Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 49 trang )

Phần 1. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vốn quý nhất của mỗi con người chính là sức khoẻ. Có sức khoẻ sẽ có tất
cả, sức khoẻ là vàng, có sức khoẻ chúng ta mới có thể làm việc hiệu quả để hồn
thành tốt mọi nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Phải biết quý trọng sức người là
vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lịng chăm sóc sức khoẻ và sử dụng thật
hợp lý sức lao động của nhân dân ta”. Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
đăng trên báo Cứu quốc (ngày 27/3/1946), Người đã nhấn mạnh tính tất yếu của
việc rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho mỗi người và cho tồn dân: “ Ngày ngày
tập luyện thì khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ…” và “ Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành
cơng”.
Đối với nhà giáo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường hoặc giảng dạy,
giáo dục học sinh với áp lực công việc rất nhiều địi hỏi phải ln có một trạng
thái thể chất thật mạnh khoẻ để tinh thần luôn vui vẻ, phấn chấn, cảm xúc tích
cực sẽ tác động tích cực đến quá trình dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục
tồn diện.
Đa số nhà giáo đã có sự quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, tuy vậy vì nghề
giáo viên có những đặc thù phải nói nhiều, đứng nhiều, nghề đòi hỏi phải tư duy
sáng tạo để đem đến những tiết dạy hấp dẫn cho học trị, ngồi thời gian công
tác ở trường, ở nhà các cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV) còn phải dành
nhiều thời gian cho việc soạn giáo án, và làm các loại hồ sơ theo quy định nên
quỹ thời gian dành cho hoạt động thể dục thể thao bị hạn chế. Mặt khác, vì điều
kiện kinh tế cịn có những khó khăn nhất định hoặc tâm lý e ngại nên ít có thời
gian luyện tập thể dục thể thao và tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
một số CBGVNV tâm lý ngại vận động, ít hoặc khơng có thói quen khám sức
khoẻ định kỳ, đến lúc phát hiện bệnh thì thường bệnh lý đã tiến triển ở giai đoạn
nặng. Sự hiểu biết kiến thức về bệnh tật, về dinh dưỡng khoa học, kiến thức kỹ
năng về quản lý chăm sóc sức khoẻ bản thân, phòng chống bệnh tật còn hạn chế.
Nghề nghiệp địi hỏi phải huy động nhiều trí lực nên sức khoẻ các nhà giáo


nhanh bị hao tổn, nghề dạy học phải đối mặt với nhiều áp lực nên nhà giáo dễ bị
stress tâm lý, dẫn đến khả năng kiềm chế cảm xúc đơi khi thiếu tích cực. Nghề
giáo viên đa số đến lúc tuổi nghề và tuổi đời đã cao thường dễ mắc các bệnh lý
nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác.
Việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT)
trong nhà trường sẽ có tác dụng rất tốt trong việc tạo mơi trường văn hố lành
mạnh, sân chơi bổ ích, trí tuệ cho CBGVNV tham gia rèn luyện, biểu diễn, phát


triển các năng khiếu bản thân, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng về tâm lý, đặc
biệt khi có sự tư vấn, chia sẽ hướng dẫn để mỗi CBGVNV hình thành được thói
quen, kỹ năng rèn luyện, chăm lo bảo vệ sức khoẻ, thể chất, tinh thần sẽ giúp
cho CBGVNV có được thể trạng sức khoẻ tốt góp phần hồn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Chăm lo phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo một cách
toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có tính quyết định chất lượng giáo
dục của mỗi nhà trường. Nên đòi hỏi sự quan tâm của chính quyền và tổ chức
cơng đồn trong nhà trường.
Từ nhận thức và yêu cầu trách nhiệm là lãnh đạo đơn vị và là thành viên
ban chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của CBGVNV và học sinh trong nhà trường. Từ
thực tế tình hình sức khỏe của CBGVNV trong nhà trường trong thời điểm dịch
bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Chúng tôi đã có trăn trở,
nghiên cứu xây dựng kế hoạch, tìm ra những giải pháp để tổ chức thực hiện các
hoạt động giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe và phòng chống bệnh tật cho
CBGVNV, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao (VH-VNTDTT) xây dựng thành phong trào thi đua rèn luyện sức khoẻ thường xuyên,
nâng cao ý thức chăm lo, rèn luyện, bảo vệ sức khoẻ cho CBGVNV trong nhà
trường có hiệu quả. Từ kinh nghiệm đó chúng tơi đã phát triển và đúc kết thành
đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường THPT ”.
2. Tính mới của đề tài

Đề tài đã trình bày được những giải pháp tổ chức các hoạt động VH-VNTDTT có hiệu quả trong nhà trường để nâng cao sức khoẻ, thể chất và tinh thần
cho đội ngũ nhà giáo. Các giải pháp có tính hệ thống, có chiều rộng và chiều sâu
phù hợp với thực tiễn và chiến lược bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho CBGVNV
trong nhà trường THPT. Trong đó có các giải pháp sáng tạo như: Tuyên truyền,
tư vấn kiến thức về các loại bệnh thường gặp phổ biến; dinh dưỡng khoa học
hợp lý, khám sức khoẻ tổng quát định kỳ, tuyên truyền tư vấn các kĩ năng kiềm
chế cảm xúc, ứng xử văn hóa nơi cơng sở; thành lập và phát triển các câu lạc bộ
VH-VN-TDTT cho CBGVNV tham gia rèn luyện thích ứng, linh hoạt trong bối
cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp và phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà
trường là những giải pháp có tính mới và hiệu quả.
Các giải pháp trên giúp cho Hiệu trưởng nhà trường, Ban chấp hành Cơng
đồn có thêm căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo của nhà
trường hàng năm, cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường
với tầm nhìn đến năm 2030, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thương
hiệu của nhà trường.

5


Các giải pháp được nêu trong đề tài sẽ giúp nhà trường phổ thông thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông mới năm 2018.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp tổ chức các hoạt động VH-VN-TDTT để nâng cao sức
khoẻ, thể chất, tinh thần cho CBGVNV ở trường THPT hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Từ phân tích, quan sát thực trạng hồ
sơ sức khoẻ của CBGVNV qua khám định kỳ; hiệu quả, năng suất thực hiện
nhiệm vụ được phân công của CBGVNV; thực tiễn tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để có kết
luận về ảnh hưởng tích cực của các giải pháp đến sức khoẻ thể chất và tinh thần

của CBGVNV.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Từ nghiên cứu các tài liệu, các Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, các
kế hoạch nhiệm vụ của liên ngành, của ngành giáo dục và đào tạo về phòng
chống bệnh tật, nâng cao sức khoẻ, thể chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo để từ
đó đề ra các giải pháp tuyên truyền, tư vấn, và tổ chức các hoạt động VN-VNTDTT cho CBGVNV trong nhà trường THPT một cách phù hợp, hiệu quả có
tính khả thi.

Phần 2. Nội dung


2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm sức khoẻ, vai trò của sức khoẻ đối với CBGVNV
Sức khoẻ là trạng thái hoạt động thoải mái một cách toàn diện về thể chất,
tinh thần, xã hội và khơng có bệnh tật.
Sức khoẻ thể chất: là sự sảng khoái và thoải mái của cơ thể con người, thể
hiện ở sức lực của cơ thể, sự nhanh nhẹn dẻo dai, khả năng có thể chống lại các
yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng, thích nghi nhanh được với các yếu tố, điều
kiện khắc nghiệt của môi trường tự nhiên và xã hội.
Sức khoẻ tinh thần: là cảm xúc tích cực và trạng thái tâm lý tốt nhất của
mỗi cá nhân.
Sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần có mối quan hệ tác động qua lại
chặt chẽ, mật thiết. Người xưa vẫn thường nói: “Một trí tuệ minh mẫn chỉ có
trong một cơ thể cường tráng” và để có một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh thì
nhất thiết phải rèn luyện thân thể. Trên thế giới, nhiều lãnh tụ cách mạng và
nhiều nhà tư tưởng lớn trước đây rất coi trọng việc rèn luyện thân thể, họ cho
rằng: “Con người phát triển tồn diện là con người được phát triển về trí lực, thể
lực, đạo đức, thẩm mĩ và kỹ năng lao động”. Trong số các danh nhân văn hóa thế
giới được Liên hợp quốc suy tơn thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương
mẫu mực về rèn luyện thân thể. Tấm gương của Người luôn được nhân dân ta và

thế hệ trẻ noi theo.
2.1.2. Quan điểm và sự lãnh đạo của Đảng về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân
Ngày 25.10.2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành
Nghị quyết số 20-NQ/TW “về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Nghị quyết này đã nêu 5 quan
điểm, 9 nhiệm vụ, giải pháp tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Tuổi thọ trung bình
khoảng 74,5 tuổi, số năm sống khỏe đạt tối thiểu 67 năm; tỉ lệ tham gia bảo
hiểm y tế đạt 95% dân số. Tỉ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế
giảm cịn 35%; tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại Vắc xin.
Tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%...
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra chỉ tiêu về xã hội, trong đó tuổi
thọ bình qn đạt 75 tuổi, thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
Phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XIII của
Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Động lực
7


và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần
yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” và “Nguồn lực con người là
quan trọng nhất”. Để thực hiện quan điểm chỉ đạo này, công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Đảng.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục. Đại hội XIII
nhấn mạnh: “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng
đội ngũ nhà giáo ngoài các năng lực chun mơn và kĩ năng sư phạm thì chất
lượng đó cịn phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ, thể chất, tinh thần của nhà giáo
để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.
Trên cơ sở căn cứ các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
của sở giáo dục và đào tạo, của cơng đồn ngành giáo dục để nhà trường xây
dựng kế hoạch giáo dục và các đoàn thể xây dựng chương trình hoạt động phù
hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường.
2.2. Cơ sở thực tiễn của công tác VH-VN-TDTT ở nhà trường THPT
trong giai đoạn hiện nay
Phong trào VH-VN-TDTT có tác dụng giúp mỗi người được thoải mái vui
vẻ sau những giờ làm việc căng thẳng, nguồn cảm hứng cho những sáng tạo
nghệ thuật, đồng thời nâng cao nhận thức thẩm mỹ. Tham gia các hoạt động
VH-VN-TDTT giúp chúng ta có sức khỏe tốt, gắn chặt thêm tinh thần đồn kết,
tính tập thể. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa, văn nghệ là
một trong những nhiệm vụ quan trọng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp
CBGVNV thỗi mái tâm lý, để có thêm nguồn năng lượng tích cực giúp thầy cơ
đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh, giúp mọi người gần gũi, biết
chia sẻ, động viên, đoàn kết phấn đấu trong thi đua học tập, làm theo tư tưởng,
đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
Với vai trị quan trọng như vậy nên cấp uỷ chi bộ đã xây dựng Nghị quyết
Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020-2025 trong có có nhiệm vụ nâng cao sức khoẻ, thể
chất, tinh thần cho CBGVNV để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường. Cấp uỷ, chi bộ đã
chỉ đạo chính quyền nhà trường và các đồn thể như Cơng đồn, Đồn trường cụ
thể hố thành các kế hoạch, chương trình hoạt động theo năm học để phát triển
đội ngũ, trong đó có tăng cường tổ chức các hoạt động VH-VN-TDTT cho
CBGVNV.



Chiến lược phát triển nhà trường THPT giai đoạn 2020 - 2025 và tầm
nhìn 2030 đã xây dựng tầm nhìn, các mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu nâng cao chất
lượng đội ngũ trong đó có nhiệm vụ nâng cao sức khỏe cho CBGVNV, tạo môi
trường, phong trào tốt để CBGVNV tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể
chất, tinh thần, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ nhà giáo từ cán bộ quản lý
đến giáo viên, nhân viên.
2.3. Thực trạng sức khoẻ của CBGVNV trường THPT và công tác tổ
chức các hoạt động VH-VN-TDTT
Đến thời điểm hiện nay nhà trường có 92 CBGVNV trong biên chế với 39
lớp gần 1650 học sinh. Trong đó CBGVNV nữ là 57 người chiếm tỷ lệ: 62%.
Độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống: 11 người chiểm tỷ lệ: 12%
Độ tuổi từ 31- 40 tuổi: 31 người chiếm tỷ lệ: 33,7%
Độ tuổi từ 41- 50 tuổi: 49 người chiếm tỉ lệ: 53,3%
Độ tuổi từ 51- dưới 60: 01 người chiếm tỉ lệ: 0,1%
Như vậy, đội ngũ của nhà trường có trên 53% CBGVNV độ tuổi trên 40,
đây là độ tuổi có nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm với tỷ lệ khá cao, sức
khỏe bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.
Nhận thức được việc cần thiết phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho
CBGVNV. Năm học 2019-2020 nhà trường và cơng đồn trường đã quan tâm
phối hợp với bệnh viện đa khoa Minh An tổ chức khám sức khoẻ tổng quát cho
toàn thể CBGVNV. Kết quả tổng hợp cho thấy tình hình sức khoẻ của CBGVNV
bên cạnh những CBGVNV có sức khoẻ tốt thì cịn có những hạn chế như:
CBGVNV có chỉ số đường huyết cao chiếm tỷ lệ 19,5% tổng số CBGVNV, mỡ
máu cao và gan nhiễm mỡ chiếm tỷ lệ 17,3%; men gan cao chiếm tỷ lệ: 10,8%,
thừa cân, béo phì độ I,II,III chiếm tỷ lệ: 23,9%, một số CBGVNV có thị lực suy
giảm; viêm họng mãn tính, nhiễm giun, sán kí sinh, cá biệt một số CBGVNV
được phát hiện có u vú, u tuyến giáp; u nang buồng trứng… điều đó đã ảnh
hưởng tới sức khoẻ, tinh thần và khả năng đáp ứng nhiệm vụ dạy học của
CBGVNV.

Qua tìm hiểu cho thấy những hạn chế về sức khoẻ của CBGVNV có liên
quan đến lối sống, chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động của CBGVNV. Thường
những CBGVNV này ít vận động, ít tập thể dục thể thao, thừa cân (béo bụng),
có thói quen uống nhiều rượu, bia, hoặc hút thuốc lá, thuốc lào. Chưa có nhận
thức đúng về nguyên nhân, các phương pháp phòng bệnh, chế độ dinh dưỡng
chưa khoa học, chưa hợp lý.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, lây lan
trong cộng đồng và lây nhiễm vào học sinh, CBGVNV trong nhà trường đã tạo
9


ra khơng ít tâm ý lo lắng, bất an, nhất là những CBGVNV bị nhiễm Covid-19 có
những dấu hiệu kéo dài do ảnh hưởng của hậu Covid-19.
Bên cạnh những kết quả tích cực, hoạt động văn hóa, văn nghệ trong
CBGVNV nhà trường cũng còn một số hạn chế nhất định, như: nhận thức của
một số cán bộ chủ trì các đồn thể và tổ chun mơn về vai trị của văn hóa, văn
nghệ chưa đầy đủ, sâu sắc; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ ở các tổ cơng
đồn, còn sơ sài, chưa khơi dậy được khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên,
nhân viên; thời gian tập luyện hạn chế, kinh phí tổ chức, đầu tư thiết bị cho hoạt
động văn hóa, văn nghệ tuy đã được nâng lên song cịn nhiều khó khăn... nhà
trường, cơng đồn trường những năm trước đây chưa tổ chức được nhiều hoạt
động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ mang tính thường xuyên cho
CBGVNV nhất là tổ chức các câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ theo năng lực và sở
thích của cá nhân nên chưa thu hút được CBGVNV tham gia rèn luyện. Nhà
trường và các đoàn thể chưa chú trọng công tác tư vấn, tuyên truyền để nâng cao
nhận thức và các biện pháp phòng chống bệnh tật, nâng cao sức đề kháng, dinh
dưỡng khoa học hợp lý cho CBGVNV.
Trước những thực trạng trên và tình hình sức khoẻ của CBGVNV nhà
trường nên các đồng chí trong Ban chăm sóc sức khoẻ của CBGVNV- HS đã
tham mưu cấp uỷ chi bộ, lãnh đạo trường, cơng đồn, đồn trường đưa nhiệm vụ

quan tâm nâng cao sức khoẻ CBGVNV vào trong việc xây dựng kế hoạch chiến
lược, kế hoạch giáo dục nhà trường và các chương trình hoạt động thi đua của
Cơng đồn, Đồn trường trong từng năm học. Nhà trường và Cơng đồn đã phối
hợp cụ thể hố các giải pháp, thống nhất chủ trương, tổ chức chỉ đạo thực hiện
trong nhà trường để góp phần nâng cao sức khoẻ, thể chất, tinh thần cho
CBGVNV góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
2.4. Các giải pháp tổ chức hoạt động VH-VN-TDTT để nâng cao sức
khoẻ thể chất và tinh thần cho CBGVNV trường THPT
2.4.1. Tổ chức giải Việt dã
- Mục tiêu của giải pháp:
+ Nhằm giúp CBGVNV biết được những lợi ích rất quan trọng của môn
thể thao chạy bộ đối với sức khỏe như: Chạy bộ là một môn thể thao đơn giản
nhưng lại mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Bài tập chạy bộ là
một trong những phương pháp giảm cân nhờ có tác dụng đốt cháy nhiều calo.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và kéo dài tuổi thọ; Giảm nguy cơ bệnh tim
mạch; Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư; Làm giảm huyết áp; Giúp xương khỏe
mạnh. Lợi ích của chạy bộ phải kể đến việc tăng cường trao đổi chất và luân
chuyển chất dinh dưỡng tới xương nhiều hơn. Điều này làm cho cơ bắp và dây
chằng dẻo dai hơn, chịu lực tốt hơn. Giải tỏa mệt mỏi, giảm stress; Tăng năng
suất làm việc; Thói quen tập chạy bộ không chỉ giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ


mà còn tăng năng suất làm việc, năng động và khỏe mạnh hơn. Tiết kiệm tiền
bạc và thời gian.Tác dụng của chạy bộ mà hầu như ai cũng có thể nhận ra đó là
khơng cần phải đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc để đi đến trung tâm thể dục
thẩm mỹ nhằm có được một cơ thể khỏe mạnh, ngoại hình hấp dẫn. Nếu là
người bận rộn, chúng ta cũng chỉ cần chuẩn bị một đôi giày để chạy bộ vào buổi
sáng trước khi đi đến trường làm việc hoặc buổi chiều sau khi kết thúc giờ làm
việc, hoặc tập cùng với máy chạy bộ tại nhà. Đơn giản là chỉ cần giữ thói quen
tập thể dục này mỗi ngày thôi sẽ cho những kết quả tốt cho sức khỏe rõ rệt.

Tổ chức các hoạt động Việt dã là hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục, rèn luyện sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đẩy mạnh phong trào
tập luyện và thi đấu thể thao; góp phần giúp CBGVNV nhận thức sâu sắc về vị
trí, vai trị và nhiệm vụ của mình trong việc rèn luyện thể lực, học tập nâng cao
trình độ chun mơn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Giải
Việt dã của trường được tổ chức hàng năm vào dịp 27/3 (ngày thể thao Việt
Nam) qua đó duy trì phong trào chạy Việt dã cho cán bộ giáo viên, nhân viên
tồn trường. Giải cũng đã góp phần khích lệ phong trào chạy Việt dã của nhân
dân trên địa bàn trường đóng.
Giải chạy Việt dã là hoạt động văn hóa, thể thao thu hút đơng đảo học
sinh, CBGVNV của trường tham gia, qua đó thúc đẩy sự phát triển phong trào
văn hóa, thể thao tạo sân chơi bổ ích và là cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm,
hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ đoàn kết và nâng cao sức khỏe cho
học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Cách thức tổ chức thực hiện
+ Chi uỷ, chi bộ ban hành Nghị quyết chỉ đạo chính quyền nhà trường và
các đồn thể xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức giải Việt dã cho CBGVNV và
học sinh hàng năm.
+ Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Ban chăm sóc sức khoẻ cho
CBGVNV và học sinh hàng năm học có kiên tồn các thành phần của ban. Ban
chăm sóc sức khoẻ của nhà trường gồm 9 thành viên đứng đầu là Hiệu trưởng
làm trưởng ban, Chủ tịch cơng đồn là phó trưởng ban thường trực, và các thành
viên là Bí thư Đồn trường, các giáo viên bộ môn giáo dục thể chất, đại diện
giáo viên cốt cán môn sinh học và nhân viên y tế của trường. Trưởng ban điều
hành xây dựng quy chế hoạt động của ban. Ban chủ động tham mưu cho nhà
trường xây dựng Điều lệ giải Việt dã cấp trường, thành lập Ban tổ chức giải thi
đấu Việt dã hàng năm. Nhà trường và Cơng đồn xây dựng kế hoạch và công
khai kế hoạch, Điều lệ giải được phổ biến đến mọi CBGVNV và học sinh trong
nhà trường để mọi người biết và chủ động có kế hoạch rèn luyện. Vì để chạy
Việt dã ở cự ly theo quy định của trường đối với Nam: từ 9,5-10 km, cự ly Nữ:

từ 5,5-6 km (tùy theo điều kiện của quảng đường chạy cho phép) đòi hỏi mọi
11


người tham gia thi đấu phải có kế hoạch và lộ trình, quyết tâm tập luyện chạy bộ
lâu dài để rèn luyện thể lực, sức dẻo dai, bền bỉ.
+ Ban chăm sóc sức khoẻ phân cơng thành viên xây dựng các bài viết về
kỹ thuật chạy bền, tuyên truyền về tác dụng tuyệt vời của môn thể thao chạy bộ
đối với sức khoẻ, chia sẽ cho CBGVNV và học sinh đọc, trao đổi ý kiến trong
sinh hoạt câu lạc bộ thể thao, nâng cao nhận thức và ý thức tham gia tập luyện
chạy bộ ở địa điểm sân vận động của trường hoặc ở nhà với các bài tập chạy ở
các cự ly từ ngắn đến cự ly dài, phấn đấu rèn luyện tăng cự ly tập luyện theo thời
gian.
+ Nhà trường, Cơng đồn, Ban chăm sóc sức khoẻ của CBGVNV đã xây
dựng kế hoạch vận động, kêu gọi tài trợ kinh phí cho giải Việt dã từ các doanh
nghiệp hảo tâm trên địa bàn, mời ban đại diện hội cha, mẹ học sinh cùng tham
gia thi đấu. Qua đó góp phần cổ vũ động viên, quảng bá, phát triển phong trào
chạy Việt dã trong CBGVNV, học sinh của nhà trường và lan toả phong trào
chạy thể thao để rèn luyện sức khoẻ trong phụ huynh học sinh và nhân dân.
+ Khi tổ chức giải thi đấu Ban tổ chức có kế hoạch chi tiết phân cơng
nhiệm vụ cho các tiểu ban. Chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, các điều kiện
đảm bảo an toàn, an ninh cho tổ chức giải. Chuẩn bị công tác tuyên truyền, công
tác hậu cần chu đáo như: phát mũ, áo cho đại biểu, vận động viên dự thi và các
lực lượng chạy đồng hành cổ vũ cho giải Việt dã;
+ Phối hợp với ban cơ sở vật chất của nhà trường để chuẩn bị dụng cụ,
trang thiết bị phục vụ cho Lễ khai mạc, thi đấu và Lễ trao giải: Chuẩn bị địa
điểm đón tiếp đại biểu, âm thanh, bàn ghế đại biểu, bục phát biểu, hoa, nước
uống, phần thưởng, các bộ huy chương của giải...; Liên hệ và phối hợp với nhân
viên của trạm y tế xã Quỳnh Lương, phòng khám đa khoa trên địa bàn để có
phương án đảm bảo công tác y tế cho giải đấu;

+ Phối hợp với tổ bảo vệ trường, đồn trường trơng giữ xe cho các thành
phần tham gia giải. Phối hợp với công an xã Quỳnh Lương đảm bảo công tác an
ninh trật tự; Liên hệ báo cáo với chính quyền, cơng an xã Quỳnh Lương phối
hợp chỉ đạo, có phương án phân luồng giao thơng đảm bảo an tồn trong suốt
thời gian thi đấu trên tuyến đường chạy thi đấu.
+ Bố trí đủ lực lượng cơng an, đồn viên thanh niên, đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho các đoàn vận động viên trên đường chạy và an ninh trật tự khu vực
thi đấu.
+ Bố trí phân cơng các thành viên ban trọng tài giám sát theo từng vận
động viên. Lực lượng để chốt các điểm trên đường chạy. Đồng thời sử dụng sự
hỗ trợ của hệ thống camera giám sát các vận động viên thi đấu.
- Kết quả đạt được


Qua 3 năm tổ chức giải Việt dã cấp trường từ năm 2019, 2020, 2021 đã
thu hút nhiều CBGVNV tham gia rèn luyện môn chạy bộ và thi đấu với tinh thần
quyết tâm cao, tạo sự cạnh tranh quyết liệt về chuyên môn, giải đã thành công
tốt đẹp. Đã huy động được nguồn tài trợ cho giải từ các doanh nghiệp hảo tâm.
Ban tổ chức đã trao nhiều giải thưởng cho các tập thể tổ cơng đồn và các cá
nhân đạt kết quả xuất sắc theo quy định của điều lệ giải đấu. Ngồi ra ban tổ
chức cịn trao thêm nhiều giải phụ cho các tập thể và cá nhân khác nhằm khích
lệ phong trào chạy Việt dã.
Giải Việt dã thường niên trường THPT , tổ chức nhằm khuyến khích
phong trào rèn luyện TDTT, tăng cường sức khỏe trong học sinh, cán bộ giáo
viên, nhân viên nhà trường, tăng thêm sức đề kháng phòng chống dịch bệnh,
giúp các CBGVNV đưa các chỉ số sức khỏe như chỉ số đường huyết, mỡ máu,
nhịp tim... về các giá trị bình thường. Qua đó tạo sự hứng thú, niềm đam mê duy
trì phong trào tập luyện thể thao hàng ngày, có tác động tích cực đến sự phát
triển tồn diện cả về tinh thần lẫn thể chất, hồn thành tốt nhiệm vụ cơng tác
được giao.


2.4.2. Tổ chức câu lạc bộ FC bóng đá của CBGVNV
- Mục tiêu của giải pháp
Tạo sân chơi thể thao thu hút được số đông CBGVNV tham gia tạo phong
trào tập luyện mơn bóng đá cho CBGVNV rèn luyện nâng cao thể lực, sức khỏe.
Phát huy cơ sở vật chất sân cỏ nhân tạo hiện có của nhà trường. Qua hoạt động
câu lạc bộ FC bóng đá để xây dựng khối đồn kết nhất trí trong CBGVNV của
nhà trường, các thành viên cùng học tập, hỗ trợ, chia sẽ giúp nhau vươn lên
trong công tác và trong cuộc sống. Đồng thời tổ chức giao lưu học hỏi với các
đơn vị bạn, chuẩn bị đội tuyển để tham gia giải thi đấu bóng đá của CBGVNV
các đơn vị trường học do Cơng đồn ngành phối hợp cùng Ngành giáo dục Nghệ
13


An tổ chức hàng năm theo kế hoạch. Tạo thành phong trào chung trong tập
luyện thể thao để nâng cao sức khỏe.
Cách thức tổ chức thực hiện
Ban chăm sóc sức khỏe của CBGVNV nhà trường tham mưu cho Hiệu
trưởng và Ban chấp hành Cơng đồn trường cho phép thành lập câu lạc bộ FC
bóng đá của CBGVNV trên tinh thần đăng ký tự nguyện. Ban hành quyết định
thành lập câu lạc bộ FC bóng đá có danh sách ban chủ nhiệm câu lạc bộ, xây
dựng quy chế hoạt động của FC bóng đá. Các thành viên trong FC bàn bạc thống
nhất kế hoạch cụ thể:
+ Tháng 9: Ra mắt câu lạc bộ, các thành viên, tìm hiểu về lịch sử mơn
Bóng đá đặc biệt là bóng đá 7 người, qn triệt quy chế của câu lạc bộ, thống
nhất huy động nguồn kinh phí hoạt động, lịch tập luyện hàng tuần, hàng tháng,
trang phục mang màu sắc của FC…
+ Tháng 10: Tổ chức tập thể lực, rèn kĩ thuật, thực hành các chiến thuật
thi đấu, tham gia giải bóng đá do các đơn vị tổ chức (nếu có ) ...
+ Tháng 11: Nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, câu lạc

bộ thi đấu giao hữu với các đội bóng của Hội cha, mẹ học sinh nhà trường.
+ Tháng 12: CLB duy trì các buổi tập nhằm bồi dưỡng, rèn luyện kĩ chiến
thuật, thể lực cho toàn đội. Hiểu rõ, nắm chắc về kĩ thuật bóng đá cơ bản 7
người, trong đó có kĩ thuật qua người, kĩ thuật đá bóng bổng, kĩ thuật tấn cơng
phối hợp nhỏ…
+ Tháng 1: Nhân dịp mừng Đảng, mừng Xuân, câu lạc bộ thi đấu giao lưu
cùng với các trường bạn.
+ Tháng 2,3,4,5: Rèn luyện và bồi dưỡng, thực hành về kiến thức chiến
thuật trong q trình thi đấu bóng đá.Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, tập
luyện, thi đấu giao hữu.
+ Tham mưu nhà trường tạo điều kiện cho câu lạc bộ FC bóng đá mượn
về cơ sở vật chất: Sân bãi, bóng đá, hệ thống điện chiếu sáng, bàn ghế, hệ thống
nhà vệ sinh...
+ Kinh phí hoạt động: huy động từ sự ủng hộ đóng góp của các thành viên
trong FC. Xin nhà trường và cơng đồn hỗ trợ kinh phí hoạt động của câu lạc bộ.
Vận động tài trợ kinh phí từ các doanh nghiệp, hội học sinh cũ...
- Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, Trường THPT khơng ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện. Bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục về văn hoá,
các hoạt động thể dục thể thao dành cho học sinh và giáo viên, nhân


viên cũng luôn được nhà trường chú ý, tạo điều kiện xây dựng, đầu tư các
phương tiện, trang thiết bị dạy học, tập luyện, thi đấu các môn thể dục thể thao.
Minh chứng rõ nét nhất cho điều đó chính là trong hầu hết các giải đấu do cơng
đồn nghành tổ chức, trường đều có đội bóng đá với nịng cốt là các cầu thủ của
câu lạc bộ FC tham gia thi đấu và đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Tạo
điều kiện để CBGVNV nhà trường tham gia hoạt động rèn luyện thân thể, tăng
cường sức khỏe, phát triển năng khiếu và chơi thể thao theo năng lực, sở thích,
trau dồi thêm thêm một số kĩ năng thể thao, ứng xử văn hóa sư phạm, thực hành

rèn luyện những thói quen, lối sống có lợi cho sức khỏe sau khi hết giờ hành
chính và hết giờ dạy tại trường.
Hoạt động của CLB mang đến một luồng sinh khí mới trong các thành
viên tham gia. Hoạt động có quy cũ, nền nếp, mọi thành viên đồn kết khơng khí
trong tập luyện và thi đấu ln ln vui tươi và phấn chấn.
Qua thời gian hoạt động thể lực của các thành viên có mức tăng tiến rõ
rệt, kiến thức về bóng đá cũng như kỷ năng, chiến thuật chơi bóng đá tiến bộ
một cách nhanh chóng, qua đó lan tỏa niềm đam mê đối với bóng đá đến nhiều
người. Hoạt động các CLB đã đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu cũng như rèn
luyện sức khoẻ cho các thành viên, tạo ra một sân chơi bổ ích, thoải mái sau
những giờ công tác, giảng dạy. Tăng cường sự giao lưu đoàn kết thân ái giữa các
đơn vị bạn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Đối với nhà trường việc
thành lập các câu lạc bộ FC bóng đá đã mang lại yếu tố tinh thần vô cùng thiết
thực cho CBGVNV, tạo cho mọi người một sân chơi lý tưởng để rèn luyện sức
khỏe, tăng cường sự đồn kết, nâng cao hiểu biết về mơn thể thao mình u
thích hình thành kỷ năng, kỷ xảo vận động, góp phần thực hiện thành cơng các
nhiệm vụ chính trị của nhà trường và nhiệm vụ của CBGVNV được giao.

15


2.4.3. Tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong
CBGVNV
- Mục tiêu của giải pháp
Cùng với phong trào rèn luyện, thi đấu thể dục, thể thao, việc tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm tạo sân chơi bổ ích, là món ăn tinh thần
khơng thể thiếu cho CBGVNV. Tạo môi trường cho CBGVNV phát triển năng
khiếu, thư giản về tinh thần, hình thành lối sống vui tươi, cảm xúc tích cực khi
tham gia các hoạt động, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần tăng cường giáo dục thẩm mỹ,

giáo dục đạo đức, lối sống cho CBGVNV, xây dựng nhà trường văn hóa nhà
trường, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi để thúc đẩy năng suất, hiệu quả làm
việc hàng ngày của CBGVNV. Đồng thời bồi dưỡng lòng tự hào, lòng yêu
ngành, yêu nghề cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, động viên, khích
lệ đội ngũ nhà giáo thi đua lập thành tích hồn thành xuất sắc nhiệm vụ năm
học.
- Cách thức tổ chức thực hiện
Căn cứ nghị quyết của chi bộ đảng lãnh đạo chính quyền nhà trường và
các đồn thể xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa,
văn nghệ cho CBGVNV, đồn viên. Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành
lập ban văn hóa, văn nghệ, xây dựng kế hoạch, quy chế, chương trình hoạt động
theo từng tuần, tháng, quý của năm học gắn với kế hoạch giáo dục của nhà
trường, chương trình hoạt động của tổ chức cơng đồn, đồn trường.
Mỗi hội thi văn hóa, văn nghệ cho CBGVNV để thành cơng địi hỏi nhà
trường, cơng đồn có kế hoạch tổ chức chi tiết công khai để các bộ phận và


CBGVNV đăng ký tham gia tập luyện, chuẩn bị dự thi có chất lượng. Cần xây
dựng kịch bản, xác định chủ đề, nội dung hội thi mang tính giáo dục cao, phù
hợp thuần phong mỹ tục và văn hóa nhà trường, phân công nhiệm vụ các tiểu
ban cụ thể, các thành viên của các tiểu ban của hội thi phải làm việc cơng tâm,
khách quan. Lãnh đạo trường, cơng đồn cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
các bộ phận về tiến trình tổ chức thực hiện kế hoạch từng hội thi để kịp thời điều
chỉnh, hỗ trợ. Thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền về hội thi trên
các trang mạng xã hội, trang tin điện tử của trường nhằm truyền thông đến mọi
người một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác thi đua,
khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích để tạo động lực thúc
đẩy, động viên phong trào.
Ví dụ khi tổ chức Hội diễn văn nghệ cho CBGVNV giữa các tổ cơng
đồn, tổ chun mơn trong nhà trường ban tổ chức cần có quy định:

- Thể loại đăng ký dự thi cần đa dạng để tạo hiệu quả như:
+ Đơn ca (bắt buộc có phần minh họa).
+ Song, tam, tốp ca.
+ Múa ( từ 8 – 16 người).
+ Hát (đơn ca, song ca, tốp ca).
+ Múa, ngâm thơ, hoạt cảnh hoặc kịch ngắn.
+ Thời trang, độc tấu, nhảy.
+ Tiết mục dự thi theo tổ chuyên môn (mỗi tổ chuyên môn từ 2 đến 3 tiết
mục đăng ký qua ban tổ chức).
- Nội dung: Các tiết mục phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Ca ngợi quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, về chủ quyền biển
đảo, biên giới Quốc gia, ca ngợi về nghề giáo viên, về truyền thống nhà trường.
+ Ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các
anh hùng đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
+ Ca ngợi tình cảm thầy, trị, mái trường, tình bạn, tình u trong sáng,
lành mạnh phù hợp với mơ phạm của ngành giáo dục.
- Hình thức tổ chức: tổ chức vòng thi bán kết: chọn ra 08 tiết mục hay
nhất.Vòng chung kết và xếp hạng: chọn 3 đến 4 tiết mục hay nhất và xếp hạng
trao thưởng.

17


- Kết quả đạt được
Hằng năm học chi bộ đảng đã chỉ đạo nhà trường, các tổ chuyên môn và
các đồn thể như cơng đồn, đồn thanh niên phối hợp tổ chức chương trình hội
diễn văn nghệ của CBGVNV và học sinh nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn của
ngành, đất nước. Cùng với đó, tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên cũng đã phát
huy vai trò nòng cốt, thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan, giao lưu văn
nghệ của CBGVNV nhân các dịp: ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo

Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3);
Nhiều tiết mục được đầu tư, dàn dựng cơng phu, có giá trị giáo dục cao về
truyền thống nhà trường về nghề giáo viên cao quý. Đó là những bài học về đạo
đức, lối sống... đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, giáo viên, nhân viên
tham gia tạo không khí sơi nổi, vui tươi, gắn bó, đồn kết trong đơn vị.
Được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo, sự vào cuộc tích cực của nhà
trường, cơng đồn, đồn thanh niên, đại diện các tổ chuyên môn, các tổ cơng
đồn, ban đại diện hội cha mẹ học sinh phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa,


văn nghệ nhân dịp chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, đã xây dựng kế hoạch tổ
chức các chương trình như: Hội thi giọng hát hay của CBGVNV; Hội thi
karaoke; Hội thi trang phục công sở của CBGVNV; Hội thi tuần lễ áo dài; Thi
nấu ăn; Thi tìm hiểu kiến thức pháp luật; thi tìm hiểu về An tồn giao thông; Tổ
chức sinh nhật cho CBGVNV theo tháng, quý......
Đặc biệt là thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ theo sở thích của
CBGVNV như các câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ Yoga... Nhà trường và Cơng
đồn đã sáng tạo tổ chức hội thi nhãy dân vũ của CBGVNV giữa các tổ chuyên
môn. Hội thi đã thu hút được đông đảo CBGVNV tham gia hoạt động và biểu
diễn nhân các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành và nhà trường. Từ hoạt động
phong trào văn hóa, văn nghệ đã phát hiện nhiều hạt nhân văn nghệ xuất sắc,
góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của đội ngũ nhà giáo và đẩy mạnh phong
trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường. Các video clip về hội thi nhãy dân vũ của
CBGVNV trường THPT đã được nhiều trang mạng xã hội đưa tin, như là một
sự kiện “gây bão mạng”.
/> /> />2.4.4. Tổ chức Hội thi sáng tác thơ, văn dịp 20/11 của CBGVNV
- Mục tiêu của giải pháp
Là dịp để CBGVNV nhà trường có cơ hội thể hiện năng khiếu sáng tác
thơ, văn, âm nhạc nhằm phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ trong nhà
trường. Đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ tình cảm của mình về nghề

nghiệp giáo viên, về những tấm gương thầy cô giáo và đồng nghiệp, về mái
trường, về các em học sinh thân yêu và viết về quê hương đất nước… Qua đó
lan tỏa tình u thơ, văn, tình u âm nhạc của thầy, cơ giáo tới các em học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường. Hình thành
hành vi, lối sống đẹp, với cảm xúc tích cực, tạo ra những phương thuốc tinh thần
quý giá để nâng cao sức khỏe, thể chất cho đội ngũ nhà giáo.
- Cách thức tổ chức thực hiện
Ngay từ đầu năm học chi bộ đảng đã có nghị quyết chỉ đạo chính quyền
nhà trường, cơng đồn, đoàn trường phối hợp triển khai xây dựng kế hoạch giáo
dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục của các tổ, nhóm chun mơn và xây
dựng chương trình hoạt động của các đồn thể. Trên cơ sở đó CBGVNV xây
19


dựng kế hoạch cá nhân, tổ chức thực hiện. Nhà trường phối hợp cùng Cơng đồn
chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch Hội thi sáng tác thơ, văn dịp 20/11 và thi
sáng tác ca khúc về mái trường cho CBGVNV. Đồng thời nhà trường và Đoàn
trường tổ chức Hội thi sáng tác thơ, văn 20/11 dành cho học sinh trong nhà
trường.
Nhà trường giao cho tổ chuyên môn Ngữ văn tham mưu cho Hiệu trưởng
xây dựng kế hoạch, quyết định thành lập ban tổ chức hội thi, thành lập ban giám
khảo hội thi. Cơng đồn trường tham gia phối hợp động viên đồn viên tất cả
các tổ cơng đồn hưởng ứng hội thi, có đưa vào tiêu chí thi đua của các tập thể
tổ chun mơn, tổ cơng đồn và thi đua của CBGVNV.
+ Hội thi sáng tác thơ, văn 20/11 của CBGVNV có chủ đề viết về thầy cơ
và mái trường, về tình yêu quê hương, đất nước và con người quê hương. Chủ
đề sáng tác ca khúc: viết về mái trường thân yêu.
+ Hình thức: sáng tác thơ, văn; viết và phổ nhạc ca khúc về mái trường.
+ Bài viết phải do chính CBGVNV viết theo đúng nội dung quy định:
những cảm nghĩ của mình về q thầy cơ giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam

20/11, những tâm sự, suy nghĩ, kỷ niệm về mái trường, tâm tư tình cảm về nghề
giáo viên. Các tác phẩm dự thi chưa từng tham gia bất kỳ một cuộc thi nào khác,
tác giả gửi bài thi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm của
mình.
Ban tổ chức chọn những bài viết hay để tác giả thể hiện trong ngày 20-11
và tất cả các tác phẩm dự thi kèm ảnh của tác giả được ban truyền thông đăng
kịp thời trên trang facebook của nhà trường theo địa chỉ:
/>+ Đối tượng dự thi là tất cả CBGVNV đang công tác hoặc đã nghỉ hưu
của nhà trường.
+ Số lượng: không hạn chế số lượng bài viết.
+ Xây dựng cơ cấu giải thưởng: giải thơ, văn và giải sáng tác ca khúc viết
về mái trường. Ban giám khảo chấm sơ khảo theo đơn vị tổ chuyên môn chọn ra
những tác phẩm hay sau đó tổ chức vịng thi chung kết cấp trường để chấm trao
giải cho các tác phẩm dự thi xuất sắc đạt các giải nhất, giải nhì, giải ba của ban
giám khảo, đồng thời ban tổ chức có trao giải phụ cho những tác phẩm được
khán giả bình chọn qua facebook với số lượng like, bình luận, share nhiều nhất
(với quy định; mỗi lượt like tương ứng 1 điểm, 1 bình luận hoặc share tương ứng
2 điểm). Ngoài ra nhà trường và cơng đồn trường cịn trao giải đặc biệt cho
những tác phẩm, thơ, văn, bản nhạc có kết quả xuất sắc.
- Kết quả đạt được


Cuộc thi sáng tác thơ, văn, nhạc về thầy cô và mái trường, quê hương đất
nước dịp 20/11 của CBGVNV đã khích lệ, động viên và khơi dậy niềm tự hào
đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường qua các thế hệ. Đây đồng thời là
dịp thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với những đóng góp của các thế hệ CBGVNV
của nhà trường.
Cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của các thầy
cô giáo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Ban tổ chức đã nhận được một
số lượng tác phẩm thơ, văn dự thi ngoài mong đợi với hơn 40 tác phẩm dự thi.

Và đặc biệt đã có 02 ca khúc nhạc mới viết về mái trường thân yêu.
Cuộc thi đã có một sức lan tỏa mạnh mẽ tạo nên một phong trào sáng tác
thơ, văn trong nhà trường.
Các sáng tác tập trung phản ánh truyền thống và những nét đẹp của nghề
giáo, những cống hiến thầm lặng của người làm cơng tác giáo dục, sự biết ơn,
lịng tự hào về mái trường, về các thế hệ nhà giáo đi trước đã cống hiến cho sự
phát triển của nhà trường với bề dày truyền thống hơn 46 năm qua.
Nhà trường, cơng đồn và đồn trường đã phối hợp tổ chức tổng kết hội thi
trang trọng và ý nghĩa nhân dịp 20/11. Đối với hội thi của CBGVNV: Ban tổ
chức, Ban giám khảo đã chấm và lựa chọn được những tác phẩm chất lượng để
trao giải: 3 giải nhất cho: thầy Nguyễn Bá Tình, Thầy Cù Ngun Long, Cơ Hồ
Thị Bình. 3 giải nhì cho: cơ Nguyễn Thị Hằng, cô Phan Hoa Hiền, cô Trần Thị
Hồng và trao 3 giải ba cho: thầy Nguyễn Xuân Thân, cô Trần Thị Hạnh, cô
Nguyễn Thị Hải Yến. Đồng thời đã trao giải tác phẩm có nhiều khán giả bình
chọn qua facebook cho cô giáo Hồ Thị Quế. Đặc biệt ban tổ chức đã trao giải
đặc biệt cho 01 tác phẩm âm nhạc viết về mái trường cho Thầy Nguyễn Bá Tình.
Nhà trường đánh giá đây là hoạt động có ý nghĩa về nhiều mặt cần phát
huy, duy trì hàng năm học, cháy lên ngọn lửa yêu văn, thơ, âm nhạc trong con
tim mọi thế hệ nhà giáo và học sinh nhà trường.
2.4.5. Tuyên truyền, tư vấn về các bệnh không lây nhiễm thường gặp,
tư vấn dinh dưỡng khoa học, kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân, kỹ năng
ứng xử sư phạm cho CBGVNV
a. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khoẻ cho CBGVNV
biết nguyên nhân gây bệnh, các biện pháp để tự phòng, ngừa, chữa trị các loại
bệnh nói chung và những bệnh đặc thù của nghề nghiệp. Biết cách ăn uống, dinh
dưỡng hợp lý, khoa học để nâng cao thể trạng sức khoẻ. Biết từ bỏ những thói
quen có hại cho sức khỏe và tích cực luyện tập những thói quen có lợi cho sức
khỏe bản thân. Biết cách kiểm chế cảm xúc bản thân khi đối diện với
21



áp lực trong công việc và trong cuộc sống để cân bằng thể chất, tinh thần giúp
hồn thành cơng việc với hiệu suất cao, tránh bị stress tâm lý, loại bỏ cảm xúc
và hành động tiêu cực khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục hoặc gặp trong cuộc
sống.
b. Cách thức thực hiện giải pháp
Ban chăm sóc sức khoẻ của CBGVNV chịu trách nhiệm biên soạn các tài
liệu, các bài viết liên quan đến nội dung tuyên truyền, tư vấn thông qua chia sẽ
cho CBGVNV qua trang zalo, messeger …các bài báo viết về các chủ đề sức
khoẻ đời sống để CBGVNV đọc và hiểu, vận dụng.
Tuyên truyền tư vấn trực tiếp thơng qua hội họp cơ quan, đồn thể, sinh
hoạt câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, câu lạc bộ dinh dưỡng sức khoẻ, câu lạc bộ nữ
công… CBGVNV cùng hướng dẫn nhau cách sử dụng các thiết bị máy đo y tế
cá nhân để biết tự chăm sóc, tự kiểm tra sức khoẻ tại nhà như sử dụng máy đo
đường huyết, máy đo huyết áp, kỉ thuật tự test phát hiện nhiễm Covid-19…
Phối kết hợp với các chuyên gia để về trường tuyên truyền, tư vấn cho
CBGVNV các kỹ năng quản lý cảm xúc, các kỹ năng ứng xử sư phạm. Phối kết
hợp với các cơ quan chuyên môn như bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế huyện
Quỳnh Lưu để tuyên truyền, tư vấn về phòng bệnh, dinh dưỡng khoa học, chăm
sóc sức khoẻ sinh sản và phịng chống bạo lực giới cho CBGVNV- HS.
c. Các nội dung tuyên truyền, tư vấn cho CBGVNV
1. Tuyên truyền tư vấn kiến thức về kiểm soát cân nặng của cơ thể
Hướng dẫn CBGVNV hiểu và biết cách tính chỉ số BMI (Body Mass
Index) để kiểm soát cân năng cơ thể. Chỉ số BMI: được tính dựa vào tỉ số giữa
cân nặng và bình phương chiều cao theo cơng thức:
BMI= Cân nặng(kg)/ [chiều cao(m)]2
Phân loại

BMI(kg/m2


Lâm sàng

Gầy

BMI< 18,5

Suy dinh dưỡng

Bình thường

18,5-25

Tốt

Tiền béo phì

25-30

Béo

Béo phì độ I

30-34,99

Béo phì nhẹ

Béo phì độ II

35-39,99


Béo phì vừa

Béo phì độ IV

≥40

Béo phì nặng

Có thể phân độ béo phì dựa theo tỷ lệ vịng bụng (VB)/vịng mơng (VM):
VB/VM > 0,9 đối với nam; VB/VM >0,85 đối với nữ.


2. Tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh đái
tháo đường
- Định nghĩa: Đái tháo đường (ĐTĐ) là nhóm những rối loạn chuyển hóa
khơng đồng nhất gồm tăng glucose huyết tương và rối loạn dung nạp glucose do
thiếu insulin, giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai.
+ Đái tháo đường típ 1 (dạng 1) cịn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin (hay
gặp ở người trẻ tuổi) do tế bào beta của tuyến tụy không tổng hợp và tiết đủ
insulin, lượng insulin trong máu rất it, nên khơng thể điều hịa lượng đường
trong máu, ĐTĐ típ 1 là dạng thể nặng. ĐTĐ típ 2 cịn gọi là ĐTĐ không phụ
thuộc insulin, đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối từ gan và bất
thường về chuyển hóa mỡ. ĐTĐ típ 2 phổ biến, có tới hơn 90% số người bị
ĐTĐ là thuộc típ 2. Dù là ĐTĐ típ 1 hay típ 2 các bệnh nhân đều có các triệu
chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân. Ngồi ra người bệnh cịn bị
khơ miệng, khơ da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc, rối loạn
kinh nguyệt, vết thương lâu lành,có cảm giác kiến bị ở đầu chi…Nếu bệnh nhân
khơng được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp
ở các phủ tạng.

+ Tiền ĐTĐ là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm hai tình
huống là rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp glucose.
- Xét nghiệm hoặc test chỉ số đường huyết
Đường máu có giá trị bình thường từ 3,9-6,4 mmol/l
Đường máu tăng cao gặp trong các trường hợp: tiểu đường, cường giáp,
cường tuyến yên, điều trị coticoid, bệnh gan, giảm kali máu..
Đường máu giảm gặp trong các trường hợp: hạ đường huyết do chế độ ăn,
sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược
năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addison…
- Xét nghiệm HbA1C
Nồng độ HbA1C phản ánh tình trạng đường máu trong khỗng 2-3 tháng
trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Được chỉ định khi nghi ngờ bị bệnh tiểu đường,
những trường hợp cần kiểm sốt đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu
đường khó kiểm sốt.
Giá trị HbA1C người bình thường: 4-6%
HbA1C tăng trong các trường hợp bệnh lý tiểu đường.
- Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh ĐTĐ là:
+ Mức HbA1c từ 6,5% trở lên.
23


+ Mức glucose máu lúc đói≥7,0mmol/l(≥126mg/dl).
+ Mức glucose máu≥11,1mmol/l(200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau ăn no.
+ Có các triệu triệu chứng ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose ở thời điểm bất
kỳ ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền ĐTĐ (Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa
Kỳ):
+ Mức HbA1c từ 5,7%-6,4%.
+ Mức glucose máu lúc đói≥ 5,6-6,9mmol/l(100-125mg/dl).
+ Mức glucose máu từ 7,8-11,1mmol/l(140-199mg/dl) ở thời điểm 2 giờ

sau khi ăn no.
- Yếu tố nguy cơ:
+ Người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 cao.
+ Tiền sử gia đình: nếu cha, mẹ hoặc anh chị em mắc ĐTĐ típ 2 thì nguy
cơ mắc ĐTĐ típ 2 rất cao.
+ Sức khỏe tâm thần: bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực,
trầm cảm hoặc dùng thuốc chống loạn thần đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh
ĐTĐ.
+ Lối sống thụ động, lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu
đường.
+ Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường
típ 2 do sự dư thừa mỡ trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.
- Dự phòng
+ Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ đều thuộc về hành vi, do
vậy chúng ta có thể phịng ngừa được nếu chúng ta biết thay đổi hành vi, từ bỏ
những hành vi có hại dẫn đến nguy cơ bị bệnh ĐTĐ, thực hiện các hành vi có lợi
ngăn ngừa và giảm thiểu biến chứng của ĐTĐ.
+ Thứ nhất, cần phịng tránh tình trạng thừa cân, béo phì: theo dõi dựa
vào chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể) nên giữ trong khoãng: 18,5-24,9.
+ Thứ hai, gia tăng các hoạt động thể lực thường xuyên, tránh lối sống
tĩnh tại, cụ thể: không nên ngồi, nằm xem tivi, điện thoại nhiều giờ liền; tham
gia chơi thể thao, thể dục hơn là xem người khác chơi; cố gắng hạn chế sử dụng
các phương tiện hiện đại nếu thấy không cần thiết (đi xe đạp thay cho xe máy,
không sử dụng thang máy nếu thấy không cần thiết…); tập thể dục đều đặn 30-


40 phút mỗi ngày. Nếu khơng có đủ thời gian thì cố gắng 3 lần/ tuần, mỗi lần
45-60 phút…
+ Thứ ba, cần xây dựng thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng hợp lý cho bản
thân và gia đình, cụ thể: ln duy trì bữa ăn gia đình có khơng khí vui vẻ, ấm

cúng, nên tắt tivi trong khi ăn; tránh bỏ bữa, hạn chế ăn q vặt ngồi bữa chính;
giảm lượng thức ăn có nhiều chất béo và đường; ăn nhiều rau, hoa, quả khác
nhau; ăn chừng mực, không ăn bữa nào q no hoặc q đói, khơng ăn thứ gì
quá nhiều; ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành
phần dinh dưỡng có trong thức ăn; tránh dùng nhiều mỡ khi chế biến, nên chọn
món luộc thay cho món chiên; hạn chế đồ uống có đường, hạn chế bia, rượu;
khơng nên ăn quá nhiều vào bữa tối, bữa ăn tối nên kết thúc trước 19 giờ…
Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm, có liên quan rất nhiều đến dinh
dưỡng, vận động, lối sống của mỗi người. Vì vậy, mọi người cần loại bỏ hành vi
nguy cơ và thực hiện các hành vi có lợi, nhất là các hành vi về hoạt động thể lực
thường xuyên và chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, hợp lý để phòng chống bệnh
ĐTĐ. Cần đi khám bác sỹ định kỳ, hoặc mua máy đo đường huyết cá nhân để tự
đo kiểm tra các chỉ số glucose trong máu. Khi bị bệnh cần phải điều trị theo chỉ
dẫn của bác sỹ chuyên khoa.
3. Tuyên truyền, tư vấn nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh
tăng huyết áp
- Định nghĩa: Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động
mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo
ra do lực co bóp của cơ tim, lưu lượng máu trong động mạch và sức cản ngoại
vi. Huyết áp được biểu thị bởi hai trị số:
+ Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu ở điểm thấp nhất
khi tim ở thì tâm trương.
+ Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp
nhất khi tim ở thì tâm trương.
- Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu ở người trung niên là 100120mmHg và huyết áp tâm trương là 60-80mmHg.
- Ở người lớn khi đo huyết áp tại phòng khám bệnh viện nếu huyết áp tâm
thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì gọi là tăng huyết
áp động mạch.
- Nếu huyết áp tâm thu < 90mmHg và /hoặc huyết áp tâm trương
<60mmHg thì gọi là huyết áp thấp.

- Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
25


+ Yếu tố gia đình: trong nhiều gia đình có thể có ơng, bố, mẹ, con và
người thân trong gia đình bị tăng huyết áp.
+ Căng thẳng tâm lý, cảm xúc, căng thẳng về thời gian, căng thẳng về thể
lực, thi đấu thể thao, chiến tranh, chức vụ đảm nhiệm chức vụ cao… dễ bị tăng
huyết áp.
+ Ăn mặn ≥ 6-10 g muối/ngày có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn những
người ăn nhạt hơn.
+ Thừa cân, béo phì;
+ Hút thuốc lá trên 10 điếu/ ngày liên tục trên 03 năm.
+ Uống rượu trên 180ml/ngày liên tục trên 3 năm
+ Nữ giới tuổi tiền mãn kinh.
+ Nam giới ≥ 55 tuổi do q trình lão hóa thành động mạch nên dễ tăng
huyết áp hơn.
+ Rối loạn chuyển hóa lipid huyết thanh
+ Ít hoạt động thể lực.
- Biện pháp phịng bệnh tăng huyết áp
+ Định kỳ kiểm tra huyết áp hoặc kiểm tra huyết áp hàng ngày đối với
những người ở nhóm nguy cơ cao như: tuổi cao, tiền sử gia đình có người tăng
huyết áp, béo phì…;
+ Phương pháp tự kiểm tra huyết áp: Đo vào lúc sáng sớm sau khi tỉnh
dậy, nếu đo trong ngày thì để cơ thể nghỉ ngơi 15 phút, nằm yên tỉnh. CBGVNV
có nhu cầu đến phòng y tế của trường để được kiểm tra huyết áp hàng ngày;
+ Hạn chế sử dụng chất kích thích;
+ Chế độ ăn uống khoa học, giàu rau quả, ăn nhạt, hạn chế mỡ và các chất
béo động vật;
+ Duy trì cân nặng hợp lý;

+ Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng quá độ;
+ Hạn chế uống rượu, bia; bỏ thuốc lá;
+ Tăng cường luyện tập thể dục, duy trì 30-45 phút/ngày và 3-5
ngày/tuần. Duy trì lối sống lành mạnh vui vẻ, sảng khoái, yêu đời.
+ Đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Khi bị bệnh cần phải
điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.


4. Tuyên truyền, tư vấn về phòng chống bệnh gout
Chỉ số xét nghiệm axit Uric: bình thường: Nam: 200-420µmol/l, Nữ: 140360µmol/l.
Nồng độ axit Uric trong máu tăng có thể gây nên tình trạng lắng đọng tại
các khớp và mơ mềm gây nên bệnh gout. Lượng axit Uric trong nước tiểu tăng
q mức có thể kết tủa và hình thành sỏi Urat trong hệ nước tiểu.
5. Tuyên truyền, tư vấn về xét nghiệm bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm
mỡ
- Xét nghiệm Cholesterol tồn phần
Giá trị bình thường: 3,9-5,2 mmol/l

Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loại lipit máu nguyên phát hoặc
thứ phát, xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư.
Cholesterol giảm trong các trường hợp hấp thu kém, ung thư.
- Xét nghiệm Triglycerid
Giá trị bình thường: 0,5-2,29mmol/l
Tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loại lipit máu, hội
chứng thận hư, bệnh béo phì.
Giảm trong các trường hợp xơ gan, cường tuyến giáp.
- Xét nghiệm HDL- Cholesterol(HDL-C)
Chỉ định rối loạn mở máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức
khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi.
Giá trị bình thường > hoặc bằng 0,9 mmol/l.

HDL-C tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong trường
hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực.
- Xét nghiệm LDL- Cholesterol(LDL-C)
Chỉ định rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch
vành, đái tháo đường
Giá trị bình thường: < hoặc bằng 3,4mmol/l LDL-C
càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn
27


LDL-C tăng trong các trường hợp xơ vữa động mạch, rối loạn lipit máu,
bệnh béo phì.
- Xét nghiệm GOT (AST)
Nồng độ men GOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim, cơ
vân.
Chỉ định: viêm gan, nhồi máu cơ tim viêm cơ, tai biến mạch máu não, đột
quỵ não…
Giá trị bình thường: < hoặc bằng 40UI
GOT tăng trong các trường hợp: viêm gan cấp do viêm hoặc do thuốc,
viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…
- Xét nghiệm GPT(ALT)
GPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan, nồng độ GPT phản
ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.
Chỉ định viêm gan cấp và mạn tính
Giá trị bình thương: ≤40UI/L
GPT tăng cao gặp trong trường hợp viêm gan.
- Xét nghiệm GGT
Giá trị bình thường: < 50UI/L
Tăng trong các trường hợp bệnh lý gan mật như xơ gan, tắc mật, bệnh gan

do rượu.
6. Tuyên truyền, tư vấn về xét nghiệm tầm soát các bệnh ung thư
thường gặp
a. Sàng lọc ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư đứng hàng thứ 3 ở cả hai giới. Tất
cả mọi người trên 40 tuổi nên được sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng một
trong các xét nghiệm sau:
+ Nội soi đại tràng sigma ống mềm mỗi 5 năm hoặc nội soi đại tràng mỗi
10 năm hoặc chụp đại tràng cản quang kép mỗi 5 năm hoặc chụp CT đại tràng
mỗi 5 năm.
+ Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân hoặc xét nghiệm hóa miễn dịch
phân mỗi năm 1 lần hoặc xét nghiệm DNA trong phân.


×