Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích Bếp lửa Bằng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.43 KB, 6 trang )

BẾP LỬA – BẰNG VIỆT
Nhận định
- Những gì ta học được ở tuổi thơ thì cịn mãi ( Xéc-van-téc)
- Nếu ln mang theo tuổi thơ bên mình, bạn sẽ chẳng bao giờ già đi.
- Mỗi người dù đi xa cũng đều có một nơi để trở về chính là gia đình. Và có một
khoảng thời gian trong đời để muốn trở lại, đó chính là tuổi thơ.
- Mọi thứ đều bị thời gian xố nhồ, duy chỉ tình người là chẳng thế.
- Tuổi thơ là giấc ngủ sâu của tuổi trẻ.
- Tuổi thơ đáng giá như con chim sẻ nhỏ bé bị thương ôm chặt vào lồng ngực anh thanh
niên.
1. Mở bài
Có những thi nhân lang thang trên triền đê ký ức. Trong số ấy có một thi sĩ vì quá đỗi
nhớ người yên, trong cơn điên loạn bất giác kêu lên :
“Anh đã đi qua bão lốc từng cơn
Cây rụng lấ trong chiều thanh thản nhất
Anh qua cả màu không gian ngây ngất
Một tiếng thầm trong tháng mới lao xao
Em đã đến rồi đi như một giấc chiêm bao !”
-Trích : Lại nghĩ về Pauxtopki – Bằng Việt -



Và cũng chính thi nhân ấy trong hành trình mở lối tới xứ sở cái đẹp của thơ ca, ta bắt gặp anh
dừng chân bên vệ đường nhặt nhạnh những mẩu lá khơ, nhen nhóm lên mảnh hồi ức về tuổi
ấu thuở hoa mới đơm nụ. “Bếp lửa” – trạm dừng chân ký ức cua Bằng Việt. Bếp lửa giản dị
mà thiêng liêng, chân quê mà thân thương. Bếp lửa ấy vẫn cháy hoài cháy mãi qua năm tháng
bởi lẽ ngọn lửa rạo rực tình bà cháu thiêng liêng đến khó tả, thiêng liêng đến nằm ngoài quy
luật băng hoại của thời gian.
2. Tác giả, tác phẩm
Bằng Việt là một trong những gương mặt trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ."Vào những năm đầu của thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam


như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng
của hồn thơ anh"(Phạm Hải). Ông xếp chữ nên thơ như nỗi trải lòng mềm mại, chính vì
vậy mà giáo sư Lê Đình Kỵ nhận thấy trong anh "cái tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung
động tinh tế", còn Hồng Thọ cảm được "sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất
qn trong thơ anh". Cũng như bao người con đem theo trái tim tràn đầy thương nhớ khi
xa nhà, Bằng Việt đem theo tình yêu bà và quê hương da diết tới miền đất Liên Xô xa
xôi. Bài thơ Bếp Lửa ra đời trong nỗi yêu nhớ dâng trào vào năm 1963, khi tác giả đang
là sinh viên ngành Luật năm 2. Bếp lửa được đưa vào tập "Hương Cây - Bếp Lửa" - tập
thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bài thơ như con thác chảy từ quá khứ tới
hiện tại theo một vịng tuần hồn mạch cảm xúc. Đó là những năm tháng nhọc nhằn, đói
khổ nhưng lại rất đầm ấm khi bên bà, đó cũng là quá trình trưởng thành của cháu dọc
theo năm tháng, là nơi những rung động tinh tế chớm nảy nở trong hơi ấm nồng nàn của
bếp lửa, trong vòng tay bao bọc và thương yêu vô vàn của bà trước "biết mấy nắng
mưa".
3. Phân tích
Luận điểm 1 : Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ


Dẫn : Q hương, gia đình, ơng bà, có lẽ tất thảy những điều ấy đều là những kỉ niệm bình
dị, thân thuộc trong tâm trí của người con xa quê. Nếu như đối với nhà thơ Tế Hanh, quê
hương là làng chài ven biển “nước bao vây cách biển nửa ngày sơng”; với Đỗ Trung Qn thì
“Q hương là chùm khế ngọt”, “là con diều biếc”… Thì riêng với Bằng Việt, q hương của
ơng gợi về bằng một hình ảnh rất quen thuộc, bình dị, mộc mạc – BẾP LỬA. Một bếp lửa
thơm hương nồng đượm được nhen lên từ trong sáng sớm đã lay gợi một tuổi thơ đầm ấm
bên bà :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
-


Câu thơ mở đầu được cất lên bởi ba chữ thân thương “Một bếp lửa” được điệp lại hai lần
để nhấn mạnh ý nghĩ, cảm xúc dồn nén trong hình ảnh bếp lửa. Một hình ảnh bình dị,
quen thuộc của làng quê Việt Nam.
- Cũng từ ấy, bếp lửa gắn với hai chữ “ chơn vờn”, “ấp iu”một ngôn ngữ giàu tính hội hoa
giúp ta hình dung ra trạng thái cháy bập bùng của ngọn lửa trong làn sương sớm bay nhè
nhẹ quyện vào làn khói bếp. Nó như làn khói chờn vờn, hiện hữu mãi trong tâm trí người
cháu, một khơng gian lung linh, một hồi niệm đẹp như trong truyện cổ tích. Nhưng nó
khơng “ ấp iu” sao được khi nó được nâng niu bởi bàn tay nhè nhẹ , khéo léo của người
bà để ngọn lửa ấy cháy hồi, cháy mãi.
- Chính ngọn lửa trong hồi ức đầm ấm cùng ngọn lửa nơi lịng bà bình yên đã sưởi ấm tâm
hồn người cháu, để cháu thấu hiểu, cảm thương trước những “nắng mưa”, gian lao đời
bà. Từ “ thương” được biểu đạt trực tiếp tình cảm trân thành, sâu sắc từ tận trái tim của
người cháu. Cũng chính tình “thương” trân thành ấy đã bao lâu xuất hiện trong thơ ca :
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” – Đồng Chí, Chính Hữu. Họ cùng vì cảm thông
những gian lao, khổ khăn của nhau mà đúc kết nên “thương”- một thứ tình cảm trĩu
nặng, đong đầy tấm lịng.
 Chốt :Ba câu thơ tuy bình dị, nhưng cô đọng là ở từ ngữ biểu cảm trực tiếp đã gợi ra
hình ảnh bếp lửa chờn vờn, ấp iu đã khơi nguồn cảm xúc trong trẻo cho Bằng Việt
Luận điểm 2: Những kỉ niệm đẹp về bà và bếp lửa trong tuổi thơ (khổ 2 -> khổ 5)
 Khổ 2 : Kỷ niệm khi lên 4 tuổi
KQ: Rồi theo dòng hồi tưởng ấy, những hồi ức tuổi thơ đầm ấm bên bà lại tràn về trong dòng
cảm xúc. Tưởng chừng như những ký ức đã hằn in vào trái tim non nớt của người cháu, để
người cháu mãi nhớ về kỷ niệm năm lên 4 tuổi :
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi cịn cay !
- Thời gian trơi đi q nhanh, con người dẫu chạy nhanh như nào cũng chẳng thể theo kịp
nó. Giờ cháu đã lớn khơn nhưng nỗi nhớ q hương da diết vẫn vẹn nguyên ở đó. Nỗi

nhớ gọi kỷ niệm, cịn kỷ niệm gọi cảm xúc. Có lẽ, sức sống của kỷ niệm tuổi thơ quá đỗi
quan trọng với một đời người.
- Từ thuở còn thơ, cháu đã “quen” với làn khói cay nồng, quen với bàn
tay
nhóm bếp của bà. Để rồi làn khói cay đặc, xanh nồng ấy ‘hun nhèm” đôi mắt thơ ngây
của cháu. Phải chăng, nỗi nhớ về bếp lửa, về bà đã khơi dậy ngọn khói năm nào làm cay
sống mũi hiện tại.


-

Dư vị một thời, cháu nhớ cả cái “đói mịn đói mỏi”. Tuổi thơ cháu có bóng đen ghê rợn
của nạn đói Ất dậu 1945 . Thành ngữ “đói mịn đói mỏi” đã đặc tả cái đói dai dẳng, triền
miên, đã làm kiệt quệ đi cả 1 con người. Nạn đói ấy đã cướp đi sinh mạng của hơn 2tr
con người Việt Nam, “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”, người sống thì “dật dờ như
bóng ma” đã ám ảnh hằn sâu trong tâm trí người cháu cũng như biết bao người trải qua.
Giong thơ nơi đây như càng nghẹn ngào, thổn thức hơn.
- Đau đớn hơn là hình ảnh người cha “khô rạc ngựa gầy” diễn tả thật chân thực những con
người khốn khó, phải vật lộn mưa sinh để trang trải cho gia đình.
 Chốt :Từ đó, quá khứ và hiện tại đã đồng hiện ra. Bằng Việt đã nhớ về mùi khói và
cái thời gian lao, đói nghèo của quê hương bằng cảm xúc dưng dưng, tha thiết mà trân
thành, gợi ra cái đói lam lũ của chính tác giả: “Gia đình tơi có gì tơi đã đưa hết vào
thơ rồi.”
 Khổ 3 : Chuỗi kỷ niệm về 8 năm ròng.
KQ : Rồi nơi đất khách quê người ấy, thước phim về tuổi thơ hồi còn gian khổ hiện ra càng
chân thực hơn. Giong thơ như bồi hồi, tha thiết hơn khi tác giả kể về 8 năm ròng rã của tuổi
thơ đứa trẻ phải xa cha mẹ, ngày ngày chỉ quây quần bên bà và bếp lửa :
Tám năm rịng cháu cùng bà nhóm lửa
……….
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?

- Âm thanh của tiếng chim tu hú quen thuộc, âm thanh của đồng nội đồng quê đã khơi gợi
biết bao cung bậc cảm xúc + DC thơ
- Vốn dĩ, tu hú là loài chim phải đẻ nhờ trên tổ của chim khác, nó khơng thể tự ni con
của mình nên tiếng kêu của nó thảm thiết, khắc khoải đầy nhớ thương da diết. Tiếng
chim ấy bơ vơ,lạc lõng,coi cút, khao khát được chở che giữa cảnh đồng quê heo hút.
Tiếng khắc khoải ấy như điệp khúc dội vào tuổi thơ Bằng Việt đầy ám ảnh. Bởi ơng
“chẳng nhớ được gì ngồi tiếng hú còi tàu và tiếng chim tu hú khắc khoải. Rồi lại cũng
tiếng chim tu hú ấy vẫn kêu suốt những màu vải chín dọc những triền sơng và bờ đê của
cả vừng quê.” Thương con chim tu hú bất hạnh bao nhiêu thì cháu càng biết ơn những
ngày hạnh phúc được bà đùm bọc, chi chút bấy nhiêu. Với cháu, còn hạnh phúc nào
tuyệt vời hơn thế? Niềm hạnh phúc nhỏ bé ngọt ngào ấy đã đủ sưởi ấm trái tim bao
người.Cũng từ ấy, tiếng lịng kính u bà sâu sắc được toát lên từ trái tim trân thành của
người cháu. Tiếng tu hú ấy đã khơi dậy nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ bà với những kỷ
niệm tuổi thơ từ tận đáy lịng. Thật vậy, thơ chính là tiếng lịng cả người nghệ sĩ !
- Nhưng hình ảnh người bà gắn với những công việc thường ngày lại càng toả sáng rực rỡ
hơn. Và thật tự nhiên, người bà phúc hậu, tảo tần ấy càng hiện rõ trong nỗi nhớ thương +
DC thơ. Thiếu thốn tình cảm cha mẹ từ thuở nhỏ, người bà ấy thay cha mẹ chăm sóc
cháu, là người ln giữ tổ ấm, cưu mang đùm bọc chở che cháu. “ Trong cả hai cuộc
kháng chiến chồng Pháp và chống Mỹ, có lẽ vai trị của người bà, người mẹ, người chị…
như thể khơng có gì tha thế nổi. Và có thể nói khơng ngoa rằng chính những con người
hiền hồ, nhân hậu, khiêm nhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc kháng chiến trên đơi
vai gầy guộc, bé nhở của mình.”- Bằng Việt tâm sự.Nhịp thơ 4/4 đều đặn hơn. Mỗi lời
thơ đều là hình ảnh sóng đơi giữa bà và cháu gợi khung cnahr quấn quýt có bà, có cháu
giữa sự vắng vẻ của làng quê ngày giặc giã. Bà luôn là chỗ dựa cho cháu, còn cháu là
niềm vui của bà. Bên cạnh bếp lửa bập bùng, bà kể cháu nghe những chuyện về Huế, kể
về người dân nơi ấy đã kiên cường chiến đấu tới nhường nào, đã hy sinh oanh liệt ra
sao…
- Người cháu ấy cũng thương bà – cái tình thương trong sáng thuở tuổi thơ mà ấm nồng
tình người đã gợi lên tấm lịng và tình cảm biết ơn người bà sâu nặng của chính tác giả.
“Tơi tự hào dù chỉ làm được 1 chút gì an ủi những năm dài đằng đẵng vất va, dài dặc ấy



-

-

-

-

của bà, như tiếng chim tu hú công hưởng với nỗi cô đơn lo toan của bà, gắng làm cho bà
được nhẹ nhõm hơn.”
 Chốt : Chỉ với những ngôn từ dung dị, phép điệp ngữ âm thanh tiếng chim tu hú đã
trở đi trở lại trong đoạn thơ gợi sự vấn vít, quấn quýt của bà cháu, tạo nên bức tranh
lung linh, thấm đãm tình người. Phải chăng đó chính là sự sâu lắng, hào hoa trong
ngịi bút của Bằng Việt ?
 Khổ 4 : Kỷ niệm về năm giặc đốt làng
KQ : Theo dòng hồi tưởng, kỷ niệm về những năm tháng chiến tranh gian khổ
lại ùa về. Nhưng cũng từ sự gian khó vơ bờ ấy, cháu được nương tựa bên bà.
Ta không khỏi nghẹn ngào trước những vần thơ :
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
……
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên !”
Giong thơ tự sự giản dị đã gợi nhắc về kỷ niệm năm giặc tràn tới đốt làng “cháy tàn cháy
rụi.”, tất thảy đều đã cháy hết thành tro bụi, biển lửa. Mái ấm của bà và cháu cùng biết
bao người đã bị ngọn lửa hung tàn thiêu rụi :
Quê hương ta từ ngày kinh khủng nhất
Giac kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khơ
Nhà ta cháy.

(Bên kia sơng lúa – Hồng Cầm)
Dẫu vậy nhưng nó ngời sáng tình làng nghĩa xóm thắm thiết. Từ láy “lầm lụi” gợi dáng
đi về lặng lẽ, âm thầm, đau thương của những con người cùng chung cảnh ngộ nương tựa
vào nhau mà sống, nhưng luôn chứa đựng sự kiên cường, mạnh mẽ vượt qua nghịch
cảnh.
Cháu vẫn nhớ mãi lời bà dặn thân mật, chân tình “dặn đinh ninh”. Bà vẫn vững lòng, tin
tưởng động viên, che chở cho cháu vượt qua để con nơi xa yên tâm công tác, phục vụ
cách mạng. Bà không chỉ tần tảo, yêu thương cháu mà còn thật giàu niềm tin, đức hy
sinh, ầm thầm đóng góp cho cuộc kháng chiến. Đó chính là nét đẹp cao cả, truyền thống
mà hiện đại của người phụ nữ Việt Nam dẫu trải qua bao bom đạn vẫn đắm thắm, vui
tươi.
 Khổ 5 : Bếp lửa đã chuyển hoá thành ngọn lửa sâu nặng.
Rồi sớm rồi chiều lại nhóm bếp bà nhen
Một bếp lửa lịng bà ln ủ sẵn
Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng.
Câu thơ mở đầu xuất hiện như một lời kể, gợi ra cái khơng gian và thói quen nhóm bếp
của bà để thắp lên ngọn lửa hồng rực sáng. Hình ảnh ấy đã in sâu vào trong miền ký ức
của nhà thơ.
Độc đáo hơn là ở nghệ thuật ẩn dụ kết hợp các động từ biểu cảm “nhen,ủ,chứa” đã khẳng
định ý nghĩa biểu tượng của ngọn lửa. Đó là ngọn lửa của tấm lịng, của tình u thương,
của ý chí và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Người bà đã nhen lên một ngọn lửa tinh thần
trong tâm hồn người cháu, thổi bùng lên những yêu thương không chỉ về bà mà còn về
quê hương, đất nước, con người. Người bà tảo tần sớm chiều ấy không chỉ nhóm lên
ngọn lửa, mà bà cịn đốt lửa, truyền ngọn lửa cho thế hệ mai sau vững bước trên mọi nẻo
đường. Và có lẽ, tình bà cháu ấy như một dịng sơng cổ tích đẹp, êm đềm. Phải chăng
sức cuốn hút của bài thơ được bắt nguồn từ ngọn lửa ấy?
 Khổ 6 : Suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời tần tảo của bà và ý nghĩa thiêng liêng
của bếp lửa.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa



-

-

-

………….
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
KQ : Tiêp nối hồi ức quê hương bình dị thân thuộc, hình ảnh bếp lửa đã lắng xuống để
nhường chỗ cho những suy ngẫm, trăn trở về cuộc đời tần tảo của bà. Thơ Bằng Việt
phải chăng là thế, không chỉ dạt dào cảm xúc mà còn lắng đọng những triết lý, suy tư.
Giong thơ trầm lắng hơn kết hợp với từ láy “lận đận” được đảo lên đầu câu cùng cách
nói ẩn dụ “nắng mưa”, ca từ ấy trong trẻo cất lên, cháu thấu hiệu được nỗi vất vả, cực
nhọc của bà từ thuở ấu thơ cho tới tận khi đã đứng bóng cuộc đời, bà vẫn ân cần chăm lo
cho cháu.
Điệp từ “nhóm” được điệp lại 4 lần thật giàu liên tưởng thú vị. Bà khơng chỉ nhóm bếp
lửa bằng đôi bàn tay khéo léo, in cả những vết chai sạn của cuộc đời, bằng thứ củi rơm
bình thường kia, ngọn lửa bà với niềm tin, với tình yêu thương nhen nhóm cho bếp lửa
cháy sáng. Bà nhóm bếp lửa hôm mỗi sớm chiều để nấu cơm, đun nước luộc khoai.
Nhóm “khoai sắn ngọt bùi” để khơi dậy tình u thương ruột thịt gần gũi, bình dị. Nhóm
“nồi xơi gạo mới sẻ chung vui” để nhóm lên trong cháu tình u thương xóm làng, sẻ
chia trong những tháng năm đói khổ “ Tối lửa tắt đèn có nhau.” Hay như Bằng Việt tâm
sự thì: “Mỗi buổi dậy đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại
hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà.”Và cũng
chính người bà ấy nhóm dậy cả những “tâm tình tuổi nhỏ”, thắp sáng ước mơ để đơi
cánh cháu bay cao bay xa đến những chân trời rộng mở. Hình ảnh thơ thật đẹp, chứa chở
biết bao tâm tình, tình u thương vơ bến bờ của bà. Bếp lửa đã sưởi ấm lòng, dệt lên
trong lòng cháu bao tâm tình, là hành trang tinh thần quý giá, nâng bước người cháu trên
đường đời, để bước chân ấy thêm dẻo dai, vượt qua mọi chông gai, nắng mưa để cháu

thành công. Qủa thực, tuổi thơ cùng bếp lửa và đấm ấm bên bà thật đáng giá như con
chim nhỏ bị thương ôm chặt vào lồng ngực anh thanh niên. Đáng giá bởi tuổi thơ ấy có
bà hy sinh vì cháu, cịn cháu sống hết mình vì bà :
Cháu chiến đấu hơm nay
Vì lịng u Tổ Quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Từ những suy ngẫm sâu xa về cuộc đời bà, cháu thấm thía một chân lý toả sáng, một ý
nghĩa kỳ diệu, thiêng liêng của Bếp lửa “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”. Thán từ
“ôi” được đặt đầu câu biểu cảm trực tiếp, nghẹn ngào, chẳng thể thốt lên lên lời khi
người cháu phát hiện ra bao ý nghĩa của bếp lửa. “Kỳ lạ” bởi ngọn lửa không bao giờ tắt,
luôn bền bỉ sáng mãi, đượm nồng trong mọi hồn cảnh. Khơng “thiêng liêng” sao được
khi nó khơng chỉ ni lớn tuổi thơ cháu mà cịn ni dưỡng cả tâm hồn, khơi dậy tình
cảm đẹp đẽ nơi lịng cháu. Nó là bếp lửa của tình bà nồng ấm, đơn hậu là phần khơng thể
thiếu trong cuộc đời của cháu. Phát hiện vẻ đẹp diệu kỳ của bếp lửa cũng chính là phát
hiện ra vẻ đẹp của người bà. Bà khơng những là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa mà
còn đại diện cho lớp người đi trước – thắp lên ngọn lửa của sự sống, lòng yêu đời, niềm
tin cho thế hệ mai sau. Chẳng phải vơ tình mà bếp lửa cứ ám ảnh da diết trong lịng cháu,
bởi nó cịn là cội nguồn của quê hương, đất nước, gia đình. Thơ Bằng Việt chính là thế,
dạt dào cảm xúc nhưng cũng thấm đẫm những triết lý sâu xa : Những gì thân thiết nhất
trong tuổi thơ đều có sức toả sáng, nâng đỡ ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc
đời. Tuổi thơ quý giá đến thế, nó sẽ mãi trường tồn bởi “Kỷ niệm chẳng là gì khi lịng
người vội xố. Nhưng nó là tất cả nếu lịng ta khắc ghi.”


Luận điểm 3 : Nỗi nhớ thương về bà trong hiện tại (khổ 7)
KQ :Cuộc đời như một triền đê dài vô tận, và cuộc đời của cháu cũng như thế, cháu đi
tới phương xa nơi có cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc nhưng cháu vẫn khôn nguôi nhớ về

bà, một lời thổn thức mỗi sớm mai thức dậy :
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...
- Sâu thẳm trong trái tim người cháu vẫn vẹn nguyên một tâm niệm “nhưng chẳng lúc
nào quên nhắc nhở”, tác giả vẫn ln tự nhắc nhở mình không được quên đi quá khứ,
quên đi cái tuổi thơ gian khổ, quên đi người bà tần tảo sớm chiều thân thương, tình
nghĩa.
- Khép lại bài thơ là câu hỏi tu từ đầy yêu thương, trăn trở, đó cũng là hình tượng trung
tâm trong bài thơ được khắc hoạ đậm nét : Bà bên lửa lụi cụi sớm chiều, đẫ tạo nên sức
dư vâng lớn, đọng lại biết bao nỗi nhớ quê hương da diết. Với cháu, bà là cả một khoảng
trời thân thương chỉ chạm nhẹ là khơi dậy biết bao cảm xúc, tâm tình.
=> Chốt : Cũng từ ấy, Bằng Việt muốn trao gửi đến người đọc một lẽ sống cao đẹp là
phải sống ân nghĩa, thuỷ chung, không quên quá khứ, không quên quê hương, cội nguồn.
Và Bếp Lửa là lời đề nghị cho lẽ sống ấy !
4. Khái quát
- Nghệ thuật :
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểm cảm và miêu tả, bình luận, tự sự
+ Giong thơ tâm tình, sâu lắng mà triết lý, suy tư
+ Thể thơ 8 chữ phù hợp với dòng hồi tưởng, suy ngẫm
+ Mạch cảm xúc đi từ dòng hồi tưởng đến hiện tại và suy ngẫm về lẽ sống.
+ Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa mới lạ vừa là hình ảnh thực mang ý nghĩa biểu tượng
cho cảm xúc
+ Thành công về các biện pháp tu từ : nhân, ẩn, hoán….
- Nội dung :
+ gợi lại kỷ niệm xúc động về tình bà cháu, và cũng chính tình u thương ấy là tình u,
lịng biết ơn q hương, đất nước đã khơi nguồn cho những tình cảm cao đẹp của con người,
đúc kết thành một chân lý nhân sinh sâu sắc : “Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở nên lịng u
Tổ Quốc.”

+ Và qua đó khẳng định sức sống lâu bền của tuổi thơ : Nếu ta ln mang theo tuổi thơ bên
mình, ta sẽ chẳng bao giờ già đi.
+ Đồng thời bên trân trọng tình cảm, những người thân trong gia đình để khơng nuối tiếc khi
phải xa họ :
Tơi đi lính, lâu khơng về q ngoại
Dịng sơng xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tơi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ cịn là một nấm cỏ thơi !
(Đị lèn – Nguyễn Duy)
- LH



×