1
A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA SÁNG KIẾN
1. Tổng quan về mục đích của việc thực hiện giải pháp.
Mơn tiếng Việt là mơn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình
bậc Tiểu học. Học tốt mơn tiếng Việt sẽ tạo tiền đề cho các em học các mơn học
khác đạt kết quả.
Trong trương trình mơn tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn rất
quan trọng nó khơng chỉ giúp học sinh hình thành, củng cố các kĩ năng: đọc,
viết nói và nghe mà cịn rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp,
kĩ năng giao tiếp, ứng xử, …và đặc biệt cịn hình thành cho học sinh những
phẩm chất tốt đẹp của con người mới năng động và sáng tạo. Dạy Tập làm văn
là dạy cho học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có
của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy cho các em cách ghi
lại sự nhìn nhận ấy qua văn bản hay còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính
xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Đặc biệt từ một dạng bài văn làm thế nào để học sinh vận dụng viết được
các bài văn khác một cách tự nhiên nhất, sáng tạo nhất là điều mà tôi cũng như
các giáo viên khác vô cùng trăn trở.
2. Sự cần thiết của giải pháp
Với thời gian công tác tại trường Tiểu học xã Núa Ngam, qua thực tế giảng
dạy tôi nhận thấy học sinh giỏi văn ở một lớp rất ít, mỗi lớp chỉ được một vài
học sinh. Tại sao học sinh thực sự giỏi tập làm văn ít đến thế? Chúng ta đã tự
hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm
sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lịng những thầy cơ giáo chúng tơi vì học
sinh giỏi phân mơn Tập làm văn cịn q khiêm tốn.
Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu
tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, vốn từ nghèo nàn, diễn đạt rườm rà,
tối nghĩa, thiếu hình ảnh thiếu cảm xúc. Nhiều em cịn dập khn máy móc. Khi
được lấy ví dụ và hướng dẫn về bài văn tả con mèo nhưng cho sang đề bài tương
1
tự, tả về con chim các em lại lúng túng, đơi chỗ cịn dập khn trong bài tả con
mèo sang bài tả con chim nên bài văn khập khiễng gây tình huống tức cười.
Do vậy, khi dạy kiểu bài này địi hỏi giáo viên phải có nhiều sáng tạo cũng như
sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình lên lớp, chuẩn bị thật cơng phu các tình huống
có thể gặp ở học sinh. Đây là việc làm cần thiết và vơ cùng quan trọng trong q trình
dạy học. Cũng chính vì lí do đó mà tơi quyết định chọn và viết sáng kiến: “Giải pháp
phát huy năng lực viết văn miêu tả đề theo hướng mở cho học sinh lớp 5A2 trường
tiểu học xã Núa Ngam năm học 2021-2022” trước hết là giúp nâng cao chất lượng
Tập làm văn cho lớp tơi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng
cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Việt nói chung.
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Phạm vi nghiên cứu: Phát huy năng lực viết văn miêu tả đề theo hướng
mở cho học sinh lớp 5A2 trường tiểu học xã Núa Ngam năm học 2021-2022.
2. Lĩnh vực áp dụng: Cách thức dạy, học theo định phát triển năng lực học
sinh tiểu học thông qua dạng văn miêu tả đề bài theo hướng mở - phân môn Tập
làm văn lớp 5 trường tiểu học xã Núa Ngam.
3. Đối tượng áp dụng: 28 học sinh lớp 5A2 trường Tiểu học xã Núa Ngam
từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022.
C. NỘI DUNG
I. Tình trạng giải pháp đã biết
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm học trước, khi hướng dẫn học sinh học dạng văn này tôi
cũng cũng như các giáo viên khác cũng đã cố gắng nghiên cứu nội dung chương
trình mơn học để từ đó sưu tầm đồ dùng, thiết bị dạy học hỗ trợ cho tiết học.
Trong tiết học tập làm văn cũng đã tổ chức cho học sinh lập dàn ý và viết bài,
chấm, chữa bài thường xuyên cho học sinh. Từ đó các em đã đạt được một số
kết quả nhất định.
1.1 Ưu điểm
2
Học sinh nắm được yêu cầu của đề bài; trình bày bài văn đúng hình thức,
nội dung bài viết bố cục rõ ràng, đúng ý; một số học sinh đã biết dùng từ, câu
văn có hình ảnh.
Cơng nghệ thơng tin phát triển, sách và tài liệu tham khảo phong phú hơn
cũng giúp các em được xem nhiều, biết nhiều, có điều kiện đọc nhiều và hiểu về
thế giới nhiều hơn.
Bản thân tích lũy được một số kinh nghiệm qua thời gian dạy học khối 5.
Đa phần giáo viên đều biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nên
việc đưa vào bài học những hình ảnh thực tế về sự vật được miêu tả nhiều hơn
giúp các em quan sát trực tiếp trong giờ học được thường xuyên hơn.
1.2 Nhược điểm
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng phần lớn bài văn của các
em còn nhiều hạn chế như: Viết quá ngắn, sơ sài, viết theo kiểu liệt kê thiếu sự
liên tưởng và liên kết giữa các ý, ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Nhiều bài
văn cịn gượng gạo, máy móc từ những bài văn mẫu. Do đó, khi các em diễn đạt
nói, viết các ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động, ít tính sáng tạo, thể hiện
cảm xúc còn nghèo nàn .
1.3 Kết quả của thực trạng:
Kết quả khảo sát 28 học sinh đầu năm học 2021 – 2022 tại lớp 5A2 trường
tiểu học xã Núa Ngam như sau:
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ %
Biết trình bày bài văn đảm bảo cấu trúc
18
64,3
Biết dùng từ, đặt câu hợp lí
15
53,6
Biết viết câu văn có hình ảnh, thể hiện được cảm xúc.
16
57,1
Có kĩ năng quan sát
15
53,6
Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả
10
35,7
Nói tóm lại dạy văn miêu tả theo những biện pháp này, học sinh nắm được
Nội dung khảo sát
nội dung kiến thức chưa chủ động, cũng chưa gây được hứng thú với học sinh.
Các em viết được đoạn văn, bài văn đúng bố cục nhưng chưa thực sự giàu hình
ảnh, phần dùng những hình ảnh so sánh, nhân hóa cịn ít hoặc mang tính gượng
ép nên bài văn chưa hay. Trăn trở trước thực trạng trên, nên tối mạnh dạn tìm
3
hiểu, nghiên cứu “Giải pháp phát huy năng lực viết văn miêu tả đề theo
hướng mở cho học sinh lớp 5A2 trường tiểu học xã Núa Ngam ”
II. Nội dung giải pháp
Dạy - học tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả theo chương trình moohinhf
trường học mới đạt hiệu quả là niềm trăn trở của khơng ít giáo viên đang dạy lớp
5. Hầu như khi tổ chức các tiết học này, giáo viên chủ yếu thực hiện máy móc các
hình thức theo logo sách hướng dẫn mà chưa có nhiều sự sáng tạo trong q trình
tổ chức tiết học. Học sinh cũng gặp khó khăn khi những chỉ dẫn của sách chỉ
chung chung là hoạt động cá nhân, cặp đơi hay nhóm ở từng hoạt động.
Để giải quyết quyết vấn đề này tôi đã vận dụng một số nội dung nhằm khắc
phục những khó khăn và để giờ học nhẹ nhàng, mang lai hiệu quả thiết thực. Cụ
thể như sau:
1. Kiểm tra phân loại học sinh
Ngay từ đầu năm học thông qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm
tôi đã tiến hành phân loại học sinh:
- Có bao nhiêu em lập được dàn ý cho bài văn tả cảnh
- Có bao nhiêu em biết dùng từ, đặt câu hợp lí.
- Có bao nhiêu em có kĩ năng quan sát và viết được câu văn có hình ảnh.
- Có bao nhiêu em viết được bài văn miêu tả sử dụng các biện pháp tu từ,
biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh, tạo nên những đoạn văn hay, diễn đạt
trơi chảy, cảm xúc tự nhiên, tình cảm chân thành. Vì sao?
- Có bao nhiêu em chưa viết được bài văn miêu tả. Nguyên nhân?
Sau khi khảo sát, phân loại học sinh giáo viên đươa ra các nhiệm vụ sau:
- Yêu cầu học sinh học nắm rõ bố cục bài văn miêu tả, trình tự miêu tả.
- Chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn học sinh thực hành và luyện tập dựa vào
nội dung của chương trình mới và từng bài học.
- Chuẩn bị phương pháp và kế hoạch hướng dẫn học sinh: Lời nói phải rõ ràng,
dễ hiểu. Cần chú trọng với các dạng bài miêu tả để học sinh tự do phát biểu suy
nghĩ của mình.
4
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong việc chấm chữa bài làm của học sinh, giải đáp thắc
mắc chi tiết và kịp thời.
2. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp
dạy Tập làm văn.
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài
văn miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung
chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền
thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác
định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với
kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững
những vấn đề sau:
a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó
Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang
bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác
làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình
thành nhân cách cho học sinh.
b. Trình tự dạy Tập làm văn:
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại
bài Tập làm văn: Loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng
loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung bồi
dưỡng cho học sinh đạt ở mức độ 3-4; phụ đạo cho học sinh mới đạt chuẩn chưa bền
vững.
Ví dụ: Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết:
Thế nào là văn miêu tả? Đặc điểm thể loại văn miêu tả? Yếu tố nào là quan trọng và
cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối
tượng miêu tả? (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên).
3. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu
5
hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh
viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội
dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài
“Q hương em có rất nhiều cảnh đẹp như: cánh đồng Mường Thanh thẳng
cánh cò bay, ruộng bậc thang oằn mình trên những triền đồi hùng vĩ, hay dịng sơng
Nậm Rốm hiền hịa ơm trọn lấy lịng chảo Điện Biên,...Khơng những thế Điện Biên
cịn là nơi với những dấu ấn lịch sử lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu như: đồi
A1, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ... Nếu em là một hướng dẫn viên du lịch em sẽ
giới thiệu cảnh đẹp nào để khách đến tham quan).
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học
sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội
dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “giới thiệu”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Một cảnh đẹp (hoặc di tích lich sử ở Điện
Biên) thể hiện ở cụm từ “cảnh đẹp (hoặc dấu ấn lịch sử lừng lẫy năm châu trấn
động địa cầu)”hay được thể hiện qua chính các ví dụ trong đề bài.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Giới thiệu cảnh đẹp hay chính là miêu tả một
cảnh đẹp ở quê hương Điện Biên. Đây là một đề mở giúp phát huy khả năng
sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể lựa chọn một cảnh đẹp tùy ý mà không bị
giới hạn ở một cảnh cụ thể nào.
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề
bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này,
giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết.
Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”hoặc “ Tả một cơn
mưa rào sau bao ngày nắng nóng oi ả”...
Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên
các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
6
4. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả cụ thể
Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và
thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm
vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả.
Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
Hướng dẫn học sinh về cấu tạo một bài văn phải có 3 phần:
* Bài văn tả cảnh thường có 3 phần
Mở bài: Giới thiệu về cảnh sẽ tả
Cảnh đó ở đâu? Đó là cảnh gì?, Cảnh đó em thấy vào thời điểm nào?
Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
- Tả bao quát toàn cảnh: những nét chung, những nét nổi bật, đặc sắc
- Tả theo trình tự hợp lý: từ xa đến gần hoặc ngược lại, từ trên cao xuống
thấp hoặc ngược lại.
- Tả người hoặc vật có liên quan đến cảnh
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về cảnh được tả.
* Cấu tạo của bài văn tả người thường có 3 phần
Mở bài: Giới thiệu người định tả
- Người đó là ai? Quan hệ như thế nào với em?
- Em gặp người ấy ở đâu vào dịp nào?
Thân bài: Tả đặc điểm về ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách
ăn mặc, khn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,..)
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,..)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người định tả
- Nhận xét, suy nghĩ của em về người được tả
- Tình cảm của em đối với người mình tả
5. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người
để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy) tức là lấy
câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được
7
nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo
viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý.
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát, miêu tả the một trật tự nhất định: Từ bao quát đến cụ thể, từ xa
đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,...(hoặc ngược lại).
Ví dụ : Tả từ xa đến gần:“Cả cánh đồng Mường Thanh, bao la, xanh mướt
như một tấm thảm xanh khổng lồ. Xa xa những cánh cị dập dìu bên triền núi,
dưới chân đồi đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Trên cánh đồng nón trắng
nhấp nhơ cùng tiếng cười nói rơm rả của các cơ các bác đi thăm đồng. Mới
tháng trước còn đi dặm lúa ấy vậy mà giờ đây cây lúa đã cao đến thắt lưng, lá
lúa ngả dần từ màu xanh non sang màu xanh thẫm cứng cáp. Từng khóm lúa
mọc san sát nhau thẳng tắp như các em đứng xếp hàng…”(Tả cánh đồng lúa)
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau)
thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả
cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người.
Ví dụ : “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào
hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt
thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm
sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà
mạnh mẽ vậy.”
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây
cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả
sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ
nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau
của đối tượng.
Ví dụ 1: “ Bà tơi ngồi cạnh tơi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai
vai, xỗ xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên
8
tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chng. Nó khắc sâu vào trí nhớ
tơi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi
bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tôi
- Tiếng Việt 5- Tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái
tóc “dày kì lạ”.
Ví dụ 2: Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1) ta thấy tác giả đã
quan sát bằng các giác quan như sau:
Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh.
Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận
mưa đầu mùa.
Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, ...
6. Giúp học sinh phát huy năng lực viết văn thông qua gợi ý cụ thể một
số mở bài cho học sinh.
a. Mở bài tự nhiên, thông qua kết hợp nội môn và liên môn.
Lưu ý học sinh mở bài thật tự nhiên sao cho toát lên cảnh vật, con vật hay
người mình định tả. Bởi trong q trình giảng dạy tơi thấy phần đa các em mở
bài theo một khuôn mẫu và thường mở bài trưc tiếp. Với kiểu mở bài như vậy
mặc dù đã đảm bảo yêu cầu của phần mở bai nhưng lại nhàm chán, chưa tạo
đươc sự hứng thú, thu hút ngay từ phần mở bài. Chính vì vậy là một giáo viên
ngồi việc tổ chức, tơi cịn hướng dẫn, gợi ý và lấy một số ví dụ cụ thể để khơi
gợi cảm xúc, tình yêu văn học cho học sinh.
Ví dụ: Mở bài cho bài văn tả cảnh đẹp quê hương
“ Đến với Điện Biên là đến với mùa ban nở trắng rừng, đến với cánh đồng
Mường Thanh mộng mơ giữa lòng chảo Điện Biên hay con sơng Nậm Rốm oằn
mình ơm trọn cả thành phố, con người Điện Biên nồng ấm và đơn hậu với những
món ăn đậm đà bản sắc dân tộc… nhưng có lẽ dấu ấn sâu đậm nhất, cảnh vật độc
9
đáo nhất có lẽ khơng thể khơng kể đến là cảnh ruộng bậc thang hùng vĩ ẩn hiện
trong sương sớm vào những sáng đầu đông. Một cảnh vật không những đẹp mà vơ
cùng độc đáo được chính những kĩ sư tài tình là các bác nơng dân trạm khắc nên
bức tranh của mảnh đất lịch sử không những oai hùng mà cũng vô cùng thơ mộng.”
Như vậy với cách hướng dẫn, gợi ý theo hướng mới sẽ giúp học sinh thốt ra
khỏi khn phép gị bó, các em có thể tương tự mở bài cho bài văn một cách tự
nhiên nhất, từ đó vốn hiểu biết của các em về các vấn đề khác trong xã hội hay vốn
hiểu biết từ các môn học khác cũng được các em vận dụng, phát huy trong bài văn
của mình. Để làm được điều đó cũng đồng thời địi hỏi người giáo viên cần làm tốt
việc áp dụng nội môn và lên môn thật tốt trong quá trình dạy học.
b. Mở bài tự nhiên bắt đầu bằng một đoạn bài hát hoặc câu thơ.
Ví dụ: mở bài cho bài văn tả cảnh đẹp quê hương
...“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày...”
Vâng mỗi khi nhắc đến quê hương lòng em lại dưng dưng nhớ đến mảnh
đất Mường Chà, nơi em sinh ra, sinh sống và học tập từ năm mầm non đến năm
học lớp 3. Nơi ấy tuy khôn g có cánh đồng rộng như cánh đồng Mương Thanh ở
Điện Biên, cũng khơng có con sơng rộng và dài như con sông Nậm Rốm nhưng
đối với em nhắc đến Mường Chà khơng gì thú vị hơn những buổi chiều được
cùng mẹ và Phương tung tăng trên con thác mát rượi.
Với cách vào bài như trên sẽ rất tự nhiên và lơi cuốn, bài văn khơng cịn
cứng nhắc, khn phép mà học sinh được thả hồn, được bộc lộ cảm xúc ngay từ
mở bài sẽ kéo theo mạch cảm xúc của học sinh xuyên suốt bài văn. Cũng để bài
văn tránh cứng nhắc tôi cũng lưu ý học sinh kết bài theo hướng mở, không phải
bài văn nào cũng nêu cảm nghĩ của em về người, cảnh em định tả mà đôi khi mở
ra một vấn đề khác để kết bài được tự nhiên hơn, bài văn cuốn hút hơn.
7. Làm giàu vốn từ cho học sinh
a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các
phân môn Tiếng Việt:
10
Phân môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được
nội dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...).
Mỗi tiết dạy nội dung Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và
trình tự miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả.
Phân môn Luyện từ và câu là phân mơn có thể giúp học sinh làm giàu vốn
từ nhiều nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập
mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả,
dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả
ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,...
Đặc biệt ở chính phân mơn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm
giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1: Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dịng sơng: bì bọp, ì ọp, ì ầm, xơn xao,..
Ví dụ 2: Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dịng sơng: dịng sơng
như dải lụa, dịng sơng như con trăn khổng lồ, dịng sơng như người mẹ hiền ơm
ấp đồng lúa chín vàng...
b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các
cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối
(đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh,
nhân hố, ẩn dụ...).
Ví dụ 1: ( Tả cảnh một ngày mới bắt đầu trên quê hương em)
Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim
hót... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ơng mặt trời... nhơ lên sau luỹ tre xanh.
Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con...gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường
làng đã... người qua lại.”
Khi học sinh hoàn thiện được bài tập trên các em đã được làm giàu vốn từ
của bản thân để sử dụng trong văn miêu tả và từ đó sử dụng những từ ngữ đó sao
cho thích hợp trong từng trường hợp, từng câu văn, bài văn cụ thể.
11
8. Hướng dẫn học sinh lập và hoàn thiện dàn ý
Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ
chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích
xây dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở
bài, thân bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng
học sinh viết tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm.
Để tiết lập dàn ý bớt căng thẳng và nhàm chán tơi linh hoạt trong hình thức
tổ chức lớp, cho các em lập sơ đồ tư duy:
Lập sơ đồ tư duy
Sau khi các em lựa chọn, xác định được cảnh hoặc người mình định tả các
em sẽ xác định các ý chính, ý phụ rồi vẽ sơ đồ tư duy theo hình dạng tùy thích
nhưng phải đảm bảo có phần trung tâm và các nhánh chính, nhánh phụ và nhánh
để bổ sung.
- Viết tên cảnh hoặc người mình định tả vào giữa sơ đồ.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn phù hợp ngắn gọn viết vào các nhánh chính, nhánh
phụ của sơ đồ.
Ví dụ bài văn tả về người mà em u q.
+ Nhánh chính: Ngoại hình, nghề nghiệp của người đó, quan hệ của người
đó với em; cơng việc hàng ngày của người đó, tinh thần thái độ của người đó khi
làm việc, hiệu quả của cơng việc mà người đó làm; tầm quan trọng của cơng
việc với mọi người, với xã hội; Tình cảm của em với người đó.
+ Nhánh phụ: Tình cảm, thái độ của người đó với em và với mọi người
xung quanh (với bạn bè đồng nghiệp, với người thân trong gia đình họ
hàng, với hàng xóm láng giềng); một số việc người đó thường làm ngoài giờ làm
việc và khi ở nhà; suy nghĩ của em về cơng việc của người đó; mong ước về
nghề nghiệp của em khi lớn lên...
- Tô màu sơ đồ vừa lập theo ý thích.
Ví dụ:
12
13
Ví dụ: Dàn ý một bài văn tả cảnh
Học sinh dựa vào sơ đồ tư duy của mình sử dụng các từ nối, các cách liên
kết câu, … để trình bày bài nói, viết của mình một cách mạch lạc, đầy đủ câu, rõ
nghĩa, dễ hiểu.
Để giúp cho học sinh nói, viết được đoạn văn hay hơn, sinh động hơn, lôi
cuốn người nghe, người đọc, tôi cũng lưu ý học sinh sử dụng nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, liên tưởng vào bài; đồng thời bộc lộ cảm xúc của mình để bài văn giàu
hình ảnh và cảm xúc hơn.
Học sinh chia sẻ phần nói của mình trong nhóm đơi, nhóm lớn. hoặc trình
14
bày trước lớp. Sau khi được cô giáo và các bạn trong nhóm bổ sung, góp ý thì cá
nhân sẽ tự hồn thiện sơ đồ của mình rồi viết đoạn văn vào vở.
9. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cung cấp, mở
rộng kiến thức và vốn từ cho học sinh.
Ngồi việc sử dụng hợp lí đồ dùng trực quan trong các tiết học văn miêu tả,
giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt nhằm mang
lại hiệu quả. Để làm tốt điều này, giáo viên có thể sưu tầm các loại hình ảnh,
video giới thiệu về phong cảnh đẹp ở một số địa điểm mà các em chưa đươc đi
đến hoặc các em ít được tiếp xúc, và quan sát với hình ảnh thì giáo viên nên
chuẩn bị thêm câu hỏi cịn video thì nên kèm lời bình để từ đó học sinh dễ hình
dung hơn khi thực hành viết bài.
Ngồi ra, giáo viên có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy văn miêu
tả bằng cách sưu tầm những câu văn, đoạn văn, bài văn hay cho học sinh tham
khảo trước lớp. Nhờ đó học sinh có cơ hội học hỏi cách dùng từ, cách so sánh,
cách nhân hóa; hoặc cách sắp xếp ý văn, chuyển ý, chuyển đoạn,…
* Thực nghiệm sư phạm
Bài minh họa:
Đề bài 1: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp như: cánh đồng Mường
Thanh thẳng cánh cò bay, ruộng bậc thang oằn mình trên những triền đồi hùng
vĩ, hay dịng sơng Nậm Rốm hiền hịa ơm trọn lấy lịng chảo Điện Biên,...Khơng
những thế Điện Biên cịn là nơi với những dấu ấn lịch sử lừng lẫy năm châu
trấn động địa cầu như: đồi A1, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ... Nếu em là
một hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu cảnh đẹp nào để khách đến tham
quan).
Đề bài 2: "Bao hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu, có đàn chim
đang hót vang hịa tựa như nói..."Hình ảnh mái trường, thầy cơ ln gắn bó
trong mỗi chúng ta. Hãy tả mái trường em đã gắn bó nhiều năm qua.
Đề bài 3: Cha mẹ, thầy cô, bạn bè là những người luôn gần gũi, gắn bó với
em. Hãy tả một người mà em quý mến.
15
16
17
18
19
20
*Giáo viên nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh
Gọi một vài học sinh đọc đoạn văn vừa viết trước lớp (Giáo viên có thể sử
dụng máy chiếu vật thể để chiếu bài viết của học sinh cho cả lớp cùng quan sát).
Giáo viên và học sinh nhận xét, chữa lỗi về cách dùng từ, đặt câu, cách liên
kết ý, cách trình bày đoạn văn,...
21
Giáo viên khen ngợi học sinh viết được đoạn văn hay, giàu hình ảnh, cảm xúc.
Thu bài để nhận xét, đánh giá cụ thể hơn về cả cách sử dụng dấu câu và lỗi
chính tả trong bài viết.
* Tính ưu việt của giải pháp
Với việc thực hiện giải pháp trên học sinh đã viết được bài văn đề theo hướng
mở, câu văn hay giàu hình ảnh, diễn đạt trơi chảy, sắp xếp các ý theo một trình tự
hợp lí. Thơng qua việc trình bày đoạn văn đã viết trước lớp, học sinh phát triển
được khả năng diễn đạt, giao tiếp và học tập những điểm hay ở bài văn của bạn.
Vậy lựa chọn này cũng là tối ưu, phù hợp với thực tiễn của trường tôi.
III. Khả năng áp dụng của giải pháp
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng giải pháp trên tại lớp 5A2 trường tiểu học xã
Núa Ngam với kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm trên 28 học sinh lớp 5A2.
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ %
Biết trình bày bài văn đảm bảo cấu trúc
18
64,3
Biết dùng từ, đặt câu hợp lí
15
53,6
Biết viết câu văn có hình ảnh, thể hiện được cảm xúc.
16
57,1
Có kĩ năng quan sát
15
53,6
Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả
10
35,7
Kết quả khảo sát tháng 4/2022 trên 28 học sinh lớp 5A2.
Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát
Biết trình bày bài văn đảm bảo cấu trúc
Biết dùng từ, đặt câu hợp lí
Biết viết câu văn có hình ảnh, thể hiện được cảm xúc.
Có kĩ năng quan sát
Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả
Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ %
28
100
24
85,7
24
85,7
22
78,5
25
89,3
Với những kết quả trên có thể thấy giải pháp tơi đưa ra là có hiệu quả và
cũng được nhà trường ghi nhận và đánh giá cao. Biện pháp này có thể áp dụng
cho tồn khối 5.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được :
22
Sử dụng giải pháp này khi dạy văn miêu tả tại lớp 5a2, học sinh rất hứng
thú trong học tập. Các em rất chủ động, tích cực khám phá kiến thức mới. Hơn
thế nữa, khi sử dụng giải pháp này, khơng khí lớp học diễn ra tự nhiên, nhẹ
nhàng, kiến thức được tiếp nhận dễ dàng, các em ghi nhớ lâu hơn, khơng cịn
lúng túng hay ngại viết văn như trước nữa.
V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp.
Dựa vào hiệu quả và lợi ích thu được từ giải pháp đưa vào giảng dạy và
được áp dụng dạy thực nghiệm tại lớp 5A2 trường Tiểu học xã Núa Ngam tôi
thấy rằng rèn kĩ năng viết tập làm văn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc quyết định chất lượng học tập môn Tiếng Việt của các em học sinh của một
lớp hay một khối lớp.
VI. Kiến nghị, đề xuất.
1. Đối với học sinh.
Đọc sách báo thường xuyên để có thêm vốn ngơn ngữ trong cuộc sống, bổ
sung khả năng cảm thụ văn.
Phải tạo được thói quen tự giác học tập, chuẩn bị bài ở nhà, đọc bài và tự
tìm hiểu nội dung, quan sát thế giới xung quanh.
Tăng cường mượn sách, báo, truyện để các em hiểu biết hơn về thế giới
xung quanh, từ đó tự tin bộc lộ ý kiến của mình, nâng cao khả năng nói, viết.
2. Đối với phụ huynh.
Mua sắm thêm một số tài liệu tham khảo cho học sinh, chủ động nhắc các
em học tập và đọc nhiều sách hơn.
3. Đối với nhà trường.
Trong các kỳ hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy các tiết tập
làm văn để trao đổi tìm ra phương pháp hay.
Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan
học hỏi các trường trong và ngoài khu vực để nâng cao hiểu biết và có cơ hội
giao lưu, học hỏi, tích lũy thêm vốn sống và mở rộng tầm nhìn.
23
Trên đây là “Giải pháp phát huy năng lực viết văn miêu tả đề theo hướng
mở cho học sinh lớp 5A2 trường tiểu học xã Núa Ngam ” mà tôi đã áp dụng
trong năm học 2021-2022 để mang lại hiệu quả cao trong phân môn dạy học văn
miêu tả cho học sinh.
Trong q trình triển khai sáng kiến sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến
để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Núa Ngam, ngày 18 tháng 4 năm 2022
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Xoan
24
25