UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: NGƯ NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
NGÀNH/ NGHỀ: NI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 185 /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)
Đồng Tháp, năm 2017
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống ở nông thôn.
Cùng với chăn nuôi và trồng trọt, ngành thủy sản là một trong ba bộ phận cấu
thành ngành nông nghiệp. Hiện tại, ngành thủy sản có thể chia thành các ngành
hẹp chủ yếu là khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, quản
lý nguồn lợi thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tổng sản lượng thủy sản Việt
Nam được đóng góp từ hai ngành là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, sản lượng khai thác thủy sản mặc dù vẫn còn chiếm tỷ trọng cao
nhưng khó có thể gia tăng về mặt sản lượng do đã khai thác đến mức sản lượng
bền vững tối đa trong khi đó lĩnh vực ni trồng thủy sản vẫn cịn tiềm năng
tăng sản lượng, nhất là ni cá nội địa. Sản phẩm của ngành khai thác và nuôi
trồng thủy sản là đầu vào của ngành chế biến thủy sản, trong khi dịch vụ hậu
cần nghề cá cung cấp trang thiết bị, vật liệu trở lại cho hai ngành trên và ngành
chế biến thủy sản hoạt động, và ngành quản lý nguồn lợi thủy sản nghiên cứu
chủ yếu những biến động về hiện trạng nguồn lợi thủy sản và các giải pháp để
bảo vệ, bảo tồn giữ gìn nguồn lợi thủy sản trong tương lai. Trong phạm vi tài
liệu này chỉ tập trung đến các kiến thức nhập môn đến ngành nuôi trồng thủy
sản.
Kết quả điều tra về sản lượng nguồn lợi hải sản trong 20 năm qua cho
thấy, không những số lượng mà chất lượng một số nguồn lợi tôm cá gần bờ trên
cả 4 khu vực biển của Việt Nam đều giảm, cho nên muốn tăng sản lượng thủy
sản đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng nhất thiết phải tập trung phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản. Thống kê sản lượng ngành thủy sản 17 năm
qua tăng trưởng trung bình 9,09%/năm, hoạt động ni trồng thủy sản tăng
trưởng mạnh qua các năm trung bình 12,77%/năm trong khi khai thác thủy sản
tăng trưởng yếu trung bình chỉ 6,42%/năm (Trung tâm thông tin thủy sản, Cục
thủy sản, 2013). Để tăng sản lượng thủy sản nuôi thứ nhất phải tăng năng suất
bằng cách thâm canh hóa trong khâu nuôi trồng là biện pháp căn cơ và thứ hai
là tăng diện tích, giải pháp này rất nan giải vì vốn đất canh tác thủy sản khó
tăng lên về diện tích mà có khuynh hướng giảm dần do tốc độ đơ thị hóa nhanh
ở Việt Nam. Do đó, tất cả các khâu trong quy trình ni cơng nghiệp được quan
tâm nghiên cứu từ vấn đề chọn vị trí ni, thiết kế và xây dựng cơng trình ni,
quy trình cải tạo trước khi nuôi, sản xuất con giống nhân tạo, các loại thức ăn
nhất là thức ăn công nghiệp, quản lý chất lượng nước cho đến các biện phịng
trị bệnh khơng ngừng được cải tiến, phát triển đáp ứng nhu cầu thâm canh hóa
sản xuất thủy sản ngày càng cao cho hầu hết các đối tượng nuôi kinh tế cao ở
vùng nước ngọt và lợ mặn như tôm sú, tôm chân trắng, cá chẻm, cua biển, cá
tra, tôm càng xanh, cá rơ phi,…. Các quy trình ni thủy sản ngày càng hoàn
thiện hơn, năng suất nuôi ngày một tăng lên. Sản lượng ngành nuôi trồng thủy
sản trong 3 thập kỹ qua tăng trưởng nhanh và đã trở thành ngành quan trọng
đóng góp chính vào tổng sản lượng ngành thủy sản Việt Nam, năm 2007 lần đầu
tiên sản lượng nuôi trồng thủy sản đã vượt sản lượng khai thác thủy sản
(1.942.000 tấn so với 1.876.000 tấn, tổng cục thống kê 2010) và ngày càng
khẳng định vị trí quan trọng đóng góp sản lượng chính trong ngành thủy sản.
Tuy nhiên, hậu quả kéo theo từ việc phát triển “nóng” trong ngành ni trồng
thủy sản đó là mơi trường ơn nhiễm, dịch bệnh khó kiểm sốt, chất lượng sản
phẩm khó kiểm sốt, mất cân đối nguồn cung cầu, giá cả bắp bên, nuôi tràn
lan,…. dẫn đến khó phát triển nghề ni bền vững.
Để hạn chế rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, hướng đến ni đến ni thủy
sản bền vững thì việc đào tạo cán bộ kỹ thuật có chun mơn, nghiệp vụ, u
nghề đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nuôi thủy sản trong tương lai là rất cần
thiết. Bài giảng ngư nghiệp đại cương chỉ trình bày một số nội dung dẫn nhập
một cách khái quát về ngành nuôi trồng thủy sản, không đi sâu vào các khâu kỹ
thuật sản xuất giống hay nuôi tôm cá các loại. Sau khi học xong môn học này,
sinh viên sẽ hiểu được tổng thể ngành nuôi trồng thủy sản, giúp sinh viên ngành
thủy sản yêu thích ngành học hơn, có thái độ đúng đắn, tích cực về ngành nghề
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người học dễ dàng nghiên cứu các môn học
cơ sở và chuyên ngành sau đó.
Đồng Tháp, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Chủ biên
Tạ Hoàng Bảnh
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Giới thiệu ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu môn học .......................................................................................... 2
3. Kết cấu chương trình mơn học ...................................................................... 2
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 3
CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ................ 3
1. Cá là gì? ......................................................................................................... 3
2. Nghề cá là gì? ................................................................................................ 3
3. Thuỷ sản là thế nào? ...................................................................................... 4
4. Nuôi trồng thuỷ sản là gì? .............................................................................. 5
5. Những định nghĩa khác về nuôi trồng thuỷ sản ............................................. 5
CHƯƠNG 2........................................................................................................... 7
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, HIỆN TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỀ CÁ ........ 7
1. Lịch sử phát triển ngành thủy sản .................................................................. 7
1.1. Lịch sử phát triển ngành thủy sản gắn với sự phát triển loài người ........ 7
1.2. Lịch sử phát triển nghề cá ....................................................................... 8
2. Hiện trạng nghề cá ......................................................................................... 9
2.1. Nghề khai thác cá thế giới ....................................................................... 9
2.2. Nghề ni cá .......................................................................................... 10
3. Vai trị của nghề cá ...................................................................................... 10
3.1. Vị trí của nghề cá trong nền kinh tế quốc dân ...................................... 10
3.2. Vai trò của nghề cá ................................................................................ 11
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 13
KHÁI QT VỀ ĐẶC TÍNH MƠI TRƯỜNG AO NI CÁ ......................... 13
1. Giới thiệu về mơi trường nước .................................................................... 14
1.1. Khái niệm về nước ................................................................................ 14
1.2. Diện tích nước ở Việt Nam ................................................................... 15
2. Bản chất lý học của nước ............................................................................. 15
3. Bản chất hoá học của nước .......................................................................... 16
4. Bản chất sinh học của nước ......................................................................... 20
CHƯƠNG 4......................................................................................................... 23
KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG CÁ THỂ THUỶ SINH VẬT ............................. 23
1. Di động của thuỷ sinh vật (TSV) ................................................................. 23
1.1. Khả năng nhận biết môi trường và định hướng di động của TSV ........ 23
1.2. Các lối di động của TSV ....................................................................... 24
2. Dinh dưỡng ở TSV ...................................................................................... 26
2.1. Dinh dưỡng tự dưỡng ............................................................................ 26
2.2. Dinh dưỡng dị dưỡng ............................................................................ 27
3. Trao đổi nước và muối ở TSV ..................................................................... 28
3.1. Trao đổi muối giữa cơ thể TSV với mơi trường ngồi ......................... 28
3.2. Trao đổi nước giữa TSV và môi trường ngồi ...................................... 31
4. Trao đổi khí ở TSV ...................................................................................... 31
4.1. Tính thích ứng của TSV với điều kiện hơ hấp trong nước.................... 31
4.2. Cường độ trao đổi khí ở TSV ................................................................ 32
CHƯƠNG 5......................................................................................................... 32
NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG NUÔI CÁ .................................. 32
1. Đối tượng của nghề nuôi thủy sản ............................................................... 33
2. Cơ sở chọn lựa đối tượng nuôi thủy sản ...................................................... 36
3. Cơ sở chọn lựa vị trí ni thuỷ sản .............................................................. 36
4. Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn thủy sản ........................................................ 37
4.1. Dinh dưỡng thủy sản ............................................................................. 37
4.2 Thức ăn thủy sản .................................................................................... 38
5. Cơ sở về sinh sản và di truyền chọn giống thủy sản ................................... 40
5.1. Sinh sản của động vật thủy sản ............................................................. 40
5.2. Di truyền chôn giống thủy sản .............................................................. 46
CHƯƠNG 6......................................................................................................... 49
GIỚI THIỆU MỘT VÀI MƠ HÌNH NI THUỶ SẢN PHỔ BIẾN ............... 49
1. Mơ hình ni thuỷ sản nước ngọt ................................................................ 49
1.1. Nuôi quảng canh .................................................................................... 49
1.2. Nuôi quảng canh cải tiến ....................................................................... 50
1.3. Nuôi bán thâm canh ............................................................................... 50
1.4. Nuôi thâm canh ..................................................................................... 50
2. Các mơ hình ni hải sản............................................................................. 51
2.1. Nuôi cua biển trong ao đất .................................................................... 51
2.2. Nuôi nhuyễn thể .................................................................................... 51
2.3. Nuôi thủy sản lồng bè trên biển ............................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: NGƯ NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Mã mơn học: CNN701
Vị trí, tính chất của mơn học
- Vị trí của mơn học: là mơn học cơ sở ngành cao đẳng Nuôi trồng thủy
sản. Môn học này cung cấp sinh viên khái quát về nghề nuôi trồng thuỷ sản làm
cơ sở việc học các môn chuyên ngành sau này.
- Tính chất của mơn học: Là mơn học cơ sở ngành tự chọn. Môn học này
giới thiệu một số kiên thức liên quan đến các môn khác như Sinh thái thủy sinh
vật, Dinh dưỡng thức ăn thủy sản, sinh lý động vật thủy sinh, Quản lý môi
trường ao nuôi thủy sản, các môn kỹ thuật nuôi và kỹ thuật sản xuất các giống
lồi thủy sản.
Mục tiêu mơn học
Sau khi học xong học phần này sinh viên đạt được:
- Về kiến thức:
Am hiểu sơ nét và bao quát về các công việc của ngành nghề, nhập môn
môn học:
+ Các khái niệm lịch sử hình thành và hiện trạng Ni trồng thủy sản,
+ Kiến thức về các hình thức sinh sống của thủy sinh vật,
+ Những nguyên lý căn bản trong nuôi cá,
+ Các bước kỹ thuật chính trong các mơ hình nuôi cá phổ biến.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được các khái niệm, lịch sử hình thành và hiện trạng ngành
Nuôi trồng thủy sản vào thực tế sản xuất thủy sản
+ Áp dụng được các hình thức sinh sống của thủy sinh vật
+ Áp dụng được các nguyên lý căn bản trong nuôi cá
+ Áp dụng được các bước kỹ thuật chính trong các mơ hình ni cá phổ
biến.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tạo động lực, cảm hứng và thái độ tích cực trong q trình học tập các
mơn học chun mơn sau đó.
+ Dễ dàng tiếp cận các mơn học chun ngành sau này.
Nội dung môn học
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số
TT
Tên chương, mục
Thực
hành, thí
Tổng Lý nghiệm,
số thuyết thảo
luận, bài
tập
Mở đầu
1. Giới thiệu
1
2. Mục tiêu môn học
1
1
3
3
3
3
3. Kết cấu chương trình mơn học
Chương 1: Các định nghĩa căn bản
trong ni trồng thủy sản
1. Cá là gì?
2
2. Nghề cá là gì?
3. Thuỷ sản là thế nào?
4. Ni trồng thuỷ sản là gì?
5. Những định nghĩa khác về nuôi
trồng thuỷ sản
3
Chương 2: Lịch sử phát triển, hiện
trạng và vai trò của nghề cá
1. Lịch sử phát của ngành thuỷ sản
2. Hiện trạng nghề cá
Kiểm tra
(định
kỳ)/ôn
thi, thi
kết thúc
môn học
3. Vai trò của nghề cá
Chương 3: Khái quát về đặc tính
mơi trường ao ni cá
4
1. Giới thiệu về mơi trường nước
5
5
4
4
6
6
5
5
2. Bản chất lý học của nước
3. Bản chất hoá học của nước
4. Bản chất sinh học của nước
Chương 4: Khái quát về đời sống cá
thể thuỷ sinh vật
5
1. Di động của thuỷ sinh vật
2. Dinh dưỡng ở thuỷ sinh vật
3. Trao đổi nước và muối ở thuỷ sinh
vật
4. Trao đổi khí ở thuỷ sinh vật
Chương 5: Những nguyên lý căn bản
trong nuôi cá
1. Đối tượng của nghề nuôi thủy sản
6
2. Cở sở chọn lựa đối tượng nuôi thủy
sản
3. Cơ sở chọn lựa vị trí ni thuỷ sản
4. Cơ sở dinh dưỡng và thức ăn thủy
sản
5. Cơ sở về sinh sản và di truyền chọn
giống thủy sản
7
Chương 6: Một số mơ hình ni
thủy sản
1. Mơ hình ni thuỷ sản nước ngọt
2. Các mơ hình ni hải sản
Kiểm tra
1
1
Ơn thi
1
1
Thi kết thúc mơn học
1
1
Cộng
30
27
3
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
MH28 - 00
Giới thiệu: Nội dung bài cung cấp cho sinh viên cái nhìn khát quát về bức
tranh nghề nghề nuôi trồng thủy sản. Sinh viên hiểu được mục tiêu và kết cấu
chương trình mơn học.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Am hiểu chương trình mơn học.
+ Các phương pháp phù hợp để lĩnh hội kiến thức của môn học.
- Kỹ năng:
+ Áp dụng được những nội dung chính vào chương trình mơn học,
+ Lựa chọn được phương pháp học phù hợp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tạo hứng thú, chủ động và tích cực hơn
trong q trình học tập chun mơn.
1. Giới thiệu
Vị trí vai trị mơn học
Ngư nghiệp đại cương là môn học nhập môn của ngành nuôi trồng thủy
sản, trên cơ sở những kiến thức được đề cập trong các chương sẽ là tiền đề để
lĩnh hội các kiến thức chuyên ngành nuôi trồng thủy sản sau này. Môn học cung
cấp các kiến thức cơ bản, tổng quát và các nguyên lý về ngành nuôi trồng thủy
sản như môi trường nước, dinh dưỡng thức ăn, đối tượng, mơ hình ni phổ
biến, .... để sinh viên có cái nhìn tổng thể về thực trạng và triển vọng ngành
nghề của mình. Các nội dung cơ bản được đề cập trong từng chương sẽ hữu ích
cho các sinh viên ngành thủy sản, định hướng giúp các em đầu tư nghiên cứu
sâu hơn vào các chuyên ngành hẹp như kỹ thuật nuôi cá, tôm, thủy đặc sản, kỹ
thuật sản xuất giống hay công nghệ chế biến thức ăn hay các loại thuốc và hóa
chất dùng trong thủy sản,... bởi trong thực tế cuộc sống sinh viên sau khi ra
trường chỉ chọn một hoặc vài nội dụng để hành nghề.
2. Mục tiêu môn học
Cung cấp cho sinh viên một cách tổng quan về nghề cá và một số kiến
thức liên quan đến môi trường nước, sinh lý và sinh thái thuỷ sinh vật chứ không
đi sâu dạy cho sinh viên các kỹ thuật nuôi cá, tôm các loại.
Học xong môn học này sinh viên sẽ hiểu biết về ngành thuỷ sản một cách
khái quát, từ đó có thái độ tích cực, yêu nghề, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận,
nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức những môn học tiếp sau.
3. Kết cấu chương trình mơn học
Nội dung bài giảng được chia thành 2 nhóm kiến thức chính gồm:
- Nhóm kiến thức tổng quan liên quan đến nghề ni cá như: thế nào
là đối tượng nuôi, nghề nuôi cá, thế nào là khai thác ,... theo gốc độ chuyên mơn.
- Nhóm kiến thức sâu hơn về ngun lý ni thủy sản như môi trường
nuôi, dinh dưỡng thức ăn cá, mơ hình ni cá.
Mơn học được thiết kế 6 chương, được chuyển tãi trong 30 tiết. Chi tiết các
chương như sau:
Chương 1: Các định nghĩa căn bản trong nuôi trồng thủy sản.
Chương 2: Lịch sử phát triển, hiện trạng và vai trò của nghề cá.
Chương 3: Khái quát về đặc tính mơi trường ao ni cá.
Chương 4: Khái qt về đời sống cá thể thuỷ sinh vật.
Chương 5: Những nguyên lý căn bản trong nuôi cá.
Chương 6: Một số mô hình ni thủy sản.
CHƯƠNG 1
CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MH28-01
Giới thiệu: Nội dung bài cung cấp cho sinh viên một số thuật ngữ chuyên
ngành cơ bản nhất về nuôi trồng thủy sản.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Am hiểu các khái niệm cơ bản về Nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ năng: Vận dụng được các khái niệm cơ bản về Nuôi trồng thủy sản
vào các học phần chuyên môn.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thái độ đúng đắn và tích cực đối với ngành nghề học.
+ Dễ tiếp cận các mơn học chun mơn sau đó.
1. Cá là gì?
Cá là động vật sống chủ yếu ở dưới nước, máu lạnh, thở bằng mang, có dây
sống và dùng vây để bơi (di chuyển).
Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của
nó cịn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không
hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá
myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá
đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).
Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là
"cá", chẳng hạn (cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu... nhưng thực
ra, chúng không phải là cá thực thụ. Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân
đầu (Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia),
riêng cá sấu là thuộc một nhóm bị sát.
2. Nghề cá là gì?
Nghề cá được hiểu là nghề bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến
việc đánh bắt hay khai thác quản lý nguồn lợi thuỷ sản, nuôi trồng và chế biến
các sản phẩm thuỷ sản. Bên cạnh đó nghề cá cũng bao gồm các ngành công
nghiệp phụ trợ như chế biến thức ăn và dich vụ có liên quan lĩnh vực thuỷ sản.
Ðánh bắt TS hay khai thác TS (KTTS) là một hoạt động của con người
(ngư dân) thông qua các ngư cụ (dụng cụ đánh bắt), ngư thuyền và ngư pháp
(phương pháp đánh bắt) nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên (bao gồm cả
trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn). Sản phẩm của KTTS bao gồm:
- Cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản (tôm, cá, nhuyễn thể…) phục vụ cho
tiêu thụ trực tiếp của con người.
- Cung cấp nguồn con giống được đánh bắt trong môi trường tự nhiên (cá
bố mẹ, cá giống) cho Nuôi trồng thủy sản (NTTS).
- Cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia súc và cho động vật thủy
sản.
Gần 90% của ngành thủy sản của thế giới được khai thác từ biển và đại
dương, so với sản lượng thu được từ các vùng nước nội địa. Trong đó, nguồn lợi
thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa
học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
Hoạt động liên quan nghề cá là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận
chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu
thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển,
sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Đánh bắt quá mức sẽ giảm
trữ lượng cá và việc làm ở nhiều vùng trên thế giới.
3. Thuỷ sản là thế nào?
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại
cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu
hoạch và sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Trong các loại hoạt động liên quan đến thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động
đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá.
Sự phân lại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo lồi tính ăn
và mơi trường sống và khí hậu.
- Nhóm cá (fish): Là những động vật ni có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có
thể là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình.
- Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân,
trong đó tơm và cua là các đối tượng ni quan trọng. Ví dụ: Tôm càng
xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển…
- Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các lồi có vỏ vơi, nhiều nhất
là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....)
và một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc).
- Nhóm rong tảo (Seaweeds): Là các lồi thực vật bậc thấp, đơn bào, đa
bào, có lồi có kích thước nhỏ, nhưng cũng có lồi có kích thước lớn như
Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria…
- Nhóm bị sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát như rắn, cá sấu
Lưỡng cư là những lồi có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước như: ếch, nhái…
được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mĩ nghệ như
đồi mồi, ếch, cá sấu…
4. Ni trồng thuỷ sản là gì?
Theo tổ chức FAO (2008) thì việc ni trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh
vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào
quy trình ni nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
Nuôi trồng Thuỷ sản là sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn
trong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi (động vật) trồng (thực
vật) nhằm tăng tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ðất để ni trồng thủy sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ,
đầm, phá, sơng, ngịi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven
sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất
phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho th để ni trồng thủy sản. Hầu
hết các thủy sản là động thực vật hoang dã chúng được ni dưỡng, thuần hóa
và sản xuất giống cung cấp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng gia
tăng. Canh tác có thể thực hiện ở ngay các vùng ven biển và vùng nước nội địa,
trong các hồ, ao, bể chứa và các hình thức khác.
5. Những định nghĩa khác về nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng TS là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào
thiết bị nuôi và đối tượng ni được sở hữu trong suốt q trình ni. Sản phẩm
của NTTS bao gồm:
- Sản xuất con giống nhân tạo cho NTTS và đánh bắt được tăng cường
trên cơ sở nuôi trồng;
- Sản phẩm thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm, dược phẩm cho tiêu
thụ trực tiếp của con người;
- NTTS cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho KTTS hay vỗ béo cá tự
nhiên.
Ðánh bắt được tăng cường trên cơ sở NTTS là hoạt động đem con giống
nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, đầm, phá, sơng ngịi và biển)
để tăng sản lượng đánh bắt.
Sản xuất nuôi trồng thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc điều kiện khí
hậu/địa lý/sinh thái, điều kiện kinh tế-xã hội, thị trường.
CHƯƠNG 2
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, HIỆN TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỀ CÁ
MH 28 - 02
Giới thiệu: Nội dung bài cung cấp cho sinh viên về nguồn gốc lịch sử phát
triển, hiện trạng và vai trò của ngành thủy sản Việt Nam.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Lịch sử phát triển của ngành Ni trồng thủy sản,
+ Hiện trạng, vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của Nuôi trồng thủy sản.
- Kỹ năng:
+ Cập nhật được lịch sử phát triển của ngành Nuôi trồng thủy sản,
+ Cập nhật được hiện trạng, vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của Ni
trồng thủy sản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tạo cơ sở để chủ động định hướng
đúng đắn về ngành Nuôi trồng thủy sản.
1. Lịch sử phát triển ngành thủy sản
1.1. Lịch sử phát triển ngành thủy sản gắn với sự phát triển lồi người
Dựa theo lịch sử q trình phát triển của con người và một số tư liệu ghi lại
có thể nói rằng lịch sử phát triển của nghề cá gắn với lịch sử phát triển của loài
người theo hai lý sau đây:
- Săn bắn/khai thác được xem như nền tảng của nghề khai thác cá hiện nay.
Từ xuất hiện loài người đến nay đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa. Giai đoạn
đầu, sản vật tự nhiên tự còn phong phú, các tộc người sống thưa thớt chủ yếu hái
lượm thức ăn để sinh tồn. Dần về sau, xã hội loài người lớn dần lên và càng phát
triển, nhu cầu thực phẩm càng gia tăng nên việc hái lượm không thể đáp ứng
nhu cầu, nên săn bắn/khai thác tự nhiên bắt đầu phát triển. Ngày nay, nghề săn
bắn/khai thác tự nhiên vẫn còn tồn tại nhưng ở trình độ cao hơn. Quy mơ, dụng
cụ, kỹ thuật đánh bắt ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, cho phép con
người đánh bắt được nhiều hơn, năng suất cao hơn và tác động đến môi trường
nhiều hơn. Trước đây săn bắn/khai thác bằng những dụng cụ đơn sơ như câu,
bẩy chài, nị…thì ngày nay con người ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
để khai thác ở đến trình độ cao như dung lưới vây, lưới kéo, máy dị cá, dùng
ánh sáng đèn để dụ cá, hóa chất, chất nổ …Săn bắn/khai thác chính vì thế là nền
tảng của sự phát triển nghề khai thác cá hiện đại ngày nay, chắc chắn nó sẽ phát
triển trong giai đoạn tới.
- Lưu giữ/thả nuôi là nền tảng của nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay. Khi
việc săn bắn/khai thác hay hái lượm thức ăn được nhiều hơn nhu cầu sử dụng thì
con người bắt đầu lưu giữ lại trong môi trường gần giống với môi trường tự
nhiên để sử dụng được lâu hơn. Lúc đầu con người chưa có khái niệm về ni gì
cả nhưng dần họ thấy một số lồi nhốt giữ sinh sơi nảy nở về số lượng và gia
tăng về kích cở, nếu có thức ăn vào thì các sinh vật lớn nhanh hơn và sinh sôi
nảy nở hơn. Dựa vào sự ghi nhận từ sự lưu giữ, con người mới dần có khái niệm
ni, và đó là cơ sở ban đầu của nghề ni thủy sản hiện nay.
1.2. Lịch sử phát triển nghề cá
Quá trình phát triển của ngành thủy sản thì rất lâu đời, đặc biệt là ngành
khai thác. Khơng có cơ sở để xác định nghề khai thác thủy sản xuất hiện khi
nào, nhưng chắc chắn rằng rất lâu, có thể lúc đó con người vẫn chưa phát triển
tiếng nói và sử dụng chữ viết. Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển muộn hơn chỉ
khoảng vài ngàn năm qua. Trước tiên bắt đầu nuôi cá Chép và các đối tượng
khác được nuôi sau đó.
Ở Châu Á, nghề ni cá xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc ít nhất khoảng
2500 năm, vì năm 474 TCN, đã có một bài viết của ơng Fan Li về việc ni cá
chép. Điều này có nghĩa là kỹ thuật ni cá phải có trước đó.
Ở Châu Phi, nghề ni cá có cách đây khoảng 4000 năm ở Ai Cập. Các
hình ảnh điêu khắc trên đá về nghề ni cá có khoảng 2000 năm TCN. Và các
hình ảnh này mô tả nuôi cá rô phi trong các ao do con người đào, trong các kênh
thốt nước chính.
Nghề ni cá nội địa (cá nước ngọt)
Rất nhiều tài liệu cho thấy nó xuất hiện và liên tục phát triển ở Trung Quốc.
Ni kết hợp (ni ghép) cá chép và các lồi cá chép Trung Quốc trong các ao
bón phân và có cho ăn xuất hiện khoảng vài thế kỉ qua. Nuôi ghép các loài cá
chép Ấn Độ với nhau trong ao xuất hiện cách đây khoảng 1000 năm.
Nhìn chung, nghề ni các nước ngọt ở hầu hết các quốc gia ở Châu Á
khác chỉ mới phát triển gần đây thông qua các Thương nhân Trung Quốc, chủ
yếu là cá chép vào nuôi ở các quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia,
Singapore, Thái Lan) cách nay hơn 100 năm. Q trình ni cá ở một số quốc
gia khác ở Châu Á bắt đầu sau đó.
Nghề ni cá ven biển (ni hải sản)
Xuất hiện đầu tiên là nghề nuôi cá măng ở đảo Java ở Indonesia khoảng
1200-1400 SCN, ở Philippines khoảng vài trăm năm tuổi; ở Nhật bản, nghề
trồng rong biển bắt đầu cách đây khoảng 400 năm và nuôi nhuyễn thể khoảng
300 năm.
Hầu hết, nghề ni các lồi khác chỉ mới phát triển gần đây: nuôi giáp xác,
nuôi cá ăn động vật.
Ở Việt nam, hiện nay không thấy tài liệu mô tả nghề nuôi cá thủy sản xuất
hiện tự bao giờ, tuy nhiên cũng rất cịn non trẻ. Nghề ni tơm quảng canh xuất
hiện trước, nhưng nghề nuôi bán thâm canh chỉ bắt đầu những năm 1980. Nghề
nuôi cá bè trên sông xuất hiện vào những năm 1960.
2. Hiện trạng nghề cá
2.1. Nghề khai thác cá thế giới
Hoạt động khai thác thủy sản cho tới nay vẫn chiếm vai trị chính trong
cung cấp thủy sản toàn cầu với 58,7% (90,4 triệu tấn) về sản lượng năm 2011,
trong đó sản lượng khai thác biển có tính quyết định đạt tới 85-90% và khai thác
nội địa chỉ chiếm từ 10-15% sản lượng khai thác. Sản lượng của nghề khai thác
thủy sản chủ yếu là các loài cá biển.
Hiện nay sản lượng thủy sản thế giới vẫn tăng đều quá các năm, giai đoạn
2006-2011 là 2,3% chủ yếu do sản lượng lĩnh vực nuôi trồng phát triển nhanh
(tăng bình qn 6,1%/năm), sản lượng khai thác có nguy cơ chững lại (tăng bình
qn 0,1%/năm) ngun nhân do: (i) Chính phủ các nước khuyến khích ni
trồng thủy sản hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, (ii) Sản lượng
khai thác thế giới đã đạt sản lượng bền vững tối đa và những hoạt động khai thác
thủy sản có nguy cơ gây mất cân bằng sinh thái. Mặc dù phát triển muộn và chỉ
đóng góp đáng kể từ sau năm 1984 nhưng tốc độ phát triển rất nhanh. Trong
tương lai, hoạt động ni trồng sẽ dần giữ vai trị trọng yếu cung cấp thủy sản
toàn cầu (41,3% năm 2011), do được khuyến khích và tiềm năng phát triển cịn
rất lớn, nhất là nuôi trồng nội địa.
Hình 2.1: Cơ cấu nguồn cung cấp thủy sản tồn cầu
Nghề khai thác thủy sản thế giới có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tăng nhanh từ 1940-1970: tăng 20-60 triệu tấn.
- Giai đoạn tăng chậm từ 1970-1989: 90 triệu tấn.
- Giai đoạn 1990-2012: Giai đoạn không tăng và có xu hướng giảm
từ vài năm qua, sản lượng dao động xấp xỉ 90 triệu tấn.
2.2. Nghề nuôi cá
Nghề nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng nhanh, liên tục hàng năm
trong thời gian qua: với 10,8% giai đoạn 1980-1990, 9,5% giai đoạn 1990-2000,
6,2% giai đoạn 2000-2012. Giai đoạn 2000-2012, sản lượng ni trồng thủy sản
tồn cầu đã tăng hơn gấp đôi từ 32,4 triệu tấn lên 66,6 triệu tấn.
Với lợi thế đường bờ biển dài, hệ thống sông ngịi dày đặc và đặc biệt là
được sự khuyến khích phát triển của Chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản ở
các quốc gia Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á rất phát triển và hiện các khu vực
này đang giữ vai trò là nguồn cung cấp thực phẩm thủy sản chính cho tồn thế
giới với sản lượng cung cấp năm 2010 lên đến 53,3 triệu tấn, chiếm 90% sản
lượng ni trồng thủy sản tồn cầu. So với Châu Á hay Trung Quốc, các khu
vực khác như Mỹ Latin, Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương có
sản lượng khá nhỏ.
Hình 2.2: Các khu vực ni trồng thủy sản lớn nhất thế giới năm 2010
3. Vai trò của nghề cá
3.1. Vị trí của nghề cá trong nền kinh tế quốc dân
Thuỷ sản được xác định là một nghề quan trọng trong sự phát triển kinh tế
đất nước. Trong 3 thập niên qua nghề cá phát triển ấn tượng và ngày càng khẳng
định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân, sản lượng và giá trị xuất khẩu
tăng nhanh nhưng không đồng đều giữa các năm và giữa các hợp phần trong
ngành thủy sản. Nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn khai thác. Đến năm 2014,
sản lượng từ nuôi trồng thủy sản (3,4 triệu tấn) đã cao hơn khai thác thủy sản
(2,9 triệu tấn) và còn nhiều triển vọng gia tăng sản lượng trong tương lai, nhất là
nuôi cá nội địa.
Nghề khai thác thủy sản hiện nay sản được xác định là một ngành quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân vì nó phát triển dựa trên một nguồn tài nguyên
tự nhiên có thể tái sinh.
So với các ngành khác thuộc ngành nơng nghiệp thì ngành thủy sản có
nhiều lợi thế hơn vì đã tham gia thị trường xuất khẩu sớm hơn, các thương hiệu
thủy sản Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như
Tôm sú, cá Tra-Ba Sa Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để kích thích sản
xuất thủy sản trong nước.
Ngồi chức năng cung cấp thực phẩm, Ngành Thuỷ sản được coi là ngành
có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã trở thành hoạt động có vị trí quan trọng hàng
nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu vẫn gia
tăng hàng năm. Với lợi thế là vùng đất trũng rộng lớn, khí hậu thuận lợi, bờ biển
dài và sơng ngịi chằng chịt vùng ĐBSCL được xem là điểm sáng để phát triển
ngành thủy sản, đã trở thành vựa cá lớn nhất cả nước chiếm hơn 50% về sản
lượng và cả giá trị.
3.2. Vai trò của nghề cá
Trên thế giới nhiều quốc gia đã coi NTTS và tài nguyên thủy sản là một
phương cách để giúp người nơng dân làm giàu, xóa đói giảm nghèo và góp phần
phát triển kinh tế quốc gia. Ở Việt nam, Chính phủ đã xem ngành thủy sản là
một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Trên thực tế,
nghề cá đã là động lực quan trọng để phát triển kinh tế ở nhiều địa phương trên
cả nước như nuôi tôm ven biển, nuôi cá bè trên sông, nuôi thương phẩm trong ao
đất. Ngành thủy sản Việt Nam được xác định là quan trọng với các vai trò như
sau:
3.2.1 Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng
Một tỉ lệ lớn sản lượng khai thác được trên các vùng biển Việt Nam được
dùng làm thực phẩm: 50% ở Vịnh Bắc Bộ và Biển Miền Trung, và 40% ở Đông
Nam Bộ, Tây Nam Bộ. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các
vùng sâu vùng xa, góp phần chất lượng bữa ăn của người dân Việt Nam, cung
cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi,
tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản. Trong thời gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong
tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
3.2.2. Đảm bảo an ninh thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành quan trọng tạo ra thực phẩm,
cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho người dân. Ở tầm vĩ mô, dưới
giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh
lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm, chất béo
và vitamin cho thức ăn. Ngồi ra ngành thủy sản cịn là một ngành kinh tế tạo cơ
hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng
nông thôn và vùng ven biển. Với sản lượng thủy sản tăng liên tục trong thời gian
qua (nhất là sản lượng ni trồng) góp phần đảm bảo chắc chắn an ninh thực
phẩm trong nước và xuất khẩu.
3.2.3. Xố đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc
phát triển các mơ hình ni trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không
những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà cịn góp
phần xố đói giảm nghèo. Tại các vùng dun hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản
nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải
tiến, bán thâm canh và thâm canh. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo
quy mô sản xuất hàng hố lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven
biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thốt khỏi cảnh đói nghèo nhờ
ni trồng thuỷ sản.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa
cũng đã phát triển, hoạt động này ln được gắn kết với các chương trình phát
triển trung du miền núi, các chính sách xố đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp nơng thơn
Những năm qua Chính phủ đã có nhiều chương trình, kế hoạch tập trung
nguồn lực để phát triển kinh tế biển. Tận dụng điều kiện tự nhiên rộng lớn về
lãnh hải, các vùng ven biển trải dài từ Bắc đến Nam để ưu tiên phát triển kinh tế.
Trên thực tế, hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi trồng thủy sản cao hơn gấp nhiều
lần so với trồng lúa nước. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu
quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này
là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến,
trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn
đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông
nghiệp càng trở nên cấp bách.
Năm 2000, Chính phủ cho phép chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhiều địa phưởng hưởng ứng mạnh
mẽ. Kết quả giai đoạn 2000-2002 có hơn 200.000 ha diện tích nơng nghiệp sản
xuất kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi
trồng thủy sản. Việc chuyển đổi này vẫn tiếp tục cho đến hiện này. Có thể nói
ni trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển,
nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo và làm giàu cho nơng dân.
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh
mẽ. Đây là hình thức ni cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là
một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm
tăng thu nhập cho người lao động và xố đói giảm nghèo ở nơng thơn.
3.2.5. Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn
Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và
lao động. Hầu như họ khơng phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là ni
quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nơng dân tận dụng các mặt
nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán
thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm,
các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các lồi cá rơ phi đơn tính.
3.2.6. Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 trong bảng
danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành
Thuỷ sản cịn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ
USD. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 6,8 tỷ USD.
3.2.7. Đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng
Ngành Thuỷ sản ln giữ vai trị quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ
quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo,
góp phần thực hiện chiến lược quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ
MH28- 03
Giới thiệu: Nội dung bài cung cấp cho sinh viên đặc tính của nước như bản
chất của nước, các yếu tố thủy lý, thủy hóa quan trọng đối với đời sống thủy
sinh vật.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được các yếu tố thuộc về bản chất lý, hoá và sinh
học của nguồn nước.
- Kỹ năng: Phân biệt được các yếu tố vật lý, hoá học và sinh học của
nguồn nước.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thái độ đúng đắn về môi trường nước.
1. Giới thiệu về môi trường nước
1.1. Khái niệm về nước
Nước là một hợp chất hoá học rất đặc biệt, trong đó mỗi nguyên tử hydro
góp một điện tử vào đôi điện tử dùng chung với nguyên tử oxy để tạo thành liên
kết cộng hóa trị. Trong mỗi phân tử nước có hai nguyên tử hydro và một nguyên
tử oxy.
300oC
H2 + O2 H2O
Hai nguyên tử hydro liên kết với oxy tạo góc liên kết 105o.
Trong nguyên tử oxy, hạt nhân của nó thường có điện tích rất mạnh. Chính
vì thế nó có xu hướng kéo điện tử bật khỏi nguyên tử hydro nhỏ hơn. Kết quả là
chúng có ưu thế trong mối liên kết cộng hóa trị. Do đó, trong phân tử nước có
điện tích dương gần với ngun tử hydro và có điện tích âm gần với nguyên tử
oxy.
- Nước có M = 18 là nước thường, chiếm 99,8% tổng lượng nước tự nhiên.
- Nước có M ≥ 19 là nước nặng, chiếm 0,2% tổng lượng nước tự nhiên.
Hàm lượng các loại nước nặng trong tự nhiên phân bố rất khác nhau.
Nguyên nhân là do hàng loạt các q trình vật lý, hóa học, sinh học xảy ra khác
nhau tạo ra sự phân bố các đồng vị (H và O) khác nhau. Nước là một phân tử
phân cực, nên các phân tử nước có tính chất hấp dẫn lẫn nhau nhờ lực hút tĩnh
điện. Sự hấp dẫn này tạo nên mối liên kết hydro, nhờ đó ở nhiệt độ thường
chúng ở trạng thái lỏng. Giữa các nhóm phân tử nước tồn tại xen kẽ với các
phân tử nước đơn lẻ:
mH2O (H2O)m có ΔH < 0. Giá trị m thay đổi theo nhiệt độ (ở thể hơi
m = 1; ở thể rắn m = 5;...).
Môi trường nước là môi trường sống chủ yếu của các đối tượng thủy sản.