Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thi CSTV1 Kỹ năng chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp ngoài tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.21 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN
KHOA ĐÀO TẠO

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THEO HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
MƠN HỌC: KỸ NĂNG CHUN SÂU VỀ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGOÀI TOÀ
ÁN

Họ và tên:
Sinh ngày 000 tháng 000 năm 0000
SBD 0000 Lớp: CSN0000.TV000 LS Khóa 0000.00 T7,CN 000

Hà Nội, ngày 000 tháng 000 năm 000
Câu 1a (4,0 điểm): Khách hàng của anh/chị là một cơng ty cổ phần có dự


định tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Những vấn
đề pháp lý nào anh/chị cần lưu ý khi thực hiện hoạt động tư vấn này?
Theo quy định tại khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở
hữu cơng ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi
thành lập công ty cổ phần”.
Đối với khách hàng là cơng ty cổ phần có dự định tăng vốn điều lệ để mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cần lưu ý những vấn đề sau:
* Thứ nhất, về hình thức tăng vốn: Đối với cơng ty cổ phần có dự định
tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh, các hình thức tăng vốn điều lệ
có thể thực hiện thơng qua những cách thức sau: Chào bán cổ phần cho cổ đông
hiện hữu; chào bán cổ phần riêng lẻ; chào bán cổ phần ra công chúng; chi trả cổ
tức bằng cổ phần. Cụ thể, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
“Điều 123. Chào bán cổ phần


1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ
phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;
c) Chào bán cổ phần ra cơng chúng”.
Ngồi việc phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ cơng ty cịn có thể tăng
vốn điều lệ bằng việc trả cổ tức cho cổ đông theo khoản 6 điều 135 Luật doanh
nghiệp 2020:
“Điều 135. Trả cổ tức
6. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ
tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật này.
Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần
dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hồn thành việc thanh
tốn cổ tức”.
*Thứ hai, về thẩm quyền thông qua việc tăng vốn điều lệ: Luật doanh
2


nghiệp 2020 quy định:
“Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
2. Đại hội đồng cổ đơng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần”.
Như vậy, việc cơng ty cổ phần có dự định tăng vốn điều lệ phải được sự
chấp thuận thông qua của Đại hội đồng cổ đơng.
* Thứ ba, về trình tự thủ tục của các hình thức tăng vốn điều lệ:

- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu (áp dụng đối với công ty cổ
phần không pahri là công ty đại chúng): Đây là trường hợp công ty tăng thêm
số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán và bán tồn bộ số cổ
phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ tại cơng
ty. Trình tự cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 124 Luật doanh nghiệp
2020:
Bước 1: Họp Đại hội đồng cổ đông họp và ra quyết định chào bán cổ phần
theo hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
Bước 2: Công ty gửi thông báo đến các cổ đông:Công ty phải thông báo
bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên
lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc
thời hạn đăng ký mua cổ phần;
Bước 3: Thực hiện bán cổ phần
Bước 4: Phát hành cổ phiếu và ghi nhận sổ đăng ký cổ đông: Sau khi cổ
phần được thanh tốn đầy đủ, cơng ty phát hành và giao cổ phiếu cho người
mua; Ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ
đơng đó trong cơng ty.
Bước 5: Đăng ký thay đổi tăng vốn tại cơ quan đăng ký kinh doanh: Công
ty thực hiện thay đổi đăng ký vốn điều lệ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở
kế hoạch và đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ
3


phần.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ (áp dụng đối với công ty cổ phần không phải
là công ty đại chúng): là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần
được chào bán để tăng vốn điều lệ.
+ Điều kiện để thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm: Không chào
bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng và chào bán cho dưới 100 nhà
đầu tư, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp hoặc chỉ chào bán

cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
+ Thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ được quy định cụ thể tại khoản 2
Điều 125 Luật doanh nghiệp 2020:
Bước 1: Công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ (loại, số
lượng, mệnh giá cổ phần, cách thức, điều kiện, thời hạn thanh toán,…)
Bước 2: Thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần
Bước 3: Đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành
đợt bán cổ phần, công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ
quan đăng ký kinh doanh.
- Chào bán cổ phần ra công chúng:
+ Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần
được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật chứng khoán 2019:
“Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ
phần bao gồm:
a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng
trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký
chào bán phải có lãi, đồng thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào
bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt
chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát
4


hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn;
trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ
tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng
của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều
lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế mà chưa được xóa án tích;
g) Có cơng ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra
công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là cơng ty chứng khốn;
h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu
trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ
phiếu của đợt chào bán”.
+ Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ
phần được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật chứng khoán 2019:
“Điều 18. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty
cổ phần bao gồm:
a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;
b) Bản cáo bạch;
c) Điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành,
phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và văn bản cam kết niêm yết
hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
đ) Văn bản cam kết đáp ứng quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều
15 của Luật này;
e) Văn bản cam kết của các cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ
phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành về việc cùng nhau nắm
giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ
5



ngày kết thúc đợt chào bán;
g) Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng với
cơng ty chứng khốn;
h) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về
việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán;
i) Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có)”.
+ Về trình tự, thủ tục chào bán chứng khốn ra công chúng được quy định
tại Điều 41 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật chứng khoán. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán gửi hồ sơ đăng
ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.
Bước 2: Sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra
cơng chúng theo quy định
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông
báo từ Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, tổ chức phát hành, cổ đơng đăng
ký chào bán gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 06 Bản cáo bạch chính
thức để hồn thành thủ tục.
Bước 4: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng
ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng hoặc từ chối theo quy định tại
Điều 25 Luật Chứng khoán.
Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận
đăng ký chào bán chứng khoán ra cơng chúng có hiệu lực, tổ chức phát
hành, cổ đơng đăng ký chào bán phải công bố Bản thông báo phát hành
trên 01 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp và công bố thông
tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, cổ đơng đăng ký
chào bán là tổ chức (nếu có), Sở giao dịch chứng khoán.
Bước 6: Tổ chức phát hành, cổ đông đăng ký chào bán thực hiện phân
phối chứng khoán theo quy định tại Điều 26 Luật Chứng khoán.

- Trả cổ tức: Việc trả cổ tức của cổ phần phổ thông được thực hiện khi
6


đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật doanh
nghiệp

2020:

“a) Cơng ty đã hồn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật;
b) Đã trích lập các quỹ cơng ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của
pháp luật và Điều lệ công ty;
c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”.
+ Về thủ tục: được quy định tại khoản 6 Điều 135 Luật doanh nghiệp
2020: Công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các
Điều 123, 124 và 125 Luật doanh nghiệp 2020 nói trên; tuy nhiên Cơng ty
phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng
để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh tốn
cổ tức.
+ Về trình tự thực hiện trả cổ tức cho cổ đông, khoản 4 Điều 135 Luật
doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Bước 1: Hội đồng quản trị kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời
hạn và thủ tục trả cổ tức.
Bước 2: Đại hội đồng cổ đông tiến hành cuộc họp thường niên; để xem
xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng
loại.
Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức; Hội đồng quản trị lập danh
sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ

phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.
Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo về
trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ
đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả
cổ tức.
Bước 5:Tiến hành việc chia cổ tức của công ty cổ phần theo thời hạn được
thông báo.
7


* Thứ tư, về vấn đề lệ phí mơn bài: Tuỳ thuộc vào số vốn điều lệ mà
mức lệ phí mơn bài phải đóng sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 4
Thơng tư 302/2016/TT-BTC thì Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba
triệu) đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống:
2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Tổ chức nêu tại điểm a, b có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn
cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm
trước liền kề năm tính lệ phí mơn bài.
Đối với công ty cổ phần sau khi thực hiện tăng vốn điều lệ thì việc kê khai
lệ phí mơn bài quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2019 quy
định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế, cụ thể tại điểm a, khoản 1 Điều
10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Lệ phí mơn bài
b) Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí mơn bài
nộp hồ sơ khai lệ phí mơn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm

phát sinh thông tin thay đổi.”
Như vậy, doanh nghiệp khi nhận được đăng ký kinh doanh mới về việc
tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp cần kê khai lệ phí mơn bài chậm nhất là ngày
30 tháng 01 năm sau năm phát sinh. Trường hợp tăng vốn điều lệ làm thay đổi
mức lệ phí mơn bài phải nộp, doanh nghiệp khơng phải nộp bổ sung số tiền
tăng cho năm thay đổi.

8


Câu 1b (6,0 điểm): Khách hàng của anh/chị là công ty cổ phần thương
mại thiết bị. Giả sử trước khi thực hiện giao dịch góp vốn để thành lập
cơng ty cổ phần Phương Nam, khách hàng đề nghị anh/chị đánh giá pháp
lý đối với tài sản mà công ty dự định đưa vào góp vốn. Hãy thực hiện
cơng việc theo yêu cầu của khách hàng.
I. Bối cảnh tư vấn
1. Tài liệu vụ việc
- Quyết định số 4150/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
ngày 16/6/2005;
- Hợp đồng thuê đất số 126/2005/TNMTNĐ-HĐTĐTN;
- Quyết định số 4175/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
ngày 21/9/2016;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 21/9/2006
- Quyết định số 2356/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
ngày 05/5/2014;
- Biên bản họp góp vốn đầu tư giữa cơng ty số 01/BB-TMTB của Công ty
cổ phần thương mại thiết bị ngày 19/11/2015;
- Hợp đồng thuê đất số 411/HĐTĐ.
2. Tóm tắt sự việc
Công ty cổ phần đầu tư Phương Nam (Công ty Phương Nam) được thành

lập ngày 03/02/2016 gồm có 3 cổ đông:
- Công ty cổ phần thương mại thiết bị (Cơng ty thương mại thiết bị), góp
vốn bằng giá trị tài sản gắn liền với đất tại khu đất 12.905m2 tại phường X,
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Định giá 45 tỷ đồng (chiếm 90% vốn
điều lệ của cơng ty).
- Ơng Nguyễn Tuấn Minh và ơng Lê Hồng Sơn góp 5 tỷ đồng (chiếm
10% vốn điều lệ của công ty).
9


Công ty thương mại thiết bị trước đây là doanh nghiệp nhà nước nhưng đã
được cổ phần hố và hồn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm
2007. Tại thời điểm góp vốn thành lập Cơng ty Phương Nam, cơng ty thương
mại thiết bị là cơng ty có cổ đông là Công ty ABC chiếm 51% vốn điều lệ.
Công ty ABC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và công ty ABC đang sở
hữu 51% vốn điều lệ của Công ty thương mại thiết bị.
Công ty Phương Nam đã đại diện cho Công ty thương mại thiết bị nộp hồ
sơ xin góp vốn bằng giá trị tài sản gắn liền với đất tới Sở tài nguyên và môi
trường thành phố Hà Nội, sau đó Sở Tài nguyên và Mơi trường đã có cơng
văn gửi tới Sở Tài chính, Công ty ABC, Công ty thương mại thiết bị và Công
ty Phương Nam yêu cầu cho ý kiến về các vấn đề sau:
- Sở Tài chính cho ý kiến áp dụng cụ thể đối với trường hợp khu đất của
Công ty thương mại thiết bị có phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất
theo nội dung Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định việc sắp
xếp lại, xử lý tài sản công.
- Công ty ABC cho ý kiến và cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc
chấp thuận cho người đại diện phần vốn góp nhà nước tại Cơng ty thương mại
thiết bị góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê trên thửa đất tại phường X,
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với tổng giá trị 45 tỷ đồng để thành lập Công ty
Phương Nam.

II. Yêu cầu tư vấn của khách hàng
Khách hàng là công ty cổ phần thương mại thiết bị. Giả sử trước khi thực
hiện giao dịch góp vốn để thành lập công ty cổ phần Phương Nam, khách
hàng đề nghị anh/chị đánh giá pháp lý đối với tài sản mà cơng ty dự định đưa
vào góp vốn. Hãy thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng.
III. Căn cứ pháp lý
1. Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020.
2. Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
3. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
10


4. Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định việc sắp xếp
lại, xử lý tài sản công.
5. Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017
của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
IV. Ý kiến pháp lý
Yêu cầu của khách hàng là đánh giá pháp lý đối với tài sản mà cơng ty dự
định đưa vào góp vốn (tức bằng giá trị tài sản gắn liền với đất tại khu đất
12.905m2 tại phường X, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Do đó, bản ý
kiến pháp lý này dựa trên phương diện căn cứ các quy định của pháp luật để
xem xét khu đất có đủ điều kiện để cơng ty đưa vào góp vốn hay khơng.
* Thứ nhất, về tài sản góp vốn:
Căn cứ vào Điều 175, Luật Đất đai 2013 có quy định về Quyền và nghĩa
vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm như sau:
“1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê
đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật
này;
b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ
chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều
kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp
tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê;
người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo
11


mục đích đã được xác định;
đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng
năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được
phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân ngồi khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, khu chế
xuất thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Cơng ty thương mại thiết bị có Quyết định cho thuê đất số 4150/QĐ-UB
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 16/6/2005; ký Hợp đồng thuê đất
số 126-2005/TNMTNĐ-HĐTĐTN ngày 01/9/2005 với hình thức thuê đất trả
tiền hàng năm; được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất ngày 21/9/2006; đất không tranh chấp, không bị kê biên, hiện đang trong
thời hạn sử dụng. Như vậy, Công ty thương mại thiết bị đáp ứng điều kiện được
góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 43 Nghị định 01/2017/NĐ-CP (sửa đổi
Nghị định 43/2014/NĐ-CP): khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp cổ phần hố có trách nhiệm rà sốt tồn bộ quỹ đất đang quản lý, sử

dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và pháp
luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp
cổ phần hố. Do đó cần phải lưu ý kiểm tra phương án sử dụng đất khi cổ phần
hố Cơng ty thương mại thiết bị vào năm 2007, nhằm xác định rõ phương án giữ
lại để sử dụng hay được sử dụng tài sản để góp vốn.
12


* Thứ hai, về việc thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công:
- Theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP, phạm vi sắp xếp lại, xử lý các loại tài
sản cơng gồm: đất, nhà, cơng trình và các tài sản khác gắn liền với đất của cơ
quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng. Theo đó, khoản 2
Điều 1 Nghị định này quy định như sau:
“2. Nhà, đất không thuộc phạm vi áp dụng quy định tại Nghị định này
gồm
a) Nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền
phê duyệt phương án cổ phần hóa;
b) Nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ hộ, mượn của các tổ
chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp”.
Điều 2 Nghị định này quy định đối tượng áp dụng như sau:
“1. Đối tượng thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất bao gồm:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực
lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản
Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy
định của pháp luật về hội;
b) Doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100%

vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước); công ty cổ phần và Công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ (sau đây gọi là công ty cổ phần).

13


Đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở
xuống, việc quản lý, sử dụng nhà, đất thực hiện theo quy định của pháp luật về
đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan”
- Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định phạm vi sắp xếp lại, xử lý các loại
tài sản cơng bao gồm: Đất, nhà, cơng trình gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức,
đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng. Theo đó, khoản 2 quy định về
những trường hợp không thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gồm:
“2. Nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại
khoản 1 Điều 2 Nghị định này quản lý, sử dụng không thực hiện việc sắp xếp
lại, xử lý theo quy định tại Nghị định này, gồm:
a) Nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ hộ, mượn của các tổ
chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp;
e) Nhà, đất là sản phẩm hàng hóa của dự án đầu tư kinh doanh bất
động sản theo quy định của pháp luật, trừ phần nhà, đất tại dự án đã được
xác định và hạch toán là tài sản cố định của doanh nghiệp;
h) Đất, nhà, cơng trình gắn liền với đất thuộc khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động
sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1
Điều 2 Nghị định này);
k) Nhà, đất của doanh nghiệp đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục giải
thể, phá sản doanh nghiệp;
l) Nhà, đất được hình thành bằng nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp;

m) Đất, nhà thuộc: quỹ nhà ở xã hội, nhà tái định cư; quỹ đất tiếp nhận
từ dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị bàn giao
lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật”.
14


Cũng theo Nghị định 67/2021/NĐ-CP, đối tượng áp dụng việc sắp xếp lại,
xử lý cơ sở nhà, đất là tài sản công bao gồm:
“1. Đối tượng thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
b) Doanh nghiệp, bao gồm:
b1) Doanh nghiệp cấp I là Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà
nước, công ty độc lập do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Văn phịng Quốc hội, Văn phịng Chủ tịch nước, Kiểm tốn nhà nước, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Chính sách xã hội,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn 2 thành viên trở lên do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có vốn góp chiếm trên 50% vốn
điều lệ;
b2) Doanh nghiệp cấp II là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp
cấp I quy định tại tiết b1 điểm này mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp
cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp
cấp II chiếm trên 50% vốn điều lệ;
b3) Doanh nghiệp cấp III là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp
cấp II quy định tại tiết b2 điểm này mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp
cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp
cấp II nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp II vào doanh nghiệp

cấp III chiếm trên 50% vốn điều lệ;

15


c) Các doanh nghiệp không thuộc quy định tại điểm b khoản này, việc
quản lý, sử dụng nhà, đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai,
pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.”
Từ quy định nêu trên cho thấy, khu đất mà Công ty thương mại thiết bị dự
định góp vốn thuộc trường hợp phải thực hiện sắp xếp lại theo quy định của
Nghị định 167/2017/NĐ-CP và Nghị định 67/2021/NĐ-CP.
* Thứ ba, về việc xem xét xin ý kiến của người đại diện vốn nhà nước
(Công ty ABC): Do Công ty ABC là doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà
nước) phải thực hiện việc quản lý vốn và tài sản theo Luật quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Công ty ABC chiếm
51% vốn điều lệ của Công ty thương mại thiết bị, do đó Cơng ty thương mại
thiết bị là cơng ty con nên phải chịu sự chi phối của Luật quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và pháp luật về quản lý người đại diện vốn
nhà nước.
Tại Điều 49 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp quy định:
“Điều 49. Quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn của doanh
nghiệp
1. Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham
gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu
tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ;
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội

đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng
giám đốc hoặc Phó Giám đốc;
16


c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản;
đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
2. Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh tốn,
khơng hồn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
3. Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanh
nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình
sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp.
4. Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng
quyền, trách nhiệm được giao hoặc khơng cịn đáp ứng tiêu chuẩn của người
đại diện.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn
của doanh nghiệp.
6. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên
quan”.
Bên cạnh đó, Cơng ty thương mại thiết bị cần xem xét và bổ sung một số
tài liệu, văn bản như: Quy chế quản lý người đại diện phần vốn do Công ty ABC
ban hành; Báo cáo của tổ đại diện vốn; Văn bản trả lời người đại diện của Cơng
ty ABC,… nhằm mục đích xin ý kiến chấp thuận của người đại diện phần vốn
góp nhà nước trước khi thực hiện góp vốn bằng giá trị tài sản gắn liền với đất tại
khu đất 12.905m2 tại phường X, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.


17



×