Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN tố tác ĐỘNG đến TINH THẦN yêu nước và cứu nước của hồ CHÍ MINH TRONG GIAI đoạn 1890 1911 yếu tố nào tác ĐỘNG MẠNH NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.83 KB, 21 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA MARKETING
Ï&Ị

TIỂU LUẬN
Đề tài:

PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TINH THẦN
YÊU NƯỚC VÀ CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI
ĐOẠN 1890-1911. YẾU TỐ NÀO TÁC ĐỘNG MẠNH NHẤT?
GIẢI THÍCH?
HỌC PHẦN: 2121101001303 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và tên:
Trần Minh Thư
MSSV:
2121013396
Lớp:
21DMA06
GVHD:
TS. Nguyễn Thị Mộng Tuyền

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 01 năm 2022

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU___________________________________________________________1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:_____________________________________________1
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:_______________________________________________2
PHẦN NỘI DUNG_______________________________________________________4
A. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ CỨU
NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 1890-1911.__________________4
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG:______________________4
1. Thiên nhiên khắc nghiệt:__________________________________________4
2. Quê hương đói nghèo:____________________________________________5
3. Miền q nhiều cảnh sắc có nền văn hố đậm đà bản sắc dân tộc:__________5
4. Giàu truyền thống đánh giặc cứu nước:_______________________________6
5. Truyền thống hiếu học:____________________________________________7
II. GIA ĐÌNH:_______________________________________________________8
III. THỰC TIỄN XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI TK XIX- ĐẦU TK XX CÙNG
CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP:__________________________9
1. Về kinh tế:____________________________________________________10
2. Về chính trị:___________________________________________________12
3. Về văn hố:____________________________________________________13
IV. SỰ THẤT BẠI CỦA NHỮNG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI TK XIX –
ĐẦU TK XX:_______________________________________________________14
1. Một số phong trào nổi bật:________________________________________14
2. Nguyên nhân thất bại:___________________________________________15
V. NHÂN CÁCH CON NGƯỜI, TINH THẦN TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH:____16
B. NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LỚN NHẤT ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH._______________________________________________16
TÀI LIỆU THAM KHẢO_________________________________________________18

1

Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


LỜI NĨI ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
"Dân ta có một lịng nồng nàn u nước” - Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ
tịch Hồ Chí Minh khi nói về lịng u nước của dân tộc Việt Nam. Thật vậy, tình yêu quê
huơng, Tổ Quốc tự bao đời đã thấm nhuần trong dòng màu đỏ của mỗi người con Việt
Nam. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam,
là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam. Nghiêng mình
theo chiều dài lịch sử, ta có thể nhìn thấy bao nhiêu trái tim sục sơi đã sẵn sàng đứng lên,
hy sinh thân mình để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đồng bào, đất nước. Đặc biêt, sự kiện
ngày 05/06/1911 – Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hành trang mà Người mang theo là
lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực
hiện hồi bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đã trở thành một cột mốc lịch sử vĩ
đại, mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước được soi rọi dưới
ánh sáng chủ nghĩa Mac-Lênin đã giúp Người tìm ra được con đường cứu nước đúng
đắn: giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vơ sản. Từ đó, Hồ Chí Minh đã sáng
lập ra Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Bằng trí tuệ, bản lĩnh và phương pháp Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc ta từng bước sánh vai
với thời đại.
Trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp, đan xen những thời cơ và thử
thách, những tiêu cực và tích cực, những nghịch lý cuộc đời... thì ý nghĩa lịch sử và giá
trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu

nước nói riêng càng được tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Chúng ta đều nhận thức rõ, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ
lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và khát vọng giải phóng dân tộc cháy bỏng, cùng với
hoài bão lớn lao của một lãnh tụ thiên tài. Đây chính là động cơ và mục đích của chuyến
đi lịch sử ấy. Tuy nhiên, để hình thành nên tư tưởng yêu nước, cứu nước để quyết định ra
đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được nhiều nhân tố tác động, thúc giục đến mặt
tư tưởng, nhận thức và hành động trong giai đoạn 1890-1911 (thời niên thiếu của Người
2
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


trước khi ra đi tìm đường cứu nước). Đây cũng chính là lí do mà tác giả chọn đề tài này,
nhằm phân tích, lập luận những cơ sở đầu tiên dẫn đến việc hình thành nên tư tưởng vĩ
đại mang tầm vóc lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh, đem đến cái nhìn khách quan và sâu
sắc hơn cho người đọc trong việc nhận thức khoa học giá trị tư tưởng của Người đối với
cách mạng Việt Nam, từ đó có tư tưởng, tình cảm tích cứu trong việc sống và học tập
theo phong cách, tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Chỉ ra và phân tích những yếu tố tác động đến nhận thức và hành động từ đó giúp
hình thành nên tư tưởng u nước và cứu nước của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 18901911.
Xác định và giải thích được yếu tố chính, quan trọng nhất trong việc hình thành nên
tư tưởng yêu nước và cứu nước của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này.

3

Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


PHẦN NỘI DUNG

A. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ CỨU
NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 1890-1911.
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890,
tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An),
trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nơng dân. Q hương chính là cái nôi bồi dưỡng
nên tư tưởng yêu nước đáng trân trọng của Người.
1.

Thiên nhiên khắc nghiệt:
Với địa thế lưng tựa dải Trường Sơn hùng vĩ, trước mặt là Biển Đông bao la, thiên

nhiên đã ban tặng cho Nghệ An cảnh sắc "non xanh nước biếc như tranh họa đồ" , nhưng
cũng đặt con người nơi đây thường xuyên phải đối mặt, chống chọi với thiên tai, điều
kiện tự nhiên, khí hậu đầy khó khăn, khắc nghiệt. Nam Đàn là vùng sơng nước lầy lội, có
bão lụt, những cơn gió xốy mạnh tạo thành những “độc lơi” lớn. Điều kiện sông nước
như vậy đã tạo ra một cộng đồng dân cư định cư gồm nhiều nơi đến mang nhiều tinh hoa
khác nhau, đồng thời có một cuộc sống thường xuyên phải đấu tranh với thiên nhiên.

Chính điều đó, đã tơi luyện và hun đúc nên con người Nghệ An vừa có những phẩm chất
tốt đẹp chung của con người Việt Nam, vừa có những nét tính cách đặc sắc riêng của
người Xứ Nghệ, đó là: một lối sống gan góc, đầy bản lĩnh, trung kiên, sẵn sằng đương
đầu với khắc nghiệt. Ngay khi Bác Hồ sinh ra và lớn lên, cuộc sống sơng nước vẫn cịn
đậm nét. Vùng sơng nước Nam Đàn nói trên vừa cho tuổi thơ Hồ Chủ Tịch một cơ sở tình
cảm đồng thời tạo thêm cho tuổi trẻ của Người, gia đình của Người xóm làng của người
tinh thần đấu tranh lòng tin vào sức mạnh của chính mình.

4
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


2.

Q hương đói nghèo:
Hồn cảnh thiên nhiên đấy khơng thể khơng ảnh hưởng đến cuộc sống, tính cách và

con người ở đây. Dân làng Kim Liên sống cơ cực, đói khổ, họ đói khổ khơng chỉ do thời
tiết khắc nghiệt khơng làm nghề nơng được mà cịn do ruộng đất cày cấy khơng đủ, bình
qn mỗi đầu người là ba sào và hầu hết tập trung trong tay những gia đình giàu có. Số
đơng con người ở đây đói khổ, lam lũ, quanh năm chỉ phong phanh quần đùi. Do đó,
nhân dân lao động vùng lân cận thường gọi Làng Sen với cái tên không mấy thi vị là
“làng khố rách áo ơm”:
“Làng sen đóng khố thay quần

Ít cơm nhiều cháo tảo tần quanh năm”
( Ca dao ).
Chính vì thế, khi nói đến quê hương của Người, người ta thường nghĩ đến những
con người cần cù, nhẫn nại, gan gốc, đầy ý chí, nghị lực để làm ra hạt lúa, củ khoai. Mỗi
người họ thường nhắc nhở nhau rằng:
“Muốn ăn thì phải chăm làm
Một hạt thóc vàng chín hạt mồ cơi”
( Ca dao ).
Con người trong hồn cảnh đấy đã chung lưng đấu cật, yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau. Người ta lấy ý chí, nghị lực như một thứ tơn giáo để vươn tới hồn thiện mình. Là
một cậu bé mẫn cảm, Hồ Chí Minh ngay từ nhỏ đã sống và tiếp cận lối sống, phẩm chất,
tinh thần cũng tình làng nghĩa xóm,…của con người Nghệ An, chính điều đó đã xây dựng
nên một tấm lòng bao dung, nhân ái, u nước, thương dân góp phần hình thành nên tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3. Miền q nhiều cảnh sắc có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc:
“Nghệ An phải trở thành điểm đến du lịch lịch sử vào loại đệ nhất giang sơn” (Phó
Thủ tướng Vũ Khoan phát biểu tại lễ công bố năm du lịch Nghệ An ở thành phố Vinh
ngày 24/02/2005). Nam Đàn chính là huyện có nhiều danh thắng nổi tiếng, nơi chung đúc
nhiều tú khí, nơi sinh ra nhiều nhân tài tuấn kiệt làm nên nhiều kỳ tích kỳ vĩ. Những kỳ
tích của các vĩ nhân đã làm lung linh, linh thiêng cho các thắng cảnh danh lam đi sâu vào
5
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



lòng dân bao thế hệ và là niềm tự hào, là sức mạnh vơ hình lớn lao có sức lay động, lan
toả đến vô cùng.
Bên cạnh cái đẹp của thiên nhiên con người cũng tạo ra một vùng văn hóa phong
phú giàu bản sắc. Với đôi tay cần cù mà đầy tài hoa, với tình cảm dạt dào mà sâu đắng,
với trí tuệ thơng minh mà nhiều lúc được thăng hoa, núi chồng đầy thông reo, bào thả đầy
sen thơm, trên núi được con người điểm tô đền thiêng, chùa đẹp, dân Kim Liên tự hào:
“Nhất vui là cảnh quê mình
Kim Liên sen tốt, Ngọc Đình chng kêu”
( Ca dao ).
Trong đời sống tinh thần, vùng quê Bác cũng có những nét đậm đà bản sắc dân tộc
riêng. Nổi bật nhất là những đêm hát phường vải mà quê hương của nó là làng Kim Liên,
Hồng Trù, Ngọc Đình,…
“Thanh Chương là đất cày bừa
Nam Đàn dệt vải hát hò thâu đêm”
( Ca dao ).
Ấy mới thấy, tuổi thơ Hồ Chủ Tịch được hương những lời ru ấm áp, ngọt ngào,
chính lời ca tiếng hát đã nhem nhóm vào lịng con người ta tình yêu quê hương đất nước
mặn nồng, biết trân trọng giá trị tinh hoa văn hoá của quê hương.
Do vậy, sống giữa cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, có nhiều di tích lịch sử, những
câu hát phường vải, hát ví,.. đã góp phần ni dưỡng tâm hồn Bác biết yêu thương quê
hương, Tổ Quốc, bất chấp những gian lao, hiểm nguy để bảo vệ “tình u” của chính
mình.
4.

Giàu truyền thống đánh giặc cứu nước:
Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hố, cái nơi của nhiều cuộc

cách mạng trong tiến trình dựng nước và giữ nước, suốt chiều dài lịch sử cùng dân tộc,
mảnh đất địa linh này thời nào cũng có những anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân
đóng góp cơng trạng vẻ vang cho đất nước và quê hương. Trong hầu hết các cuộc kháng

chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta, ln có sự hiện hữu nổi trội, quan trọng, tích
cực của người dân xứ Nghệ. Ngay trong thời kỳ chống Bắc thuộc, nhân dân Nghệ An đã
6
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


hưởng ứng mạnh mẽ các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng.
Trong đó, ghi dấu ấn đậm nét là khởi nghĩa Hoan Châu cách đây 1.300 năm, đã lật đổ ách
thống trị của nhà Đường, lập nên thành Vạn An của một quốc gia độc lập. Trong giai
đoạn tự chủ của quốc gia Đại Việt, Nghệ An là nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho các
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đồng thời là chiến trường, tiền
tuyến của các cuộc chiến tranh chống các thế lực xâm lược ở phía Nam, phía Tây.
Đất nước núi sơng q hương của Hồ Chí Minh gắn chặt với lịch sử nước nhà. Nhận xét
về truyền thống này, đồng chí Lê Duẫn đã nói: “Trong nước ta hàng nghìn năm nay,
Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An) là nơi xây dựng cơ sở chống giặc ngoại xâm, giữ vững nước
nha, khi nào phía Bắc mất, người ta lại vào đây xây dựng lực, sức mạnh để giải phóng
đất nước. Do cơ sở vị trí truyền thống đó mà chúng ta khơng lấy làm ngạc nhiên ở Nghệ
Tĩnh đã sinh trưởng những lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Cái đó khơng hải tình cờ mà do
lịch sử xây sựng và kiến thiết đất nước đã hun đúc nên Nghệ Tĩnh, nhân dân anh hùng,
cần cù lao động có nhiều năng lực phi thường”.
Có thể thấy, được sinh ra và lớn lên trong môi trường cách mạng, giàu truyền thống
yêu nước, thương dân, sớm chứng kiến cảnh lầm than, thấm nhuần nỗi đau mà cả đồng
bào đã và đang gắng chịu đã đúc kết nên tình yêu đất nước to lớn và thơi thúc Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no

cho những người con máu đỏ da vàng.
5. Truyền thống hiếu học:
Tiếp thu truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình, được theo học các vị túc
Nho và tiếp xúc với nhiều loại sách báo tiến bộ ở các trường, lớp tại Vinh, tại kinh đơ
Huế, hiểu rõ tình cảnh nước nhà bị giặc ngoại xâm đơ hộ, Hồ Chí Minh sớm có tư
tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu nước trong hành động. Hồ Chí Minh đã
tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (năm 1908). Là thầy giáo ở Trường Dục
Thanh, Phan Thiết, khi dạy học cũng như trong trong sinh hoạt, Hồ Chí Minh thường
đem hết nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lịng u nước và những suy nghĩ về vận
mệnh nước nhà (năm 1910).

7
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


II. GIA ĐÌNH:
Đối với Hồ Chí Minh, bên cạnh khơng gian lớn là bối cảnh quê hương đất nước trong
những năm cuối TK XIX- đầu TK XX thì gia đình cũng chính là một yếu tố quan trọng
để định hình nên những tư tưởng, chí hướng yêu nước ban đầu. Giống như Giáo sư Trần
Văn Giàu đã khẳng định: “Những dấu ấn trong gia đình tâm hồn người niên thiếu, nếu
về sau có bị phủ lớp bụi bậm thời gian đi nữa, nó vẫn trường tồn như một trầm tích của
quả đất”. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất
năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình

nơng dân, mồ cơi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ơng được
nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là
người ham học và thơng minh, lại được nhà Nho Hồng Xn Đường hết lịng chăm sóc,
dạy dỗ, ơng thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo
dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có
chí đương thời, ơng dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ơng
nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là
nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được
trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống
đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ơng bị chúng
cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho
đến lúc qua đời. Nguyễn Sinh Sắc không những là người cha mà còn là người thầy đã dạy
cho Bác chu đáo đáo về đạo làm người, trách nhiệm đối với cộng đồng, các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, thương dân, đoàn kết, cộng đồng, dân
chủ, trung, hiếu,v.v. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng định hướng cho Người muốn
thắng giặc Pháp thì phải hiểu văn hóa Pháp, muốn hiểu văn hóa Pháp thì phải học ngôn
ngữ của Pháp.
Một người nữa cũng ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là người
mẹ Hoàng Thị Loan. Bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 tại làng Hoàng Trù, xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Cả hai
8
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



gia đình nội, ngoại của bà đều giàu lịng thương người, trọng nghĩa khí, có cách nhìn tân
tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời. Bà
chính là hình ảnh điển hình của bà mẹ Việt Nam cần mẫn, tảo tần, đảm đang, hết mực yêu
thương chồng con và ăn ở nhân đức với mọi người, được làng xóm mên phúc. Những
tình cảm đó đã dần ăn sâu vào trong trái tim Hồ Chủ Tịch để mà phát triển nên tư tưởng
Hồ Chí Minh yêu nước, thương dân.
III. THỰC TIỄN XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI TK XIX- ĐẦU TK XX CÙNG
CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP:
Một trong những nhân tố chính tác động mạnh mẽ đến sự hình thành tư tưởng
yêu nước và khát vọng cứu nước của Hồ Chí Minh đó là tình u thương mà Hồ Chí
Minh dành cho cả đồng bào dân tộc khi phải chịu những áp bức, bộc lột nặng nề, đi cùng
tình yêu thương đó là lịng căm phẫn trước những tội ác của của thực dân Pháp và phong
kiến– Nỗi đau chồng chất nỗi đau, bối cảnh Việt Nam lúc bấy giờ chẳng khác gì “địa
ngục trần gian” – Đầy đen tối và ai ốn. Tất cả đã dấy lên trong Hồ Chí Minh ngọn lửa
niềm tin và khát vọng ra đi tìm đường cứu nước - mong muốn dân tộc Việt Nam độc lập,
tự do, hạnh phúc.
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng mở đầu cho sự xâm lược Việt Nam.
Thực dân Pháp đã chiếm nước ta với hai bản hiệp ước Hacmang 1883 và hiệp ước
Patanot 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã kí – cơng nhận sự thống trị lâu dài của thực
dân Pháp đối với nước ta. Sau khi bình định xong Việt Nam, năm 1897, chính phủ Pháp
cử Pơn Đu-me sáng làm tồn quyền Đơng Dương để hoàn thành bộ máy cai trị và tiến
hành cuộc khai thác thuộc địa với mục đích cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nguồn nhân
cơng rẻ mạt, biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hố cho chính quốc, thu lợi
nhuận tối đa, phục vụ cho giới tư bản lũng đoạn Pháp. Để thực hiện hố mục đích đó,
thực dân Pháp tiến hành chính sách cai trị trên mọi lĩnh vực. Chính sách thống trị và khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là chính sách chuyên chế về chính trị, bóc
lột nặng nề về kinh tế và kìm hãm nơ dịch về văn hóa, biến nước ta từ một quốc gia phong
kiến thành “Một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót
sắc của kẻ thù hung ác”.
9

Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


1.

Về kinh tế:
Việt Nam trước thời điểm này vốn là một quốc gia phong kiến gắn liền với nên kinh

tế nơng nghiệp thuần t từ bao đời nay. Trước đó, với xu hướng đọc quyền công thương
của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “Bế quan
toả cảng” của nhà Nguyễn đã làm cho nước ta bị cơ lập với bên ngồi. Cũng vì vậy, nền
kinh tế nơng nghiệp của Việt Nam vốn nghèo nàn lạc, lạc hậu nay lại trở nên tù tùng, bó
hẹp hơn.
Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến
hành thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ nhằm mở rộng thị
trường, vơ vét tài ngun, bốc lột nhân cơng rẻ mạt bằng nhiều hình thức nhằm đem lại
lợi nhuận tối đa cho tư bản, biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và
cung cấp nguyên vật liệu cho chúng.
 Nông nghiệp: Đặc biệt chú trọng trong khai thác nông nghiệp, năm 1897, Pháp
đã ép triều Nguyễn ký điều ước “nhượng” quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Ngay
sau đó pháp đã tăng cường cướp đoạn đất đai lập các khu đồn điền lớn để trồng cao su thứ cây công nghiệp mà pháp coi trọng khi đó. Chính vì lợi ích tư bản này, hầu hết ruộng
đất để dành cho cây cao su thay vì trồng lúa gạo, lương thực,… mà người dân đã khổ nay
lại càng khổ hơn khi vừa chịu cảnh tra tấn, áp bức vừa lâm vào cảnh “đói” khổ lầm than.
 Cơng nghiệp: Pháp chú trọng khai thác mỏ than và kim loại. Tuy nhiên, Pháp

không xây nhà máy luyện kim tại Việt Nam mà tất cả kim loại khai thác được đưa trở về
Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp.
Phương thức hoạt động là tận dụng nhân công lao động rẻ mạc sao cho chi phí sản xuất
giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao.
 Giao thông vận tải: Thực dân Pháp tiến hành xây dựng các hệ thống giao thông
hiện đại nhằm phục vụ mục đích làm ăn lâu dài và quân sự thông qua sử dụng sức lao
động của người Việt Nam
 Thương nghiệp: Việt Nam đã trở thành thị trường độc quyền của tư sản Pháp, độc
quyền thu thuế xuất nhập khẩu, tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên
xuất sang Pháp không được xuất sang nước khác. Mặt khác, những hàng hóa mà Pháp
10
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của nước khác thì Việt Nam phải thu mua lại
cho Pháp.
Đặc biệt, chúng tiến hành độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện:
 Về muối: Muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, là một sản phẩm vô cùng
quan trọng trong miếng ăn của người Việt Nam, là thành phần vô cùng cần thiết trong
việc dự trữ thực phẩm chế biến món ăn. Chính vì thế mà đối với người Việt Nam muối đã
trở thành một sản phẩm vô cùng quan trọng khơng khác gì gạo. Hơn nữa, nước ta khơng
có mỏ muối, vì thế tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều phải sản xuất qua phương pháp gạn
lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đi hết, chất muối lắn xuống ở dưới rồi
gom lại lại thành từng thúng đem đi bán. Do tình trạng này chỉ những vùng ven biển có

bãi cát lài lài, thoai thoải mới có điều kiện để sản xuất muối. Những vùng bờ biển dốc
đứng khơng có điều kiện sản xuất muối. Chính những yếu tố này đã khiến cho muối trở
nên khan hiếm ở trên thị trường, biết được điều này các nhà làm chính sách thuế khóa
trong chính quyền liên minh Pháp - Vatican nghĩ ngay đến biện pháp nắm độc quyền
phân phối muối. Qua chính sách “đánh thuế bất nhân” này chúng đã thu vơ về ngân quỹ
của liên minh Pháp - Vatican một khoản tiền khổng lồ - có thể đủ trả lương cho 50% công
chức ở Đông Dương.
 Về rượu: Trong thực tế, rượu được coi như là một sản phẩm khá phổ biến đối với
bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu. Với các quốc gia Đông Phương chịu ảnh
hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trở thành một trong những yếu tố vô
cùng quan trọng trong nếp sống văn hóa của người dân. Ở nước ta, rượu cũng vô cùng
quan trọng trong thời xưa, bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai gia đình sống bằng
nghề nấu rượu. Chính vì thế, rượu đã trở thành sản phẩm rất thông dụng không bao giờ
khan hiếm, mang lại giá trị kinh tế ổn định. Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong
nếp sống văn hóa người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố nắm trọn quyền kiểm
soát tất cả mọi ngành sinh hoạt trong xã hội, Giáo Hội La Mã và thực dân Pháp quyết
định nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu rồi cưỡng bức nhân dân ta hàng năm
phải tiêu thụ số lượng rượu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra. Với việc nắm trong tay

11
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


độc quyền sản xuất rượu trong nước thực dân Pháp khơng chỉ thu về lợi nhuận hàng năm

mà cịn có khả năng khống chế và đầu độc nhân dân ta.
 Về thuốc phiện: Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vơ cùng nguy
hiểm cho những người hút và gia đình họ. Thế nhưng, từ khi dân ta rơi vào ách thống trị
của thực dân Pháp, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cản, thiết lập các cơ sở
chế biến, tổ chức hệ thống phân phối khuyến, khích mở rộng các tiệm hút, bán công khai
cho khách hàng tiêu thụ và nắm độc quyền bn bán sản phẩm này. Như vậy là chính
quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc thành phần dễ dàng
sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm hư hại cả cuộc đời. Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có
quá nhiều người nghiện hút thuốc phiện như vậy thì dân nước sẽ khơng cịn ý chí đấu
tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác. Hậu quả là quốc gia đó sẽ
sớm lụm bại, suy vong, rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng
ngoài chủ trương nhằm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, thực dân Pháp cịn
có chính sách độc quyền nhập cảnh lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phí
cho bộ máy cai trị tại Đông Dương vừa để trả lương hậu hiểm cho công chức người Pháp
trong bộ máy cai trị này với mục đích khuyến khích, khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp
và bóc lột dân ta đầu độc nhân dân ta.
Nhìn chung có thể thấy sự tác động và du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa của thực dân Pháp đối với nước ta đã làm thay đổi tình hình kinh tế: quan hệ sản
xuất kinh tế nơng thơn bị phá vỡ, hình thành nên những đơ thị mới, trung tâm kinh tế và
tụ điểm dân cư mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hồn chỉnh phương
mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bốc lột tư bản
– phong kiến nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch đồng thời “kìm hãm” nền kinh tế Việt Nam
trong vịng lạc hậu, làm cho nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
2.

Về chính trị:
Thực dân Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị tại Việt Nam, tiếp tục thi hành

chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề, lợi dụng triệt để bộ máy cai trị của
chế độ phong kiến để phục vụ cho công cuộc áp bức, bốc lột người dân Việt Nam. Đồng

thời, Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà
12
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Nguyễn, mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ tồn
quyền Đơng Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ
các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án,… biến vua quan thành bù nhìn, tay
sai.
Chúng bóp nghẹt tự do, thủ tiêu quyền dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, kìm
hãm và nhấn chìm các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu bằng chính sách
“Chia để trị” đầy thâm độc. Chúng chia Việt Nam thành ba kỳ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc
Kỳ), ở mỗi kỳ thực hiện một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với Lào, Campuchia để
lập ra liên bang Đơng Dương thuộc Pháp, xố tên nước ta trên bản đồ thế giới. Qua chính
sách đó, chúng dấy lên niềm hận thù, gây chia rẽ, mất đồn kết giữa Bắc, Trung, Nam,
giữa các tơn giáo, dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên bán đảo Đơng Dương. Tóm lại,
thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “Chia để trị” nhằm chia rẽ khối đại đồn kết dân
tộc Việt Nam ta.
Kết hợp với các chính sách nham nhiểm, thực dân Pháp chủ trương duy trì và tăng
cường hợp tác đối với giai cấp địa chủ phong kiến, biến giai cấp này trở thành một tay sai
đắc lực trong việc áp bức, dày vị về chính trị đối với người dân ta để phục tùng cho bộ
máy, quyền lợi của thực dân Pháp. Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã trở
thành một nước thuộc địa nữa phong kiến.
3.


Về văn hoá:
Pháp thực hiện chính sách văn hố giáo dục mang tính thực dân - kìm hãm và nơ

dịch về văn hố, thi hành chính sách ngu dân. Chúng đã giam hãm và đầu độc tâm hồn
con người Việt Nam trong bề tối tăm, mù mịt, chúng bưng bít, ngăn cản sự ảnh hưởng
của văn hố tiến bộ trên tồn thế giới đến với người dân ta. Thay vào đó, chúng khuyến
khích, cổ x cho các luồng văn hoá độc hại, đồi truỵ, dung túng tệ nạn xã hội, mê tín dị
đoan, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hoá Việt Nam nhằm “huỷ hoại” dân tộc ta, biến người
Việt Nam thành “công cụ” dễ bề sai khiến, cai trị. Trong bài phát biểu tại Đại hội toàn
quốc lần thứ XVIII, Đảng xã hội Pháp tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác
của chế độ cai trị thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đơng
Dương nói chung: “ Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đơng Dương từ nữa thế kỷ nay; vì
13
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê chinh phục đất nước chúng tơi. Từ đó, chúng tơi khơng
những bị áp bức và bốc lột một cách nhục nhã mà còn bị đầu độc và hành hạ một cách
thê thảm. Tôi xin nhấn mạnh từ "đầu độc" bằng thuốc phiện, bằng rượu, v.v.. Trong vài
phút, tôi không thể vạch được hết những sự tàn bạo mà bọn tư bản ăn cướp đã gây ra ở
Đông Dương. Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và chật ních người.
Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị giết
mà không cần xét xử. Cái gọi là cơng lý Đơng Dương là thế đấy! Ở xứ đó, người An Nam

bị phân biệt đối xử, họ khơng có những sự bảo đảm như người châu Âu hoặc có quốc
tịch châu Âu. Chúng tơi khơng có quyền tự do báo chí và tự do ngơn luận, ngay cả quyền
tự do hội họp và lập hội cũng khơng có. Chúng tơi khơng có quyền cư trú và du lịch ra
nước ngồi; chúng tơi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tơi khơng có quyền
tự do học tập. ở Đơng Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi bằng
thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu. Người ta đã làm chết hàng nghìn
người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi ích khơng phải của
chính họ…”. Qua lời văn của Người, ta càng thấu hiểu hơn nỗi khốn khổ tận cùng khi bị
bốc lột, đàn áp đến tận xương tuỷ của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ, đấy cũng chính là
bằng chứng đanh thép tố cáo tội ác dã man mà thực dân Pháp đã gieo rắc lên đất nước ta.
IV. SỰ THẤT BẠI CỦA NHỮNG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI TK XIX –
ĐẦU TK XX:
1. Một số phong trào nổi bật:
Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc
địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hoá. Sự xâm
nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới:
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân
ta đã kiên trì đứng lên đấu tranh, liên tục duy trì ngọn lửa cứu nước, các cuộc khởi nghĩa
diễn ra mạnh mẽ nhưng đều lần lượt thất bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong
kiến như phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương
Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hồng Hoa
Thám kéo dài 30 năm cũng khơng giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo
14
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can
lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo
cũng bị thất bại,… Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường
lối cứu nước.
2.

Nguyên nhân thất bại:
Mặc dù các phong trào đã diễn ra với quy mơ lớn, tuy nhiên có thể thấy rõ ràng

rằng, các phong trào trên đều có một kết cục đó chính là thất bại. Sự thất bại ấy đến từ
nhiều nguyên nhân nhưng có thể chỉ ra một số yếu tố chính.
Các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là do
thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Giai cấp phong kiến, có vai trị tiến bộ nhất định trong lịch sử đã trở thành giai cấp phản
động, bán nước, tay sai cho đế quốc. Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu với lực
lượng kinh tế phụ thuộc và khuynh hướng chính trị cải lương, khơng có khả năng lãnh
đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập tự do. Giai cấp nông
dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng
khơng thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và khơng thể đóng vai trị lãnh đạo
cách mạng.
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ
xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối.
Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng
đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời. Người cho rằng, chủ
trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì
“đến xin giặc rủ lịng thương”; chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để
đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ
Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng khơng có hướng thốt rõ ràng, “cịn mang nặng

cốt cách phong kiến”.
Thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh …nói lên
một sự thật lịch sử là: không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường của
giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Các đường lối và phương pháp này đều không đáp ứng được
15
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế
giới. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới, đó là một
nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ. Chính điều này đã thơi thúc Hồ Chí Minh giải
quyết sứ mệnh lịch sử bằng cách ra đi tìm đường cứu nước.
V. NHÂN CÁCH CON NGƯỜI, TINH THẦN TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH:
Sớm lĩnh hội những tri thức và các giá trị văn hóa nhất định, đặc biệt là sự chứng
kiến những khổ đau gieo rắc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã hình
thành một nhân tâm cao q, biết đồng cảm, day dứt trước nỗi đau dân tộc. Sống trong
gia đình truyền thống hiếu học, được giáo dục bài bản từ nhỏ đã làm nên tinh thần ham
học hỏi, khơng quản khó khăn, cùng cha bơn ba khắp nơi để học tập và trau dồi vốn sống
ngay từ thời niên thiếu. Lớn dần lên, càng đi sâu vào cuộc sống của người dân địa
phương, Người càng thấm thía thân phận khổ đau của người dân mất nước, chứng kiến
tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, Người càng yêu nước, thương dân sâu sắc và
hun đúc những hồi bão lớn lao. Vốn có tư chất thơng minh, tinh thần ham học hỏi, khả
năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Người bị lơi cuốn bởi
khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” và thơi thúc bởi ý định tìm hiểu “cái gì ẩn dấu

sau” những từ đẹp đẽ đó ở chính nước sinh ra khẩu hiệu đó. Những tư tưởng tiến bộ của
cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, thành tựu văn minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và
các nước châu Âu khác, đã thúc đẩy Người muốn đến tận nơi tìm hiểu. Đó chính là
những lý do Nguyễn Tất Thành quyết định chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến
đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước năm 1911. Có thể nói yếu tố đầu
tiên của cái tâm trong nhân cách Hồ Chí Minh là lịng tin vào tính bản thiện, vào phẩm
giá của con người được mở rộng, được nhân lên nhờ sự nhận thức sâu sắc thực tiễn đau
khổ của dân tộc Việt Nam và các dân tộc thuộc địa, cái tâm nhân ái đó dần chuyển thành
tư tưởng nhân đạo, yêu nước.

16
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


B. NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LỚN NHẤT ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng trong giai đoạn 1890-1911 (thời niên
thiếu) có nhhiều yếu khách quan lẫn chủ quan tác động đến việc nhận thức thời cuộc và
khơi dậy tấm lòng nhân ái vĩ đại của Người để rồi hình thành nên tư tưởng yêu nước và
cứu nước Hồ Chí Minh. Và trong số nhân tố quyết định lớn nhất đến việc hình thành,
thúc đẩy đến tử tưởng yêu nước, tinh thần cứu nước đó chính là do sự xâm lược và
chính sách cai trị của thực dân Pháp – Đây là yếu tố tác động mạnh đến nhiều
phương diện và cũng là yếu tố quyết định dẫn đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước 1911.

Vì sao lại khẳng định đây là chất xúc tác lớn nhất tác động đến việc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh? Bởi lẽ, được lĩnh hội và tiếp thu truyền thống yêu nước ngàn đời của dân
tộc đã khiến cho con người ấy yêu thương đồng bào mình hơn bao giờ hết. Đối với
người, tất cả đều mang chung một dòng máu dân tộc vĩ đại, kiên cường – Đó là điều mà
Người trân trọng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, cũng chính vì “chung một dịng máu” đã
khiến Người cảm nhận sâu sắc và chân thật hơn cả về nỗi đau mất nước, nỗi đau bị dày
vị, bóc lột, đầu độc,..một cách dã man (như đã phân tích ở A.III) bởi bọn thực dân Pháp
gây nên. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ bao gồm hai mâu thuẫn chính là giai cấp nơng dân
với địa chủ phong kiến và tồn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. Trước tình
hình đó, xã hội Việt Nam đặt ra những u cầu cấp thiết đó là nhanh chóng đánh đuổi
thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân, xóa bỏ chế độ
phong kiến, giải phóng dân tộc. Đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,
chứng khiến người dân khổ sở đến nỗi “khóc ra máu”, chứng kiến đất nước, q hương
của mình đã từng ngày bị bào mòn và cai trị bởi bọn thực dân Pháp,…đã từng ngày ngày
nung nấu nên trong Người một tư tưởng lớn – tư tưởng đó khơng dừng lại ở việc u
nước mà đó cịn là ý chí, khát vọng, niềm tin làm cho cả dân tộc Việt Nam được giải
phóng với mong muốn được nhìn thấy nụ cười của đồng bào mình, để nhìn thấy họ được
sống “như con người” trên chính mảnh đất quê hương của mình. Chính tội ác khủng

17
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


khiếp mà bọn thực dân Pháp gây nên đã châm ngòi cho cho sự phẫn nộ để rồi cháy lên

sức mạnh quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi chế độ thực dân
phong kiến. Đó chính là cơ sở kết tinh nên tư tưởng yêu nước và cứu nước của Người. Sự
độc ác của thực dân Phá là “yếu tố đủ” trực tiếp trong việc đánh vào tâm lí, nhận thức và
tình cảm của Hồ Chí Minh để từ đó hồn thiện tư tưởng u nước lẫn cứu nước. Tư tưởng
yêu nước của Hồ Chí Minh chính là yêu Tổ quốc và nhân dân, coi việc đánh đổ ách thống
trị của đế quốc, thực dân và ngoại bang, giải phóng dân tộc, mang lại độc lập, tự do, ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân là lịng u nước chân chính, sâu sắc và triệt để. Vì thế, khi
thấu hiểu rằng “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm”, Người đã khơi dậy lòng yêu nước của mỗi người dân Việt
Nam, coi đó là “chìa khóa vàng” để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tổ
chức họ, lãnh đạo họ thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho
nhân dân.

18
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc
đại học hệ khơng chun lý luận chính trị). NSX Chính trị Quốc Gia Sự Thật.
2) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Lịch sử 11. NXB giáo dục Việt Nam, TP.HCM.
3) Đinh Xuân Lý (2007). Một số chuyên đề Đảng Cộng Sản Việt Nam tập 1. NXB
Chính Trị Quốc Gia.

4) Hồ Chí Minh Tồn tập (2011). NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1980). Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử sự
nghiệp. NXB Sự Thật, Hà Nội.
5) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Song Thành (Chủ Biên) (2006). Hồ
Chí Minh – Tiểu sử. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
6) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019). Thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí

Minh (1890-1911) | C. Mác; Ph. Ăngghen; VI Lênin; Hồ Chí Minh. Tư liệu - Văn kiện.
Truy cập vào ngày 23/01/2022, nguồn: />7) Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Phước (2018). Người mẹ vĩ đại của Chủ tịch Hồ

Chí Minh. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước.Truy cập ngày 24/01/2022, nguồn:
/>8) Th.S Trần Thị Hồng Nhung (2021). Truyền thống quê hương xứ Nghệ, truyền

thống gia đình - cội nguồn thúc đẩy Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.
Truy cập ngày 23/01/2022, nguồn: />9) Khoa Lịch Sử - Trường Đại học Khao học. (2022). Quê hương và gia đình Hồ Chí

Minh. Truy cập ngày 23/01/2022. Nguồn: />
19
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


10) Thetrach91,X. (2013). Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ

XX. Truy cập ngày 24/01/2022. Nguồn: />11) Thái, H. S., & Sương, N. V. (2021, 3/6). Động lực tinh thần đi tìm đường cứu


nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập ngày 28/1/2022
/>
20
Trầần Minh Thư – 212101336

0

0

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×