Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 12, đề tài sử dụng trò chơi rung chuông vàng trong dạy đọc hiểu văn bản ngữ văn 12 nhằm phát triển năng lực học sinh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.71 KB, 34 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGỮ VĂN 12
Đề tài: “Sử dụng trò chơi "Rung chuông
vàng" trong dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn
12 nhằm phát triển năng lực học sinh”

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong bài văn bia đặt tại Văn Miếu- Quốc Tử giám năm 1442, tiến sĩ Thân
Nhân Trung có viết: “Hiền tài là ngun khí của quốc gia”, ngun khí thịnh thì
thế nước mạnh, rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Câu
nói nổi tiếng ấy đã nêu bật tầm quan trọng của hiền tài đối với sự thịnh suy của một
quốc gia. Vì vậy, muốn phát triển đất nước, không thể không chăm lo công tác bồi
dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo
dục, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nỗ lực
khơng ngừng trong việc đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục Việt Nam.
Là một giáo viên Ngữ văn, bản thân tơi ln trăn trở tìm kiếm các phương
pháp dạy học thích hợp để tạo nên sự hứng thú, say mê ở học sinh trong mỗi giờ
học. Ngoài việc tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học do
Sở giáo dục, Bộ giáo dục tổ chức, tơi cịn học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp
ở trường và trong các nhóm dạy học tích cực … Từ đó, tơi nhận thấy rằng: trong
các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp dạy học thơng qua trị chơi
ln khiến học sinh thích thú và có hiệu quả cao. Thơng qua các trị chơi có tính
chất “Học mà chơi, chơi mà học” tiết học trở nên vui tươi, sơi nổi và học sinh
khơng chỉ được hình thành kiến thức mà còn được rèn luyện kĩ năng, phát triển
năng lực...
Trong hai năm qua, tôi đã thử áp dụng nhiều trị chơi trên truyền hình như
Rung chng vàng, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú? ... vào các lớp mình


dạy học và mang lại những hiệu quả nhất định. Trong số đó, trị chơi Rung chng
vàng được sử dụng trong các tiết đọc hiểu văn bản khiến học sinh rất thích thú. Đó
là lí do tơi chọn đề tài: “Sử dụng trị chơi "Rung chng vàng" trong dạy đọc hiểu
văn bản Ngữ văn 12 nhằm phát triển năng lực học sinh” để có thể chia sẻ, trao đổi
với đồng nghiệp gần xa cách tổ chức các trò chơi trong giờ học Ngữ văn để nâng
cao hiệu quả dạy học, hướng tới mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông
2018.
II. Giới hạn nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2


Học sinh lớp 12/1, 12/4, 12/5, 12/7 của trường THPT .......................năm học
2020 - 2021.
2. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, người viết trình bày kinh nghiệm sử dụng trị chơi “Rung chuông
vàng” ở phân môn Đọc văn của bộ môn Ngữ văn, cụ thể là trong giờ dạy đọc hiểu
các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Trị chơi Rung chuông vàng vốn là một cuộc thi kiến thức dành cho sinh
viên các trường đại học tại Việt Nam do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực
hiện được mua bản quyền từ Hàn Quốc. Ban đầu cuộc thi này chỉ dành cho các
sinh viên trong các trường đại học. Về sau, cuộc thi này được sử dụng rộng rãi
trong tất cả các trường học ở Việt Nam, từ cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ
sở, Trung học phổ thông đến Đại học. Đây là một trị chơi trí tuệ, thu hút sự quan
tâm của nhiều người và được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả trong các trường học ở
Việt Nam trong những năm qua.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng tâm trạng của học sinh khi học ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập. Người học sẽ tiếp thu bài

học hiệu quả hơn khi được tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ. Ngược lại,
nếu rơi vào một trong các trạng thái như hoang mang, sợ hãi, cáu kỉnh, bực bội,
buồn chán, lơ đãng thì sẽ khó học được kiến thức.
Nhận thức được điều đó, nhiều giáo viên đang chú ý hơn đến việc làm sao
cho học sinh “học mà phấn khởi như chơi” nhằm tăng hiệu quả của quá trình tiếp
thu kiến thức. Và trị chơi là một phương pháp dạy học thường được các giáo viên,
nhất là các giáo viên ở cấp Mầm non và Tiểu học sử dụng trong các giờ học. Nếu
sử dụng trò chơi phù hợp, người thầy không chỉ tạo được sự chú ý, lôi cuốn học
sinh đối với nội dung bài giảng mà còn phát triển được năng lực, phẩm chất của
người học.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng giờ học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12 ở trường THPT
3


Chúng ta vẫn thường nghe đồng nghiệp mình than thở: Học sinh bây giờ
khơng thèm đọc tác phẩm nói chi đến việc học... Nếu như học sinh không đọc tác
phẩm Ở NHÀ (nhất là các truyện ngắn, kịch) thì Ở LỚP làm thế nào để học sinh có
thể chiếm lĩnh tác phẩm? Làm thế nào để các em có thể tranh luận, phản biện ý
kiến của các bạn hoặc thầy cô? Trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn học, làm sao
để giáo viên có thể truyền tải được nhiều kiến thức nhất mà học sinh vẫn tham gia
tích cực, đầy hứng thú?
Hiện nay, bộ môn Ngữ văn là sự tích hợp của 3 phân mơn: Đọc văn - Tiếng
Việt - Làm văn. Trong đó, phân mơn Đọc văn chiếm tỉ lệ lớn nhất và được giáo
viên quan tâm, đầu tư nhiều hơn cả. Trong những năm trở lại đây, giờ đọc hiểu các
tác phẩm văn chương trong trường phổ thơng đã có sự thay đổi đáng kể khi nhiều
phương pháp dạy học tích cực được sử dụng như: thảo luận nhóm, hỏi đáp chun
gia, thuyết trình có minh họa, trị chơi đóng vai,... Bên cạnh đó, thiết kế bài học
theo chuỗi 5 hoạt động: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng
– Mở rộng cũng góp phần làm làm cho tiết học trở nên sôi nổi hơn, phát triển được

những năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên, đối với những giờ
đọc hiểu văn bản ở lớp 12, nhiều giáo viên lại ngại đổi mới phương pháp dạy học,
chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thuyết giảng để truyền đạt kiến thức với hi vọng
giúp học sinh có thể làm tốt bài thi, nhất là bài thi THPT quốc gia. Tình trạng giáo
viên say sưa thuyết giảng, học sinh ngồi chép, thậm chí vừa chép, vừa ngủ gục trên
lớp học khơng phải là khơng có.
Trong những giờ đọc hiểu các tác phẩm văn học, tình trạng học sinh chuẩn
bị bài học một cách đối phó hoặc hồn tồn khơng đọc tác phẩm trước khi đến lớp
diễn ra khá phổ biến. Chính việc khơng chuẩn bị bài học một cách nghiêm túc đã
gây ra những trở ngại nhất định cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích
cực và khiến việc tiếp thu bài của các em rất hạn chế, hiệu quả của giờ học không
cao. Trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì, việc các em xuyên tạc nội
dung tác phẩm, nhiều bài viết “cười ra nước mắt” là điều có thật. Đây là thực tế
đáng buồn mà chúng ta vẫn thấy ở bộ môn Ngữ văn trong hầu hết các kì thi.
2. Nguyên nhân của thực trạng
Trước hết, nguyên nhân đến từ phía học sinh. Hiện nay, nhiều học sinh
không mặn mà với các môn Khoa học xã hội, trong đó có mơn Ngữ văn vì nghĩ
4


rằng học những mơn này khó xin việc hay xin được việc làm nhưng lương không
cao bằng các môn Khoa học tự nhiên. Lên lớp 12, việc học lệch diễn ra phổ biến,
các em chỉ tập trung những mơn mình sẽ thi đại học. Một số học sinh yếu kém
không thi đại học thì khơng có động lực học tập nên càng không quan tâm, đầu tư
cho việc học. Căn bệnh thành tích trong giáo dục khiến cho học sinh ỷ lại sẽ được
lên lớp, sẽ đậu tốt nghiệp (việc đậu tốt nghiệp hiện nay đồng nghĩa với việc đậu đại
học) nên tâm lí lười biếng, lên lớp để giết thời gian rất phổ biến ở các trường
THPT.
Một nguyên nhân nữa của tình trạng này đến từ phía chương trình học,
cách kiểm tra đánh giá ở bộ môn Ngữ văn. Chương trình SGK Ngữ văn hiện nay

cịn nặng về những kiến thức hàn lâm và thời lượng dành cho mỗi bài học rất ít nên
chưa thực sự tạo điều kiện để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng như
chưa khơi gợi được sự yêu thích của người học. Việc kiểm tra đánh giá trong nhà
trường hiện nay chủ yếu là kiểm tra việc ghi nhớ, tái hiện kiến thức nên chưa thúc
đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học.
Cịn có những ngun nhân khác nữa nhưng nguyên nhân quan trọng
nhất của thực trạng này lại xuất phát từ phía giáo viên. Việc chưa tìm ra được
cách tổ chức giờ học sao cho hiệu quả, chưa khơi gợi hứng thú, say mê học tập ở
học sinh đã khiến giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương trở nên nhàm chán. Thậm chí,
nhiều học sinh gọi những tiết đọc hiểu tác phẩm văn chương là “tiết học gây mê”...
Học sinh không thể hứng thú với bài học khi người giáo viên chỉ nói lại những kiến
thức trong sách giáo viên, tài liệu tham khảo mà chưa có sự rung động đối với tác
phẩm. Chỉ khi người giáo viên sống trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới có
thể cuốn hút người đọc bước vào thế giới ấy. Trong mỗi giờ đọc văn, thay vì truyền
thụ, nhồi nhét kiến thức, giáo viên phải chạm đến được trái tim và tâm hồn người
học. Đó quả là thách thức lớn đối với mỗi giáo viên Ngữ văn hiện nay.
3. Giải pháp của thực trạng
Để xây dựng “trường học hạnh phúc”, trước hết mỗi giáo viên và học sinh
phải thực sự hạnh phúc trong từng tiết học. Người giáo viên phải có cách thức tổ
chức giờ học sao cho tất cả học sinh đều được tham gia và hứng thú tham gia vào
mỗi hoạt động để hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực,
phẩm chất. Vì vậy, trong những năm qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là
5


vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm thực hiện và đã có những chuyển biến rõ rệt.
Các hình thức dạy học mới được áp dụng, các phương pháp dạy học tích cực được
sử dụng ngày một thuần thục.
Trong những năm qua tơi ln tìm tịi, thử nghiệm các phương pháp dạy học
tích cực và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Học sinh thích học văn,

tham gia sơi nổi vào giờ học, thậm chí có những tiết học, tơi chỉ ngồi bên dưới xem
các em trình bày, tranh luận rồi nhận xét, góp ý, chấm điểm. Để làm được điều đó,
tơi cho rằng người giáo viên phải phát huy được năng lực tự học của học sinh. Vì
đây là năng lực cốt lõi, là nền tảng để các em có thể phát triển tốt hơn trong tương
lai.
Trong q trình dạy đọc văn, tơi nhận ra rằng việc các em TỰ ĐỌC TÁC
PHẨM một vài lần trước khi đến lớp sẽ quyết định đến sự thành bại của tiết học.
Nhưng làm thế nào để học sinh chịu đọc tác phẩm trước khi đến lớp khi mà hiện
nay, cơng nghệ, mạng xã hội, truyền hình đã chiếm phần lớn QUỸ THỜI GIAN
của các em? Kiểm tra bài mới trước khi bắt đầu buổi học? Giao phiếu bài tập về
nhà từ tiết trước để các em phải đọc tác phẩm? Yêu cầu học sinh tóm tắt, viết cảm
nhận ban đầu về tác phẩm và thu bài chấm điểm thay cho kiểm tra thường
xun?.... Đó là những biện pháp tơi đã sử dụng để BUỘC học sinh của mình đọc
tác phẩm. Kết quả: chỉ một số học sinh chăm ngoan thực hiện. Đa số học sinh cịn
lại đối phó: chép bài của bạn, đọc lướt tác phẩm, ...
Trong năm học 2020 - 2021, khi sử dụng những trò chơi vào trong giờ đọc
văn để tạo hứng thú cho học sinh học tập, khắc sâu kiến thức thì trị chơi “Rung
chng vàng” là trò chơi đã được các em hưởng ứng nhiệt tình, vừa nâng cao hiệu
quả tiết học vừa phát triển được năng lực tự học của học sinh.
III. Sử dụng trị chơi Rung chng vàng trong dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn
12
1. Yêu cầu của trò chơi Rung chng vàng
- Trị chơi phải kết hợp được với việc hình thành kiến thức, phát huy tối đa
năng lực tự học, rèn khả năng tư duy, tính quyết đốn .... cho học sinh.
- Tạo được khơng khí vui vẻ, hào hứng, tâm lí thoải mái cho học sinh để
chiếm lĩnh tri thức.
6


- Kiểm tra đánh giá được năng lực học tập và phẩm chất của từng học sinh: sự

chuẩn bị bài học, khả năng tiếp thu kiến thức, phẩm chất trung thực, chăm chỉ,...
- Mỗi câu hỏi cần quy định cụ thể thời gian trả lời (Thông thường từ 1-10
giây/ câu hỏi). Tùy mức độ khó - dễ, dạng câu hỏi trắc nghiệm hay tự luận mà giáo
viên quy định thời gian cho phù hợp, tránh việc thừa thời gian trả lời khiến học
sinh có thể quay cóp. Điều đó dẫn đến việc đánh giá khơng chính xác năng lực của
từng học sinh.
2. Các bước thực hiện trị chơi Rung chng vàng
2.1. Chuẩn bị
2.1.1. Học sinh
- Đọc kĩ tác phẩm trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị 1 tờ giấy trắng hoặc 1 chiếc điện thoại smartphone có cài đặt
phần mềm LED Scroller PRO- màn hình điện tử để ghi câu trả lời.
2.1.2. Giáo viên
- Thông báo cho học sinh việc tham gia trị chơi Rung chng vàng trong giờ
học, thể lệ cuộc chơi, cách chơi và phần thưởng của trò chơi. Lưu ý là thể lệ cuộc
chơi và phần thưởng có thể thay đổi để phù hợp với từng tiết học, từng lớp học.
Nếu lấy kết quả trò chơi để làm kiểm tra thường xuyên thì nên báo trước cho học
sinh để các em có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn.
- Xây dựng bộ câu hỏi Rung chuông vàng phù hợp với đối tượng học sinh và
phù hợp với từng bài học cụ thể (Số lượng câu hỏi, mức độ khó - dễ, tỉ lệ câu hỏi
trắc nghiệm – tự luận, ...).
- Thiết kế PowerPoint trị chơi Rung chng vàng trên trên máy vi tính và
kết nối với Ti - vi để trình chiếu cho học sinh dễ quan sát câu hỏi. (Hiện nay có
nhiều thiết kế PowerPoint trị chơi Rung chng vàng rất đẹp trên mạng, giáo viên
có thể tải về và sửa lại theo ý mình để tiết kiệm thời gian).
2.2. Thực hiện trị chơi Rung chng vàng
- Giáo viên đọc lần lượt các câu hỏi của trò chơi Rung chuông vàng.
7



- Học sinh giơ cao câu trả lời.
- Giáo viên công bố câu trả lời đúng, quyết định những học sinh sẽ được
chơi tiếp.
- Trò chơi kết thúc khi học sinh rung được chuông vàng hoặc bị loại hết.
* Lưu ý: Việc học sinh trả lời sai câu nào sẽ bị loại ngay hay bắt đầu từ câu
nào mới bị loại là do giáo viên đặt ra trong thể lệ cuộc chơi.
2.3. Tổng kết và phát thưởng
Sau mỗi lần chơi Rung chuông vàng, giáo viên đều tổng kết để neo chốt kiến
thức và nhận xét, khen thưởng những học sinh đạt thành tích cao trong trị chơi và
tun dương những bạn có sự tiến bộ.
Giáo viên có thể lấy kết quả tham gia trò chơi của học sinh làm điểm kiểm
tra thường xuyên hoặc lấy điểm này làm điểm cộng vào điểm kiểm tra thường
xuyên của học sinh.
3. Thiết kế trị chơi Rung chng vàng trong dạy đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12
3.1. Một số câu hỏi Rung chuông vàng ở hoạt động “Khởi động”
Việc sử dụng trò chơi Rung chuông vàng khi bắt đầu bài học mới sẽ tạo
khơng khí lớp học sơi nổi, vui vẻ, hào hứng. Điều đó tạo tâm trạng thoải mái, vui
tươi để các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để việc sử
dụng trò chơi này trong hoạt động “Khởi động” mang lại kết quả cao nhất, giáo
viên cần lưu ý những vấn đề sau:
Một là học sinh chỉ mới đọc tác phẩm ở nhà, nhiều em chưa nắm được nội
dung tư tưởng và những cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Do đó, khi xây
dựng bộ câu hỏi Rung chuông vàng nên lựa chọn các câu hỏi ở mức độ NHẬN
BIẾT, chỉ sử dụng một vài câu hỏi ở mức độ THÔNG HIỂU.
Hai là nếu lần đầu tiên tổ chức trị chơi Rung chng vàng thì một số em sẽ
có sự bỡ ngỡ, lúng túng... Vì vậy, giáo viên cần dùng nhiều câu hỏi trắc nghiệm
hơn là câu hỏi tự luận để các em quen dần với trò chơi này. Khi các em đã quen,
giáo viên có thể tăng các câu hỏi tự luận, tăng độ khó của câu hỏi để nâng cao năng
lực của học sinh.
8



Ba là nếu giáo viên dạy nhiều lớp, không nên dùng chung một bộ câu hỏi
Rung chng vàng. Vì như thế sẽ không tạo được sự công bằng giữa các lớp (học
sinh lớp sau có thể hỏi lớp trước để biết được câu hỏi, đáp án).
Sau đây là một số bộ câu hỏi trị chơi Rung chng vàng trong hoạt động
khởi động được sử dụng trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12 (Đáp án được in
đậm):
3.1.1. Bài Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi)
Câu 1.Tác phẩm nào sau đây là của nhà văn Tơ Hồi?
A. Làng
B. Dế Mèn phiêu lưu kí
C. Lão Hạc
D. Tắt đèn
Câu 2. Nhân vật chính của Vợ chồng A Phủ là ai?
A. Mị
B. A Phủ
C. Cha con thống lí Pá Tra
D. Mị và A Phủ
Câu 3. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ thuộc thể loại gì?
A. Kịch
B. Thơ
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Câu 4. Trong đêm tình mùa xuân, âm thanh nào dẫn tới sự hồi sinh của nhân vật
Mị?

9



A. Tiếng khèn
B. Tiếng sáo
C. Tiếng tù và
D. Tiếng mõ
Câu 5. Vì đánh A Sử, A Phủ bị phạt vạ bao nhiêu tiền?
A. Một trăm đồng bạc trắng
B. Năm đồng bạc trắng
C. Năm trăm đồng bạc trắng
D. Mười đồng bạc trắng
Câu 6. Cuộc sống tủi nhục của Mị và A Phủ diễn ra ở đâu?
A. Mộc Châu
B. Hồng Ngài
C. Sơn La
D. Phiềng Sa
Câu 7. Những nhân tố nào dẫn tới sự hồi sinh của Mị trong đêm tình mùa xuân?
A. Tiếng sáo gọi bạn tình, men rượu.
B. Tiếng chó sủa xa xa, tiếng sáo, men rượu.
C. Khơng khí rạo rực của mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình.
D. Men rượu, tiếng sáo, khơng khí rạo rực của mùa xn.
Câu 8. Nhân vật Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra được mấy năm?
A. Ba năm
B. Năm năm
C. Mười năm
10


D. Không rõ
Câu 9. Nhân vật Mị cứu A Phủ và bỏ chạy theo A Phủ là vào thời gian nào?
A. Đêm mùa xuân
B. Đêm mùa đông

C. Đêm mùa hạ
D. Đêm cuối thu
Câu 10. Truyện Vợ chồng A Phủ ca ngợi vẻ đẹp nào của những con người lao động
vùng cao Tây Bắc?
A. Nhân hậu, yêu tự do
B. Giàu tinh thần phản kháng
C. Chăm chỉ, hiếu thảo
D. Sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do, hạnh phúc.
3.1.2. Bài Vợ nhặt (Kim Lân)
Câu 1. Kim Lân là nhà văn chuyên về thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Kịch
C. Phóng sự
Câu 2. Kim Lân thường viết về ...
A. người trí thức
B. nơng thơn và người nơng dân
C. người trí thức nghèo và nông dân nghèo
D. xã hội thượng lưu
11


Câu 3. Trong tác phẩm, nhân vật Tràng gặp người vợ nhặt mấy lần?
Trả lời: 2 lần
Câu 4. Lần thứ 2 gặp gỡ, Tràng đã đãi người đàn bà xa lạ ăn món gì?
Trả lời: Bánh đúc
Câu 5. Nhân vật Tràng đưa người vợ nhặt về nhà vào khoảng thời gian nào?
Trả lời: Chạng vạng/ Hồng hơn/ Chiều tối...
Câu 6. Trên đường theo Tràng về nhà, người vợ nhặt cắp theo cái gì?
Trả lời: Cái thúng con

Câu 7. Sau đêm tân hôn, Tràng tỉnh dậy và cảm thấy trong người như thế nào?
Trả lời: Hạnh phúc/ Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong
giấc mơ đi ra
Câu 8. Trong “Bữa cơm ngày đói” có những món ăn gì?
Trả lời: Lùm ra chuối thái rối, đĩa muối, cháo lỗng và cháo cám.
Câu 9. Trong bữa ăn đón nàng dâu mới của gia đình Tràng bỗng vang lên “một hồi
trống”. Đó là tiếng trống gì?
Trả lời: Tiếng trống thúc thuế
Câu 10. Kết thúc tác phẩm Vợ nhặt, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh nào?
Trả lời: Đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
3.1. 3. Bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Câu 1. Nhân vật Phùng làm nghề gì?
A. Lái xe
B. Nhiếp ảnh
C. Nhà văn
12


D. Họa sĩ
Câu 2. Bức ảnh của nghệ sĩ Phùng được treo «trong bộ lịch năm ấy» là bức ảnh về
cảnh gì?
A. Cảnh kéo lưới
B. Cảnh núi non hùng vĩ
C. Cảnh thuyền và biển lúc bình minh
D. Cảnh hồng hơn
Câu 3. Đứa con mà người đàn bà hàng chài yêu quý nhất là ai?
Trả lời: Thằng Phác
Câu 4. Người đàn bà hàng chài khoảng bao nhiêu tuổi?
Trả lời: Trạc ngoài 40 tuổi
Câu 5. Người đàn ông đánh vợ ở đâu?

Trả lời: Bên bãi xe tăng hỏng trên bờ biển
Câu 6. Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài được kể ở đâu?
Trả lời: Tòa án huyện
Câu 7. Trong truyện, chánh án Đẩu được ví với nhân vật nổi tiếng nào?
Trả lời: Bao Công
Câu 8. Khi biển động hàng tháng trời, cả nhà người đàn bà hàng chài ăn gì?
Trả lời: Xương rồng luộc chấm muối
Câu 9. Bối cảnh của câu chuyện là vào khoảng thời gian nào?
Trả lời: Thời hậu chiến (Sau năm 1975)/ Trước thời kì đổi mới,...
Câu 10. Cuối tác phẩm, mỗi lần nhìn vào tấm ảnh đen trắng “trong bộ lịch năm
ấy”, Phùng thấy gì?
13


Trả lời: Màu hồng của sương mai và người đàn bà hàng chài
3.1.4. Bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Đóng góp nổi bật của Lưu Quang Vũ là ở lĩnh vực nào?
A.Thơ
B. Kịch
C. Truyện ngắn
D. Vẽ tranh
Câu 2. Dựa vào đâu để Lưu Quang Vũ sáng tác vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” ?
A. Dựa vào sự hư cấu, tưởng tượng
B. Dựa vào một cốt truyện dân gian Việt Nam
C. Dựa trên một nguyên mẫu nhân vật lịch sử
D. Dựa vào cốt truyện của một tác phẩm văn học nước ngoài
Câu 3. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt có bao nhiêu cảnh?
A. 7 cảnh và màn kết
B. 5 cảnh và màn kết

C. 9 cảnh và màn kết
D. 4 cảnh và màn kết
Câu 4. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhân vật Trương Ba làm nghề
gì?
A. Đồ tể
B. Thợ mộc
C. Làm vườn
14


D. Buôn bán
Câu 5. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Trương Ba có tài gì mà Đế
Thích rất yêu quý ?
A. Viết chữ
B. Đánh cờ
C. Đánh bài
D. Vẽ tranh
Câu 6. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được ra mắt công chúng lần đầu vào
năm nào?
Trả lời: Năm 1984
Câu 7. Vị quan thiên đình nào đã gạch tên bừa khiến Trương Ba phải chết ?
Trả lời: Nam Tào
Câu 8. Vì sao Trương Ba muốn trả lại xác hàng thịt và không muốn nhập vào xác
cu Tị?
Trả lời: Vì Trương Ba muốn được sống là chính mình
Câu 9. Trong màn đối thoại với người thân, trước khi vừa khóc vừa chạy đi, cái
Gái đã gọi Trương Ba là gì?
Trả lời: Lão đồ tể
Câu 10. Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống trong nhận định của Pha-đê-ép : “
.... là cơ sở của kịch”

A. Nhân vật
B. Xung đột
C. Hành động
D. Lời thoại

15


3.2. Một số bộ câu hỏi trị chơi Rung chng vàng ở hoạt động luyện tập
Trị chơi Rung chng vàng thường được sử dụng trong hoạt động KHỞI
ĐỘNG để tạo tâm thế cho học sinh bước vào hoạt động HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC với nguồn năng lượng dồi dào nhất. Và sau hoạt động này, để củng cố, khắc
sâu kiến thức cho các em nhưng vẫn khiến giờ học vui vẻ, thỏa mái thì giáo viên
vẫn có thể sử dụng trị chơi này.
Để phát huy cao nhất tác dụng của trò chơi, giáo viên cần lưu ý giảm bớt các
câu hỏi ở mức độ NHẬN BIẾT và tăng cường các câu hỏi ở mức độ THƠNG
HIỂU. Điều đó khơng chỉ giúp giáo viên có thể kiểm tra ngay khả năng tiếp thu
kiến thức của học sinh mà còn giúp giáo viên thấy được cách thức tổ chức hoạt
động hình thành kiến thức của mình đã phù hợp hay chưa. Từ đó, giáo viên có thể
điều chỉnh Thiết kế bài học của mình. Bên cạnh đó, khi sử dụng trị chơi này ở hoạt
động luyện tập, giáo viên có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc theo hình
thức nhóm (Nếu chơi theo nhóm thì câu hỏi cần khó hơn) để tăng cường năng lực
giao tiếp, hợp tác của học sinh. Điều này làm cho trị chơi ln mới mẻ, hấp dẫn
đối với người học.
Sau đây là một số bộ câu hỏi trị chơi Rung chng vàng trong hoạt động
LUYỆN TẬP được sử dụng trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12 (Đáp án được
in đậm):
3.2.1. Bài Tây Tiến (Quang Dũng)
Câu 1. Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác khi nào?
A. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng rời xa đoàn quân Tây Tiến chưa lâu.

B. Mùa xuân năm 1947, khi Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến.
C. Đầu năm 1986, khi Quang Dũng về thăm lại chiến trường xưa.
D. Đầu năm 1948, khi Quang Dũng chia tay đồng đội để chuyển sang đơn vị khác.
Câu 2. Thành phần của đoàn quân Tây Tiến đa phần là ...
A. nơng dân
B. trí thức
16


C. thanh niên Hà Nội
D. công nhân
Câu 3.Thiên nhiên miền Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến mang vẻ đẹp như thế nào?
A. Vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, mĩ lệ.
B. Vừa hùng vĩ vừa bí ẩn.
C. Rất đỗi thơ mộng, trữ tình.
D. Rất đỗi hoang vu, dữ dội.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Heo hút cồn mây súng
ngửi trời”?
Trả lời: Nhân hóa
Câu 5. Điền từ cịn thiếu vào chỗ trống trong câu thơ sau: “Nhạc về ... xây hồn
thơ”.
A. Sầm Nứa
B. Viên Chăn
C. Mai Châu
D. Pha Luông
Câu 6. Hai câu thơ khắc họa vẻ đẹp ngoại hình của đồn qn Tây Tiến là ...
Trả lời:Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Câu 7. Hai câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm” thể hiện vẻ đẹp nào của hình tượng người lính Tây Tiến?
Trả lời: Hào hoa/ Tâm hồn mộng mơ (Khát khao chiến công, mơ mộng

người đẹp)
Câu 8. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu thơ “... thay chiếu anh về đất/
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

17


Trả lời: Áo bào
Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về
đất”?
Trả lời: Nói giảm, nói tránh.
Câu 10. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp như thế nào?
A. Hùng tráng
B. Bi tráng
C. Lãng mạn, đậm chất bi tráng
D. Lãng mạn
3.2.2. Bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Bản trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở
đâu? Vào thời gian nào?
A. Chiến khu Trị - Thiên năm 1971
B. Chiến trường Tây Nguyên năm 1965
C. Chiến khu Trị Thiên năm 1974
D. Chiến trường Nam Bộ năm 1965
Câu 2. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương nào của bản trường ca Mặt đường khát
vọng?
A. Chương IV
B. Chương VII
C. Chương V
D. Chương IX
Câu 3. Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm là ở yếu tố nào?


18


A. Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và hệ thống thi ảnh, ngôn từ
mới mẻ.
B. Sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về
đất nước, con người Việt Nam.
C. Giàu chất suy tưởng triết lí với những hình ảnh thơ tân kì, mĩ lệ.
D. Sự phóng khống, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa.
Câu 4. Đoạn thơ “Khi ta lớn lên... có từ ngày đó” (9 câu thơ đầu) trả lời cho câu
hỏi nào sau đây?
A. Đất nước là gì?
B. Đất nước do ai làm ra?
C. Đất nước như thế nào?
D. Đất nước có từ bao giờ?
Câu 5. Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận đất nước trên những phương diện nào?
A. Lịch sử, văn hóa, chính trị
B. Văn hóa, địa lí, chính trị
C. Địa lí, tơn giáo, lịch sử
D. Văn hóa, lịch sử, địa lí.
Câu 6. Trong đoạn thơ: “Họ đã sống và chết ... Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”,
Nguyễn Khoa Điềm muốn đề cao vai trị của ai?
Trả lời: Những người anh hùng vơ danh
Câu 7. Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Đất Nước là...
A. Sử dụng nhuần nhị, sáng tạo các chất liệu văn hóa dân gian.
B. Tính dân tộc đậm đà
C. Tinh thần bi tráng và cảm hứng lãng mạn
19



D. Hình ảnh thơ tân kì, mĩ lệ.
Câu 8. Bốn câu thơ: “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng ... Họ gánh theo tên
xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” nói đến vai trị gì của Nhân dân?
Trả lời: Sáng tạo và lưu truyền các giá trị vật chất và tinh thần.
Câu 9. Hai câu thơ “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù khơng sợ dài lâu”
nói đến truyền thống nào của dân tộc ta?
Trả lời: Truyền thống chống giặc ngoại xâm
Câu 10. Tư tưởng cốt lõi của đoạn trích Đất Nước là gì?
Trả lời: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
3.2.3. Bài Người lái đị Sơng Đà (Nguyễn Tn)
Câu 1. Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nổi tiếng với tập truyện nào?
A. Một chuyến đi (1938)
B. Ngọn đèn dầu lạc (1939)
C. Vang bóng một thời (1940)
D. Thiếu quê hương (1940)
Câu 2. Tác phẩm Người lái đị Sơng Đà thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Thơ
C. Kịch
D. Kí
Câu 3. Câu thơ “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu” nghĩa là gì?
Trả lời: Mọi dịng sơng đều chảy về hướng Đơng - Chỉ có sơng Đà là chảy
về hướng Bắc.
Câu 4. Hình tượng con Sơng Đà trong tác phẩm có đặc điểm gì?
20


A. Vừa kiêu ngạo vừa độc ác
B. Vừa hung bạo vừa trữ tình

C. Vừa dịu dàng vừa gắt gỏng
D. Vừa hùng vĩ vừa dữ tợn
Câu 5. Để miêu tả con Sông Đà, Nguyễn Tuân thường sử dụng biện pháp tu từ
nào?
Trả lời: Nhân hóa, so sánh.
Câu 6. Đi trên máy bay nhìn xuống, Sơng Đà trơng như thế nào?
Trả lời: Sợi dây thừng ngoằn ngoèo ... , Áng tóc trữ tình ...
Câu 7. Sắc nước Sơng Đà biến đổi theo mùa ra sao?
Trả lời: Mùa xn dịng xanh ngọc bích. Mùa thu nước Sơng Đà lừ lừ
chín đỏ...
Câu 8. Nguyễn Tn đã ví người lái đị Sơng Đà là “vàng mười” của Tây Bắc bởi
phẩm chất nào?
Trả lời: Trí dũng, tài hoa.
Câu 9. Cái tôi của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đị Sơng Đà là gì?
A. u thiên nhiên, yêu đất nước
B. Tài hoa, uyên bác
C. Lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu
D. Cả A,B,C
Câu 10. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được tóm gọn trong một chữ. Đó
là chữ gì?
Trả lời: Ngơng
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
21


Việc sử dụng trị chơi Rung chng vàng ở các giờ dạy đọc hiểu văn bản
Ngữ văn 12 trong năm học 2020 – 2021 đã tạo một khơng khí học tập vui vẻ, sôi
nổi, hứng thú trong tất cả các lớp học, góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Thơng qua trị chơi, các
em được hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống và đặc biệt hình thành ở các

em năng lực tự học.
Chính việc đặt các em vào tình thế phải đọc trước tác phẩm để tham gia trị
chơi Rung chng vàng ở lớp mà các em đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận
thức và tình cảm đối với các tác phẩm văn chương, với bộ mơn Ngữ văn. Từ chỗ
rất ít đọc tác phẩm, thụ động trong giờ học,... nhiều em đã tự đọc, tự cảm nhận tác
phẩm, thảo luận, tranh biện trong giờ học sơi nổi. Có những tiết học thực sự đã để
lại những dấu ấn khó quên. Đặc biệt, ở lớp 12/1, tôi đã tiến hành thử nghiệm nhiều
phương pháp dạy học tích cực, tổ chức nhiều trị chơi trong giờ học như: Bạn
muốn hẹn hị, Đi tìm mật thư, Thử tài hùng biện,... cùng với trị chơi Rung chng
vàng thì nhận thấy khơng những các em trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi thuyết
trình trước đám đơng, kĩ năng giao tiếp tốt, tính chủ động, sáng tạo được nâng cao
hơn mà kết quả các bài kiểm tra thường xuyên, định kì đều rất tốt. Tình yêu đối với
văn chương đã đến một cách tự nhiên như thế.
T.S Trần Khánh Ngọc- người sáng lập chương trình DẠY HỌC TÍCH CỰC
đã từng nói rằng khi giáo viên bước vào lớp và nói: “Cơ KIỂM TRA bài cũ/ Bây
giờ chúng ta HỌC bài mới” thì đa số hứng thú đối với môn học của học sinh đều
tan biến. Nhưng khi giáo viên nói: “Bây giờ cơ và các em cùng CHƠI một trò
chơi” là não bộ của các em sẽ được kích hoạt ngay. Việc sử dụng trị chơi nói
chung và trị chơi Rung chng vàng nói riêng một cách hợp lí sẽ hình thành kiến
thức cho học sinh; phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực bên cạnh việc phát
triển được năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và đặc biệt là
năng lực tự học ở học sinh. Mà theo diễn giả Trần Việt Quân- nhà sáng lập và cố
vấn hệ thống trường Liên cấp Tuệ Đức, đây là “năng lực vua”, “năng lực cốt lõi”
để phát triển bản thân người học. Việc phát triển năng lực tự học thông qua việc tự
đọc hiểu tác phẩm trước ở nhà giúp học sinh tự mình cảm nhận tác phẩm để chủ
động tham gia vào bài học. Điều đó đem lại kết quả cao trong các bài kiểm tra
thường xuyên và định kỳ. Kết quả này đã được nhà trường, đồng nghiệp cũng như
các bậc phụ huynh học sinh ghi nhận. (Tham khảo thống kê kết quả dạy học
năm học 2020 - 2021 ở PHỤ LỤC 2 trang 30)
22



Như vậy, việc sử dụng trị chơi Rung chng vàng trong dạy đọc hiểu văn
bản Ngữ văn 12 là phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong thời đại mới.
Điều đó cũng giúp mỗi giáo viên tiếp cận với mục tiêu của chương trình giáo dục
phổ thơng 2018.
V. Những điều kiện cần thiết khi áp dụng trị chơi Rung chng vàng
Trị chơi Rung chng vàng là trị chơi rất quen thuộc với mọi người nhưng
để sử dụng có hiệu quả trị chơi này trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12, người
giáo viên phải có sự tính tốn rất kĩ lưỡng về vấn đề thời gian, đối tượng học sinh,
độ phân hóa của các câu hỏi,... khi thiết kế bộ câu hỏi Rung chuông vàng.
Sau đây là một số điều kiện khi áp dụng trò chơi này:
1. Hệ thống các câu hỏi Rung chuông vàng phải phù hợp với đối tượng học sinh.
Nếu các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ sẽ khiến cho học sinh mất hứng thú với trị
chơi này. Vì thế nếu giáo viên dạy các lớp có trình độ khác nhau thì khơng thể chỉ
thiết kế 1 bộ câu hỏi Rung chuông vàng. Năm học 2020 - 2021, tôi dạy 4 lớp (1 lớp
chọn 12/1, 3 lớp cơ bản: 12/4, 12/5, 12/7) thì phải chuẩn bị ít nhất 3 bộ câu hỏi
Rung chng vàng (Vì ngay cả các lớp cơ bản thì trình độ cũng khơng giống nhau).
2. Hệ thống câu hỏi Rung chuông vàng phải phù hợp với thời gian tổ chức hoạt
động. Giáo viên cần căn cứ thời gian dành cho hoạt động đó là bao nhiêu phút để
tính tốn có bao nhiêu câu hỏi là hợp lí và mức độ khó dễ của các câu hỏi cho phù
hợp. Trò chơi này thường được tôi sử dụng trong hoạt động khởi động ở đầu bài
học hoặc ở hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức cuối bài học với khoảng 10 câu
hỏi và thời gian dành cho hoạt động này là 5 - 7 phút.
3. Xây dựng và sắp xếp thứ tự câu hỏi Rung chng vàng chính xác, khoa học,
đảm bảo phân hóa được học sinh. Khi thiết kế trị chơi này, tơi thường kết hợp
dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, sắp xếp các câu hỏi theo mức độ khó tăng dần
để những em học chưa giỏi nhưng có đọc tác phẩm vẫn có thể tham gia được đến
2/3 trị chơi. Cần xây dựng hệ thống câu hỏi sao cho bao quát được kiến thức về tác

giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt, cần có những
câu hỏi chốt để loại bớt thí sinh trước khi đến với câu hỏi rung được chuông vàng.

23


4. Mỗi lần chơi cần có phần thưởng để khích lệ tinh thần học sinh. Phần thưởng
này có thể là hiện vật (Sách, bút, tài liệu...), cũng có thể là điểm số hoặc những giá
giá trị tinh thần như bài hát,... Để học sinh chuẩn bị bài tốt hơn, đọc kĩ tác phẩm
hơn giáo viên có thể giao ước với học sinh sẽ lấy điểm ở trị chơi Rung chng
vàng để làm điểm kiểm tra thường xuyên (Thay cho việc kiểm tra bài cũ, làm bài
kiểm tra 15 phút,...). Hoặc cũng có thể lấy kết quả của trị chơi này để cộng/ trừ
vào các cột điểm kiểm tra thường xuyên. Ví dụ: Dưới 5 điểm: bị trừ 1 điểm; từ 5 6 điểm: Điểm số được giữ nguyên; từ 7 - 8 điểm: được cộng 1 điểm; từ 9 - 10
điểm: được cộng 2 điểm.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và dựa trên kết quả thực tiễn dạy học của
bản thân, người viết xin đưa ra một số kết luận sau:
Việc sử dụng trò chơi Rung chng vàng vào việc dạy học Ngữ văn nói
chung và phân mơn đọc văn nói riêng là việc làm cần thiết và phù hợp với xu thế
dạy học trên thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong nước và
quốc tế. Sự nghiệp đổi mới giáo dục sẽ khơng thể nào có kết quả tốt đẹp nếu người
giáo viên không đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
của người học để tiếp cận mục tiêu của chương trình GDPT 2018.
Một giờ học Ngữ văn có sử dụng các trị chơi ln làm cho học sinh hứng
thú hơn. Thơng qua trị chơi, học sinh khơng chỉ chủ động tiếp thu kiến thức mà
cịn phát huy năng lực tự học, năng lực hợp tác và giải quyết vấn đề, củng cố và
rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Việc sử dụng trò chơi Rung chuông vàng
kết hợp với việc đổi mới kiểm tra - đánh giá vừa giúp giáo viên và học sinh tiết
kiệm được thời gian, vừa đánh giá được chính xác và nhanh chóng sự chuẩn bị/
khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng bài học.

Để sử dụng hiệu quả trị chơi Rung chng vàng nói riêng, các PPDHTC nói
chung, giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức về các PPDH hiện đại,
không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như không ngừng nâng
cao chuyên môn, tham gia các cộng đồng giáo dục như: Dạy học tích cực- vì một
triệu người thầy truyền cảm hứng, Cộng đồng Startup Education, Lớp học sáng
tạo- chia sẻ và nâng tầm giá trị giáo dục,... Để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn trong từng
tiết dạy, người thầy cần tình u nghề, u học sinh. Chính tình u ấy sẽ trở thành
24


ngọn đuốc soi sáng con đường đổi mới đầy gian nan của mỗi người thầy để họ
chạm đến trái tim và tâm hồn người học.
Đề tài: “Sử dụng trò chơi "Rung chuông vàng" trong dạy đọc hiểu văn bản
Ngữ văn 12 nhằm phát triển năng lực học sinh” không chỉ có thể áp dụng trong
dạy học Ngữ văn 12 mà cịn có thể áp dụng cho tất cả các mơn học, các khối lớp ở
các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn cả nước. Khi học sinh
được phát huy năng lực tự học thì lúc đó, chúng ta có thể hi vọng chủ trương của
thủ tướng Phạm Minh Chính: “Học thật - Thi thật - Nhân tài thật” mới trở thành
hiện thực. Đề tài này là những kinh nghiệm mà người viết đúc rút trong thực tiễn
dạy học của bản thân nên khó tránh khỏi những điều cần bàn bạc thêm. Rất mong
đón nhận những góp ý của các cấp chỉ đạo chuyên môn và quý đồng nghiệp.
Muốn nâng cao hiệu quả giáo dục thì phải nâng cao hiệu quả của từng tiết
dạy. Muốn tạo ra những ngơi trường hạnh phúc, thì trước hết mỗi người thầy, mỗi
học sinh phải cảm thấy hạnh phúc trong từng tiết dạy. Và việc sử dụng hiệu quả
các trò chơi trong dạy học vẫn luôn là điều cần thiết. Con đường đổi mới PPDH
trong dạy học Ngữ văn nói riêng và trong giáo dục ở Việt Nam quả là một con
đường đầy chông gai, thử thách và vinh quang.
Lão Tử từng nói: “Hành trình vạn dặm nào cũng bắt đầu từ một bước chân”.
Hãy để tình yêu với giáo dục xuyên qua tim mình để bước đi, từ hơm nay.
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

I. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Cần tổ chức những lớp tập huấn về việc sử dụng PPDHTC cho giáo viên toàn
Tỉnh một cách chất lượng. Vì mặc dù hằng năm Sở giáo dục đều triển khai việc bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhưng hiệu quả mang lại chưa cao vì
các đợt tập huấn đó đều mang tính lý thuyết. Hầu hết giáo viên chưa nắm bắt được
bản chất và cách tiến hành của mỗi PPDHTC nên khó áp dụng.
- Mời các chuyên gia về PPDHTC tập huấn cho giáo viên (Có thể tập huấn trực
tiếp hoặc online).
- Trong kiểm tra cuối kì, Sở giáo dục nên chủ trương việc ra đề mở ở bộ môn Ngữ
văn để đẩy mạnh việc đổi mới PPDH.
II. Đối với BGH nhà trường
25


×