Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bá vương biệt cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.6 KB, 8 trang )

Đề bài: Lựa chọn một bộ phim, viết một bài bình luận về: Nghệ thuật có thể cứu rỗi
con người hay khơng?
Nghệ thuật là nơi giữ gìn mọi vẻ đẹp của cuộc đời để những vẻ đẹp ấy trở thành
vĩnh cửu: đó có thể là một màu vàng lộng lẫy của rừng thu, đó có thể là một bơng mai nở
giữa nền tuyết trắng xóa, hay có thể là vẻ đẹp của một nền nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ta
khơng biết được có bao nhiêu quan niệm về nghệ thuật, về chức năng của nó. Liệu nghệ
thuật có ảnh hưởng gì tới đời sống thực? Nghệ thuật có khả năng cứu rỗi con người khỏi
những bi kịch của cuộc đời hay không? Kinh kịch Trung Hoa – một nền nghệ thuật tinh
túy được hình thành vào năm 1845, phát triển đến đỉnh cao vào thời vua Càn Long và đến
ngày nay vẫn được duy trì. Là một thứ nghệ thuật đã có hơn 150 năm lịch sử, để viết và
kể về nó thật khơng dễ dàng. Bộ phim Trung Quốc Bá Vương Biệt Cơ của đạo diễn Trần
Khải Ca là một tác phẩm xuất sắc kể về kinh kịch, tuy khơng thể khái qt được cả q
trình hình thành, phát triển và lụi tàn của nó nhưng sau khi xem hết phim điện ảnh này,
tôi đã phần nào biết và hiểu về cái thời kì đỉnh cao của kinh kịch – cái thời kì mà “Phàm
là con người thì phải đi xem kịch. Khơng đi xem kịch thì khơng phải là con người. Chỉ có
lồi heo, chó mới khơng đến nhà hát nghe kịch.” (trích dẫn lời thoại trong bộ phim). Vậy
trong bộ phim này, nghệ thuật – mà cụ thể là kinh kịch có thể cứu rỗi con người hay
khơng?
Nghệ thuật như thế nào sẽ có khả năng cứu rỗi con người? Đó phải là một thứ
nghệ thuật chân chính, có khả năng xoa dịu, che chở, nâng đỡ cho tâm hồn con người, có
khả năng chữa lành vết thương con người cũng như vực dậy họ từ những vực thẳm đen
tối nhất. Phim điện ảnh Bá Vương Biệt Cơ là một tác phẩm chuyển thể từ một tiểu thuyết
cùng tên. Và nhan đề ấy lại là tên của một vở kinh kịch nổi tiếng diễn lại cảnh Sở Bá
vương Hạng Vũ vĩnh biệt người thiếp của mình là Ngu Cơ thời Hán Sở tranh hùng. Bộ
phim đối với tơi có lẽ khơng đến mức buồn đến mức khóc lên từng tiếng, nhưng lại khiến
tơi nghẹn đắng trong cổ họng. Phim lấy bối cảnh kéo dài tới hơn 50 năm, xoay quanh mỗi
quan hệ giữa ba nhân vật: Trình Điệp Y (có bản dịch là Trình Đắc Di do Trương Quốc
Vinh thủ vai), Đoàn Tiểu Lâu (do Trương Phong Nghị thủ vai), Cúc Tiên (có bản dịch là
Diệu Linh do Củng Lợi thủ vai). Bộ phim mở đầu bằng cảnh hai nhân vật Trình Điệp Y
và Đồn Tiểu Lâu gặp lại nhau sau hơn 11 năm vào năm 1977 và cùng diễn lại vở kịch
“Bá Vương Biệt Cơ” dưới ánh đèn sân khấu sau hơn một thập kỉ. Từ đó, cuộc đời hai


người được quay ngược thời gian với đủ thăng trầm của lịch sử.
1


Đức Chí (tên thuở nhỏ của Trình Điệp Y) là con của một cô gái lầu xanh tên là
Giang Hồng. Vì Đức Chí đã lớn, cơ khơng đủ sức ni và giấu trong nhà chứa nên cơ
đem con đến đồn kinh kịch – mà ở đó tồn là những đứa trẻ mồ cơi. Ban đầu, Đức Chí
khơng được nhận vào vì trên bàn tay thừa ra một ngón, nhưng vì để được nhận vào gánh
hát kịch mà bà mẹ sẵn sàng cầm con dao chặt đứt ngón tay thừa ấy của con mình. Trước
cảnh này, tơi có nghe lời rao mài dao của người qua đường, lúc đó tơi khá là mơng lung
vì khơng hiểu tại sao, chỉ đơn giản nghĩ rằng tiếng rao ấy chỉ góp phần tạo nên khơng khí
của bộ phim mà thơi, nhưng rồi chỉ vài phút sau, tôi đã hiểu. Ngay từ tiếng rao ấy đến lúc
Đức Chí bị chính người mẹ của mình kéo khăn lên che mặt, và cầm con dao chặt đứt
ngón tay thừa đã báo hiệu một số phận đầy bi kịch của Đức Chí. Vào đồn hát, Đức Chí
lớn lên bằng sự luyện tập đến mức tàn bạo cùng những đứa trẻ mồ côi khác và hơn hết là
bằng sự quan tâm ấm áp của sư huynh Sĩ Tứ (tên thuở nhỏ của Đoàn Tiểu Lâu). Thời gian
này là khoảng những năm 1924, thời kì này, diễn viên kinh kịch và gái lầu xanh đều bị
xem thường, hai loại người này ở cùng một nơi trong xã hội – đáy xã hội. Vậy mà những
đứa trẻ ấy vẫn ngày ngày bị ép luyện hát, dù chỉ để hát rong, biểu diễn ngồi đường. Khi
lớn lên, có lần Đức Chí cùng với một đứa trẻ khác chạy trốn khỏi đoàn kịch, có lẽ là em
đã khơng cịn chịu được cái cảnh ngày ngày bị đánh, đứng tập hát giữa giá tuyết lạnh lẽo,
không chịu được cái đau đớn của số phận, nhưng khi thấy giọt nước mắt của em khi xem
vở kịch “Bá Vương Biệt Cơ” do những người nghệ sĩ nổi tiếng thời ấy diễn, cái ánh mắt
quyết tâm quay lại cái chốn mà đã mở ra bi kịch cuộc đời cho chính mình ấy của Đức Chí
thì tơi đã thay đổi suy nghĩ. Ban đầu, em khơng hề có niềm hứng thú với kinh kịch,
không giống như Sĩ Tứ là một nhân vật, mà có thể nói là sinh ra để diễn vai Sở Bá vương,
Đức Chí hồn tồn là bị ép vào đoàn kịch do cuộc sống đưa đẩy, do người mẹ của em lựa
chọn miếng ăn chứ khơng phải đứa con của mình khi bị đẩy vào cùng đường tuyệt lộ,
nhưng giọt nước mắt ấy, cái ánh nhìn kiên định ấy đã thể hiện sự manh nha của tình yêu
đối với kinh kịch trong thâm tâm của Đức Chí. Là một bé trai nhưng mang một vẻ đẹp

thanh tú giống một bé gái, Đức Chí thường được giao cho vai nhân vật nữ. Ban đầu, em
có phản kháng bằng việc liên tục hát sai lời “Bản chất ta là nam, khơng phải nữ” nhưng
đến khi bị chính người sư huynh – chỗ dựa của mình từ nhỏ - cầm cây gậy thọc vào
miệng đến chảy máu, thì Đức Chí đã hồn tồn chấp nhận số phận của mình. Từ đó,
Trình Điệp Y và Đồn Tiểu Lâu trở thành hai ngôi sao sáng trong nền kinh kịch thời bấy
giờ với vở “Bá Vương Biệt Cơ”. Đây chính là một biểu hiện của việc nghệ thuật có khả
năng cứu rỗi con người. Kinh kịch đã cứu rỗi Đức Chí hay cả Sĩ Tứ khỏi cuộc sống luyện
2


tập vô cùng ác liệt của những đứa trẻ trong gánh hát, đã khiến hai huynh đệ trở thành
những nhân vật quan trọng trong xã hội. Thế nhưng đối với đứa bé Lai Chi, có phải em
đã bị bỏ quên? Trở về gánh hát sau khi bỏ trốn, nhìn thấy Đức Chí bị trừng phạt vơ cùng
nặng nề, em đã cố gắng ăn nốt những viên kẹo hồ lô để trong túi và quyết định treo cổ tự
vẫn. Là một nhân vật chỉ xuất hiện khoảng đầu phim, nhưng Lai Chi để lại trong tôi một
ấn tượng là cậu bé lạc quan, tràn đầy hi vọng về một tương lai có nhiều tiền để có thể ăn
kẹo hồ lơ thỏa thích, và đồng thời cậu bé cũng là một con người đa cảm, khi xem vở kịch
“Bá Vương Biệt Cơ” cậu cũng khóc và hỏi: “Đến bao giờ mới có thể trở thành nổi tiếng
như vậy?”, thế nhưng cậu lại lựa chọn cái chết. Rõ ràng cậu cũng có ước mơ, vậy tại sao
chính cậu lại tự kết thúc nó? Phải chăng trong đứa bé ấy, cái tình yêu đối với kinh kịch,
cái ước mơ trở thành diễn viên kinh kịch nổi tiếng nó chưa lớn đủ để vượt qua nỗi sợ hãi
bị trừng phạt hàng ngày vì khơng thuộc lời hát? Trong bộ phim, người thầy của đồn kịch
ln có những lời thoại nhắc đi nhắc lại về số phận của con người: mỗi người đều có số
phận của riêng mình và đều phải chịu trách nhiệm về nó. Chả lẽ đây lại là số mệnh của
Lai Chi sao? Thật xót xa cho một mệnh đời cịn q non trẻ!
Trình Điệp Y diễn vai nàng Ngu Cơ, cịn Đồn Tiểu Lâu đóng vai Sở Bá vương
Hạng Vũ trong vở kịch kinh điển “Bá Vương Biệt Cơ”. Từ lúc hát đúng lời thoại “Bản
chất ta là nữ, không phải nam” thì Điệp Y đã coi cuộc đời mình chính là kinh kịch, anh
muốn gắn trọn cuộc đời mình với nó và với Tiểu Lâu. Có một vài ý kiến cho rằng bộ
phim nhắc tới vấn đề đồng tính, đó là tình u mà Điệp Y dành cho Tiểu Lâu, có lẽ đã

được nhen nhóm từ lúc lấy chăn sưởi ấm cho người sư huynh của mình và hai người cùng
ơm nhau ngủ trong đêm giá rét ấy; nhưng với tôi, những cảnh Trương Quốc Vinh diễn
Trình Điệp Y, Trình Điệp Y diễn Ngu Cơ đã làm mờ đi vấn đề đồng tính kia – cái vấn đề
mà thời đại ấy cịn chưa biết đến. Vào ngày cơng diễn đầu tiên, có lẽ Đức Chí sẽ khơng
bao giờ qn được em bị lão Trương công công háo sắc bắt hầu hạ nhưng cũng chính vào
hơm đó, em bế một đứa trẻ bị bỏ rơi về. Phải chịu nỗi nhục nhã lớn như vậy nhưng sâu
trong tâm hồn, Đức Chí vẫn mang một trái tim tràn đầy tình yêu thương – tình yêu kinh
kịch và tình yêu con người. Phải chăng đây chính là điều mà kinh kịch hay chính nghệ
thuật khiến con người biết tự chủ cảm xúc của mình, khiến con người hồn thiện hơn? Có
nhân vật nhận xét như thế này về vai diễn Ngu Cơ của Điệp Y: “Anh ta đã xóa nhịa ranh
giỡi giữa sân khấu và đời thực, cũng như giữa nam và nữ” (trích lời thoại trong phim).
Bởi có lẽ Điệp Y từ lâu đã khơng cịn nhận biết được đâu là đời thực, đâu là vở kịch, vì
vậy vai diễn Ngu Cơ của anh mới có thể đạt đến mức hồn hảo như vậy. Điệp Y đã coi
3


Tiểu Lâu chính là Bá vương của lịng mình, cả trên sân khấu và cả trong cuộc đời. Cũng
như nhân vật Viên Sĩ Quần cũng đã nói: “Có một lúc nào đó, chàng trai này đã nhập vai
đến nỗi tưởng như Ngu Cơ thật sự hồi sinh.”, có thể nói Trình Điệp Y đã “diễn sống”
Ngu Cơ.
Nhân vật Cúc Tiên – vợ của Đồn Tiểu Lâu xuất hiện. Vì một lần đỡ cô từ trên lầu
nhảy xuống mà Cúc Tiên – cô gái lầu xanh đã bỏ hết gia tài của mình để gả cho Tiểu Lâu.
Và dĩ nhiên, Điệp Y không đồng ý. Tôi chợt nhớ tới một câu thoại của Điệp Y nói với
Tiểu Lâu, mà với tơi, đây là câu thoại đau đớn nhất phim: “Không được! Đã nói là cả đời
mà! Thiếu một năm, một tháng, một ngày, một giờ cũng khơng tính là một đời.”, thế
nhưng đáp lại lại là sự phũ phàng của Tiểu Lâu khi anh nói rằng đây là đời thực chứ
khơng phải trong vở kịch. Trình Điệp Y diễn rất thành cơng nàng Ngu Cơ, và cũng diễn
ln cả ngồi đời, nhưng khi nói ra câu nói ấy, Điệp Y khơng hề diễn. Đó là tình cảm sâu
đậm trong tâm hồn của Ngu Cơ dành cho Sở Bá vương của mình hay cũng chính là của
cậu bé Đức Chí dành cho người sư huynh Sĩ Tứ của mình. Có lẽ chăng do tình u ấy của

cậu q khác biệt nên khơng ai chấp nhận nó và đã quá đáng gán cho cậu hóa thân vào
nàng Ngu Cơ? Cái cảnh Điệp Y ngồi xe kéo trong đêm với ánh mắt dường như thấu tận
tâm can người xem mà giờ đây vẫn đọng lại trong tơi những cảm xúc khơng thể giải thích
được, anh cầm trên tay thanh kiếm mà chỉ vì một câu nói đùa của Tiểu Lâu: “Chỉ cần có
thanh kiếm này trong tay, nàng sẽ là chính cung của Trẫm.” mà Điệp Y đã coi thành thật,
anh đã hi sinh bản thân mình để có được nó. Trong ngày cưới của Đoàn Tiểu Lâu, Điệp Y
sau khi đã quá giới hạn với một người đàn ông khác, cầm trên tay thanh bảo kiếm trở về
gặp “sư ca” của mình và gọi tên anh “Tiểu Lâu” – đây là lần đầu tiên và là lần duy nhất
Điệp Y gọi thẳng tên người bạn diễn của mình, phải chăng anh đã chấp nhận Tiểu Lâu
của hiện tại đã khác xưa, khơng cịn là sư huynh Sĩ Tứ của mình nữa rồi? Một câu nói
“Từ giờ trở đi, ai đi đường nấy” của Điệp Y thơi lại chính là sự tuyệt vọng sâu thẳm
trong tâm hồn anh. Thời thế biến hóa, lịng người đổi thay, Tiểu Lâu chìm vào chốn lầu
xanh, vào cái danh vọng của sự nổi tiếng, thế nhưng Điệp Y vẫn tràn ngập hoài niệm, khi
nghe tiếng tiếng rao kẹo hồ lô cũng chậm lại bước chân và nhớ về người bạn xưa của
mình – Lai Chi. Cúc Tiên – tơi cứ gọi tạm là “tình địch” của Điệp Y – vì khởi đầu giữa họ
chính là sự tranh giành Tiểu Lâu. Cúc Tiên yêu Tiểu Lâu, vì muốn cứu Tiểu Lâu ra khỏi
tay người Nhật Bản, cô đã đến gặp và bàn điều kiện với Điệp Y. Cứu được Tiểu Lâu ra,
những gì Điệp Y nhận lại chỉ là một cái tát đau xé cõi lòng từ Tiểu Lâu, bởi anh không
đồng ý cho Điệp Y đi hát cho người Nhật, phục vụ cho người Nhật. Viết đến đây, tôi lại
4


thấy mình hơi đi theo hướng chính trị. Quay lại nhân vật Cúc Tiên, sau khi kết hôn với
Tiểu Lâu, cơ khơng muốn Tiểu Lâu đi hát nữa, vì vậy mà giờ đây trên sân khấu chỉ cịn
mình Điệp Y. Dần dần, Điệp Y buông thả bản thân, anh đi vào con đường thuốc phiện.
Nhưng Tiểu Lâu giúp anh cai nghiện, Cúc Tiên cũng vậy. Cái cảnh Cúc Tiên ôm Điệp Y
vào lòng và vỗ về anh là một cảnh phim đáng giá. Cái câu nói: “Mẹ, tay con lạnh như
băng vậy” xuất hiện lần thứ hai trong chiều dài hơn 170 phút của bộ phim, còn nhớ lần
đầu tiên là khi Điệp Y còn nhỏ và bị mẹ đưa vào gánh hát, Điệp Y đã trưởng thành, nhưng
sâu trong anh vẫn là tâm hồn của một đứa trẻ khao khát tình u thương. Thật đau đớn!

Cái ơm ấy có lẽ đã xóa nhịa mọi khoảng cách giữa Cúc Tiên và Điệp Y, để sau này họ trở
thành – có thể nói là tri kỉ.
Như trên đã nói, nghệ thuật đã cứu rỗi cuộc đời của Đức Chí và Sĩ Tứ ra khỏi cảnh
bị hành hạ, đánh đập, về sau, nghệ thuật đã cứu rỗi Điệp Y ra khỏi con đường sai trái, cứu
anh thốt khỏi cái khói của thuốc phiện và quay trở về với sân khấu. Nghệ thuật mà tơi
muốn nói ở đây khơng chỉ là kinh kịch mà cịn là tình cảm của Tiểu Lâu dành cho Điệp Y.
Dù có thay đổi, nhưng Sĩ Tứ vẫn ln u thương đứa bé tội nghiệp Đức Chí của mình.
Thế rồi thời thế đổi dời, còn nhớ đứa bé năm nào Đức Chí bế về, giờ đây lại chính là kẻ
đưa anh xuống địa ngục. Trong cuộc bàn luận với thế hệ thanh niên trẻ thời đại cách
mạng văn hóa, cuộc tranh cãi giữa Điệp Y và đứa bé đó – được đặt tên là Tiểu Sĩ – nổ ra.
Họ bàn luận về kịch cổ và kịch hiện đại, Điệp Y – một con người sống trong thời kì
phong kiến với tư tưởng bảo thủ thì anh cho rằng kịch hiện đại thời bấy giờ khơng có
“vị” của kinh kịch cổ, điều này khiến đứa bé Tiểu Sĩ không chấp nhận và đã bỏ đi. “Bá
Vương Biệt Cơ” cùng những vở kinh kịch khác được diễn từ những ngày tàn của nhà
Thanh, đến lúc quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc, qua thời Quốc dân Đảng của Tưởng
Giới Thạch cầm quyền và cuối cùng là thời Hồng quân của Đảng Cộng Sản chiếm đóng
Bắc Kinh. Quan lại và quý tộc nhà Thanh yêu thích và hậu đãi kinh kịch, quân Nhật cũng
tỏ một thái độ kính ngưỡng với kinh kịch và không giấu được sự than phục trước vẻ đẹp
của “Bá Vương Biệt Cơ” tới mức một tướng Nhật còn bỏ cả đôi găng tay ra để vỗ tay,
quân Quốc dân Đảng vẫn chấp nhận sự tồn tại của kinh kịch. Tới lúc đó, người ta vẫn
nghĩ rằng kinh kịch là bất diệt, là cái đẹp có thể chinh phục mọi thế lực tàn bạo nhất và
đến“Cộng sản cũng phải xem hát kịch”. Nhưng đến khi Đảng cộng sản Trung Quốc nắm
quyền thì mọi chuẩn mực của cái đẹp đã khơng còn như xưa. Đứa bé chịu ơn cứu mạng
của Điệp Y đi theo con đường cộng sản, phản bội lại người thầy của mình, ngay hơm sau
đã nghiễm nhiên lên thế vai Ngu Cơ đã gắn bó với anh suốt cuộc đời mà Tiểu Lâu thì
5


khơng thể đủ sức chống lại thế lực ấy, vì vậy anh đã chấp nhận làm Sở Bá vương trên sân
khấu của một Ngu Cơ khác. Đến đây, tôi đã thấy được đôi chút dấu hiêu về sự lụi tàn của

kinh kịch. Phát triển đến đỉnh cao rồi đi đến sự lụi tàn – đây là một quy luật tất yếu của
bất cứ nền nghệ thuật nào. Kinh kịch trong tâm tưởng của Điệp Y khơng cịn đủ sức cứu
anh khỏi bi kịch của cuộc đời nữa, khơng cịn đủ sức để chống lại sự thay đổi thời đại,
cũng không đủ sức giúp anh cứu Tiểu Lâu, không đủ sức để anh có thể tiếp tục bao dung
Tiểu Lâu nữa.
Bị người bạn diễn cả đời của mình phản bội, khi đứng trước sự sống và cái chết,
Đoàn Tiểu Lâu sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ vì bản thân, anh ta từ bỏ sự nghiệp, từ bỏ Điệp Y
và từ bỏ cả Cúc Tiên, Điệp Y vô cùng căm phẫn. Căm phẫn vì sự hèn mọn, ích kỉ của
Tiểu Lâu, và căm phẫn thay cho Cúc Tiên. Ánh mắt của Cúc Tiên - Củng Lợi khi nghe
chính người chồng mình hết mực thương u nói: “Tơi khơng hề u cơ ta. Từ nay tôi sẽ
vạch rõ ranh giới với cô ta.” vơ cùng ám ảnh tơi. Đó là ánh mắt của một tâm hồn chết,
chết hoàn toàn, và ngay sau đó là lựa chọn treo cổ tự vẫn của cơ. Và thật kì lạ, người
khóc nhiều nhất cho Cúc Tiên lại chính là Điệp Y. Nhiều năm sau, Trình Điệp Y và Đoàn
Tiểu Lâu gặp lại nhau, ta lại quay lại cảnh quay đầu tiên, họ cùng nhau diễn lại vở kịch
“Bá Vương Biệt Cơ” sau hơn một thập kỉ dưới ánh đèn nhập nhòe của sân khấu nhà hát,
và sau bao nhiêu năm chìm đắm trong vở kịch này, một lần nữa câu hát “Bản chất ta là
nữ, không phải nam” lại cất lên nhưng lần này nó lại được hát thành “Bản chất ta là
nam, không phải nữ” – đây cũng chính là câu hát mở đầu và cũng kết thúc cho số phận
của Điệp Y, để cuối cùng Điệp Y rút thanh kiếm ra tự kết liễu cuộc đời Ngu Cơ trong kịch
và ngoài đời. Ngu Cơ với lòng chung thủy hướng về Hạng Vũ là một điển tích đẹp của
Trung Hoa, đẹp như những khóm Ngu thảo mãi còn xanh. Cái chết của Ngu Cơ như một
niềm tin để con người tin khắc khoải trong mộng ảo, tin vào cái sự thật được hình tượng
hóa bằng những lời ca tụng của sách sử, bởi cái đẹp dường như ln có những mảng khối
khơng thực nên đời người cũng trôi theo vệt loang ấy để ưu tư. Cái chết của Trịnh Điệp Y
chính là sự tiễn biệt bản thân mình, tiễn biệt một Trình Điệp Y u mê trong cơn khói của
vở kịch kinh điển, trong cơn khói hư ảo của q khứ. Tơi đã đọc một bài viết về bộ phim
Bá Vương Biệt Cơ, nói rằng trong một buổi thảo luận với sinh viên về bộ phim này,
Trương Quốc Vinh đã từng bày tỏ ba lí do khiến Điệp Y chọn cái chết. Thứ nhất, Ngu Cơ
phải chết trước mặt Bá Vương của mình để thể hiện lòng kiên trung. Một vở kịch vốn chỉ
là giả nhưng lại luôn gắn với một thanh kiếm thật, một cái chết vốn dĩ chỉ trong kịch

nhưng giờ cũng trở thành sự thật. Vậy đâu là thật, đâu là giả với Điệp Y? Với Trình Điệp
6


Y, chẳng có gì là giả cả. Cuộc đời anh chỉ có sân khấu, vậy nếu nó là giả, anh cũng là
giả. Vậy giả thì sao có thể chết? Nhưng anh chết thật, vậy sân khấu với anh chính là
cuộc sống, là sự thực. Thứ hai, Điệp Y đã sinh sai thời, anh quá lạc lõng giữa xã hội mới
đổi thay này. Điệp Y thuộc về xã hội cũ, giờ khơng cịn là nơi anh có thể sống, đương
nhiên anh phải chết. Thứ ba, Điệp Y là một người nghệ sĩ chân chính. Cả cuộc đời anh
gắn mình với vai diễn Ngu Mỹ Nhân. Anh không thể chấp nhận cho khán giả thấy gương
mặt mình già nua xấu xí, vì vậy tốt nhất là kết thúc tất cả khi anh vẫn còn chút sức lực,
chút kiêu hãnh, chút nhan sắc. Có lẽ nếu đọc được những lời chia sẻ này của Trương
Quốc Vinh sẽ khơng cịn ai cho rằng bộ phim này nói về tình u đồng tính nữa. Hành
động rút kiếm tự vẫn của nhân vật Điệp Y đã chứng minh sự thức tỉnh trong nhân vật này,
anh đã nhận ra rằng tình cảm mà Điệp Y dành cho Tiểu Lâu thực chất là tình cảm của
nàng Ngu Cơ dành cho Bá vương của mình trên sân khấu.
Trong bộ phim này, kinh kịch đóng vai trị là sợi dây kết nối nhân vật, là nền móng
tạo nên câu chuyện bi kịch về Trình Điệp Y, Đồn Tiểu Lâu, Cúc Tiên. Vở kịch “Bá
Vương Biệt Cơ” có thể là coi là một “nhân vật” quan trọng trong phim, nó vừa là thiên sứ
chắp cánh cho mộng tưởng nghệ thuật của Điệp Y, vừa là bóng ma đeo bám anh suốt
cuộc đời. “Một nụ cười đem đến cả mùa xuân. Một giọt lệ làm đen tối cả đất trời” – câu
hát của nhân vật Ngu Cơ vơ tính vận vào chính cuộc đời của người nghệ sĩ thể hiện nó.
Đạo diễn Trần Khải ca cũng từng nói rằng: “Tơi nghĩ Trương Quốc Vinh thuộc về thời đã
qua, vì anh ấy có đôi mắt chỉ thấy trong những giấc mơ phù hoa về q khứ của chúng
ta.”, có lẽ vì vậy mà bộ phim này cũng nói lên cái sự hồi niềm về quá khứ huy hoàng.
Tác phẩm nghệ thuật được nhắc đến trong bộ phim này đó là nền kinh kịch Trung
Hoa, vở kịch kinh điển “Bá Vương Biệt Cơ”, và cịn một tác phẩm nghệ thuật nữa đó
chính là 170 phút của bộ phim này. Nền kinh kịch Trung Hoa với sự góp mặt của vở kịch
kinh điển “Bá Vương Biệt Cơ” đã tạo nên một làn sóng kinh kịch mạnh mẽ vào giai đoạn
nửa đầu thế kỉ XX. Còn bộ phim này đã trở thành một tác phẩm xuất sắc của đạo diễn

Trần Khải Ca và đạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1993. Ngay từ
việc lựa chọn tên nhan đề phim đã là một ngụ ý của đạo diễn Trần Khải Ca, ông phải
chăng muốn tạo ra sự mập mờ giữa kịch bản phim và cốt truyện kịch, hay chính là sự
mập mờ của Điệp Y trong việc nhận thức cuộc đời của mình với cuộc đời nhân vật Ngu
Cơ? Những thước phim mang đậm kịch tính trong cách phối màu văn hóa với những
mảnh rèm thưa làm vách ngăn hay hình ảnh chiếc gương soi phản chiếu khiến bộ phim

7


giàu tính tự sự. Kết cấu vịng trịn, lời thoại sắc sảo, xây dựng nhân vật với tâm lí phức
tạp, bộ phim thực sự là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.
Có một điều sau khi xem xong bộ phim này khá ám ảnh tơi, đó là sự giống nhau
tình cờ giữa cuộc đời của Trương Quốc Vinh và vai diễn Trình Điệp Y của anh. Sinh ra
trong hồn cảnh thiếu thốn tình yêu thương của gia đình, sự thành công trong sự nghiệp
không phải một đêm là đến mà đều là bách luyện thành cương, và họ ra đi đều là do tự tử.
Trước khi chết, Trương Quốc Vinh có viết vài lời để lại, trong đó có câu: “Cả đời tôi
không làm chuyện xấu, tại sao lại như thế?”. Nghe thật xót xa! Trình Điệp Y bị gán tội
Hán gian nhưng có thật sự là như vậy khơng? Khơng, Điệp Y đi hát cho người Nhật một
lịng một dạ vì muốn cứu Tiểu Lâu. Điệp Y khơng chấp nhận được sự thay đổi quá nhanh
của thời đại, là lỗi của anh sao? Cũng không, Điệp Y cũng chỉ là nạn nhận của thời thế
mà thôi! Trương Quốc Vinh cả đời theo đuổi sự hồn mĩ, dù anh khơng nhận được tình
cảm từ ba mẹ, nhưng anh vẫn sẵn sàng bày tỏ tình cảm của mình dành cho người mẹ mà
cả cuộc đời chắc chỉ gặp được sáu tháng, hay anh cũng sẵn sàng bày tỏ tình cảm của
mình đối với Đường Hạc Đức – người mà anh nói rằng có một vị trí rất quan trọng trong
tim - ở cái thời mà vấn đề đồng tính gặp phải sự gay gắt của xã hội. Vậy tại sao kết cục
của họ lại như vậy? Trình Điệp Y tự vẫn do nhận ra được sự u mê sai lầm của mình, cịn
Trương Quốc Vinh là bởi muốn tự giải thốt khỏi nỗi đau của số phận. Đó chỉ là suy nghĩ
của riêng tơi mà thơi. Trình Điệp Y đã thực sự “diễn sống” Ngu Cơ, còn Trương Quốc
Vinh đã “diễn sống” Trình Điệp Y!

“Cái đẹp cứu rỗi thế giới” – câu văn của Dostoyevsky đã phần nào chứng minh
cho khả năng cứu rỗi con người của nghệ thuật, nhưng không hồn tồn ở mọi tình
huống. Nghệ thuật đã cứu rỗi Đức Chí và Sĩ Tứ, đã cứu Trình Điệp Y nhưng không cứu
rỗi Lai Chi, cũng không vãn hồi được Đồn Tiểu Lâu và cũng khơng cứu được Trương
Quốc Vinh. Nghệ thuật có khả năng làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn như Đức Chí
và Sĩ Tứ trở thành những diễn viên kinh kịch nổi tiếng bậc nhất thời đó. Xem xong bộ
phim này, người xem có lẽ trước hết sẽ tràn đầy những xót xa, đồng cảm đối với số phận
các nhân vật trong phim, bước ra khỏi khơng gian kinh kịch ấy, khán giả sẽ có – dù chỉ là
một chút – hứng thú đối với kinh kịch Trung Hoa – một nét văn hóa khơng thể bỏ qua khi
tìm hiểu về văn hóa đất nước hơn năm nghìn năm lịch sử này. Nghệ thuật trong bộ phim
làm hoàn thiện các nhân vật, và cũng làm hoàn thiện cả những người ngoài hiện thực.

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×