Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀO TRONG CÁC MÔN HỌC CÛA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.26 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC GIÁO DÝC
HÞỚNG NGHIỆP VÀO TRONG CÁC MƠN HỌC CÛA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SÞ PHẠM
THE REALITY OF PEDAGOGICAL STUDENTS’ TEACHING CAPACITY
OF INTEGRATING VOCATIONAL EDUCATION KNOWLEDGE
INTO SUBJECTS
Trƣơng Thị Hoa
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
Abstract
The article analyzes the current state of pedagogical students’ teaching capacity of
integrating vocational education knowledge into specialized subjects. The study was conducted on
500 fourth-year students including: 200 students from Hanoi National University of Education, 150
students of Thai Nguyen University of Education and 150 students of Hanoi University of Education
2 mainly by means of survey, interview and observation. The result shows that the current state of
pedagogical students’ teaching capacity of integrating vocational education knowledge into
specialized subjects are low.
Keywords
Integration, integrated capabilities, vocational education, pedagogical students.
Tóm tắt
Bài viết phân tích thực trạng năng lực dạy
học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp
vào trong các môn học chuyên ngành của sinh
viên đại học sƣ phạm. Nghiên cứu đƣợc thực
hiện trên 500 sinh viên năm thứ 4 bao gồm: 200
SV trƣờng đại học Sƣ phạm Hà Nội, 150 SV
trƣờng đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, 150 SV
trƣờng đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 chủ yếu bằng
các phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn và quan
sát. Kết quả cho thấy, năng lực dạy học tích hợp
kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp trong mơn
học, bài học của sinh viên đại học sƣ phạm ở


mức độ thấp.
1. Đặt vấn đề
Quan điểm dạy học tích hợp là một định
hƣớng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục, là một bƣớc chuyển từ cách tiếp cận nội
dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào
tạo con ngƣời có tri thức mới, năng động, sáng
tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống. Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống: Dạy
học tích hợp là định hƣớng dạy học trong đó
giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn để học sinh biết
huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập, đời sống; thơng qua đó hình
thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển
đƣợc những năng lực cần thiết, nhất là năng lực
giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực
tiễn cuộc sống [1].
Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ
thơng mới đã chú trọng đến định hƣớng lựa
chọn nghề nghiệp của học sinh. Giáo dục hƣớng
nghiệp đƣợc thực hiện thông qua các môn học

103


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

và hoạt động giáo dục. Ở cấp trung học cơ sở và

cấp trung học phổ thơng giáo dục hƣớng nghiệp
đều đƣợc tích hợp trong các môn học và hoạt
động giáo dục [2].
Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2015 về
Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chƣơng
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng đã nêu
rõ định hƣớng ―Chƣơng trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thơng mới phù hợp với hai giai
đoạn của giáo dục phổ thông: Giai đoạn giáo
dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hƣớng
nghề nghiệp……giai đoạn giáo dục định hƣớng
nghề nghiệp đảm bảo học sinh tiếp cận với nghề
nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và
chủ động chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục
sau phổ thông ‖. Nhƣ vậy, quan điểm xuyên
suốt của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp
phát triển giáo dục nói chung, đổi mới chƣơng
trình và sách giáo khoa nói riêng là coi trọng và
nhấn mạnh tới GDHN cho học sinh.
Vậy làm thế nào để có thể thực hiện tốt
cơng tác giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà
trƣờng phổ thông đáp ứng về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục? Làm thế nào để giáo viên có
đƣợc năng lực tích hợp kiến thức GDHN vào
trong các môn học chuyên ngành? Vấn đề đặt ra
trong nhà trƣờng sƣ phạm cần phải đổi mới bồi
dƣỡng và đào tạo lại năng lực GDHN, mà trƣớc
tiên là phải đổi mới đào tạo với mục tiêu là tạo
ra năng lực GDHN cho giáo viên các chuyên

ngành khi họ tham gia công tác giảng dạy ở
trƣờng phổ thông, mặt khác hƣớng đến đào tạo
đội ngũ giáo viên tích hợp giữa các mơn chuyên
ngành với nhà tƣ vấn, tham vấn hƣớng nghiệp
theo hƣớng chun nghiệp hóa.
Với những lí do trên, bài viết tập trung
phân tích thực trạng năng lực tích hợp kiến thức
giáo dục hƣớng nghiệp vào trong các môn học
của sinh viên đại học sƣ phạm.

2. Nội dung
Để tìm hiểu thực trạng về năng lực dạy
học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp
vào trong các môn học của sinh viên đại học sƣ
phạm, chúng tôi nghiên cứu trên tổng số 500 SV
năm thứ 4 bao gồm: 200 SV trƣờng đại học Sƣ
phạm Hà Nội, 150 SV trƣờng đại học Sƣ phạm
Thái Nguyên, 150 SV trƣờng đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 chủ yếu bằng các phƣơng pháp điều
tra, phỏng vấn và quan sát.
Đối với các câu hỏi điều tra, các dữ liệu
thu đƣợc sẽ đƣợc mã hoá thành số, các ý hỏi
đƣợc trả lời sẽ đƣợc mã hóa số 1, ý nào khơng
trả lời mã hóa số 0. Tuy nhiên có những câu trả
lời đƣợc mã hóa theo các mức độ, cụ thể mức
cao nhất là 5 điểm, mức thấp nhất là 1 điểm.
Với số điểm đó chúng tơi đánh giá theo 5 mức
độ sau đây:
Kết quả xử lý số liệu chủ yếu theo giá trị
trung bình theo cơng thức: ―Giá trị khoảng

cách‖ = (Maximum – Minimum)/n. Vì vậy, với
Phiếu thu thập ý kiến thiết kế có 05 mức trả lời
thì ―Giá trị khoảng cách‖ = (5-1)/5 = 0.8 nên có
05 mức đánh giá nhƣ sau:
Mức 1 (Rất thấp): Từ 1.00 đến cận 1.8
điểm
Mức 2 (Thấp): Từ 1.8 đến cận 2.6 điểm
Mức 3 (Trung bình): Từ 2.6 đến cận 3.4
điểm
Mức 4 (Cao): Từ 3.4 đến cận 4.2 điểm
Mức 5 (Rất cao): Từ 4.2 đến 5.00 điểm
2.1. Đánh giá chung về mức độ năng lực
tổ chức dạy học tích hợp các kiến thức
GDHN vào trong các môn học chuyên ngành
của SV
Nội dung này chúng tôi đánh giá khái quát
nhất, chung nhất về các mức độ năng lực dạy
học tích hợp kiến thức GDHN vào trong các
môn học chuyên ngành của sinh viên. Kết quả

104


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:
Bảng 1. Mức độ năng lực tổ chức dạy học tích hợp kiến thức GDHN vào trong các môn học chuyên
ngành của sinh viên
STT


Mức độ đạt đƣợc

Tiêu chí

1

ĐTB

2

3

4

5

1

Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tích
hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp 25.29
vào trong các mơn học

28.12

29.5

12.77

4.31


2.43

2

Tổ chức thực hiện dạy học tích hợp kiến
thức giáo dục hƣớng nghiệp vào trong 22.76
các môn học

28.68

28.72

13.56

6.28

2.51

3

Đánh giá kết quả thực hiện dạy học tích
hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp 27.51
vào trong các mơn học

29.28

26.71

11.77


4.71

2.37

Nhìn vào bảng trên cho thấy, năng lực tổ
chức dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp vào trong các môn học của sinh viên sƣ
phạm ở mức độ Thấp với điểm trung bình từ
2.37 đến 2.51; trong đó mức độ năng lực Thực
hiện dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp vào trong các môn học ở mức độ cao
hơn so với các năng lực khác. Nhƣ vậy có thể
thấy, việc xây dựng kế hoạch và đánh giá việc
thực hiện dạy học tích hợp ít đƣợc sinh viên chú
ý đến hơn so với việc thực hiện dạy học tích
hợp.
Để thấy rõ hơn các năng lực trên đƣợc thể
hiện cụ thể nhƣ thế nào chúng ta cùng xem xét
những nội dung cụ thể dƣới đây.

2.2. Mức độ năng lực Xây dựng kế
hoạch tổ chức dạy học tích hợp kiến thức
giáo dục hƣớng nghiệp vào trong các môn
học của SV
Trƣớc khi thực hiện dạy học tích hợp kiến
thức giáo dục hƣớng nghiệp vào trong các môn
học, sinh viên cần phải xây dựng kế hoạch thực
hiện. Kế hoạch thực hiện phải thể hiện rõ mục
tiêu, các nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ
chức thực hiện. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết,

rõ ràng bao nhiêu thì sẽ đem lại hiệu quả cao
bấy nhiêu. Trong năng lực xây dựng kế hoạch
tích hợp cần phải cụ thể hoá bằng các năng lực
thành phần ở bảng dƣới đây.

105


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

Bảng 2. Mức độ năng lực Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp vào trong các mơn học của SV
Mức độ đạt đƣợc (%)
STT

ĐTB

Tiêu chí
1

2

3

4

5

1


Đánh giá vai trị, tác dụng của mơn học
trong GDHN

26

28.6

29.6

11.4

4.4

2.40

2

Thiết kế các kết quả học tập mong đợi (kiến
thức, kỹ năng, thái độ) phù hợp đặc thù của
dạy học tích hợp

25.4

32

28.4

10.2

4


2.35

3

Xác định mục tiêu tích hợp GDHN trong
mơn học

26

27.4

30.2

12.6

3.8

2.41

4

Xác định các nội dung GDHN liên quan tới
môn học, bài học

24.2

32

26.4


12.8

4.6

2.42

5

Lựa chọn nội dung các bài học có thể tích
hợp từng nội dung GDHN

25

26.8

29.4

14.4

4.4

2.46

6

Thiết kế tài liệu, tƣ liệu dạy học tích hợp
GDHN

25.2


27.2

29.4

12.4

5.8

2.46

7

Thiết kế cấu trúc kế hoạch năm học, học
kỳ, bài học tích hợp GDHN

29.8

22.4

29.4

14.6

3.8

2.40

8


Xác định kết quả học tập mong đợi (cho cả
mơn học, từng chƣơng, bài) thể hiện tích
hợp GDHN phù hợp với đối tƣợng học
sinh, đặc điểm tình hình địa phƣơng

28.6

28

31.4

7.2

4.8

2.32

9

Lựa chọn các phƣơng pháp, hình thức tổ
chức dạy học tích hợp GDHN phù hợp với
từng chủ đề nội dung, từng bài học;

24.6

25.6

29.8

16.4


3.6

2.49

10

Lựa chọn hình thức tổ chức tự học của HS,
PP giúp HS tự học và tự kiểm tra, đánh giá
kết quả tự học;

24.4

30.2

29.4

11.4

4.6

2.42

11

Thiết kế các hoạt động học tập của HS phù
hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH theo
hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo ở HS thể hiện tích hợp GDHN


24.6

25.4

34.4

13

2.6

2.44

12

Xác định nội dung, hình thức tổ chức kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi
bài, chƣơng, mỗi phần của chƣơng trình

25.2

27.4

27.6

15.2

4.6

2.47


13

Dự kiến các tình huống có thể nảy sinh và
cách xử lí trong kế hoạch bài học.

24.8

28

29.8

12.8

4.6

2.44

14

Thiết kế kế hoạch bài học thể hiện các hình
thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện, kỹ thuật

25

28

29.8

12.8


4.4

2.44

106


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

Mức độ đạt đƣợc (%)
STT

Tiêu chí

1

2

3

4

5

20.6

32.8

27.6


14.4

4.6

ĐTB

dạy học phù hợp với mục tiêu và nội dung
dạy học tích hợp
15

Sử dụng một số phần mềm cơng cụ để thiết
kế kế hoạch bài học.

Nhìn kết quả ở bảng trên cho thấy, các
năng lực thành phần trong năng lực xây dựng kế
hoạch tổ chức dạy học tích hợp ở mức độ tƣơng
đƣơng nhau và đạt ở mức độ thấp. Điểm trung
bình đạt từ 2.32 đến 2.50. Trong đó năng lực có
điểm trung bình cao nhất là Sử dụng một số
phần mềm công cụ để thiết kế kế hoạch bài học
ĐTB = 2.50 và năng lực có điểm trung bình
thấp nhất là Xác định kết quả học tập mong đợi
(cho cả môn học, từng chƣơng, bài) thể hiện tích
hợp GDHN phù hợp với đối tƣợng học sinh, đặc
điểm tình hình địa phƣơng, với ĐTB = 2.32.
Kết quả trên có thể thấy rằng, lập kế
hoạch tổ chức thực hiện là một năng lực cần
thiết trong bất kì một hoạt động nào. Đặc biệt
trong quá trình dạy học, sinh viên phải thực hiện
đƣợc những công việc sau: Đánh giá vai trị, tác

dụng của mơn học trong GDHN (ĐTB=2.40).
Để xác định đƣợc điều này, sinh viên cần hiểu
rõ mơn học có tác dụng gì trong việc giáo dục
hƣớng nghiệp với học sinh để từ đó xác định
chính xác mục tiêu cũng nhƣ kết quả mong đợi
khi tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp
vào trong mơn học.
Việc lập kế hoạch cịn thể hiện ở việc xác
định nội dung tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp vào trong môn học, bài học. Khơng phải
nội dung nào cũng có thể tích hợp đƣợc các kiến
thức giáo dục hƣớng nghiệp. Vì vậy lựa chọn nội
dung tích hợp và việc làm vơ cùng cần thiết. Bên
cạnh việc lựa chọn nội dung, khi lập kế hoạch
cần phải lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện,
hình thức tổ chức thực hiện nhƣ thế nào cho hiệu
quả và phù hợp. Đặc biệt cần thiết kế các hoạt

2.50

động cho học sinh trong bài học để học sinh có
thể thu nhận kiến thức bài học cũng nhƣ kiến
thức giáo dục hƣớng nghiệp tốt nhất. Trong q
trình dạy học, khơng thể khơng nảy sinh những
tình huống vì vậy, sinh viên cần phải thực hiện
cơng việc này, tức là dự kiến những tình huống
sẽ xảy ra trong quá trình dạy học. Trên cơ sở đó
xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp và sử
dụng các phần mềm tin học để thiết kế bài học
sinh động và phong phú.

Tuy nhiên tất cả các công việc trên, sinh
viên thực hiện ở mức độ thấp. Sinh viên chƣa có
khả năng thực hiện các cơng việc này tốt nhất.
Qua trao đổi, Em Phạm Hồng Gi chia sẻ: ―Khi
chúng em đi thực tập sƣ phạm, các thầy cô giao
bài để soạn, chúng em chỉ chú ý làm sao dạy tốt
nội dung kiến thức chuyên ngành, không để ý gì
đến việc tích hợp cả. Nếu có tích hợp chúng em
cũng chỉ tích hợp các mơn học khác chứ khơng
tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp. Vì
vậy để xây dựng kế hoạch lồng ghép kiến thức
giáo dục hƣớng nghiệp vào trong mơn học là
khơng có‖. Nhƣ vậy, có thể nói, ngay kể cả trên
ghế nhà trƣờng, giáo viên, giảng viên đại học
cũng chƣa chú trọng tới việc này vì vậy họ chƣa
có sự định hƣớng cho sinh viên thực hiện sự tích
hợp kiến thức này.
2.3. Mức độ năng lực Thực hiện dạy
học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp vào trong các mơn học của sinh viên
Để tìm hiểu việc thực hiện sẽ đƣợc tiến
hành ở mức độ nào, chúng tôi khảo sát với các
năng lực thành phần trong năng lực này, kết quả
đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

107


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”


Bảng 3. Mức độ năng lực Thực hiện dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp vào trong
các môn học của sinh viên
STT

Tiêu chí

Mức độ đạt đƣợc (%)

ĐTB

1

2

3

4

5

1

Thực hiện kế hoạch bài học thể hiện
các hình thức, phƣơng pháp, phƣơng
tiện, kỹ thuật dạy học phù hợp với mục
tiêu và nội dung dạy học tích hợp

24

30.6


23.8

14.2

7.4

2.50

2

Vận hành các loại phƣơng tiện dạy học

22.2

27

30.2

14.8

5.8

2.55

3

Tổ chức nhóm ngoại khố, thăm quan
hƣớng nghiệp kết hợp với tham quan
học tập môn học


25

30.2

26

12.4

6.4

2.45

4

Hƣớng dẫn HS tự học, tự mình phát
hiện ra năng khiếu, sở thích của mình
về ngành nghề thông qua môn học

18.2

30.8

32.4

13

5.6

2.57


5

Phát hiện năng khiếu của HS, đƣa ra
định hƣớng chọn ngành nghề phù hợp

24.4

24.8

31.2

13.4

6.2

2.52

Kết quả bảng trên cho thấy, việc thực hiện
dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp vào trong bài học, môn học ở mức độ
thấp, nhƣng cao hơn so với việc xây dựng kế
hoạch tích hợp. Điều này cho thấy, sinh viên
khá chủ động trong việc thực hiện dạy học bài
học của mình. Tuy nhiên các việc liên quan đến
tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp vào
trong các bài học chƣa đƣợc các em chú trọng
và quan tâm đúng mức. Việc thực hiện bài học
phải thể hiện hết đƣợc các ý đồ trong kế hoạch
dạy học đã xây dựng. Trong q trình dạy học,

cần phát hiện học sinh có những năng khiếu,
năng lực nổi trội trên cơ sở đó định hƣớng
ngành nghề cho học sinh. Tổ chức cho học sinh
tham quan các môn học, các trƣờng học để học
sinh hiểu rõ hơn về những ngành nghề mà bản
thân học sinh thích thú. Hoạt động tham quan sẽ
bộc lộ xu hƣớng cũng nhƣ sở thích của học sinh
về ngành nghề, về trƣờng đào tạo, và cũng giúp

học sinh hiểu hơn về ngành nghề, về các trƣờng
đào tạo các ngành nghề đó. Tuy nhiên năng lực
tổ chức hoạt động này đƣợc thực hiện ở mức
thấp nhất so với các năng lực khác (ĐTB=2.45).
Một năng lực khơng thể thiếu đƣợc trong
q trình dạy học tích hợp kiến thức giáo dục
hƣớng nghiệp vào trong các mơn học là Hƣớng
dẫn HS tự học, tự mình phát hiện ra năng khiếu,
sở thích của mình về ngành nghề thông qua môn
học, năng lực đƣợc sinh viên thực hiện ở mức
độ cao nhất với ĐTB=2.57. Mỗi học sinh đều có
khả năng nổi trội trong một lĩnh vực nhất định.
Qua các môn học, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo
viên, học sinh sẽ tìm đƣợc sở thích, hứng thú về
ngành nghề trong q trình học các mơn học ở
trƣờng. Điều này rất quan trọng trong việc định
hƣớng ngành nghề cho bản thân sau này. Qua
trao đổi, SV Nguyễn Tuấn H chia sẻ: ―Em dạy
mơn Văn, thỉnh thoảng em có nói với học sinh
là, em nào mà có khả năng cảm thụ cái đẹp, có


108


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

khả năng viết lách tốt thì sau này có thể trở
thành một nhà văn, một nhà báo, một biên tập
viên,… Nhƣng không phải giờ học nào em cũng
định hƣớng ngành nghề cho các em, chỉ thỉnh
thoảng lắm em mới chia sẻ điều này‖. Nhƣ vậy,
có thể thấy rằng, với năng lực dạy học tích hợp
kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp vào trong các
mơn học của sinh viên còn ở mức độ thấp. Bởi
lẽ các em chƣa chú trọng đến vấn đề này và
cũng chƣa có sự nhận thức rõ ràng vai trị của
mình trong quá trình định hƣớng ngành nghề

cho học sinh.
2.4. Mức độ năng lực Đánh giá kết quả
thực hiện dạy học tích hợp kiến thức giáo dục
hƣớng nghiệp vào trong các môn học của
sinh viên
Ở nội dung này, chúng tôi đánh giá năng
lực của sinh viên ở những góc độ nhƣ xây dựng
kế hoạch đánh giá, xây dựng tiêu chí đánh giá
và lựa chọn những phƣơng pháp, công cụ đánh
giá nhƣ thế nào…. Kết quả đƣợc thể hiện cụ thể
ở bảng dƣới đây.

Bảng 4. Mức độ năng lực Đánh giá kết quả thực hiện dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng

nghiệp vào trong các môn học của sinh viên
Mức độ đạt đƣợc (%)

Tiêu chí

1

2

3

4

5

Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập
môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần
trong dạy học tích hợp GDHN

24.4

28.8

29.6

11.2

6

Xây dựng các tiêu chí cần đánh giá trong dạy

học tích hợp GDHN

34.8

31.8

25.4

5.2

2.8

Lựa chọn phƣơng pháp và cơng cụ, các hình
thức kiểm tra, đánh giá phù hợp cho từng bài,
từng chƣơng dạy học tích hợp GDHN

28.6

26.2

25

15.4

4.8

Đánh giá kết quả dạy học tích hợp

27.6


31.8

27.8

10.2

2.6

Sử dụng thông tin phản hồi từ kiểm tra đánh giá
để điều chỉnh hoạt động dạy học tích hợp và
giúp HS tự học

24.4

24.8

31.2

13.2

6.4

Sử dụng một số phần mềm thông dụng trong
kiểm tra, đánh giá

25.2

31.8

23.6


14.8

4.6

Sửa chữa, phát triển đƣợc các đề kiểm tra, lƣu
trữ đƣợc ngân hàng đề kiểm tra

27.6

29.8

24.4

12.4

5.8

Kết quả bảng trên cho thấy, năng lực đánh
giá kết quả dạy học tích hợp kiến thức giáo dục
hƣớng nghiệp của sinh viên cũng chỉ đạt ở mức
độ thấp, thấp hơn cả so với các năng lực khác.
Trong tất cả các năng lực thành phần thì năng

lực Sử dụng thơng tin phản hồi từ kiểm tra đánh
giá để điều chỉnh hoạt động dạy học tích hợp và
giúp HS tự học đạt ở mức độ cao nhất với
ĐTB=2.52; Với hoạt động này, sinh viên có thể
thực hiện tƣơng đối dễ dàng thơng qua quá trình


109


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

quan sát sự tích cực, hứng thú của học sinh
trong q trình học tập, thông qua kết quả kiểm
tra của học sinh. Ở mức độ thấp nhất là Xây
dựng các tiêu chí cần đánh giá trong dạy học
tích hợp GDHN với ĐTB=2.09. Đây là một
cơng việc khó, địi hỏi sinh viên phải có hiểu
biết sâu sắc về nội dung mơn học của mình cũng
nhƣ những kiến thức về giáo dục hƣớng nghiệp.
Tuy nhiên, nội dung này, sinh viên thực hiện
còn rất hạn chế. Ngồi ra các tiêu chí khác nhƣ
Lựa chọn phƣơng pháp và cơng cụ, các hình
thức kiểm tra, đánh giá phù hợp cho từng bài,
từng chƣơng dạy học tích hợp GDHN; Sử dụng
một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra,
đánh giá; Sửa chữa, phát triển đƣợc các đề kiểm
tra, lƣu trữ đƣợc ngân hàng đề kiểm tra; thì sinh
viên cũng thực hiện đƣợc nhƣng mức độ thực
hiện cũng không cao. Qua trao đổi, sinh viên
Nguyễn Thị Thuỳ L chia sẻ: ―Khi chúng em đi
xuống trƣờng phổ thông thực tập, đa phần là chỉ
dạy theo kế hoạch của nhà trƣờng, còn việc
kiểm tra đánh giá thì ít khi chúng em làm vì các
cơng việc này đa phần giáo viên thực hiện, nên
để khẳng định là em có năng lực đánh giá học
sinh khơng thì em khẳng định là em chƣa có

năng lực này‖.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng mức độ năng
lực dạy học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng
nghiệp của sinh viên đại học sƣ phạm còn hạn
chế. Các năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức
dạy học tích hợp, năng lực thực hiện dạy học
tích hợp, năng lực kiểm tra đánh giá kết quả dạy
học tích hợp kiến thức giáo dục hƣớng nghiệp
vào trong các môn học của sinh viên ở mức độ
thấp. Điều này do ảnh hƣởng của nhiều yếu tố
nhƣ việc nhận thức của giáo viên và sinh viên
về vấn đề này còn hạn chế; thời gian đi thực tập
để cịn ít và bên cạnh đó, đôi khi sinh viên

không đƣợc chủ động trong các hoạt động lên
lớp của mình. Nhƣ vậy điều này cho thấy, muốn
sinh viên có đƣợc năng lực thực sự về hoạt động
dạy học tích hợp kiến thức thì trƣớc hết các nhà
giáo dục, các giáo viên cần làm cho sinh viên
hiểu rõ tầm quan trọng của môn học đối với
giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trên cơ sở
đó hƣớng dẫn, tạo cơ hội để sinh viên đƣợc thực
hành nhiều hơn về nội dung này; đặc biệt là cần
phải có mơn học về giáo dục hƣớng nghiệp cho
sinh viên các khoa trong trƣờng, có nhƣ vậy
sinh viên mới đƣợc rèn luyện năng lực này tốt
nhất.
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Ngọc Thống(2016), Kỉ yếu hội

thảo chuyên đề tích hợp trong biên soạn sách
giáo khoa theo định hƣớng phát triển năng lực
(Môn Tiếng Việt), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013),
Nghị quyết số 29/NQ-TW, Hội nghị Trung
ƣơng 8 khóa XI Về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế
[3] Trần Thị Tuyết Oanh (2015), Năng lực
dạy học của giảng viên trong các trƣờng đại học
sƣ phạm trƣớc yêu cầu đổi mới
căn bản tồn
diện giáo dục và đào tạo, Tạp chí Khoa học Trƣờng đại học Sƣ phạm Hà Nội, số 8B, tr 1017.
[4] Đỗ Thị Bích Loan, Lƣơng Việt Thái
(2018), Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới
và vấn đề phân luồng học sinh, Tạp chí Khoa
học giáo dục Việt Nam, số 4, năm 2018, trang
1-5

110



×