Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

BAI SOAN GIANG VOI VANG,20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 24 trang )

Tiết 80 - 81

Xuân Diệu


I. TIỂU DẪN
1. Tác giả (1916- 1985)
a. Vài nét về con người, cuộc đời.
- Tên thật : Ngô Xuân Diệu, cịn có bút danh
là Trảo Nha.
- Q hương: q nội - làng Trảo Nha ( nay
là xã Đại Lộc) huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh; quê ngoại - vạn Gò Bồi, xã Tùng
Giản, Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. (
sinh tại quê mẹ)
- Xuất thân: gia đình nhà nho
- Trước CM: học xong tú tài, làm viên chức
ở Mĩ Tho, sau đó sống bằng nghề sáng tác
thơ văn
- Sau CM: tích cực hoạt động văn nghệ


2. Sự nghiệp văn chương
- Tác phẩm chính: Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945),
Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau- Cầm tay (1962),…;Văn xuôi: Phấn
thông vàng (1939), Trường ca (1945); Tiểu luận, phê bình, nghiên cứu
văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi, Các nhà thơ cổ điển VN,
Cơng việc làm thơ…
- Đóng góp:
* Trước CM: “Là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”( Hoài
Thanh); “Là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời”( Ng Đăng


Mạnh)
(+) Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm
xúc mới, thể hiện một quan điểm sống mới mẻ cùng với những cách tân
nghệ thuật đầy sáng tạo.
(+) Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng
thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết.
* Sau CM (sgk)
- Vị trí : Là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hố lớn.
Ơng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).


Ấn phẩm thơ Xuân Diệu
in trước & sau 1945


Bút
tích
của
nhà
thơ
Xuân
Diệu


2. Văn bản
* Xuất xứ: in trong tập “ Thơ thơ”
(1938)- là một trong những bài thơ
tiêu biểu nhất của XD trước CM tháng
Tám.
*Bố cục:

- Đoạn 1: (…hồi xn): Tình yêu
cuộc sống của thi nhân.
- Đoạn 2: (…chẳng bao giờ nữa):
Nỗi băn khoăn của Xuân Diệu trước
sự trôi chảy của thời gian.
- Đoạn 3: (cịn lại): Tình u cuộc
sống lại bùng lên cuồng nhiệt, hối
hả.


II. ĐỌC – HIỂU
*Bố cục:
- Đoạn 1: (…hồi xn): Tình yêu cuộc sống
của thi nhân.
- Đoạn 2: (…chẳng bao giờ nữa): Nỗi băn
khoăn của Xuân Diệu trước sự trôi chảy của
thời gian.
- Đoạn 3: (cịn lại): Tình u cuộc sống lại
bùng lên cuồng nhiệt, hối hả.


1. Đoạn 1 (13 câu đầu): Tình yêu cuộc sống tha thiết
a. 4 câu đầu: một mong ước táo bạo, phi thường
- “Tôi muốn”- điệp 2 lần diễn tả sự cháy bỏng, mãnh liệt của khát khao mang đậm
màu sắc cá nhân.
- Nắng, gió: hiện tượng tự nhiên, tồn tại theo quy luật của tạo hóa, vận động khơng
ngừng cùng thời gian  biểu tượng cho sự chảy trôi không ngừng của thời gian.
- buộc, tắt: động từ mạnh chỉ hành động giữ lại, níu lại, ngăn cản tác động vào cái
hữu hình.
- hương, màu: là vẻ đẹp tinh túy của vạn vật, của sự sống.

 Khát vọng: níu giữ bước đi của thời gian để giữ lại hương sắc, vẻ đẹp của mùa
xuân, của cuộc sống.  ước muốn kì lạ, ngơng cuồng (chống lại quy luật của tự
nhiên, đoạt quyền của tạo hóa)
 Sự ý thức cao độ về cái tôi cá nhân, về giá trị của sự sống; bộc lộ tình yêu thiên
nhiên, cuộc sống thiết tha.Mới ( lần đầu tiên có trong thi ca VN)
- Nghệ thuật: Phép điệp( điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp), động từ mạnh, thể thơ 5
chữ với nhịp ngắt nhanh 2/3  tạo nên một giọng thơ hối thúc, đầy tính khẳng định
vừa có sự van nài, níu kéo.


b.9câu tiếp: Cảm xúc hân hoan trước
thiên nhiên mùa xuân và cuộc sống trần
thế


b. 9 câu tiếp:Cảm xúc hân hoan trước thiên nhiên mùa xuân
và cuộc sống trần thế
- Cảnh sắc thiên nhiên tạo vật: khu vườn trần gian tươi đẹp
được gợi tả qua hàng loạt hình ảnh gần gũi, đặc trưng cho
thiên nhiên mùa xuân:
+ ong bướm:dập dìu từng cặp trong tuần tháng mật (trong
những ngày yêu đương dạt dào hạnh phúc )
+ hoa của đồng nội xanh rì: căng tràn sức sống, tươi thắm,
khoe sắc, tỏa hương;
+ Lá của cành tơ phơ phất: mơn mởn, non tơ; mời gọi.
+ Yến anh : dập dìu trong khúc tình si đắm đuối, si mê.
+ Ánh sáng chớp hàng mi: ánh ban mai trong trẻo, tinh khơi
như chớp mắt của nữ thần Bình Minh.
Nghệ thuật: liệt kê, đảo ngữ, điệp ngữ,vắt dịng, nhân hố,
hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm.

Đó là một thế giới tràn đầy sức xuân, sắc xuân, tình xuân
dạt dào - thiên nhiên được nhìn qua lăng kính của tình u,
qua cặp mắt của tuổi trẻ


- Tâm trạng thi nhân:
ngỡ ngàng, sung sướng, mê say -tâm thế của
một tình nhân
+ Sự say đắm gợi từ nhịp thơ tuôn chảy ào ạt: “này
đây… này đây…”
+ tột đỉnh của cảm xúc, đắm say “ Tháng giêng
ngon như một cặp mơi gần”
• -Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: so
sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác;lấy cái hữu hình
để miêu tả cái vơ hình
Liên tưởng tháng giêng với cặp môi gần của
người thiếu nữ, XD cảm nhận được vẻ ngọt ngào,
trẻ trung, tươi non, quyến rũ của thiên nhiên đất
trời giữa độ xuân tươi thắmniềm yêu cuộc
sống cuồng nhiệt, đắm say, nồng nàn của XD.
=> Cái Mới trong quan niệm thẩm mỹ: lấy vẻ
đẹp của con người- vẻ đẹp của người thiếu nữ
chan chứa sắc xuân, sức xuân , tình xuân- làm
chuẩn mực của cái đẹp # thơ xưa lấy thiên nhiên
làm chuẩn mực của vẻ đẹp.


- Nhưng ngay trong lúc đắm say giao hoà
cùng vạn vật, cảm giác tiếc nuối về thời
gian đã len vào dự cảm nhà thơ:

“…Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng
một nửa
Tôi khơng chờ nắng hạ mới hồi
xn…”
 cách ngắt câu mới lạ, thể hiện sinh động
hai trạng thái cảm xúc của nhà thơ.
(*) TIỂU KÉT:
Đoạn thơ diễn tả chân thành tình yêu
cuộc sống cuồng nhiệt, đắm đuối, mê say
của tác giả.Với XD, cái đẹp nhất, hấp dẫn
nhất trong cõi đời trần thế này là mùa xuân
tình yêu và tuổi trẻ.
“ Với Thế Lữ, thi nhân ta cịn ni giấc mộng lên tiên, một giấc
mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ
giới.”


 Thiên

đường trên mặt đất


2. Đoạn 2: Nỗi trăn trở, băn khoăn của thi nhân trước sự trôi chảy
của thời gian
-Cảm nhận về thời gian của tác giả:
+ Thời gian của đất trời:Mùa xuân sẽ ra đi cùng thời gian  được
gợi qua phép điệp, nghệ thuật tương phản
• Xuân đương tới >•Xn cịn non>< xn sẽ già
•Điệp từ nghĩa là  kiểu câu định nghĩa

Khẳng định chân lí: thời gian ln lưu chuyển khơng gì níu giữ.
+ Thời gian của đời người: Tuổi trẻ sẽ ra đi cùng thời gian, tuổi trẻ
là hữu hạn trong khi xuân tuần hoàn: gợi qua nghệ thuật đối
•Xn hết - tơi cũng mất
• Lịng tơi rộng>< lượng trời cứ chật
•Xn tuần hồn >< tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
•Cịn trời đất>< chẳng cịn tơi mãi


- Tâm trạng thi nhân :
lo lắng, u hồi, xót tiếc (cảm nhận thấy trước sự tàn
phai của mùa xuân, sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời
người- tuổi trẻ)
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Cao trào của cảm xúc bật thốt thành lời than:
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
( Phép điệp, câu cảm thán, dấu …)


- Quan niệm mới về thời gian:
• Thơ xưa:
thời gian mang tính tuần
hồn ( thời gian 4 mùa là 1
chu kỳ tuần hoàn, đời người
cũng là sự tuần hoàn- luân
hồi)

Thơ Xn Diệu: Thời gian
mang tính tuyến tính, một đi

khơng trở lại=> đời người là
hữu hạn.
=> MỚI- sự ý thức sâu sắc về
cái tôi cá nhân.


- Bức tranh thiên nhiên qua cái nhìn của tâm trạng :
thấm đẫm nỗi buồn khi đứng trước dự cảm chia phôi, phai tàn :
+ Mùi tháng năm rớm vị chia phơi
+ Sơng núi than thầm tiễn biệt…

( hồn tồn đối lập với cái náo nức, tươi non, rạo rực của cảnh sắc thiên nhiên
được thể hiện ở đoạn trên)
 Đặc sắc trong nghệ thuật: liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
nhân hố, cách dùng ngơn từ mới lạ, câu hỏi tu từ, điệp ngữ…
mùi tháng năm, vị chia phơi.
Sơng núi than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào…
( * )Tiểu kết: Yêu cuộc sống đắm say, nhạy cảm trước sự vận động
của thời gian, hiểu rằng đời người - tuổi trẻ là hữu hạn chính là
nguyên nhân khiến cho nhà thơ u hoài, tiếc nuối.


3. Đoạn 3: Triết lí sống vội vàng- tun ngơn mới về lẽ sống
- Đề ra quan niệm sống mới mẻ: phải vội vàng, phải gấp gáp chạy đua cùng
thời gian, phải mạnh mẽ, phải giao cảm hết mình với cuộc đời.
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
( Kiểu câu cầu khiến tạo sự thúc giục )

- Nhà thơ trở về với tâm trạng yêu cuộc sống hết mình, đầy cuồng nhiệt, si mê.

-Nghệ thuật thể hiện:
+Điệp ngữ “Ta muốn”# “Tơi muốn” (khổ 1): niềm khao khát, tình u cuộc đời
đã mang tính phổ qt (khơng chỉ là tiếng nói riêng của nhà thơ -“tơi”, mà trở
thành tiếng lịng của tất cả mọi người -“ta”).
+ H/ả thiên nhiên trong cái nhìn của XD mang vẻ tươi mới, đầy sức sống, vô
cùng quyến rũ: “sự sống mơn mởn”; “mây đưa, gió lượn”; “cánh bướm – tình
u”; “non nước, cỏ rạng” H/ảnh táo bạo nhất “ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào
ngươi”
+Sử dụng các động từ mạnh ((ôm, riết, say, thâu, cắn), tính từ chỉ mức độ tối đa
của cảm giác(chếnh choáng, đã đầy, no nê)kết hợp với nghệ thuật tăng tiến
+ Nhịp thơ dồn dập, giọng thơ sôi nổi, hối hả gấp gáp, cuồng nhiệt được thể hiện
bằng một loạt những câu dài ngắn đan xen nhau.


(*) Tiểu kết:
-Đoạn thơ đã thể hiện trái tim sôi nổi, rạo rực đến
độ vội vàng, gấp gáp của nhà thơ trong khao khát
tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống và tình u ( cuộc
đời trần thế)
-Tun ngơn mới về lẽ sống:
+ Hãy sống mãnh liệt, sống hết mình với tháng
năm tuổi trẻ, với tình yêu.
+ Phải “vội vàng” tận hưởng tức thì hạnh phúc và
niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người khi
cịn trẻ vì thời gian không chờ đợi.
+ Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự
sống.
+ Phải vội vàng, phải phát huy tận độ mọi giác
quan để cảm nhận cuộc đời, để nhân gấp nhiều lần
sự sống.



III.TỔNG KẾT

1.Về nội dung: Bài thơ là lời giục
giã hãy sống mãnh liệt, hãy sống hết
mình, hãy quý trọng từng giây, từng
phút của cuộc đời mình, nhất là
những năm tháng tuổi trẻ của một
hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng
nhiệt.
2. Về nghệ thuật : Tác phẩm thể
hiện một hình thức nghệ thuật điêu
luyện với sự kết hợp nhuần nhị giữa
mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng
điệu say mê, sơi nổi, có nhiều sáng
tạo độc đáo về ngơn từ và hình ảnh
thơ.


ĐỀ 1
Phân tích hình ảnh thiên nhiên
và cái tơi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tơi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tơi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Vội vàng – Xuân Diệu)


ĐỀ 2

Nhận định về Xuân Diệu, Hoài
Thanh cho rằng: Xuân Diệu là nhà thơ
mới nhất trong các nhà Thơ mới.
Hãy phân tích đoạn thơ dưới
đây để làm sáng tỏ ý kiến trên.
 
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
 

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xuân.
(Vội vàng – Xuân Diệu)


LUYỆN TẬP
Nhận định về niềm khao khát tận hưởng cuộc sống trong “ Vội
vàng” của Xuân Diệu từng có ý kiến cho rằng: đó là tiếng nói của cái tơi vị
kỉ tiêu cực. Tuy nhiên cũng lại có ý kiến khẳng định: đó là tiếng nói của cái
tơi cá nhân tích cực.
Từ cảm nhận của mình về niềm khát khao đó, anh/ chị hãy bình luận
những ý kiến trên.
ĐỀ BÀI:

DẠNG ĐỀ: Nghị luận về một ý kiến hoặc nhiều ý kiến về một tác phẩm văn học.

*Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
-Dẫn dắt và nêu ý kiến cần bàn luận
* Thân bài
- Giải thích ý kiến và bày tỏ quan điểm của người viết (đồng tình hoặc khơng đồng tình)
- Phân tích tác phẩm theo định hướng để làm sáng tỏ quan điểm của người viết (khi nhìn
nhận về ý kiến)
- Bình luận, đánh giá chung ( chỉ rõ cái sai lệch, hậu quả của ý kiến bị bác bỏ; hoặc tác
dụng và ý nghĩa của ý kiến đúng; nêu rõ tầm quan trọng của cách hiểu đúng đối với văn
học và đời sống)
* Kết bài
•Khẳng định giá trị của tác phẩm.

•Khẳng định lại suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người viết về tác phẩmtrong sự gắn kết với
ý kiến.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×