Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mị trong đêm đông cắt dây cởi trói cứu người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.37 KB, 10 trang )

Dẫn ý
Tài năng của một cây bút viết truyện cũng chủ yếu được thể hiện trong việc
xây dựng thế giới nhân vật của mình. Ấn tượng và hiệu quả nghệ thuật mà tác
phẩm truyện để lại cho người đọc cũng một phần quan trọng là ở nhân vật. –
GS Nguyễn Văn Long
Đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn là cảm xúc, số
phận, suy tư của nhà văn về nhân vật. Tơ Hồi cho rằng: “Nhân vật là nơi tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Đến với nhân vật Mị,
trước hết bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái xinh đẹp –
bông hoa ban ngát hương và thuần khiết của núi rừng Tây Bắc; Mị là niềm
say mê của biết bao chàng trai “có biết bao người ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị”. Thế nhưng món nợ tơi đày của người nghèo như sợi dây oan nghiệt đã
trói cột Mị vào nhà thống lí mà khơng có lời nguyền giải. Mị buộc phải làm
con dâu gạt nợ, làm vợ A Sử con trai thống lí. Cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra
như một chốn địa ngục trần gian chôn vùi đi mạch sống trong con người Mị.
Sống trong thân phận một con “súc nô”, Mị bị áp bức, bóc lột, đánh đạp hết
sức da man. Mị bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. Và một đêm tình mùa
xuân nữa lại đến, khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc và tiếng sáo gọi bạn tình đã
lay thức tâm hồn Mị làm sống dậy sức sống tiềm tàng mãnh liệt, nhưng rồi
cũng bị A Sử dập tắt một cách thật phũ phàng…
Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, thái độ và dáng vẻ bề ngoài của Mị dường
như lại quay về với con người cũ, nhẫn nhục và vô cảm. Tuy nhiên, sức sống
vẫn âm ỉ tiềm tàng đâu đó trong lịng Mị, đó là điều mà thậm chí chính Mị
cũng chưa tự nhận ra. Có lẽ cơ vẫn nghĩ lịng mình đã chết hẳn và không thể
ngờ sức sống mãnh liệt ấy sẽ trở về với cô trong một đêm đông lạnh lẽo ở
Hồng Ngài.
- Mùa đông trên vùng núi cao rất dài và buồn, khi trong nhà đã ngủ yên, Mị
tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu khơng có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo......
a) Vô cảm
Nghệ thuật đồng nghĩa với sáng tạo. Nghệ sĩ là kẻ làm công việc “khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao). Viết




văn là một quá trình khai phá những vỉa quặng của cuộc đời nhưng mỗi thứ
kim loại quý hiếm nhà văn tìm thấy lại lấp lánh một sắc màu riêng biệt. Có
phải đó là sắc màu của những hình tượng nhân vật điển hình được nhà văn
góp nhặt ở cuộc đời, nhào nặn trong tư tưởng và đưa vào tác phẩm dưới lớp
áo chủ quan độc đáo?
Sự vô cảm với nỗi đau của cả người khác và chính mình được thể hiện trong
những chi tiết miêu tả thái độ, tâm tư của Mị khi hàng đêm ra sưởi lửa, hơ tay
ở bếp lửa gần nơi A Phủ bị nhà thống lí bắt trói đứng ở cây cọc ngồi trời. Có
tới mấy đêm, Mị thờ ơ, khơng đối hồi đến cảnh một người con trai bị trói,
bị đói và rét đang chờ chết ngay bên cạnh mình. Mị cũng ý thức được sự vơ
cảm của mình khi thản nhiên thổi lửa, hơ tay bên cạnh một người sắp chết,
thậm chí cơ cịn nghĩ rằng: Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy thì cũng thế
thơi. Có thể nói đây là câu văn hay nhất diễn tả sự tê lạnh, chai sạn của Mị người đàn bà khốn khổ không cịn để ý đến xung quanh mình nữa. Đây là một
phản ứng tự nhiên bởi có lẽ có quá nhiều cảnh trói người đến chết ở trong nhà
thống lí, hoặc cũng có thể ở lâu trong cái khổ, quen khổ rồi Mị thấy cái khổ
của người khác cũng thế thôi.
Thật ra thì cơ khơng chỉ thờ ơ với nỗi khổ của A Phủ, bản thân mình bị A
Sử đẩy ngã xuống cửa bếp, cơ cịn dửng dưng khơng thấy bất bình, chẳng hề
sợ hãi, đêm sau, Mị vẫn ra ngồi sưởi như đêm trước.
b) Sự đồng cảm được đánh thức
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công việc của kẻ nâng giấc
cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn
đến chân tường, để bênh vực cho những người khơng có ai để bênh vực”.
Miêu tả cái chết, Tơ Hồi đã tự đặt mình trước một thử thách rất lớn. Phải
viết làm sao để khiến người đọc tin rằng, từ trạng thái vơ cảm kia, Mị có thể
thức tỉnh, cắt dây trói của A Phủ để tự cứu chính mình? Làm sao để có thể tìm
được “chìa khóa” mở lại cánh cửa của một cõi lòng cơ hồ đã chết? Có lẽ,
truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” “sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu

tả, nếu nó khơng phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó
khơng đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó” (Beelinxki). Với ý


nghĩa đó cùng “cốt lõi của lịng nhân đạo là lịng u thương. Bản chất của nó
là chữ tâm đối với con người”, Tơ Hồi đã chạm đến “sự vươn tới của nghệ
thuật”, tháo gỡ nút thắt cho câu chuyện bằng chi tiết giọt nước mắt của A Phủ.
Nhưng một cái gì đó chưa chết hẳn trong lịng Mị mới đột ngột thức dậy
trong một đêm khi ngẫu nhiên Mị quay sang và nhìn thấy dịng nước mắt lấp
lánh bì xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ. Một người con trai khỏe
mạnh, cường tráng bây giờ hốc hác thê thảm với hai hõm má đã xám đên khi
bị trói đứng chờ chết. Một người con trai ngang tàng mạnh mẽ bây giờ phải
lặng lẽ khóc, dịng nước mắt khơng thể kiềm chế vì q cay đắng, khơng thể
che giấu vì khơng thể lau đi được. Dịng nước mắt đàn ông lấp lánh trong ánh
lửa khiến nỗi thống khổ, sự đau đớn bất lực cùng cực của con người hiện lên
hiện hữu sống động.
Nói về sự thành công của một tác phẩm, đặc biệt là truyện ngắn, khơng thể
khơng nói đến tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật. Bởi chi tiết nghệ thuật
chính là những yếu tố nhỏ lẻ nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng của nhà văn. Chi tiết không chỉ là yếu tố cấu thành nên tác phẩm mà
còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời.
Nhà văn chỉ thực sự là “người thư ký trung thành của thời đại” (H. Balzac)
khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ
những chi tiết nhỏ. Và chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” cũng có sức sống
như thế. Đó là chi tiết tưởng chừng như khơng có gì đáng kể này lại là chi tiết
quyết định, xoay chuyển số phận của nhân vật Mị.
c) Thái độ căm hờn, phẫn uất trỗi dậy
Khi thấy dòng nước mắt xót đau chảy xuống hõm má đen sạm của A Phủ
đã lay thức tâm hồn Mị. Cảnh tượng ấy làm Mị nhớ lại đêm mùa xuân năm
trước. Nỗi đau đớn, tủi cực của A Phủ đêm nay, Mị cảm nhận bằng nỗi đau

của chính mình, sự đồng cảnh đã dẫn dắt cho trái tim vô cảm thờ ơ của Mị trở
về với những đồng cảm đầu tiên đúng là “Khi tình thương chạm vào trái tim
thì cho dù sỏi đá cũng thành châu lệ”. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá
băng của trái tim Mị, đập vỡ bức tường vơ hình cầm tù trái tim Mị; đã thức
dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh ngộ.


Khi lòng thương người trỗi dậy, là lúc trái tim Mị quặn đau khi “trơng
người lại ngẫm đến mình”. Mị chợt “nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị
cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng,
xuống cổ, không lau đi được”. Thương mình, thương A Phủ, lịng Mị sục sơi
niềm căm hờn phẫn uất với cha con thống lí Pá Tra: “Trời ơi, nó bắt trói
người ta đến chết, nó bắt mình đến chết, nó bắt trói đến chết người đàn bà
trước cũng ở cái nhà này cũng thơi”
Nhà văn khơng nói đến nỗi đau đớn về thể xác của A Phủ, khơng nói đến
nỗi tủi nhục của A Phủ nhưng tất cả điều đó lại hiện lên tất cả qua suy nghĩ
của Mị. Với bản thân mình, Mị có vẻ như đã cam chịu: ta là thân đàn bà, nó
đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ biết đợi ngày rũ xương ở đây, nhưng
trong lòng Mị lại phảng phất nghĩ về sự vơ lí trong cái chết của A Phủ: người
kia việc gì phải chết thế. Xúc cảm của trái tim nhân hậu vị tha tiếp tục đậm
nét hơn khi Mị nhận ra tình cảnh của A Phủ: chỉ đêm mai là người kia chết,
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết,...Những từ chết xuất hiện liên tiếp trong
tâm trí Mị cũng là một biểu hiện rõ nhất của niềm ham sống một lần nữa đã
trở lại với Mị, trở lại với sự kinh hoàng về cái chết, với nỗi phẫn uất về cái
chết của những con người hiền lành, lương thiện, những con người cùng cảnh
ngộ. Nghĩ đến điều ấy, trái tim Mị như thắt lại, cõi lịng nhói đau. “A Phủ”
tiếng gọi bng ra hay tiếng nấc nghẹn ngào xót xa.
Người đàn bà từng nếm trái đủ mọi cay đắng của chốn địa ngục trần gian
chợt nhận ra: tất cả cái chết đều xuất phát từ sự tàn bạo của cha con nhà thống
lí, Mị thấm thía một điều: Chúng nó thật độc ác

Như vậy có thể cịn mơ hồ nhưng có lẽ đây là những nhận thức đầu tiên của
Mị về nỗi thống khổ của người nghèo Tây Bắc về sự tàn nhẫn của kẻ cầm
quyền, về sự bất công, về cái ác và mâu thuẫn giai cấp.
Sau bao nhiêu năm tháng sống trong thờ ơ, vơ cảm thì có lẽ đây là lần đầu
tiên Mị cảm thấy bất bình thay cho người khác. Khi một kẻ đang trong tình
trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình gánh chịu
thì đúng là một cuộc lội ngược dịng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi
dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ không dừng lại ở đây.


d) Sự phát triển lí tính giúp Mị nhận thức rõ hơn về tình cảnh thê thảm và
bất bình thay cho A Phủ
Thạch Lam đã từng tâm niệm: “Thiên chức của nhà văn cũng như những
chức vụ cao quý và thiêng liêng khác là phải nâng đỡ những cái tốt đẹp để
trong đời có nhiều cơng bằng, u thương hơn”. Đặt nhân vật vào trong hồn
cảnh tối tăm, nhưng Tơ Hồi khơng nhấn chìm nhân vật mình dưới cái ác
nhân tù tội mà ơng đã nâng nhân vật của mình lên trên đơi cánh của tình
thương và làm sáng lên một cô Mị yêu đời khao khát tự do, hạnh phúc với
một sức sống tiềm tàng mãnh liệt thêm một lần nữa trỗi dậy. Chính những suy
xét ấy đưa Mị đến tưởng tượng: “như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ
chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó,
Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Nếu như ngày
trước Mị đã từng sợ chết thì bây giờ cái chết với Mị khơng cịn là điều đáng
sợ nữa. Điều gì đã làm cho Mị khơng sợ hãi? Phải chăng đó là lúc: Lòng
thương người trong Mị đã lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ hãi. Tình thương ấy khiến
cơ đi đến hành động cởi trói cho A Phủ: cơ rón rén bước lại gần A Phủ, “lấy
con dao chấu nhỏ, cắt từng nút dây mây” rồi cịn thì thào “ Đi ngay”.
Như vậy nguyên nhân khiến Mị cởi trói cho A Phủ khơng phải vì khơng sợ
liên lụy mà do sự thúc đẩy của cảm giác bất bình, phẫn uất, do sự thức tỉnh
của lòng nhân hậu, thương người, sự đồng cảm, là sự vùng dậy tự phát, đột

ngột mà quyết liệt trong sự bức bách khắc nghiệt của hoàn cảnh. Dẫu vậy khi
rút dao cắt dây trói cho A Phủ, Mị vẫn như đang làm theo sự mách bảo của
tiềm thức mơ hồ tồn tại trong một tấm lòng nhân hậu vẫn chưa hồn tồn bị
hủy hoại, vì thế nên khi gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt
hoảng, có lẽ lúc ấy lí trí của Mị mới chợt nhận ra tiềm thức đã xui khiến cô
làm một việc thật ghê gớm.
Cô gái yêu đời ham sống của bản Mường Tây Bắc thuở nào đã sống dậy, đã
trở về, Mị của ngày hôm nay vẫn vẹn nguyên sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Bước ngoặt trong tâm lí nó đột ngột bất ngờ khơng đốn trước nhưng phù hợp
với tính cách và tình cảm của nhân vật: một cô gái Mị hiếu thảo biết yêu


thương cũng sẽ là cô Mị giàu đức hi sinh, vị tha và sẵn sàng chết thay để cứu
sống một con người vơ tội.
e) Khát vọng sống hồi sinh
Nói về Mị, nhà văn Tơ Hồi tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh
mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý
giá.”
Giải thoát cho A Phủ, Mị cũng đồng thời thốt ra khỏi trạng thái vơ cảm,
lặng lẽ, trái tim nhân hậu hồi sinh thì đồng thời khát vọng sống cũng hồi sinh.
Mị đã khơng cịn vơ cảm với nỗi đau khổ của người khác thì cũng đến lúc
khơng thể tiếp tục vơ cảm với nỗi đau khổ của chính mình. Có lẽ sau giây
phút đứng lặng trong bóng tối nhìn A Phủ lao vụt đi, hình ảnh một con người
trên bờ vực của cái chết đang mạnh mẽ thoát ra khỏi chốn địa ngục trần gian,
tìm cho mình sự sống khiến Mị đột ngột hiểu điều mình cần phải làm lúc bấy
giờ, ngay lập tức đó là tự giải thốt đời mình khỏi sự thống trị đầy ải, trói
buộc tàn bạo của cường quyền và thần quyền trong suốt bao năm qua. Sau đó
tác giả đã miêu tả những hành động của Mị trong những câu văn ngắn cùng
những động từ mạnh mẽ gấp gáp: Mị cũng vụt chạy ra, Mị vẫn băng đi, Mị
đuổi kịp,...

Khơng cịn những dịng độc thoại nội tâm, dường như những hành động
của Mị nhanh hơn cả lý trí. Những hành động chịu sự chi phối của khát vọng
sống vốn luôn tồn tại đâu đó trong tiềm thức, khát vọng sống đã đột ngột thức
dậy mãnh liệt và bất ngờ trong lòng Mị. Người đàn bà lặng lẽ vô hồn vô cảm
hơn một lần muốn chết ấy nay khẩn thiết mong được sống, mong được theo A
Phủ bởi nỗi kinh hoàng trước cái chết: ở đây thì chết mất. Khát vọng sống
mãnh liệt đã thức tỉnh hoàn toàn như sự thức tỉnh của khát vọng tuổi trẻ, tình
yêu trong đêm tình mùa xuân và khơng cịn dừng lại ở ảo giác mà đã trở thành
những hành động quyết liệt, triệt để chống lại số phận chống lại sự độc ác của
cha con nhà Thống lí giành lại cho mình quyền được sống, quyền tự do.
Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ
q ít, cịn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất khơng sao kể xiết. Hai người


rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ
cũng chưa biết đến…
Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế,
những chi tiết chọn lọc, phát hiện tình huống truyện độc đáo, Tơ Hồi đã xây
dựng thành cơng hình tượng nhân vật Mị. Cuộc đời đau thương, tủi nhục của
người dân miền núi dưới ách thống trị. Tơ Hịa đã sắc sảo nhìn thấy việc tập
tục mê tín thần quyền với giai cấp thống trị đã tạo ra một thứ thuốc phiện tinh
thần trói chặt Mị, nô dịch tinh thần cô. Bên trong thể xác tơi tả của Mị là tâm
hồn cô đơn trống rỗng nếu cịn một mảnh nhỏ cũng bị nhàu nát. Tơ Hồi viết
văn mang tinh thần nhân đạo, cảm thương cho những người lao động nơi núi
rừng Tây Bắc, nói mang niềm ti vào sức sống mãnh liệt. “dù người ta có thế
nào đi chăng nữa thì cuộc sống vẫn ln tốt đẹp”.
 Lí luận đánh giá về tính hiện thực:
Với quan niệm: “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật.
Đã là sự thật thì khơng tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần
tượng trong lòng người đọc”, Tơ Hồi đã thực sự trở thành nhà văn

hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Sự thật’ trong văn
Tơ Hồi, khơng phải trần trụi theo nghĩa “phơi bày”, mà nhà văn đưa ra
những góc nhìn để người đi qua thời đó chưa thấy thì tỏ, những sự thật
mà người sinh sau chưa biết thì sẽ hiểu và rung cảm với thời đại. Như
nhà phê bình hà Đặng nhận định: “phơi bày” khơng có nghĩa là Tơ
Hồi phản bác lịch sử, ơng đưa ra góc nhìn mà người đi qua thời đó
chưa thấy, đưa ra những sự thật mà những người sinh sau thời đó khơng
biết”….
Nhận định văn học VCAP

 1. “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của
tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục
nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
 2. Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự
cho chữ Nơm. Anh Tơ Hồi, cùng với Nguyễn Cơng Hoan, Ngô Tất
Tố...làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước,
càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các
anh im lặng. (Nhà thơ Hữu Thỉnh)


 3. Tơ Hồi là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có
95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học.
Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác
phẩm đồ sộ. (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)
 4. Nói về Mị, nhà văn Tơ Hồi tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự
hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là
vơ cùng q giá.”
 5. Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân
thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị
giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ” ( Phan Anh Dũng)

 6. Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xi thời kì Cách
Mạng. (Hà Minh Đức)
 7. Bản chất của văn chương Tơ Hồi là phong cách, bút pháp đậm đà
bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với
đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con
người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam (Hà
Minh Đức)
 8. Hơn cả một nhà văn, Tơ Hồi đã, đang và sẽ luôn là người bạn
đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ
đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những
miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng thành.
(Phan Anh Dũng)
 9. Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà
văn Tơ Hồi, đưa ơng cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm
nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20. ( Trích
bài viết “Nhà văn Tơ Hồi nặng lịng với những trang văn về Tây Bắc”,
Báo mới)
 10. Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tơi nhiều,
khơng thể bao giờ qn… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm
lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tơi. (Tơ
Hồi)
Dàn ý
a. Mở bài
 Giới thiệu khái qt về tác giả Tơ Hồi và truyện ngắn Vợ chồng
A Phủ
 Dẫn dắt vào vấn đề: diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm
cởi trói cho A Phủ
b. Thân bài
 Khái qt chung:
 Hồn cảnh sáng tác

 Tóm tắt
- Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải
ở nhà thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bị mà bị trói đêm này sang đêm
khác, ngày này sang ngày kia


Những nội dung chính
- Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ:
Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian
đọa đày biến cố trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra
chung quanh khơng khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay.
Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử đánh
ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước. Song,
trong lịng, khơng phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm
mùa đơng trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp
lửa. Đối với Mị, nếu khơng có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.
- Thương người cùng cảnh ngộ: Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trơng sang A
Phủ và nhìn thấy một dịng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại.
Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị
cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng,
xuống cổ, khơng lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghỉ gần nghĩ xa: Cơ chừng
này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.
Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì cịn biết đợi ngày rũ
xương ở đây mà thơi… Người kia việc gì phải chết thế?
Tình thương lớn hơn cái chết: Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản
thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình
cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ nói thay vào đấy và lại
phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết.
Tình thương ấy khiến cơ đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.Từ cứu người
đến cứu mình:Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối.

Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện
diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
Vì ở đây thì chết mất. Đây khơng phải là hành động mang tính bản năng.
Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị
chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thốt cho A Phủ Phủ và giải thốt
cho cả bản thân mình!
Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi
người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Nhận
xét:Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được
cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đọa đày vả về thể xác lẫn tinh
thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có
một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo


như vậy.Tơ Hồi đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên,
hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ khơng
hiểu được hành động của nhân vật đó.
Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ bất ngờ nhưng lại
hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không
chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn
là vì sao có hành động ấy. Tơ Hồi đã rất thành cơng khi xây dựng một nhân
vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của
Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong
văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”
c. Kết bài
 Những cảm nhận, suy nghĩ đánh giá chung về vấn đề
 Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân




×