Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.16 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
DEVELOPMENT OF CATTLE RAISING IN PHUMY DISTRICT,
BINHDINH PROVINCE
Trần Quốc Vinh
Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Email:
TĨM TẮT
Chăn ni đại gia súc là một bộ phận của ngành chăn nuôi, với đối tượng sản xuất là các loại động vật
nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu con người. Trong những năm qua, cùng với sự phát
triển kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng nâng cao do đó địi hỏi việc chăn nuôi đại gia súc phải
phát triển để đáp ứng yêu cầu mới. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,
đồng thời diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng giảm đã đặt ra cho chăn nuôi đại gia súc những vấn đề
bức thiết. Bài viết này nhằm đưa ra những nhận xét đánh giá về thực trạng của tổ chức quản lý việc phát triển
chăn nuôi đại gia súc ở huyện, đề xuất một số biện pháp để phát triển chăn nuôi đại gia súc của địa phương
trong những năm tới.
Từ khóa: chăn ni; phát triển chăn ni; chăn ni đại gia súc; phát triển chăn nuôi đại gia súc; chăn
nuôi huyện Phù Mỹ
ABSTRACT
Cattle raising is part of animal husbandry, in which cattle are raised to supply products for meeting
people’s needs. During the past years, along with the development of economy, consumer demand has been
higher and higher; therefore, cattle raising is required to develop in view of meeting new needs. However, in
recent times, diseases have been sophisticatedly on the increase; in addition, agricultural land has been reduced.
This results in the fact that cattle raising has to cope with urgent issues. This paper is aimed to evaluate the
importance of the development of cattle raising in terms of the socio-economic development in Phumy District;
giving comments on the reality of the management of cattle raising development in this district and finding out
some solutions to developing cattle raising in the locality over the next years.
Key words: animal husbandry; husbandry Development; cattle Raising; cattle raising development;
Phumy District Cattle Raising



1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là trâu bị
là nghề chăn ni truyền thống nhưng vẫn có vai
trị quan trọng đối với nơng nghiệp Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập. Riêng đối với huyện Phù
Mỹ, những năm qua hoạt động chăn nuôi đại gia
súc có bước phát triển, đóng góp tích cực vào giá
trị sản xuất, bước đầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm thịt cho thị trường, nâng cao thu nhập
cho nhà chăn ni. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt
động chăn ni cịn mang tính tự phát chưa hình
thành việc chăn ni theo hình thức tập trung,
năng suất và chất lượng vật ni cịn thấp, đồng
thời diện tích đất nơng nghiệp đang ngày càng
thu hẹp đã đặt ra cho ngành chăn nuôi huyện

Phù Mỹ những vấn đề bức thiết. Để làm rõ vấn
đề, bài viết này đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý
thuyết về phát triển chăn ni để hình thành
khung nội dung nghiên cứu thực trạng chăn nuôi
đại gia súc ở địa phương, làm rõ nguyên nhân và
đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ổn định
chăn nuôi đại gia súc, từ đó góp phần nâng cao
thu nhập cho nơng dân, giảm khoảng cách giàu
nghèo, phát triển kinh tế ở địa phương.
2. Cơ sở lý thuyết về phát triển chăn ni
Chăn ni nói chung và chăn ni gia súc
nói riêng trong Nông nghiệp là ngành kinh
tế quan trọng không chỉ với các nước Đang phát

triển mà cả với các nước phát triển. Đã có nhiều
nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới mà ngày
105


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

nay chúng ta vẫn có thể vận dụng vào thực tiễn
phát triển chăn nuôi của Việt Nam.
Quan điểm phát triển chăn nuôi thể hiện
ngay từ thời David Ricacdo (1772 – 1823). Nhà
kinh tế học người Anh cho rằng phát triển nông
nghiệp phải chú trọng phát triển chăn ni qua đó
sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất quan trọng
nhất là đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật cơng
nghệ sản xuất nơng nghiệp góp phần tăng năng
suất và thu nhập của nông dân [17]. Theo Lewis
(1954) đại diện cho trường phái Tân cổ điền muốn
phát triển nơng nghiệp thì phải chuyển dịch lao
động từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp hay những
ngành có năng suất cao hơn. Khu vực nơng nghiệp,
tồn tại tình trạng dư thừa lao động và lao động
dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực
cơng nghiệp [16]. Chính Lewis đã chỉ ra tầm quan
trọng của sự phát triển nông nghiệp trong q trình
này đã tạo ra sự tích lũy vốn cho sự phát triển cơng
nghiệp hay q trình chuyển dịch sẽ giúp cho
cả nông nghiệp và công nghiệp cùng phát triển
và do đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong ngành
nơng nghiệp, khác với ngành trồng trọt, ngành

chăn ni có khả năng phát triển sản xuất lớn theo
hướng cơng nghiệp hóa và do đó sẽ thu hút lao
động dư thừa từ trồng trọt. Torado (1990) cho rằng
sự phát triển nông nghiệp là quá trình chuyển đổi
từ độc canh tới đa dạng hóa rồi chun mơn hóa
[15]
. Nếu xét trên phương diện cơng nghệ q trình
này từ cơng cụ thơ sơ tiến tới cơng cụ máy móc
cùng với đầu vào từ cơng nghiệp tiến tới giai đoạn
cơ giới hóa nơng nghiệp. Đây cũng là q trình
chăn ni quy mơ hộ gia đình nhỏ tiến dần tới
trang trại chăn nuôi được chuyên môn hóa cao tận
dụng lợi thế quy mơ để áp dụng kỹ thuật hiện đại
nhờ đó sản lượng chăn ni tăng lên không ngừng
nhờ tăng năng suất. Với cách tiếp cận mơ hình hàm
sản xuất Sung Sang Park (1992) cho rằng phát
triển nơng nghiệp q trình phát triển nơng nghiệp
trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển
và phát triển [14]. Mỗi giai đoạn phát triển, sản
lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác
nhau. Giai đoạn sơ khai, sự phát triển nông nghiệp
chỉ dựa vào khai thác yếu tố từ tự nhiên và lao
động (chủ yếu theo chiều rộng). Giai đoạn đang
phát triển, sự phát triển dựa vào ngồi các yếu
tố ban đầu cịn dựa vào các yếu tố đầu vào được
sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón, thuốc
106

hóa học). Giai đoạn phát triển nhờ sử dụng các yếu
tố sản xuất từ công nghiệp đặc biệt máy móc và

kỹ thuật hiện đại mà năng suất nơng nghiệp tăng
lên. Theo Park quá trình phát triển này cũng là
q trình chuyển dịch mạnh lao động khỏi nơng
nghiệp nhằm giải quyết tình trạng lao động
dư thừa. Đây cũng chính là mơ hình phát triển chăn
ni.
Phát triển nơng nghiệp cũng là mục tiêu của
nhiều nghiên cứu Việt Nam, các nghiên cứu này
cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện
nhiều khía cạnh khác nhau. Nội dung đầu tiên
mà nhiều nghiên cứu như Nguyễn Sinh Cúc
(2003) và Hồng Thị Chính (2010) đã khẳng định
là sự gia tăng quy mô sản lượng trồng trọt và chăn
nuôi thông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất nông
nghiệp [13] [12]. Nhưng nội dung này mới
chỉ phản ánh về mặt lượng, các nghiên cứu còn đi
vào xem xét năng suất của các ngành, các sản
phẩm chủ yếu trong nơng nghiệp. Khơng dừng
ở đó các nghiên cứu còn đề cập tới nội dung tới
sự phát triển của các ngành trong nông nghiệp
và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Việc
huy động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất
được đề cập tới, Nguyễn Xuân Thảo (2004)
và Nguyễn Sinh Cúc (2003) đề nghị đầu tư nhiều
hơn cho nông nghiệp [8] [13]. Đào Thế Tuân
(2008) khẳng định phải nâng cao trình độ kỹ thuật
và cơng nghệ trong sản xuất nơng nghiệp nói
chung và chăn ni nói riêng [10]. Tổ chức sản
xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt
Nam những đột phá trong tổ chức sản xuất nơng

nghiệp đã trở thành cú hích phát triển. Nguyễn
Sinh Cúc (2003), Trần Đức (1998), Đặng Kim
Sơn (2008) và Bùi Quang Bình (2012) khẳng định
nên sử dụng mơ hình kinh tế trang trại và thực
hiện dồn điền đổi thửa mở rộng quy mơ chăn ni
[13] [9] [7] [3]. Ngồi ra thu nhập của các hộ nông
dân cũng được quan tâm nghiên cứu.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất
có những đặc điểm riêng rất khác với ngành
trồng trọt theo Đinh Phi Hổ (2003) bao gồm:
Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn
nuôi là các cơ thể sống động vật, có hệ thần kinh
cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất
định. Để tồn tại, các đối tượng này luôn cần đến
một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

thường xuyên, không kể các đối tượng này có
nằm trong q trình sản xuất hay khơng. Thứ
hai, chăn ni có thể phát triển tỉnh tại tập trung
mang tính chất như sản xuất cơng nghiệp hoặc di
động phân tán mang tính chất như sản xuất nơng
nghiệp. Thứ ba, chăn nuôi là ngành sản xuất
đồng thời cho nhiều sản phẩm [11].
Riêng phát triển chăn ni nói chung và
bị thịt nói riêng Bùi Quang Bình (2004) cơng bố
nghiên cứu đã xem xét tình hình phát triển chăn
ni bị thịt ở tỉnh Bình Định trên các khía cạnh

phát triển về số lượng, quy mô, chất lượng, tổ
chức sản xuất, giải quyết các yếu tố đầu vào và
thị trường tiêu thụ [1]. Các giải pháp phát triển
cũng theo hướng hoàn thiện các nội dung này.
Trong nghiên cứu công bố năm 2005, Bùi Quang
Bình đã khẳng phát triển chăn ni bị thịt trên
cơ sở khai thác các thế mạnh về tự nhiên lao
động và truyền thống chăn nuôi ở đây sẽ bảo
đảm sự phát triển bền vững nền kinh tế ở đây là
bài học hữu ích cho nhiều địa phương [2].
Từ kết quả các nghiên cứu trên có thể rút
ra các nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc
bao gồm: (i) phát triển về quy mô chăn nuôi; (ii)
nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi; (iii) tổ
chức tốt sản xuất trong chăn ni; (iv) Hồn
thiện hệ thống cung cấn dịch vụ đầu vào; (v) Thị
trường đầu ra cho sản phẩm. Đây là khung nội
dung dùng cho nghiên cứu này.
3. Thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia
súc trên địa bàn huyện Phù Mỹ:
3.1. Điều kiện tự nhiên:
Huyện Phù Mỹ là một trong 4 huyện, thành
phố ven biển của tỉnh Bình Định, là đồng bằng
khu vực giữa tỉnh, hình thành từ hệ thống sông La
Tinh nhỏ nhất tỉnh, là huyện duy nhất của tỉnh sở
hữu cùng lúc hai đầm lớn với hai hệ sinh thái biển
đặc thù khác nhau. Diện tích tự nhiên toàn huyện
là 550,47 Km2, dân số năm 2012 là 170.537
người, chiếm 9,1% diện tích và 11,38% dân số
tồn tỉnh. Tồn huyện có 17 xã và 2 thị trấn.

3.2. Tình hình phát triển về quy mơ chăn ni
Hoạt động chăn ni, đặc biệt là chăn ni
trâu bị trong thời gian qua ở huyện có nhiều
chuyển biến, đóng góp tích cực vào tổng giá trị
sản xuất của địa phương. Trong năm 2011 chăn

nuôi chiếm 9,34% tổng giá trị sản xuất (theo giá
hiện hành) thì trong đó hoạt động chăn ni trâu
bị đạt 179,564 tỷ đồng chiếm 26,40% trong cơ
cấu ngành chăn ni. Trâu bị chủ yếu dùng để
lấy thịt và dùng sức kéo để phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Phù Mỹ là huyện có tổng đàn trâu bị lớn
so với các huyện trong tỉnh. Tổng đàn bị có xu
hướng tăng trưởng nhanh trong những năm qua.
Năm 2005 tổng đàn bò là 58.905 con chiếm
20,37% toàn tỉnh, đến năm 2011 là 46.212 con
chiếm 18,35% tồn tỉnh, tỷ lệ bị lai trên tổng đàn
từ 38,8% năm 2005 tăng lên 57,8% năm 2011.
Đàn bò có xu hướng tăng từ năm 2004 là 51.618
con đến năm 2006 là 65.837 con, từ năm 2007
đến 2011 đàn bị có xu hướng chững lại và giảm
[4]. Tốc độ giảm bình quân giai đoạn 2007 là
5,25%/năm. Nguyên nhân do dịch long móng lở
mồm xảy ra nhiều xã, do bãi chăn ngày càng thu
hẹp, giá vật tư thức ăn liên tục tăng cao, trong khi
giá bò giống, bò thịt giảm và không ổn định.
Đối với đàn trâu từ năm 2004 là 5.094 con
trong đó dùng để cày kéo chiếm tỷ lệ khá cao là
52,06%, đến năm 2011 là 5.772 con trong đó tỷ
lệ dùng cày kéo có xung hướng giảm nhưng vẫn

ở mức cao là 46,81%. Do tập quán canh tác ở địa
phương, đa số nuôi trâu để dùng sức kéo, thay
thế cơ giới hóa, vấn đề ni trâu dùng lấy thịt
cịn ít quan tâm. Trâu dùng xẻ thịt cơ bản cung
cấp thị trường phía Nam và phía Bắc, sản lượng
thịt trâu hơi xuất chuồng có xu hướng tăng từ 59
tấn năm 2004 lên 289,5 tấn năm 2011. Tuy nhiên
so với thịt bị, giá thịt trâu có thấp hơn, theo giá
hiện hành thì hiện nay thịt trâu khoảng 25 triệu
đồng/tấn cịn thịt bị thì ở mức cao hơn khoảng
44 triệu đồng/tấn, nếu so sánh về giá trị kinh tế
thì ni bị có giá trị và hiệu quả hơn, đây là một
ngun nhân khiến đàn trâu có số lượng ít so với
tổng số đại gia súc.
Bảng 1. Số lượng trâu bò Phù Mỹ
Số lượng

ĐV

Năm
2004

Năm
2011

Biến
động

Đàn trâu


Con

5.094

5.772

+678

Trong đó:
cày, kéo

Con

2.652

2.702

+50

Đàn bị

Con

51.618

46.212

-5.406

Trong đó:

cày, kéo

Con

17.730

12.708

-5.022
107


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

Bò lai

Con

15.485

26.732

+11.247

Thịt trâu

Tấn

59


289,5

+230

Thịt bò

Tấn

2.801

3.765

+964

Tuy nhiên số lượng đàn trâu bị phân bổ
khơng đồng đều giữa các vùng sinh thái. Sự
phân bổ đàn trâu bò chủ yếu tập trung ở các xã
đồng bằng và chiếm tỷ lệ khá cao là 76,36% đối
với đàn trâu và 78,50% đối với đàn bị. Ngun
nhân là do các xã vùng này có diện tích chăn thả
rộng lớn, tiềm năng đất đai phong phú thuận lợi
cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là
chăn ni bị thịt.
3.3. Tình hình nâng cao chất lượng sản phẩm
chăn nuôi
Chất lượng sản phẩm chăn nuôi trong
những năm gần đây ngày càng được cải thiện.
Năm 2006 tổng đàn bò tăng lên là 65.387 nhưng
đến năm 2011 số lượng còn là 46.212 con. Tuy
giảm về số lượng đầu con nhưng sản lượng thịt bị

hơi xuất chuồng có xu hướng tăng (từ 2.801 tấn
năm 2004 lên 3.765 tấn năm 2011) do chất lượng
đàn bò ngày càng nâng cao, tỷ lệ bò lai từ 38,8%
năm 2005 tăng lên 40,12% năm 2006 và đến 2011
đạt 57,84%. Giống bò ở Phù Mỹ chủ yếu là bò
vàng Việt Nam, tỷ lệ bò lai khoảng từ 55-60%.
Các giống bò được đưa vào lai cải tạo đàn bò ở địa
phương chủ yếu gồm các giống: Brahman trắng,
đỏ, Red Sind, Sahiwal [5]. Hiện nay trung tâm
giống vật nuôi đang triển khai khảo nghiệm đưa
các giống bò chuyên thịt chất lượng cao như:
Drrought Master, Red Angus. Kết quả bước đầu
cho thấy con lai của các giống mới này rất phù
hợp với thị hiếu của bà con nông dân, con lai sinh
trưởng phát triển nhanh, phẩm chất bò chuyên thịt
phát huy tốt trên nền lai giống bò nền Zebu, bê
con từ 7 - 8 tháng tuổi có giá bán từ 12-13 triệu/
con tăng từ 40-45% so với các giống bê lai khác.
Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của chương
trình cải tạo đàn bị của địa phương, đã từng bước
nâng cao chất lượng sản phẩm giống bị theo
hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng theo thị hiếu
của người tiêu dùng, phù hợp với cơ chế thị
trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, so với
các địa phương trong tỉnh, tỷ lệ bò lai ở Phù Mỹ
cịn thấp (bình qn của tỉnh năm 2011 là 68%).
108

Trong năm 2012, huyện Phù Mỹ đã thí
điểm mơ hình vỗ béo đàn bò tại Xã Mỹ Trinh

với số lượng 6 con. Sau 2 tháng vỗ béo theo
công thức của mô hình, bị tăng trọng bình qn
từ 0,91 - 1,3kg/hơi/ngày [6]. Đây là một thành
cơng của mơ hình, tuy nhiên việc chuyển giao
mơ hình cho người dân cịn nhiều bất cập, phải
có sự theo dõi và hướng dẫn cụ thể của nhân
viên khuyến cơng thì việc vỗ béo đàn bị mới
thành cơng được.
3.4. Tình hình tổ chức sản xuất trong chăn
ni
Là địa phương có tổng diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp tương đối lớn 18.608,69 ha
(2005) chiếm 33,80% tổng diện tích tồn huyện,
đến năm 2010 18.206,21 ha chiếm 33,03% diện
tích tồn huyện. Từ việc sản xuất nơng nghiệp,
hàng năm hình thành một lượng phụ phẩm nông
nghiệp hết sức lớn, các phụ phẩm như: rơm, bã
sắn, thân đậu phụng… góp phần vào lượng thức
ăn cho chăn ni, đặc biệt là trâu bị. Ngoài ra, là
một địa phương ven biển, ven đầm, hàng năm,
người dân trong huyện khai thác, nuôi trồng
khoảng trên 40.000 tấn thủy hải sản. Sau khi lựa
chọn chế biến và tiêu dùng cịn lượng sản phẩm
phụ khơng nhỏ khoảng từ 10 - 15%. Nếu thu
gom, chế biến tốt thì đây là nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng cho chăn nuôi trong giai đoạn vỗ béo.
Chăn ni trâu bị cịn tập trung nhiều ở
các hộ nơng dân. Tồn huyện có khoảng 43.874
hộ, trong đó khu vực nơng thơn là 39.490 hộ,
chiếm tỷ lệ 90,91%. Quy mơ đàn trâu bị của mỗi

hộ ở Phù Mỹ từ 1-5 con là trên 90%, chăn nuôi
chủ yếu là theo hình thức chăn thả, tận dụng phụ
phẩm trong sản xuất nông nghiệp, thiếu hiểu biết
về kỹ thuật chăn ni nên năng suất cịn thấp.
Chăn ni theo hướng trang trại và tập
trung đã hình thành và bước đầu phát triển, năm
2010 huyện Phù Mỹ có 75 trang trại chăn ni
bị, chiếm 14,9% tổng số trang trại tồn tỉnh, số
trang trại có quy mơ từ 10-49 con là 70 trạng trại
chiếm 15,5% tồn tỉnh, số trang trại có quy mơ
trên 50 con là 6 trang trại chiếm 10% tồn tỉnh.
Nhìn chung số lượng trang trại chăn ni cịn
chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu các hình thức chăn
ni, quy mô sản xuất các trang trại từ 50-100
con/trang trại chưa nhiều, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

tán còn chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn bị thịt
(trên 90%) vẫn là chăn ni nhỏ, phân tán trong
các nông hộ. Công nghệ chăn nuôi đổi mới chưa
nhiều, chủ yếu chăn nuôi theo phương thức chăn
thả là chính, việc chăn ni theo hình thức tập
trung, bán cơng nghiệp cịn hạn chế.

thời gian. Tồn huyện có 11 điểm thụ tinh nhân
tạo bò với 11 dẫn tinh viên phân bổ trên 19 xã, thị
trấn chưa đáp ứng nhu cầu cho các địa phương
còn lại, trong thời gian tới cần thiết phải củng cố

và mở rộng thêm những vùng có điều kiện.

3.5. Hệ thống cung cấp dịch vụ đầu vào

Hoạt động mua bán sản phẩm thịt bò trên
địa bàn huyện cịn mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên
kết “4 nhà”, việc mua bán dựa trên sự thỏa thuận
giữa thương lái và nhà chăn ni, chưa mang tính
thị trường. Thương lái đi mua theo hình thức gom
hàng từng nhà chăn ni rồi tập kết vận chuyển
tiêu thụ khơng có điểm mua bán tập trung vì vậy
nhà chăn ni ln là người chịu thiệt thịi.

Lao động trong ngành nơng nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của huyện
Phù Mỹ, số lao động trong lĩnh vực nông lâm
thủy sản năm 2010 là 82.090 người chiếm tỷ lệ
86,95% tổng số lao động tham gia trong các lĩnh
vực kinh tế của huyện. Riêng đối với ngành sản
xuất nông nghiệp số lao động chiếm tỷ lệ
85,62%, thủy sản là 14,35% và lâm nghiệp là
0,03%. Đây là một thuận lợi trong ngành nơng
nghiệp nói chung và chăn ni nói riêng, tuy
nhiên chất lượng nguồn lao động ở huyện chưa
cao, đa số là lao động lớn tuổi và tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt thấp, khoảng 21,11%.
Trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và
sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là chăn ni nói
riêng, yếu tố vốn là yếu tố quan trọng, góp phần
đảm bảo quá trình sản xuất được ổn định, liên tục.

Chăn nuôi đại gia súc là hoạt động phải đầu tư số
vốn ban đầu tương đối lớn so với các loại hình
chăn ni khác. Tuy nhiên do hoạt động chăn
ni trâu bị ở huyện cịn mang tính nhỏ lẻ, bình
qn số đàn bò từ 1-5 con / hộ dân chiếm tỷ lệ
khá lớn, việc chăn ni chưa mang tính tập trung
nên việc tiếp cận các nguồn vốn vay cịn hạn chế.
Tính đến cuối năm 2010 Ngân hàng chính sách xã
hội đã cho vay 184.818 triệu đồng cho 17.316 hộ
nhằm giải quyết việc làm và phát triển kinh tế, đa
phần là giải quyết cho các hộ nghèo và cận nghèo
để phục vụ sản xuất nông nghiệp, riêng đối với
các khoản vay phục vụ chăn ni đại gia súc cịn
thấp, hoạt động giải ngân các khoản vay dùng cho
mục đích này cịn nhiều bất cập.
Hệ thống cung ứng kỹ thuật phục vụ chăn
nuôi huyện gồm có 2 cơ quan đó là Trạm Thú y
và Trạm Khuyến nông. Trong những năm qua hệ
thống này cơ bản làm tốt chức năng và nhiệm vụ.
Tuy nhiên do lực lượng và cơ sở vật chất còn
nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Các mơ
hình chăn ni chỉ dừng lại ở trình diễn, chưa
nhân rộng đươc mơ hình, làm lãng phí kinh phí và

3.6. Thị trường đầu ra cho sản phẩm

Hoạt động giết mổ đại gia súc chưa mang
tính tập trung, tồn huyện chưa có điểm giết mổ
tập trung, đa số giết mổ tại địa điểm trong khu
dân cư với hệ thống thủ cơng vì vậy vấn đề đặt ra

cho huyện Phù Mỹ là chất lượng vệ sinh an tồn
thực phẩm và vấn đề mơi trường do hoạt động
giết mổ là những vấn đề bức xúc. Hiện nay đang
quy hoạch 2 điểm là ở thị trấn Phù Mỹ và thị trấn
Bình Dương nhưng tới nay chưa triển khai xây
dựng được vì chưa thống nhất được mặt bằng.
Thơng tin thị trường cho thấy trước năm
2007, thịt bò của Bình Định nói chung và Phù Mỹ
nói riêng phần lớn được đưa đi tiêu thụ tại các
khu vực phía Nam như Thành Phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai. Tuy vậy số lượng bò đưa vào tiêu thụ
tại thị trường này đã có sự sụt giảm nhanh trong
những năm gần đây do sự cạnh tranh của bò nhập
khẩu từ Campuchia và Thái Lan. Hiện lượng bò
đưa đi tiêu thụ tại khu vực phía Nam chỉ chiếm
khoảng 30% bị xuất bán khỏi tỉnh. Thơng tin này
hồn tồn phù hợp với số liệu thống kê với số
lượng bò xuất đi của Chi Cục Thú y tỉnh [5].
Ngược lại thị trường tiêu thụ Đà Nẵng và Quảng
Nam đang ngày trở nên quan trọng với bò thịt
Bình Định. Thơng tin khảo sát từ thương lái cho
thấy khoảng 70% lượng bị thịt của Bình Định
đang được đưa đi tiêu thụ ở thị trường Đà Nẵng
và Quảng Nam, trong khi đó lượng bị thịt tiêu thụ
ở địa phương thấp (khoảng 5%).
Đối với đàn trâu ở huyện Phù Mỹ năm
2011 là 5.772 con 20.571 con chiếm 28,05% tổng
số trâu Bình Định (6). So với các địa phương lân
cân, số lượng trâu Phù Mỹ nằm ở nhóm trung
109



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

bình, các hộ nơng dân ni trâu chủ yếu để dùng
sức kéo trong quá trình sản xuất nơng nghiệp,
riêng đối với sản phẩm thịt trâu thì trên thị trường
Bình Định ít tiêu thụ mà chủ yếu xuất bán ra khỏi
tỉnh nhất là Thành Phố Hồ Chí Minh và thị trường
phía Bắc nhưng số lượng khơng đáng kể.
3.7. Những tồn tại và thách thức:
Từ phân tích đã chỉ ra những tồn tại và
thách thức sau: (i) Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật nhiều
trang trại và hộ chăn nuôi chưa đáp ứng cho đầu tư
chăn nuôi thâm canh; (ii) Phương thức chăn ni
cịn mang tính quảng canh, quy mơ nhỏ, phân tán
mang tính tận dụng tự nhiên cịn chiếm tỷ lệ cao.
Chăn ni trang trại bị thịt quy mô nhỏ, trang
thiết bị lạc hậu, thiếu đồng cỏ chăn thả bị; (iii)
Quy mơ vốn cần thiết cho hoạt động chăn ni đại
gia súc tương đối lớn, trong khi đó thời gian thời
gian thu hồi vốn đầu tư thường dài hơn so với hoạt
động kinh doanh khác. Phần lớn các hộ chăn ni
đều nói rằng họ thiếu vốn đầu tư cho việc chăn
ni trâu bị. Tuy vậy nguồn vốn đầu tư cho ni
bị hiện tại phần lớn là vốn tự có của nơng hộ, các
hộ khơng tiếp cận được nguồn vốn vay do lãi suất
q cao và khơng có tài sản để thế chấp. (iv) Bãi
chăn thả và đồng cỏ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp
do các địa phương phát triển mạnh trồng rừng sản

xuất. Phù Mỹ có diện tích đất ít nên thiếu đất để
phát triển đồng cỏ. Tỉnh đã có chủ trương khuyến
khích nơng dân chuyển đổi một số đất canh tác
kém hiệu quả sang trồng cỏ cho chăn nuôi, nhưng
nhiều địa phương, nhiều nông hộ vẫn chưa mạnh
dạn thực hiện. Vì vậy tình trạng thiếu thức ăn thơ
xanh ni trâu bị là phổ biến, đặc biệt là mùa khô
hạn và mùa lũ. (v) Vấn đề liên kết nội thị trường
bò thịt giữa các doanh nghiệp, thương lái, lị mổ
với người chăn ni bị thịt cịn hạn chế. Hiện nay
là quan hệ mua bán khi có nhu cầu, thường bán tại
nhà cho các thương lái, các lò mổ ở địa phương,
rất ít bị ni được vỗ béo trước khi xuất bàn.
Thương nhân, cơ sở chế biến, đại lý thu gom…
chưa có liên kết, chưa có hợp đồng thu mua với
nông dân. Việc mua sản phẩm thông qua tư
thương, người mua bán nhỏ không ổn định nên
chưa chủ động định hướng chất lượng, tiêu chuẩn
sản phẩm dẫn đến giá cả bấp bênh.
4. Giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc:
Thứ nhất, về quy hoạch: rà soát, điều
110

chỉnh, xây dựng quy hoạch các sản phẩm chăn
nuôi chủ lực như bò thịt, các cơ sở sản xuất, chế
biến và cung ứng thức ăn chăn nuôi, vùng sản
xuất nguyên liệu, đồng cỏ; quy hoạch, tổ chức
lại hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo
hướng công nghiệp gắn với vùng chăn ni hàng
hóa, vệ sinh thú y, vệ sinh an tồn thực phẩm và

xử lý mơi trường.
Thứ hai, về khoa học và công nghệ:(i) Đối
với giống và công tác giống: Nâng cao chất lượng
thịt bò, đưa các giống bị chun thịt có trọng
lượng lớn, tỷ lệ thịt cao, chất lượng tốt là một
trong những nhân tố có tính quyết định sự bền
vững và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhập tinh bò đực giống cao sản chuyên thịt thích
hợp
như:
Red
Angus;
Droughmaster,
Crimousine… cho lai với bị cái nền lai Zebu, tạo
giống bị ni thịt chất lượng cao; Xây dựng các
vùng giống sản xuất giống bò lai chất lượng cao
trong dân, phải hình thành trong huyện ít nhất có
một xã chun sản xuất giống bò lai chất lượng
cao, đồng thời củng cố và phát triển hệ thống thụ
tinh nhân tạo trong huyện, kết hợp thụ tinh nhân
tạo với sử dụng bò đực lai nhảy trực tiếp ở vùng
khơng có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo bò. (ii)
Đối với thức ăn và nuôi dưỡng: Cần quy hoạch và
cân đối các loại đất trồng, đồi núi trọc dành cho
việc xây dựng đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, tùy
theo quy mô sản xuất của đơn vị, cá nhân mà giao
diện tích đất hợp lý và giao quyền sử dụng đất lâu
dài để ổn định sản xuất; Nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ và khuyến khích nơng dân tận dụng
mọi quỹ đất chưa sử dụng hết, đất bạc màu trồng

các cây trồng khác không hiệu quả sang trồng
thâm canh giống cỏ cao sản dùng làm thức ăn
xanh cho bò. (iii) Đối với giải pháp vỗ béo: nhân
rộng mơ hình đồng thời hướng dẫn cụ thể nơng
dân quy trình vỗ béo bị thịt trước khi xuất
chuồng bằng thức ăn sẵn có tại địa phương, đồng
thời sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tinh tự
trộn, thức ăn bổ sung để thâm canh vỗ béo bò thịt
trước khi xuất bán. (iv) Đối với vệ sinh phòng
bệnh và thú y: cần tiêm phịng vaccin long móng
lở mồm và Tụ huyết trùng cho đàn bò 2 lần/năm,
đồng thời phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh
tại các vùng giống bị lai. Ngồi ra, cần phải xây
dựng mạng lưới thú y cơ sở để phát hiện và ngăn
chăn kịp thời dịch bệnh. (v) Đối với chuồng trại:


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

cần xây dựng kiên cố, đảm bảo ấm áp về mùa
đơng, thống mát về mùa hè, tránh được gió lùa
để đàn vật ni đảm bảo khả năng phát triển.
Thứ ba, về Tổ chức tốt sản xuất kinh
doanh chăn nuôi đại gia súc: Đối với hộ chăn
nuôi: giải quyết tốt vấn đề về vốn và trình độ lao
động, sẽ đề cập ở phần dưới đây. Ở đây chỉ đề
cập tới 2 vấn đề là về đất đai và hỗ trợ kiến thức
về kỹ thuật và quản lý kinh doanh. Để giải quyết
tốt vấn đề này, chính quyền địa phương cần rà
sốt cấp sổ đỏ cho các hộ nơng dân, đồng thời

tiến hành kiểm kê đất theo đó đánh giá hiện
trạng sử dụng đất, từ đó đẩy mạnh việc giao đất
hoang chưa sử dụng cho nơng dân. Ngồi ra,
phải có giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật và
quản lý chăn ni bị thịt thâm canh cho người
dân và cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và quản
lý thông qua trạm khuyến nông và trạm thú y.
Thứ tư, về về lao động: Hiện nay tại huyện
Phù Mỹ đã có Trung tâm dạy nghề, tuy nhiên
ngành nghề phục vụ cho việc sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn ni cịn
hạn chế và ít học viên vì vậy chính quyền cần có
biện pháp tun truyền và có chính sách thu hút
để đào tạo lao động lĩnh vực này. Ngồi ra chính
quyền cần phải xây dựng một kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực theo Quyết định số 532/QĐUBND ngày 28 tháng 9 năm 2012 về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình
Định giai đoạn 2011-2010, đặc biệt trong đó chú
trọng cơng nghiệp hóa nơng nghiệp nơng thôn.
Thứ năm, về vốn: Vấn đề vốn là vấn đề
cấp thiết của người sản xuất nơng nghiệp nói
chung và chăn ni đại gia súc nói riêng. Trong
những năm qua, nhà nước cũng có nhiều biện
pháp để người chăn ni tiếp cận được các
nguồn vốn vay, tuy nhiên cần phải hoàn thiện

hơn nữa cơ chế và chính sách ưu đãi từ nguồn
vốn này. Bao gồm các hình thức: thứ nhất là
tuyên truyền cho nhà chăn ni những chính
sách hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực chăn

nuôi, thứ hai là cần thiết kéo dài thời hạn vay
vốn thay vì 5 năm như hiện nay, vì chăn ni đại
gia súc có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm
và yêu cầu phải đầu tư liên tục, thứ ba là tạo điều
kiện hơn nữa để người dân tiếp cận được nguồn
vốn bằng các biện pháp cho vay bằng tín chấp
thay vì thế chấp như hiện nay, hoặc thơng qua
các hội đồn thể: hội Phụ nữ, hội nông dân
huyện, xã để các hộ chăn nuôi vay nguồn vốn hỗ
trợ lãi suất để phục hồi phát triển chăn nuôi.
Thứ sáu, về thị trường đầu ra: Chính
quyền địa phương cần tiến hành ra sốt, quy
hoạch và xây dựng các điểm giao dịch thuộc lĩnh
vực chăn ni, đặc biệt là đại gia súc, ngồi ra cần
có những chính sách đối với các doanh nghiệp thu
mua, bao tiêu sản phẩm chăn ni. Ngồi ra phải
kịp thời thơng tin thị trường cho các hộ chăn nuôi
đại gia súc để nắm bắt thông tin và tiến hành sản
xuất kinh doanh cho phù hợp.
5. Kết luận
Chăn nuôi đại gia súc là một lĩnh vực
mang lại thu nhập cho nhà chăn nuôi. Dự báo
triển vọng thị trường cho thấy thị trường thịt trâu
bò sẽ tiếp tục diễn biến thuận lợi, người tiêu
dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều thịt trâu bị
hơn sau sự cố sử dụng chất tạo nạc trong chăn
nuôi heo ở Việt Nam. Để chăn ni trâu bị
huyện Phù Mỹ phát triển, địa phương cũng như
nhà chăn nuôi phải tận dụng những lợi thế đồng
thời khắc phục những tồn tại, yếu kém, làm tốt

những giải pháp đã nêu ở phần trên, từ đó mới
góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân,
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Quang Bình, Đề tài cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển chăn ni bị thịt tại
tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2010”, năm 2004, số trang (14-28).
[2] Bùi Quang Bình, Chăn ni bò thịt - con đường phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 20, năm 2005, số trang (64).
[3] Bùi Quang Bình, Giáo trình kinh tế Phát triển, NXB TT và Truyền Thông, năm 2012.
[4] Chi cục Thống kê huyện Phù Mỹ, Niên giám thống kê 2004 - 2011, Chi cục thống kê Phù Mỹ.
111


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 11(72).2013

[5] UBND tỉnh Bình Định, Báo cáo hội thảo Nâng cao năng lực chăn ni bị thịt ở Bình Định,
UBND tỉnh Bình Định, năm 2012.
[6] Trạm Khuyến nơng Phù Mỹ, Báo cáo tổng kết mơ hình chăn ni vỗ béo bị, Trạm khuyến nơng
Phù Mỹ, năm 2012.
[7] Đặng Kim Sơn, Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, NXB Tri Thức, năm 2008.
[8] Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững Nơng thơn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia, năm 2004.
[9] Trần Đức, Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống Kê, năm 1998.
[10] Đào Thế Tuân, Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam, NXB Tri Thức, năm 2008
[11] Đinh Phi Hổ, Kinh tế Nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2003.
[12] Hồng Thị Chính, Để Nơng nghiệp phát triển bền vững, Tạp chí Phát triển Kinh tế số tháng 6,
năm 2010.
[13] Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, NXB Thống kê,
Hà Nội, năm 2003.

[14] Park S,S, Tăng trưởng và Phát triển (bản dịch), Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Trung tâm
Thông tin Tư liệu, Hà nội, năm 1992.
[15] Torado (1990), Economics for a Third World, Thord edition, Publishers Longman 1990.
[16] Lewis, A. W, ‘Economic Development with Unlimited Supplies of Labour’, The Manchester
School, 22 (2), 1954, pp.139-191.
[17] Ricardo (1821) On the Principles of Political Economy and Taxation,
/>(BBT nhận bài: 28/07/2013, phản biện xong: 05/08/2013)

112



×