Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện các thông số nổ mìn nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá và đảm bảo an toàn cho các công trình bảo vệ nằm gần phía bắc khai trường vỉa 15, 16 mỏ than khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BÙI NGỌC HÙNG

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN CÁC THƠNG SỐ
NỔ MÌN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁ VỠ ĐẤT ĐÁ VÀ ĐẢM
BẢO AN TỒN CHO CÁC CƠNG TRÌNH BẢO VỆ NẰM GẦN PHÍA
BẮC KHAI TRƢỜNG VỈA 15, 16 MỎ THAN KHÁNH HÒA

Ngành: Khai thác mỏ
Mã số: 8520603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GV.TS. Trần Quang Hiếu

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hồn thiện các thơng
số nổ mìn nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá và đảm bảo an tồn cho các
cơng trình bảo vệ nằm gần phía Bắc khai trường vỉa 15, 16 mỏ than Khánh
Hoà” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi.
Các số liệu trong Luận văn thạc sỹ và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố tại bất kỳ cơng


trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Ngọc Hùng


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP

Cổ phần

ĐCCT

Địa chất cơng trình

ĐCTV

Địa chất thủy văn

HTKT


Hệ thống khai thác

NTR

Nhũ tương rời

KNCN

Khả năng công nổ

SCP

Sức cơng phá

MĐĐV

Mức độ đập vỡ

LTN

Lượng thuốc nổ

TKV

Tập đồn cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản



iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC
KHAI THÁC VÀ KHOAN - NỔ MÌN TẠI MỎ KHÁNH HÕA ................ 4
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC
KHAI THÁC................................................................................................ 4
1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, sông suối ......................................... 6
1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 7
1.1.4. Đặc điểm địa chất mỏ than Khánh Hòa ...................................... 7
1.1.4.1. Địa tầng ........................................................................................ 7
1.1.4.2. Kiến tạo ...................................................................................... 10
1.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn (ĐCTV) ......................................... 11
1.1.5.1. Đặc điểm nước mặt .................................................................... 11
1.1.5.2. Đặc điểm nước dưới đất............................................................. 13
1.1.6. Đặc điểm địa chất cơng trình ..................................................... 15
1.1.6.1. Đặc điểm lớp phủ Đệ tứ (Q) ...................................................... 15
1.1.6.2. Đặc điểm phân bố, thành phần và tính chất cơ lý của các loại đá
gốc trong tầng chứa than ........................................................................ 16
1.2. HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC KHAI THÁC VÀ KHOAN NỔ MÌN TẠI MỎ KHÁNH HÕA ........................................................... 19
1.2.1. Hiện trạng khai thác ở mỏ Khánh Hòa ..................................... 19
1.2.1.1. Hệ thống khai thác ..................................................................... 19
1.2.1.2. Hiện trạng cơng tác nổ mìn ở mỏ than Khánh Hòa .................. 22
1.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG 1 ...................................... 28
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC
XÁC ĐỊNH CÁC THƠNG SỐ NỔ MÌN VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
SĨNG CHẤN ĐỘNG NỔ MÌN ................................................................... 31

2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH
CÁC THƠNG SỐ NỔ MÌN...................................................................... 31
2.1.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên ........................................... 31
2.1.1.1. Tính chất của đá ......................................................................... 31
2.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn ............................... 35
2.1.2. Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ .............................................. 36
2.1.2.1. Về việc điều khiển năng lượng nổ .............................................. 36
2.1.2.2. Ảnh hưởng của các thông số hệ thống khai thác (HTKT) ......... 37
2.1.2.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc nổ sử dụng................................. 38


iv

2.1.2.5. Ảnh hưởng của phương pháp nổ mìn ......................................... 47
2.1.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố tổ chức, kinh tế ............................... 50
2.1.3.1. Yếu tố tổ chức ............................................................................. 50
2.1.3.2. Yếu tố kinh tế .............................................................................. 51
2.2. CÁC GIẢI PHÁP NỔ MÌN GIẢM THIỂU SÓNG CHẤN
ĐỘNG ......................................................................................................... 52
2.2.1. Lựa chọn phƣơng pháp nổ mìn hợp lý...................................... 52
2.2.2. Phƣơng tiện nổ............................................................................. 55
2.2.3. Thời gian vi sai ............................................................................ 57
2.2.3.1. Xác định thời gian vi sai ............................................................ 57
2.2.3..2. Chọn các sơ đồ vi sai hợp lý ..................................................... 58
2.2.3.3. Chọn vị trí điểm khởi nổ và trình tự khởi nổ hợp lý .................. 62
2.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG 2 ...................................... 64
CHƢƠNG 3: LỰA CHỌN CÁC THƠNG SỐ NỔ MÌN HỢP LÝ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁ VỠ ĐẤT ĐÁ VÀ GIẢM THIỂU SÓNG
CHẤN ĐỘNG NỔ MÌN ĐẾN CÁC CƠNG TRÌNH BẢO VỆ NẰM GẦN
PHÍA BẮC KHAI TRƢỜNG VỈA 15, 16 MỎ THAN KHÁNH HOÀ .... 66

3.1. NHỮNG U CẦU ĐỐI VỚI CƠNG TÁC NỔ MÌN Ở
MỎ THAN KHÁNH HÕA ....................................................................... 66
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG HIỆU QUẢ NỔ MÌN VÀ GIẢM SĨNG
CHẤN ĐỘNG ĐẾN CÁC CƠNG TRÌNH CẦN BẢO VỆ KHU
VỰC PHÍA BẮC KHAI TRƢỜNG VỈA 15, 16 MỎ THAN
KHÁNH HÒA
67
3.2.1. Lựa chọn loại thuốc nổ phù hợp ................................................ 67
3.2.2. Lựa chọn kết cấu LTN, phối hợp các loại thuốc nổ trong lỗ
khoan ...................................................................................................... 68
3.2.2.1. Lựa chọn kết cấu LTN cho mỏ Khánh Hòa................................ 68
3.2.2.2. Phối hợp 2 loại thuốc nổ trong một lỗ khoan ............................ 73
3.2.3 Lựa chọn các thơng số nổ mìn..................................................... 76
3.2.3.1. Xác định kích thước cỡ hạt nổ mìn hợp lý ................................. 76
3.2.3.2. Xác định chỉ tiêu thuốc nổ.......................................................... 78
3.2.3.3. Đường kháng chân tầng W ........................................................ 81
3.2.3.4. Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a) ........................................... 82
3.2.3.5. Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan (b) .................................. 82
3.2.3.6. Chiều sâu khoan thêm (Lkt) ........................................................ 83
3.2.3.7. Chiều cao cột bua (Lb) ............................................................... 83
3.2.3.8. Mật độ nạp thuốc (g) .................................................................. 83


v

3.2.3.9. Suất phá đá (P)........................................................................... 83
3.2.3.10. Số hàng khoan .......................................................................... 84
3.2.3.11. Số lỗ khoan trong một hàng ..................................................... 84
3.2.3.12. Số lỗ khoan trong bãi ............................................................... 84

3.2.3.13. Các phương pháp xác định mạng lỗ khoan ............................. 85
3.2.4. Tính chọn thời gian vi sai và sơ đồ vi sai phù hợp với thực tế
mỏ than Khánh Hòa ............................................................................. 89
3.2.5. Kết quả nổ mìn thử nghiệm xác định các thơng số nổ mìn hợp
lý trên mỏ than Khánh Hòa ................................................................. 92
3.2.5.1. Phương pháp thực nghiệm ......................................................... 92
3.2.5.2. Trình tự nổ thử nghiệm .............................................................. 93
3.2.6. Xác định quy mô bãi nổ hợp lý đảm bảo an tồn về sóng chấn
động nổ mìn cho các cơng trình cần bảo vệ nằm gần khu vực phía
Bắc khai trƣờng vỉa 15, vỉa 16 mỏ than Khánh Hòa ......................... 94
3.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG 3 ...................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1

Toạ độ mỏ Khánh Hoà theo QĐ số 1988/QĐ-HĐQT

4

Bảng 1.2

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá vôi sét

17

Bảng 1.3


Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá sét kết

17

Bảng 1.4

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá bột kết vôi

18

Bảng 1.5

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá bột kết sừng hoá

18

Bảng 1.6

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý đá cát kết

18

Bảng 1.7

Các thông số HTKT đang áp dụng trên mỏ

21

Bảng 1.8


Các thơng số nổ mìn mỏ đang áp dụng

22

Bảng 1.9

Các loại thuốc nổ mỏ than Khánh Hòa đang sử dụng

23

Bảng 1.10

Các loại phụ kiện nổ thông dụng dùng cho mỏ

25

Bảng 1.11

Thống kê vật liệu nổ mìn tại mỏ than Khánh Hòa

26

Bảng 2.1

Dao động địa chấn của các loại đất đá

33

Bảng 3.1


Quan hệ giữa đường kính cỡ hạt hợp lý và chỉ tiêu

77

thuốc nổ
Bảng 3.2

Tỷ lệ đá quá cỡ thông qua cỡ hạt trung bình

78

và kích thước đá qui cách
Bảng 3.3

Giá trị hằng số đập vỡ theo mức độ khó nổ của đất

80

đá
Bảng 3.4

Hệ số phụ thuộc vào độ nổ của đất đá, K

81

Bảng 3.5

Kết quả tính chọn thời gian vi sai cho mỏ Khánh


92

Hịa
Bảng 3.6

Các thơng số nổ mìn cho mỏ Khánh Hòa
(Với Thuốc nổ ANFO thường (P = 16,0 kg/m)

96


vii
Bảng 3.7

Các thơng số nổ mìn cho mỏ Khánh Hịa (Với thuốc

97

nổ ANFO-WR15, EE-31, P = 14,0 kg/m)
Bảng 3.8

Các thông số nổ mìn cho mỏ Khánh Hịa
(Với thuốc nổ NT-13, TFD 15-WR, P = 14,0 kg/m)

97


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Trang
Hình 1.1

Vị trí địa lý mỏ than Khánh Hịa chụp từ vệ tinh

5

Hình 1.2

Tồn cảnh mỏ than Khánh Hịa

6

Hình 1.3

Đất đá khu vực vỉa 15, 16 mỏ than Khánh Hòa

16

Mặt cắt địa chất đặc trưng vỉa 15, 16 mỏ than
Hình 1.4

Khánh Hịa

19

Thiết bị và Hệ thống khai thác tại mỏ than Khánh
Hình 1.5

Hịa


20

Hình 1.6

Cơng tác nổ mìn tại mỏ than Khánh Hịa

22

Hình 1.7

Thuốc nổ NT-13 và ANFO sử dụng trên mỏ

24

Hình 1.8

Thuốc nổ AĐ1Φ90, Φ60, Φ32 sử dụng trên mỏ

24

Hình 1.9

Kíp vi sai phi điện trải mặt và kíp phi điện xuống lỗ

26

Hình 1.10

Thành phần và kích thƣớc cỡ hạt nổ mìn trên mỏ


28

Sự phụ thuộc đường kính cỡ hạt nổ mìn vào độ
cứng đất đá (f), dung trọng đất đá () và đường
Hình 2.1

kính khối nứt (dn)

34

Ảnh hưởng của tốc độ kích nổ (V) đến bán kính
Hình 2.2

vùng đập vỡ có điều khiển (R0)

40

Ảnh hưởng của tốc độ kích nổ (V) thể tích vùng
Hình 2.3

đập vỡ đất đá có điều khiển (Vdk)

41

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ và độ cứng đất
đá tính tốn sử dụng trên các mỏ than lộ thiên
Hình 2.4

vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh


42

Hình 2.5

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ và đường kính
cỡ hạt nổ mìn

42


ix

Sự thay đổi tiết diện vùng đập vỡ khi thay đổi tỷ số
Hình 2.6

44

W/dk
Kết cấu các phần chức năng cơ bản của lượng

Hình 2.7

thuốc trong lỗ khoan khi nổ trên tầng

45

Hình 2.8

Sơ đồ xác định vùng đập vỡ đất đá nổ mìn


47

Hình 2.9

Sự thay đổi áp lực khí nổ theo thời gian

50

Sơ đồ mô tả tác dụng nổ vi sai trên cơ sở

Hình 2.10

53

Sơ đồ đấu ghép mạng nổ mìn vi sai phi điện
Hình 2.11

trên mỏ Khánh Hịa

57

Sơ đồ xác định thời gian vi sai phát huy vai trị mặt
Hình 2.12

tự do

59

Hình 2.13


Nguyên lý sơ đồ vi sai (1,2,3 - thứ tự nổ)

61

Sơ đồ vi sai phù hợp với cấu trúc phân lớp
Hình 2.14
Hình 2.15

và hướng cắm của đất đá
Sơ đồ hai nhánh lệch pha về thời gian vi sai

62
63

Sơ đồ quan hệ giữa hướng khởi nổ với tác dụng
Hình 2.16

chấn động

64

Sơ đồ kết cấu LTN trong trường hợp đất đá khơng
Hình 3.1

chứa nước

71

Sơ đồ kết cấu LTN trong trường hợp đất đá chứa

Hình 3.2

nước

72

Sự phụ thuộc của hằng số đập vỡ vào độ bền nén
của đất đá và khoảng cách trung bình giữa các khe
Hình 3.3

nứt

79

Hình 3.4

Bán kính phá huỷ của cột thuốc

86


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc của
Việt Nam, nơi có nguồi tài ngun khống sản rất phong phú và đa dạng, như
than, quặng sắt, đá vật liệu xây dựng (VLXD)... Các nguồn tài nguyên khoáng
sản này đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ
tầng trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm qua, mỏ than Khánh Hịa thuộc Tổng Cơng ty Công
Nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV đã tiến hành khai thác theo dự án đầu tư được phê
duyệt với các thơng số cơ bản: Đất bóc tối đa: 9,6 triệu m3/năm, than nguyên
khai: 800.000 tấn/năm, chiều sâu khai thác đến mức -400m và dự kết thúc
khai thác vào năm 2037. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đó địi hỏi cơng ty
phải liên tục đầu tư nghiên cứu, cải tiến các công nghệ khai thác nhằm tăng
năng suất lao động, giảm các chi phí sản xuất, đảm bảo an tồn và bảo vệ mơi
trường trong khai thác mỏ.
Cơng tác khoan - nổ mìn để phá vỡ đất đá mỏ là một trong những khâu
đầu tiên trong quy trình cơng nghệ khai thác than, nó đóng vai trị hết sức
quan trọng và chiếm một phần chi phí khơng nhỏ trong giá thành sản phẩm.
Nâng cao hiệu quả mỗi vụ nổ mìn là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất của các thiết bị xúc bốc, vận tải, san gạt v.v…trên mỏ
than Khánh Hòa. Hiện tại, mỏ Khánh Hòa đang khai thác tập trung khai thác
về phía Bắc đến mức -210m gồm các vỉa 13, 14, 15, 15A, 16. Một trong
những khó khăn khi tiến hành cơng tác khoan - nổ mìn là điều kiện địa chất
thủy văn (ĐCTV), địa chất cơng trình (ĐCCT) tương đối phức tạp, điển hình
nhất là đất đá khu vực phía Bắc khai trường vỉa 15 vỉa 16 là các loại đá trầm
tích bao gồm: Cát kết, bột kết, sét kết, sét than, đá vôi sét..., đất đá bị nhàu
nát, vỡ vụn, có nhiều mạch thạch anh xuyên cắt và nhiều mặt trượt nhỏ, cấu


2

trúc địa chất phân bố trên các tầng không đồng nhất dẫn đến chất lượng phá
vỡ đất đá bằng nổ mìn bị ảnh hưởng.
Mặt khác, nằm gần khai trường mỏ than Khánh Hịa có nhiều các cơng
trình cần bảo vệ (các hộ dân cư, phân xưởng vận tải, cơ điện, phân xưởng
sàng tuyển v.v...) nằm trong vùng ảnh hưởng của sóng chấn động nổ mìn, đá
văng... và khoảng cách từ bãi mìn gần nhất đến các hộ nhà dân là 100 m nằm

ở phía Bắc khai trường vỉa 15, 16. Do đó, ngồi việc chú trọng đến chất lượng
nổ mìn để nâng cao hiệu quả khai thác than của Công ty thì vấn đề đảm bảo
an tồn cho các cơng trình này là rất cần thiết và cấp bách.
Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu hồn thiện các thơng số nổ mìn
nhằm nâng cao hiệu quả phá vỡ đất đá và đảm bảo các cơng trình bảo vệ
nằm gần phía Bắc khai trường vỉa 15, 16 mỏ than Khánh Hoà” mà tác giả
lựa chọn để nghiên cứu là vấn đề có tính cấp thiết, đáp ứng u cầu thực tế
của mỏ hiện nay.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được các thơng số nổ mìn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả phá
vỡ đất đá, đồng thời đảm bảo an tồn về sóng chấn động nổ mìn cho các cơng
trình bảo vệ nằm gần phía Bắc khai trường vỉa 15, 16 mỏ than Khánh Hòa.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cho khai trường phía Bắc vỉa 15, 16 mỏ than Khánh Hòa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu, khảo sát thực địa;
- Phương pháp thống kê; thu thập, xử lý số liệu về nổ mìn tại khai
trường mỏ than Khánh Hòa;
- Phương pháp tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết so sánh với số liệu thực tế.
5. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, hiện trạng công tác khai thác và khoan -


3

nổ mìn tại mỏ Khánh Hịa.
Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định các
thông số nổ mìn và giải pháp giảm thiểu sóng chấn động nổ mìn.
Chương 3: Lựa chọn các thơng số nổ mìn hợp lý nhằm nâng cao hiệu

quả phá vỡ đất đá và giảm thiểu sóng chấn động đến các cơng trình bảo vệ
nằm gần phía bắc khai trường vỉa 15, 16 mỏ than Khánh Hoà.
6. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa khoa học
Góp phần hồn thiện lý thuyết tính tốn các thơng số nổ mìn hợp lý
trong điều kiện địa chất phức tạp và đề xuất các giải pháp nổ mìn giảm thiểu
cường độ sóng chấn động cho mỏ than Khánh Hịa nói riêng và các mỏ than
lộ thiên lớn có điều kiện khai thác tương tự ở Việt Nam nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học để Công ty than
Khánh Hịa nói riêng và các mỏ than lộ thiên lớn ở Việt Nam nói chung vận
dụng, tham khảo sử dụng các thơng số khoan nổ mìn phù hợp với điều kiện
địa chất mỏ, đảm bảo nâng cao năng suất của thiết bị xúc bốc – vận tải và
hiệu quả kinh tế chung cho mỏ.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương
được trình bày trong 99 trang với 29 hình và 20 bảng biểu.


4

CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC
VÀ KHOAN - NỔ MÌN TẠI MỎ KHÁNH HÕA

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC KHAI THÁC

1.1.1. Vị trí địa lý
Mỏ than Khánh Hồ thuộc địa phận các xã gồm xã Phúc Hà - Thành phố
Thái Nguyên, xã An Khánh - huyện Đại Từ, xã Sơn Cẩm - Thành phố Thái

Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Mỏ cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 4 km
về phía Tây (hình 1.1).
Toạ độ mỏ Khánh Hồ được lấy theo quyết số: 1988/QĐ-HĐQT ngày
22/08 /2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn TKV V/v giao thầu quản lý, bảo
vệ ranh giới mỏ, tài nguyên trữ lượng than và tổ chức khai thác than cho Công
ty TNHH MTV Công nghiệp mỏ Việt Bắc-TKV (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Toạ độ mỏ Khánh Hoà theo QĐ số 1988/QĐ-HĐQT
Toạ độ mốc mỏ (m)
Ký hiệu

Hệ toạ độ HN 1972, kinh

Hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến

mốc mỏ

tuyến trục 105

trục 106030’, múi chiếu 30

X

Y

X

Y

103-1


2393127

578441

2392937.695

578270.751

103-2

2393124

578669

2392934.695

578498.730

103-3

2392698

579258

2392508.734

579087.674

103-4


2391902

580235

2391712.808

580064.580

103-5

2391940

580776

2391750.804

580605.529

103-6

2391546

581582

2391356.840

581411.453

103-7


2390939

581850

2390749.897

581679.426

103-8

2390380

581769

2390190.951

581598.433


5

Toạ độ mốc mỏ (m)
Ký hiệu

Hệ toạ độ HN 1972, kinh

Hệ toạ độ VN-2000, kinh tuyến

mốc mỏ


tuyến trục 105

trục 106030’, múi chiếu 30

X

Y

X

Y

103-9

2390227

580608

2390037.968

580437.542

103-10

2390359

580220

2390169.956


580049.579

103-11

2390637

580044

2390447.930

579873.596

103-12

2390961

579948

2390771.899

579777.606

103-13

2391512

579240

2391322.848


579069.673

103-14

2392103

578673

2391913.792

578502.728

103-15

2392150

578700

2391960.788

578529.725

103-16

2392106

578879

2391916.792


578708.708

103-17

2391518

579688

2391328.846

579517.631

103-18

2391330

580491

2391140.862

580320.555

103-19

2392313

579446

2392123.771


579275.655

Hình 1.1. Vị trí địa lý mỏ than Khánh Hòa chụp từ vệ tinh


6

1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, sơng suối
a. Địa hình
Khai trường lộ thiên mỏ Khánh Hồ nằm ở phía Đơng khu mỏ (Từ tuyến
XX về phía Đơng), qua q trình khai thác nhiều năm từ trước đến nay địa
hình khu vực mỏ đã thay đổi nhiều. Địa hình cao nhất hiện tại là +45m phía
Tây khai trường, địa hình thấp nhất hiện tại là -220m (hình 1.2).

Hình 1.2. Tồn cảnh mỏ than Khánh Hịa
b. Sơng suối
Khu vực mỏ Khánh Hịa có hai hệ thống suối chính: Hệ thống suối chảy
theo phương và hệ thống suối chảy vng góc với đường phương các vỉa
than:
- Hệ thống suối chảy theo phương các vỉa than, đáng kể nhất là suối
Huyền. Đây là con suối lớn chạy gần như dọc theo trung tâm khu mỏ theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Hệ thống suối chảy vng góc với đường phương các vỉa than, có suối
Làng Ngị, đây là hợp lưu của các suối: Suối Nước và suối Trầm Hồng. Suối
Làng Ngò hợp với suối Huyền tạo nên sơng Nam Tiền ở phía Đơng Bắc khu
mỏ. Đây chính là một nhánh của sơng Cầu. Các suối ở đây thường có lịng
hẹp, độ dốc thoải, lưu lượng nước lớn vào mùa mưa (5.226l/s) và nhỏ vào
mùa khơ (128 l/s).
c. Khí hậu
Khu mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa: mùa

mưa và mùa khô.


7

Mùa mưa vào tháng 5 đến tháng 10. Lưu lượng mưa trong mùa thay đổi
từ 1.800  2.200mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9, hướng gió Nam
và Đơng Nam, nhiệt độ khơng khí cao nhất trong năm từ 37  380C (vào
tháng 7 và tháng 8).
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, không khí khơ ráo, lượng
mưa nhỏ, hướng gió bắc, đơng bắc. Nhiệt độ mùa này thấp, trung bình từ
10150C, có những ngày lạnh nhất giảm xuống đến 340C.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Khu mỏ có điều kiện giao thơng rất thuận lợi. Từ mỏ có đường ơ tơ dài 2
km nối với quốc lộ 3. Mỏ ở gần đường sắt Hà Nội - Quán Triều và các đường
quốc lộ nối với các Tỉnh và thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao
Bằng.
Khu mỏ Khánh Hoà nằm trong vùng kinh tế khá phát triển, nằm gần
thành phố Thái Nguyên một trong những trung tâm kinh tế lớn vùng Đông
Bắc, gần khu gang thép Thái Nguyên. Trong vùng còn nhiều nhà máy xi
măng, nhà máy giấy, nhà máy cơ khí và nhiều cơ sở kinh tế, công nghiệp
khác. Đặc biệt nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, nhiệt điện An Khánh, nhà máy
xi măng Quán Triều là các hộ tiêu thụ than chủ yếu của mỏ Khánh Hoà.
1.1.4. Đặc điểm địa chất mỏ than Khánh Hòa
1.1.4.1. Địa tầng1
Địa tầng mỏ than Khánh Hồ bao gồm chủ yếu là các trầm tích Mezozoi
(MZ) và đệ tứ (Q). Địa tầng Mezozoi trong khu thăm dị có mặt các trầm tích
hệ Trias thống Trung và Thượng, bao gồm các hệ tầng Nà Khuất (T2 nk) và
hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl). Ngồi ra cịn có các trầm tích Jura hệ tầng Hà
Cối (J1-2hc) nhưng phân bố cách xa mỏ về phía Đơng Bắc.

a. Giới Mezozoi


8

- Hệ Triat - thống Trung - hệ tầng Nà Khuất (T2 nk): Hệ tầng Nà Khuất
phân bố ở phía Đơng Nam và Nam khu mỏ Khánh Hồ. Hệ tầng Nà Khuất
được chia làm hai phân hệ tầng:
- Phân hệ tầng dưới (T2 nk1): Phân hệ tầng dưới bao gồm các đá phiến
sét, sét vôi, cát kết, bột kết, chuyển lên trên lượng cát kết tăng dần. Đá thường
có dạng phân lớp mỏng đến trung bình, mầu xám lục nhạt hoặc nâu đỏ do
phong hố. Trong đá chứa các hóa thạch Costatoria Proharpa, Cassianella
ecki, Velopecten albertii, Entolium discites có tuổi Anisi. Chiều dày phân hệ
tầng thay đổi từ 440560m.
- Phân hệ tầng trên (T2 nk2): Phân hệ tầng trên bao gồm các đá phiến sét,
cát kết, bột kết màu đỏ nhạt, phớt hồng, tím gan gà. ở ven rìa khai trường mỏ
Khánh Hoà gần phần trụ các vỉa 13, 16 cịn có các lớp sạn kết, cuội kết mầu
nâu đỏ, đỏ gụ. Các đá có dạng phân lớp mỏng đến trung bình. Trong các lớp
đá chứa các hố thạch Trigonodus tonkinensis, T.trapezoidalis, Costatoria
goldfussi, Entolium cf. discites tuổi Ladini.
b. Hệ Trias-thống thượng-bậc Nori-Ret-hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl)
Hệ tầng Văn Lãng phân bố trên diện rộng ở trung tâm vùng mỏ. Chúng
kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, từ thành phố Thái Nguyên qua
Cao Ngạn đến Quán Triều và kéo dài đến Bá Sơn. Các đá bao gồm bột kết,
cát kết, cuội kết, sét kết và đá vôi sét.
Dựa vào thành phần trầm tích, có thể chia hệ tầng Văn Lãng thành hai
phân hệ tầng.
- Phân hệ tầng dưới (T3n-r vl1): Phân hệ tầng dưới nằm không chỉnh hợp
trên hệ tầng Nà Khuất và là địa tầng chứa than chủ yếu. Có thể chia chúng
thành hai phần:

*/ Phần dƣới: Bao gồm các lớp cuội kết, sạn kết, cát kết. Nằm xen kẽ
giữa các lớp đá hạt thô là các lớp bột kết, sét kết, đá vôi sét. Trong phạm vi


9

khu thăm dị, phần dưới khơng phát hiện thấy các vỉa than mà chỉ gặp các đá
hạt mịn chứa vật chất than. Chiều dày địa tầng khoảng từ 450  550m
+ Cuội, sạn kết có mầu sẫm, thành phần hạt là thạch anh, silic, đá vôi, xi
măng gắn kết là sét, bột kết hoặc sét vơi. Đá có dạng phân lớp mỏng đến trung
bình.
+ Cát kết mầu xám, xám xẫm, độ hạt từ nhỏ đến lớn, thành phần chủ yếu
là thạch anh, silic, các vẩy mi ca nhỏ, cấu tạo phân lớp mỏng đến vừa, khá rắn
chắc.
+ Bột kết, thường tồn tại dưới những lớp mỏng nằm xen kẹp trong các
lớp cát kết nhưng kém duy trì. Đá thường có mầu xám, xám sẫm, khá rắn
chắc.
+ Đá vôi sét là loại đá tương đối phổ biến, chúng có mầu xám, xám đen,
là các lớp mỏng nằm xen kẹp trong các lớp bột kết hoặc cát kết hạt mịn. Đôi
nơi các lớp đá vơi sét cịn nằm trên các lớp “đá màu đỏ” thuộc hệ tầng Nà
Khuất.
*/ Phần trên: Phân bố khá phổ biến trong vùng mỏ. Đây là địa tầng
chứa các vỉa than chủ yếu, từ vỉa 11 đến vỉa 16. Các đá trầm tích bao gồm:
Cát kết, bột kết, sét kết, sét than, đá vôi sét và các vỉa than. Chiều dày địa tầng
từ 300  350m.
+ Cát kết mầu xám, xám đen, độ hạt từ nhỏ đến trung bình, thành phần là
thạch anh, silic. Đá ở dạng phân lớp dày, khá rắn chắc.
+ Bột kết mầu xám, xám đen, phân lớp dày, cứng ròn.
+ Sét kết màu xám, xám đen, phân lớp mỏng, đơi khi có dạng phân
phiến, kém rắn chắc, trong thành phần của đá có chứa vật chất than và

Cacbonatcanxi. Trong các lớp sét kết đôi khi chứa các lớp mỏng đá vơi sét và
có các mạch canxit xuyên cắt.
+ Đá vôi sét mầu xám, xám đen, đen, phân lớp mỏng và tương đối ổn
định. Trong thành phần của đá, ngồi Cacbonatcanxi và sét cịn có các vật


10

chất hữu cơ, đơi nơi cịn chứa các ổ than. Đá thường bị nứt nẻ và có nhiều
mạch can xít xuyên cắt.
- Phân hệ tầng trên (T3n-r vl2):
Phân hệ tầng trên có ranh giới dưới là vách vỉa 16, chúng phân bố khá
phổ biến ở trung tâm vùng mỏ kéo dài từ Bá sơn đến Quán Triều. Thành phần
trầm tích chủ yếu là các lớp đá vôi sét mầu đen, xám đen. Phần dưới, đá có
phân lớp mỏng, đơi khi có dạng phân phiến có thể tách ra được. Đây cũng
chính là điểm khác biệt so với các lớp đá vôi sét ở các tầng dưới chúng. Càng
lên trên, đá vơi sét có dạng phân lớp trung bình, đơi chỗ phân lớp dày, cấu tạo
đặc xít, khá rắn chắc. Rải rác trong địa tầng cũng có các lớp mỏng sét kết mầu
xám, xám nâu, xám đen, gắn kết yếu đến trung bình.
c. Giới Kainozoi - hệ Đệ tứ (Q)
Các trầm tích Đệ tứ phân bố trên các sườn đồi thấp, dọc các thung lũng
và ven các dòng suối trong khu mỏ. Thành phần trầm tích gồm các đá vụn:
Cát, cuội, sỏi, sét không gắn kết hoặc gắn kết yếu. Chiều dày trầm tích Đệ tứ
thay đổi từ 0,4  7m.
1.1.4.2. Kiến tạo
a. Uốn nếp
Mỏ than Khánh Hoà nằm trọn trong một nếp lõm hồn chỉnh, có trục kéo
dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam khoảng 4 - 5km, chiều rộng của nếp lõm
khoảng 400  600m, khá hẹp ở phía Đơng Nam và mở rộng dần về phía Tây
Bắc. Có thể gọi đây là nếp lõm trung tâm bởi ở hai cánh của nó có nhiều nếp

uốn nhỏ (nếp uốn thứ cấp) làm phức tạp thêm cấu trúc địa chất mỏ.
Sự xuất hiện các nếp uốn thứ cấp và thế nằm dốc, đảo, tạo nên cấu trúc
địa chất mỏ rất phức tạp, làm cho các vỉa than thay đổi nhiều về thế nằm, độ
dốc và hình thái vỉa.


11

- Nếp lõm Đông Bắc: Phân bố từ tuyến XXVIA đến tuyến XXIX. Chiều
dài nếp uốn khoảng 120m, rộng 30 - 60m, độ dốc hai cánh thay đổi từ 300 400, nơi dốc nhất đến 500. Trục nếp lõm có phương kéo dài Tây Bắc - Đông
Nam, đường bản lề nếp uốn nghiêng thoải từ 15 - 200.
- Nếp lồi Đơng Bắc: Có kích thước nhỏ hơn, phân bố từ phía bắc tuyến
XXVIA đến phía bắc tuyến XXIX. Nếp lồi có cánh khơng cân xứng, cánh bắc
khá dốc: 45 - 600, cánh nam thoải hơn: 25 - 300.
b. Đứt gãy
Trong phạm vi mỏ chưa phát hiện được một đứt gãy nào rõ ràng, có quy
mơ đáng kể và liên tục, mặc dù các nhà địa chất Đoàn 12 đã quan sát và mô tả
một đới phá hủy kiến tạo theo phương gần Bắc - Nam, từ các lỗ khoan
LK224, LK545, K11. Các đá ở đây bị nhàu nát, vỡ vụn, có nhiều mạch thạch
anh xuyên cắt và nhiều mặt trượt nhỏ. Chiều rộng của đới cà nát khoảng 10
đến 15m. Đới phá hủy có xu thế cắm về hướng Đơng. Đây là phá hủy kiến tạo
đáng kể nhất và có phương gần như vng góc với phương cấu tạo chính. Tuy
nhiên với quy mô nhỏ, những phá hủy kiến tạo này khơng gây chuyển dịch
địa tầng đáng kể, có chăng nó chỉ làm biến đổi chút ít tính chất vật lý và hoá
học của than và đá, làm phức tạp thêm cấu trúc địa chất khu mỏ.
1.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn (ĐCTV)
1.1.5.1. Đặc điểm nước mặt
Nước mặt phân bố trong các dòng suối, đầm, hồ vốn khá phong phú
trong khu mỏ Khánh Hoà. Các hệ thống suối chảy qua khu mỏ, hợp thành
sơng Nam Tiền ở phía Đơng Bắc.

*/Suối Huyền: còn gọi là suối Mỏ (trong báo cáo 1977 gọi là suối
Khánh Hòa) hướng chảy Tây Bắc xuống Đơng Nam dọc theo trục của nếp
lõm chứa khống sàng than. Dòng chảy quanh co, độ dốc lòng suối nghiêng


12
0

từ 10 , ven bờ lộ đá vôi sét, bột kết, sét kết. Chiều dài dòng chảy gần 4.500m.
Suối đã đặt trạm quan trắc số 2 đo lưu lượng và trạm 3 đo mực nước.
Tại trạm 2
Thời gian quan trắc 1-4-1965 đến 26-8-1967 tổng cộng 28 tháng.
Lưu lượng lớn nhất 4281l/s (6/1966) nhỏ nhất 15l/s (5/1965).
Biến đổi lưu lượng trong năm thủy văn là 4266l/s.
Tại trạm 3
Thời gian quan trắc 3-1-1972 đến 29-10-1973 tổng cộng 21 tháng
Độ cao mực nước lớn nhất 28.54m(9/1972) nhỏ nhất 26.54m(1/1973).
Biến đổi mực nước trong năm thủy văn là 2.0m. Từ tài liệu quan trắc, ta có
thể xác định tương đối lưu lượng dịng ngầm có khả năng chảy vào cơng trình
khai thác là 3.3 l/s.
*/ Suối Làng Ngò: (Trong báo cáo 1977 gọi là suối Nam Tiền), hướng
chảy Tây Đơng, dịng chảy khá bằng có chiều dài gần 2500m. Suối đặt trạm
số 4 quan trắc lưu lượng từ 1/1966 đến 3/1967, quan trắc mực nước từ 1/1972
đến 10/1973.
Lưu lượng lớn nhất 244.49l/s(7/1966) nhỏ nhất 0.024l/s(2/1966);
Biến đổi lưu lượng trong năm thủy văn là 244.466l/s;
Độ cao mực nước lớn nhất 27.0m(9/1972) nhỏ nhất 25.3m(5/1972);
Biến đổi mực nước trong năm thủy văn là 1.70m;
Mơ đun dịng ngầm là: 0.0096 l/s. Lưu lượng tương đối thấp.
Hai suối Huyền và suối Làng Ngò hợp nhất ở gần lỗ khoan K28 thành

suối Nam Tiền (trong báo cáo 1977 là suối Tân Long).
*/ Suối Nam Tiền: chảy theo hướng Tây Đơng chiều dài dịng chảy tới
2500m , lịng suối rộng từ 10-20m. Tại trạm quan trắc số 5.
Thời gian quan trắc đo lưu lượng 2-8-1972 đến 27-8-1973 tổng cộng 12
tháng, thời gian đo mực nước từ 3-1-1972 đến 6-10-1973 tổng cộng 21 tháng.
Độ cao mực nước lớn nhất 29.23m (7/1973) nhỏ nhất 24.48m (4/1972);


13

Biến đổi mực nước trong năm thủy văn là 4.75m;
Lưu lượng đo lưu tốc kế lớn nhất 1996.68l/s nhỏ nhất 93.9l/s;
Mơ đun dịng ngầm là: 37.56 l/s.
*/ Suối Sơn Cẩm: Dẫn nước từ phía Bắc khu mỏ chảy xuống và nhập
vào suối Huyền (suối Khánh Hòa) ở nơi đặt trạm quan trắc số 3 (về phía
thượng nguồn). Suối đã đặt trạm quan trắc số 6.
Thời gian quan trắc đo lưu lượng từ 1-3-1966 đến 13-6-1967 tổng cộng
15 tháng.
Lưu lượng lớn nhất 247.01l/s (6-1966) nhỏ nhất 0.079l/s (5-1966);
Biến đổi lưu lượng trong năm thủy văn là 246.931l/s.
Các suối thường chảy quanh co, ven bờ lộ đá vôi sét, bột kết, sét kết.
Lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, mùa mưa lưu lượng và độ cao mực
nước đều tăng, mùa khô lưu lượng và độ cao mực nước đều gảm. Nguồn cung
cấp nước chủ yếu là nước mưa .
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ nằm trực tiếp phía trên với
tầng chứa nước khe nứt của đá tuổi T3n-r và T2l.
Ngoài hệ thống suối, tại vùng mỏ Khánh Hoà cịn có một đầm lầy diện
tích khoảng 90 000m2, trên mặt phủ đầy cỏ dại, quanh năm có nước. Cách mỏ
khoảng 3 km về phía Tây, có hồ chứa nước 19-5 (hồ Phượng Hồng), là cơng
trình thuỷ lợi chứa khoảng 2 600 000 m3 nước phục vụ tưới tiêu.

Nhìn chung, nước mặt khu mỏ Khánh Hoà khá phong phú. Dựa vào kết
quả phân tích thành phần hố học và đặc tính kỹ thuật cho thấy nước ở đây
thuộc loại Bicacbonat Canxi, có thể sử dụng trong sản xuất, để phục vụ sinh
hoạt cần sử lý vì hàm lượng sắt cao.
1.1.5.2. Đặc điểm nước dưới đất
a. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ (Q)


14

Trầm tích Đệ tứ có chiều dày thay đổi từ 2 - 7m. Diện phân bố hầu khắp
khu mỏ thành phần chủ yếu là sét pha cát sỏi và mùn thực vật. Mực nước
trong tầng chứa nước Q phụ thuộc theo mùa, mùa mưa mực nước tĩnh giao
động từ 0,40 - 1m. Miền cung cấp nước cho tầng chứa nước này tại chỗ.
Nguồn cấp là nước mưa và nước trong các dịng suối. Tầng chứa nước lỗ
hổng trong trầm tích Đệ tứ nằm trên tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm
tích chứa than T3n-r và tầng chứa nước trong trầm tích T2l theo diện phân bố
nó trở thành đới tiếp nhận nước mưa bổ sung cho nước dưới đất.
b. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias thống Thượng bậc Nori-Reti
T3n-r
Nước trong trầm tích chứa than có quan hệ mật thiết và phụ thuộc rất
nhiều vào nước mặt. Nguồn cung cấp chính vẫn là nước mưa và nước trong
các dòng suối chảy quanh mỏ. Theo tài liệu các lỗ khoan bơm nước thí
nghiệm, khi hạ mực nước đến 3,78m, lúc trời nắng, lưu lượng nước là 2,57l/s;
ở mực nước tương đương (3,88m), khi trời mưa lưu lượng nước tăng lên
5,81l/s chứng tỏ miền cung cấp gần và đường dòng của tầng chứa chảy đến lỗ
khoan rất ngắn. Sự biến đổi động thái của tầng chứa đồng cùng với điều kiện
khí tượng thủy văn.
Trong hệ tầng này nước tồn tại chủ yếu là nước khơng áp, đơi chỗ có áp
lực cục bộ như ở lỗ khoan bơm nước thí nghiệm số 268 tuyến XVIII.

Qua tài liệu bơm chùm LK.299 và LK.298 cho thấy nước dưới đất và
nước mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Theo cách bố trí hai lỗ khoan ở hai
bên suối khi bơm ở LK.299 cả hai tầng, mặc dù mực hạ thấp ở lỗ khoan bơm
hạ xuống đến 55,22m mà lỗ khoan quan sát 298 có mực nước khơng thay đổi
chứng tỏ nước mặt đã cung cấp đủ cho lỗ khoan quan sát. Qua tài liệu quan
trắc lâu dài ở LK272 mực nước tầng ngầm thay đổi theo mùa, mùa mưa mực
nước dâng cao hơn miệng lỗ khoan ở mức +29,04m (6-1968 và 7-1969), vào


15

mùa khô mực nước hạ xuống mức thấp nhất +27.82m , biên độ dao động mực
nước trong năm thủy văn là 1,22m
c. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Trias thống Trung bậc ladini T2l
Địa tầng trầm tích Trias thống Trung bậc ladini phân bố ở phía Bắc, và
một phần phía Tây Nam và nằm dưới trầm tích T3n-r chứa than, về phân chia
địa tầng thủy văn có thể gọi là tầng chứa nước dưới than. Địa tầng của tầng
chứa nằm sát tầng chứa than từ Bờ Đậu đến Ba Sơn qua cầu số 5 đến Cao
Ngạn tạo nên dãy núi Bục, Trầm tích bao gồm các đá:
+ Bột kết màu đỏ, đổ gụ màu tím gan, thành phần chủ yếu là thạch anh,
ít fenpát xi măng là sét, đá phân lớp rõ ràng có chỗ phân lớp mỏng, đơi chỗ bị
vị nhàu.
+ Cát kết màu đỏ, đỏ gụ tím gan, đơi chỗ có xen kẽ cát kết màu trắng
phớt vàng,Thành phần thạch anh có ít mica, phân lớp rõ ràng đôi chỗ phân lớp
mỏng.
+ Cuội kết, sạn kết màu đỏ nâu đỏ, đỏ gụ thành phần, đá vôi màu hồng.
Tầng chứa có các loaị đá, Cuội kết, Sạn kết, cát kết, bột kết, đá phiến sét
và sét vôi. Tỷ lệ đá hạt thô chiếm nhiều hơn. Nước trong tầng này tồn tại ở
dạng không áp. Khai trường lộ thiên sẽ cắt qua các lớp đá của tầng và đồng
nghĩa nước của tầng sẽ vào moong lượng chảy nhiều nhất là phía Bắc khu mỏ.

Tầng chứa nước T2l có quan hệ thuỷ lực với nước mặt, với tầng chứa
nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ và tầng nước trong trầm tích chứa than
T3n-r.
1.1.6. Đặc điểm địa chất cơng trình
1.1.6.1. Đặc điểm lớp phủ Đệ tứ (Q)
Trầm tích Đệ tứ bao gồm: đất trồng, sét pha cát, sạn sỏi kích cỡ hạt
khơng đều, độ nén chặt trung bình, chiều dày thay đổi từ 0,4 đến 7m.


×