã được Hịa thượng bản lai biên tập, bổ sung và in khắc lại

năm 1761. Quyển Nam dược chính bản (có tựa của chúa Trịnh 1717) gồm hai quyển
Nam dược quốc ngữ phú gồm 590 vị thuốc, Trực giải chỉ nam dược tính phú gồm 220
vị. Sau này đổi tên là Hồng nghĩa giác tư y thư.
- Qua một số tác phẩm của Tuệ Tĩnh ta thấy nổi bật lên đạo đức và đường hướng y
học của ông. Trong thời kỳ này nhiều vị thuốc được phát hiện như Hoàng nàn, Hoàng
đằng, Hoàng lực, Độc lực, Tân lang, Lá đơn đỏ, Vỏ lựu... Đồng thời Tuệ Tĩnh đã bước
đầu chia bệnh ra 10 khoa.
3. Y học cổ truyền thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 – 1427)
Trong thời kỳ này, triều đình có chủ trương chữa bệnh rộng rãi cho dân. Lập Quảng
tế thự, tổ chức các cơ sở chữa bệnh ở địa phương. Trong thời kỳ này có Nguyễn Đại
Năng (Hải Dương) giữ chức tá nhị ở viện Thái y, ông đã biên soạn châm cứu tiệp hiệu
diễn ca, vận dụng 120 huyệt để chữa nhiều bệnh hiểm nghèo (sốt rét, động kinh) ngồi
ra cịn có Vũ Tồn Trai (Hải Hưng), Lý Công Tuấn (Tiên Sơn, Bắc Ninh) đều là những
người biên soạn các tác phẩm châm cứu giá trị.
4. Y học cổ truyền dưới triều Lê (1428- 1788)
Dưới triều Lê, Lê Nhân Tông chú trọng phát triển nền y học cổ truyền nước ta. Lúc
này đã có quan hệ trao đổi sản vật để lấy thuốc Bắc của Trung Quốc. Nhà Lê quan tâm
đến sức khỏe của nhân dân.
Luật Hồng Đức đã đưa ra quy chế nghề y, trừng phạt những thuốc vụ lợi. Cố tình
chữa bệnh dây dưa hoặc chữa khốn, có quy chế vệ sinh xã hội, nghiêm trị những người
chế và bán thuốc độc. Cuốn “Bảo sinh diên thọ toàn yếu” hướng dẫn giữ vệ sinh, luyện
tập vận động thân thể để tăng tuổi thọ. Về tổ chức y tế ở triều đình có viện Thái y đứng
đầu là Đại sứ, giúp việc có tránh phó ngự y chữa bệnh cho vua. Chánh phó lương y để
chữa bệnh cho hồng gia và quan lại, ở sáu viện có các phòng thuốc do các Viên tư dược
và Trưởng dược phụ trách giữ kho và phân phối cấp phát. Ở Viện thái y cịn có khoa
huấn luyện y học. Ở các tỉnh có Tế sinh đường có các kháng chẩn để khám bệnh và chức
sứ trông coi kho thuốc và cấp phát thuốc. Các chánh phó lương y trơng coi sức khỏe cho
các tướng sĩ trong quân đội.
4



Trong thời kỳ này có các lương y nổi tiếng như:
+ Nguyễn Trực chuyên chữa về bênh trẻ em bằng xoa bóp, bấm huyệt, đốt bấc; có các
phương pháp trị bệnh sỏi, đậu mùa.
+ Chu Dỗn Văn (Thanh Trì) có các y án trị bệnh ngoại cảm và biên soạn 4 thiên lý luận
cơ bản rất súc tích.
+ Hồng Đơn Hịa (Thanh Oai – Hà Tây) đã thành cơng trong việc dùng thuốc hoàn chế
sẵn và dược liệu trồng tại chỗ để chữa bệnh đặc biệt là bệnh sốt rét và thổ tả.
Ngồi ra cịn hàng loạt các danh y khác như Nguyễn Đạo An, Lê Đức Vong, Đào
Cơng Chính, Tạ Chất Phác, Trần Hải Yến... đã có nhiều cơng lao đóng góp cho nền y
học cổ truyền. Đặc biệt trong thời kỳ này, nổi bật lên như một ngôi sao sáng trong nền
y học cổ truyền Việt Nam đó là danh y Lê Hữu Trác (1720-1791) Hải Thượng Lãn Ông
(Hưng Yên). Ông đã để lại một pho kinh nghiệm quý báu, đúc rút qua nhiều thế hệ của
các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước (Trung Quốc) với bộ sách khổng lồ Lãn
Ông tâm lĩnh sau đổi thành Hải thượng y tông tâm lĩnh 28 tập , 66 quyển để phổ cập đào
tạo thầy thuốc, lưu truyền cho hậu thế. Để ghi nhớ công ơn ông, Nghành Y tế Việt Nam
đã lấy ngày mất của ông 15-1 (âm lịch) làm ngày truyền thống của những người hoạt
động trong lĩnh vực y học cổ truyền Việt Nam.
5. Y học cổ truyền dưới triều Tây sơn (1789- 1802)
Kết quả của sự chia cắt đất nước lâu dài ( Trịnh – Nguyễn phân tranh)làm nhân dân
vô cùng khốn khổ, bệnh tật phát triển, thái y viện đã tăng cường việc chống dich ở các
địa phương. Đã thành lập Nam dược cục; mời các lão y về nghiên cứu thuốc Nam, đứng
đầu là lương y Nguyễn Hồnh ( Thanh Hóa) ơng đã biên soạn 500 vị thuốc cỏ cây ở địa
phương và 130 vị về các loại chim, cá, kim, thạch, đất, nước.
6. Y học cổ truyền dưới triều Nguyễn (1802 – 1905)
Nhà Nguyễn dựa vào Pháp lập các Tế sinh đường ở các tỉnh đổi thành Ty lương y.
Những người tàn tật nghèo khổ được nuôi dưỡng ở Dưỡng tế sự các tỉnh. Viện thái y có
quy định cụ thể các chức vụ như bào chế, kiểm tra, đóng gói, sắc thuốc... 1856 Tự Đức
có mở trường dạy thuốc ở Huế. Nhà Nguyễn có đặt quy chế riêng về nghề y, trừng phạt
các thày thuốc chữa sai gây tử vong hoặc cố tình gây nguy hiểm cho người bệnh. Luật

Gia Long quy định trừng phạt những vụ chữa bệnh trái phép gây chết người.
V. Y HỌC CỔ TRUYỀN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1884 – 1945)

5


Sau khi chiếm được nước ta, người Pháp tổ chức y tế nước ta theo cách tây y. Có
các nhà thương ở thành phố, bệnh xá ở tỉnh lỵ, lúc đầu đều cho thầy thuốc nhà binh phụ
trách. Từ 1905, các bệnh viện, bệnh xá do giám đốc y tế của 3 kỳ lãnh đao dưới quyền
thanh tra y tế Đông Dương. Các Ty lương y ở Nam triều bị giải tán. Y học cổ truyền
khơng cịn nằm trong hệ thống y tế nhà nước. Tuy vậy những người dân nghèo đa phần
ở nông thôn và miền núi vẫn phải chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Y học cổ truyền bị
thực dân pháp chèn ép, đè nén. Pháp hạn chế số người hành nghề y học cổ truyền, ở
Nam bộ cấp thẻ môn bài không quá 500 người hành nghề y học cổ truyền. Mặc dù vậy
y học cổ truyền vẫn cố gắng tìm cách hoạt động để giữ gìn vốn q của cha ơng. Ví dụ
Hội y học Trung Kỳ thành lập ngày 14/9/1936 đã phát hành 46 số tạp chí y học.
VI. Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM
1945 ĐẾN NAY
Sau khi giành được chính quyền, Bác Hồ và Đảng ta đã quan tâm đến nền y học cổ
truyền. Trong thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955 Bác Hồ viết “Y học phải dựa trên
nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Ơng cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm
quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô
các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”
Những chỉ thị 101 TTg ngày 15/3/1961, 21CP ngày 19/2/1967 và 26CP ngày
19/10/1978 đã quy định “Trên cơ sở khoa học thừa kế và phát huy những kinh nghiệm
tốt của đông y và kết hợp với tây y tăng cường khả năng phòng bệnh, chữa bệnh, và tiến
tới xây dựng nền y học Việt Nam”
Điều 49 chương III, hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có ghi “Phát triển và hoàn
thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe nhân dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với
y học cổ truyền”

Ngày 4/11/1955 Bộ Y tế có cơng văn 9126 YD/PBCB hương dẫn các địa phương
khai thác và sử dụng thuốc nam.
Ngày 12/4/1956 Bộ Y tế tổ chức Phịng đơng y trong Vụ chữa bệnh chuyên trách
nghiên cứu đông y.
Theo nghị định số 339 NV/DC ngày 3/6/1957 của Bộ nội vụ, Hội Đông y Việt Nam,
sau chuyển thành Hội Y học cổ truyền Việt Nam, nay là Hội Đông y Việt Nam được
phép thành lập với mục đích đồn kết các người làm nghề và nghiên cứu đông y, đông

6


dược và phối hợp với Bộ y tế trong công tác lãnh đạo giới đông y về tư tưởng nghiệp
vụ.
Vụ đông y được thành lập giúp đỡ Bộ y tế lãnh đạo cơng tác đơng y trong tồn
Ngành y tế. Đồng thời theo nghị định số 238/TTg cùng ngày của Phủ Thủ tướng, Viện
nghiên cứu đông y, sau chuyển thành Viện y học cổ truyền Việt Nam, hiện nay là Bệnh
viện y học cổ truyền trung ương được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng
lâm sàng các phương pháp chẩn đoán bệnh, trị bệnh bằng thuốc và khơng dùng thuốc,
nắn bó gãy xương bằng phương pháp đơng y, dùng phương pháp khoa học hiện đại
chứng minh so sánh. Sau này hàng loạt viện nghiên cứu khác của YHCT Việt Nam được
thành lập: Viện châm cứu, Viện YHCT quân đội.
Cho đến năm 2005 các tỉnh thành phố đều có Bệnh viện y học dân tộc, 259 khoa y
học dân tộc trong các bệnh viên đa khoa cả nước, cho tới hiện nay cả nước có hơn 10.000
phịng và tổ chẩn trị YHCT, và 257 cơ sở sản xuất thuốc đơng dược với các dược liệu
trong và ngồi nước. Riêng trường đại học dược Hà Nội đã đào tạo được hơn 200 dược
sĩ chuyên khoa dược liệu, các trường trung cấp đào tạo hơn 4000 y sĩ y học cổ truyền.
Hiện nay đang tiếp tục đào tạo lại và đào tạo sau đại học về dược học cổ truyền như các
hệ cao học, nghiên cứu sinh, chuyên khoa 1, 2 về dược học cổ truyền. Để đi sâu vào
nghiên cứu YHCT, năm 2005 nhà nước đã thành lập Học viện YHCT.
Hiện nay để có đủ thuốc cổ truyền phục vụ cho việc điều trị bệnh ở các tuyến, nhất

là tuyến cơ sở, Bộ y tế chủ trương việc trồng cây thuốc tiến hành theo các hướng: vừa
trồng cây thuốc, kết hợp với cây ăn quả, cây làm cảnh, cây rau, và nhất thiết phải đưa
lại lợi ích kinh tế cho người dân, đây cũng là hướng đưa lại công ăn việc làm cho người
dân, cải thiện đời sống cho dân, gớp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.
Tóm lại dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với phương châm đúng đắn
của Bộ y tế chúng ta sẽ vươn tới một nền y tế Việt Nam có tiền đồ rực rỡ. Điều đó càng
được thể hiện rõ nét trong nghị quyết lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII, các nghị quyết hội nghị lần thứ 3, nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính
phủ về “Định hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong
thời gian 1996 – 2000 và Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”. Đồng thời có
chiến lược phát triển YHCT từ 2005 – 2010. Phấn đấu tới 2010, thuốc sản xuất trong
nước đáp ứng được 60% nhu cầu của bệnh viện, trong đó có 30% số thuốc được sản
7


xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc YHCT. Để đáp ứng được
yêu cầu đó sẽ có kế hoạch ưu tiên xây dựng vùng ni trồng và chế biến dược liệu, nhằm
đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Trên cơ sở thừa hưởng vốn quý của nền
YHCT lâu đời của dân tộc ta với một sự kết hợp khéo léo thích hợp thành tựu y học hiện
đại của thế giới, chúng ta sẽ có một nền y tế thật độc đáo, thật Việt Nam. Nhất là trong
giai đoạn hiện nay Nhà nước đã có Chính sách quốc gia về thuốc YHCT và chiến lược
hiện đại hóa nền YHCT Việt Nam. Đó là những điều kiện tiếp sức, làm đà cho YHCT
Việt Nam phát triển trong thế kỷ 21.

8


ĐÔI NÉT VỀ DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
1. Một số khái niệm và cách phân loại.

Thuốc cổ truyền là những vị thuốc sống hoặc chín, hoặc là chế phẩm thuốc được
phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của YHCT từ một hay nhiều vị thuốc
có nguồn gốc thực vật, động vật, khống vật, có tác dụng trị bệnh hoặc có lợi cho sức
khỏe con người.
Ø Một số khái niệm liên quan đến thuốc cổ truyền:
-

Cổ phương: là bài thuốc được sử dụng đúng như sách cổ về số vị thuốc trong bài,

khối lượng từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều dùng và chỉ định của thuốc.
-

Cổ phương gia giảm: là bài thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị thuốc,

khối lượng từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy thuốc,
trong đó cổ phương vẫn là cơ bản (hạch tâm).
-

Thuốc gia truyền: là những bài thuốc dùng trị một chứng bệnh nhất định có hiệu quả

và nổi tiếng trong vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia
đình.
-

Tân phương (thuốc cổ truyền mới): là thuốc có cấu trúc khác hồn tồn với cổ

phương về số vị thuốc, khối lượng từng vị, dạng thuốc, cách dùng, chỉ định. Các bài
thuốc tân phương thay đổi tùy theo thể bệnh và tùy theo từng lương y.
Việc sử dụng dược liệu trong thiên nhiên đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy từ đời
này sang đời khác, tuy nhiên việc phân loại thì thường được dựa vào những quy luật

chung và ngày nay đang dần được chứng minh bằng những thực tiễn có tính khoa học.
Ø Một số cách phân loại thuốc cổ truyền
(1) Phân loại theo học thuyết Âm Dương:
Thuốc được chia thành 2 loại:
- Âm dược: là thuốc có tính hàn, xu hướng trầm-giáng để trị dương chứng.
- Dương dược: là thuốc có tính ơn, xu hướng thăng-phù để trị âm chứng.
(2) Phân loại theo học thuyết Ngũ Hành:
Theo học thuyết này, thuốc được phân loại theo màu sắc, mùi vị, tác dụng quy kinh
đi vào tạng phủ theo Ngũ hành.
(3) Phân loại theo Bát pháp:

9


Thuốc được sử dụng theo 8 cách trị bệnh gọi là Bát pháp: Thuốc hãn, thuốc thanh,
thuốc ôn, thuốc tiêu, thuốc thổ, thuốc hạ, thuốc hòa, thuốc bổ.
(4) Phân loại theo các nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học:
Thuốc chứa alkaloid, flavonoid, saponin, coumarin, tannin, vitamin, dầu béo, …
(5) Phân loại theo dược lý trị liệu:
Đây là cách phân chia căn cứ theo dược tính, theo kinh nghiệm y học cổ truyền đã
phần nào được xác minh trên cơ sở khoa học về dược lý, hóa học, sắp xếp theo yêu cầu
điều trị hiện nay làm thành từng nhóm gần giống như thuốc Tây y: thuốc hạ nhiệt, hạ
áp, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm… từ đó cấu tạo nên
một số bài thuốc gia giảm tùy theo chứng trạng và cây cỏ có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: Một bài thuốc hạ huyết áp được kê gồm các vị như sau: Rễ nhàu (bình can
hạ áp), Táo nhân (an thần), Hoa hòe sao vàng (dãn mạch), Mã đề, Trạch tả (lợi tiểu), Hà
thủ ô, Sinh địa (Bổ).
(6) Phân loại theo tác dụng và độc tính
- Thượng phẩm: thuốc có tác dụng bổ dưỡng là chính và khơng có độc tính
- Trung phẩm: thuốc có tác dụng tăng lực, trị bệnh và ít độc

- Hạ phẩm: thuốc có tác dụng trị bệnh nặng, nhưng độc tính cao.
2. Hiện đại hóa Y học cổ truyền
2.1. Sự cần thiết phải hiện đại hóa y học cổ truyền.
Trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 100 năm gần đây, thuốc cây cỏ trong các nền y
học phương Đông đang dần phải lùi bước, nhường cho sự phát triển của thuốc có nguồn gốc
tổng hợp của nền y học phương Tây. Ở hầu hết các nước, vai trò của thuốc y học cổ truyền
bị chuyển từ vị trí chủ yếu, chiếm 90% cơ cấu thuốc sang chiếm vị trí thứ yếu chỉ cịn chiếm
10-20% các loại thuốc trên thị trường. Sự thay đổi này làm tri thức truyền thống bị mài mòn,
mất kho tàng tiềm năng, đến mất các cơ hội phát triển kinh tế và thay đổi bản sắc văn hóa của
các dân tộc. Nếu khơng cải tiến, hiện đại hóa sẽ mất vị trí trước sự phát triển nhanh chóng của
các loại thuốc từ các nền y học phương Tây.
Các lý do chính phải hiện đại hóa nền y học cổ truyền là do nền y học này chậm tiến hóa,
khơng kịp thời ứng dụng các tiến bộ của khoa học, cơng nghệ, đầu óc bảo thủ và thiếu các
chiến lược cần thiết. Kết quả là các thuốc truyền thống chủ yếu vẫn giữ nguyên “hình dạng,
cách thức” như cách đây hàng nghìn năm, được sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, không đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại: khó sử dụng, chất lượng khơng ổn định, khó
10


kiểm sốt chất lượng, khó tiêu chuẩn hóa, v.v.; nguồn tài nguyên đầu vào ngày càng bị cạn
kiệt. Điều này dẫn đến thuốc Y học cổ truyền khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Do đó, hiện đại hóa y học cổ truyền là việc cần thiết phải làm.
2.2. Nội dung hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền
Mục tiêu đạt đến:
- Tăng cường nghiên cứu cơ bản về lý thuyết/lý luận y học truyền thống.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật của nền cơng nghiệp thuốc y học cổ truyền.
- Thúc đẩy sự kết hợp thuốc y học truyền thống và y học hiện đại để cả 2 cùng phát
triển.
- Xúc tiến hội nhập quốc tế.
Các hoạt động cơ bản:

- Thiết lập các hệ thống nghiên cứu chuẩn hóa, phát triển sản xuất các thuốc y học cổ
truyền. Các hệ thống chuẩn hóa trong hiện đại hóa thuốc Y học cổ truyền bao gồm: GAP
(thực hành Trồng trọt tốt), GLP (thực hành phịng thí nghiệm tốt), GMP (Thực hành sản xuất
tốt), GCP ( thực hành lâm sàng tốt), GSP (thực hành dịch vụ tốt).
- Nghiên cứu & phát triển các thuốc y học cổ truyền đạt tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở
áp dụng phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn giữ được nền tảng đặc thù của
thuốc y học cổ truyền.
Các yếu tố quyết định đến việc hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền
- Cơ quan quản lý nhà nước: Đóng vai trị vơ cùng quan trọng vì nó định hướng sự phát
triển ở phạm vi vĩ mô cũng như tạo điều kiện để huy động các nguồn lực vào sự phát triển
này. Chính phủ phải nghiên cứu và ban hành chiến lược và chính sách phù hợp và chỉ đạo
quá trình thực hiện chính sách đó.
- Tài chính và đầu tư: Hiện đại hóa cần có đầu tư lớn để thay đổi công nghệ, dây chuyền
sản xuất, v.v. Cần đa dạng hóa các nguồn vốn, bao gồm vốn của chính phủ, ngân hàng và của
chính các cơng ty dược.
- Khoa học và công nghệ: cần đổi mới về cách thức, phương pháp, phương tiện, v.v, áp
dụng tiến bộ của nhiều lĩnh vực khác nhau, như hóa thực vật, nơng học, lâm học, công nghệ
sinh học, dược lý học, bào chế học, v.v.
2.3. Các xu hướng hiện đại hóa thuốc y học cổ truyền
- Dựa trên nền tảng Y học cổ truyền: cách này liên quan đến việc hiện đại hóa các bài
thuốc đã được sử dụng trong các nền y học cổ truyền kèm theo hệ thống lý luận, như Trung
11


y. Việc hiện đại hóa các thuốc này phải theo đúng tri thức, công nghệ/kỹ thuật truyền thống,
không được làm thay đổi bản chất của chúng.
- Theo con đường y học hiện đại phương Tây: có thể áp dụng cho bất kỳ thuốc cổ truyền
nào. Theo cách này, người ta tìm cách chiết, tách, tinh chế các chất tự nhiên; nghiên cứu tác
dụng dược lý, độc tính, thay đổi cấu trúc nếu cần, v.v. sau đó sử dụng hoạt chất dưới dạng
đơn chất để sản xuất thuốc. Cách này có thể làm thay đổi hoàn toàn nền tảng và bản chất của

thuốc y học cổ truyền.
- Theo con đường hiện đại hóa nói chung: Theo cách này, người ta có thể giữ nguyên
hay có thể thay đổi một số yếu tố của tri thức và kinh nghiệm truyền thống, nhưng phái đạt
được mục tiêu hiện đại hóa chung là an toàn, hiệu quả và tiện dùng.
Trong 3 con đường này thì con đường thứ nhất là khó khăn nhất vì các hệ thống lý
thuyết và phương pháp điều trị hoàn tồn trái ngược nhau.
Nhìn chung, hiện đại hóa các thuốc truyền thống, mà thực chất là phát triển dược phẩm
mới dựa trên vốn tri thức và công nghệ truyền thống, là con đường ngắn và tiết kiệm chi phí
phát triển chỉ bằng 1% so với phát triển dược phẩm mới bằng con đường tổng hợp hóa dược
và rút ngắn thời gian chỉ cịn 3-5 năm, nghĩa là bằng ½ so với cách trên.

12


HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Mục tiêu:
1. Trình bày được quy luật cơ bản của học thuyết âm dương.
2. Phân tích sự vận dụng thuyết âm dương trong YHCT.
3. Trình bày sự vận dụng thuyết âm dương vào chế biến thuốc YHCT.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm cơ bản
Học thuyết âm dương trong Y học cổ truyền có nguồn gốc từ triết học duy vật cổ
đại phương Đông, là sự nhận thức của con người về sự biến hóa của sự vật. Học thuyết
là một phép biện chứng thô sơ nghiên cứu sự vận động và tiến hố khơng ngừng của sự
vật và hiện tượng, giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật.
Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của nhiều ngành học thuật như thiên văn
học, nơng học, tốn học và đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán
cũng như trong điều trị, bào chế thuốc và dùng thuốc, tất cả đều dựa vào học thuyết âm
dương. Khi chữa bệnh phải tìm đến gốc bệnh, có nghĩa là tìm đến âm dương. Học thuyết
âm dương lần đầu tiên được ứng dụng vào Y học vào thời Xuân Thu Chiến Quốc

(khoảng năm 770 TCN). Cuốn sách đầu tiên nói lên học thuyết âm dương được ứng
dụng trong Y học là Hồng đế nội kinh.
Sách Tố Vấn nói “Âm dương là quy luật của trời đất, là kỷ cương của vạn vật, là
cha mẹ của sự biến hóa, là đầu mối của sự sống chết, là chỗ ở của thần minh”.
Trên thực tiễn sinh hoạt và nhận thức về thế giới vật chất, thông qua sự quan sát
lâu dài về hệ vận động của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, sự chuyển vận nóng lạnh
trong 4 mùa, người ta đã nhận thấy con người trãi qua 5 quá trình: sinh-trưởng-tránglão-di. Con người đã phát hiện được vũ trụ là một chỉnh thể thống nhất biến hóa vận
động khơng ngừng. Mọi sự vật trong vũ trụ đều vận động “Vật sinh ra được là nhờ chỗ
hóa, vật phát triển đến cùng cực được là nhờ chỗ biến”. Biến hóa là nguồn gốc của sự
tác động lẫn nhau, có cái sinh ra và có cái mất đi. Bên cạnh đó, người xưa sau khi xây
dựng quan điểm vận động biến hóa, đã truy tìm nguồn gốc biến hóa của sự vật hiện
tượng. Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt âm và dương, đối lập
và thống nhất với nhau. Hai mặt này tác động lẫn nhau, vận động không ngừng, là nguồn
gốc của sự sinh trưởng, biến hóa và tiêu vong.
2. Nội dung
13


Âm dương là 2 yếu tố cơ bản của một sự vật, hai thái cực của một quá trình vận
động, 2 nhóm hiện tượng có mối tương quan biện chứng với nhau.
Sự phân định âm dương:
Dương

Ngày

Lửa

Trên

Mặt trời


Động

Sáng

Trời Nóng

Âm

Đêm

Nước

Dưới

Mặt trăng

Tĩnh

Tối

Đất

Lạnh

* Về trạng thái
- Thuộc dương: động, hưng phấn, nhiệt, sáng…
- Thuộc âm: tĩnh, ức chế, hàn, tối…
* Về không gian
Trời thuộc dương, đất thuộc âm. Mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Trong

không gian cụ thể: trên thuộc dương, dưới thuộc âm. Ngoài thuộc dương, trong thuộc
âm.
* Về thời gian
Ngày thuộc dương, đêm thuộc âm.
* Về phương hướng
Đông, Nam thuộc dương. Tây, Bắc thuộc âm.
* Về thời tiết
Mùa xuân thuộc dương, tăng trưởng tới mùa hạ (cực dương).
Mùa thu thuộc âm, tăng trưởng tới mùa đông (cực âm).
II. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Âm dương đối lập
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương. Như ngày với
đêm, như nóng với lạnh...
2. Âm dương hỗ căn
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Âm dương cùng một cội nguồn, nương tựa giúp
đỡ lẫn nhau mới tồn tại được. Cả hai mặt đều có q trình tích cực của sự vật, khơng thể
đơn độc phát sinh phát triển được.
Ví dụ: vật chất và năng lượng, đồng hoá và dị hố, số âm và số dương, q trình
hưng phấn và ức chế của hoạt động vỏ não.
Sách Tố Vấn có nói “Cơ âm thì khơng sinh, độc dương thì khơng trưởng”. Khơng
có âm thì dương khơng có nguồn mà sinh, khơng có dương thì âm khơng có gì mà hóa.
14


“Trong âm có dương, trong dương có âm”. Âm dương khơng tách biệt nhau mà hồ hợp
thống nhất với nhau.
3. Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Q trình tiêu trưởng nói lên âm dương
khơng cố định mà ln biến động, chuyển hố lẫn nhau, khi âm tiêu thì dương trưởng
và ngược lại. Quá trình biến động thường theo một chu kỳ nhất định như sáng và tối

trong một ngày, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm. Khi sự biến động quá
mức bình thường thì có sự chuyển hố âm dương. Âm cực tất sinh dương, dương cực
tất sinh âm.
Ví dụ: Trong quá trình phát sinh của bệnh tật, sốt cao, cơ thể nóng cực độ (bệnh
thuộc phần dương) gây mất nước, điện giải, mất nhiều nhiệt lượng (bệnh thuộc phần
âm) dẫn đến truỵ mạch cịn gọi là thốt dương (bệnh thuộc phần dương).
4. Âm dương bình hành
Bình hành ở đây là sự cân bằng sinh học. “Âm dương bình hành trong sự tiêu
trưởng và tiêu trưởng trong thế bình hành”. Nếu âm dương mất cân bằng thì phát sinh
ra bệnh, sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.
Ví dụ: q trình đồng hố và q trình dị hố ln đối lập nhau, nhưng nương tựa
vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau, và ln phải giữ ở thế cân bằng thì cơ thể mới phát triển
bình thường. Nếu đồng hố q mạnh thì sinh ra béo phì, nếu dị hố q mạnh thì sinh
ra gầy còm (Basedow).
Bốn quy luật của học thuyết âm dương nói lên sự mâu thuẫn nhưng thống nhất,
cùng vận động và nương tựa vào nhau của 2 mặt âm dương của sự vật hiện tượng.
III. BIỂU TƯỢNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Biểu tượng âm dương là một hình trịn, biểu thị vật thể thống
nhất, bên trong có hai phần diện tích bằng nhau được phân đơi bằng
một đường hình sin, một phần âm và một phần dương. Sơ đồ âm
dương thể hiện quy luật âm dương đối lập, âm dương hỗ căn - trong
âm có dương và trong dương có âm và âm dương cân bằng trong sự tiêu trưởng.
IV. MỘT SỐ PHẠM TRÙ CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Sự tương đối và tuyệt đối
Sự đối lập của 2 mặt âm dương mang tính tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể
nào đó thì có tính tương đối. Sự đối lập có nhiều mức độ:
15


- Mức độ tương phản: sống với chết; nóng với lạnh

- Mức độ tương đối: khoẻ với yếu; ấm với mát
Cần dựa vào những mức độ đối lập để có biện pháp thích hợp khi cần điều chỉnh
âm dương. Ví dụ: Sốt thuộc dương. Nếu sốt cao thuộc lý thì dùng thuốc hàn. Sốt thấp
thuộc biểu thì dùng thuốc mát. Sốt cao thì pháp điều trị là thanh nhiệt tả hoả. Sốt nhẹ thì
pháp điều trị là thanh nhiệt lương huyết.
Ví dụ: ngực so với lưng thì ngực thuộc âm, nhưng ngực so với bụng thì ngực thuộc
dương.
2. Trong âm có dương và trong dương có âm
Âm dương nương tựa vào nhau, cùng nhau tồn tại và có khi lại xen kẽ vào nhau
trong sự phát triển.
Ví dụ: Sự phân chia thời gian trong 1 ngày 24 giờ. Ban ngày thuộc dương, 6-12h
là dương trong dương, 12-18h là âm trong dương. Ban đêm thuộc âm, 18-24h là âm
trong âm, 24h-6h là dương trong âm.
Ví dụ: Tạng thuộc âm. Nhưng trong tạng can thì có can âm: can huyết và can
dương: can khí. Trong tạng thận có thận âm: thận thủy và thận dương: thận hỏa.
3. Bản chất và hiện tượng
Bản chất thường đi đôi với hiện tượng, khi chữa bệnh phải chữa vào bản chất. Bệnh
hàn dùng thuốc nhiệt. Bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Nhưng đôi khi bản chất không đi đôi
với hiện tượng gọi là sự thật giả hay chân giả. Cần xác định đúng bản chất đề điều trị.
Ví dụ: Biểu hiện: trụy mạch ngoại biên, chân tay và người lạnh, ra nhiều mồ hơi
Ngun nhân: Có thể do bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) → dùng thuốc mát.
Như vậy biểu hiện trên là giả hàn, đây là trường hợp chân nhiệt giả hàn.
Ví dụ: Biểu hiện: Sốt cao co giật. Nguyên nhân: Có thể do ỉa chảy do lạnh (chân
hàn) dẫn đến mất nước điện giải gây nhiễm độc thần kinh → dùng thuốc ấm. Như vậy
biểu hiện trên là giả nhiệt, đây là trường hợp chân hàn giả nhiệt.
V. ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO Y HỌC
1. Phân định tính chất âm dương trong cơ thể
Âm
- Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận
- Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm, mạch Nhâm

- Tinh, huyết, tân dịch
16


- Phần lý: gồm các nội tạng bên trong cơ thể
- Nửa người bên trái
Dương
- Các phủ: Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang
- Các kinh dương: Dương minh, Thái dương, Thiếu dương, mạch Đốc
- Khí, thần, vệ khí
- Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lơng, tóc, móng, lưng
- Nửa người bên phải
Dương

Phủ

Lưng

Kinh dương

Khí

Thực

Nhiệt

Hưng phấn

Âm


Tạng

Bụng

Kinh âm

Huyết



Hàn

Ức chế

Trong mỗi tạng phủ đều có phần âm phần dương. Can có can âm, can dương; tâm
có tâm âm, tâm dương; tỳ có tỳ âm, tỳ dương; thận có thận âm, thận dương… Tính chất
tương đối của âm dương được thể hiện ở tạng như tâm là tạng thuộc âm trong dương (vì
tâm nằm ở ngực thuộc dương); can là tạng âm trong âm (can âm nằm ở trung tiêu, là
phần bụng thuộc âm).
Lưng thuộc dương, bụng thuộc âm. Phần bụng dưới thuộc âm trong âm, phần ngực
thuộc dương trong dương. Tương tự, các đường kinh dương trên cơ thể phân bố ở phía
sau lưng, mé ngồi của chân tay và mạng sườn. Cịn các đường kinh âm thì phân bố ở
bụng, phía trong cánh tay và chân.
Khí là trạng thái năng lượng của cơ thể đưa lại công năng cho cơ nhục, hoạt động
của tạng phủ nên thuộc dương. Huyết, tinh, tân dịch thuộc âm. Da lông thuộc dương,
xương tủy thuộc âm.
2. Sinh lý học
Khi âm và dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Bản thân cơ thể ln
có sự điều chỉnh để âm dương cân bằng, Sự mất thăng bằng giữa 2 mặt âm dương là cơ
sở phát sinh bệnh tật.

3. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh
a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể
Trong cơ thể, sự mất cân bằng âm dương được biểu hiện bằng sự thiên thắng hay
thiên suy.
17


- Sự thiên thắng: do âm thịnh hoặc dương thịnh
+ Âm thịnh sinh nội hàn: người lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nước tiểu trong
nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý thuộc hàn.
+ Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người nóng, chân tay nóng, khát nước, nước tiểu
đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch xác hữu lực, vì phần dương cơ thể thuộc
biểu, thuộc nhiệt.
- Sự thiên suy: do âm hư hoặc dương hư
+ Âm hư sinh nội nhiệt: gặp trong mất nước, tân dịch giảm sút, gây khát nước, họng
khơ, sốt nóng về chiều, nhưng nhiệt độ khơng cao (triều nhiệt), lịng bàn tay, lịng bàn
chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hơi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc khơng
có rêu, mạch tế xác.
+ Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lưỡi nhợt, rêu trắng, mặt
trầm (vì phần dương khí ở bên ngồi bị giảm sút).
Trên thực tế, q trình phát triển của bệnh có thể chuyển hóa giữa 2 mặt âm dương.
Bệnh ở phần dương ảnh hưởng đến phần âm “Dương thắng tắc âm bệnh”. Ví dụ: Sốt
cao kéo dài gây mất nước. Bệnh phần âm ảnh hưởng đến phần dương “Âm thắng tắc
dương bệnh”. Ví dụ: Ỉa chảy, nôn kéo dài gây mất nước và điện giải, dẫn đến nhiễm độc
thần kinh, gây sốt cao co giật.
Nguyên nhân gây bệnh bao gồm nội nhân và ngoại nhân dẫn đến cơ thể không tự
điều chỉnh, gây rối loạn mất cân bằng âm dương, điều này có thể biểu hiện ở các vị trí
khác nhau của cơ thể, được chia ra thành bệnh phần âm hay phần dương.
b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dương
- Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đối lập

để xố bỏ phần dư. Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dùng
thuốc mát lạnh. Chú ý, nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến.
- Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để
bù vào chỗ thiếu hụt. Ví dụ: âm hư thì dùng thuốc bổ âm, huyết hư thì dùng thuốc bổ
huyết. Khi sự cân bằng đã được phục hồi thì phải ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ có
hại, sẽ gây nên sự mất cân bằng mới.
4. Trong chẩn đoán và điều trị
Dựa vào tứ chẩn (vọng: nhìn, văn: nghe, vấn: hỏi, thiết: xem mạch, sờ nắn) để khai
thác triệu chứng.
18


Dựa vào bát cương (âm dương, hàn nhiệt, hư thực, biểu lý) đánh giá vị trí nơng
sâu, triệu chứng của bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh, để quy
thành hội chứng lâm sàng. Trong đó, âm dương là 2 cương lĩnh tổng quát gọi là tổng
cương. Bệnh ở biểu, thực, nhiệt thì thuộc dương. Bệnh ở lý, hư, hàn thuộc âm.
Dương chứng

Âm chứng

Sốt hoặc không sốt. Hoạt động của các

Người lạnh, chân tay lạnh, sợ rét

tạng phủ nhiệt. Người nóng bừng, như

Da xanh nhợt nhạt, mắt trắng,

mắt đỏ, mặt đỏ
Háo khát, thích ăn uống đồ mát, mơi khơ


Thích uống nước nóng, bụng đau sơi,

nứt nẻ, bụng trướng
Nước tiểu ít, vàng đỏ, táo kết

Tiết tả, nước tiểu trong,

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô

Lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng

Mạch sác…

Mạch trầm…

* Về điều trị
Điều trị theo nguyên tắc điều hòa sự mất cân bằng âm dương. Bệnh thuộc dương
chứng thì dùng âm dược. Bệnh thuộc âm chứng thì dùng dương dược. Phương pháp đối
nghịch này gọi là Chính trị, về nguyên tắc cơ bản là chiều hướng tác dụng của thuốc
luôn đối nghịch với chiều của bệnh.
* Phịng bệnh
Mùa đơng khí hậu thường lạnh, thuộc âm; cơ thể dễ nhiễm lạnh. Phòng bệnh bằng
cách mặc ấm, ăn thức ăn cay nóng, uống thuốc có vị ấm như sinh khương, quế nhục,
đinh hương… Mùa hè khí hậu nóng, thuộc dương; cơ thể dễ bị cảm nhiệt. Phịng bệnh
bằng cách mặc thoáng mát, ăn uống thức ăn mát. Uống các thuốc có tác dung giải nhiệt
như rau má, kim ngân, sài đất…
VI. ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO ĐƠNG DƯỢC
1. Tính vị
Vị thuộc âm, tính (khí) thuộc dương. Trong vị lại có âm dương. Vị cay ngọt thuộc

dương, vị đắng mặn thuộc âm. Vị chua: dùng ít thiên về âm, dùng lâu thiên về nhiệt.
Trong tính (khí) của thuốc cũng có âm dương. Khí hàn lương thuộc âm, khí ơn nhiệt
thuộc dương.

19


Âm dược

Dương dược

- Vị: đắng, mặn

- Vị: cay, ngọt

- Tính: hàn, lương

- Tính: nhiệt, ơn

- Thường để trị các bệnh thuộc

- Thường để trị các bệnh thuộc chứng

chứng nhiệt, thanh nhiệt, bổ

hàn, giải biểu, phát hãn, ôn trung

âm

tán hàn


- Mang tính ức chế

- Mang tính kích thích, hưng phấn cục
bộ hay tồn thể

2. Tính tương đối của âm dương được thể hiện đối với đơng dược
Những vị thuốc mang tính âm trong âm, đó là những vị thuốc có vị thuộc âm và
tính thuộc âm (vị đắng hoặc mặn, tính hàn) như bồ cơng anh, hạ khơ thảo, hồng liên,
hồng bá…
Những vị thuốc mang tính âm trong dương, đó là những vị thuốc có vị thuộc âm,
tính thuộc dương (vị đắng hoặc mặn, tính ơn) như cẩu tích, tắc kè…
Những vị thuốc mang tính dương trong dương, là những vị có vị thuộc dương và
tính thuộc dương (vị cay, tính ôn) quế chi, bạch chỉ…
Những vị thuốc mang tính dương trong âm, là những vị thuốc có vị thuộc dương
và tính thuộc âm (vị cay, tính hàn) như bạc hà, cúc hoa…
3. Bào chế thuốc
Thông qua việc chế biến làm thay đổi tính vị của thuốc, biến đổi một phần dược
tính nhằm tăng sự quy kinh hoặc giảm tác dụng phụ…
Ví dụ: Làm giảm tính dương (nhiệt) của thuốc như trong trường hợp sinh phụ tử
ngâm với nước đảm ba (MgCl2) hoặc nước ớt (nước còn lại sau khi kết tinh muối ăn)
hoặc trường hợp hà thủ ô đỏ ngâm nước vo gạo làm giảm tính táo. Ngược lại, làm tăng
tính dương của thuốc bằng cách dùng các phụ liệu gừng, sa nhân, mật ong, rượu, những
phụ liệu mang tính ôn nhiệt để trích tẩm với thuốc như cát cánh, nhân sâm trích gừng,
cam thảo trích mật ong.
Ngược lại có thể tăng tính âm cho vị thuốc như sài hồ trích máu ba ba hay diên hồ
trích giấm. Giảm tính âm của vị thuốc như trường hợp sinh địa tính hàn, đem tẩm gừng,
sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được thục địa có tính ấm nóng.

20



HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Mục tiêu:
1. Trình bày được các quy luật hoạt động của thuyết ngũ hành.
2. Chỉ ra được ý nghĩa của thuyết ngũ hành trong điều trị.
3. Phân tích được sự vận dụng của thuyết ngũ hành vào bào chế thuốc cổ truyền.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
Học thuyết ngũ hành là học thuyết về triết học cổ đại phương Đông, ra đời sau học
thuyết âm dương, nghiên cứu các mối quan hệ giữa vật chất trong quá trình vận động,
bổ sung cho học thuyết âm dương.
Trong thiên nhiên, mọi sự vật đều trãi qua 5 quá trình: Sinh - trưởng - hóa - thu tàng. Trong con người cũng trãi qua 5 bước: Sinh - trưởng - tráng - lão - di. Nghĩa là
mọi sự vật hiện tượng đều trãi qua 5 bước, theo quy luật phát triển, biến hóa và tiêu vong
của học thuyết âm dương. Ngũ hành dùng 5 vật thể gần gũi trong cuộc sống, tượng trưng
cho vạn vật trong thiên nhiên, đó là kim (kim loại), thủy (nước), mộc (gỗ), hỏa (lửa),
thổ (đất). Vận dụng tư tưởng của học thuyết ngũ hành, kết hợp với kinh nghiệm và kiến
thức trong thực tiễn trị bệnh lâu đời để luận giải hoạt động sinh lý, biến hóa bệnh lý và
mối quan hệ giữa cơ thể và tự nhiên… để đưa học thuyết ngũ hành vào trong phòng
bệnh, trị bệnh và dùng thuốc.
2. Nội dung
Hành là sự vận hành liên tục. Ngũ hành là năm bước vận hành liên tục của khí trời
và khí đất. Mỗi nhóm có những thuộc tính chung và mang tên của một loại vật chất tiêu
biểu cho nhóm đó: mộc, hoả, thổ, kim, thủy, 5 dạng vận động phổ biến của vật chất.
Lý luận y học phương Đông cho rằng các bộ phận trong cơ thể con người là một
khối thống nhất và có mối quan hệ với hồn cảnh tự nhiên bên ngồi. Đơng y lấy ngũ
hành làm trung tâm, căn cứ vào các đặc điểm của sự vật hiện tượng có liên quan đến con
người để phân biệt và quy nạp vào 5 hành.

21



* Trong thiên nhiên
Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Vật chất

Gỗ

Lửa

Đất

Kim loại

Nước

Ngũ vị

Chua

Đắng


Ngọt

Cay

Mặn

Ngũ sắc

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Ngũ khí

Phong

Thử

Thấp

Táo

Hàn


Q trình

Sinh

Trưởng

Hóa

Thu

Tàng

Mùa

Xn

Hạ

Trưởng hạ

Thu

Đông

Phương

Đông

Nam


Trung ương

Tây

Bắc

phát triển

* Trong cơ thể con người
Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Tạng

Can

Tâm

Tỳ

Phế


Thận

Phủ

Đởm

Tiểu trường

Vị

Đại trường

Bàng quang

Ngũ thể

Cân

Mạch

Cơ nhục

Bì mao

Xương tủy

Ngũ quan

Mắt


Lưỡi

Miệng

Mũi

Tai

Tình chí

Giận

Mừng

Lo

Buồn

Sợ

II. NHỮNG QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH
1. Ngũ hành tương sinh
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ, thúc đẩy tạo điều kiện cho nhau phát triển. Theo
quy luật hành đứng trước sinh ra, thúc đẩy hành đứng sau. Bất kì một hành nào cũng có
sự tương quan 2 mặt “cái sinh ra nó và cái nó sinh ra”. Mối quan hệ này còn gọi là mối
quan hệ “mẹ, con”.

22



Ví dụ: trong tự nhiên
mộc sinh hoả, hoả sinh thổ,
thổ sinh kim, kim sinh thuỷ,
thuỷ sinh mộc. Trong cơ thể
can sinh tâm, tâm sinh tỳ, tỳ
sinh phế, phế sinh thận, thận
sinh can.
2. Ngũ hành tương khắc
Tương khắc có nghĩa là giám sát, kiềm chế, điều tiết... để không phát triển q
mức. Bất kì hành nào cũng có “cái bị nó khắc và cái khắc nó”.
Ví dụ: Trong tự nhiên mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim,
kim khắc mộc. Trong cơ thể can khắc tỳ, tỳ khắc thận, thận khắc tâm, tâm khắc phế, phế
khắc can. Quan hệ tương khắc còn gọi là quan hệ thắng thua.
* Quan hệ chế hóa
Tương sinh và tương khắc là 2 mặt của 1 tác dụng, chỉ ra rằng sự vật trong q
trình vận động phát triển khơng cơ lập mà ảnh hưởng tới nhau, có liên quan chặt chẽ
giữa cái này và cái kia. Giữa các sự vật không chỉ có ni dưỡng thúc đẩy mà cịn có sự
hạn chế, chèn ép lẫn nhau. Khơng có sinh thì khơng có sự phát triển và trưởng thành.
Khơng có khắc thì khơng thể giữ được sự biến hóa và phát triển thăng bằng. Vì thế trong
sinh có khắc, trong khắc có sinh.
Ví dụ: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, mộc khắc thổ. Như vậy, thổ bị mộc hạn chế sẽ
khơng vì hỏa sinh mà trở nên thái quá. Mặc khác, thổ được hỏa sinh mới không bị sự
hạn chế của mộc mà suy kém.
Mỗi hành bị ràng buộc và quan hệ với 4 hành đứng cạnh. Quan hệ sinh khắc tạo
sự cân bằng điều hòa giữa 5 thể, cân đối trong sự tiêu trưởng.
3. Ngũ hành tương thừa
Hiện tượng khắc quá mạnh hoặc kiềm chế quá mức làm cho hành bị khắc khơng
hồn thành được chức năng của mình.
Ví dụ: Bình thường can mộc khắc tỳ thổ. Nếu can khắc tạng tỳ thái quá (quá mạnh)
sẽ gây ra chứng bệnh Vị quản thống (loét dạ dày hành tá tràng, tiêu chảy). Khi điều trị

cần phải bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao hoạt động của tỳ).
4. Ngũ hành tương vũ
23


Hành khắc quá yếu, không khắc được hành kia và bị hành kia phản khắc lại.
Ví dụ: Tỳ hư khơng khắc được thận thủy, gây ứ nước trong bệnh tiêu chảy kéo dài,
phù do suy dinh dưỡng. Khi điều trị cần kiện tỳ (nâng cao sức kiện vận của tỳ) và lợi
thủy (để hết phù).
III. ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO Y HỌC
1. Chẩn đoán bệnh
Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh bệnh, từ đó đề ra phương pháp điều trị
thích hợp. Sự phát sinh 1 chứng bệnh có thể xảy ra ở 5 vị trí (5 loại tà).
- Chính tà: Do bản thân tạng phủ có bệnh
- Hư tà: Do tạng trước nó gây bệnh (bệnh từ mẹ sang con)
- Thực tà: Do tạng sau nó gây bệnh (bệnh từ con sang mẹ)
- Vi tà: Bệnh từ tạng đi khắc truyền đến tạng bị khắc
- Tặc tà: Bệnh từ tạng bị khắc truyền đến tạng đi khắc
Ví dụ: Mất ngủ là bệnh của tâm. Ngun nhân có thể ở các vị trí sau:
- Chính tà: Do bệnh ở tâm: huyết dư không nuôi dưỡng được. Cần bổ huyết an thần
- Hư tà: Do can gây bệnh cho tâm: tăng huyết áp gây mất ngủ. Cần bình can, an thần, hạ
áp.
- Thực tà: Do tỳ bị bệnh: tỳ hư không nuôi dưỡng được Tâm. Cần kiện tỳ
- Vi tà: Do thận âm hư không khắc được tâm hỏa, gây mất ngủ. Cần bổ thận
- Tặc tà: Phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết. Cần bổ phế âm
* Dựa vào ngũ sắc
- Sắc vàng bệnh thuộc tỳ
- Sắc trắng bệnh thuộc phế
- Sắc xanh bệnh thuộc can
- Sắc đỏ thuộc bệnh tâm

- Sắc đen bệnh thuộc thận.
* Dựa vào ngũ chí
- Hay giận dữ bệnh thuộc tạng can.
- Vui mừng cười nói quá mức bệnh thuộc tạng âm.
- Hay sợ hãi bệnh thuộc tạng thận.
- Hay lo lắng, buồn phiền bệnh thuộc tạng phế.
- Hay ưu tư, lo nghĩ bệnh thuộc tạng tỳ.
24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×