Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Xây dựng chương trình du lịch cho đoàn khách 30 người Pháp ở độ tuổi trung niên đi du lịch Hà nội – Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.53 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHÁCH SẠN – DU LỊCH
-----------o0o----------

QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CHO ĐỒN KHÁCH 30 NGƯỜI PHÁP
Ở ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN ĐI DU LỊCH HÀ NỘI – HẢI PHÒNG

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thu Huyền

Hà Nội – 2022

Mục lục


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận cho đề tài này, ngồi sự nỗ lực của tồn thể nhóm 3, chúng
em cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn – cô Đỗ Thị Thu Huyền,
bạn bè cùng những người thân cận.
Đầu tiên, chúng em xin bày tỏ sự biết ơn tới ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy
cơ trường Đại học Thương Mại đã giúp chúng em có những mục tiêu, định hướng đúng
đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức trong quá trình học tập.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn Đỗ Thị Thu Huyền đã
chỉ dạy và giúp đỡ nhóm 3 rất nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu về đề tài trên.
Cuối cùng, chúng em xin chúc cơ và tồn thể các bạn sinh viên luôn dồi dào sức
khỏe và thành công trong công việc.
Bài thảo luận sẽ khơng tránh khỏi những sai sót do sự hạn chế kiến thức cùng tài
liệu tham khảo. Vậy nên nhóm 3 rất mong sẽ nhận được sự đóng góp, những lời khun
từ cơ cùng các bạn trong lớp để bài luận được hồn thiện hơn.


Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch không chỉ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là
đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Du lịch là phương tiện quan
trọng để thực hiện chính sách mở cửa và là cầu nối với thế giới bên ngoài.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vị thế đã được
nâng cao trên trường quốc tế. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
dịch vụ chính thức đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Khi nhắc đến du lịch thì khơng thể nào không nghĩ tới các doanh nghiệp lữ hành.
Do nhu cầu về du lịch càng nhiều hơn so với trước nên các doanh nghiệp du lịch lữ hành
xuất hiện trên thị trường cũng ngày càng nhiều hơn. Thiết kế chương trình du lịch là một
khâu quan trọng đối với doanh nghiệp lữ hành – nó được xem như là một sản phẩm cốt
lõi của các doanh nghiệp du lịch. Để cạnh tranh thì chương trình du lịch sẽ được thiết kế
và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Trong những năm gần đây, khách du lịch nước ngoài du lịch tại Việt Nam ngày
càng nhiều, đặc biệt là sự tăng lên của khách du lịch Pháp do sự hợp tác du lịch song
phương của Việt Nam với Pháp. Ngồi ra, chưa có nhiều doanh nghiệp thực sự đầu tư cho
đối tượng khách hàng này, nắm bắt được nhu cầu và nghiên cứu thị trường du lịch Việt
Nam, nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “Xây dựng chương trình du lịch cho đồn
khách 30 người Pháp ở độ tuổi trung niên đi du lịch Hà Nội – Hải Phòng”.
Bài thảo luận được nghiên cứu trong giả thiết khơng có sự xuất hiện của đại dịch
Covid – 19. Doanh nghiệp Hanoitourist chỉ là sự tham khảo của nhóm, khơng thực sự
xây dựng chương trình du lịch này.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU
LỊCH

1.1 Các lý thuyết cơ bản về chương trình du lịch
1.1.1 Khái niệm về chương trình du lịch
Chương trình du lịch (tour) là sản phẩm đặc trưng và cơ bản nhất của doanh
nghiệp lữ hành. Đây cũng là sản phẩm gắn liền với lĩnh vực kinh doanh lữ hành - lĩnh
vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành. Hiện nay, có nhiều khái niệm khác
nhau về chương trình du lịch, điển hình như:
Chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch; thường bao gồm dịch vụ
vận chuyển, ăn, ở, tham quan ở một hoặc nhiều hơn một quốc gia, vùng lãnh thổ hay
thành phố. Khách du lịch cần phải đăng ký hoặc ký hợp đồng mua chương trình du lịch
trước với doanh nghiệp lữ hành và phải thanh toán đầy đủ trước khi các dịch vụ được
thực hiện. (David Wright,1990)
Chương trình du lịch là sản phẩm lữ hành đã được xác định trước mức giá bán,
bao gồm một số hay tất cả các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi
giải trí ở các mức độ chất lượng khác nhau. Khách có thể mua chương trình du lịch riêng
lẻ hoặc theo nhóm (Patricia J. Gagnon & Shelly M. Houser, 2005).
Các khái niệm nêu trên đều thống nhất ở điểm chương trình du lịch bao gồm tập
hợp các dịch vụ du lịch cơ bản và đã được xác định trước mức giá.
Ở Việt Nam, chương trình du lịch cũng đã được cụ thể hóa trong Luật Du lịch
(2017): “Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định
trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.
Khái niệm này khẳng định chương trình du lịch không chỉ bao gồm tập hợp các dịch vụ
du lịch, đã được xác định trước mức giá mà còn phải thể hiện rõ được lịch trình chuyến đi
với điểm xuất phát và điểm đến rõ ràng, đây cũng là khái niệm phù hợp với phạm vi
nghiên cứu của giáo trình.
1.1.2 Đặc điểm và vai trị của chương trình du lịch
a. Đặc điểm của chương trình du lịch


Chương trình du lịch là một loại hình sản phẩm dịch vụ nên mang đầy đủ các đặc
điểm của sản phẩm dịch vụ nói chung. Đó là:

Chương trình du lịch có tính vơ hình. Tính vơ hình của chương trình du lịch thể
hiện ở chỗ khơng có hình thù, kiểu dáng cụ thể; không thể sử dụng các giác quan để cảm
nhận. Khách du lịch chỉ có thể cảm nhận dịch vụ khi bỏ tiền mua và trực tiếp trải
nghiệm/tiêu dùng dịch vụ.
Chương trình du lịch có tính khơng tách rời. Tính khơng tách rời của chương trình
du lịch thể hiện ở chỗ quá trình sản xuất và tiêu dùng khơng có sự tách rời về khơng gian
và thời gian. Khách du lịch muốn tiêu dùng dịch vụ phải tiếp cận điểm đến, trải nghiệm
dịch vụ tại chính nơi sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vì vậy, chương trình du lịch khơng
thể sản xuất trước, chỉ khi có cầu của khách hàng, chương trình mới có thể được sản xuất
và tổ chức thực hiện.
Chương trình du lịch có tính khơng đồng nhất. Tính khơng đồng nhất của chương
trình du lịch là sự không đồng nhất về chất lượng dịch vụ. Nguyên nhân là do chất lượng
chương trình du lịch phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kỹ năng, thái độ, tâm lý phục vụ của
con người. Vì vậy, cùng một chương trình du lịch nhưng được cung cấp dịch vụ bởi các
nhân viên khác nhau, ở những thời điểm khác nhau cũng có thể mang lại chất lượng cảm
nhận khác biệt. Mặt khác, do chương trình du lịch khơng có hình thù, kiểu dáng, khơng
có tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường cụ thể nên việc đánh giá chất lượng chương trình du lịch
phụ vào cảm nhận chủ quan của khách hàng. Ngồi ra, tính khơng đồng nhất của chương
trình du lịch còn do sự khác biệt về độ dài tour, lịch trình chương trình du lịch, về sự kết
hợp các dịch vụ trong tour, về các điểm đến trung gian,...
Chương trình du lịch có tính khơng lưu kho. Tính khơng lưu kho của chương trình
du lịch thể hiện ở chỗ hơm nay khơng bán được thì ngày mai vĩnh viễn mất đi; không thể
lưu kho, dự trữ như các sản phẩm hàng hóa thơng thường khác.
Bên cạnh các đặc điểm chung của dịch vụ, chương trình du lịch cịn có một số đặc
trưng khác như sau:
Chương trình du lịch có tính tổng hợp. Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ
tổng hợp, bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau do nhiều nhà cung cấp khác nhau cung
ứng. Tính tổng hợp cịn được thể hiện ở chỗ chương trình du lịch cấu thành bởi nhiều yếu



tố: Hành trình, thời gian, điều kiện đi lại, ăn, ở và các loại hoạt động mà du khách tham
gia.
Chương trình du lịch có tính linh hoạt. Mặc dù chương trình du lịch được thiết kế
sẵn và đưa ra chào bán cho khách hàng, tuy nhiên các yếu tố cấu thành có thể thay đổi
theo thỏa thuận giữa khách hàng với doanh nghiệp lữ hành. Bên cạnh đó, chương trình có
tính kế hoạch nhưng vẫn có thể điều chỉnh linh hoạt về lịch trình, về dịch vụ trong tour,...
trên cơ sở thống nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp lữ hành trong một số trường hợp
nhất định.
Chương trình du lịch có tính đa dạng. Căn cứ vào cách thức thiết kế và tổ chức
chương trình du lịch; sự phối hợp các yếu tố cấu thành chương trình du lịch; phạm vi
khơng gian và thời gian tổ chức chương trình du lịch;... mà có thể tạo ra rất nhiều chương
trình du lịch khác nhau, đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng.
Chương trình du lịch có tính phụ thuộc. Tính phụ thuộc của chương trình du lịch
thể hiện ở khía cạnh chất lượng và giá bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành
phụ thuộc vào chất lượng và giá dịch vụ của nhà cung cấp. Chất lượng chương trình du
lịch sẽ bị ảnh hưởng nếu dịch vụ được cung ứng bởi các nhà cung cấp không uy tín,
khơng đảm bảo đúng cam kết về thời gian phục vụ, nhân viên phục vụ thiếu chuyên
nghiệp,... Giá bán chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành cũng bị ảnh hưởng khi
giá dịch vụ du lịch của nhà cung cấp có sự thay đổi.
Chương trình du lịch có tính dễ bị sao chép. Do việc kinh doanh chương trình du
lịch khơng địi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại; mặt khác dung lượng vốn
đầu tư ban đầu thấp; quá trình sản xuất gắn liền với tiêu dùng, cho nên chương trình du
lịch dễ dàng bị sao chép, bắt chước.
Chương trình du lịch có tính thời vụ cao. Chương trình du lịch thường có tính thời
vụ cao, thể hiện ở chỗ chúng ln có sự biến động vì tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ
thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố mơi trường vĩ mơ.
Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ và loại dịch vụ này ln ln có thời gian,
khơng gian sản xuất và tiêu dùng trùng nhau. Vì vậy, nó có sự tiếp xúc giữa người sản
xuất và người tiêu dùng. Chất lượng của chuyến đi du lịch chịu sự chi phối và tác động
của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và tiêu dùng. Bên

cạnh đó, chương trình du lịch cịn phụ thuộc vào đặc điểm tài nguyên du lịch, nhu cầu
khách hàng,... nên chúng càng biểu hiện tính thời vụ cao.


Chương trình du lịch có tính rủi ro. Khách du lịch thường có cảm nhận rủi ro khi
mua chương trình du lịch vì khơng thể thử dịch vụ trước nhưng vẫn phải chấp nhận mức
giá và thanh toán trước khi tiêu dùng. Các rủi ro của chương trình du lịch bao gồm: Rủi
ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi
ro về thời gian và rủi ro về xã hội. Đặc điểm này gây nên tính khó bán của chương trình
du lịch và khiến cho chương trình du lịch càng có tính rủi ro cao.
b. Tầm quan trọng của chương trình du lịch
Chương trình du lịch đóng vai trị quan trọng đối với các địa điểm du lịch và du
khách:
⮚ Đối với địa điểm du lịch
-

-

Tạo những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là lao động
trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch.
Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
Khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa -Tăng thu nhập cho ngân sách
nhà nước và địa phương.
⮚ Đối với du khách
Mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của các tour
du lịch địa phương và tour du lịch trọn gói.
Tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích, thắng cảnh…
Tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những người dân địa phương, mở rộng sự hiểu biết, tăng
cường tình đồn kết, thân ái giữa con người với con người.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật

và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh du lịch, các trang web về du
lịch cũng như hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến (e-tourism)… được ứng dụng ngày
càng sôi động đã và đang rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian giữa các vùng
miền trong một quốc gia với nhau, việc khám phá và tìm hiểu các giá trị đặc trưng, tiêu
biểu của một đất nước ngày càng trở nên dễ dàng và thuận lợi.
1.2 Nội dung quy trình xây dựng chương trình du lịch
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường, phòng Thị trường (trực tiếp là bộ phận
R&D) của doanh nghiệp lữ hành có thể triển khai xây dựng chương trình du lịch. Quy
trình xây dựng chương trình du lịch được thực hiện với hai nội dung: Phát triển chương


trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch và Xác định chi phí và tính giá bán
chương trình du lịch.
1.2.1 Phát triển chương trình du lịch và các yếu tố cấu thành
Quá trình phát triển chương trình và các yếu tố cấu thành chương trình du lịch
được thực hiện theo trình tự 9 bước như sau:
Bước 1: Lên ý tưởng chương trình du lịch
Để phát triển một chương trình du lịch, trước tiên doanh nghiệp lữ hành cần phải
có ý tưởng về chương trình du lịch. Tùy thuộc vào mỗi loại hình du lịch gắn với nhóm thị
trường khách mục tiêu nhất định, doanh nghiệp cần lên ý tưởng cụ thể cho chương trình
đó. Ý tưởng về một chương trình du lịch mới có thể được phịng Thị trường chủ động đề
xuất, cũng có thể là gợi ý từ phía nhà quản trị, gợi ý của doanh nghiệp lữ hành gửi khách,
gợi ý từ kết quả tổng hợp ý kiến điều tra khách du lịch sau khi kết thúc các chuyến đi
hoặc xuất phát từ khuyến cáo của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Bước 2. Lựa chọn sơ bộ
Từ các ý tưởng chương trình du lịch khác nhau, phịng Thị trường cần nghiên cứu,
phân tích và đánh giá tiềm năng của mỗi ý tưởng chương trình du lịch để tham vấn giúp
nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định lựa chọn và phát triển ý tưởng chương trình du
lịch.
Một ý tưởng được lựa chọn để tiếp tục phát triển chương trình du lịch khi có tiềm

năng vượt trội và thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: Chương trình du lịch phải đảm bảo đủ
bù đắp chi phí kinh doanh (chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí xây dựng chương trình
du lịch, chi phí tổ chức quảng cáo, chi phí bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch)
và mang lại lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp. Và chương trình du lịch có khả năng tổ
chức và kinh doanh.
Nếu việc phân tích cả hai điều kiện trên đều nhận được kết quả tích cực, phịng
Thị trường có thể tham vấn nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định quan trọng đầu tiên là
lựa chọn ý tưởng nào để phát triển chương trình du lịch mới.
Bước 3: Nghiên cứu ban đầu
Từ ý tưởng đã được lựa chọn để phát triển chương trình du lịch mới, doanh nghiệp
lữ hành cần tiến hành những nghiên cứu ban đầu nhằm thu thập dữ liệu cần thiết để có


thể cân nhắc về hành trình dự kiến; các tuyến, điểm du lịch; các hoạt động tham quan,
giải trí, vui chơi; các nhà cung cấp và các dịch vụ ăn nghỉ dự kiến trong chương trình;...
Để thực hiện nghiên cứu ban đầu, phòng Thị trường của doanh nghiệp lữ hành có thể áp
dụng các phương pháp sau: Điều tra khách hàng; Nghiên cứu các chương trình du lịch
tương tự trong danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; Xin hỗ trợ từ các cơ quan
quản lý nhà nước, các văn phòng đại diện du lịch quốc gia và địa phương tại nước sở tại.
Nhờ phương pháp nêu trên, doanh nghiệp lữ hành sẽ nhận được các gợi ý quan
trọng để có những dự kiến chi tiết ban đầu về chương trình du lịch.
Bước 4: Cân nhắc tính khả thi
Từ các dữ liệu, thông tin đầy đủ hơn về chương trình du lịch dự kiến, doanh
nghiệp lữ hành cần dự tính lại chính xác hơn mức chi phí, giá thành, giá bán, doanh thu,
lợi nhuận tiềm năng của chương trình du lịch so với bước 2.
Nếu ở bước này, các dữ liệu tính tốn mới vẫn tích cực thì nhà quản trị cấp cao của
doanh nghiệp lữ hành hoàn toàn có thể đưa ra quyết định tiếp tục phát triển ý tưởng
chương trình du lịch mới. Đây cũng là quyết định quan trọng thứ hai của nhà quản trị cấp
cao trong doanh nghiệp lữ hành.
Bước 5: Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là công việc cần thiết trong quy trình phát triển chương trình và
các yếu tố cấu thành. Khảo sát thực địa giúp doanh nghiệp lữ hành có những dữ liệu
chính xác và đầy đủ hơn về điểm đến, về nhà cung cấp và các dịch vụ du lịch dự kiến đưa
vào chương trình du lịch. Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lữ hành tiếp tục có
những điều chỉnh hợp lý hơn đối với chương trình du lịch.
Việc khảo sát thực địa sẽ do những người trực tiếp thiết kế chương trình du lịch
thực hiện với các phương thức sau: Khảo sát không liên hệ trước; Khảo sát có liên hệ
trước.
Doanh nghiệp lữ hành nên kết hợp cả hai phương thức nêu trên để có được hiệu
quả khảo sát thực địa tốt nhất, đặc biệt là với những dịch vụ du lịch nào ẩn chứa nhiều rủi
ro, quyết định nhiều đến chất lượng chương trình du lịch.
Bước 6: Lập hành trình


Hành trình được hiểu là trình tự cách đi và các điểm đến sẽ trải qua trong chuyến
du lịch. Giai đoạn này, doanh nghiệp lữ hành cần căn cứ vào toàn bộ dữ liệu nghiên cứu
ban đầu cùng kết quả khảo sát thực địa để quyết định độ dài tour, các điểm đến trung gian
và thiết kế lịch trình chi tiết, cụ thể chương trình du lịch mới.
Hành trình của chương trình du lịch cần được thiết lập cho tất cả các đối tượng
liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch, bao gồm: Hành trình
cho khách du lịch; Hành trình cho hướng dẫn viên; Hành trình cho lái xe; Hành trình cho
nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
Bước 7: Hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ
Sau khi đã lên được lịch trình chi tiết theo chương trình du lịch mới dự kiến, bước
tiếp theo của doanh nghiệp lữ hành là phải tổ chức ký hợp đồng với các đối tác cung cấp
dịch vụ trong chương trình du lịch.
Mặc dù ở bước thứ 3, doanh nghiệp đã có liên hệ và gặp gỡ với nhà cung cấp
nhưng giai đoạn này chỉ dừng lại ở việc đặt nền móng hợp tác ban đầu thông qua việc
trao đổi các thông tin sơ lược về dự định hợp tác, về những dịch vụ và điều kiện cung cấp
dịch vụ, thời gian, số lượng, mức giá, chiết khấu dự kiến.

Tương tự như vậy, ở bước 5 việc tiếp xúc của doanh nghiệp lữ hành với nhà cung
cấp cũng chủ yếu để đánh giá chính xác hơn về chất lượng dịch vụ du lịch của nhà cung
cấp mà chưa có bất cứ hợp đồng hợp tác chính thức nào giữa doanh nghiệp lữ hành với
các nhà cung cấp.
Để đảm bảo chắc chắn rằng các nhà cung cấp dịch vụ du lịch dự kiến trong
chương trình du lịch chính thức trở thành đối tác của doanh nghiệp lữ hành, đại diện hai
bên cần phải có buổi làm việc chính thức, thỏa thuận những điều khoản quan trọng và
lãnh đạo hai bên phải chính thức ký kết hợp đồng cam kết hợp tác lâu dài để phát triển
chương trình du lịch.
Bước 8: Thử nghiệm chương trình du lịch
Trước khi quyết định doanh nghiệp có đưa chương trình du lịch mới vào kinh
doanh hay không, doanh nghiệp lữ hành cần thử nghiệm chương trình du lịch trong thực
tế để có những đánh giá lần cuối chính xác hơn về chương trình.


Thành phần tham gia thử nghiệm chương trình du lịch mới bao gồm: Đại diện
doanh nghiệp lữ hành (nhà quản trị cấp cao, trưởng/phó phịng Thị trường, trưởng/phó bộ
phận R&D, nhân viên trực tiếp thiết kế chương trình du lịch đó, đại diện bộ phận Kinh
doanh) và đại diện doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Trong một số trường hợp cần thiết,
thành phần tham gia cịn có thể có thêm đại diện khách hàng thân thiết, cơ quan truyền
thơng.
Q trình thử nghiệm chương trình du lịch mới địi hỏi những người tham gia phải
quan sát, có những phát hiện mới để cùng nhau phân tích, thảo luận và dự báo lần cuối về
khả năng thỏa mãn nhu cầu khách, tính khả thi trong tổ chức và khả năng sinh lợi của
chương trình du lịch mới.
Trường hợp chương trình du lịch mới được thử nghiệm thành công, không phát
hiện sai lệch hoặc sai lệch cho phép, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thỏa mãn nhu
cầu của du khách; việc tổ chức chương trình du lịch có tính khả thi và chương trình du
lịch có khả năng sinh lợi thì doanh nghiệp lữ hành chỉ cần cân nhắc điều chỉnh chương
trình cho hồn thiện.

Q trình thử nghiệm chương trình có thể có những phát hiện mới, ảnh hưởng
nhiều đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách; tính khả thi trong tổ chức cũng như
khả năng sinh lợi của chương trình du lịch khơng cao. Trường hợp này, doanh nghiệp lữ
hành cần tổ chức họp bàn để cân nhắc xem có phương án khắc phục hay khơng.
Bước 9: Quyết định đưa chương trình du lịch vào kinh doanh
Sau khi đã có kết quả khảo sát thực nghiệm, doanh nghiệp cần tổ chức họp bàn và
nhà quản trị cấp cao cần đưa ra quyết định quan trọng cuối cùng.
Nếu chương trình du lịch mới đã có những điều chỉnh hồn thiện hoặc có phương
án khắc phục hợp lý, nhà quản trị cấp cao hồn tồn có thể tự tin để ra quyết định đưa
chương trình du lịch vào kinh doanh.
Trong trường hợp việc khảo sát chương trình du lịch phát hiện những bất thường
lớn, khơng có phương án khắc phục, buộc nhà quản trị cấp cao phải đưa ra quyết định
dừng phát triển chương trình du lịch mới.
1.2.2 Xác định chi phí và tính giá bán


Quy trình xác định chi phí và tính giá bán chương trình du lịch được thực hiện
theo trình tự 7 bước như sau:
Bước 1. Xác định tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến chương trình du
lịch
Chương trình du lịch thường phát sinh các khoản mục chi phí cơ bản như: Chi phí
vận chuyển, chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, chi phí mua vé tham quan, chi phí hướng
dẫn du lịch, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo,...
Bước 2. Phân loại chi phí làm hai nhóm chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định: Là những khoản mục chi phí khơng thay đổi theo số lượng khách
tham gia vào chương trình du lịch, bao gồm: Chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí
dịch vụ hướng dẫn du lịch, chi phí vận chuyển (thuê bao hoặc theo chuyến),...
Chi phí biến đổi: Là những khoản mục chi phí biến đổi theo số lượng khách tham
gia vào chương trình du lịch, bao gồm: Chi phí lưu trú, chi phí ăn uống, bảo hiểm, chi phí
mua vé tham quan, chi phí vận chuyển (bằng phương tiện cơng cộng),...

Bước 3: Tính mức chi phí cố định bình qn tại điểm hịa vốn và chi phí biến
đổi của khách tham gia chương trình du lịch
Chi phí cố định bình qn tại điểm hịa vốn là mức chi phí cố định được xác định
bình qn cho mỗi khách tham gia trong chương trình du lịch tại điểm doanh nghiệp hòa
vốn. Nếu số lượng khách tham gia trong chương trình du lịch càng nhỏ thì mức chi phí cố
định bình qn càng lớn và ngược lại. Điều này cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá
thành và giá bán chương trình du lịch.
Cơng thức xác định:

Trong đó:
-

: Mức chi phí cố định bình qn của một khách trong chương trình du lịch;
: Tổng mức chi phí cố định trong chương trình du lịch; (= ; : Mức chi phí cố định
thứ i phát sinh trong chương trình du lịch);
QHV: Tổng số khách tham gia trong chương trình du lịch tại điểm hòa vốn (đây là
lượng khách mà tại đó tổng doanh thu cân bằng tổng chi phí kinh doanh chương
trình du lịch, doanh nghiệp lữ hành khơng có lãi, cũng khơng bị lỗ).


Chi phí biến đổi thường được tính tốn theo mỗi khách tham gia chương trình du
lịch.
Cơng thức xác định:
=
Trong đó:
-

: Mức chi phí biến đổi của một khách du lịch;
: Chi phí biến đổi thứ i phát sinh trong chương trình du lịch đối với một khách du
lịch;

n: Số lượng chi phí biến đổi phát sinh trong chương trình du lịch.

Bước 4: Tính mức chi phí cơ bản bình qn của một khách tham gia chương
trình du lịch
Mức chi phí cơ bản bình quân của một khách tham gia chương trình du lịch được
xác định bằng tổng chi phí cố định bình qn tại điểm hịa vốn và chi phí biến đổi của
khách tham gia chương trình du lịch. Mức chi phí cơ bản bình qn của một khách cũng
chính là giá thành bình quân theo mỗi khách tham gia chương trình du lịch.
Cơng thức xác định:

Trong đó:
-

: Mức chi phí cơ bản bình qn của một khách tham gia chương trình du lịch;
Z: Giá thành bình quân của một khách tham gia chương trình du lịch.

Bước 5: Tính mức lợi nhuận bình quân dự kiến và mức giá bán chương trình
du lịch dự kiến
Mức lợi nhuận bình quân dự kiến được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi nhuận dự
kiến.
Cơng thức xác định:

Trong đó:
-

Lợi nhuận bình qn dự kiến của chương trình du lịch;


-


Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của chương trình du lịch. Thông thường, tỷ lệ lợi nhuận
dự kiến dao động trong khoảng 10 - 15% (tùy thuộc vào uy tín, thương hiệu của
doanh nghiệp lữ hành).
Mức giá bán chương trình du lịch dự kiến được xác định bằng công thức:

Trong đó:
-

: Giá bán chương trình du lịch dự kiến (chưa bao gồm thuế VAT)

Bước 6: So sánh mức giá bán chương trình du lịch dự kiến với mức ngân quỹ
dự kiến của khách du lịch tiềm năng để điều chỉnh mức giá bán và số khách tham gia
thành lập đoàn (nếu cần thiết)
Ngân quỹ dự kiến của khách du lịch là khả năng thanh toán dự kiến của khách du
lịch tiềm năng cho chương trình du lịch. Mức ngân quỹ dự kiến có thể tham khảo thơng
qua các dữ liệu khảo sát mức thu nhập và cơ cấu chi tiêu cho hoạt động du lịch của khách
hàng tiềm năng, mức giá bán chương trình du lịch tương tự của đối thủ cạnh tranh,...
Nếu mức giá bán chương trình du lịch dự kiến có sự cân bằng tương đối với mức
ngân quỹ dự kiến của khách du lịch tiềm năng thì doanh nghiệp lữ hành không cần thiết
điều chỉnh giá bán dự kiến.
Trường hợp mức giá bán chương trình du lịch dự kiến chênh lệch cao hơn so với
khả năng thanh tốn của khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp phải cân nhắc rà soát
điều chỉnh lại một/một số yếu tố cấu thành chương trình du lịch (khơng phải là yếu tố
quyết định và không ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch) để hạ thấp mức giá,
đảm bảo giá bán có tính cạnh tranh hơn.
Bước 7: Tính thuế VAT và mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế VAT
Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) được hiểu là thuế tính trên giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế
VAT là thuế gián thu đối với đối tượng kinh doanh và được cấu thành trong giá bán hàng
hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế VAT.

Mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế VAT được xác định bằng công
thức:


Trong đó:
-

P: Mức giá bán chương trình du lịch bao gồm thuế VAT
Thuế VAT = (Tỷ lệ thuế VAT được quy định theo pháp luật hiện hành)


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 3
NGÀY 2 ĐÊM CHO ĐOÀN KHÁCH PHÁP GỒM 30 NGƯỜI Ở ĐỘ TUỔI
TRUNG NIÊN ĐI TOUR HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
2.1 Nghiên cứu thị trường
2.1.1 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng Pháp ở độ tuổi trung niên
a. Mục đích chuyến đi
Mục đích du lịch của các vị khách Pháp thường là để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu
di tích lịch sử… Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của
các dân tộc. Vì vậy, họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp giữa yếu tố thiên
nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật và bảo tàng.
Việt Nam trong con mắt người Pháp là nơi có phong cảnh đẹp, văn hóa – lịch sử
lâu đời, nền chính trị ổn định, con người thân thiện, giá cả dịch vụ hấp dẫn. Việt Nam còn
là một trong những điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa
văn hóa đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng. Các điểm du lịch được khách Pháp đến nhiều
nhất là Hạ Long, Sapa, Hội An, Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
b. Quỹ thời gian nhàn rỗi
Thơng thường, người Pháp có thời gian nghỉ ngơi khoảng 5 tuần mỗi năm. Trong
đó có 3 tuần nghỉ rơi vào tháng 8 và 1 tuần nghỉ vào tháng 2 và 1 tuần vào tháng 4.
Vào các khoảng thời gian này, họ thường đi du lịch. Tuy nhiên, họ lại chỉ dành

11% trong tổng số thời gian nghỉ của mình để đi du lịch nước ngồi.
c. Thời điểm sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi
Du khách Pháp thường đi du lịch vào dịp nghỉ lễ và nghỉ hè. Trong những dịp nghỉ
ngắn ngày, nếu đi outbound, họ thường đi du lịch trong nội khối. Các kỳ nghỉ dài ngày
như Giáng sinh, nghỉ hè, họ thường đi các nước ở các châu lục khác. Thời gian trung bình
một chuyến đi outbound của khách Pháp khoảng 3-5 ngày…
d. Khả năng thanh toán
Người Pháp đi du lịch outbound chủ yếu thuộc nhóm người có thu nhập ở mức
trung bình trở lên. Các yếu tố người Pháp thường cân nhắc và quan tâm khi lựa chọn


điểm đến là cảnh quan đẹp, giá cả hợp lý, an ninh đảm bảo, sự thân thiện của con người
và dịch vụ tốt.
Chi phí cho chuyến đi du lịch được tính tốn một cách kỹ lưỡng và chi li: 50%
ngân quỹ cho các dịch vụ vật chất và 50% còn lại cho mua sắm nhưng đòi hỏi cao ở chất
lượng dịch vụ. Có rất nhiều nhân viên phục vụ đánh giá rằng khách du lịch Pháp là những
người thô lỗ và keo kiệt nhất trên thế giới. Nhưng không phải vậy, đối với người Pháp,
tiền bạc không quan trọng bằng chất lượng phục vụ của nhân viên. Khi họ đã trả tiền cho
một dịch vụ nào đó thì phải được phục vụ xứng đáng với những gì họ bỏ ra.
e. Thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng
Cũng giống như những khách du lịch các nước châu Âu khác, người Pháp là
những người yêu thích độc lập, tự chủ nên khi đi du lịch họ không muốn người hướng
dẫn viên quan tâm quá mức mà để họ có nhiều thời gian tự do, thoải mái.
Họ đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng quyền tự do của người khác và cũng địi
hỏi người khác cũng phải tơn trọng quyền cá nhân của mình. Họ cũng là những người
nhẹ nhàng, tinh tế và có ý thức pháp luật và lòng tự trọng rất cao. Người Pháp thường đi
du lịch theo nhóm bạn bè hoặc gia đình, họ là những con người năng động nên thích âm
nhạc, nhảy múa, lễ hội vì vậy khi đi du lịch người Pháp thường có nhu cầu cao đối với
các loại sản phẩm và dịch vụ này.
Người Pháp rất quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Người Pháp thường cầu kỳ trong

cách ăn uống, những món ăn khơng chỉ cần ngon mà bề ngoài cần phải bắt mắt. Đối với
họ, ăn uống cũng là một nghệ thuật. Nên khi nhắc đến nước Pháp không thể bỏ qua
phong cách ẩm thực của đất nước này. Món ăn Pháp ngon và được coi là nổi tiếng nhất
châu Âu. Người Pháp u thích chính những món ăn của đất nước họ nhưng các món ăn
dân tộc cũng rất thu hút. Khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ thường ăn “tất tần tật"
để khám phá hương vị của nó. Mỗi bữa ăn của người Pháp có thể kéo dài đến 3-4 tiếng.
Người Pháp rất thơng minh, lịch sự. Họ ưa thích sự kiểu cách và xem trọng hình
thức. Do vậy, khi đi du lịch, người Pháp cũng ln địi hỏi phải được phục vụ tận tình,
chu đáo. Họ thường chọn những khách sạn từ 3-4 sao hoặc các kiểu nhà nghỉ giải trí để
lưu trú. Bởi chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an tồn.
Người Pháp khơng có thói quen “tip" giống như một số quốc gia khác. Đối với họ,
khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp thường tặng một món


quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn. Việc đưa tiền cho một người phục vụ cũng bị coi như là
một hành động xúc phạm người đó. Bởi tiền bạc là một trong những vấn đề tế nhị và
riêng tư đối với họ.
Người Pháp coi trọng sự riêng tư của cuộc sống gia đình. Họ thường hay chiêu đãi
bạn bè ở các nhà hàng. Chỉ đối với những người đặc biệt thân tình mới tổ chức chiêu đãi
tại nhà. Do vậy, họ cũng khơng thích ăn cùng với người lạ vì cảm thấy khó tiếp xúc,
khơng tự nhiên khi ăn và nói chuyện, mà thường thích phục vụ ăn uống ngay tại phịng.
Người Pháp khơng giỏi ngoại ngữ. Họ chỉ nói tiếng anh một cách miễn cưỡng.
Nên khi đi du lịch ở bất kì đâu, họ chủ yếu chỉ sử dụng ngơn ngữ của đất nước mình và
để cao những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có thể nói được tiếng pháp một cách
thông thạo.
Việt Nam là một trong những điểm đến khá thu hút du khách Pháp bởi có nhiều
tinh hoa văn hố đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng. Người Pháp thường sử dụng các
phương tiện vận chuyển như: ô tô, xe đạp trong các chuyến du lịch của mình để có thể dễ
dàng tiếp cận được với cảnh vật và con người xung quanh. Có rất nhiều khách du lịch
Pháp khi đến Việt Nam đã thuê những chiếc xe đạp hoặc đi bằng xích lơ, tự mình khám

phá các con phố cổ của thủ đô Hà Nội.
2.1.2 Nghiên cứu thị trường cung đáp ứng cho đoàn khách Pháp
Thực hiện nghiên cứu du lịch, nghiên cứu thị trường cung đáp ứng cho đồn khách
Pháp, Phịng thị trường của Hanoitourist đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Nghiên cứu dựa vào dữ liệu thứ cấp sẵn có từ các báo cáo kết quả điều tra khách du lịch
của các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các công trình
nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí,...; Nghiên cứu dựa vào thông tin, dữ liệu do
doanh nghiệp lữ hành đối tác (doanh nghiệp lữ hành nhận khách) cung cấp; và nghiên
cứu dựa vào dữ liệu khảo sát trực tiếp thông qua các chuyến đi khảo sát thực địa. Từ đó
đưa ra các kết quả như sau:
❖ Giá trị tài nguyên tại các điểm đến du lịch:
Hải Phòng là một tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 102km, là một trọng điểm
của tam giác kinh tế, du lịch của Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Du lịch ở Hải Phòng được xem là một địa điểm hấp dẫn du khách bởi những nét
đặc trưng về văn hóa, đời sống, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.


Trong đó, du lịch biển Hải Phịng là một trong những loại hình du lịch khó có thể
bỏ qua ở thành phố này.
❖ Những điểm du lịch biển phải kể đến:
Đồ Sơn một điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn du khách bởi một vùng biển đẹp với
những khu nghỉ mát sang trọng. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ với hàng chục mỏm đồi cao
từ 25 đến 130m do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tạo thành.
Quần đảo Cát Bà nổi tiếng thu hút khách bởi những bãi biển trong xanh trải dài
trên những bãi cát trắng mịn màng và hệ thống sinh thái rừng nhiệt đới xanh quanh năm.
Đến Cát Bà du khách có thể đến thăm vịnh Lan Hạ, động Trung Trang, động Trung Sơn,
động Phù Long, vườn quốc gia Cát Bà hay tham gia tắm biển, chèo thuyền kayak, lặn
biển và thưởng thức đặc sản biển nổi tiếng. Quần đảo Cát Bà được xem là 1 trong những
địa điểm du lịch thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham quan cần được chú trọng khai
thác.

⮚ Các địa điểm nổi bật tại Cát Bà Hải Phòng:
Bãi Cát Cò: Bãi tắm Cát Cò là một trong những địa điểm du lịch Cát Bà thu hút
đông đảo khách tham quan. Bãi được chia làm 3 khu, xung quanh bao bọc bởi núi rừng.
Đảo Khỉ: Đây là 1 hòn đảo nhỏ cách đảo Cát Bà không quá xa. Trên đảo có rất
nhiều khỉ, du khách có thể tự do vui đùa với loài động vật tinh anh này.
Vịnh Lan Hạ: Lan Hạ như 1 Hạ Long thu nhỏ với vơ số hịn đảo nhỏ, có bãi cát
dưới chân núi đá. Du lịch Cát Bà Hải Phòng, du khách đừng quên đi thuyền ghé thăm bãi
biển, đến làng chài nổi Vạn Giá khám phá cuộc sống của ngư dân trên biển.
❖ Khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch:
Tuyến đường di chuyển từ Hà nội - Hải phòng: Qua đường cao tốc 5B - Đây là dự
án đường cao tốc quan trọng nối 3 điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đường rộng
và khang trang với 6 làn xe chạy giúp bạn rút ngắn thời gian di chuyển vì đây là tuyến
ngắn nhất chỉ 120km. Tuy nhiên, sẽ phải nộp phí giao thơng.
▪ Một số phương tiện di chuyển Du lịch biển Cát Bà Hải Phòng - địa điểm nổi bật tại Hải
Phòng:
Xe đạp: Đây là lựa chọn khá thích hợp cho những ai muốn khám phá, thăm thú
cảnh vật trên đảo.


Xe điện: Xe điện là phương tiện dễ gặp nhất khi du lịch Cát Bà Hải Phịng. Hình
thức di chuyển này phù hợp cho nhóm đơng người, khơng phải th xe hay chờ đợi quá
lâu.
Xe máy: Chỉ với 100.000 đồng, có thể thuê 1 chiếc xe máy để dễ dàng khám phá
tất cả các địa điểm trên đảo.
Đi bộ: Thị trấn Cát Bà khơng q rộng, có thể thả mình dạo bộ trên những bãi biển
dài, bờ cát trắng phau để ngắm tồn bộ cảnh đẹp Cát Bà Hải Phịng.
❖ Khả năng đón tiếp của điểm đến du lịch:
Danh sách tham khảo khách sạn tại Hải Phòng phục vụ nhu cầu lưu trú của khách
Khách sạn xếp hạng 3-4-5 sao
Tên khách sạn


Hạng sao

Giá phòng khởi điểm

Vinpearl Hotel Imperia Hai Phong

5

1.975.000 VND

Manoir Des Arts

4

1.146.000 VND

Lan Homestay

4

Từ 1.000.000 VND

Lac Long Hotel

3

Từ 617.000 VND

Mercure Hai Phịng


5

Từ 1.200.000VND

Có thể tham khảo một số gợi ý địa điểm lưu trú khác tại điểm điểm nổi bật - Cát
Bà Hải Phòng như:
+ Vinpearl Hotel Rivera Hải Phịng: Vinpearl Hotel Rivera Hải Phịng tọa lạc tại
vị trí đắc địa ngay trong khuôn viên Vinhomes Imperia. Đây là tòa khách sạn 5 sao mang
dáng vẻ thanh lịch và sang trọng giống như một resort trong lịng đơ thị.
+ Vinpearl Hotel Imperia Hải Phòng: Vinpearl Hotel Imperia Hải Phòng nổi bật
với lối kiến trúc hiện đại và đẳng cấp, cao 45 tầng gồm 362 phòng nghỉ tiện nghi, diện


tích linh hoạt từ 35,5m2 – 300m2 đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng của mọi du
khách.
❖ An ninh chính trị, trật tự xã hội, mơi trường sinh thái:
Các điều kiện về an ninh chính trị, trật tự xã hội tại Hải Phịng đã được Nhà nước
cũng như chính quyền địa phương tại Hải Phòng chú trọng đảm bảo. Chủ động phòng
ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, vơ hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các
thế lực thù địch, phản động lợi dụng du lịch để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội.
Chính quyền Hải Phịng đã tăng cường đấu tranh phịng, chống tội phạm, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an tồn xã hội tại các khu, điểm du
lịch; phòng, chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế, rửa tiền, ô nhiễm môi
trường; xử lý dứt điểm các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội tại các địa bàn trọng điểm
về du lịch như Cát Bà, vịnh Lan Hạ, Đồ Sơn,..
Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an tồn xã hội nói chung và
trong lĩnh vực du lịch nói riêng của thành phố Hải Phịng đạt được nhiều kết quả tích cực,
góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo mơi trường an ninh, an tồn phục vụ có hiệu quả

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi cho việc kinh doanh các tour du lịch, đảm
bảo an toàn cho mọi du khách khi ghé thăm các địa danh nổi tiếng tại Hải Phịng.
Mơi trường sinh thái tại Hải Phịng vơ cùng phong phú và đặc sắc. Điển hình có
thể kể đến quần đảo Cát Bà, là nơi hòa quyện giữa rừng và biển, tạo nên một phong cảnh
có một khơng hai, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
=> Mơi trường sinh thái tại Hải Phịng vẫn đáp ứng được hoạt động kinh doanh cho các
tour du lịch để nền kinh doanh du lịch Hải Phịng có thể phát triển thì ý thức bảo vệ mơi
trường của mọi người phải được nâng cao hơn nữa để có thể giữ được một mơi trường
sinh thái xinh đẹp vốn có của nó.
❖ Khả năng cung của đối thủ cạnh tranh:
Hiện tại, chưa có doanh nghiệp lữ hành nào thực hiện chương trình du lịch cho đối
tượng khách hàng là người Pháp (theo nghiên cứu thị trường của Phòng thị trường
Hanoitourist), tuy nhiên vẫn phải kể đến các tour du lịch dành cho khách nước ngồi tại
Hải Phịng – Đây cũng được xem như các chương trình du lịch mà Hanoitourist cần phải
cạnh tranh. Các doanh nghiệp lữ hành bao gồm: Công ty CP du lịch Hải Phịng; Cơng ty


Cổ Phần đầu tư du lịch Hà Nội; Công ty Cổ Phần du lịch và dịch Hải Phòng; Vietravel
(Chi nhánh Vietravel Hải Phịng). Các cơng ty này đều có lợi thế là có văn phịng làm
việc tại địa phương (Hải Phịng) và cũng có vị thế cũng như uy tín tại thị trường Hải
Phịng nói riêng và thị trường du lịch chung nói chung.
2.2 Thực trạng xây dựng chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm cho đoàn khách
Pháp gồm 30 người ở độ tuổi trung niên đi tour Hà Nội - Hải Phịng
2.2.1 Phát triển chương trình du lịch và các yếu tố cấu thành
2.2.1.1 Lên ý tưởng chương trình du lịch
Pháp là một nước đứng trong TOP 10 nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều
nhất, bên cạnh đó mối quan hệ về lịch sử, văn hóa hay kiến trúc của Pháp với Việt Nam
có mối liên hệ với nhau chính vì vậy người Pháp rất quan tâm và muốn khám phá những
nét văn hóa của dân tộc, những danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán và con người
Việt Nam. Nhận thấy tiềm năng từ khách hàng Pháp, phịng Thị trường sau khi tìm hiểu

và nghiên cứu về nhu cầu, đặc tính của người Pháp cùng với nghiên cứu cung thị trường.
Quyết định lên ý tưởng xây dựng tour du lịch cho đoàn khách người Pháp ở độ trung
niên.
Nhận thấy tại Hải Phịng có Quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn đều là những điểm du
lịch nổi tiếng và có tiềm năng kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Từ đó, phịng Thị trường đã xây dựng ý tưởng về tour du lịch mà đối tượng khách
hàng mục tiêu là người Pháp trong độ tuổi trung niên. Tour chủ yếu hướng tới du khách
thích học hỏi, khám phá văn hoá, đặc sản địa phương. Thời gian của khách hàng chủ yếu
là tự do tham quan, cần có các hoạt động vui chơi để cho các du khách có nhu cầu tham
gia nếu muốn.
Ý tưởng 1: Tour du lịch Hà Nội - Cát Bà (Hải Phòng) 3 ngày 2 đêm
Đến với hịn đảo xinh đẹp này, du khách khơng chỉ được tắm mình dưới những bãi
biển xanh mát mà cịn có thể khám phá thiên nhiên huyền bí qua những cánh rừng
nguyên sinh trên đảo. Được thỏa mình vào những hoạt động vui chơi tại đây: Đi thuyền
thăm Vịnh Lan Hạ, Đảo Khỉ và chèo thuyền Kayak hay Tham quan Làng chài cổ Cái
Bèo. Nơi đây không ồn ào như bến tàu ra vịnh Lan Hạ mà có rất nhiều tàu, thuyền, đò sẵn
sàng đưa bạn đi xung quanh ngắm vẻ yên bình của làng chài; … Đến với Cát Bà, du
khách cịn được dịp thưởng thức những món ăn đặc sắc của nơi đây: bún tôm, tu hài hấp


thơm giịn, sam 7 món, rắn biển, … Đặc biệt, ở Cát Bà du khách còn được dịp tham gia
một số lễ hội đặc sắc, chỉ có ở tại nơi đây, rất thích hợp cho các du khách thích học hỏi,
khám phá và thích thú về nền văn hóa Hải Phòng.
Dự kiến trong chuyến đi này khách hàng sẽ trải nghiệm:
▪ Tắm biển tại biển Cát Cò - nơi được nhiều du khách đến nhất bởi cảnh quan
thiên nhiên phong phú
▪ Thưởng thức cuộc sống của thị trấn về đêm
▪ Thăm quan vịnh Lan Hạ với những bãi cát trắng muốt, trải dài, đan xen là
những hịn đảo mn hình vạn trạng
▪ Thưởng thức đa dạng các món ăn được chế biến từ hải sản tươi ngon

Ý tưởng 2: Tour du lịch Hà Nội - Đồ Sơn (Hải Phòng) 2 ngày 1 đêm
Bán đảo Đồ Sơn nằm cuối đường TL 353, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22
km về phía Đơng Nam, nằm giữa 2 cửa sơng Lạch Tray và sông Văn Úc. Cách đây 4000
năm, thời Vua Hùng dựng nước, đất Đồ Sơn đã có tên là Bộ Thang Truyền. Qua các triều
đại đổi tên nhiều lần, đến đời Trần mới gọi là Đồ Sơn. Ngay từ ngày đầu đặt chân đến
Hải Phòng, người Pháp đã xây dựng Đồ Sơn thành khu nghỉ mát nổi tiếng cho sĩ quan
Pháp và giới thượng lưu người Việt Nam.
Các địa điểm mà du khách có thể ghé thăm khi tới nơi đây: Biển (Khu 1; khu 2;
khu 3; bãi biển 295); Dinh vua Bảo Đại; Khu du lịch Hòn Dấu;Khu du lịch Đồi Rồng; Lễ
hội chọi Trâu Đồ Sơn; Đền Bà Đế; Đền Nghè; Chùa Hang; Chùa Dư Hàng; Suối Rồng;
Tháp Tường Long; … Và không thể không kể đến danh sách đồ ăn mà khách hàng sẽ
được thưởng thức khi đến đây: Các loại hải sản tươi ngon (Mực trứng, bề bề, cua, ghẹ,
ngao); Mực khô; Bánh cuốn nhân tôm; Nộm sứa Đồ Sơn; Hà; Cháo cá song; …
Dự kiến trong chuyến đi 2 ngày một đêm này khách hàng sẽ có trải nghiệm:
▪ Tham quan chùa Dư Hàng – ngơi chùa nổi tiếng nhất Hải Phịng
▪ Ghé thăm chợ Sắt hoặc chợ Ga mua sắm đặc sản miền biển
▪ Tận hưởng những làn nước trong lành đến mát lạnh của vùng biển đẹp đẽ
của Hải Phòng
2.2.1.2 Lựa chọn sơ bộ


Từ hai ý tưởng chương trình du lịch mà phịng Thị trường của doanh nghiệp đã đề
xuất là Tour Hà Nội – Cát Bà và Tour Hà Nội – Sầm Sơn, phịng Thị trường đã tiến hành
nghiên cứu, phân tích và đánh giá tiềm năng của mỗi ý tưởng chương trình du lịch dựa
trên hai điều kiện cơ bản là chương trình du lịch phải đảm bảo được khả năng bán ra, sinh
lời và chương trình du lịch có khả năng tổ chức và kinh doanh.
Ngành du lịch Việt Nam đã hợp tác du lịch song phương với Pháp và có những kết
quả khả quan. Trên cơ sở Hiệp định hợp tác song phương về du lịch và Nghị định thư
triển khai thực hiện hiệp định hợp tác đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính
phủ Pháp, hai quốc gia đã có nhiều hoạt động triển khai hợp tác trong trao đổi khách, xúc

tiến quảng bá, đầu tư và trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch và quản lý du lịch.
Theo thống kê từ Google Destination Insights, từ đầu tháng 12/2021 đến nay,
lượng tìm kiếm của du khách quốc tế đối với hàng không và cơ sở lưu trú du lịch của Việt
Nam tăng trên 75%, mức tăng cao nhất trên tồn cầu. Trong đó Pháp là nước xếp ở vị trí
thứ 4 (Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam ).
Hình 1: Các quốc gia tìm kiếm nhiều nhất về thông tin du lịch Việt Nam

Thị trường khách hàng Pháp đầy hứa hẹn, tuy nhiên để có thể bù đắp được chi phí
kinh doanh và đảm bảo chương trình bán ra và có lợi nhuận, thì phong Thị trường hướng
tới ý tưởng 1 nhiều hơn do Đồ Sơn vẫn còn một số hạn chế về cơ sở vật chất và mang


nguy cơ xảy ra mưa bão miền Bắc, có sóng to, gió lớn, tương đối nguy hiểm do Đồ Sơn
có vị trí nằm sát biển. Cịn Cát Bà chỉ trừ tháng 7 - 8 sẽ có biển động trong vài ngày thì
mùa hè đến tránh nắng rất tuyệt và mùa đông tuy sẽ vắng vẻ nhưng lại là thời điểm hợp
để trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên - khách du lịch quốc tế thường đến đây nghỉ
dưỡng vào mùa đơng. Từ đó thấy được tính thời vụ giảm đáng kể khi đối tượng là khách
hàng Pháp ở độ tuổi trung niên.
Tiếp đó, khách hàng Pháp ở độ tuổi trung niên đã có thu nhập ổn định vì vậy mà
doanh nghiệp hướng tới tour cao cấp, dự kiến mức giá bán ra 5.860.400 đồng/ người và
mỗi tour dự tính từ 20 - 30 người. Đây không phải là mức giá cao nhất trên thị trường,
nằm trong khả năng chi trả của khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xét đến khả năng tổ chức và kinh doanh của chương trình du lịch Hà Nội - Cát Bà.
Như đã nói ở trên thì trên cơ sở Hiệp định hợp tác song phương về du lịch và Nghị định
thư triển khai thực hiện hiệp định hợp tác đã được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và
chính phủ Pháp thì việc du khách Pháp sang Việt Nam du lịch được khuyến khích nên các
vấn đề như xin thị thực nhập cảnh sẽ càng dễ dàng hơn. Các vấn đề về chính trị hay an
ninh xã hội của nước ta nói chung và an ninh của Cát Bà là an toàn cho du khách Pháp
sang tận hưởng chuyến du lịch. Tuy nhiên để phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra như
dịch bệnh lây lan nghiêm trọng; an ninh không đảm bảo; tệ nạn xã hội tại điểm đến … thì

phịng Thị trường cử ra nhân viên ln theo dõi và cập nhật tin tức về điểm du lịch để có
những thơng báo kịp thời tới khách hàng của mình.
2.2.1.3 Nghiên cứu ban đầu
Sau khi lựa chọn ý tưởng 1 là chương trình du lịch Hà Nội – Cát Bà trong 3 ngày 2
đêm cho đối tượng khách Pháp ở độ tuổi trung niên, phòng Thị trường của Hanoitourist
tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu để cân nhắc về hành trình dự kiến; các tuyến,
điểm du lịch; các hoạt động tham quan, giải trí, vui chơi; các nhà cung cấp và các dịch vụ
ăn nghỉ dự kiến trong chương trình;...
Trước hết phịng Thị trường tiến hành lập bảng khảo sát, sau đó gửi cho các khách
hàng tiềm năng và thu được 150 câu trả lời từ khách hàng. Sau khi xem xét kết quả điều
tra, nhân viên tiến hành tổng hợp và ghi nhận kết quả như sau:
+ 3 điểm đến du lịch ở Cát Bà được du khách lựa chọn nhiều nhất: Vịnh Lan Hạ
(89%); Biển Cát Cò (85%); Làng chài cổ Cái Bèo (60%)


×