SỬA BÀI KIỂM TRA
I. Đọc hiểu
Bài 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 20 phút
Một niềm vui, một nỗi buồn (Nguyễn Đình Thi)
1. Một niềm vui, một nỗi buồn
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Bạn có thể chết vì nó
2. Một điều hiểu, một ý nghĩ
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Có thể làm bạn điên
3. Cái gánh nặng
Nhìn - nghĩ - yêu thương
4. Mối hi vọng
Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn
khác.
(Tuyển tập thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 1994)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, tác giả đã cho rằng con người sẽ ra sao nếu “Một điều hiểu, một ý
nghĩ” “phải giữ một mình suốt đời”?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu thơ: Cái gánh nặng/ Nhìn - nghĩ - u thương?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm được tác giả bày tỏ trong những dòng thơ
sau:
“Một niềm vui, một nỗi buồn/ Nếu phải giữ một mình suốt đời/ Bạn có thể chết vì nó”
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,75đ
Câu 2. Tác giả đã cho rằng nếu “Một điều hiểu, một ý nghĩ” “phải giữ một mình
suốt đời” có thể làm bạn điên. 0,75đ
Câu 3. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết: Cái gánh nặng/ Nhìn - nghĩ - yêu
thương. Câu thơ có thể được hiểu là: Sống trong cuộc đời, con người khơng chỉ
tồn tại mà cịn phải sống sâu, phải biết quan sát (nhìn) cảm nhận, suy nghĩ thấu
đáo (nghĩ) và biết yêu thương cuộc đời và con người (yêu thương)… (0,5đ). Và để
sống được như thế là một điều không dễ dàng (là một gánh nặng). (0,5đ) (Hoặc
học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ của mình nhưng phải xuất phát từ văn bản và
hợp lí).
Câu 4.
- Tơi vừa đồng tình vừa khơng đồng tình với quan điểm được tác giả bày tỏ trong
những dòng thơ: “Một niềm vui, một nỗi buồn/ Nếu phải giữ một mình suốt đời/
Bạn có thể chết vì nó” 0,25đ
- Tơi đồng tình vì: Khi niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi, khi nỗi buồn
được chia sẻ nỗi buồn vơi đi một nửa. Trong cuộc sống nếu khơng biết chia sẻ
những cảm xúc của mình với những người xung quanh, con người sẽ sống trong
cô độc, trong sự dồn nén bức bối, bế tắc của tâm trạng…những trạng thái tâm lí
tiêu cực ấy sẽ có thể khiến con người chết dần, chết mịn.
- Tuy vậy, tơi khơng tình vì: có những nỗi niềm riêng tư sâu kín, những bí mật cần
phải cất giấu cả một đời mà con người không thể sẻ chia với bất cứ ai. Và vì thế,
con người sẽ phải chịu đựng nó, vượt qua nó để có thể tiếp tục sống trong cuộc đời
này. 0,25đ
II. Bài 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 20 phút
Một con muỗi đang bay xung quanh một bãi cỏ và cuối cùng quyết định đậu lên
trên chiếc sừng của một con bò đực. Sau khi nghỉ ngơi, con muỗi quyết định rời đi.
Trước khi đi, con muỗi đã lịch sự xin lỗi bò, mong sự thơng cảm của bị đực khi nó đã
dùng sừng của bò để làm nơi nghỉ ngơi. Con muỗi tin rằng bị đực sẽ hài lịng vì thái độ
của nó, và sẽ thấy nhẹ nhõm lắm khi nó rời đi, nhưng bị đực đã trả lời: “Chẳng sao cả.
Tơi thậm chí khơng biết anh đã ở đó!”.
Cho nên, hãy cần nhớ: Có thể khơng biết nhiều điều, nhưng ít nhất cần biết mình.
(Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Văn bản kể lại những việc làm nào của con muỗi?
Câu 3.
a. Qua lời xin lỗi của muỗi dành cho bò đực, anh/chị hiểu muỗi đã suy nghĩ và tự đánh
giá về bản thân mình thế nào?
b. Anh/Chị hãy lí giải ngun nhân câu trả lời bình thản của bị đực khi nghe muỗi xin
lỗi nó.
Câu 4. Quan niệm: “Có thể khơng biết nhiều điều, nhưng ít nhất cần biết mình.” có ý
nghĩa gì với anh/chị?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1. Nghị luận 0,75đ
Câu 2. Muỗi nghỉ ngơi trên sừng một con bị đực, trước khi bay đi, nó xin lỗi bị
đực vì đã làm phiền trên sừng bị. 0,75đ
Câu 3.
a. Qua lời xin lỗi của muỗi với bò đực, có thể thấy muỗi tuy là con vật vơ cùng bé
nhỏ so với con bò đực, nhưng lại rất ảo tưởng về sự hiện diện quan trọng của nó
trên sừng bị; đó là ngun nhân khiến muỗi nghĩ rằng việc nó đậu xuống hay bay
đi là một điều quan trọng, có tác động, ảnh hưởng lớn đến con bị. 1,0đ
b. Khi nghe muỗi xin lỗi, bò đực đã trả lời: “Chẳng sao cả. Tơi thậm chí khơng
biết anh đã ở đó!”. Ngun nhân dẫn đến câu trả lời bình thản của bò đực là do
thực tế, con muỗi quá nhỏ so với bị, nhỏ tới mức bị khơng hề cảm thấy sự có mặt
của muỗi trên sừng bị, việc muỗi đậu xuống hay bay khỏi sừng bị tuyệt nhiên
khơng ảnh hưởng gì tới bị đực. Thái độ này khơng chỉ cho thấy lời xin lỗi của
muỗi là hoàn toàn thừa mà còn thể hiện rõ: muỗi đã tự đánh giá quá cao sự hiện
diện của mình, nhất là trước một đối tượng quá lớn như bò đực. 1,0đ
Câu 4. - Quan niệm: “Có thể khơng biết nhiều điều, nhưng ít nhất cần biết mình.”
là một quan niệm hồn tồn đúng đắn, rất có ý nghĩa đối với tơi.
- Bởi vì: tri thức cũng như kĩ năng của nhân loại là vơ hạn, cịn vốn hiểu biết và
khả năng của mỗi con người luôn chỉ là hữu hạn.
- Nhưng trong cuộc đời, mỗi con người muốn sống tốt với bản thân mình, với cộng
đồng, muốn thành cơng thì điều tối thiểu cần biết, đó là biết mình – biết giá trị của
mình, sở trường của mình, hạn chế của mình, nhất là biết giới hạn và vị trí của
mình là ở đâu trong cuộc sống cộng đồng. Nếu không biết điều này con người sẽ
dễ ngộ nhận, sai lầm. ảo tưởng về mình và sẽ phải trả giá cho điều đó. 0,5đ
II. Làm văn NLXH. Anh/Chị chọn 1 trong 2 câu để làm bài: 30 phút
Câu 1. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 1, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ về điểu tác giả muốn nói qua câu thơ: Mỗi tâm hồn cần có
tâm hồn khác.
Câu 2. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 2, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tự biết mình.
GỢI Ý Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng: đảm bảo hình thức một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ:
0,25đ
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần xác định
đúng vấn đề nghị luận: 0,25đ và triển khai vấn đề nghị luận cần đảm bảo những ý sau:
(1,0đ)
- Giải thích ý nghĩa của câu thơ: 0,25đ
+ Tâm hồn là ý nghĩ và tình cảm, là đời sống nội tâm, là thế giới bên trong của con người
+ Ý nghĩa của câu nói: con người thật sự cần có và cần thiết tìm cho mình một tâm hồn
đồng điệu – một người có thể thấu hiểu mình, để sẻ chia được những suy nghĩ và tình cảm
trong cuộc sống.
- Bình luận: 0,75đ: Câu thơ đã nêu ra một quan điểm rất sâu sắc. Vì
+ Sẻ chia trao đổi là nhu cầu thiết yếu của mỗi người; được kết nối, chia sẻ với tâm hồn
khác sẽ giúp con người xóa tan sự cơ đơn, nhận thức được bản thân, thắp nên sức sống,
nhiệt thành và đam mê. 0,25đ
+ Nếu xã hội được kết nối bởi những tâm hồn, thấu hiểu chia sẻ những tình cảm suy nghĩ xã
hội trở nên ấm áp, người gần người hơn tạo điều kiện cho xã hội sự phát triển của mỗi
cá nhân và cả cộng đồng xã hội. 0,25đ.
- Dẫn chứng.
- Mỗi người có nhu cầu kết nối, được chia sẻ, được thấu hiểu với tâm hồn khác nhưng
khơng có nghĩa là con người để cho mình bị phụ thuộc vào người khác, khi người khác
ngừng kết nối với mình thì bản thân sẽ sụp đổ, đau khổ, tuyệt vọng. Con người cần mạnh
mẽ, vững vàng, sống an n trong hồn cảnh đặc biệt: khi chưa tìm được sự kết nối với tâm
hồn khác hoặc mất đi sự kết nối… 0,25đ – sáng tạo, ý sâu sắc.
- Bài học nhận thức và hành động: sống cần biết yêu thương sẻ chia để cuộc sống có ý
nghĩa. 0,25đ
* Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25đ
* Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ; văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, thuyết phục;
có dẫn chứng phù hợp, xác đáng: 0,25đ
GỢI Ý Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng: đảm bảo hình thức một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ:
0,25đ
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần xác định
đúng vấn đề nghị luận: 0,25đ và triển khai vấn đề nghị luận cần đảm bảo những ý sau:
(1,0đ)
- Giải thích khái niệm: 0,25đ: Tự biết mình là tự ý thức được năng lực bản thân với những
giới hạn; hiểu được tính cách của chính mình với những điểm mạnh, điểm yếu; biết được sở
thích, hứng thú thật sự của mình; biết được vị trí mình ở đâu…
- Bình luận: 0,75đ: việc tự biết mình có ý nghĩa rất quan trọng:
+ Khi tự biết mình, chúng ta sẽ lựa chọn đúng nhất ngành nghề, công việc phù hợp với
mình, nhờ đó, con người sẽ thể hiện được hết năng lực bản thân, làm việc với năng suất cao,
nâng cao giá trị bản thân…
+ Khi tự biết mình, biết những ưu nhược điểm của mình, chúng ta sẽ biết lắng nghe góp ý
của những người xung để tự sửa đổi, điều chỉnh bản thân, giúp chúng ta hoàn thiện mình
hơn…
+ Khi tự biết mình, chúng ta sẽ ln có được trạng thái tâm lí tích cực, tự tin, hài lịng với
bản thân và những người xung quanh, khơng tự ti, mặc cảm cũng không ảo tưởng, ngạo
mạn,… các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội vì thế mà sẽ tốt đẹp hơn.
+ Khi tự biết mình, ta cũng sẽ chủ động chọn cách sống phù hợp, tự quyết định các mối
quan hệ phù hợp, từ tình bạn đến tình u và hơn nhân. Biết mình con người sẽ ln được
sống là chính mình.
+ Vậy, khi ta tự biết mình, mỗi người sẽ biết rõ mình là ai, mình cần gì, vị trí của mình là ở
đâu, làm gì và sống thế nào trong cuộc đời, những điều này sẽ giúp chúng ta thành công,
sống nhẹ nhàng, thanh thản, hạnh phúc.
+ Làm thế nào để con người rèn luyện được khả năng tự biết mình?: học hỏi, mở mang tầm
nhìn, hiểu biết – càng học rộng, hiểu nhiều càng biết đánh giá đúng về mình; lắng nghe để
thấu hiểu chính mình; lắng nghe những nhận xét, góp ý, đánh giá từ mọi người; tìm thấy
mình trong trải nghiệm, trong hành động…
- Bài học nhận thức và hành động: cần tự biết mình để thành cơng, hạnh phúc. 0,25đ
* Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25đ
* Sáng tạo: có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ; văn viết trơi chảy, lập luận chặt chẽ, thuyết phục;
có dẫn chứng phù hợp, xác đáng: 0,25đ