Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(SKKN HAY NHẤT) đổi mới phương pháp giáo dục học sinh yếu ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.76 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC”

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học (PPDH) là gì?PPDH là hoạt động dạy của Thầy và học của
Trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của  phương tiện dạy học và
hình thức tổ chức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững nội dung, giáo viên có
thể vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách một cách nhuẫn nhuyễn để kích thích
mọi hoạt động của học sinh.
Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới
vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền
thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng
những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu là đưa các PPDH mới vào nhà trường
trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng
cao chất lượng, hiệu quả dạy học sinh yếu kém, giúp các em học tập có hiệu quả... nắm
bắt được kiến thức, kĩ năng kịp với chương trình, mục tiêu từng cấp học.
Trong học tập có rất nhiều em khơng có tiến bộ và trở thành học sinh yếu kém.
Nguyên do có thể là do học sinh khơng có ham thích trong học tập. Có thể do các em bị
mất kiến thức và không theo kịp bài, dẫn đến càng học càng khơng biết gì. Một khi đã bị
mất kiến thức dẫn đến không hiểu bài thì học sinh khơng có hứng thú học tập, sẽ khơng
có khả năng học tập tốt và trở thành học sinh yếu kém.
Giúp đỡ cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ xung được những “lỗ hổng”
kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa) để giành lại


kiến thức mà các em chưa cịn thiếu theo chương trình. Từ đó học sinh có thể hịa nhập
theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp.
Giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ hơn là giáo viên phải tạo được sự
hứng thú học tập ở các em.
Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. Cấp học
càng cao tỷ lệ học sinh bỏ  học càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
học sinh bỏ học nhưng trong đó ngun nhân chính là các em học tập yếu kém nên khơng
thích đi học, khơng thích đến trường.
Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi
trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo từ nhà

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở
các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao
nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất
cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, khơng có biện pháp
để giúp đỡ học sinh yếu kém.
Hiện nay ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở
vùng sâu người làm cơng tác giáo dục cịn bế tắc trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém.
Có nhiều giáo viên vẫn biết một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến
bộ nhưng lại thực hiện khơng tới nơi tới chốn. Ban giám hiệu lại không quan tâm, vận
động giáo viên thực hiện, hoặc chỉ thực hiện trên lí thuyết. Cho nên nhiều gia đình có
kinh tế cao sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con mình đến trường, cho con mình học tới
nơi, tới chốn nhưng cũng bất lực nhìn con mình ngày ngày lêu lỏng ngồi đường, vào
tiệm internet, chơi với bạn xấu bị lôi cuốn dẫn đến học tập yếu kém và bỏ học.
Qua nhiều năm cơng tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy rằng để
học sinh học tập tốt thì cần có sự ham thích học tập, ham thích đến trường. Khi đã ham
thích việc học các em tiếp thu bài nhanh hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế luôn

linh động và sáng tạo.
Trong những năm gần đây ngành giáo dục tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện
nghiêm túc hiện cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục, nói khơng với vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo và việc học sinh
không đủ tiêu chuẩn lên lớp”. Việc dạy thật, thi thật, khơng chạy theo thành tích thực
hiện không đúng cách đã đẩy cho nhiều học sinh yếu phải bỏ học. Cũng là yếu tố thúc
đẩy chúng ta cần tạo ra một trường học khơng có học sinh yếu kém.
Qua những lý do trên tôi thấy việc Đổi mới phương pháp trong việc dạy học sinh
yếu kém trong nhà trường là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay.
1. Cơ sở lý luận :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và
phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý. Ở các
em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn
là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được cơ
khen, được điểm 10, được chơi cùng bạn vv…). Do đó ý thức tự giác học tập của các em
chưa có(với những em đi học vì sự bắt buộc của gia đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự
cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học
yếu, chán học và bỏ học…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


  Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tị mị phát triển, các em thường ham thích cái
mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, khơng thay đổi hình thức. Nếu
chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em
trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học,
nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩnăng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp
cho các em. Từ đó các em học tập có tiến bộ.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ

thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự
hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo.
Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trị chơi học
tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có tiến bộ hơn.
1. Cơ sở thực tiễn :
Hiện nay xu hướng của giáo dục là: “Dạy thật – Học thật”  khơng chạy theo thành
tích. Muốn thế học sinh phải hiểu bài, làm được bài, tức là các em không phải là học sinh
yếu kém. Muốn vậy thầy cơ phải có sự đổi mới khơng ngừng về phương pháp cũng như
hình thức dạy học. Giáo viên phải ln làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học hiện
nay không phải cung cấp kiến thức cho học sinh một cách rập khuôn nhàm chán, mà cung
cấp cho học sinh các phương pháp học tập để học sinh tự tìm ra kiến thức một cách tích
cực.
Đối với học sinh yếu thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất
quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho có hiệu quả cao, phát
huy hết năng lực vốn có của mình. Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho
học sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi... Đưa ra rất nhiều phương pháp
giảng dạy mà quên đi việc bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu.
Sự ham thích học tập ở học sinh chủ yếu hình thành thơng qua các hoạt động thực
tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của mơi trường cơ sở vật
chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cơ, bạn bè. Do đó trong nhà trường cần có
những biện pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường, lớp, về tác phong sư phạm
của giáo viên nhằm tạo cho học sinh một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp học
sinh ham thích học tập, để học tập càng có tiến bộ.
 Tóm lại, việc giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một giải pháp rất
chính đáng, thực sự cần thiết và cần được đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy, cần
mở rộng trong tất cả các môn học dưới sự giúp đỡ của nhà trường và sự  đồng tình ủng hộ
của các giáo viên khác trong và ngồi nhà trường.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1. Mục đích :
- Nhằm đánh giá lại chất lượng giảng dạy học sinh yếu kém ở các trường tiểu học
trong những năm qua và hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc hiện nay ở các trường cịn có rất nhiều học
sinh yếu kém, và hiện tượng học sinh bỏ học vì học yếu vẫn cịn.
- Đánh giá lại kết quả của việc cải tiến và đổi mới phương pháp phụ đạo giúp đỡ
học sinh yếu kém trong những năm gần đây. Việc phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém có
tác dụng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
- Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh yếu
kém học tập có tiến bộ hơn, giúp học sinh ham thích học tập. Nhằm nâng cao chất lượng
học tập của học sinh hơn nữa.
2. Phương pháp :
+ Phương pháp lấy tư liệu :
Trong q trình nghiên cứu cần rất nhiều ý kiến, thơng tin, tư liệu. Các ý kiến từ
giáo viên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phụ huynh học sinh vv…Trong quá trình làm
cơng tác giảng dạy nhiều năm đã đúc kết được một số kinh nghiệm từ đồng nghiệp là nền
tảng giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
+ Phương pháp học mà chơi, chơi mà học :
Đây là phương pháp giúp học sinh tham gia nhiều vào các hoạt động nhóm và tập
thể, giúp các em có hứng thú trong học tập, từ đó bớt rụt rè, e thẹn và có thêm tự tin.
+ Phương pháp đàm thoại :
Đây là phương pháp nhằm tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh, của giáo viên
chủ nhiệm. Đối với học sinh khi chúng ta trò chuyện trực tiếp với các em tạo cho các em
sự gần gũi, thương yêu, Từ đó các em nói lên tâm tư tình cảm của mình về sự học tập, từ
đó hiểu được ngun nhân vì sao các em học yếu. Sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ
nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu kém.
+ Phương pháp xử lý thông tin :
Hàng ngày tôi kịp thời xử lý các thông tin, kết quả thu thập được trong quá trình

nghiên cứu nhằm loại bỏ các biện pháp khơng thích hợp, đi sâu các biện pháp có tác dụng
tích cực. Có được những hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu.
+ Phương pháp thực nghiệm :

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh một số phương pháp đổi mới
nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh yếu kém. Sau đó cùng nhau phối hợp đánh
giá.
+ Phương pháp cải tiến :
Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một số phương
pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu.
III. Giới hạn của đề tài:
     1. Khách thể nghiên cứu bao gồm :
+ Khơng gian : Địa bàn chính xã Xun Mộc chủ yếu ở trường TH Xuyên
Mộc.
+ Thời gian : Năm học 2009 –2010  và năm học 2010-2011.
+ Học sinh các lớp thuộc trường tiểu học. Đội ngũ thầy, cô cùng thầy  tổng
phụ trách. Phụ huynh học sinh ở xã Xuyên Mộc.
   2. Đối tượng nghiên cứu bao gồm :
+ Các phương pháp , biện pháp giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kém ở lớp
học do giáo viên chủ nhiệm đảm nhiệm.
+ Cách thức tổ chức các hoạt động phong trào của trường, của chun mơn,
của các tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo dục  học sinh yếu kém.
+ Sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh học sinh đối với việc giúp đỡ học
sinh học tập ở gia đình.
IV. Các giả thiết nghiên cứu:
+ Phải chăng trong cơng tác giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học vùng nông
thôn giáo viên chưa quan tâm đến việc giảng dạy, giúp đỡ học sinh yếu kém. Trong nhu

cầu đổi mới đất nước với sự tiến bộ công nghệ thông tin khoa học, mỗi cá thể sống và
làm việc trong cộng đồng cần phải biết học và tự học không ngừng, muốn vậy các em cần
cố gắng trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo để phục vụ cho cuộc sống sau
này. Và phải chăng trường học là môi trường giáo dục lý tưởng để giúp học sinh học tập
tốt tiếp thu những kiến thức trong học tập và muốn như vậy thì học sinh khơng thể là học
sinh yếu kém.
+ Có phải chăng ở các trường tiểu học trường nào càng tổ chức nhiều phong trào,
những cuộc thi, vui chơi khi đó các em được tiếp xúc nhiều với môi trường sinh hoạt tập
thể, Giáo viên biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, tỏ thái độ quan tâm, gần gũi,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thân thiện với học sinh thì học sinh trường đó ham thích đến trường hơn, học tập tích cực
hơn và việc học sinh bỏ học giữa chừng do học yếu kém sẽ khơng có?
+ Có phải hiện nay đa số phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển toàn diện của
con em mình, ln mong muốn con em mình hơn người, muốn con mình là học sinh giỏi,
khá nhưng làm thế nào để phát huy hết khả năng của con em họ? Đặc biệt là làm sao cho
con em mình khơng phải là học sinh yếu kém thì chưa có kinh nghiệm! Do đó người làm
cơng tác giáo dục cần biết truyền đạt kinh nghiệm đến cho phụ huynh để cùng nhau phối
hợp phát huy tối đa chất lượng giáo dục. Và có phải đó là phương pháp chia sẽ gánh nặng
giáo dục của nhà trường cho phụ huynh, nhằm thực hiện tốt chủ trương “xã hội hoá giáo
dục” tất cả vì tương lai con em chúng ta?
Có phải việc học sinh học yếu kém là do những nguyên nhân sau:
+ Do trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, lớp khơng đủ ánh sáng, nóng bức, bàn
ghế khơng thích hợp, nhà vệ sinh hơi thối hoặc khơng có. Sân trường khơng sạch sẽ, mưa
sình lầy đọng nước, nắng bụi bay mất vệ sinh…Trường thiếu cây xanh, bóng mát, thiếu
chỗ học sinh vui chơi.
+ Do giáo viên ứng xử khơng sư phạm: Cịn mắng chửi, đánh đập, dùng hình phạt
mà thiếu sự động viên khích lệ học sinh.Giáo viên chưa chăm lo đến học sinh yếu kém,

còn để các em bên lề lớp học..
+ Do học sinh mất căn bản về kiên thức nên lên lớp không hiểu bài, giáo viên
không giảng dạy kiến thức vừa sức với các em, để các em yếu bên ngoài giờ học.
+ Do hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên khơng đổi mới. Giáo viên vẫn
dạy theo cách xưa kia thầy nói, trị nghe và ghi chép. Chỉ có tiết hội giảng, dự giờ mới có
đồ dùng dạy học, mới có học nhóm, trị chơi, dạy máy…
+ Do trường khơng có hoạt động, phong trào gì vui, hấp dẫn học sinh đến trường
chỉ có học và học. Sự học trở nên quá tải gây nhamg chán ở học sinh.
+ Do phụ huynh chưa quan tâm đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em học
tập, vui chơi. Chưa quản lý con em mình lúc ở nhà, việc chơi bạn bè xấu, cưng chiều con
cái.
Và việc khắc phục những nguyên nhân trên sẽ giúp học sinh học tập có tiến bộ hơn.
V. Kế hoạch thực hiện :
Thời gian

Nội dung

Người tham gia
thực hiện

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tác giả phối hợp
Từ
20/08/2009-Thống kê tình trạng học sinh yếu ở
với
BGH-GV
đến 30/09/2009 các khối lớp.
trường

Tác giả phối hợp
Từ
01/10/2009-Tìm ra những nguyên nhân vì sao
với
BGH-GV
đến 30/11/2009 học sinh lại học yếu kém.
trường
Tác giả phối hợp
Từ
01/12/2009-Đề ra những biện pháp khắc phục.
với
BGH-GV
đến 20/05/2010 Thực hiện những biện pháp đó
trường
-Đánh giá lại quá trình thực hiện vàTác giả phối hợp
Từ
21/05/2010
có biện pháp điều chỉnh các biện với
BGH-GV
đến 30/08/2010
pháp.
trường
- Tiếp tục đề ra những biện phápTác giả phối hợp
Từ
01/09/2010
khắc phục mới. Thực hiên nhữngvới
BGH-GV
đến 30/12/2010
biên pháp đó
trường

Từ
01/01/2011-Đánh giá kết quả của q trình Tác giả phối hợp
đến 20/01/2011 nghiên cứu.
với - BGH
Từ
21/01/2011-Rút ra bài học kinh nghiệm. Và viết
Tác giả
đến 28/02/2011 đề tài.
 

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


B. NỘI DUNG
1. Thực trạng và những mâu thuẫn:
Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện Xun
Mộc, là trường thuộc vùng nơng thơn, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều
người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đơng chiếm 10% số học sinh toàn
trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em cịn phải phụ giúp cha mẹ cơng việc gia đình.
Trình độ học sinh trong một lớp khơng đồng đều số em giỏi thì rất ít, em yếu thì nhiều.
Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khốn trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục
không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều
năm qua có rất nhiều em trong trường học yếu kém, các em khơng thích đến trường, tới
lớp (các em đi học vì sự bắt buộc của gia đình, vì sợ bố mẹ cho ăn địn nhiều hơn tự
nguyện đến trường). Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, thiếu
sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình.
Việc phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém tuy đã được giáo viên và nhà trường quan
tâm nhưng sự tiến bộ của các em vẫn chưa cao. Trong giảng dạy giáo viên chi tập trung
giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Dạy chung cho cả lớp chưa có thời gian giúp đỡ
học sinh yếu. Cịn để học sinh yếu bên lề lớp học, làm cho học sinh yếu càng yếu hơn.

Cơ sở vật chất nhà trường đã được bảo đảm chuẩn nhà trường có đầy đủ đồ dùng
dạy học. Nhưng việc sử dụng đồ dùng chưa thật sự có hiệu quả. Giáo viên cịn lo kinh tế
gia đình thiếu thời gian chăm lo đến dạy học sinh yếu.
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề :
Hiện nay học sinh yếu ở các trường rất nhiều, cũng là hậu quả của việc chạy theo
thành tích những năm trước. Vậy để học sinh yếu tiến bộ thì trên lớp học sinh phải hiểu
bài, và làm bài được. Muốn vậy giáo viên phải cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát
hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém và tìm các biện pháp giúp đỡ
các em.
Những nguyên nhân học sinh có học lực yếu kém :
a. Về phía học sinh :
-Học sinh ham chơi chơi điện tử, game, các trò chơi khác… xao lãng việc học.
-Tham gia vào các băng nhóm quậy phá có sẵn trong trường học từ đó ham chơi
hơn ham học.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-Học sinh thích thể hiện cá tính của mình bằng cách chống đối : chống đối trường
lớp, thầy cô, cha mẹ và chống lại việc học.
-Bị mất kiến thức do bị bịnh … hoặc do một nguyên nhân nào đó mà học sinh
không đi học được… khi học những bài học sau khơng hiểu từ đó sinh ra chán học, dẫn
đến học tập yếu kém.
b. Do giáo viên:
- Còn một số GV chưa nắm chắc những những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy .
Viêc dạy học còn dàn trải ,còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu,
kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu
kém không theo kịp.

- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm quyết với nghề, chưa thật sự “giúp
đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu
kém của chính mình khơng tự vươn lên...
- Một số giáo viên cịn thiếu nghệ thuật cảm hố học sinh yếu kém, khơng gây hứng
thú cho học sinh thích học...
c. Về phía phụ huynh:
- Do gia đình vì một lí do nào đó (về kinh tế, tình cảm vv...) khơng quan tâm đến sự
học hành của con cái. Phó mặc mọi việc cho nhà trường. Dẫn đến các em khơng có ý
thức tự giác trong học tập.
- Do trong gia đình có sự thay đổi lớn như: bố mẹ li dị, hay cãi vã đánh nhau, gia
đình tan vỡ vv… Làm cho trẻ bị thay đổi về tâm lí dẫn đến chán học…
- Một số cha mẹ quá nuông trìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười
học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ cũng đồng ý cho
phép nghỉ học, vơ tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn
bản...và rồi yếu kém!
- Một số nguyên nhân khác…
Qua đó ta thấy nguyên nhân làm cho học sinh yếu kém rất đa dạng. Nên việc giúp
đỡ cho học sinh yếu kếm học tốt hơn cũng rất đa dạng và đầy khố khăn…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Để đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu kém thì việc đầu tiên nhà trường ln
quan tâm đến việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự ham thích trong
học tập, ham thích được đi đến trường.
Và trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có kết quả giáo viên cần chú ý
những phương pháp, biện pháp sau:
2.1 Xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém:
Ngay từ đầu năm học giáo viên thống kê được số lượng học sinh yếu kém và có
nguy cơ trở thành học sinh yếu kém ở lớp mình. Phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến

sự yếu kém đó ở học sinh. Phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu
và có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng loại. VD: Học sinh yếu kém vì mất kiến thức
căn bản từ lớp dưới… học sinh yếu kém vì ham chơi với bạn xấu, ham chơi game… học
sinh học yếu vì hồn cảnh gia đình.
Từ đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy thích hợp, giải quyết sự yếu kém của học
sinh từ những nguyên nhân trên. VD: Học sinh yếu vì mất kiến thức từ lớp dưới thì tổ
chức phụ đạo cho các em lấy lại kiến thức, học sinh yếu vì ham chới thì quản lí các em
tốt hơn tổ chức các hình thức vui chơi để các em ham thích học tập… học sinh học yếu vì
hồn cảnh gia đình thì giáo viên phối hợp với phụ huynh để tìm biện pháp tháo
gỡ… Giáo viên cần xác định được mức độ học sinh yếu kém, như các em yếu mơn gì ?…
kiến thức gì ?… Tốt nhất giáo viên cần có một bộ hồ sơ để theo dõi từng em học sinh yếu
ở lớp mình… biện pháp đã đề ra, sự chuyển biến của học sinh theo từng tháng…
2.2 Phương pháp dạy học bằng tình thương:
Đối với học sinh yếu kém thơng thường giáo viên ln có ác cảm. Vì các em mà
giáo viên phải bỏ cơng sức nhiều hơn, thành tích lớp bị hạ thấp, danh hiệu thi đua bị
cắt… cho nên khi kèm cặp học sinh yếu tại lớp mình giáo viên thường bực bội có thái độ
khơng tốt như la mắng, nói nặng nói nhẹ thậm chí nhiều giáo viên cịn gõ đầu, nhéo tai
các em… Như vậy thì học sinh không thể nào học được, mỗi lần thầy cô lại gần là sợ bị
ăn đòn.. nên học yếu lại càng học yếu…
          Một số giáo viên hiện nay về phương pháp giáo dục còn mang ảnh hưởng
cách giáo dục xưa. Như cịn dùng địn roi, hình phạt, nhục mạ học sinh trước lớp làm cho
các em khơng có thiện cảm đối với giáo viên, với trường lớp, sinh ra chán học. Để giúp
đỡ học sinh yếu kém giáo viên phải biết sử dụng lời nói, cử chỉ, tổ chức các hoạt động
dẫn dắt các em vào bài học, giúp các em yêu mến bạn bè, trường lớp, thầy cô...Giáo viên
muốn học sinh ham thích học thì trong tiết dạy điều cần thiết là phải thể hiện được tác
phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, ân cần với học sinh. Tôn trọng và đối xử công bằng
với học sinh.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



          Trong giảng dạy giáo viên lưu ý lời nói phải nhẹ nhàng, giữa giáo viên và
học sinh ln có sự ăn ý nhịp nhàng, khi giảng bài giáo viên phải luôn quan sát học sinh
trong lớp, đặc biệt những em học yếu hay nghịch ngợm. Mỗi lần học sinh có ý kiến nếu
trả lời sai thì phải giúp học sinh hiểu cái sai, không nên để cho học sinh ngồi xuống mà
khơng biết mình sai điểm nào, đừng để học sinh bị mất mặt trước mặt bạn bè, làm trị
cười cho lớp học. Khơng sử dụng thước làm cơng cụ đánh đập học sinh, sử dụng thước
nhẹ nhàng tránh việc gõ thước quá mạnh làm học sinh giật mình. Biết động viên, khích lệ
học sinh dù các em chưa thật sự tiến bộ hay tiến bộ rất chậm. Giáo viên biết sử dụng năng
khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động. Ví dụ: Tìm những câu truyện vui kể cho các
em, hay pha một vài câu hài hước để học sinh cảm thấy thoải mái... Một tiết học mà học
sinh hoạt động vui vẻ, có tiếng cười sẽ có hiệu quả hơn những tiết học mà học sinh quá
nghiêm túc.
Để các em yếu mạnh dạn hơn thì giáo viên phải biết yêu thương, gần gũi, tạo sự
thân tình để các em hịa đồng vào mơi trường học tập ở trường lớp. Để từ đó các em có
ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cơ mà ham thích học tập.
Giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh yếu đặc biệt
những em nhút nhát. Hỏi các em về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em cảm
thấy thân thiện với giáo viên hơn và qua đó giáo viên sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao
các em học yếu, hiểu về tâm tư tình cảm, hồn cảnh các em để có biện pháp dục tốt hơn.
Ví dụ : Nhà em ở đâu? Bố mẹ làm gì ? Hơm nay ai chở em đi học? Hơm nay em có
hiểu bài khơng? Có cần cơ giúp gì khơng vv...
- Nhiều khi chỉ một câu nói, một cử chỉ của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời các
em. Làm cho các em thấy thầy cô luôn quan tâm đến mình, khơng ghét bỏ mình và các
em thêm gần gũi, yêu mến thầy cô, tự tin vào bản thân mình (Như một lời khen hay một
lời khuyến kích, động viên, một cử chỉ thân mật). Đối với những em cịn thiếu tự tin thì
giáo viên nên tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên. Hãy ln
khen học sinh, cố tìm ưu điểm dù nhỏ nhất để khen.
Ví dụ : Như “Chữ em hôm nay viết đẹp thật đấy! Cần cố gắng hơn nữa!”. Hay “
Chà hôm nay em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ghê!”. Hôm nay em làm bài nhanh hơn hơm

qua rồi đó... Vừa tạo cho các em sự cố gắng, nhưng lại tạo cho các em có thêm một chút
tự tin vào bản thân mình. Từ đó các em khơng cịn ác cảm với trường lớp, thầy cơ, với
việc học hành.
Ngồi ra cuối học kì cần phải tổ chức khen thưởng cho các em học yếu mà học tập
có tiến bộ. Nhằm động viên các em có thêm hứng thú trong học tập, tránh tình trạng chỉ
khen thưởng cho học sinh khá giỏi...

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3 Phương pháp giúp học sinh yếu học tích cực ;
Chúng ta luôn biết học sinh yếu kém trước lớp hay rụt rè nhút nhát, các em thường
khó trả lời các câu hỏi của giáo viên dù câu hỏi rất dễ. Vậy muốn học sinh học tập có tiến
bộ trước hết giáo viên phải biết cách tổ chức để học sinh ham thích học tập. Muốn học
sinh ham thích học thì phải tổ chức được tiết học tích cực cho học sinh. Ham thích học và
học tích cực là hai yếu tố tác động qua lại với nhau giúp cho học sinh học tập có kết quả
tốt, phát huy được khả năng học tập cao nhất.
- Giáo viên trong khi dạy, nên cố gắng làm sao trong giờ học, cho học sinh yếu kém
hoạt động càng nhiều càng tốt. Làm sao cho nhiều em được lên bảng, được nói, được làm
bài, được thực hành được thể hiện mình.Trong tiết dạy giáo viên nói nhiều thì kiến thức
các em tiếp thu được sẽ chẳng bao nhiêu. Nhưng khi cho các em lên bảng tự làm, tự thực
hành thì các em mới khắc sâu kiến thức qua đó cũng kích thích sự ham học ở học sinh.
Kiến thức nào học sinh yếu có thể làm được thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm,
không nên để học sinh khá giỏi làm hết.
VD: Trong tiết dạy môn Lịch sử giáo viên nên cho những em yếu lên chỉ bản đồ và
nói nơi diễn biến trận đánh, cịn học sinh khá giỏi thì chỉ bản đồ và tường thuật diễn biến
trận đánh vv…
- Như ta thấy ở tiểu học rất nhiều học sinh yếu khi làm việc một mình thì run sợ
nhưng khi có thêm bạn bè thì các em dạn dĩ hẳn lên và làm được bài. VD:Như kêu một
học sinh lên trước lớp hát chẳng hạn thì em này khơng thể hát được, hoặc hát không hay,

nhưng khi kêu thêm vài bạn nữa thì các em thể hiện rất tốt bài hát.Như vậy để tất cả các
em trong một giờ học đều tham gia tích cực đặc biệt những em học yếu, nhút nhát giáo
viên cần cho các em đó tham gia vào một hoạt động tập thể, rồi dần dần cho các em thể
hiện một mình. Hay cho một số em nào mạnh dạn, tự tin lên trước rồi sao đó mới cho các
em rụt rè, nhút nhát như lên sau. Có như vậy các em yếu lên sau mới bình tĩnh được.
VD: Trong tiết học  đạo đức lớp 1 có phần giới thiệu về bản thân và gia đình mình
cho các bạn nghe. Nếu ngay từ đầu ta gọi một em học yếu, lên bảng giới thiệu thì em đó
lúng túng không làm được. Nhưng khi kêu các một số em giỏi khá lên nói trước và kêu
những em yếu lên sau thì gần như tất cả các em đều trả lời được.
2.4 Phương pháp giao việc cho học sinh yếu kém.
Để học sinh yếu kém học tập có kết quả chúng ta cần cho học sinh thấy các em
luôn được thầy cơ tin tưởng, thương u, được làm việc có ích cho trường, lớp thầy cô
bằng cách giao việc cho các em làm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Giáo viên thường xun tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao các
em làm. Đặc biệt những học sinh yếu lại có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn,
gần gũi thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm việc
có ích và từ đó học tập được tốt hơn.
Ví dụ : Nhờ các em cắt dán khẩu hiệu trong những ngày đại hội, thông báo họp sao
đỏ…. Nhờ tưới cây, khiêng bàn ghế, chuyển thông báo vv…Làm cho các em thêm gần
gũi với thầy cơ và cảm thấy mình được thầy cơ tin tưởng giao phó nhiệm vụ trước lớp từ
đó các em có thêm chút tự tin vào bản thân mình, gần gũi trường, lớp hơn. Ham học và
cố gắng học tập hơn...
Đặt biệt là những học sinh học yếu vì ham chơi, vì khơng chịu học thì chúng ta cần
làm cho các em này yêu thích trường lớp, rồi mới yêu thích học tập.
VD: Có một học sinh cá biệt lớp 4 : học lực yếu, đến trường lại hay đánh bạn,
nghịch ngợm...là học sinh lưu ban nhiều năm. Giáo viên chủ nhiệm liền phân cho em đó

làm sao đỏ. (nói rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng muốn làm tốt thì phải cố gắng thể
mình thật tốt). Chỉ trong vịng vài ngày em đó khơng cịn nghịch phá nữa. Đến trường ăn
mặc gọn gàng và làm công tác sao đỏ rất tích cực. Và trong vịng một tháng học lực của
em đó đã chuyển biến từ học yếu chuyển lên trung bình và cuối năm đã trở thành học
sinh khá. Đó là do khi được phân cơng làm sao đỏ em đó thấy mình được tơn trọng và cố
gắng xứng đáng với sự tơn trọng đó, xứng đáng với nhiệm vụ được giao nên đã tự giác
sửa mình tốt hơn, cố gắng học tập tốt để các bạn, thầy cơ tơn trọng mình hơn.
Trong giảng dạy ở lớp cũng vậy giáo viên cũng phải biết giao cho các em học yếu
bài tập ở lớp cũng như về nhà, (nhằm giúp các em lấy lại kiến thức đã mất) lưu ý là ở
mức độ vừa phải tránh ngay lúc đầu đưa ra một lượng kiến thức quá lớn khiến các em
thấy việc học quá nặng nề. Do đó giao bài về nhà cho các em thì lần đầu bài tập nên ít và
dễ sau đó nâng dần số lượng và độ khó lên. Khi giao việc giáo viên phải biết được việc
đó các em làm được không qua sức, và phải kiểm tra thường xuyên việc thực hiện ở các
em. Tránh các trường hợp học sinh nhờ bố mẹ hay bạn bè làm giúp, phải khen ngợi khi
em hồn thành cơng việc...Tránh không kiểm tra công việc đã giao...
2.5Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng
 Để giúp đỡ học sinh yếu kém học tập tốt hơn thì giáo viên cần phải dạy học theo
nhóm đối tượng. Theo đó, giáo viên đứng lớp sẽ phải phân loại lớp học thành các nhóm
học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi, để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm
tra phù hợp. Giáo án không soạn chung cho cả lớp mà kèm theo yêu cầu riêng cho từng
nhóm học sinh.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thông thường trong tiết dạy giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cố định từ 6 8 em mà khơng theo đối tượng. Thì khi hoạt động chỉ có 1 - 2 em giỏi là tích cực làm hết
cơng việc, cịn các em khác thì thụ động, khơng tham gia. Nên không thể nắm được bài
dẫn đến không hiểu bài được. Lâu dần các em này trở nên thụ động, mất sự tự tin vào bản
thân dẫn đến chán học. Bởi vậy yêu cầu giáo trong tiết dạy phải chia nhóm theo từng đối
tượng, có từng dạng câu hỏi phù hợp cho từng nhóm đối tượng và quan tâm nhiều hơn

các em yếu kém. Nên để các em yếu kém có cơ hội thảo luận, được phát biểu, được thể
hiện ý kiến mình, trước bạn bè và trước lớp. Và khi phân nhóm theo đối tượng với yêu
cầu phù hợp thì các em thường ngày học yếu khơng dám thảo luận nay sẽ tự làm bài, tự
thực hành các kĩ năng, kĩ xảo từ đó giúp các em hoạt động tích cực hơn, ham học hơn.
VD: Trong một tiết tập đọc khi tổ chức dạy hoạt động nhóm thì giáo viên chọn 3 –
4 em đọc yếu cho ngồi thành một nhóm và đưa u cầu là tìm từ có trong đoạn văn. Cịn
các nhóm khác có trình độ trung bình hay khá giỏi thì câu hỏi khó hơn như dạng phải suy
luận như tìm nội dung đoạn văn đó. Và như vậy bắt buộc các em học yếu đó phải hoạt
động để giải quyết những yêu cầu giáo viên đề ra .... và các em khơng cịn thụ động
nữa…
- Trong các tiết rèn và ôn giáo viên bắt buộc phải dạy theo từng nhóm đối tượng. Vì
khơng làm như thế thì các em yếu sẽ khơng nắm được kiến thức bài và giáo viên cần tập
trung nhiều thời gian cho việc rèn học sinh yếu hơn, với phương châm “Thà trường
khơng có học sinh giỏi cịn hơn có một học sinh yếu” Trong khi dạy cần dành nhiều thời
gian tới học sinh yếu để giúp các em hiểu bài, nắm chắc kiến thức tại lớp, lấy lại kiến
thức cũ…
2.6 Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu
- Trong lớp học những em học yếu kém thường hay rụt rè, nhút nhát. Trong giờ học
không dám giơ tay phát biểu bài. Trong tiết học chỉ có khoảng 4 đến 5 em khá giỏi
thường xuyên giơ tay phát biểu còn lại đều thụ động ngồi im. Đó là vì những câu hỏi giáo
viên đưa ra quá khó, dạng phải suy luận nhiều khiến các em khơng biết đáp án của mình
đúng sai nên khơng dám trả lời. Từ đó các em thành thói quen khơng giơ tay xây dựng
bài nữa, đâm ra chán học và trở thành học sinh yếu kém. Do đó yêu cầu giáo viên nên
quan tâm đến các em yếu hay nhút nhát, khơng dám xung phong lên bảng. Giáo viên phải
tìm được câu hỏi dễ để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên
các em. Phải biết đặt câu hỏi theo từng đối tượng, đối với học sinh yếu tránh tình trạng
câu hỏi quá khó, các em khó xác định đúng, sai, suy luận nhiều. Làm cho các em ngập
ngừng không mạnh dạn phát biểu. Yêu cầu giáo viên trong một giờ học nên đổi một số
câu hỏi trong sách thành những câu hỏi dạng trắc nghiệm, hay câu hỏi có gợi ý  để các
em yếu dễ dàng trả lời.


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


VD: Trong tiết tập đọc lớp 5 bài “Lớp học trên đường” ta có thể thay đổi câu hỏi
3 “Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là cậu bé rất hiếu học?” Bằng câu hỏi dạng trắc
nghiệm sau: “Các em hãy chọn đáp án a , b, c đúng với câu hỏi sau: Chi tiết cho thấy
Rê-mi là một cậu bé hiếu học là:
a. Lúc nào Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ và không bao lâu đã thuộc tất cả các
chữ cái.
b. Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Hoặc câu hỏi: “Trong câu văn tác giả đã dùng biện pháp tutừ gì?” Thành
câu:“Trong câu văn tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào sau đây: Nhân hóa hay so
sánh?”.
Với việc đổi câu hỏi như trên thì việc học sinh yếu sẽ trả lời dễ dàng hơn và các em
mạnh dạn xung phong trả lời từ đó các em bớt đi nhút nhát, rụt rè, ham học và học có
tiến bộ hơn.
- Ngồi ra đối với học sinh yếu giáo viên nên đưa ra những câu hỏi dạng tái hiện lại
kiến thức. Đó là những câu hỏi gồm những kiến thức đã học rồi học sinh chỉ nhớ lại và
trả lời. VD: Trong khi tìm hiểu bài mới có những lúc cần có kiến thức cũ để tìm ra kiến
thức mới thì giáo viên nên để học sinh yếu nhắc lại kiến thức này…Phần suy luận thì để
cho học sinh khá, giỏi. Hoặc để giúp học sinh yếu tích cực trong học tập thì giáo viên nên
hỏi những câu hỏi mà phần trả lời có sẵn trên sách giáo khoa. VD: như tìm từ, tìm câu
văn…trong mơn tập đọc. Trong mơn tốn thì : Bài tốn cho biết gì? Hỏi gi?...
2.7 Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh
Hiện nay trong một lớp, học sinh có rất nhiều trình độ khác nhau. Ví dụ: học sinh
lớp 5 học yếu tốn (chỉ có khả năng làm tốn ở lớp 3 hoặc lớp 4). Hoặc yếu Tiếng Việt
(mức độ đọc, hay viết văn ở mức lớp 3, 4). Đối với những em này chúng ta không thể cho
các em học lại lớp dưới. Nhưng nếu dạy theo chương trình lớp 5 thì các em khơng hiểu

bài, khơng làm được bài sinh ra chán học. Do đó yêu cầu giáo viên khi dạy học ngồi
chương trình chung của khối cần phải dạy kiến thức lớp dưới cho từng em để các em hiểu
bài dù đó là bài ở lớp dưới.
Ví dụ: Dạy bài “Chia một số cho số có hai chữ số” ở khối lớp 4. Thì với những em
học lực trung bình trở lên ta dạy bình thường cịn đối với những em yếu kém chưa thực
hiện được phép chia một số cho số có một số chữ số chúng ta hướng dẫn các em này
“phép chia một số cho số có một số chữ số” (kiến thức lớp 3). Khi các em thực hiện được
rồi thì mới dạy chia cho số cho hai chữ số.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Học sinh học yếu chủ yếu là do các em mất kiến thức dẫn đến không hiểu bài. Dù
giáo viên có tạo được sự ham thích học tập ở các em nhưng khi khơng hiểu được bài thì
niềm ham thích đó cũng khơng cịn… Mà sự mất kiến thức của các em không giống nhau
trong từng lớp học. VD: em yếu mơn đọc, em yếu mơn chính tả, em yếu mơn tốn… Trong
những em yếu mơn tốn thì sự mất kiến thức cũng khơng giống nhau, em yếu dạng tốn
đố, em
2.7 Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh
Hiện nay trong một lớp, học sinh có rất nhiều trình độ khác nhau. Ví dụ: học sinh
lớp 5 học yếu tốn (chỉ có khả năng làm toán ở lớp 3 hoặc lớp 4). Hoặc yếu Tiếng Việt
(mức độ đọc, hay viết văn ở mức lớp 3, 4). Đối với những em này chúng ta không thể cho
các em học lại lớp dưới. Nhưng nếu dạy theo chương trình lớp 5 thì các em khơng hiểu
bài, không làm được bài sinh ra chán học. Do đó u cầu giáo viên khi dạy học ngồi
chương trình chung của khối cần phải dạy kiến thức lớp dưới cho từng em để các em hiểu
bài dù đó là bài ở lớp dưới.
Ví dụ: Dạy bài “Chia một số cho số có hai chữ số” ở khối lớp 4. Thì với những em
học lực trung bình trở lên ta dạy bình thường cịn đối với những em yếu kém chưa thực
hiện được phép chia một số cho số có một số chữ số chúng ta hướng dẫn các em này
“phép chia một số cho số có một số chữ số” (kiến thức lớp 3). Khi các em thực hiện được

rồi thì mới dạy chia cho số cho hai chữ số.
Học sinh học yếu chủ yếu là do các em mất kiến thức dẫn đến không hiểu bài. Dù
giáo viên có tạo được sự ham thích học tập ở các em nhưng khi khơng hiểu được bài thì
niềm ham thích đó cũng khơng cịn… Mà sự mất kiến thức của các em không giống nhau
trong từng lớp học. VD: em yếu mơn đọc, em yếu mơn chính tả, em yếu mơn tốn… Trong
những em yếu mơn tốn thì sự mất kiến thức cũng khơng giống nhau, em yếu dạng tốn
đố, em yếu dạng tốn hình… và mức độ yếu cũng khác nhau… Vì vậy khi đã xác định
được trình độ ở các em rồi thì giáo viên nên có kế hoạch dạy theo trình độ từng em.
Ví dụ:Khi học sinh làm bài tập 35 x8= ? ở toán lớp 3, với bài này học sinh làm
khơng được thì chứng tỏ học sinh khơng thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học
sinh yếu có thể nhìn bảng nhân 8 để làm và sao đó yêu cầu em học bảng nhân 8 sau cho
thuộc. Nếu khơng làm vậy thì học sinh yếu khơng thể làm bài được. Vì ở đây các em biết
cách làm nhưng khơng làm được vì khơng thuộc bảng  nhân.
Để việc dạy theo trình độ từng em khơng ảnh hưởng chung cả lớp thì giáo viên nên
tiến hành vào tiết ơn hoặc tiết rèn. Hoặc khi giao bài về nhà cho các em. Cịn các tiết dạy
học chính khóa thì giáo viên nên đến giúp đỡ từng em…
2.8 Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong học tập có rất nhiều mơn học khơ khan, nặng về kiến thức như tốn, tập làm
văn, chính tả vv…Đối với học sinh thường khơng có hứng thú học những mơn này (trừ
những em giỏi thì ham học vì có điểm cao). Như vậy để tạo được sự hứng thú, ham thích
việc học ở học sinh yếu giáo viên cần tăng cường các trị chơi, hình thức học tập sinh
động trong tiết học. Khi tổ chức một trò chơi thì học sinh yếu sẽ tham gia hết mình và
qua trò chơi giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức, hiểu được bài hơn. Ngồi các
trị chơi giáo viên cần tổ chức các hình thức học tập sinh động khác để giúp học sinh yếu
có hứng thú trong học tập như đóng kịch, phỏng vấn…Trong các tiết ơn, tiết rèn giáo
viên đều phải tổ chức giờ học sinh động, vui tươi như vậy mới mang được hiệu quả cao.

Nhiều hình thức học tập sinh động khi tổ chức khơng nên cầu kì quá dẫn đến mất thời
gian, tốn kém… giáo viên nên chọn các hình thức học tập đơn giản nhưng mang hiệu quả
cao…
Trong thời gian chuyển tiết giữa các môn học giáo viên cần phải dành từ 5-7 phút
cho học sinh vui chơi (chơi trò chơi, múa hát, kể chuyện, đóng kịch, thi đố…).Để tạo cho
học sinh những giây phút thư giãn giữa các tiết học, tạo cho các em  sự hưng phấn, thoải
mái trở lại sau giờ học căng thẳng…
Để tổ chức trị chơi và các hình thức học tập sinh động khác giáo viên lưu ý phải để
cho học sinh yếu kém tham gia phải biết được trong hình thức học tập đó học sinh yếu có
thể tham gia ở phần nào.
2.9 Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp :
Để giúp đỡ học sinh yếu kém ngồi các tiết học chính khóa, giáo viên cần thơng
qua các tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp. Như tiết sinh hoạt lớp các hoạt động ngoài
trời…
Trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên có thể tổ chức tuyên dương các em học yếu (dù
đó là những tiến bộ nhỏ nhất)nhằm làm cho các em có thêm hứng thú trong học tập và để
cho các em thấy mọi nổ lực các em luôn được giáo viên và bạn bè đánh giá cao.
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức các hội thi giữa
các lớp để giúp các em lấy lại kiến thức… Chú ý nội dung thi chỉ dành cho học sinh yếu
và câu hỏi đơn giản các em có thể trả lời được. Tránh các cuộc thi chỉ có các em giỏi
tham gia. VD : Như thi về kiến thức tiểu học, an tồn giao thơng, phịng tránh bênh
tật… Qua cuộc thi giúp các em ôn lại kiến thức và giúp cho các em yếu ham học hơn.
Phối hợp với tổng phụ trách tuyên dương các em yếu kém có tiến bộ qua buổi chào cờ…
Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho lớp mình hoạt động đọc lập. Giáo viên có thể
soạn một số câu hỏi (Nội dung câu hỏi là các kiến thức các em chưa nắm bắt được) giao
cho các em yếu đại diện cho các tổ về học và tìm hiểu để hôm sau lên thi…Và khi nhận

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



trách nhiệm này các em yếu sẽ cố gắng học để và tìm hiểu để hơm sau lên thi đua với các
bạn. Một khi có hình thức thi đua trong các hoạt động sẽ ln kích thích các em cố gắng
và làm những việc hàng ngày các em không làm được… VD: trong lớp 3 một số em chưa
thuộc bảng nhân, giáo viên giao cho các em đó về học để hôm sau thi với các tổ khác.
Tất nhiên khi được giao các em đó sẽ cố gắng về học để thi được tốt hơn…
2.10 Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Học sinh học giỏi hay yếu trước hết phụ thuộc vào rất nhiều từ phía gia đình, gia
đình thiếu sự quan tâm trong việc giáo dục, chăm lo việc học hành của con em mình.
Thêm vào đó, những tác động xấu của môi trường xã hội đã lôi kéo các em như ham
chơi, đua đòi, nghe bạn bè xấu rủ rê, dẫn đến lơ là việc học hành, khơng có kiến thức căn
bản gây nên chán nản, bỏ học. Một gia đình êm ấm, hòa thuận, cha mẹ biết chăm lo cho
con cái, tạo điều kiện thuận lợi để con em học hành, biết giáo dục con ích lợi của việc học
thì học sinh sẽ học tốt hơn. Ví dụ: Một học sinh làm hư viết, khơng có viết đến trường,
học sinh đó sẽ sợ đi học vì khơng có viết khơng chép bài, làm bài được, có thể sợ cơ phạt.
Nếu cha mẹ kịp thời mua viết cho con, yêu cầu con cẩn thận hơn thì học sinh đó sẽ vui vẻ
đi học. Nếu bố mẹ la mắng hoặc không mua viết thì sẽ làm cho em đó đi học với tâm
trạng lo sợ thầy cơ la và có thể trốn học. Từ đó trở thành học sinh yếu kém...
Vậy nhà trường cần biết phối hợp với phụ huynh trong việc tạo sự ham thích cho
học sinh khi đến trường. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái,
thường đánh đập, la mắng khi con em mình mắc phải một lỗi lầm nào đó ở trường
lớp (như bị điểm kém, đánh nhau với bạn), làm cho các em sợ sệt, ức chế khả năng học
tập, lao động ở các em, giảm đi niềm ham thích học tập. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần
trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến
trường (bảo đảm thời gian đến trường, sắm dụng cụ học tập, giúp con học ở nhà, cùng
vui chơi học tập với con em mình, nhắc nhở con cái giờ học…),khi giáo dục con em nên
nhẹ nhàng, cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay vì la mắng trừng phạt.
Việc quan tâm đến bạn bè của con em cũng rất quan trọng. Chơi với bạn xấu trước
sau gì các em cũng nhiễm thói xấu. Phụ huynh chú ý đến những thời gian rảnh rỗi của
con em mình, cần biết các em đi đâu, chơi chỗ nào. Đừng cho các em quá nhiều thời gian
tự do một mình mà cha mẹ không biết. Cần liên lạc với giáo viên để biết tình hình của

con em mình, như có đến trường khơng? Có đi lao động khơng? Có hành vi gì cần sửa
chữa vv...
Khi học sinh yếu kém phụ huynh cần giúp con em lấy lại niềm tin học tập nhận
thức được học là một hoạt động đầy hứng thú. Cần có sự ham thích mới học tốt được.
Giúp con em thấy được từ những bài học trên lớp con sẽ học được rất nhiều điều thú vị

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mà đều là những tri thức có lợi cho bản thân. Cần giúp trẻ vượt qua khó khăn để lấy lại
kiến thức đã mất, động viên con khi bị điểm kém thì cũng khơng nên q chán nản, mà
nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
Giáo viên thường xuyên thông tin cho phụ huynh có con em học yếu kém để phụ
huynh biết. Trao đổi các biện pháp giúp học sinh học ở nhà.
III.  HIỆU QUẢ ÁP DỤNG  
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giúp đỡ học sinh yếu kém. Kết quả cho
thấy học sinh ham học hơn, học tập có tiến bộ, năng động trong học tập cũng như sinh
hoạt vui chơi. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu, vì chán học khơng có. Từ
đầu năm học số học sinh yếu kém môn tiếng việt là 17.2%, mơn tốn là 8.3% thì cuối học
kì một vừa qua đã giảm xuống mơn tiếng việt cịn 3.1%, mơn tốn 3.4%.
Trong công việc giúp đỡ học sinh học yếu kém học tập có tiến bộ muốn thành cơng
hay khơng thì khi tổ chức, nên thực hiện đến nơi, đến chốn. Không nên đầu voi, đi
chuột để rồi khơng có kết quả. Khi thực hiện Ban giám hiệu phải thường xuyên theo dõi
kiểm tra các các phong trào đưa ra, kiểm tra các thành viên thực hiện để kịp thời điều
chỉnh khi có sự chệch hướng.
Những gì viết trong bài này có thể ứng dụng riêng đối với từng cá nhân giáo viên
đứng lớp trong từng tiết dạy, cũng như giáo viên bộ môn. Đối với ban giám hiệu có thể
áp dụng nội dung bài viết trong nhà trường để thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học
khơng có học sinh yếu kém”, qua đó tạo sự ham thích học tập, ham thích đến trường ở
học sinh nhằm giảm thiểu số học sinh bỏ học giữa chừng. Điều cần thiết là nên tổ chức

thành buổi chuyên đề, hay tập huấn cho giáo viên những nội dung trên để giáo viên định
được hướng đi trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém. Tất nhiên nội dung bài viết chưa
được sâu, và còn nhiều mặt chưa được đề cập đến việc thực hiện với thời gian còn ngắn.
Nên khi vận dụng cần cố gắng rút thêm kinh nghiệm từ thực tế trường mình vì mỗi
trường có một điều kiện khác nhau để công việc đạt kết quả hơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
Khi học sinh học yếu kém không những các em mất đi kiến thức mà các em còn
mất đi sự tự tin, tính năng động... và điều này ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của
các em. Nhiều em vì học yếu mà bỏ học... sau này sẽ khơng có cơng ăn việc làm tốt đẹp,
năng suất lao động thấp kém ảnh hưởng đến đời sống gia đình... Do đó giúp đỡ học sinh
yếu kém học tập có tiến bộ là một công việc rất quan trọng ở nhà trường...
Đổi mới phương pháp giáo dục học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một trong
những nhiệm vụ quan trong hiện nay. Nó đáp ứng được việc “học thật thi thật”, việc
“chạy theo thành tích” mà ngành giáo dục đang thực hiện.
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều giáo dục cao, đều giúp cho học
sinh ham thích học tập và học tập có tiến bộ. Trong một tiết dạy, trong buổi lao động,
buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều cung cấp kiến
thức cho học sinh, đều có thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Điều quan trọng là
giáo viên có biết cách áp dụng để giúp đỡ học sinh yếu kém hay không? Theo tôi phương
pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình ln quan tâm đến các em và tự đúc kết
lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. Việc giúp đõ học
sinh kém học tập có tiến bộ là một cơng việc lâu dài và tiến hành thường xuyên. Nếu
chúng ta chú trọng đến nó sẽ mạng lại lớp ích rất lớn cho công tác giáo dục.
II. Bài học kinh nghiệm hướng phát triển    
Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến

hành một số công việc sau:
1. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của
học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải nhận diện học sinh yếu
kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các
biện pháp giúp đỡ các em.
2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa
học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình
trạng học sinh học kém trong các năm học tới. Một số phương pháp, biện pháp có thể sử
dụng là:
- Xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém;

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương pháp dạy học bằng tình thương;
- Phương pháp giúp học sinh yếu học tích cực ;
- Phương pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém;
- Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng;
- Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu;
- Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh;
- Phương pháp tổ chức  hoạt động ngoài giờ lên lớp :
- Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học;
3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong cơng tác khắc
phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo
viên).
III.  Đề xuất :
- BGH các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học sinh yếu kém và các cấp
cần tổ chức thảo luận chuyên đề về học sinh yếu kém.
- Hiện nay các trường gần như khơng có phịng để phụ đạo học sinh yếu kém. Cần

đầu tư xây dựng thêm phòng học, hoặc sắp xếp để giáo viên có điều kiện tổ chức dạy phụ
đạo.
- Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém
tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên. 
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong việc đổi mới phương pháp nhằm giúp đỡ
học sinh yếu kém học tập có tiến bộ trong trường tiểu học Xuyên Mộc năm 2009-2010 và
từ đầu năm 2010-2011.
Xuyên mộc, ngày 01 tháng 03 năm 2011

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×