Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

KLTN xác ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH hại lúa vụ XUÂN năm 2018 tại GIA lâm hà nội và ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH đạo ôn của một số CHẾ PHẨM KÍCH KHÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN BỆNH HẠI LÚA VỤ XUÂN
NĂM 2018 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI VÀ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG PHỊNG CHỐNG BỆNH ĐẠO ƠN CỦA
MỘT SỐ CHẾ PHẨM KÍCH KHÁNG
Người hướng dẫn

:

PGS.TS HÀ VIẾT CƯỜNG

Bộ mơn

:

BỆNH CÂY

Người thực hiện

:

NGUYỄN THỊ HIỀN

Lớp

:



K59BVTVA

Mã sinh viên

:

590024

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân em nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức bổ ích cho em trong thời gian học tập tại trường. Đó là những nền
tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá cho em bước vào sự nghiệp
sau này.
Tiếp theo em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Viết Cường,
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh cây nhiệt đới, Trưởng bộ mơn Bệnh cây,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đề xuất, khuyến khích và tạo mọi điều
kiện tốt nhất giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Bệnh
cây nhiệt đới đã tạo cho em cơ hội tiếp cận với phịng thí nghiệm và sử dụng các
cơ sở nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Bệnh cây đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và làm việc thực sự trong thời

gian thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn cùng nhóm khóa luận
đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ với em trong suốt qúa trình thực tập tại Trung tâm.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên em trong giai
đoạn khó khăn nhất và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt qúa trình học tập cũng
như làm thí nghiệm để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018.

Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSB

Chỉ số bệnh

OMA
P. oryzae
PDA
PSA
RFA

RPCA
RYEA

Oat Meal Agar

TLB

%

Pyriculaaria oryzae Cav.
Potato Dextrose Agar

Potato Saccarose Agar
Rice Flour Agar
Rice Potato Carrot Agar
Rice Yeast Extract Agar
Tỷ lệ bệnh
Phần trăm

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................iii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.


Đặt vấn đề...................................................................................................1

1.2

Mục đích và u cầu...................................................................................3

1.2.1. Mục đích.....................................................................................................3
1.2.2. u cầu.......................................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................5
2.1.

Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ơn hại lúa trên thế giới.............................5

2.1.1. Một số đặc điểm của nấm P. oryzae............................................................5
2.1.2. Triệu chứng bệnh........................................................................................6
2.1.3. Những thiệt hại do bệnh đạo ôn lúa gây ra.................................................8
2.1.4. Sinh thái bệnh đạo ôn..................................................................................8
2.1.5. Tính kháng bệnh của lúa...........................................................................12
2.1.6. Các biện pháp phịng trừ bệnh đạo ơn hại lúa P. oryzae...........................13
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................14

2.2.1. Tính phổ biến và tác hại của bệnh đạo ơn.................................................14
2.2.2. Những nghiên cứu về biện pháp phịng trừ bệnh đạo ôn..........................19
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................22
3.1.

Vật liệu nghiên cứu...................................................................................22


3.1.1. Nguồn nấm P. oryzae................................................................................22
3.1.2. Các giống lúa dùng trong nghiên cứu.......................................................22
3.1.3. Các hóa chất và các ngun vật liệu khác dùng trong phịng thí nghiệm
...................................................................................................................23
iii


3.1.4. Thuốc trừ nấm...........................................................................................23
3.1.5. Môi trường nhân tạo để nuôi cấy nấm......................................................23
3.2.

Địa điểm nghiên cứu.................................................................................24

3.3.

Nội dung nghiên cứu.................................................................................25

3.3.1. Nghiên cứu ngoài đồng ruộng...................................................................25
3.3.2. Nghiên cứu trong nhà lưới........................................................................25
3.3.3. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm.........................................................25
3.4.

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................25

3.4.1. Phương pháp điều tra bệnh trên đồng ruộng.............................................25
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong nhà lưới...................................................26
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng......................................................32
3.5.


Xử lý số liệu..............................................................................................37

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................38
4.1.

Điều tra bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân 2018 tại Gia Lâm - Hà Nội............38

4.1.1. Kết quả điều tra thành phần bệnh hại lúa..................................................38
4.1.2. Kết quả điều tra bệnh đạo ôn tại xã Đặng Xá năm 2018...........................40
4.1.3. Kết quả điều tra bệnh đạo ôn tại xã Đa Tốn vụ xuân năm 2018...............41
4.2.

Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của nấm P. oryzae...................42

4.2.1. Tốc độ sinh trưởng, hình thái và sinh bào tử của các nguồn nấm
P. oryzae trên môi trường PDA.................................................................42
4.2.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển và khả năng
sinh bào tử của nấm P. oryzae...................................................................45
4.2.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của nấm P. oryzae.................49
4.2.4. Ảnh hưởng của cơ chất đến sự phát triển và khả năng sinh bào tử của
nấm P. oryzae............................................................................................50
4.2.5. Đánh giá khả năng ức chế nấm P. oryzae gây bệnh đạo ôn của vi
khuẩn đối kháng........................................................................................51

iv


4.3.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chất kích kháng đến sinh trưởng cây

lúa và bệnh đạo ôn....................................................................................53

4.3.1. Ảnh hưởng của chất kích kháng Optiplant và Routine 250SC đến
sinh trưởng cây lúa và bệnh đạo ơn – thí nghiệm ơ nhỏ...........................54
4.3.2. Ảnh hưởng của chất kích kháng Optiplant bệnh đạo ơn – thí nghiệm
chậu vại.....................................................................................................61
4.3.3. Ảnh hưởng của thuốc kích kháng Routine 200SC ức chế bệnh đạo ôn
cổ bông trên một số giống lúa thuần – thí nghiệm chậu vại.....................64
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................66
5.1.

Kết luận.....................................................................................................66

5.2.

Đề nghị......................................................................................................67

PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................68
6.1. Tài liệu trong nước.......................................................................................68
6.2. Tài liệu nước ngoài.......................................................................................70

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả điều tra thành phần bệnh hại lúa giai đoạn đẻ nhánh tại
Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân năm 2018 (ngày 09/4)..........................38
Bảng 4.2. Kết quả điều tra thành phần bệnh hại lúa giai đoạn chín sữa tại
Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân năm 2018 (ngày 09/6)..........................38
Bảng 4.3. Diễn biến bệnh đạo ôn tại xã Đặng Xá vụ xuân 2018......................40

Bảng 4.4. Diễn biễn bệnh đạo ôn tại xã Đa Tốn vụ xuân 2018.........................41
Bảng 4.5. Tốc độ sinh trưởng và sinh bào tử của các nguồn nấm P.
oryzae trên môi trường PDA.............................................................42
Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái của các nguồn nấm P. oryzae trên mơi
trường PDA.......................................................................................45
Bảng 4.7. Tốc độ phát triển và sinh bào tử của nấm P. oryzae (nguồn
TB8) trên các môi trường khác nhau................................................46
Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái của nấm P. oryzae (nguồn TB8) trên các
môi trường khác nhau trong điều kiện phòng...................................48
Bảng 4.9. Tốc độ phát triển và sinh bào tử của nấm P. oryzae (nguồn
NĐ3) trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.................................49
Bảng 4.10. Sự phát triển của P. oryzae trên các môi trường cơ chất khác
nhau...................................................................................................51
Bảng 4.11. Hiệu lực đối kháng nấm P. oryzae (nguồn TB8) của vi khuẩn
N2 và HT1........................................................................................52
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của chế phẩm kích kháng Optiplant và Routine
200 EC đến các chỉ tiêu sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng
suất của giống BC15.........................................................................58
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chế phẩm kích kháng Optiplant và
Routine 200 SC đến tỷ lệ bệnh đạo ôn cổ bông giống BC15...........60
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của chế phẩm kích kháng Optiplant đến tỷ lệ bệnh
đạo ôn cổ bông giống BC15.............................................................63

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Triệu chứng bệnh đạo ơn do nấm Pyricularia oryzae Cav.................8
Hình 3.1. Điều tra đồng ruộng tại xã Đặng Xá.................................................24
Hình 4.1. Triệu chứng các bệnh hại lúa trên đồng ruộng tại Gia Lâm vụ

xuân 2018..........................................................................................40
Hình 4.2. Kết quả điều tra bệnh đạo ôn hại lúa tại xã Đặng Xá và Đa Tốn
..........................................................................................................41
Hình 4.3. Tốc độ phát triển các nguồn nấm P. oryzae trên mơi trường
PDA..................................................................................................44
Hình 4.4. Các nguồn nấm P. oryzae trên môi trường PDA sau 10 ngày...........44
Hình 4.5. Đường kính tản nấm P. oryzae (TB8) trên các mơi trường..............47
Hình 4.6. Tản nấm P. oryzae (TB8) trên các mơi trường khác nhau................48
Hình 4.7. Tản nấm P. oryzae trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.............50
Hình 4.8. Tản nấm P. oryzae trên các môi trường cơ chất khác nhau..............51
Hình 4.9. Hiệu lực đối kháng nấm P. oryzae của vi khuẩn N2 và HT1............52
Hình 4.10. Thí nghiệm ơ nhỏ đánh giá ảnh hưởng của Optiplant và
Routine 200 SC đến sinh trưởng và bệnh đạo ơn giống BC15.
..........................................................................................................56
Hình 4.11. Thí nghiệm chậu vại đánh giá khả năng ức chế bệnh đạo ơn
của chế phẩm kích kháng Optiplant và Routine 200 SC..................62

vii


viii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza satival L.) thuộc phân họ Oryzeae, họ Hòa thảo Poaceae,
là cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, một trong những cây ngũ cốc
chính cung cấp lương thực cho loài người, được gieo trồng ở tất cả các châu lục
nhưng tập trung chủ yếu ở Châu Á chiếm gần 90% diện tích và hơn 91% sản
lượng lúa gạo của thế giới. Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng

như tinh bột, protein, lipit, vitamin…Vì vậy, khoảng 40% dân số thế giới coi lúa
gạo là nguồn lương thực chính. Sản xuất lúa gạo trong những thập kỷ gần đây đã
tăng trưởng đáng kể.
Tuy tổng sản lượng lúa tăng nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các
nước đang phát triển (châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh) nên vấn đề lương thực vẫn
là yêu cầu cấp bách phải quan tâm nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên thế
giới. Gạo là cây trồng lương thực quan trọng nhất ở nhiều nước đang phát triển,
cung cấp lượng calo tiêu thụ cho hơn ba tỷ người ở châu Á và 1/3 lượng calo
tiêu thụ gần 1,5 tỷ người ở châu Phi và châu Mỹ Latin (FAO, 1995).
Nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và đã đạt được
những thành tựu to lớn về năng suất cũng như chất lượng lúa gạo, hiện nay năng
suất gạo trung bình ở Việt Nam là 5.2 tấn/ha. Trong sản xuất nông nghiệp, cây
lúa là cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội
của nước ta.
Trong những năm gần đây sản lượng lúa gạo liên tục gia tăng. Việt Nam
là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, đạt 5,789
triệu tấn trong năm 2017, đem về 2,6 tỉ đô la Mỹ. Tuy nhiên năng suất lúa ở
nước ta bấp bênh theo từng mùa vụ, theo từng năm do khí hậu thời tiết bất
thuận, do thiên tai, do dịch hại, đặc biệt là do các bệnh hại gây ra.
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, dưới ảnh hưởng của
khơng khí, nước, ánh sáng, côn trùng, bệnh cây,… tác động đến chất lượng mùa

1


vụ. Bệnh hại là một trong những yếu tố hạn chế đáng kể nhất ảnh hưởng đến sản
xuất lúa gạo, gây thiệt hại hàng năm ước tính 5% (Song and Goodman, 2001).
Hơn 70 bệnh hại có nguyên nhân từ nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng
đã được phát hiện trên lúa (Manandhar et al., 1998), trong đó bệnh đạo ơn lúa là
bệnh hạn chế nghiêm trọng nhất tới năng suất cao (Song and Goodman, 2001).

Có một số loại bệnh hại đã xuất hiện và gây hại trong đó có bệnh đạo ôn (bệnh
cháy lá lúa) là một trong những bệnh phổ biến, xuất hiện gây hại hầu hết các
nước trồng lúa trên thế giới.
Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại trên lúa nguy hiểm đã
được phát hiện và nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Theo ước tính của FAO thiệt
hại do bệnh đạo ôn gây ra hàng năm làm giảm năng suất lúa trung bình từ 0,7
đến 17,5%, những nơi bệnh nặng có thể làm giảm năng suất tới 80%. Mỗi
năm, bệnh đạo ôn làm thế giới mất một lượng lúa đủ để nuôi sống 60 triệu
người. Chúng đặc biệt gây hại mạnh ở các quốc gia nóng ẩm như Việt Nam,
Thái Lan và Philippines.
Bệnh đạo ơn là một trong những bệnh hại lúa nguy hiểm ở nước ta, bệnh
gây hại nghiêm trọng ở cả trên lá và cổ bông. Mức độ tác hại của bệnh thay đổi
liên quan đến nhiều yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, chế
độ canh tác, mùa vụ, phân bón, khí hậu thời tiết… Cây lúa khi bị bệnh đạo ôn lá
và cổ bông đều làm cho bộ lá bị lụi, khô cháy, trỗ kém, bông gẫy, hạt bị lép. Nếu
nhiễm bệnh ở thời kỳ trỗ - ngậm sữa trên cổ bơng làm cho tồn bộ bơng bị bạc
hoặc có nhiều hạt lép lửng, làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí
khơng cho thu hoạch (Lê Lương Tề, 1988).
Thành phố Hà Nội hiện nay có hơn 100.000 ha đất trồng lúa mỗi vụ với
cơ cấu giống lúa đa dạng, phong phú. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực
vật Hà Nội trong 11 năm cho thấy bệnh đạo ôn đều xuất hiện và gây hại ở các
mức độ nặng nhẹ khác nhau. Năm 2007 bệnh đã gây mất trắng 4,7 ha lúa trên

2


địa bàn thành phố. Các giống đang trồng phổ biến ở Hà Nội như các giống lúa
nếp, Q5, BC15, Bắc thơm số 7, Khang dân, C70, C71, Xi23, VN10,…
Diễn biến bệnh đạo ôn rất phức tạp cũng như thành phần giống lúa rất đa
dạng tại các vùng khiến công tác chỉ đạo và chủ động phòng chống bệnh còn

kém hiệu quả.
Để có cơ sở cho cơng tác phịng chống bệnh đạo ơn đạt kết quả tốt, ngồi
việc xác định các chủng sinh lý (race) của nấm Pyricularia oryzae Cav. (P.
oryzae) gây bệnh đạo ôn trên lúa, khảo sát hiệu lực phịng trừ bệnh bằng thuốc
hóa học hay sử dụng các chế phẩm kích kháng nhằm tăng khả năng phịng
chống bệnh đạo ơn cũng như kích thích lúa phát triển tốt hơn là việc hết sức
quan trọng.
Xuất phát từ các vấn đề từ thực tiễn sản xuất, được sự phân công của Bộ
môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Hà Viết Cường, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều
tra thành phần bệnh hại lúa vụ xuân năm 2018 tại Gia Lâm – Hà Nội và
đánh giá khả năng phịng chống bệnh đạo ơn của một số chế phẩm kích
kháng”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định được thành phần bệnh hại lúa vụ xuân 2018 tại Gia Lâm Hà Nội
và đánh giá được khả năng phòng chống bệnh đạo ơn của một số chế phẩm kích
kháng
1.2.2. u cầu
1. Xác định thành phần bệnh hại lúa tại Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân 2018
2. Xác định diễn biến bệnh đạo ôn hại lúa tại Gia Lâm – Hà Nội.
3. Phân lập và đánh giá đặc điểm hình thái và sinh học nấm đạo ôn, đặc
biệt là khả năng sinh bào tử trong điều kiện invitro.

3


4. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm kích kháng (Optiplant, Routine
200EC) đến sinh trưởng cây lúa và khả năng ức chế bệnh đạo ôn của 2 chế phẩm
trên trong điều kiện thí nghiệm ơ nhỏ và thí nghiệm chậu vại.


4


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Bệnh đạo ơn do nấm P. oryzae là một trong những bệnh hại quan trọng ở
các nước trồng lúa trên thế giới (Ou, 1985). Bệnh chính thức được phát hiện ở Ý
năm 1560, sau đó bệnh được quan sát thấy ở châu Á, ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ,…
Đến nay bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại phổ biến, gây thiệt hại
lớn trên lúa. Đây là loại bệnh phổ biến, phạm vi phân bố rộng, gây hại ở trên 70
nước trồng lúa bao gồm Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ,… bệnh đã được nghiên
cứu nhiều ở trong và ngồi nước:
2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ôn hại lúa trên thế giới
2.1.1. Một số đặc điểm của nấm P. oryzae
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của nấm bệnh đạo ôn là tồn tại
rất nhiều chủng khác nhau, trên thế giới đã phát hiện có 256 chủng
(Veeraraghavan, 1975).
Nấm P. oryzae có thể tấn công gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng
của cây lúa. Cơ quan sinh trưởng của nấm P. oryzae là sợi nấm không màu đa
bào, phân nhiều nhánh, sống ký sinh trong mô thực vật. Nấm có thể hình thành
“bào tử hậu”, trong điều kiện thơng thường rất hiếm. cành bào tử phân sinh và
bào tử phân sinh là cơ quan sinh sản được hình thành trong q trình sinh sản vơ
tính. Cành bào tử phân sinh sinh ra bào tử vơ tính tạo thành lớp mốc mịn màu
xám trên bề mặt vết bệnh ở lá, ở cổ bông và đốt thân. Cành bào tử phân sinh
hình trụ thon dài, cong có thể đa bào, phần lớn đơn bào, khơng nhánh, phía đỉnh
cành là bào tử phân sinh. Cành bào tử mọc ra đơn lẻ hoặc thành cụm nhỏ chui
qua lỗ khí trên lá, lộ thiên ngoài, dễ dàng phát tán đi xa (Lưu Vân Huỳnh, 2002).
Bào tử phân sinh hình nụ sen hoặc hình quả lê, dưới phình to, phía trên
hơi nhọn, thường có từ 2-3 vách ngăn ngang, không màu. Bào tử nấm P. oryzae
có thể tồn tại trên bề mặt của hạt, sợi nấm ở dạng tiềm sinh có thể tồn tại tại tiềm

sinh ở các mô của phôi, nội nhũ, các lớp vỏ trấu và mày hạt. Nấm tồn tại trên hạt

5


cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hạt biến màu và là giảm sức sống
của hạt (Sakamoto M., 1940).
Những nghiên cứu của Manandha et al. (1998) chỉ ra rằng hạt của những
giống lúa bị nhiễm bệnh ngoài đồng được thu thập từ ba địa điểm thuộc Nepal
có tỷ lệ truyền bệnh qua hạt là rất thấp. Khi gieo hạt trong điều kiện nhiệt độ
thấp 15-20°C cây mạ sẽ không biểu hiện trệu chứng, nhưng nếu gieo hạt trong
điều kiện cao hơn 25-30°C cho thấy biểu hiện triệu chứng và tác giả đã phân lập
được nấm bệnh từ cây mạ bị bệnh.
Nguồn bệnh của nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm
rạ, hạt bị bệnh, ngồi ra nấm cịn tồn tại trên một số cây cỏ dại khác. Ở điều kiện
khô ráo trong phịng bào tử có thể sống được hơn một năm và sợi nấm sống
được gần ba năm, nhưng trong điều kiện ẩm ướt chúng khơng sống sót được
sang vụ sau (Kuribaya Shi, 1952).
2.1.2. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng bệnh đạo ôn được chia làm ba dạng là đạo ôn lá, đạo ôn đốt
thân và đạo ôn cổ bông (Peresipkin V.Ph, 1974). Bomna J. M, Vergel de Dios,
T.I, Khin. M.M. (1986) và Torres C.Q. (1986) dựa vào tính chất và vị trí bộ phận
bị nhiễm chia bệnh làm 4 dạng, gồm: đạo ôn lá, đạo ôn cổ lá, đạo ôn đốt thân và
đạo ôn cổ bông.
2.1.2.1. Đạo ôn lá
Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu hơi vàng như mũi kim, sau
phát triển thành dạng hình thoi điển hình, trung tâm vết bệnh màu xám tro, xung
quanh viền nâu và quầng vàng. Trong điều kiện ẩm ướt, dinh dưỡng đạm nhiều,
ở các giống nhiễm xuất hiện vết bệnh cấp tính hình trịn hay hình bầu dục, nâu
xanh tái, dạng thấm nước, sau chuyển thành dạng mãn tính điển hình. Khi nhiễm

nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm lá khô lụi (Ou, S. H. 1985).

6


2.1.2.2. Đạo ơn cổ lá
Vết bệnh hình khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Từ cổ lá,
bệnh lan ra bẹ lá và phiến lá làm lá lúa khô lụi gãy gục.
2.1.2.3. Đạo ôn đốt thân
Lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một vành tròn bao
quanh đốt thân làm cho thân lõm tóp lại, màu đen. Khi trời mưa ẩm đốt thân
mềm nhũn dễ bị gãy gập, đặc biệt khi gặp mưa giơng, gió (Vũ Triệu Mân, Lê
Lương Tề, 2001).
2.1.2.4. Đạo ơn cổ bông, gié lúa
Trên cổ bông, gié lúa vết bệnh lúc đầu là đốm nhỏ, sau lan ra theo chiều
dài làm cả đoạn cổ bơng có màu nâu xám, khơ tóp. Nếu nhiễm bệnh sớm (ngay
sau trỗ) làm cho tồn bộ bông bị lép trắng; nhiễm bệnh muộn (thời kỳ làm hạt –
chín) gây ra hiện tượng bơng lúa nhỏ, nhiều hạt lép lửng, dễ gãy, gié lúa dễ rụng
dẫn đến làm giảm năng suất lúa (Ngơ Chí Thành và cs., 2003).
2.1.2.5. Đạo ôn hạt
Vết bệnh gây hại trên hạt khơng đồng nhất về hình dạng mà có dạng đốm
trịn hoặc khơng định hình, có màu nâu đen hoặc xám. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và
có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị nhiễm bệnh là nguồn bệnh lan truyền từ vụ
này sang vụ khác (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2001).

Đạo ôn lá

Đạo ôn cổ lá

7



Đạo ơn cổ bơng
Đạo ơn hạt
Hình 2.1. Triệu chứng bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cav.
2.1.3. Những thiệt hại do bệnh đạo ôn lúa gây ra
Theo Padmandhan (1965), khi lúa bị đạo ơn cổ bơng 1% thì năng suất có
thể giảm từ 0,7-17,4% tùy thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác.
Ở Ấn Độ, Mc Rae (1922) lần đầu tiên báo cáo về bệnh đạo ôn và đưa ra
ước tính tổn thất năng suất trên 50%. Ramappa et al. (2002) cho rằng năng suất
hạt giảm tới 76% khi cây nhiễm bệnh ngay sau trỗ. Rangaswamy và
Subramanian (1957) báo cáo năng suất mất 70% ở Tamil Nadu.
Tại Nhật Bản từ năm 1953 đến năm 1960, thiệt hại hàng năm trung bình
2,89% tổng sản lượng gạo hàng năm, mặc dù đã có nỗ lực sử dụng thuốc hóa
học phịng trị bệnh.
Ở Philippin năm 1962 và 1963 năng suất lúa bị giảm do bệnh đạo ơn gây
ra ước tính là 90% ở một số nơi, từ 50-60% ở tỉnh Bicol va tỉnh Leyte (Leach C.
M.,1980). Ở Nam Triều Tiên năm 1989 cũng có báo cáo thiệt hại về sản lượng
lúa do bệnh đạo ôn gây ra là 4,2% năm 1978 và 3,9% năm 1980 (Leach C.
M.,1980).
2.1.4. Sinh thái bệnh đạo ôn
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố dinh dưỡng, yếu tố thời tiết khí
hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió, mưa,…) có ảnh hương trực tiếp rất lớn tới

8


sự sinh trưởng phát triển, quá trình hình thành bào tử, xâm nhiễm và lan truyền
của nấm P. oryzae. Vì vậy sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ôn trên đồng
ruộng cũng phụ thuộc rất chặt chẽ vào các yếu tố trên.

2.1.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ cao giúp cho nấm bệnh gia tăng khả năng sản sinh bào tử (Kangle
Zheng et al, 1995). Bào tử có thể nảy mầm mạnh nhất khi nhiệt độ khơng khí từ
26-28°C (El Refaei M.I., 1977). Quá trình xâm nhiễm của nấm nhanh hay chậm
chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện nhiệt độ: ở 32°C quá trình xâm nhiễm thực hiện
trong 10 giờ, ở 28°C là 8 giờ và 24°C hoàn tất trong 6 giờ (Hashioka Y., 1965).
2.1.4.2. Ẩm độ khơng khí và độ ẩm đất
Ẩm độ tương đối khơng khí cao hơn 85% và sương mù tạo điều kiện
thuận lợi cho bệnh phát triển (Bonman, J.M. et al, 1986). Ẩm độ khơng khí là
yếu tố quyết định cho sự phát triển của bệnh (Ou, S. H. 1985).
Cây lúa có biểu hiện triệu chứng tối đa sau 5 ngày khị bị lây nhiễm bởi
nấm P. oryzae với điều kiện duy trì trạng thái ướt lá 20 giờ liên tục (Anderson A.
L., et al, 1947).
Ngoài ẩm độ khơng khí, ẩm độ đất cũng có ảnh hưởng lớn đến tính mẫn
cảm của cây lúa với bệnh đạo ôn. Cây lúa thể hiện phản ứng mẫn cảm với bệnh
đạo ôn khi được gieo trồng trên nền đất khô, chống chịu bệnh đạo ơn trung bình
trên nền đất ẩm và chống chịu bệnh đạo ôn tốt trong điều kiện ẩm ướt (Hemmi
T.,T.Abe, 1932).
2.1.4.3. Ánh sáng mặt trời
Ánh sáng cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nấm nhưng lại có tác
dụng thúc đẩy vết bệnh lan rộng. Cường độ ánh sáng lớn thúc đẩy vết bệnh lớn
nhanh hơn so với ánh sáng tán xạ.
Sự xâm nhiễm của nấm bệnh sẽ dễ dàng hơn trong điều kiện khơng có ánh
sáng (A be T., 1931). Trên cây lúa sẽ cho vết bệnh điển hình nếu như trước khi
lây nhiễm cây lúa được đặt trong bóng tối (Nuque F., et al, 1979).

9


Gió cũng là yếu tố làm tăng sự nhiễm bệnh của cây lúa. Kikawa (1990)

cho rằng gió làm tăng tính nhiễm bệnh của cây lúa với bệnh đạo ôn và
Sakamoto, 1940 đã có thí nghiệm cụ thể chứng minh (Padmanabhan S. Y.,
1965).
2.1.4.4. Các yếu tố dinh dưỡng
* Ảnh hưởng đối với nấm P. oryzae
Nguồn dinh dưỡng Carbon dùng trong nuôi cấy nấm có thể sử dụng nhiều
loại đường khác nhau như Maltose, Saccarose, Glucose, Insulin, Manniton.
Ngồi ra cịn có thể dùng các acid hữu cơ như acid Succinic (Ono K., 1953).
Những môi trường giàu dinh dưỡng đạm từ nguồn Beptone và dịch chiết
của nấm men cũng làm tăng khả năng sản sinh bào tử. Môi trường bột thạch
agar (OMA) cũng được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy nấm bệnh để sản xuất
bào tử cho lây nhiễm (Otani Y., 1953).
*Ảnh hưởng đối với bệnh đạo ơn
Phân bón có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát sinh phát triển
của bệnh đạo ơn, trong đó phân đạm có ảnh hưởng lớn, rõ rệt nhất đối với bệnh
đạo ôn.
Phân đạm có ảnh hưởng làm tăng số vết bệnh, diện tích vết bệnh và chỉ số
bệnh (Pangga I. B., 1995) (OUS. H., 1985). Hàm lượng đạm hịa tan trong cây
cao có tương quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với chỉ số bệnh đạo ôn (Otani, 1952a)
(Nuque F. et al., 1979). Trên bề mặt lá lúa ở thí nghiệm có chế độ bón phân đạm
cao có khả năng kích thích mạnh cho sự nảy mầm của các bào tử nấm, kích
thích sự hình thành vịi xâm nhập vào lá lúa (Kawamura and Ôn, 1948; Kozaka,
1965) (Koshimizu Y., 1983).
Lân ảnh hưởng đến bệnh khơng rõ rệt, khi bón nhiều đạm thì khi bón tăng
lân lên sẽ làm bệnh tăng thêm vì lân giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp
protein.

10



Với kali, nếu bón kali trên nền đạm cao thì sẽ làm tăng bệnh đạo ơn so với
bón kali trên nền đạm thấp. Còn theo Sakomoto và Yosshi, (1958) (Vũ Triệu
Mân, Lê Lương Tề, 2001) thì khả năng chống bệnh đạo ôn của cây lúa tăng khi
tỷ lệ SiO2/N tăng.
2.1.4.5. Khả năng sinh bào tử của nấm đạo ôn trong điều kiện phịng thí nghiệm
Khả năng sinh bào tử của nấm đạo ơn là q trình sinh lý phức tạp. Ito &
Yamaguchi (1979) cho rằng sự sinh bào tử nấm đạo ơn là q trình phụ thuộc cơ
chất và bức xạ cận tím và thay đổi theo isolate. Mơi trường PDA kém kích thích
sinh bào tử. Các tác giả chứng minh trong lá lúa có hợp chất đặc biệt cảm ứng sự
sinh bào tử của nấm. Chất này có thể chịu được chiết bằng dung môi, chịu được
nhiệt độ cao (hấp khử trùng). Ủ lá lúa hấp khử trùng trong tối hoặc dưới bức xạ
cận tím ở 25 oC sau 10 ngày có thể tạo lượng bào tử lần lượt là 7 và 7x10 5 bào
tử/cm2
Hosseyni-Moghaddam & Soltani (2017) đã đánh giá một loạt các điều
kiện khác nhau (môi trường, chế độ chiếu sáng và tuổi nuôi cấy) đến sinh bào tử
nấm và chứng tỏ rằng các môi trường, đặc biệt là môi trường PCA chứa dịch
chiết lá lúa (RCPA) được ủ ở chế độ 16 giờ sáng/8 giờ tối (ánh sáng huỳnh
quang) là tốt nhất cho sinh bào tử nấm. Tuy nhiên nấm chỉ sinh bào tử sau 10
ngày trở ra và càng để lâu (20, 30 ngày), bào tử hình thành càng nhiều. Các mơi
trường như PDA cho phép nấm sinh trưởng tốt nhất nhưng không sinh bào tử bất
kể chế độ chiếu sáng.
Trái lại, Lodhi et al. (2013) lại cho thấy PDA là mơi trường thích hợp nhất
để sinh bào tử (không so sánh với các môi trường chứa vật liệu từ lúa). Các tác
giả cũng khảng định chế độ ánh sang luân phiên sẽ kích thích sinh bào tử tốt
hơn. Đáng chú ý, các tác giả cho thấy ủ đĩa nấm ở nhiệt độ cao 30 – 35 oC (tối
ưu 35 oC) sẽ tạo nhiều bào tử hơn.
Đáng chú ý, Vanaraj et al. (2013) đã lây nhiễm nấm đạo ôn cấy trên môi
trường PDA lên các mảnh thân lúa, ngô, cỏ ống (Panicum repens) và chứng tỏ

11



rằng nấm có thể sinh bào tử trên mảnh thân ngô và lúa chỉ sau 5 ngày ủ. Số lượng
bào tử hình trên mảnh thân ngơ cao gấp 5 lần so với lúa sau khi ủ 15 ngày.
2.1.5. Tính kháng bệnh của lúa
Tính kháng đạo ơn là khả năng cây lúa không bị bệnh hoặc bị nhẹ khi tiếp
xúc trực tiếp với nấm trong điều kiện có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để nấm gây
bệnh. Khi tiếp xúc với nấm P. oryzae trong điều kiện ngoại cảnh phù hợp có
giống lúa bị nhiễm nặng, có giống khơng hoặc bị nhẹ. Để đánh giá mức độ
kháng nhiễm người ta chia thành những giống kháng, giống nhiễm hoặc bị bệnh
trung bình (Van der Pland, J. E. 1968).
Van der Plank, J. E, (1982) dùng thuật ngữ “tính kháng ngang và tính
kháng dọc”. Người Nhật dùng “tính kháng đồng ruộng và kháng thật”, Ou S. H,
(1985) gọi “kháng bền”,… Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với tính kháng ngang
là kháng đa gen, kháng bền vững, kháng đồng ruộng,… và tính kháng dọc là
kháng đơn gen, kháng thật, kháng chuyên biệt,…
Khả năng kháng bệnh được đánh giá nhờ xác định tỷ lệ bệnh, cấp bệnh,
chỉ số bệnh để đánh giá tính kháng ngang, các chỉ tiêu như thời gian tiềm dục, số
lượng vết bệnh trên đơn vị diện tích, kích thước vết bệnh, số lượng bào tử ở mỗi
vết bệnh, tốc độ phát triển bệnh cũng được sử dụng. Số lượng vết bệnh trên đơn
vị diện tích lá là chỉ tiêu quan trọng nhất, thứ đến là kích thước vết bệnh. Kích
thước vết bệnh tương quan chặt với chỉ tiêu số lượng vết bệnh (Torres, C. Q).
Bệnh đạo ơn thuộc nhóm bệnh hại cây non, mô non, Bonman J. M. và CS.
(1989)

cho biết lúa mẫn cảm nhất ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Lá trên

cùng kể từ lá nõn bị nặng hơn cả. Đối với cổ bông, Ou, S. H (1979) cho rằng lúa
dễ bị nhiễm nhất khi mới trỗ bông. Theo Torres C. Q (1986) thì Hashiok (1956)
giải thích cơ chế tính kháng đạo ơn theo tuổi cây: khi cây về già, lớp biểu bì lá

dày hơn, tế bào mơ phát triển nhiều, hàm lượng silic tăng, hàm lượng nito giảm
nên tính kháng tăng.

12


Cơ chế của tính kháng bệnh: Theo Otani (1952) và Tokunaga (1966) tỷ số
giữa đạm hòa tan và đạm tổng số tương quan chặt với tính mẫn cảm, cịn hydrat
carbon thì ngược lại. Các mơ cây bị mất nước hoặc giảm sức trương cũng làm
giảm tính kháng. Tinh bột tích lũy càng nhiều, càng làm tăng tính kháng. Giải
thích điều này có thể do nấm đạo ơn phân hủy tinh bột yếu (Ou, S. H. 1985).
Các giống kháng cũng nhạy cảm với tác động ức chế của Piricularin tạo nhiều
phenol như Octhodihydroxyphenol làm vết bệnh có màu nâu. Các giống kháng
cũng có phản ứng “siêu nhạy” cơ lập và làm mất khả năng lan truyền của nấm
(Ou, S. H. 1985).
Di truyền tính kháng đạo ơn của lúa: Ở Nhật Bản, từ năm 1917 đã công
bố những nghiên cứu di truyền tính kháng đạo ơn. Theo Ezuka, A (1979), trước
những năm 1960 những nghiên cứu cho thấy hình như gen điều khiển tính kháng
biến động từ 1 đến 3 đơi và phần lớn là gen trội và độc lập. Kiyosawa S. (1981)
xác định được 13 gen lớn trội là Pi-a, Pi-i, Pi-k, Pi-k h, Pi-kp, Pi-ka, Pi-m, Pi-t, Pita, Pita2, Pi-z, Pi-zt.
2.1.6. Các biện pháp phịng trừ bệnh đạo ơn hại lúa P. oryzae
Các biện pháp phịng trừ bệnh đạo ơn đã được các nhà khoa học nghiên
cứu và áp dụng ở nhiều nước gồm việc sử dụng các giống chống bệnh, dự tính
dự báo về thời gian phát sinh và mức độ bệnh cũng như quy mô phát triển của
bệnh, biện pháp canh tác và biện pháp hóa học hợp lý.
* Dùng giống kháng và chọn tạo giống kháng
Sử dụng các giống lúa chống bệnh đạo ôn là một biện pháp quan trọng
đầu tiên trong hệ thống các biện pháp phịng trừ tổng hợp. Tính chống chịu bệnh
đạo ơn do hệ thống các gen kháng quyết định. Giống kháng dọc có một gen
kháng tương ứng với một gen độc của nịi nấm đạo ơn nhất định nào đó thể hiện

bằng các “phản ứng siêu nhạy”, chẳng hạn gen Pi-a có ở các giống Paltal (Triều
Tiên), asen (Trung Quốc).

13


Ở các giống kháng đa gen thường có thể chống bệnh rộng với nhiều
chủng sinh lý nấm gây bệnh đạo ôn P. oryzae, để đánh giá chính xác các nhà
nghiên cứu đã đề ra những phương pháp đánh giá ngoài đồng ruộng và đánh giá
dựa vào sự lây bệnh nhân tạo được bố trí bằng các thí nghiệm khác nhau và quy
trình nghiên cứu phải được tiến hành trong một thời gian dài thì mới có thể đưa
ra kết quả.
Lịch sử chọn tạo và sử dụng giống chống bệnh đạo ôn bắt đầu từ năm
1904 khi Nhật Bản dùng phương pháp chọn lọc dòng thuần đầu tiên đã chọn ra
giống Kameli và aikoku chống đạo ôn (Lưu Vân Quỳnh, 2002). Đến năm 1910
bắt đầu thực hiện chọn tạo giống chống bệnh đạo ơn bằng phương pháp lai hữu
tính. Giống có năng suất cao chống chịu bệnh đạo ôn được sử dụng ở Nhật Bản
như giống Norin6 chống đạo ôn cổ bông, Norin8 chống đạo ôn lá và Norin22
chống cả đạo ôn lá và cổ bông. Ở Ấn Độ sử dụng giống Futaba và Co25 (Lưu
Vân Quỳnh, 2002).
* Dự tính dự báo chính xác kịp thời
Đã có nhiều phương pháp nghiên cứu dự tính dự báo bệnh đạo ơn. Kim và
cs., 1975 (Kawamura E., K. Ono, 1948) đã xây dựng một phương trính tương
quan giữa số vết bệnh trên lá với số bào tử nấm bắt được trên bẫy và thời gian lá
lúa bị ướt để dự báo số lượng vết bệnh có thể xuất hiện gây hại trên cây lúa.
Koshimizu (1983;1988) đã đưa ra một mơ hình dự báo bệnh đạo ơn có tên
là Blastam sử dụng các yếu tố khí hậu, thời tiết và có thể chỉ ra khi nào thì nó là
điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh phát triển.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Tính phổ biến và tác hại của bệnh đạo ôn

Đạo ôn là một trong những bệnh gây tác hại lớn nhất đối với sinh trưởng
và năng suất lúa. Các yếu tố giống lúa, thời kỳ sinh trưởng, chế độ canh tác, mùa
vụ,… ảnh hưởng rất lớn tới mức độ phát sinh và gây hại của bệnh. Trong điều
kiện thâm canh ngày một cao thì yêu cầu cấp bách là nghiên cứu nhằm tìm ra

14


giải pháp giảm thiểu tác hại của bệnh đạo ôn giữ năng suất lúa ngày càng tăng
và ổn định.
Ở Việt Nam bệnh đạo ôn đã được biết đên từ lâu với tên gọi là bệnh “tiêm
lụi”, bệnh “cháy lá lúa”. Năm 1921, Fivincens đã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở
các tỉnh phía Nam. Sau đó đến năm 1951, Roger cũng đã thấy bệnh xuất hiện ở
các tỉnh phía Bắc. Thời kỳ đó bệnh ít phổ biến, gây hại nhẹ nên không được chú
ý nghiên cứu (Phạm Minh Hà, 2007).
Năm 1956, người ta phát hiện thấy ở một trong những khu vực trồng lúa
của nông trường Đồng Giao bệnh đạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa. Sau
đó bệnh cũng đã gây hại nghiêm trọng ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Thái Bình, Hà
Nội, Hải Phịng và nhiều khu vực khác. Có thể nói những năm 1956 đến 1962 là
thời kỳ bệnh đạo ôn phát sinh thành dịch ở miền Bắc nước ta. Tiếp theo đó từ
năm 1972, nhất là từ năm 1976 đến nay bệnh đạo ôn đã gây thành dịch hại ở
nhiều vùng trọng điểm thâm canh lúa thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng
sông Cửu Long, các tỉnh duyên hải miền Trung và cả Tây nguyên, một số vùng
trung du miền núi phía Bắc trên các giống lúa NN8, IR 1561-1-2; các giống lúa
nếp, v.v.
Nhìn chung tồn miền Bắc riêng vụ đơng xn năm 1979 đã có trên
15.000 ha lúa bị nhiễm đạo ơn, vụ đông xuân năm 1981 là trên 40.000 ha lúa bị
nhiễm đạo ơn, vụ chiêm xn năm 1985 có trên 160.000 ha lúa bị nhiễm đạo ơn.
Năm 1997 có trên 150.000 ha lúa bị nhiễm đạo ơn, trong đó có trên 10% diện
tích nhiễm nặng, trên 10.000 ha nhiễm đạo ơn ở mức trung bình. Cá biệt có nơi

đạo ơn cổ bông lên tới 60-70% (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 2001).
Theo Phạm Văn Dư (1997) ở Việt Nam trong những năm 1980, 1981,
1982 dịch bệnh đạo ôn gây hại nặng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cửu Long,
Đồng Tháp và An Giang trên một số giống như NN3A, NN7A, MTL32, MTL36
gây thiệt hại nặng về năng suất (khoảng 40%). Bệnh đạo ôn tái phát hàng năm
và gây hại trên diện rộng, đến năm 1995 các giống IR50404, OM269-65 và một

15


số giống khác bị nhiễm bệnh ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với
trên 200.000 ha, mức thiệt hại chung từ 10-15%.
Năm 2001 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá là 336.370 ha, chiếm khoảng
4,56% diện tích gieo cấy, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích bị
lụi là 62,4 ha. Trong vụ đơng xuân bệnh gây hại nặng cục bộ trên một số giống
lúa nhiễm như nếp, DT13, IR17494, IR38, IR3820, Q5 … ở một số tỉnh như
Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình và một vài tỉnh khác thuộc đồng
bằng Bắc Bộ. Bệnh đạo ôn lá ở các tỉnh miền trung khoảng 7.780 ha. Tại các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bệnh phát sinh trên diện rộng, diện tích nhiễm là
199.480 ha. Diện tích nhiễm đạo ơn cổ bơng khoảng 91.760 ha, trong đó diện
tích nhiễm nặng là 4.930 ha, diện tích bị giảm trên 70% năng suất khơng đáng
kể. Ở các tỉnh phía Bắc bệnh hại chủ yếu trên các giống Q5, DT10, Khâm Dục.
Ở các tỉnh khu 4 và miền Trung bệnh hại chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Đà Nẵng. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong vụ đơng xn có
46.000 ha nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông ( Cục bảo vệ thực vật, 2002).
Năm 2002 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá khoảng 208.399 ha, trong đó
diện tích nhiễm nặng là 3.915 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Bệnh gây hại
nặng hơn ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Ở các tỉnh phía Bắc bệnh phát
sinh cục bộ và gây hại chủ yếu trên lúa đông xuân ở các giống IRI17494, IR38,
IR1820, Q5,… Tại các tỉnh miền Nam diện tích nhiễm bệnh tồn vùng là

169.138 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.084 ha. Diện tích nhiễm đạo ơn
cổ bơng của cả nước là 42.684 ha, trong đó diện tích nghiễm nặng là 1.067 ha
(Cục bảo vệ thực vật, 2003).
Năm 2004, diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá là 225.870 ha trong đó diện
tích nhiễm nặng là 5.716 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể, diện tích nhiễm
đạo ôn cổ bông là 40.470 ha, diện tích nhiễm nặng là 1.866 ha (Cục bảo vệ
thực vật, 2005).

16


×