Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tài liệu ôn thi olimpic lịch sử 10 chương trình mới 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.46 KB, 24 trang )

CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG
ĐẠI
Bài 5: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI CỔ - TRUNG ĐẠI
I. Khái niệm văn minh. Khái quát lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ – trung đại
1. Khái niệm văn hóa, văn minh
- Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử.
- Văn minh là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là
dã man, nguyên thủy.
=> Văn minh có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa.
2. Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ-trung đại.
- Bốn trung tâm văn minh lớn thời kỳ cổ đại ở phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Hoa. Đặc điểm chung của các nền văn minh này là đều hình thành trên
lưu vực các con sông lớn.
- Thời kỳ trung đại các nền văn minh phương Đông, Ấn Độ, Trung Hoa tiếp tục phát
triển.
- Dù xuất hiện muộn hơn nhưng nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại phát triển rực rỡ
và trở thành cơ sở của nền văn minh phương Tây sau này.
Câu hỏi liên quan:
Câu 1: Văn minh Văn Lang-Âu Lạc, văn minh Đại Việt ở Việt nam thuộc giai
đoạn nào của lịch sử văn minh thế giới? Vì sao?
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ở Việt Nam thuộc giai đoạn cổ đại của lịch sử văn minh
thế giới. Vì: văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành và phát triển trong khoảng nửa
cuối thiên niên kỉ I TCN; khi cư dân Việt cổ bước đầu xây dựng những nhà nước đầu
tiên của mình tại lưu vực các dịng sơng lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ Việt
Nam hiện nay.
-Văn minh Đại Việt ở Việt Nam thuộc giai đoạn trung đại của lịch sử văn minh thế
giới. Vì: văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến
giữa thế kỉ XIX, khi mà người Việt xây dựng được những nhà nước độc lập, tự chủ,
phát triển hùng mạnh trên các lĩnh vực và đạt được những thành tựu cao hơn về văn
hóa.


Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm Văn Minh, sự khác nhau giữa văn minh và
văn hóa.
a/ Văn minh: là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức
là trạng thái phát triển cao của nền văn hố. Văn minh cịn có nghĩa là đã thốt khỏi
thời kì ngun thuỷ.
Văn hóa

Văn minh

Giống nhau: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra


trong tiến trình lịch sử.
Nhận diện

- Tổng thể những giá - Gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn
thần do con người phát triển cao của xã hội.
sáng tạo ra trong lịch
sử.

Đặc điểm

- Xuất hiện đồng thời - Xuất hiện khi nhà nước và chữ viết ra đời.
cùng loài người
Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, ở một số nơi,
khi nhà nước xuất hiện, chữ viết vẫn chưa ra
đời (ví dụ: nhà nước Văn Lang....), nhưng đó
là những trường hợp khơng điển hình.


Câu 3: Trong các hình 5.2 và 5.3, hình nào vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là
biểu hiện của văn minh? Vì sao?

Lời giải
- Hình 5.3 Đấu trường Cơ-li-dê (Italia) vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện
của văn minh. Vì:
+ Đấu trường này là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (đây là biểu hiện của
văn hóa).
+ Đấu trường Cơ-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng
cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát
triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).
Câu 4:
Dựa vào sơ đồ trong hình 5.4, em hãy trình bày những nền văn minh tiêu biểu
trong tiến trình phát triển của văn minh thế giới cổ - trung đại.


Tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời cổ - trung đại
- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành từ khoảng nửa sau thiên
niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu phi và Tây Nam Á
- Trong thời kì cổ đại:
+ Ở phương Đơng hình thành 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung
Hoa và Ấn Độ. Điểm chung nổi bật là cả bổn nền văn minh này đều hình thành trên
lưu vực của các dịng sơng lớn.
+ Ở phương Tây, có hai nền văn minh lớn là Hy Lạp và La Mã. Điểm chung của hai
nền văn minh này là hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khơ cằn,... nên
khi có cơng cụ lao động bằng kim loại mới xuất hiện nền văn minh
- Đến thời kì trung đại:
+ Ở phương Đơng, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa tiếp tục được phát triển đến khi bị
các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ (cuối thế kỉ XIX)
+ Ở phương Tây, thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hồi trên

cơ sở văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Câu 5: Dựa vào sơ đồ em hãy kể tên các nền văn minh tiêu biểu tương ứng với
các giai đoạn của tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại.

Tên các nền văn minh tiêu biểu tương ứng với các giai đoạn của tiến trình lịch sử văn
minh thế giới thời kì cổ - trung đại.
- Các nền văn minh tiêu biểu thời cổ đại là:
+ Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Ấn Độ (ở phương Đông)
+ Văn minh Hy Lạp, La Mã (ở phương Tây)
- Thời Trung đại:
+ Văn minh Ấn Độ, Trung Hoa (ở phương Đông)
+ Văn minh thời Phục hưng (ở phương Tây).
Câu 6: Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây là biểu hiện của văn hóa hay văn
minh.


- Hình 5.4 Đồ trang sức thời nguyên thủy là biểu hiện của văn hóa. Vì đây là sản phẩm
do con người sáng tạo ra ở thời kì mà nhà nước và chữ viết chưa xuất hiện.
- Hình 5.5 Đền Pác-tê-nông (ở Hy Lạp) vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện
của văn minh. Vì:
+ Đền Pác-tê-nơng là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (đây là biểu hiện của
văn hóa).
+ Đền Pác-tê-nơng được xây dựng vào khoảng thế kỉ V TCN tại thành bang A-ten của
người Hi Lạp cổ đại – đây là thời điểm mà người Hy Lạp đã xây dựng được nhà nước,
có chữ viết và nền văn hóa đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn
minh).
Câu 7: Hãy tìm hiểu và trình bày về một kì quan thế giới cổ - trung đại mà em
yêu thích trong Hình 5.5.

1. Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon hay cịn gọi là vườn treo Semiramys là cơng trình được xây dựng
vào khoảng năm 600 trước công nguyên (TCN). Công trình này được cho là do vua
Nebuchadnezzar II của vương quốc Babylon (nay là Iraq) xây dựng để làm khuây


khỏa nỗi nhớ q hương của vợ mình là Amyitis.
Hồng hậu Amyitis là con gái của Cyaraxes, vua của người Median nằm ở khu vực
Tây Bắc Iran ngày nay. Vốn đã quen với những dãy núi hùng vĩ cùng những thảm cỏ
xanh tươi, bà cảm thấy vùng đất Lưỡng Hà (vùng đất bao phủ cả Babylon) trơ trọi,
bằng phẳng và bị chiếu rọi quanh năm bởi mặt trời là cực kỳ buồn chán.
Vì thế Nebuchadnezzar II đã quyết định tái tạo lại hình ảnh quê hương của Amyitis
bằng cách cho xây dựng những khu vườn trên mái nhà, từ đó tạo thành vườn treo
Babylon. Kiến trúc này bị hư hại nặng nề vào thế kỷ thứ II TCN và sau đó phần lớn
tàn tích của chúng cũng bị hủy hoại khi cuộc chiến giữa Mỹ và Iraq nổ ra.
2. Đền Artemis
Đền thờ nữ thần Artemis là một cơng trình kiến trúc được xây dựng ở thành phố
Ephesus (nằm cách tỉnh Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ 3km) vào khoảng năm 550 TCN bởi
kiến trúc sư người Hy Lạp là Chersiphron và con trai là Metagenes. Ngôi đền được
xây dựng để tôn vinh nữ thần Artemis - vị thần của sự săn bắn và là người bảo hộ cho
các thiếu nữ trong thần thoại Hy Lạp.
Ngôi đền đã từng trải qua nhiều lần mở rộng, sửa chữa và đến năm 430 TCN, cơng
trình này đã có chiều dài khoảng 115m, chiều rộng 55m với cấu trúc gồm 127 cây cột
bằng đá. Tuy nhiên vào năm 356 TCN, ngôi đền bị thiêu hủy bởi một người đàn ông
Hy Lạp cuồng danh vọng và sự nổi tiếng. Sau đó, vào năm 323 TCN một ngôi đền
khác đã được xây dựng lại ngay trên nền đất cũ.
Ngơi đền mới cũng chẳng có số phận khá hơn. Vào năm 262 sau CN, bộ tộc người
Goth (một chủng tộc German) đã đột kích vào thành phố và thiêu cháy ngơi đền. Hiện
nay chỉ cịn lại phần nền và một số bộ phận phụ của ngôi đền thứ 2 là còn tồn tại.
3. Lăng mộ của Mausolus
Lăng mộ Mausolus còn được gọi là Lăng mộ Maussollos hoặc Lăng mộ Halicarnassus

- một trong những lăng mộ nổi tiếng nhất trên thế giới. Cơng trình này được xây dựng
vào khoảng năm 353 - 350 TCN cho mục đích chơn cất Mausolus - vương hầu của
một quốc gia nhỏ thời đế chế Ba tư cùng người vợ đồng thời là chị gái của mình là
Artemisia.
Cơng trình này đã tồn tại qua rất nhiều thế kỷ, thậm chí nó vẫn cịn ngun vẹn sau
khi thành phố Halicarnassus bị xâm lược và phá hủy vào thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên
đến thế kỷ thứ 14 sau CN, lăng mộ bị tàn phá bởi một loạt các trận động đất và đến
năm 1404, chỉ cịn phần móng của cơng trình là cịn nhận rõ được.
4. Tượng thần Zeus ở Olympia
Tượng thần Zeus là bức tượng khắc họa lại hình ảnh vị thần tối cao trong thần thoại
Hy Lạp do nhà điêu khắc nổi tiếng Phidias xây dựng vào khoảng năm 435 TCN. Bức
tượng được làm từ ngà voi, vàng, các loại đá quý và gỗ cây tuyết tùng với chiều cao
khoảng 12m. Tạo hình của bức tượng là cảnh thần Zeus đang ngồi trên ngai vàng, một
tay cầm cây quyền trượng tượng trưng cho quyền lực tối cao và tay còn lại cầm bức
tượng thần Nike - vị thần của sự chiến thắng.
Hiện nay vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng về kết cục của bức tượng tuy nhiên theo một
số miêu tả, bức tượng đã được chuyển tới Constantinople (nay là thành phố Istanbul
của Thổ Nhĩ Kỳ) và sau đó bị thiêu cháy trong trận hỏa hoạn năm 475 sau CN.
5. Kim Tự tháp Kê-ốp
- Kim tự tháp Kê-ốp là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, cịn được gọi là Kim


tự tháp Gi-za hay Ku-phu. Kim tự tháp được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm
2580 - 2560 TCN. Khi mới hồn thành, cơng trình này có chiều cao 149,6m.
- Theo ước tính, kim tự tháp Kê-ốp được xây từ 2,3 triệu khối đá với tổng trọng lượng
lên tới 5,9 triệu tấn. Dựa trên các tài liệu cổ và dựa trên ước tính khoa học cho biết, để
có thể hồn thành kim tự tháp này, số lượng nhân cơng dao động từ khoảng vài chục
nghìn cho đến cả trăm nghìn người làm việc liên tục. Và theo ước tính, phải mất
khoảng 20 năm để xây dựng xong một kim tự tháp. Điều này đồng nghĩa với việc có
rất nhiều những kim tự tháp tại Ai Cập được xây dựng cùng một thời điểm để tiết

kiệm thời gian.
- Các nhà nghiên cứu khám phá về kim tự tháp Ai Cập cũng đã chỉ ra rằng kim tự tháp
Kê-ốp và nhiều kim tự tháp khác đã được xây dựng trong thời gian “rực rỡ” nhất của
nền văn minh Ai Cập thời cổ đại. Đây cũng được đánh giá là cấu trúc nhân tạo tráng lệ
nhất trong lịch sử loài người và tồn tại bền vững cho đến hơn 4000 năm sau.
- Kim tự tháp Kê-ốp nói riêng và các kim tháp khác tại Ai Cập nói chung được xây
dựng từ các khối đá thiên nhiên ngun khối, hồn tồn khơng sử dụng các vật liệu
liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối
đá khổng lồ có khi nặng hàng chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vô cùng
vững chắc, hoàn hảo, trường tồn với thời gian và được liên kết với nhau hoàn toàn dựa
trên trọng lượng của chúng. Loại đá này không phải được lấy ngay ở gần kim tự tháp
mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng
hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Và cách mà những người Ai Cập cổ đại vận
chuyển những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hồn thành
kim tự tháp hiện cịn là điều bí ẩn.
- Bên cạnh Kim tự tháp là bức tượng Nhân sư huyền bí, tượng trưng cho trí tuệ và sức
mạnh quyền lực của các Pha-ra-ơng. Hình ảnh Kim tự tháp và tượng Nhân sư trở
thành biểu tượng cho văn minh Ai Cập tồn tại mãi với thời gian. Cho đến ngày nay,
Kim tự tháp Kê-ốp là một trong những cơng trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong
số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
6. Hải đăng Alexandria
Được xây dựng vào khoảng năm 201 TCN, ngọn hải đăng Alexandria nằm trên hòn
đảo Pharos thuộc thành phố Alexandria, Ai Cập. Với chiều cao 135m, cơng trình này
từng nắm giữ danh hiệu kiến trúc cao thứ 2 thế giới (chỉ thua Đại kim tự tháp Giza của
Ai Cập) trong thời gian dài. Ngọn hải đăng này tồn tại trong khoảng thời gian rất lâu,
tới 16 thế kỷ, trước khi dừng hoạt động và bị sụp đổ sau hai trận động đất năm 1303
và 1323.
7. Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes
Bức tượng được xây dựng ở Rhodes, một hòn đảo của Hy Lạp nằm tại phía đơng nam
biển Aegean. Bức tượng được xây dựng để vinh danh Helios - vị thần Mặt Trời trong

Thần Thoại Hy Lạp và cũng là người bảo hộ cho hòn đảo này. Được xây dựng từ năm
292 - 280 TCN, bức tượng có chiều cao khoảng 34m và được làm hoàn toàn bằng
đồng thau.
Tuy nhiên trong trận động đất năm 226 TCN, bức tượng đã bị gãy ở phần đầu gối và
hoàn toàn sụp đổ. Các mảnh vỡ nằm ở thành phố suốt 8 thế kỷ cho đến khi được một
thương gia người Edessa (nay là thành phố Urfa của Thổ Nhĩ Kỳ) mua lại. Ông ta cho
nấu chảy chúng thành những tấm đồng rồi đem về quê mình.


Bài 6: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
a. Cơ sở hình thành
- Địa hình Ai Câp 90% là sa mạc, có sơng Nin dài 6700 km chảy từ Trung Phi lên Bắc
Phi.
- Lưu vực sơng Nin đất đai phì nhiêu, mềm xốp dễ canh tác, nguồn nước tưới tiêu và
sinh hoạt cùng nguồn thủy sản và hệ động vật phong phú.
- Cư dân chủ yếu của người Ai Cập là các bộ lạc Li-bi, sau đó là các bộ tộc Ha – mít.
2. Điều kiện kinh tế
- Đặc trưng cơ bản của kinh tế Ai Cập: chủ yếu là nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp và
giao thương.
3. Điều kiện chính trị - xã hội
- Xã hội Ai Cập cổ đại là một xã hội có nhiều giai cấp tầng lớp và phân hóa rõ rệt.
- Xã hội gồm có giai cấp thống trị (quý tộc, tăng lữ), giai cấp bị trị (nông dân công xã,
nô lệ).
- Nhà nước Ai Cập ra đời là một trong những thành tựu nổi bật của văn minh nhân
loại. Đanh dấu bước phát triển trong tổ chức và quản lí con người.
II. Những thành tựu văn minh cơ bản
Lĩnh vực
Chữ

học

viết

Thành tựu
văn - Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một trong những hệ thống
chữ viết cổ nhất thế giới chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000
năm TCN.
- Văn học cổ đại khóa phong phú về thể loại.

Tín ngưỡng tơn
giáo
Khoa
nhiên

học

- Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên,
thần động vật và thờ linh hồn người chết.

tự -Văn minh Ai Cập cổ đại có những đóng góp vĩ đại cho các
ngành khoa học, kĩ thuật nhân loại, đặc biệt là Toán học, Thiên
văn học, Y học và kĩ thuật.

Kiến trúc điêu - Cung điện, đền thờ và Kim Tự Tháp là các loại hình kiến trúc
khắc
tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại.
B. Câu hỏi liên quan:
Câu 1: Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong
thực tiễn ngày nay:



+ Chữ viết.
+ Cách tính diện tích các hình.
+ Một số cơng trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân
nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti,…
- Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu này:
+ Chữ viết: Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ
yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về
văn hóa thời cổ đại.
+ Cách tính diện tích các hình như hình tam giác, hình chữ nhật. Sự hiểu biết toán học
này là biểu hiện cao của tư duy đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo
ruộng đất, lập bản đồ,… đồng thời là cơ sở cho nền tốn học sau này.
+ Một số cơng trình kiến trúc và điêu khắc nổi bật: Kim tự tháp Kê-ốp, tượng bán thân
nữ hồng Nê-phéc-ti-ti,… đã phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con
người, mang tính thẩm mĩ cao, đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chun chế,
quan niệm tơn giáo; hiện nay Kim tự tháp là một trong những địa điểm hấp dẫn khác
du lịch, đem lại nguồn lợi kinh tế cho Ai Cập.
Câu 2: Người A-rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian
phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên?
Nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn
minh nhân loại những cơng trình kiến trúc vơ giá.
- Trải qua gần 5000 năm, các kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc
Ai Cập, bất chấp thời gian và mưa nắng.
- Cho đến nay, trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, chỉ còn mỗi kim tự tháp Kê-ốp
cịn tồn tại. Vì vậy, người A-rập có câu: Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian
phải sợ kim tự tháp”.
Câu 3: Theo em, tơn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh
vực nào của Ai Cập cổ đại?
Tơn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ấn Độ

cổ đại, vì: người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác cịn
ngun vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục
ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.
Câu 4: Em hãy chọn và giải mã ba trong số các biểu tượng sau đây của nền văn
minh Ai Cập cổ đại.


- Tượng Nhân sư của Ai Cập cổ đại là những bức tượng: đầu nam giới, mình sư tử.
Tượng thường được đặt tại lối vào kim tự tháp,
- Ý nghĩa:
+ Tơn vinh sức mạnh vè trí tuệ của con người.
+ Phản ánh tư duy sáng tạo và thẩm mĩ của cư dân Ai Cập cổ đại.

Người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác cịn ngun vẹn
thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Do đó, họ có tục ướp xác để gìn giữ cơ
thể
- Người Ai Cập thường ướp xác bằng cách: loại bỏ não và nội tạng ra khỏi thi thể
người; sau đó bao phủ cơ thể bằng một số loại muối nhằm loại bỏ độ ẩm và ức chế q
trình phân hủy; sau đó bọc thi thể bằng vải lanh và đặt vào quan tài, niêm phong lại.
- Tục ướp xác đã phản ánh quan niệm tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại; đồng thời
thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ai Cập cổ đại.


Mặt nạ vàng của Pha-ra-ông Tu-tan-kha-min
- Đặc điểm:
+ Được làm từ vàng nguyên chất và nặng tới 11 kg.
+ Chiều cao 55 cm, chiều rộng khoảng 39 cm và chiều sâu khoảng 49 cm
- Ý nghĩa: thể hiện quyền lực của Pha-ra-ông và tư duy sáng tạo, thẩm mĩ của cư dân
Ai Cập cổ đại.
Câu 5: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ

thuật?
Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xố nhồ,
nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích, do đó
người Ai Cập rất giỏi về toán học.
- Với niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, cư dân Ai Cập cổ đại có tục ướp xác. Chính
do tục ướp xác, người Ai Cập đã sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người;
đồng thời hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu…
- Do hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết
và mùa vụ nên cư dân Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về Thiên văn và lịch pháp
học.
- Cũng để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, người Ai Cập cổ đại đã sớm chế tạo
ra: con lăn, cần trục, máy bơm nước, đóng thuyền lớn để đi biển…
Câu 6: Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực của nền
văn minh Ai Cập cổ đại theo gợi ý sau:
STT
1
2

STT

Lĩnh vực
?
?
?
Lĩnh vực

Tên thành tựu

Tên thành tựu
?

?
?

Ý nghĩa
?
?
?
Ý nghĩa


1 Chữ viết

Chữ tượng hình.

- Phản ánh trình độ tư duy.
- Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông
tin từ đời này qua đời khác.
- Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu
về văn hóa thời cổ đại.
2 Văn học
- Phong phú về thể loại. - Phản ánh đời sống hiện thực của cư
- Thư viện A-lếch-xan-dân
đri-a có đến hàng trăm- Lưu giữ thơng tin, thành tựu văn hóa
nghìn cuộn giấy
từ đời này sang đời khác.
3 Tín ngưỡng,- Sùng bái tự nhiên.
- Góp phần phản ánh tư duy, nhận thức
tôn giáo
- Tin vào sự bất tử củacủa cư dân Ai Cập cổ đại.
linh hồn nên có tục ướp- Thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực y

xác
học, kiến trúc.
Thiên văn
- Đo thời gian bằng đồng- Tạo cơ sở cho cách tính lịch sau này

hồ; Vẽ bản đồ cung
lịch pháp
hồng đạo
học
- Làm Dương lịch cổ.
4 Toán học
- Giỏi về số học và hình- Biểu hiện cao của tư duy đã được sử
học
dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo
- Phát minh hệ đếm thậpruộng đất, lập bản đồ,…
phân, chữ số…
- Là cơ sở cho nền tốn học sau này.
- Tính diện tích, thể tích
của một số hình cơ bản.
5 Y học
- Hiểu biết về cấu tạo cơ- Giúp chữa bệnh cho con người.
thể người
- Là cơ sở cho nền y học sau này.
- Việc chữa bệnh dần
được chun mơn hóa
6 Kĩ thuật
- Chế tạo ra nhiều dụng- Góp phần làm giảm sức lao động cơ
cụ: con lăn….
bắp của con người, tăng năng suất lao
- Chế tạo thủy tinh, menđộng.

màu
- Là cơ sở cho sự ra đời các môn khoa
- Ứng dụng cơng thứchọc tự nhiên như Lý, Hóa,…
hóa học trong luyện kim
7 Kiến trúc, điêu- Kim tự tháp
- Thể hiện uy quyền của các pha-ra-ông.
khắc
- Tượng bán thân của nữ- Phản ánh trình độ tư duy, khả năng
hồng Nê-phéc-ti-ti
sáng tạo của con người và mang tính
thẩm mĩ cao.
Câu 7: Em hiểu như thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt:
“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?
- Sông Nin dài khoảng 6650 km, chảy từ Trung Phi đến Bắc Phi, trong đó có phần
chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại.
Hằng năm, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc
hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, sông Nin
cũng là tuyến giao thông huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập. Vì vậy, nhà sử


học Hê-rô-đốt nhận định: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Câu 8: em hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ
đại. Nêu một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại.
a. Xã hội:
- Pha-ra-ông (Vua): đứng đầu đất nước, có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn
giáo, là đại diện của thần thánh.
- Tầng lớp quan lại, quý tộc: Giúp việc cho Pha-ra-ông (thu thuế, xây dựng đền tháp,
chỉ huy quân đội,…).
- Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, nông dân công xã: chiếm số lượng đơng đảo
trong xã hội; trong đó, nơng dân là lực lượng sản xuất chính.

- Tầng lớp nơ lệ: Chiếm số ít trong xã hội, chủ yếu làm việc trong các gia đình quan
lại, quý tộc hoặc phục vụ trong cung điện
b. Kinh tế:
Nông nghiệp:
+ Biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..
+ Chăn ni gia súc như cừu, bị, dê,...
- Thủ công nghiệp: phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm
gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,...
- Thương nghiệp: buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp
và đồ thủ công
Câu 9: Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là
gì?
Chữ tượng hình là loại chữ viết sử dụng hình ảnh để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa.
được viết thành hàng hoặc cột.
- Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập là:
+ Là một trong những hệ thống chữ viết ra đời sớm nhất trên thế giới; phản ánh trình
độ tư duy của cư dân Ai Cập.
+ Minh chứng cho thời đại hoàng kim của Ai Cập cổ đại.
+ Là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác.
+ Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa Ai Cập thời cổ đại.
Câu 10: Tại sao người Ai Cập cổ đại lại sùng bái tự nhiên?
Người Ai Cập cổ đại sùng bái tự nhiên vì:
+ Trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt là hoạt động sản xuất nơng nghiệp của cư
dân Ai Cập có sự gắn bó và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự
nhiên, như: gió, mưa, nắng…
+ Mặt khác, ở thời cổ đại, nhận thức của con người về thế giới cịn nhiều hạn chế
=> do đó, sùng bái tự nhiên là kết quả tất yếu của cư dân Ai Cập cổ đại.
Câu 11: Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những
lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?
- Tơn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của y học, kiến trúc của Ấn

Độ cổ đại, vì: người Ai Cập cho rằng con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác
cịn ngun vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn
đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.
Câu 12: Hãy nêu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Cơ sở về điều kiện tự nhiên


- Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi.
- Địa hình:
+ Chia làm hai khu vực: cao nguyên Thượng Ai Cập ở phía nam và đồng bằng Hạ Ai
Cập ở phía bắc.
+ 90% diện tích là sa mạc.
- Có nhiều khống sản như đá q, vàng, đồng,…
- Sơng Nin có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại, nước dâng lên đem theo lượng
phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi
phát triển nông nghiệp.
* Cơ sở về dân cư
- Dân cư chủ yếu của Ai Cập là các bộ lạc Li-bi.
- Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên
sự hỗn hợp chủng tộc
* Điều kiện kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..
+ Chăn ni gia súc như cừu, bị, dê,…
- Thủ cơng nghiệp: phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm
gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khống, chế tác đá, đúc đồng,...
- Thương nghiệp:
+ Bn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công.
+ Tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.
* Tình hình chính trị - xã hội

- Chính trị:
+ Thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi, nhà nước Ai Cập cổ đại ra
đời để tổ chức sản xuất và quản lí xã hội.
+ Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó
được thống nhất.
+ Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế, đứng đầu là pha-ra-ơng (vua)
có quyền lực tối cao về chính trị, qn sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. Giúp
việc cho pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu chi thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy
quân đội,..).
- Xã hội: Ai Cập cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá địa vị, giàu nghèo rõ nét.
Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Nền văn minh Trung Hoa cổ-trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên như
thế nào? Điều kiện tự nhiên của Trung Hoa cổ-trung đại có đặc điểm gì nổi bật?
? Em có suy nghĩ gì về nhận định “ Hồng Hà vừa là niềm kiêu hãnh vừa là nỗi buồn
của nhân dân Trung Quốc”
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư


+ Trung Quốc nằm ở phía đơng bắc châu Á.
+ Địa hình có nhiều núi và cao ngun. Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên
những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ơn đới và cận nhiệt đới; phía đơng thuộc khí hậu gió
mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
- Trên lưu vực sơng Hồng Hà, từ thời nguyên thủy, các bộ lạc sớm đến cư trú, hình
thành tộc Hoa Hạ.
2. Sự phát triển kinh tế
- Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong kinh tế của Trung Hoa cổ-trung đại
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển
3. Điều kiện chính trị -xã hội

- Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực sơng Hồng Hà đã hình thành xã hội có
phân hóa giai cấp và nhà nước.
- Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc thười Tần (221 TCN)
- Thể chế quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

- Cư dân Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời
nhà Thương (chữ Giáp cốt).

Sử học và - Sử học đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học đa dạng nhiều
văn học
thể loại. Có ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Khoa học kỹ - Có nhiều thành tựu giá trị và ảnh hưởng đến thời hiện tại.
thuật
Nghệ thuật

- Có nhiều cơng trình kiến trúc, điêu khắc đặc sắc tiêu biểu là Vạn
Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành…Hội họa và âm nhạc cũng phát
triển và đạt được nhiều thành tựu.
Lưu ý(Tử Cấm Thành được xây vào năm 1406, tức là vào thời
Minh Thành Tổ - Chu Đệ. Ông là con của hoàng đế Chu Nguyên
Chương. Chu Đệ nổi tiếng là người có tài năng xuất chúng, kiệt
xuất và lỗi lạc. Cơng trình này được xây dựng trong 15 năm (1406
- 1420) với sự góp sức từ 1 triệu nhân lực. Như vậy, Tử Cấm
Thành Trung Quốc tính đến nay đã được hơn 600 tuổi)



Tư tưởng tơn - Có nhiều tư tưởng, tơn giáo và có ảnh hưởng lớn đến đời sống
giáo
chính trị trong và ngoài nước
B. Câu hỏi liên quan:
Câu 1: Điều kiện, tự nhiên, chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình
thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?
Lời giải
- Điều kiện tự nhiên:
+ Trung Quốc nằm ở phía đơng bắc châu Á.
+ Địa hình có nhiều núi và cao ngun. Lưu vực Hồng Hà và Trường Giang tạo nên
những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
+ Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ơn đới và cận nhiệt đới; phía đơng thuộc khí hậu gió
mùa, mưa nhiều vào mùa hạ.
- Điều kiện chính trị:
+ Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hồng Hà bước vào thời kì tan rã của
chế độ cơng xã ngun thuỷ, hình thành xã hội có phân hố giai cấp và nhà nước.
+ Triều Hạ, Thương, Chu: tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát
triển theo mơ hình quân chủ chuyên chế.
+ Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc. Thiết chế nhà nước quân
chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến
Minh, Thanh.
- Điều kiện xã hội:
+ Thời Hạ, Thương và Chu, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm: vua, quý tộc, nông
dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.
+ Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm: vua quan, địa chủ, nông
dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nơng dân là giai cấp đơng đảo nhất, giữ vai
trị quan trọng nhất trong sản xuất nơng nghiệp.
Câu 2: Lập sơ đồ cơ sở hình thành văn minh Trung Quốc:


Câu 3: Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên
văn học và Lịch pháp? Thế giới đã kế thừa những phát minh kĩ thuật nào cũng
người Trung Quốc thời cổ - trung đại?
- Người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch
pháp vì: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân


phải “trông trời, trông đất”, dần dần họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt
Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người Trung Quốc
sáng tạo ra lịch.
- Thế giới đã kế thừa bốn phát minh kĩ thuật của Trung Quốc thời cổ - trung đại:
+ Kĩ thuật làm giấy.
+ Kĩ thuật in.
+ Thuốc súng.
+ La bàn.
Câu 4: Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại.
- Kiến trúc:
+ Người Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng, trật tự và chiều
sâu trong bố cục của cơng trình xây dựng.
+ Các cơng trình kiến trúc tiêu biểu: kinh đơ Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng
Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Kinh, Thiên Đàn, Di Hoà
Viên, Thập Tam Lăng,…
- Điêu khắc:
+ Thể hiện rất phong phú các tượng tròn (tượng Phật, thần thánh, người, thú,...), các
phù điêu trên các cơng trình kiến trúc (cung điện, lăng tẩm, chùa miếu,...) và các chạm
trổ trên đồ đồng, đồ ngọc, ẩn chương.
+ Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý được xem là nét độc đáo của nghệ thuật
điêu khắc Trung Hoa.
- Hội họa:

+ Phong phú với các đề tài về đời sống cung đình, tơn giáo, phong cảnh, con người,
chim, thủ, hoa lá, sinh hoạt dân gian,...
+ Tranh chủ yếu được vẽ trên lụa, giấy hoặc trên tường (bích hoạ) với phong cách ước
lệ, chú trọng đường nét hơn màu sắc.
+ Từ thời Đường trở đi, lối vẽ tranh thuỷ mặc được hoàn thiện và nâng cao, trở thành
nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét truyền thống.
- Âm nhạc:
+ Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ”.
+ Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm gồm 3 phần: Phong (ca khúc dân gian), Nhã (âm
nhạc cung đình), Tụng (ca vũ để cúng tế), Sở Từ (Khuất Nguyên),...
+ Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.
Câu 5: Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung
Hoa.
- Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành:
+ Người Trung Quốc cổ đại đã tìm cách giải thích nguồn gốc của thế giới, đúc kết
thành các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành.
+ Các thuyết này thể hiện yếu tố duy vật biện chứng thơ sơ, có ảnh hưởng lớn trong tư
tưởng triết học ở Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng văn hoá Hán.
- Nho gia:
+ Người sáng lập: Khổng Tử (551 - 479 TCN). Tư tưởng của ông bao hàm các nội
dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục.
+ Các nhà tư tưởng xuất sắc thời Chiến quốc (Mạnh Tử, Tuân Tử) đã bổ sung và phát


triển học thuyết này.
+ Từ thời Hán Vũ Đế, học thuyết Nho gia trở thành tư tưởng chính thống của chế độ
quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc, kéo dài hơn 2 000 năm.
- Pháp gia:
+ Người khởi xướng: Quản Trọng - tướng quốc nước Tề.
+ Thời Xuân thu - Chiến quốc: nhiều người tham gia phát triển học thuyết này, nổi bật

nhất là Thương Ưởng và Hàn Phi.
+ Chủ trương của Pháp gia là dùng pháp luật để quản lí đất nước, chú trọng đến các
biện pháp làm cho nước giàu, binh mạnh.
- Mặc gia:
+ Người sáng lập: Mặc Tử, sống vào thời Chiến quốc.
+ Đề xướng thuyết Kiêm ái (thương yêu tất cả mọi người), phản đối chiến tranh xâm
lược. Mặc Tử chủ trương người làm quan phải là người có tài đức, khơng kể dịng dõi
và nguồn gốc xuất thân.
+ Tác phẩm tiêu biểu của phái Mặc gia là sách Mặc Tử.
- Đạo gia và Đạo giáo:
+ Người khởi xướng tư tưởng Đạo gia là Lão Tử. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Đạo
đức kinh.
+ Thời Chiến quốc, Trang Tử kế thừa và phát triển thêm các yếu tố duy vật và biện
chứng trong tư tưởng triết t và hiện chứng học của Đạo gia.
+ Thời Đơng Hán, trên cơ sở các hình thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với học thuyết
của Đạo gia, Đạo giáo hình thành.
+ Thời Nam - Bắc triều, Đường và Tống, Đạo giáo phát triển, thờ cúng Lão Tử và các
vị thần tiên khác với mục đích tu luyện để trở nên trường sinh bất tử.


Câu 6: Lập bảng thống kê những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ trung đại và nêu ý nghĩa của những thành tựu đó.
STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1


Chữ viết

- Chữ tượng hình

- Thể hiện trình độ tư duy của cư dân
Trung Quốc

- Chữ Kim văn
- Chữ Tiểu triện.
-…

- Đặt nền tảng cho sự phát triển chính
trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ
thuật của văn minh Trung Hoa.

2

Văn học

- Phong phú, đa dạng về - Thể hiện trình độ phát triển về tư
thể loại. như: Kinh Thi; duy, sáng tạo của cư dân
- Có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh
Sở Từ; phú và nhạc phủ mọi mặt của xã hội của Trung Quốc
thời Hán; thơ Đường thời bấy giờ.
luật; kinh kịch; tiểu - Có ảnh hưởng tới khu vực châu Á.
thuyết chương hồi…

3


Sử học

- Thành lập cơ quan - Giúp thế hệ sau hiểu về các giai đoạn
biên soạn lịch của Nhà lịch sử của Trung Quốc.
nước
- Có nhiều bộ sử lớn.

4

Khoa học, Đạt được nhiều thành - Phục vụ sản xuất và đời sống.
tựu về:
- Là cơ sở cho các ngành khoa học, kĩ
kĩ thuật
+ Toán học
thuật sau này.
+ Thiên văn học và lịch - Được truyền bá đến nhiều nước trên
pháp học
thế giới và được cải tiến, ứng dụng
+ Y học
rộng rãi.
+ Kĩ thuật

5

Nghệ
thuật

Đạt nhiều thành tựu trên - Thể hiện kì tích về sức lao đơng và
các lĩnh vực:
tài năng sáng tạo của con người.

+ Kiến trúc
- Thể hiện uy quyền của giai cấp thống
+ Điêu khắc
trị.
+ Hội họa
+ Âm nhạc.

Câu 7: Em hãy chọn một trong bốn đại phát minh kĩ thuật của Trung Quốc cổ trung đại và soạn một bài thuyết trình về tầm quan trình của phát minh đó đối


với sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Nam châm
- Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá
nam châm. Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư
nam”. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có
khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam. Như vậy tư nam chính là tổ tiên
của la bàn. Tuy nhiên, tư nam cịn có nhiều hạn chế như khó mài, nặng, lực ma sát lớn,
chuyển động khơng nhạy, chỉ hướng khơng được chính xác nên chưađược áp dụng
rộng rãi.
- Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ
dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la
bàn. La bàn lúc đầu cịn rất thơ sơ: xâu kim nam châm qua cọng rơm sợi bấc đèn rồi
thả nổi trên bát nƣớc gọi là “thủy la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở
chỗ kín gió. La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất.
Đến khoảng cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển.
- Khoảng nửa sau thế kỉ XII, la bàn do đường biển truyền sang A-rập rồi truyền sang
châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố
định. Nửa sau thế kỉ XVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.
- La bàn có tác động lớn trong lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường
mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân


Bài 8: VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ -TRUNG ĐẠI
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên
- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao
thương và giao lưu văn hóa.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có sơng Ấn và sơng Hằng tạo nên những vùng đồng
bằng rộng lớn.
2. Dân cư
- Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn.
- Chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và người A-ri-a ở miền Bắc. Sau này có
thêm người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập… tạo nên sự đa dạng về tộc người.
3. Tình hình kinh tế
- Kinh tế nơng nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dần xuất hiện và từng


bước phát triển.
4. Chính trị xã hội
- Vào khoảng thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ đã hình thành nhà nước. Từ thế kỉ IV,
chế độ phong kiến được xác lập.
- Chế độ đẳng cấp Vác-ma với 4 đẳng cấp chính: Bra-ma, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-dra.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết - Cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết điển hình như chữ Bra-mi, chữ
văn học
San-krit (Phạn)
- Văn học Ấn Độ đặc sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú.

Tôn giáo - Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn như Bà La Môn, Hin-du
triết học
giáo, Phật giáo…
- Triết học Ấn Độ đề cập đến nhiều vấn đề về: vũ trụ, nhân sinh..
Nghệ thuật

- Văn minh Ấn Độ có nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc, mang đậm
yế tố tôn giáo.

Khoa học - Đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực: Thiên văn học,
kĩ thuật
tốn học, vật lí, hóa học, y học.
Ấn Độ giáo
Xuất xứ: Ấn Độ
Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa CồĐàm (Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
Chủ thuyết: Tránh làm những điều ác, Làm những điều thiện, Tu dưỡng Tâm trong
sạch (kinh Pháp Cú).
Loại tôn giáo: Phổ biến, mở rộng, được truyền bá qua nhiều nước trên thế giới; thuộc
về vô-thần, không chủ trương hữu thần, khơng cơng nhận có đấng sáng tạo hay
thượng đế quyết định số mạng con người; chủ trương về lý nhân-quả.
Những nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và Đại Thừa
(Mahayana).
Kinh Vệ-Đà
Kinh Vệ-đà, hay Phệ-đà (tiếng Phạn: वव
व; tiếng Anh: Veda) xem như là cỗi gốc của
giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ. Véda có nghĩa là "tri
thức". Trong kinh có những bản tụng ca để ca ngợi các vị thần, như thần lửa, thần
núi, thần sông... Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm
của cuộc sống trong vũ trụ.

B. Câu hỏi liên quan:


Câu 1: Em hãy lựa chọn một di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nền
văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản đó.
Bia Võ Cạnh (Khánh Hịa).
- Vào thế kỉ II – III SCN, niên đại của bia Võ Cạnh được xác định
- Nội dung của tấm bia Võ Cạnh: cho biết về quá trình hình thành và hợp nhất vương
quốc Chăm Pa. Vương quốc được hình thành từ hai tiểu quốc là Nam Chăm và Bắc
Chăm. Thủ phủ của Nam Chăm là ở Panduranga (Phan Rang ngày nay). Còn thủ phủ
của Bắc Chăm (sử Trung Hoa còn gọi là Lâm Ấp) ở Simhapura (Trà Kiệu ngày nay).
Sau đó, hai tiểu vương quốc này hợp nhất thành vương quốc Chăm vào khoảng thế kỷ
thứ VII, chọn Simhapura làm thủ phủ.
- Tiếng Phạn đã trở thành ngôn ngữ bác học của Chămpa. Đây là ngôn ngữ được sử
dụng rộng rãi bởi giới tinh hoa bao gồm quý tộc và tu sĩ. Những người này đã chuyển
tải những trào lưu tôn giáo, triết học đương thời của Ấn Độ đến với vương quốc này.
- Thông qua việc nghiên cứu bia Võ Cạnh kết hợp với sử liệu ta thấy rằng, tuy ngày
nay Phật giáo gần như vắng bóng trong sinh hoạt tín ngưỡng của tộc người Chăm Pa
nhưng nó đã từng đóng vai trị quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân
tộc này.
Câu 2: Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở
nào là quan trọng nhất? Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người của
Ấn Độ?
* Điều kiện tự nhiên:
- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao
thương, giao lưu văn hóa. Khí hậu nhiệt đợt gió mùa, nhiều vùng khơ nóng nhưng
cũng có vùng ẩm mát.
- Phía bắc có dãy Himalaya với khu vực đồi núi rộng lớn.
- Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi khởi nguồn
của những trung tâm văn minh.

- Phía Nam có cao nguyên Đê-can, được mệnh danh là vùng đất cổ xưa nhất, tạo nên
những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc quần tụ dân cư; sự phát triển, giao lưu kinh tế,
văn hóa; đồng thời, điều kiện tự nhiên cũng một cơ sở quan trọng đối với sự ra đời của
văn minh Ấn Độ cổ đại.
* Dân cư:
Từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, cư dân bản địa sống ở lưu vực sông
Ấn được gọi là người Ha-ráp-pan.
- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-an gốc I-ran xâm nhập, chinh phục và
làm chủ vùng Bắc Ấn
- Tộc người Đra-vi-đi-an ở phía nam Ấn Độ, các thời kì sau đó có sự du nhập của
người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,…
* Điều kiện kinh tế


+ Phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác và hệ thống thuỷ lợi. Cư dân
biết trồng nhiều loại cây và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến
hương liệu,…
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường…
* Tình hình chính trị - xã hội
+ Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đơ thị và thành
luỹ kiên cổ.
+ Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sơng Hằng
của người A-ri-a, cịn gọi là thời kì Vê-đa.
+ Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được
thành lập.
+ Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương
triều Hồi giáo Mô-gôn.
+ Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh

(giữa thế kỉ XIX
b. Cơ sở quan trong nhất
- Điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng nhất hình thành nền văn minh Ấn Độ. Vì:
điều kiện tự nhiên có tác động, thuận lợi cho việc quần tụ dân cư; sự phát triển, giao
lưu kinh tế - văn hóa; góp phần hình thành chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền ở Ấn Độ.
C.Nguyên nhân:
Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và
làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía nam chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an.
- Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,... cũng đến Ấn Độ cư trú, tạo
nên quá trình hỗn chủng và sự đa dạng về tộc người.
Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm kinh tế, bối cảnh chính trị của nền văn minh Ấn Độ
thời cổ - trung đại.
a. kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác
(sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đáp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi
gia súc, gia cầm.
- Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến
hương liệu,…
- Thương mại:
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị
trường châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng là: nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ cơng,…
b. Bối cảnh chính trị - xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
+ Thiên niên kỉ III TCN, Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đơ thị và thành
luỹ kiên cổ (Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa).



+ Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sơng Hằng
của người A-ri-a, cịn gọi là thời kì Vê-đa.
+ Khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được
thành lập.
+ Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương
triều Hồi giáo Mô-gôn.
- Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa
thế kỉ XIX).
Câu 4: Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á? cho
biết quốc gia nào ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết từ Ấn Độ.
- Phật giáo được truyền bá sang châu Á thơng qua q trình giao lưu thương mại giữa
thương nhân Ấn Độ với các quốc gia.
- Phật giáo du nhập vào và được đông đảo cư dân châu Á sùng mộ, vì:
+ Đạo Phật chủ trương bình đẳng giữa mọi chúng sinh; tránh làm điều ác, chỉ làm điều
thiện.
+ Đạo phật chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ, cách thức giải thốt với “Tứ diệu đế”,
“bát chính đạo” và luật nhân - quả.
+ Phật giáo không cần nghi thức cúng bái phức tạp.
- Những quốc gia ở Đông Nam Á có sự kế thừa chữ viết Ấn Độ là:
+ Chăm-pa (lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa xưa thuộc khu vực Nam Trung Bộ của
Việt Nam hiện nay)
+ Campuchia
+ Thái Lan.
Câu 5: Nền văn minh Ấn Độ có những thành tựu nào nổi bật? Trong những
thành tựu ấy, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
a. Những thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ
* Chữ viết và văn học
- Chữ viết:
+ Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3.000 con dấu được tìm

thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn.
+ Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit,
chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X.
+ Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn
Độ.
- Văn học:
+ Phản ánh đời sống tinh thần phong phú.
+ Tác phẩm tiêu biểu: kinh Vê-đa; sử thi Ma-ha-bha-ra-ta; sử thi Ra-ma-ya-na; vở
kịch Ka-li-đa-sa.
* Tôn giáo và triết học
- Tôn giáo:
+ Ấn độ là quê hương của nhiều tơn giáo lớn, như: Phật giáo, Hin-đu giao…
+ Ngồi ra, ở Ấn Độ cịn có sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác, như: đạo Giai-nơ, đạo


Sích, Hồi giáo, Kito giáo, Do Thái giáo,... và nhiều tín ngưỡng thờ thần.
- Triết học: đề cập đến nhiều vấn đề: các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình
cảm, tư tưởng giải thốt…
* Nghệ thuật
- Kiến trúc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo.
+ Các cơng trình tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; trụ đá thời A-sơ-ca; cụm Thánh
tích Ma-ha-ba-li-pu-ram, cụm đền tháp Kha-giu-ra-hơ; tháp Cu-túp Mi-na, lăng mộ
của hoàng đế Hu-ma-y-un, lăng Ta-giơ Ma-han,…
- Nghệ thuật điêu khắc thể hiện trên các pho tượng; các bức phù điều…
* Khoa học - kĩ thuật
- Thiên văn học:
+ Tạo ra lịch.
+ Nhận thức được Trái Đất và Mặt Trăng có hình cầu;
+ Phân biệt được năm hành tinh là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ.

- Toán:
+ Sáng tạo ra hệ số 10 chữ số
+ Tính được căn bậc 2 và căn bậc 3.
+ Tính được diện tích các hình tiêu biểu và tính được chính xác số Pi = 3,1416,...
- Vật lí: nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái Đất.
- Hoá học ra đời sớm và phát triển ở Ấn Độ do như cầu của các nghề thủ công như
nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thuỷ tinh,..
- Y học: biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê, biết phẫu thuật, sử dụng thảo mộc trong chữa
bệnh,…
b. Em ấn tượng nhất về thành tựu chữ viết của Ấn Độ, vì:
+ Việc sáng tạo ra chữ viết thể hiện trình độ tư duy của cư dân Ấn Độ
+ Chữ viết là phương tiện lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác; là cơ sở để
người đời sau nghiên cứu về văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.
+ Chữ viết phát triển đã đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn
học - nghệ thuật của văn minh Ấn Độ.
+ Chữ viết Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của nhiều quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á.



×