Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

PHẬT VIỆN ĐỒNG DƯƠNG QUA HÌNH ẢNH KHAI QUẬT NĂM 1902 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.6 KB, 2 trang )

PHẬT VIỆN ĐỒNG DƯƠNG QUA HÌNH ẢNH KHAI QUẬT NĂM
1902
“Vua Indravarman cho thấy những cánh đồng với những mùa thu hoạch, những nô lệ nam và nữ,
tiền, vàng, đồng thau, da và những tài sản khác ở vương triều Sri Laskmindralokesvara sử dụng
cho cộng đồng tôn giáo, cho việc kết thúc công tác lan truyền của Dharma”
(Tấm bia thứ nhất mặt phía Nam Phật viện Đồng Dương - ghi chú của Louis Finot - học giả người
Pháp vào năm 1904).
Phật viện Đồng Dương được xây dựng vào năm 875, được miêu tả rất chi tiết trên một tấm bia lớn ở góc Tây Nam của khu đền thứ
nhất Mặc dù rất nhiều lòng tôn kính dâng lên tượng thần Siva, đặc biệt là tượng thần Siva ở Mỹ Sơn, tấm bia trang nghiêm nền
tảng của một đền Phật, một tu viện thờ vị bồ tát bảo hộ cho Vương triều Lokesvara, có cùng tên là “Laksmindra” thực sự gắn liền
với tên của một vị thần tối cao.
Nằm ở tỉnh Quảng Nam, trong khu vực đồng bằng bình nguyên, Phật viện được ngự trong hoàng cung của kinh đô Indrapura, vị trí
thuận lợi trong vùng đất Amaravati giàu có (dọc theo bờ biển của Việt Nam hiện nay) từ lâu là một trong những mục tiêu chính cho
sự có mặt của dân tộc Chăm.
Công việc khảo cổ của Henri Permentier và những cuộc thăm dò thực hiện ở vùng sát Phật viện, dọc theo trục trung tâm về hướng
Đông ghi nhận tầm quan trọng đáng kể của tổng thể các đền miếu nầy.
Nếu các công trình kiến trúc nằm trong tổng thể kiến trúc chung mang nhiều yếu tố nghệ thuật ấn Độ, điểm mạnh được ghi nhận ở
Phật Viện Đồng Dương là cấu trúc tổng thể và việc bố trí các công trình này so với công trình khác gợi lên những đặc trưng duy
nhất mang bản chất Đông Nam á.
Ba khu đền thứ nhất khảo cổ vào năm 1903 nằm ở phía Đông. Cấu trúc tổng thể của chúng là khu đất rộng có mặt bằng hình chữ
nhật (300m x 240m) được bao bọc bởi những con đê rất lớn.). Phật viện nói riêng bắt đầu xây dựng phía trên về hướng Tây. Henri
Permentier miêu tả với sự chính xác trong tờ báo “phát minh” của mình cách bài trí và những đặc tính của những công trình khác
nhau, ông thận trọng thêm vào: “công việc khảo cổ phải được dừng lại vào cuối năm 1902, chúng ta không thể liệt kê hết tất cả
những công trình kiến trúc của Phật viện quan trọng này và chúng ta mới chỉ biết được những điểm chính của nó” .Sau cửa chính
bằng gạch lớn xuất hiện số lượng lớn các “trụ tháp”, là nơi hội tụ của tu viện và gian giữa của nó ngày xưa được bao bọc bởi bộ
khung bằng gỗ và lợp ngói. Trong công trình này, nhiều tác phẩm điêu khắc được khám phá giữ vị trí khác nhau và chân bệ chắc
chắn ở trung tâm tôn vinh hình ảnh trang nghiêm của đức Phật.
ở phía trên về hướng Đông là một công trình mới quan trọng hơn nữa được bảo vệ bởi những lính gác cửa lớn nhất của Phật viện.
Những bức tượng này được triển lãm ở bảo tàng Champa Đà Nẵng ngay từ năm 1936. Khu đền thứ 2 được đắp nhiều tượng Phật
nhỏ hình dạng giống nhau, được sắp đặt đối xứng nhau trước mỗi cánh cửa. Hình dáng đặc biệt của chúng gợi lại truyền thống của
Kasmir (Bắc ấn Độ) qua trung tâm châu á ở Trung Quốc bởi con đường tơ lụa quanh co. Trong khu đền thứ hai, chúng tôi không


biết vai trò chính xác của phòng nhỏ hình chữ nhật gọi là “phòng cửa sổ” nằm ở trung tâm là gì. Cuối cùng, cấu trúc của khu đền
thứ nhất trang trí nhiều tượng Phật và được bảo vệ bởi những người lính gác cổng với hình dáng nhỏ hơn so với những tượng ở
khu đền thứ hai, giúp dẫn đến phần đền chính thiêng liêng nhất của phật viện, nơi mà những công trình kiến trúc bao quanh đền
thờ chính oai nghiêm.
Chúng ta không thể lấy làm tiếc việc từ bỏ công trình này sau sự ra đi của các nhà khảo cổ. Ngày 28/10 mặc dù Henri Permentier
đã ghi chú trong “tờ báo khảo cổ” của mình rằng: “Hãy ra đi vì Taurane vào buổi sáng; những lời chỉ dẫn được để cho việc bảo tồn
công tác khảo cổ và những mảnh vụn tìm thấy” .Nhưng sự biến mất của một số tác phẩm điêu khắc và một vài cột tháp bằng gạch
ngay từ những năm 30 không là gì so với những sự phá hoại đáng kể mà Phật viện này phải chịu vào cuối những năm 60, thời
điểm cuộc chiến tranh chống Mỹ. Sao chép từ: Mission archéologiques Francaises au Viet Nam, les monuments du Champa,
photographies et itinéraires 1902-1904. ấn phẩm của Bảo Tàng Quốc Gia Guimet-nghệ thuật cổ Châu á- Pháp.
Nay hiện trạng di tich là phế tích chỉ còn một tháp cổng (gopura) ,mà người địa phương gọi là tháp Sáng. Để giải thích người ta gọi
“sáng “vì tháp này có đến 4 cửa cho 4 hướng luôn đủ ánh mặt tròi chiếu rọi, còn tháp gọi là “Tối” cho ngôi tháp chính ở phía sau
(hướng tây) chỉ có một của vào. So sánh ảnh chụp kí hiệu số 94 của ông Charles Carpeaux chụp năm 1902 và ảnh hôm nay ,chúng
ta chắc chắn tháp Sáng chính là tháp cổng của bờ thành bao thứ nhất có ngôi tháp chính ,tháp trung tâm

×