Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN Tên đề tài QUẶNG THIẾC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.89 KB, 23 trang )

Mơn: TÀI NGUN NĂNG LƯỢNG VÀ KHỐNG SẢN
Tên đề tài: QUẶNG THIẾC


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của trái
đất là thái bình dương và địa trung hải nên khoáng sản nước ta rất phong phú về chủng
loại, nền công nghiệp và nông nghiệp của nước ta đang từng bước phát triển với tốc độ
ngày càng tăng đòi hỏi càng nhiều khống sản hơn.
Từ sau khi có chính sách đổi mới, hoạt động khoáng sản ở nước ta diễn ra rất sôi
động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh những đóng góp vào nền
kinh tế quốc dân, hoạt động khoáng sản cũng để lại những tồn tại và hậu quả tiêu cực.
Cần thiết phải đánh giá thực trạng khai thác chế biến các khoáng sản để đề ra các giải
pháp hữu hiệu nhằm chế biến và sử dụng hợp lý chúng. Để hiểu rõ hơn xin mời cùng
xem đến bài tiểu luận với chủ đề “ QUẶNG THIẾC”.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm thiếc
Thiếc là một nguyên tố hóa học cơ bản (ký hiệu hóa học Sn), khi được luyện nó
thành kim loại màu trắng bạc. Thiếc có nhiệt độ nóng chảy thấp (232oC), ở nhiệt độ
thường, thiếc có khả năng chống ăn mịn cao và khó bị oxy hóa.
Thiếc được sử dụng phổ biến như là một lớp mạ trên bề mặt các kim loại dễ bị
oxy hóa như sắt để làm hộp đựng thực phẩm, nước giải khát, tăng tính thẩm mỹ và


khơng độc hại. Thiếc đồng thời cũng được kết hợp với đồng để tạo ra hợp kim đồng
thiếc và với chì để tạo ra hợp kim hàn. Hợp chất thiếc, florua chứa thiếc thường được
cho vào kem đánh răng để chống sâu răng.
1.1.2. Khái niệm quặng thiếc
Quặng thiếc được hiểu là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá
quý, được khai thác trực tiếp từ mỏ khống sản. Chúng được gia cơng, chế biến để sử
dụng trong thực tế đời sống.
1.2. Thực trạng sản xuất, trình độ cơng nghệ, khai thác, chế biến và sử sụng
khoáng sản thiếc ở Việt Nam
1.2.1. Khoáng sản thiếc
Quặng thiếc Việt Nam tập trung chủ yếu ở 4 vùng: Pia Oắc (Cao Bằng), Tam
Đảo (Tuyên Quang, Thái Nguyên), Quỳ Hợp (Nghệ An) và Lâm Đồng.
1.2.2. Thực trạng sản xuất
- Vùng Pia Oắc (Cao Bằng) :
Vùng Pia Oắc có 9 mỏ lớn nhỏ, trong số các mỏ sa khoáng lớn nhất là mỏ Tĩnh
Túc. Mỏ được khai thác từ thời thực dân Pháp. Từ năm 1956 đến 1993, mỏ sản xuất
tập trung quy mô lớn theo công nghệ của Liên Xô. Trong thời gian này tổng cộng mỏ
đã khai thác và luyện được 11.000 tấn thiếc thỏi. Tổng trữ lượng thiếc còn lại sau năm
2004 của mỏ dự kiến khoảng trên 1000 tấn. Ngoài ra, trong các bãi thải cũ còn lại
khoảng 2000 tấn.

4


Mỏ đang ở thời kỳ nạo vét nên hình thức khai thác chủ yếu là bằng ô tô máy xúc
quy mô nhỏ và thủ công. Năng lực tuyển tinh và luyện thiếc của Công ty hiện nay là
trên 300 tấn thiếc thỏi/năm.
- Vùng Tam Đảo :
Vùng Tam Đảo có trữ lượng thiếc khá lớn. Thiếc sa khoáng được các đơn vị
khai thác từ những năm 1960 ở mỏ Sơn Dương, sau đó ở các mỏ Bắc Lũng, Phục Linh

vào những năm 1980. Sản lượng bình quân từ 300 đến 500 tấn thiếc thỏi quy đổi/năm.
đến nay thiếc sa khoáng vùng Tam Đảo về cơ bản đã khai thác hết, số ít cịn lại ở các
khu Khn Thê, Kỳ Lâm, Phục Linh… nằm dưới ruộng lúa và không được cấp đất cho
khai thác tiếp tục.
Trữ lượng thiếc gốc vùng Tam Đảo có triển vọng khá, phân bố trên diện rộng
nhưng mới được thăm dò, đánh giá sơ sài.. Tuy nhiên, quặng thiếc gốc đã bị dân khai
thác, đào đãi trái phép từ năm 1988 đến nay, trữ lượng đã giảm sút nhiều.
Hiện có 3 đơn vị khai thác của Cơng ty Kim loại màu Thái Ngun song gặp
khó khăn vì thiếu tài nguyên, mặc dù cơ sở hạ tầng được đầu tư khá tốt. Sản phẩm tinh
quặng thô của các đơn vị này được đưa về tuyển tinh và luyện thiếc thỏi tại Công ty ở
Lưu Xá (Thái Nguyên). Năng lực tuyển tinh và luyện thiếc trên 1000 tấn thiếc
thỏi/năm. Năm 2002, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã đầu tư xong và đưa vào
sản xuất dây chuyền điện phân thiếc đạt chất lượng mức 01 (99,9% Sn) với công suất
ban đầu 500 T/năm.
Trong vùng cịn có một số đơn vị cũng luyện thiếc thỏi. Nguồn nguyên liệu cho
các cơ sở luyện này là quặng thiếc trôi nổi của lực lượng dân đào đãi trái phép. Ước
tính sản lượng của cơ sở này là (300 - 500) tấn thiếc thỏi/năm.
- Vùng Quỳ Hợp :
Tiềm năng thiếc vùng Quỳ Hợp còn khá phong phú. Với 14 mỏ sa khống, trữ
lượng có thể khai thác công nghiệp khoảng 35 ngàn tấn SnO 2. Thiếc gốc có 2 vùng
chính với tổng trữ lượng khoảng 24 ngàn tấn Sn. Thiếc sa khoáng hầu hết đã được
thăm dị, thiếc gốc mới được tìm kiếm, đánh giá nhưng có nhiều triển vọng.
Liên hợp thiếc Quỳ Hợp được Liên Xô giúp đỡ xây dựng từ đầu những năm
1980 đến đầu 1990 gồm : khai thác, tuyển khoáng và luyện thiếc, với công suất tuyển

5


1.100.000 m3 đất quặng/năm tương đương 650 tấn thiếc/năm. Đơn vị sản xuất thiếc
chính ở vùng này hiện nay là Công ty Kim loại mầu Nghệ Tĩnh thuộc Tổng công ty

Khống sản Việt Nam. Do tình hình giá thiếc giảm xuống thấp, sản xuất cơ giới không
hiệu quả nên năm 1993 Nhà máy tuyển phải ngừng sản xuất, sau đó tháo dỡ, thanh lý.
Hiện tại Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh chỉ còn sản xuất ở mỏ Bàn Phoòng và khai
trường Bản Hạt. Tuyển bằng hệ tuyển bán cơ giới và thủ công. Quặng thiếc ≥ 10% Sn
ở các xưởng tuyển thơ được đưa về Xí nghiệp tuyển tinh - luyện thiếc đặt tại thị trấn
Quỳ Hợp để gia công nâng hàm lượng lên ≥ 65% Sn, Fe ≤ 2,5% đưa vào luyện ra thiếc
thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công suất tuyển tinh 1.300 tấn Sn/năm, luyện
1.800 tấn thiếc thỏi/năm.
Ngồi Cơng ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh, hiện tại một số doanh nghiệp và dân
tự do cũng khai thác thiếc sa khoáng và thiếc gốc tại các thung treo và các khu vực
khác nhau trong vùng mỏ. Sản lượng khai thác của dân ước (300 - 500) tấn thiếc thỏi
quy đổi/năm.
- Vùng Lâm Đồng :
Tài nguyên thiếc vùng Lâm Đồng phân bố trên nhiều khu vực như ở các huyện
Lạc Dương, Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu thăm dò tài nguyên thiếc cho đến nay còn khá sơ sài.
Những năm 1990, do buông lỏng quản lý đã dẫn đến việc dân tự do, đào đãi
trái phép. Theo báo cáo của Cơng ty Khống sản Lâm Đồng, từ 1992 đến 1999 Công
ty đã thu mua quặng và sản xuất được 2.933 tấn thiếc thỏi. Ngoài ra, một lượng lớn
quặng thiếc cũng đã được vận chuyển về Di Linh và thành phố Hồ Chí Minh để cung
cấp cho lị luyện của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo ước tính, tổng sản lượng
thiếc thỏi của vùng Lâm Đồng trong thời gian này khoảng trên 1000 tấn/năm. Từ năm
2002, việc khai thác thiếc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã bị cấm do liên quan đến vấn
đề du lịch, môi trường.
1.2.3. Trình độ cơng nghệ
Cơng nghệ xử lý thiếc sa khoáng và thiếc gốc khác nhau chủ yếu ở khâu khai
thác và tuyển thơ.
a. Khai tuyển quặng thiếc sa khống

6



Từ trước đến nay đã tồn tại 3 mơ hình khai tuyển thiếc sa khống, đó là :
+ Sản xuất theo dây chuyền cơ giới hố tồn bộ
Mơ hình này được sử dụng trước đây ở mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ thiếc Sơn Dương
(Xưởng tuyển trung tâm) và mỏ thiếc Quỳ Hợp. Tại mỏ Tĩnh Túc và Quỳ Hợp công
nghệ do Liên Xô thiết kế, mỏ Sơn Dương do Việt Nam tự thiết kế.
Mơ hình bao gồm :
- Khai thác và vận chuyển bằng máy xúc, ơ tơ.
- Tuyển khống: tuyển trọng lực (tuyển thô) gồm sàng quay, máy lắng, bàn đãi
các loại; chất lượng tinh quặng sau tuyển thô đạt (20 – 30)% Sn.
Tuyển tinh gồm: bàn đãi, sấy, tuyển từ; chất lượng tinh quặng sau tuyển tinh > 65%
Sn.
Mơ hình này được cơ giới hố tồn bộ, tương đối tiên tiến, song trên thực tế
mức độ huy động công suất thiết bị và sản lượng đạt được thấp so với thiết kế. Khối
lượng đất quặng tuyển rửa đạt 43,17%; tinh quặng thiếc 70% Sn đạt 67,4.
Mơ hình này sau đó đã phải bỏ vì chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất thấp hoặc
thua lỗ khi giá bán thiếc xuống thấp.
+ Sản xuất theo dây chuyền bán cơ giới.
Theo mơ hình này các hệ thuyển thường được bố trí sát liền với cơng trường
khai thác, với cơng suất (70.000 - 120.000) m3 đất quặng /năm.
- Khai thác - vận chuyển: Máy xúc cỡ nhỏ - ôtô.
- Tuyển khống: Tuyển thơ dùng sàng song, sàng trịn Φ16, máng cạn dài và
bàn đãi. Tuyển tinh được bố trí tập trung ở gần khu vực luyện kim với dây chuyền thiết
bị tương tự như mơ hình cơ giới hố tồn bộ.
Mơ hình này được sử dụng tương đối rộng rãi và trong thời gian dài (mỏ Sơn
Dương từ năm 1964 đến những năm 1990, mỏ Quỳ Hợp từ những năm 1980 đến hiện
nay, mỏ Tĩnh Túc từ sau năm 1994 đến nay…).

7



So với mơ hình sản xuất cơ khí tập trung mơ hình này có ưu điểm: Vốn đầu tư
ít, xây dựng nhanh, công nghệ và thiết bị đơn giản, giảm chi phí vận tải, dễ cấp
nước…
+ Sản xuất thủ cơng
Mơ hình này từ khai thác đến tuyển thơ hồn tồn bằng sức người, công cụ sản
xuất là: xà beng, cuốc, xẻng, máng cạn ngắn hoặc bate. Gần đây đã có cải tiến để tăng
năng suất lao động bằng cách kết hợp đào thủ cơng + vịi suỳ + bơm cát + thải đá bằng
goòng.
b. Khai tuyển quặng thiếc gốc
Hầu hết các mỏ thiếc gốc chưa được thăm dò nên chỉ một số mỏ được cấp phép
khai thác tận thu.
- Công nghệ khai thác: khai thác quặng bằng phương pháp hầm lị.
- Cơng nghệ tuyển khống: Tuyển thơ gồm đạp, nghiền, tuyển trên bàn đãi (một
số khu vực ở vùng Tam Đảo áp dụng phương pháp tuyển nổi - trọng lực trên bàn đãi).
Từ năm 1988 trở lại đây, tình hình khai thác tự do phát triển mạnh tại các khu vực Sơn
Dương, Núi Pháo (năm 1988-1993), vùng Quỳ Hợp (trong những năm gần đây).
- Hình thức khai thác: Khai thác hầm lị theo kiểu thổ phỉ.
- Tuyển khống: Đập thủ công, nghiền búa, tuyển trên bàn đãi, tinh quặng tuyển
thô được tiêu thụ cho các hộ sản xuất lớn hơn.
1.2.4. Thực trạng khai thác và chế biến
a. Những thành tựu
- Tạo được lượng sản phẩm hàng hoá (thiếc xuất khẩu) tương đối lớn đóng góp
cho nền kinh tế quốc dân. Từ sau khi có chính sách mở cửa, sản lượng thiếc sản xuất
tăng lên nhanh chóng: từ (400-500)T/năm trước đó lên >2000 tấn, thậm chí
>3000T/năm. Tạo giá trị hàng hố xuất khẩu mỗi năm (8-12) triệu USD.
- Tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động tại các vùng chứa khoáng sản
thiếc và hàng vạn lao động khác làm các hoạt động dịch vụ liên quan đến khai thác,
chế biến khoáng sản thiếc.


8


- Đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiên cứu, cơng nhân sản
xuất thiếc có bề dày kinh nghiệm gần 50 năm, đã làm chủ được một số công nghệ
tuyển và luyện thiếc.
- Trước năm 1980 thiếc gốc chưa được khai, tuyển (một phần bởi trữ lượng
thiếc sa khống cịn tương đối dồi dào). Cơng nghệ tuyển nhất là tuyển tinh và luyện
hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Từ sau năm 1988, đội ngũ cán bộ,công nhân Việt
Nam đã tự thiết kế, xây dựng nhiều cơ sở sản xuất tuyển, luyện thiếc.
- Trình độ cơng nghệ trong tuyển khoáng và luyện kim đã được nâng lên một
bước. Đã tuyển được quặng thiếc gốc với hàm lượng <1% Sn, tuyển tinh đã xử lý được
tất cả các đối tượng quặng với thành phần tạp chất khác nhau, thực thu đạt 94,3%.
Trong luyện kim, lần đầu tiên đã phát triển thành công công nghệ điện phân sản xuất
thiếc loại I (99,95% Sn).
b. Những tồn tại
- Trong một thời gian dài để tình trạng khai thác trái phép tràn lan đã dẫn đến
phá hoại và suy giảm nghiêm trọng trữ lượng của hầu hết các mỏ sa khoáng và quặng
gốc đã được thăm dị, tìm kiếm đánh giá trước đây.
- Tài nguyên thiếc sa khoáng đã cạn, song tài nguyên thiếc gốc được cho là có
triển vọng nhưng chưa được đầu tư thăm dò đã bị tàn phá. Nguồn vốn ngân sách đầu
tư cho thăm dị khơng cịn nhưng các doanh nghiệp sản xuất thiếc của nhà nước khơng
đủ vốn cho thăm dị thiếc gốc, xác định các trữ lượng quặng đủ lớn để quy hoạch đầu
tư khai thác chế biến theo quy mơ cơng nghiệp.
- Trình độ cơng nghệ khai thác,chế biến các sản phẩm thiếc cịn ở mức thấp và
chậm được phát triển. Trong khai thác quặng sa khống, nhiều năm vẫn chỉ áp dụng
cơng nghệ ôtô – máy xúc; trong tuyển thô sử dụng máng cạn và bàn đãi. Chưa có được
các “gam” thiết bị khai, tuyển phù hợp với điều kiện và quy mô của các điểm mỏ nhỏ,
phân tán.

- Chưa nghiên cứu, chế biến sâu và đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ thiếc.
Trong 50 năm vẫn chỉ sử dụng công nghệ luyện thiếc bằng lò phản xạ hoặc lò điện để
sản xuất thiếc thỏi đạt chất lượng loại II 99,75% Sn (vừa đủ điều kiện tối thiểu để xuất

9


khẩu); sản phẩm thiếc loại I (99,95% Sn) sản xuất bằng công nghệ điện phân chỉ gần
đây mới được áp dụng.

10


CHƯƠNG II
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA THIẾC
2.1. Tính chất của thiếc

a. Tính chất vật lý
Thiếc-β (dạng kim loại hay thiếc trắng), ổn định ở mức nhiệt độ phòng và cao
hơn, có tính dễ dát mỏng; trong khi thiếc-α (dạng phi kim hay thiếc xám), ổn định ở
nhiệt độ dưới 13,2 °C, có tính giịn. Nó có dạng cấu trúc tinh thể kiểu kim cương,
tương tự như kim cương, silic hay germani. Thiếc-α khơng có tính chất kim loại nào
cả. Nó là một loại bột màu xám xỉn khơng có ứng dụng rộng rãi, ngoại trừ một vài ứng
dụng làm vật liệu bán dẫn đặc biệt. Hai dạng thù hình là thiếc-α và thiếc-β thường
được gọi là thiếc xám và thiếc trắng. Hai dạng thù hình khác là thiếc-γ và thiếc-σ tồn
tại ở nhiệt độ trên 161 °C và áp suất trên vài GPa. Mặc dù nhiệt độ biến đổi dạng α-β
trên danh nghĩa là ở 13,2 °C, nhưng các tạp chất (như Al, Zn, vv...) hạ thấp nhiệt độ
chuyển đổi dưới 0 °C khá sâu, và khi bổ sung Sb hoặc Bi thì sự chuyển đổi có thể
khơng xảy ra, làm tăng độ bền của thiếc.
b. Tính chất hóa học

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken.
- Thiếc có tính chống ăn mịn từ nước nhưng dễ hòa tan bởi axit và bazơ thể hiện
tính lưỡng tính.

- Tác dụng với phi kim
- Tác dụng với oxi: ở điều kiện thường trong khơng khí, Sn khơng bị oxi hóa. Ở
nhiệt độ cao, Sn bị oxi hóa thành SnO2.
Sn + O2 → SnO2 .
- Tác dụng với halogen.

11


Ví dụ: Sn + 2Cl2 → SnCl4
- Tác dụng với axit
- Thiếc tác dụng chậm với với dung dịch HCl và H 2SO4 loãng tạo thành muối Sn
(II) và hidro.
Sn + H2SO4 → SnSO4 + H2
- Với H2SO4 và HNO3 đặc tạo thanh hợp chất Sn (IV)
Sn + 2H2SO4(đặc) → SnO2 + 2SO2 + 2H2O.
Sn + 4HNO3 (đặc) → SnO2

+ 4NO2

+ 2H2O.

4Sn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O.

- Tác dụng với dung dịch kiềm đặc
Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2


Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2O → Na2 [Sn(OH)6] + 2H2

c. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, thiếc được bảo vệ bằng màng oxit, do vậy thiếc tương đối bền và
bị ăn mòn chậm.
d. Điều chế
Thiếc được sản xuất từ việc khử quặng thiếc với cacbon trong lò lửa quặt.

12


SnO2 + 2C → Sn + 2CO
2.2. Ứng dụng
Thiếc chống được sự ăn mòn nên dùng để tráng lên bề mặt của các vật làm bằng
thép, vỏ đựng thực phẩm; nước giải khát tạo nên vẻ thẩm mỹ và không hề độc hại.
Chế tạo hợp kim từ thiếc như hợp kim babit (Sn-Sb-Cu); hợp kim Sn-Pb nóng
chảy ở nhiệt độ 1800 nên để chế tạo ổ trục quay và thiếc hàn chống lại sự ăn mòn.
Thiếc dùng trong trong hợp kim như chất hàn chì, thiếc bột; hộp thiếc, đồng thiếc,
thiếc hàn asahi…
Sử dụng thiếc để chế tạo các đèn trong trang trí và nhiều đồ gia dụng khác….
Chế tạo kính lắp cửa bằng cách thả tấm kính chảy trên thiếc làm cho bề mặt của nó
bằng phẳng.
Kim loại đúc chuông là sự kết hợp của kim loại thiếc và đồng thiếc
Thiếc được dùng để mạ lên bề mặt những kim loại khác; bởi nó sẽ chống ăn mịn
tốt.

CHƯƠNG III
NGUN NHÂN, HẬU QUẢ, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG VỀ KHAI THÁC QUẶNG THIẾC

3.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do khai thác quặng thiếc
3.1.1. Công nghệ khai thác của nước ta cịn lạc hậu:
Cơng nghệ làm giàu và chế biến quặng, thu hồi các loại khoáng sản có ích đi
kèm cịn chưa được đầu tư để xử lý các vấn đề về môi trong khai khác quặng.
Trong những năm qua, công nghệ khai thác lạc hậu, dẫn tới việc khai thác, xuất
khẩu khống sản thơ khơng qua chế biến mới dừng lại ở sản phẩm tinh quặng, giá trị
và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị của tài nguyên khoáng sản.
Nhiều doanh nghiệp khơng đủ năng lực cả về tài chính, thiết bị, công nghệ lẫn
kinh nghiệm nhưng vẫn được cấp mỏ. Việc khai thác và chế biến bằng công nghệ lạc

13


hậu, dẫn tới doanh nghiệp chế biến thô sơ. Đây là cách làm không phù hợp với đặc
điểm và thành phần khoáng vật của quặng nên mức độ thu hồi thấp và khơng thu hồi
được khống vật có giá trị đi kèm.
Ngoài ra, những mỏ nhỏ lẻ thường nằm ở khu vực miền núi, khi đưa công nghệ
khai thác lên phải mở đường. Việc mở đường sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác, từ đó
doanh nghiệp khó áp dụng các công nghệ tiến tiến vào khai thác ở những mỏ khống
sản nhỏ lẻ.

Hình ảnh khai thác quặng chưa được đầu tư
3.1.2. Cơng tác quản lý nhà nước về khống sản còn một số tồn tại, hạn chế như:
+ Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư cho công tác an tồn và
bảo hộ lao động, đầu tư cơng nghệ, thiết bị khai thác, chế biến gắn với công tác bảo vệ
môi trường
+ Chưa thực hiện công tác cải tạo, phục hồi mơi trường, đóng cửa mỏ sau khi
kết thúc khai thác theo quy định
+ Hoạt động khai thác trái phép chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là khai thác
trái phép cát, sỏi lịng sơng cịn diễn biến phức tạp; công tác cấp phép thông qua đấu

giá quyền khai thác khống sản chưa nhiều; tình trạng vận chuyển, xuất khẩu khoáng
sản trái phép chưa được khắc phục triệt để.

14


Hình ảnh khai thác trái phép chưa dược xử lý
3.2. Hậu quả do khai thác quặng thiếc
3.2.1. Ơ nhiễm hố học
Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá
vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các
q trình hồ tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo
khơ mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý,
xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho
nguồn nước tự nhiên,… là những tác động hố học làm thay đổi tính chất vật lý và
thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Nước ở các mỏ thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, ánh kim, các hợp
chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực
đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa
Ông. Trong các mỏ thiếc sa khống, biểu hiện chính của ơ nhiễm hố học là làm đục
nước bởi bùn – sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
3.2.2. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi
ra khai trường và khu vực tuyển quặng. Việc khai thác quặng thiếc cung cấp nguyên
liệu cho quá trình tạo ra thành phẩm đã gây những tác động xấu đến môi trường như
làm ơ nhiễm nước. Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh

15



mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dịng chảy, dung tích chứa nước, biến
đổi chất lượng nguồn nước.

Hình ảnh con suối chết vì khai thác quặng thiếc, 2.000 hộ dân
phải dùng nguồn nước nhiễm asen
3.2.3. Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
a. Tác động đến mơi trường đất
Q trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lị đưa
khống sản từ lịng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao
gồm: khai thác thủ cơng, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất cứ hình
thức khai thác khống sản nào cũng dẫn đến sự suy thối mơi trường. Nghiêm trọng
nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác quặng.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng
cửa mỏ. Như vậy, tất cả các cơng đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi
trường đất.
b. tác động đến động, thực vật
Việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh
vùng mỏ. Hoạt động khai thác quặng thiếc là một trong những nguyên nhân làm giảm
độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác
quặng thiếc cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các

16


điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sơng nước xấu đi. Một số lồi thực vật bị
giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác.

Hình ảnh vỡ bể lắng công ty khai thác quặng thiếc, cá chết hàng loạt
c. Ảnh hưởng đến thủy văn khu vực
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị

hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao. Những
thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng
chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thốt nước, hướng và vận tốc dịng
chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v….
d. Ảnh hưởng đến kinh tế
Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở,
xói mịn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo
tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi
thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra các dịng bùn di chuyển
xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào
mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi
trường xã hội.
e. Ảnh hưởng tới sức khỏe

17


Thiếc tương đối ít độc hại. Ảnh hưởng chủ yếu của thiếc liên quan đến thực
phẩm được đóng gói trong các hộp bằng kim loại được sản xuất không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này đã từng xảy ra trong trường hợp thực phẩm có tính
axit như cà chua đóng hộp gây ra sự ăn mịn bên trong hộp thiếc, kim loại thiếc bị hấp
thu vào trong thực phẩm chứa trong hộp. Việc sử dụng thực phẩm bị ảnh hưởng dẫn
đến kích ứng và rối loạn đường tiêu hóa do tác động độc hại cấp tính của thiếc. Những
tác động ngắn hạn này có thể xảy ra ở nồng độ trên 200 mg/kg.

Hộp thiếc dùng để đựng thực phẩm
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm chế biến và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên khoáng sản thiếc
a. Về pháp luật, chính sách và cơ chế
+ Sửa đổi, bổ sung, hồn thiện Luật Khống sản và hệ thống văn bản pháp luật

về khoág sản theo hướng:
Cụ thể và chi tiết hoá các quy định về hoạt động khai thác, chế biến khống
sản.
Khuyến khích, ưu tiên khai thác triệt để tài nguyên, chế biến và thu hồi các
thành phần có ích; sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài ngun khống sản.
Có chế tài đối với các hành vi, hoạt động khoáng sản gây tổn hại đến tài
nguyên khoáng sản.

18


Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cấp quản lý đối với việc bảo vệ, khai
thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.
+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, từng nhóm và từng loại
khống sản:
Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đảm bảo
tính khả thi, khoa học, khách quan và tầm nhìn xa cần thiết.
Đảm bảo tính pháp lệnh của quy hoạch sau khi được phê chuẩn đối với tất cả
các bộ, ngành, địa phương.
+ Có chính sách ưu đãi đầu tư và tài chính đối với các cơng trình và dự án đầu
tư: đổi mới và áp dụng KHCN nhằm khai thác, chế biến sâu và sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.
b. Về cơng nghệ
Nhằm đi tắt, đón đầu, cần nhanh chóng nhập khẩu, áp dụng các công nghệ,
thiết bị mới, tiên tiến của thế giới cho tuyển, luyện, chế biến khoáng sản. Trên cơ sở
những công nghệ và thiết bị mới đó chúng ta sẽ nghiên cứu tự phát triển cơng nghệ,
thiết bị phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng các cơng nghệ thích hợp để chế biến sâu, sản
xuất các nguyên vật liệu khoáng sản và sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn, phù
hợp với tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

c. Đào tạo nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật là những người trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ sản xuất.
Tạo điều kiện bồi dưỡng, bổ túc, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật các cấp theo kịp trình độ của khu vực và trên thế giới.
d. Sử dụng hợp lý, hiệu quả
Cách hợp lý với hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và
bền vững trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Việc khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý là một biện pháp quan trọng để đảm bảo
sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái.

19


Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài ngun khống sản cũng có nghĩa là để
dành một phần tài nguyên khoáng sản cho các thế hệ kế tiếp sau này.
e. Giáo dục
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho các bạn trẻ về thực trạng vấn đề
khai thác khống sản hiện nay, mặt tích cực, tiêu cực. Hướng cho các bạn trẻ biết sử
dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên...đồng thời tránh xa các hoạt động
tiêu cực, sẵn sàng tố giác và phản ánh các hành vi sai trái.

CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Nhà nước cần ban hành đồng bộ các chính sách và biện pháp quản lý tài ngun
khống sản nói chung, các khống sản kim loại nói riêng, đảm bảo khai thác, chế biến,
sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, phát triển cơng
nghiệp khống sản bền vững.
Đầu tư thích đáng cho cơng tác nghiên cứu cơng nghệ, nhanh chóng nâng trình độ
cơng nghệ cơng nghiệp khống sản Việt Nam lên ngang tầm khu vực và một số lĩnh

vực đạt trình độ tiên tiến.

20


Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi về vốn, thuế, ưu đãi đầu tư…khuyến khích các
doanh nghiệp nhiều thành phần khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản một cách
triệt để, tiết kiệm và sạch hơn.
Cần có các chính sách hợp lý trong từng giai đoạn nhằm hạn chế sử dụng và xuất
khẩu quặng thơ, có giá trị thấp ra nước ngồi; khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá
trị sản phẩm khoáng sản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố - hiện đại hố ngành cơng nghiệp khống sản
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tơng Cơng ty Khống sản Việt Nam cần:
- Quan tâm nghiên cứu và đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, chế biến các khống
sản do Tổng Cơng ty quản lý, đa dạng hoá các sản phẩm khoáng sản theo hướng chế
biến sâu, giá trị gia tăng cao.
- Dành nguồn vốn đầu tư thích đáng cho cơng tác đánh giá, thăm dị trữ lượng tài
ngun khống sản, nghiên cứu khoa học – cơng nghệ, nhanh chóng áp dụng các tiến
bộ KHCN vào sản xuất nhằm thu hồi triệt để các thành phần có ích trong quặng, sử
dụng tổng hợp tài ngun.
- Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, KHCN, đội ngũ cơng nhân vận
hành có trình độ tiên tiến, đủ khả năng quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh với công
nghệ hiện đại, tiên tiến; tạo điều kiện để cán bộ, công nhân, nhất là đội ngũ cán bộ kỹ
thuật tham gia học tập ở các nước trong khu vực.
- Hợp tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngồi Tổng Cơng ty,
các sở nghiên cứu triển khai KHCN để phát triển công nghệ mới, các sản phẩm mới,
sử dụng tổng hợp tài nguyên.

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiếc là gì? tính chất, ứng dụng của thiếc.
2. Thực trạng và một số giải pháp chế biến, sử dụng hợp lý một số khoáng sản kim loại
màu.
3. Hậu quả đến môi trường do khai thác quặng thiếc.

22



×